So sánh chọn lọc giống lúa chịu hạn cho vùng không chủ động nước tại Thái Nguyên

Qua nghiên cứu về các giống lúa chịu hạn tại thái Nguyên chúng tôi có kết luận sau: Tất cả các giống lúa đều có thời gian sinh trưởng ngắn phù hợp cho trà lúa mùa sớm và xuân muộn. Khả năng chống chịu sâu bệnh hại và hạn tốt. Năng suất của các giống lúa lúa CH16, CH210, CH212, IRRI57920 có năng suất cao hơn đối chứng chắc chắn ở mức 95%. Kết hợp các chỉ tiêu theo dõi thì các giống CH216, CH 210 đáng được quan tâm.

pdf5 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Lượt xem: 213 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu So sánh chọn lọc giống lúa chịu hạn cho vùng không chủ động nước tại Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Đức Thạnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 62(13): 91 - 95 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 91 SO SÁNH CHỌN LỌC GIỐNG LÚA CHỊU HẠN CHO VÙNG KHÔNG CHỦ ĐỘNG NƯỚC TẠI THÁI NGUYÊN Nguyễn Đức Thạnh* Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái nguyên TÓM TẮT Thí nghiệm so sánh các giống lúa chịu hạn tại Thái Nguyên trên chân ruộng không chủ động nƣớc với 7 giống lúa chịu hạn CH5, CH16, CH207, CH208, CH210, CH212 và giống IRR57920. Đã tiến hành theo dõi các đặc điểm về thời gian sinh trƣởng, đặc tính nông học, một số chỉ tiêu sinh lý, khả năng chống chịu sâu bệnh hại, khả năng chịu hạn, năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất, chất lƣợng gạo của các giống lúa tham gia thí nghiệm. Kết quả nghiên cứu cho thấy các giống lúa đều có thời gian sinh trƣởng ngắn phù hợp cho trà lúa mùa sớm và xuân muộn. Khả năng chống chịu sâu bệnh hại và hạn tốt. Năng suất của các giống lúa CH16, CH210, CH212, IRRI57920 cao hơn đối chứng chắc chắn ở mức 95%. Kết hợp các chỉ tiêu theo dõi thì các giống CH16, CH 210 đáng đƣợc quan tâm. Từ khoá: giống lúa, chịu hạn, vùng không chủ động nước, năng suất, Thái Nguyên  MỞ ĐẦU Cây lúa đƣợc trồng ở nhiều điều kiện sinh thái khác nhau. Đối với vùng núi, nhiều chân ruộng chƣa chủ động đƣợc hệ thống tƣới tiêu, cây lúa sinh trƣởng phụ thuộc hoàn toàn vào nƣớc trời, do đó những năm không mƣa thuận gió hoà thƣờng bị thiệt hại về năng suất [1]. Để khắc phục những hạn chế đó, bộ giống lúa chịu hạn đã đƣợc các địa phƣơng chú ý đƣa vào sản xuất. Nhiều giống lúa chịu hạn đã phát huy đƣợc tiềm năng trên những chân ruộng không chủ động nƣớc, đã góp phần cung cấp lƣơng thực tại chỗ cho các vùng xa xôi, không thuận tiện giao thông [2]. Tuy nhiên, mỗi giống lúa đòi hỏi một điều kiện sinh thái nhất định, có giống sinh trƣởng tốt và cho năng suất cao ở vùng này nhƣng lại ngƣợc lại ở vùng khác. Vì vậy chọn lọc và giới thiệu giống lúa chịu hạn có thời gian sinh trƣởng ngắn có triển vọng cho năng suất cao, phẩm chất tốt phù hợp với điều kiện tự nhiên không chủ động nƣớc ở miền núi phía Bắc, góp phần tăng sản lƣợng lƣơng thực của tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh miền núi phía Bắc là mục đích của chúng tôi.  Tel: 0989 153 954 ; Email: thanhnl_tn@yahoo.com NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM Thí nghiệm đƣợc tiến hành tại trung tâm thực hành thực nghiệm trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, bố trí trên đất không chủ động tƣới tiêu, thời gian từ năm 2008-2009. Bố trí thí nghiệm theo phƣơng pháp khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, gồm 7 công thức, ba lần nhắc lại, ô cách ô 40cm, có dải bảo vệ, hàng cách hàng 20cm, cây cách cây 12cm. Diện tích ô thí nghiệm 10m2 (2,5 x 4). Lƣợng phân bón (tính cho 1 ha): phân chuồng 8 tấn/ha; N:P205:K2O theo tỷ lệ 80:80:60. Bón lót: 100% phân chuồng; 100% phân lân; 40% phân đạm ure. Bón thúc 1: 40% phân đạm ure; 50% phân kali. Bón thúc đợt 2: 20% phân đạm ure; 50% phân Kali [5]. Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm, xử lý số liệu theo Kwanchai.AG and Arturo.AG (1984) [4]. Phƣơng pháp theo dõi theo “Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá nguồn gen cây lúa” IRRI 1996 [3]. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Thời gian sinh trưởng Biết đƣợc thời gian sinh trƣởng của các giống dài hay ngắn sẽ giúp chúng ta bố trí thời vụ, công thức luân canh một cách phù hợp. Qua nghiên cứu chúng tôi thu đƣợc kết quả về thời Nguyễn Đức Thạnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 62(13): 91 - 95 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 92 gian sinh trƣởng của các giống lúa tham gia thí nghiệm ở bảng 1: các giống đều có thời gian sinh trƣởng thuộc nhóm ngắn ngày đến trung bình dao động từ 104-121 ngày. CH5 đối chứng có thời gian sinh trƣởng (TGST) dài nhất (121 ngày) và là giống duy nhất thuộc nhóm có thời TGST trung bình. Giống IRRI57920 có TGST ngắn nhất (104 ngày) ngắn hơn đối chứng 17 ngày. các giống khác đều có TGST ngắn hơn đối chứng. Đặc tính nông học của các giống lúa Chiều cao cây Bảng 2 cho thấy: các giống lúa có chiều cao cuối cùng dao động từ 100,1- 128,3cm. Bảng 2. Chiều cao cây cuối cùng của các giống lúa Tên giống Chiều cao cây (cm) Điểm CH5 (đ/c) 125,5 5 CH16 100,1 1 CH207 106,1 1 CH208 122,1 5 CH210 128,3 5 CH212 122,2 5 IRRI57920 126,2 5 CV% 10,8 LSD05 10,5 Giống có chiều cao cao nhất là CH210 (128,3, cm) thấp nhất là CH16 (100,1cm). Các giống lúa tham gia thí nghiệm thuộc 2 nhóm, nhóm thấp cây có CH16, CH207 điểm 1, các giống còn lại thuộc nhóm trùng bình điểm 5. Khả năng đẻ nhánh Các giống lúa có số nhánh tối đa/khóm khác nhau, dao động từ 9,0-12,4 nhánh/khóm. Nhìn chung, các giống đẻ nhánh ở mức độ thấp. Số nhánh hữu hiệu/khóm của các giống dao động từ 6,2-8,5 nhánh/khóm, kết quả thống kê cho thấy các giống đều có số nhánh hữu hiệu tƣơng đƣơng đối chứng. Một số chỉ tiêu sinh lý của các giống lúa Chỉ số diện tích lá Tất cả các giống lúa có chỉ số diện tích lá tăng dần từ đẻ nhánh và đạt cực đại khi làm đòng. Ở giai đoạn đẻ nhánh giống có LAI cao nhất là CH16, thấp nhất CH5. Giai đoạn làm đòng các giống lúa có LAI cao nhất đạt từ 5,85- 7,3, giai đoạn trỗ bông diện tích giảm dần chỉ còn 5,06-6,11, cao nhất là đối chứng và thấp nhất là CH16. Giai đoạn chín chỉ số diện tích lá vẫn còn khá cao từ 3,73-4,76. Giống có LAI cao nhất là CH5 (4,76), giống IRRI57920 có chỉ số diện tích lá thấp nhất ở giai đoạn chín (3,73). Khả năng tích luỹ chất khô Khả năng tích luỹ vật chất khô của các giống lúa tăng dần từ đẻ nhánh và đạt cực đại khi chín. Qua các giai đoạn các giống có khả năng tích luỹ vật chất khô khác nhau. Giai đoạn đẻ nhánh khả năng tích luỹ chất khô dao động từ 20,21-28,40. Giống có khả năng tích luỹ cao là CH212 (28,41 tạ/ha), thấp nhất là CH212 (20,21 tạ/ha). Giai đoạn làm đòng khả năng tích luỹ dao động từ 70,03-83,55, giống cao nhất là CH207 (99,19 tạ/ha), thấp nhất là CH16 (70,03 tạ/ha). Giai đoạn trỗ bông dao động từ 115-133,51 tạ/ha, cao nhất là CH16 và thấp nhất là CH208. Bảng 1. Thời gian sinh trƣởng của các giống lúa Tên giống Thời gian từ gieo đến ..(ngày) Thời gian ST Cấy Đẻ nhánh Làm đòng Trỗ 10% Trỗ 80% Chín CH5 (đ/c) 15 23 57 87 90 121 121 CH16 15 23 47 75 78 110 110 CH207 15 25 63 82 85 116 116 CH208 15 25 63 83 86 116 116 CH210 15 24 51 79 82 112 112 CH212 15 25 52 81 84 112 112 IRRI57920 15 25 41 72 76 104 104 Nguyễn Đức Thạnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 62(13): 91 - 95 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 93 Bảng 3. Khả năng đẻ nhánh của các giống lúa (Đơn vị tính: dảnh/khóm) Chỉ tiêu Tên giống Dảnh cơ bản Nhánh tối đa Nhánh hữu hiệu Tỷ lệ đẻ nhánh hữu hiệu (%) CH5 (đ/c) 3 10,3 7,3 70,8 CH16 3 12,4 8,5 68,5 CH207 3 9,5 6,9 72,6 CH208 3 9,0 6,2 68,8 CH210 3 9,4 6,7 71,2 CH212 3 10,1 6,7 66,3 IRRI57920 3 9,9 6,7 67,7 CV% 12,4 13,3 LSD05 1,5 1,4 Bảng 4. Chỉ số diện tích lá của các giống lúa (đơn vị: m2 lá/m2 đất) Thời kỳ Tên giống Chỉ số diện tích lá (LAI) Đẻ nhánh Làm đòng Trỗ bông Chín CH5 (đ/c) 2,13 6,84 6,11 4,76 CH16 2,79 5,85 5,06 4,28 CH207 2,23 6,20 5,73 3,75 CH208 2,37 6,99 5,52 4,02 CH210 2,47 7,31 5,73 4,23 CH212 2,51 6,64 5,62 4,23 IRRI57920 2,16 6,67 5,96 3,73 CV% 8,7 9,8 8,8 7,5 LSD05 0,25 0,74 0,65 0,66 Bảng 5. Khả năng tích luỹ vật chất khô của các giống lúa (Đơn vị: tạ/ha) Thời kỳ Tên giống Đẻ nhánh Làm đòng Trổ bông Chín CH5 (đ/c) 23,08 96,84 115,50 125,86 CH16 23,66 70,03 133,51 140,13 CH207 20,56 99,19 121,38 190,38 CH208 22,93 85,18 115,05 158,30 CH210 20,21 94,92 116,14 128,41 CH212 28,41 92,80 127,52 162,98 IRRI57920 23,72 83,55 121,65 132,30 CV% 8,7 9,6 8,5 8,8 LSD05 2,20 7,50 9,80 9,97 Bảng 6. Tình hình sâu bệnh hại trên các giống lúa tham gia thí nghiệm (điểm) Chỉ tiêu Giống Sâu hại Bệnh hại Rầy nâu Bọ xit Cuốn lá Đục thân Bạc lá Đạo ôn CH5 (đ/c) 0 1 1 1 0 0 CH16 0 1 3 1 1 1 CH207 0 1 1 1 0 0 CH208 1 1 1 1 1 0 CH210 1 1 1 1 0 0 CH212 1 1 1 1 0 1 IRRI57920 0 1 1 1 0 0 Nguyễn Đức Thạnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 62(13): 91 - 95 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 94 Giai đoạn chín khả năng tích luỹ của các giống đạt tối đa, dao động từ 125,86-190,38 tạ/ha. Giống có khả năng tích luỹ cao nhất là CH207, thấp nhất là giống đối chứng CH5. Ở giai đoạn này các giống trừ giống CH210 và IRRI57920 có khả năng tích luỹ chất khô tƣơng đƣơng còn các giống khác đều có khả năng tích luỹ chất khô cao hơn đ/c ở mức chắc chắn 95%. Khả năng chống chịu sâu bệnh hại Qua theo dõi và đánh giá tình hình sâu bệnh hại trên đồng ruộng của các giống lúa tham gia thí nghiệm chúng tôi thấy các giống đều có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, mức độ gây hại của sâu bệnh ở mức nhẹ (bảng. Khả năng chịu hạn và chống đổ Bảng 7. Khả năng chịu hạn và chống đổ của các giống lúa (điểm) Tên giống Chịu hạn Chống đổ CH5 1 1 CH16 1 5 CH207 1 1 CH208 1 1 CH210 3 1 CH212 1 1 IRRI57920 0 5 Khả năng chịu hạn của các giống lúa đƣợc xác định tối thiểu 2 tuần không mƣa trong thời kỳ sinh trƣởng dinh dƣơng và 1 tuần trong thời kỳ sinh trƣởng sinh thực. Trong thí nghiệm này đã có 2 lần lúa gặp hạn là khi đẻ nhánh và sau trỗ bông. Kết quả theo dõi cho thấy các giống lúa có khả năng chịu hạn tƣơng đối tốt, giống IRRI57920 có khả năng chịu hạn tốt nhất, giống CH210 chịu hạn kém hơn (điểm 3), các giống còn lại chịu hạn khá điểm 1. Khả năng chống đổ của các giống ở mức tốt đến trung bình. Giống CH16 và IRRI57920 chống đổ kém hơn ở điểm 5. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa Số bông/m2 của các giống không cao dao động từ 223-306 bông/m2. Trong đó cao nhất là CH16 (306 bông/m2), thấp nhất là CH208 (223 bông/m2). Số hạt/bông của các giống lúa biến động từ 101-154 (hạt/bông). Cao nhất CH5 đối chứng (154 hạt/bông), thấp nhất là CH207 (101 hạt/bông). Các giống khác đều có số hạt/bông thấp hơn đối chứng. Số hạt chắc của các giống lúa dao động từ 87-109 hạt/bông. Cao nhất là CH212, thấp nhất là CH207. Khối lƣợng 1000 hạt của các giống biến động từ 21-30 (g). Thấp nhất là giống đối chứng, cao nhất là CH207. Năng suất lý thuyết của các giống không đều nhau từ 59,3 tạ/ha đến 64,7 tạ/ha. Thấp nhất là CH16 (59,3tạ/ha), thấp hơn đối chứng 2 tạ/ha. Cao nhất là CH207 (64,7tạ/ha), cao hơn đối chứng 3,4 tạ/ha. Năng suất thực thu của các giống biến động từ 39,7-54,0 tạ/ha. Trong đó thấp nhất là CH5 đối chứng (39,7 tạ/ha), các giống còn lại đều cao hơn đối chứng, giống CH16 đạt năng suất cao nhất 54 ta/ha.. Kết quả xử lý số liệu cho thấy giống CH16, CH210, CH212, IRRI57920 có năng suất cao hơn các giống và đối chứng chắc chắn ở độ tin cậy 95%. Bảng 8. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất Chỉ tiêu Tên giống Số bông/m2 Số hạt/bông Số hạt chắc/bông P1000 hạt (g) NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) CH5 (đ/c) 263 154 111 21 61,3 39,7 CH16 306 134 102 19 59,3 54,0 CH207 248 101 87 30 64,7 49,7 CH208 223 122 89 28 55,6 40,6 CH210 241 115 89 26 63,0 51,3 CH212 241 138 109 24 63,0 49,1 IRRI57920 256 118 98 24 60,2 50,3 CV% 10,5 9,8 8,6 5,5 11,5 LSD05 25 12 7 2,8 3,5 Nguyễn Đức Thạnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 62(13): 91 - 95 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 95 Bảng 9. Chất lƣợng gạo của các giống lúa Giống lúa Hương thơm (Điểm) Độ bạc bụng (Điểm) Tỷ lệ gạo (%) CH5 (đ/c) 1 0 73 CH16 0 1 72 CH207 1 1 67 CH208 2 5 67 CH210 0 1 67 CH212 0 1 74 IRRI57920 1 0 69 Chất lượng gạo Chúng tôi tiến hành theo dõi chỉ tiêu chất lƣợng gạo để đáp ứng nhu cầu về chất lƣợng gạo của ngƣời dân. Qua nghiên cứu chúng tôi thu đƣợc kết quả bảng 9. Hƣơng thơm của các giống lúa khi nấu: CH5 (đối chứng) và IRRI57920 có mùi hơi thơm đánh giá ở thang điểm 1. Giống CH208 có mùi thơm điểm 2. Các giống còn lại không có mùi thơm đánh giá ở thang điểm 0. Độ bạc bụng nội nhũ: qua theo dõi chúng tôi thấy hai giống CH5 và IRRI57920 không có độ bạc bụng nội nhũ đƣợc đánh giá ở điểm 0, giống CH208 có độ bạc bụng trung bình điểm 5. Các giống còn lại có độ bạc bụng nội nhũ ít ở thang điểm 1. Tỷ lệ gạo xát: dao động từ 73%-67%, giống CH212 có tỷ lệ gạo sát cao nhất, thấp nhất là các giống CH207, CH208, CH210 có tỷ lệ gạo thấp nhất. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu về các giống lúa chịu hạn tại thái Nguyên chúng tôi có kết luận sau: Tất cả các giống lúa đều có thời gian sinh trƣởng ngắn phù hợp cho trà lúa mùa sớm và xuân muộn. Khả năng chống chịu sâu bệnh hại và hạn tốt. Năng suất của các giống lúa lúa CH16, CH210, CH212, IRRI57920 có năng suất cao hơn đối chứng chắc chắn ở mức 95%. Kết hợp các chỉ tiêu theo dõi thì các giống CH216, CH 210 đáng đƣợc quan tâm. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. AG BIOTECH Việt Nam (09/06/2006) Tạo giống lúa chịu hạn vẫn cho năng suất cao [2]. AGRIVIET.COM (29 - Jul - 2009) IRRI lai tạo giống lúa mới chịu hạn [3]. IRRI (1996) “Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá nguồn gen cây lúa” [4]. Kwanchai.AG and Arturo.AG (1984) Statiscal procedures for agricultural research 2nd edition [5]. Nguyễn Thị Lẫm, Dƣơng Văn Sơn, Nguyễn Đức Thạnh (2003), Giáo trình cây lương thực, NXB Nông nghiệp , Hà Nội. SUMMARY COMPARISON SELECTION DROUGHT-RESISTANT RICE VARIETIES FOR RAINFED LOWLAND AREA IN THAI NGUYEN Nguyen Duc Thanh  College of Agriculture and Forestry – Thai Nguyen University Experimental comparison of drought-resistant rice varieties in Thai Nguyen in rainfed lowland field with seven drought-resistant rice varieties CH5, CH16, CH207, CH208, CH210, CH212 and IRR57920. The characteristics of growth duration, agronomic characteristics, a number of physiological indicators, resistance to pests, drought-resistant capacity, yield and yield components, quality of rice varieties involved experiments were carried out. Result of research showed that all rice varieties have a short growth period and suitable for early season rice and late spring. The resistance and pest-term of that rice are good. Yield of rice varieties CH16, CH210, CH212, and IRRI57920 are higher than control at 95%. Combination of indicators to out the varieties CH16, CH 210 is worth attention. Keywords: drought-resistant, rice varieties, the rainfed lowland, yield, Thai Nguyen  Tel: 0989 153 954 ; Email: thanhnl_tn@yahoo.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfso_sanh_chon_loc_giong_lua_chiu_han_cho_vung_khong_chu_dong.pdf
Tài liệu liên quan