Sound On - Board làm việc như thế nào?
Âm thanh được tồn tại ở hai dạng: tương tự (analog) và kỹ thuật số (digital). Máy vi tính
là hệ thống kỹ thuật số nên nó chỉ xử lý và vận hành tín hiệu số. Tuy nhiên, trong thực tế
thì âm thanh chỉ tồn tại ở dạng analog. Bạn không thể cung cấp tín hiệu số cho loa -nhưng cách gọi loa số (Digital Speakers) cũng để chỉ loa analog với bộ chuyển đổi số
sang tương tự (digital-to-analog converter: DAC) tín hiệu số từ máy tính sẽ được chuyển
đổi sang dạng Analog.
5 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2177 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sound On - Board làm việc như thế nào?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày nay,
hầu hết các
mainboard
đều tích
hợp sẳn
chip giải
mã âm
thanh
(sound on-
board) trên
mainboard
. Có thể
bằng các
tên gọi
khác nhau
như sound
on-board,
onboard
sound, âm
thanh tích
hợp hay
tích hợp âm thanh.
Trong bài viết này, tôi sẽ giải thích cách vận hành của sound onboard, bộ giải mã âm
thanh (codec) là gì và chất lượng của âm thanh phụ thuộc vào điều gì.
Dân Hi-End Audio thì ít khi dùng sound on-board, thay vào đó họ sẽ trang bị một sound
card rời đắt tiền, để thỏa mản nhu cầu hoặc phục phụ các mục đích chuyên dụng như thu
âm, hòa âm phối khí… Bài viết này chỉ đề cập đến dòng main cao cấp mà phía sau với vô
số lỗ cắm chỉ dành cho âm thanh.
Âm thanh được tồn tại ở hai dạng: tương tự (analog) và kỹ thuật số (digital). Máy vi tính
là hệ thống kỹ thuật số nên nó chỉ xử lý và vận hành tín hiệu số. Tuy nhiên, trong thực tế
thì âm thanh chỉ tồn tại ở dạng analog. Bạn không thể cung cấp tín hiệu số cho loa -
nhưng cách gọi loa số (Digital Speakers) cũng để chỉ loa analog với bộ chuyển đổi số
sang tương tự (digital-to-analog converter: DAC) tín hiệu số từ máy tính sẽ được chuyển
đổi sang dạng Analog.
Trên mainboard có một chip gọi là codec (viết tắt của từ mã hóa/ giải mã: coder/decoder)
có nhiệm vụ chuyển đổi âm thanh từ Digital sang Analog và ngược lại. Thành phần này
rất quan trọng vì nó xác định chất lượng âm thanh của một card âm thanh, và tôi sẽ nói
nhiều thêm về nó sau này.
Quá trình chuyển đổi tín hiệu digital do máy tính gửi ra thành tín hiệu analog, mà bạn có
thể nghe được âm thanh từ Loa – ví dụ khi chạy File nhạc kiểu MP3 hoặc khi bạn chạy
File Video, được gọi là DAC (Digital to Analog Converter). Quá trình ngược lại, có
nghĩa là chuyển đổi âm thành analog gửi tới máy tính qua đường MicroPhone hoặc qua
đầu vào “ Line In” thành digital - ví dụ khi bạn chuyển đổi âm thanh từ băng cassette hay
băng video thành những File định dạng MP3 - được gọi là ADC (Analog to Digital
Converter).
Ở bất kỳ loSound card nào, kể cả sound on-board ta đều có thể thấy hai loại kết nối
analog và digital. Đầu analog (thường là jack 3.5mmmm) kết nối sound trực tiếp ra loa
(có nghĩa là “Loa analog”). Đây là cách dễ nhất và rẻ nhất để kết nối loa với máy tính của
bạn.
Kết nối Digital, hay được gọi là SPDIF (Sony/Philips Digital Interconnect Format ) có
thể có hai kiểu: đồng trục (dùng đầu nối RCA Mono) hoặc kiểu quang (dùng đầu nối gọi
là Toslink). Đầu nối này cho phép bạn nối Card sound của bạn tới những thiết bị thu kiểu
Rạp chiếu bóng tại gia (Home Theater) và những Loa dạng số. Như chúng tôi đã giải
thích, loa là thiết bị tương tự. Home Theater và Loa dạng số sẽ có bộ chuyển đổi DAC
nằm bên trong có nhiệm vụ chuyển đổi tính hiệu số nhận được thành tín hiệu tương tự và
gửi những tín hiệu sau khi chuyển đổi tới Loa.
Kiểu kết nối digital có ưu điểm hơn hẳn kiểu kết nối Analog truyền thống. Thứ nhất:
thiết bị dạng Home Theater dùng Codec tốt hơn là Codec nằm trên Motherboard vì thế sẽ
cho âm thanh chất lượng cao hơn (ít tạp âm hơn, chuẩn hơn). Thứ hai: thiệt bị dạng
Home Theater có những thứ mà Loa Analog không thể có được như hiệu ứng Dolby Pro
Logic, mổ phỏng âm thanh vòm trong khi nguồn âm thanh gốc chỉ là dạng Stereo (2
kênh). Với loa analog thông thường bạn chỉ có thể có tín năng tương tự thông qua việc
dùng phần mềm mà thôi. Thứ ba: với kết nối digital, bạn chỉ cần dùng 1 sợi cáp duy nhất
kết nối từ máy tính tới Home Theater hoặc Loa Digital. Trong khi với kết nối Analog bạn
cần một cáp cho mỗi cặp loa (trên một hệ thống Loa 5.1, bạn sẽ cần ba loại cáp).
Hạn chế duy nhất của kiểu kết nối digital đó chính là giá cả, những phụ kiện liên quan
đều có giá thành rất cao. Giá thành của các bộ Home Theater hoặc hệ thống Loa Digital
cao hơn nhiều so với Loa Analog thông thường mà ta thường dùng. Nguyên nhân là vì nó
sử dụng Codec đắt tiền hơn với nhiều tính năng cao cấp như kiểu Dolby Pro Logic.
Các kết nối phía sau của một mainboard (ASUS P5K-E)
Kết nối Digital (dạng đồng trục ở trên, dạng quang ở dưới)
Kết nối Analog truyền thống
Số lượng lỗ cắm Analog trên Motherboard phụ thuộc vào số kênh âm thanh mà trên
Motherboard có (2, 4, 6 hoặc 8 kênh). Nghĩa là số lượng đầu ra cho những loa riêng biệt,
5.1 cũng đồng nghĩa là 6, 7.1 cũng có nghĩa là 8. Cũng có những cách khác nhau khi đề
cập tới vấn đề này. Với âm thanh 8 kênh (có nghĩa là 7.1). Trong bài này, bạn sẽ thấy có
6 lỗ cắm như trên hình thứ 3 được thể hiện theo màu sắc như sau :
Màu hồng: Micro vô
Xanh lam: Line in (tín hiệu vô)
Xanh lá: Loa ngoài phía trước
Đen: Loa ngoài phía sau
Cam: Loa trung tâm hoặc loa Siêu trầm (Subwoofer)
Xám: Loa giữa ngoài.
Trên các mainboard chỉ có hai kênh âm thanh, bạn chỉ thấy có lỗ cắm màu Hồng, Xanh
lam và Xanh lá. Các mainboard có 4 hoặc 6 kênh âm thanh, thì không có lỗ màu Đen và
màu Cam. Trong trường hợp đó lỗ màu Xanh lam được dùng cho cả “Line In” và “Loa
ngoài phía sau”, còn lỗ màu Hồng được dùng cho cả “Mic In” và “Loa trung tâm” hay
Subwoofer.
Ngoài ra một số mainboard 8 kênh nhưng cũng chỉ có 6 lỗ cắm. Và bạn chỉ dùng loa 5.1
mới có thể cắm trực tiếp mà thôi. Còn muốn hưỡng thụ đúng âm thanh 8 kênh chỉ có cách
du nhất là dùng kết nối digital với hệ thống Home Theater 7.1 hoặc Loa Digital mà thôi.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Sound On-Board làm việc như thế nào.pdf