So sánh phương thức và mức độ tự do hoá thương mại hàng hoá của cộng đồng kinh tế Asean với tổ chức thương mại thế giới (WTO)

I/ KHÁI QUÁT VỀ TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA 1/ Khái niệm: Từ những thập niên 90, sau khi các nước ASEAN và các nước Đông Dương không còn đối đầu xung quanh vấn đề Campuchia thì xu hướng tại các nước ASEAN dần chuyển từ bảo hộ mậu dịch sang bảo hộ tự do. Nghĩa là sẽ giảm bớt việc sử dụng các biện pháp như sử dụng thuế quan, đặt ra các tiêu chuẩn để bảo vệ ngành sản xuất trong nước mà tăng cường bảo hộ tự do, hay còn gọi là tự do hoá thương mại (tự do hoá mậu dịch). Tức là dần dần dỡ bỏ các rào cản thương mại và tiến hành các hoạt động thuận lợi hoá thương mại. 2/ Các biện pháp thực hiện tự do hoá thương mại hàng hoá: II/ SO SÁNH PHƯƠNG THỨC VÀ MỨC ĐỘ TỰ DO HOÁ THƯƠNG MẠI HÀNG HOÁ CỦA CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VỚI TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO) 1/ Về phương thức tự do hoá thương mại hàng hoá: a/ Điểm giống nhau giữa AEC và WTO b/ Điểm khác nhau: 2/ Về mức độ tự do hoá thương mại: a/ Điểm giống nhau b/ Điểm khác nhau III/ ĐÁNH GIÁ VÀ NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ TỰ DO HOÁ THƯƠNG MẠI HÀNG HOÁ CỦA CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN SO VỚI TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI WTO: 1. Về phương thức tự do hoá thương mại: 2. Về mức độ tự do hoá thương mại: KẾT LUẬN

docx8 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 6132 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu So sánh phương thức và mức độ tự do hoá thương mại hàng hoá của cộng đồng kinh tế Asean với tổ chức thương mại thế giới (WTO), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I/ KHÁI QUÁT VỀ TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA 1/ Khái niệm: Từ những thập niên 90, sau khi các nước ASEAN và các nước Đông Dương không còn đối đầu xung quanh vấn đề Campuchia thì xu hướng tại các nước ASEAN dần chuyển từ bảo hộ mậu dịch sang bảo hộ tự do. Nghĩa là sẽ giảm bớt việc sử dụng các biện pháp như sử dụng thuế quan, đặt ra các tiêu chuẩn để bảo vệ ngành sản xuất trong nước mà tăng cường bảo hộ tự do, hay còn gọi là tự do hoá thương mại (tự do hoá mậu dịch). Tức là dần dần dỡ bỏ các rào cản thương mại và tiến hành các hoạt động thuận lợi hoá thương mại. 2/ Các biện pháp thực hiện tự do hoá thương mại hàng hoá: a. Dỡ bỏ các rào cản thương mại: Với thương mại hàng hoá, có hai rào cản chính: Đó là thuế quan và các biện pháp phi thuế quan. Thuế quan được hiểu là khoản thu của nhà nước đánh vào hàng hóa khi hàng hóa đó di chuyển từ lãnh thổ hải quan này sang lãnh thổ hải quan khác, có thể nhằm mục đích khác như ngăn chặn hàng nhập khẩu và bảo vệ hàng hóa trong nước, trả đũa một quốc gia khác,... Tự do hóa thuế quan được hiểu là quá trình thực hiện cắt giảm và xóa bỏ thuế quan của các quốc gia. Các biện pháp phi thuế quan: Các biện pháp phi thuế quan là các biện pháp ngoài thuế ảnh hưởng đến mức độ và hướng của các dòng hàng hóa xuất nhập khẩu. Nếu thuế quan là biện pháp có tính chất kinh tế thì các biện pháp phi thuế quan lại là các biện pháp hành chính, pháp lý, do đó có tác động tiêu cực nhiều hơn đối với thương mại hàng hóa. Các biện pháp phi thuế quan có thể kể đến: hạn chế định lượng (quota), cấp phép, định giá hải quan, quy định về xuất xứ, kiểm tra hàng hóa trước khi xuống tàu, các quy định về kỹ thuật, vệ sinh, nhãn mác, trợ cấp, chống bán phá giá… b. Tiến hành các hoạt động thuận lợi hoá thương mại: Bằng việc xây dựng và thực hiện các hoạt động, biện pháp, chính sách và chương trình nhằm tạo ra một môi trường thuận lợi, nhất quán, minh bạch và có thể dự đoán được đối với trao đổi thương mại hàng hoá giữa các quốc gia thành viên II/ SO SÁNH PHƯƠNG THỨC VÀ MỨC ĐỘ TỰ DO HOÁ THƯƠNG MẠI HÀNG HOÁ CỦA CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VỚI TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO) 1/ Về phương thức tự do hoá thương mại hàng hoá: a/ Điểm giống nhau giữa AEC và WTO Việc thực hiện tự do hóa thương mại nói chung và tự do hóa thương mại hàng hóa nói riêng là cả một quá trình, cần qua nhiều giai đoạn, do việc tự do hóa thương mại sẽ gỡ bỏ những rào cản mà vốn là công cụ bảo hộ các ngành sản xuất trong nước của quốc gia thành viên. Và vì vậy, để thực hiện tự do hóa thương mại một cách hiệu quả, cả AEC và WTO đều thực hiện các công việc như sau: - Thứ nhất, xây dựng một chương trình khung làm cơ sở pháp lí chung để điều chỉnh quá trình tự do hóa thương mại. AEC: Chương trình khung để thực hiện tự do hóa thương mại hàng hóa của AEC hiên nay là Hiệp định về thương mại hàng hóa ASEAN 2009 (ATIGA). Đây là hiệp định toàn diện đầu tiên của ASEAN điều chỉnh toàn bộ thương mại hàng hoá trong nội khối và được xây dựng trên cơ sở tổng hợp các cam kết đã được thống nhất trong Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung cho AFTA 1992 (CEPT) cùng các hiệp định, nghị định thư có liên quan. CEPT xây dưng chương trình cắt giảm và xóa bỏ thuế quan được tiến hành trong vòng 10 năm nhằm giảm thuế quan trong nội bộ khối xuống còn 0-5%, kể từ ngày 1/1/1993 đến ngày 1/1/2003, theo đó hàng hóa được phân chia thành 4 danh mục cắt giảm thuế quan khác nhau với các lộ trình cắt giảm và xóa bỏ thuế quan tương ứng. Linh hoạt hơn CEPT, ATIGA quy định rõ số dòng thuế được lùi thời hạn xoá bỏ thuế quan đến năm 2018 với nhóm 4 nước Campuchia, Lào, Mianma, Việt Nam (CLMV), đồng thời, cho phép tạm ngừng hoặc điều chỉnh cam kết thực hiện nghĩa vụ cắt giảm, xoá bỏ thuế quan giữa các nước trong khối Asean. Ngoài mục tiêu xóa bỏ hàng rào thuế quan, ATIGA hướng nỗ lực chung của ASEAN để xử lý tối đa các hàng rào phi thuế quan, hợp tác hải quan và vệ sinh, kiểm dịch..v.v, đồng thời xác lập mục tiêu hài hòa chính sách giữa các thành viên ASEAN trong bối cảnh xây dựng AEC.  WTO: Chương trình khung để thực hiện tự do hóa thương mại hàng hóa của WTO là Hiệp định chung về thuế quan và thương mại 1994 (GATT 1994). Hiệp định GATT 1994 được hợp thành bởi Hiệp định GATT 1947 cùng với các quyết định đi kèm và một vài biên bản giải thích khác. Mục tiêu cơ bản của GATT là tạo cơ sở để các quốc gia thành viên không ngừng tiến hành giảm thuế quan và ràng buộc chúng, đồng thời đưa ra các nguyên tắc cơ bản để tiến hành thương mại hàng hoá giữa các thành viên, không hạn chế số lượng, các điều khoản ưu tiên và ưu đãi dành cho các nước đang và chậm phát triển, các quy tắc về đàm phán, ràng buộc thuế quan và đàm phán lại, kèm theo đó là các điều khoản cơ bản về các vấn đề chống bán phá giá, xác định trị giá hải quan, trợ cấp, tự vệ khẩn cấp... tuy nhiên những điều khoản này chưa đầy đủ và chi tiết, sau này chúng đã được cụ thể hoá thành các hiệp định riêng biệt. Các hiệp định riêng biệt này được xây dựng trong các lĩnh vực như: nông nghiệp, dệt may, kiểm dịch động thực vật, chống bán phá giá, các hàng rào kỹ thuật đối với thương mại, các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại, xác định trị giá tính thuế hải quan, giám định hàng hóa trước khi xếp hàng, quy tắc xuất xứ, thủ tục cấp phép nhập khẩu, trợ cấp và các biện pháp đối kháng, các biện pháp tự vệ... cùng với GATT 1994 đã tạo thành các yếu tố của các Hiệp định đa biên về thương mại hàng hóa. - Thứ hai, trên cơ sở chương trình khung nói trên, từng quốc gia thành viên của AEC và WTO sẽ xây dựng chương trình riêng của mình và được tổ chức chấp thuận. Chương trình đó có thể bao gồm việc điều chỉnh các chính sách kinh tế, pháp luật trong nước, xây dựng lộ trình cụ thể về cắt giảm thuế quan… để phù hợp với lộ trình chung hay đáp ứng các cam kết, ràng buộc với tổ chức… - Thứ ba, việc tự do hóa thương mại hàng hóa còn được thúc đẩy thông qua kết quả các vòng đàm phán. Có thể thấy, 8 vòng đàm phán của GATT là cơ sở cho tự do hóa thương mại trong WTO. Các vòng đàm phán xoay quanh vấn đề cắt giảm thuế áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu, sau đó phạm vi đàm phán đã được mở rộng bao trùm cả những vấn đề liên quan tới hàng rào bảo hộ phi thuế quan cản trở thương mại hàng hoá, rồi cả những lĩnh vực mới như thương mại dịch vụ và sở hữu trí tuệ... Ngoài ra còn có các cuộc đàm phán song phương của quốc gia xin gia nhập với một số các nước thành viên WTO, tại đó các quốc gia thành viên sẽ đưa ra những yêu cầu, điều kiện với quốc gia xin gia nhập, và nếu cuộc đàm phán có kết quả thì các cam kết của quốc gia xin gia nhập cũng góp phần thúc đẩy tự do hóa thương mại. Đối với AEC cũng tương tự, ngoài các cuộc đàm phán nội khối giúp cho việc hình thành khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA), các quốc gia ASEAN còn tiến hành đàm phán và ký kết, triển khai thực hiện nhiều Hiệp định thương mại tự do với các quốc gia như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… b/ Điểm khác nhau: Tuy nhiên, WTO có sự khác biệt với AEC ở chỗ, khi một quốc gia muốn gia nhập WTO, họ phải đáp ứng được những điều kiện nhất định, chẳng hạn như vấn đề điều chỉnh pháp luật, minh bạch hóa hệ thống pháp trị… đồng thời cũng phải đưa ra những cam kết gia nhập. Tiến trình gia nhập thường phải thông qua một số bước, trong đó đàm phán gia nhập là giai đoạn thực chất cuối cùng. Các nước đang gia nhập WTO phải chấp nhận một gói cam kết chung, được gọi là “cam kết cả gói” và thỏa thuận được với tất cả các thành viên WTO có yêu cầu nhượng bộ bổ sung để họ ủng hộ nước gia nhập. Yêu cầu thường được thỏa thuận thông qua các cuộc đàm phán song phương diễn ra trước khi gia nhập. Các cuộc đàm phán gia nhập WTO được tiến hành giữa nước xin gia nhập và tất cả các Thành viên WTO muốn tăng cường tiếp cận thị trường nước xin gia nhập. Trong tiến trình gia nhập, nước xin gia nhập đàm phán các biểu nhượng bộ về thuế quan và các cam kết cụ thể về thương mại dịch vụ với các nước có quan tâm. Nhìn chung đây cũng là một phương thức khá hiệu quả góp phần tự do hóa thương mại. Trên cơ sở đáp ứng những yêu cầu khá cao của WTO, các quốc gia thành viên, đặc biệt các quốc gia có sự bảo hộ lớn với các hàng hóa sản xuất trong nước như Việt Nam trước đây sẽ phải có sự thay đổi toàn diện và khẩn trương để thực hiện tự do hóa thương mại, hội nhập nền kinh tế. 2/ Về mức độ tự do hoá thương mại: a/ Điểm giống nhau Do những tác động hạn chế tự do thương mại hàng hóa của các biện pháp thuế quan và phi thuế quan nên cả AEC và WTO đều có xu hướng cắt giảm thuế quan, thậm chí tiến tới xóa bỏ thuế quan, và các hàng rào phi thuế quan. b/ Điểm khác nhau Ngoài việc cùng có xu hướng giảm dần những rào cản thương mại thì tự do hóa thương mại hàng hóa của AEC và WTO có sự khác nhau về diện và mức độ. Cụ thể, thông qua việc phân tích các số liệu của Việt Nam dưới đây, có thể khẳng định mức độ tự do hóa thương mại hàng hóa của AEC sâu và rộng hơn WTO. - Về diện: Thực hiện cam kết Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA), đến năm 2015, Việt Nam sẽ cơ bản xóa bỏ thuế quan đối với hàng nhập khẩu từ ASEAN (một số dòng thuế linh hoạt vào năm 2018). Riêng năm 2010, Việt Nam áp dụng mức thuế suất 0-5% cho khoảng 99% số dòng thuế (tương đương hơn 6000 dòng thuế), trong đó 57% số dòng thuế có mức thuế suất CEPT là 0%. (Biểu thuế CEPT/AFTA được ban hành kèm theo Quyết định số 36/QĐ-BTC ngày 12/6/2008 của Bộ Tài chính). Trong khi đó trong biểu thuế cam kết với WTO, Việt Nam chỉ cam kết cắt giảm khoảng 35% số dòng thuế trong tổng số 10600 dòng thuế (tương đương 3800 dòng thuế). - Về mức độ: Có thể thấy một điều khác biệt rõ ràng về mức độ là, nếu như WTO mới chỉ ở mức độ cắt giảm thuế quan, thì AFTA với mục tiêu tự do hóa thuế quan đã gần như xóa bỏ thuế quan (mức thuế 0%). Bảng dưới đây sẽ thể hiện rõ điều này. CAM KẾT VỀ THUẾ QUAN CỦA VIỆT NAM VỚI WTO, ASEAN Cam kết T/s MFN 2006 WTO AFTA Ngành/Năm T/s khi gia nhập T/s cuối cùng 2007 2018 Nông nghiệp 23,5 25,2 21,0 4,35 0,77 Cá, sản phẩm cá 29,3 29,1 18,0 4,69 0,00 Dầu khí 3,6 36,8 36,6 5,62 5,62 Gỗ, giấy 15,6 14,6 10,5 2,13 0,00 Dệt may 37,3 13,7 13,7 4,28 0,00 Da và cao su 18,6 19,1 14,6 5,17 3,12 Kim loại 8,1 14,8 11,4 1,46 0,00 Hóa chất 7,1 11,1 6,9 1,77 0,32 Thiết bị vận tải 35,3 46,9 37,4 29,19 3,84 Máy móc cơ khí 7,1 9,2 7,3 1,24 0,00 Máy, thiết bị điện 12,4 13,9 9,5 2,48 0,00 Khoáng sản 14,4 16,1 14,1 1,68 0,00 Hàng chế tạo khác 14 12,9 10,2 1,98 0,00 Cả biểu 17,4 17,2 13,4 4,54 0,57 III/ ĐÁNH GIÁ VÀ NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ TỰ DO HOÁ THƯƠNG MẠI HÀNG HOÁ CỦA CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN SO VỚI TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI WTO: Về phương thức tự do hoá thương mại: Đối với khác biệt về phương thức gia nhập, bởi đặc thù của cộng đồng kinh tế ASEAN là dựa trên sự liên kết kinh tế giữa các quốc gia thành viên, thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế khác nên không đặt ra vấn đề về điều kiện gia nhập và những cam kết về cắt giảm thuế quan hay nhượng bộ về thương mại dịch vụ với các nước khác. Tức là, chính những quốc gia ASEAN sẽ liên kết kinh tế và tạo nên Cộng đồng kinh tế ASEAN. Điều này nhằm tạo điều kiện thuận lợi và thúc đẩy hoạt động tự do hoá thương mại trong khu vực, nhất là đối với những quốc gia chưa có đủ tiềm lực kinh tế để gia nhập WTO thì AEC chính là bước đệm để mở rộng phát triển kinh tế quốc tế, thu hút đầu tư của khối kinh tế ASEAN. Về mức độ tự do hoá thương mại: Trước sức ép cạnh tranh từ nền kinh tế Trung Quốc, hơn thế hợp tác thương mại của Trung Quốc với những quốc gia ASEAN ở mức độ rất sâu và rộng, lấy ví dụ như giữa Việt Nam và Trung Quốc, năm 2010, thương mại 2 chiều giữa 2 nước đã lên tới 27 tỉ đô la Mỹ (theo Đài tiếng nói Hoa Kỳ VOA News), lớn nhất trong hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam. Và bản thân hàng hoá Việt nam, sự thật là không thể cạnh tranh với hàng hoá Trung Quốc về sự đa dạng mẫu mã và giá thành. Vì thế, để cân bằng và giảm thiểu ảnh hưởng của Trung Quốc tới nền kinh tế của các quốc gia ASEAN, AEC ra đời với những cam kết về tự do hoá thuế quan đã giúp ASEAN trở thành một thực thể kinh tế thống nhất, có khả năng bổ sung lẫn nhau, khắc phục điểm yếu của từng nước riêng lẻ trong cạnh tranh với kinh tế Trung Quốc. Minh chứng cho vấn đề trên ta có thể thấy, trong những năm gần đây, ở Việt Nam hàng hoá từ các nước Đông Nam Á, đặc biệt là từ Thái Lan và Malaysia tràn ngập khắp nơi, song song tồn tại cùng hàng hoá Việt Nam và hàng hoá Trung Quốc. Với mức thuế suất hấp dẫn cùng nỗ lực thúc đẩy thương mại giữa các quốc gia ASEAN, hơn nữa tâm lý người tiêu dùng luôn cảm thấy yên tâm khi sử dụng hàng hoá Thái Lan, Malaysia hay hàng Việt Nam hơn so với sử dụng hàng Trung Quốc. Bởi lẽ, bên cạnh hàng chính hãng, chất lượng cao của Trung Quốc thì hàng giá rẻ, hàng giả, hàng nhái của Trung Quốc ở Việt Nam rất nhiều. Chính điều này đã thúc đẩy tính cạnh tranh của hàng hoá xuất xứ ASEAN so với hàng Trung Quốc. Từ đó ta có thể thấy, triển vọng của AEC với các biện pháp cắt giảm thuế quan trong tương lai sẽ giúp ASEAN, Mỹ, Trung Quốc, ... và các nền kinh tế lớn khác “đứng cách đều” và “cân bằng quyền lực”, giảm thiểu sức ép cạnh tranh kinh tế từ bên ngoài. Còn đối với việc tự do thương mại hàng hoá trong WTO, vì yêu cầu của WTO về việc tư do hoá thương mại hàng hoá là rất khắt khe, nên các quốc gia có sự bảo hộ lớn với các hàng hóa sản xuất trong nước như Việt Nam trước đây sẽ phải có sự thay đổi toàn diện và khẩn trương để thực hiện tự do hóa thương mại, hội nhập nền kinh tế. Tuy nhiên chính sách của nhà nước ta từ kinh tế đến văn hoá luôn là: “Hoà nhập nhưng không hoà tan”, vì thế nếu nhanh chóng xoá bỏ bảo hộ mậu dịch cũng sẽ nhanh chóng xoá bỏ những doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước vì không thể cạnh tranh trước sự ồ ạt đầu tư của nước ngoài và dòng hàng hoá nước ngoài đổ vào. Khi hàng hoá nước ngoài xâm nhập sâu rộng vào thị trường Việt Nam (‘hoà tan’) thì sự chi phối về kinh tế hàng hoá của nước ngoài sẽ làm giảm quyền lực của Nhà nước Việt nam về kinh tế. Đây là điều vô cùng nguy hiểm với thể chế chính trị của Việt Nam. ********** Tóm lại, với những so sánh và đánh giá ở trên, không thể phủ nhận sự vượt trội về mức độ tự do hoá thương mại hàng hoá của Cộng đồng kinh tế ASEAN so với tổ chức WTO ở thời điểm hiện nay.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxSo sánh phương thức và mức độ tự do hoá thương mại hàng hoá của cộng đồng kinh tế asean với tổ chức thương mại thế giới (wto).docx