So sánh ảnh hưởng của việc sử dụng chế phẩm sinh học Sodiumbutyrate thay thế kháng sinh colistin trong khẩu phần nuôi lợn con sau cai sữa

- Bổ sung Na-Butyrate có ảnh hưởng tốt tới đường tiêu hóa, có tác dụng kích thích cho hệ thống nhung mao ruột non phát triển so với sử dụng kháng sinh làm chất kích thích sinh trưởng. Độ cao nhung mao ruột đạt mức lớn nhất ở lô TN2 (bổ sung 1,5% Na-butyrate) là 8,67µ trong khi lô ĐC (dùng 1% colistin) chỉ đạt 7,15µ, chênh lệch nhau 1,52µ tương ứng 21,16%. Còn ở lô TN1 (bổ sung 1% Nabutyrate) độ cao nhung mao đạt 8,25µ cao hơn lô ĐC 1,1µ, tương ứng cao hơn 15,38% (P ≤ 0,001)và kém hơn không đáng kể so với lô TN2 với kết quả là 0,42µ với p>0,05. - Bổ sung Na-butyrate vào khẩu phần ăn cho lợn con giai đoạn sau cai sữa đã làm hạ pH đường tiêu hoá thấp hơn so với sử dụng kháng sinh, có tác dụng ức chế sự phát triển cuả các VSV hiếu khí E.coli và Salmonella có hại trong đường ruột. - Sử dung Na- butyrate thay thế kháng sinh làm ổn định sinh trưởng của lợn con sau cai sữa, khối lượng kết thúc thí nghiệm của cả 3 lô không có sự sai khác thống kê có ý nghĩa (P>0,05) nhưng lại có tác dụng làm tăng hiệu quả thức ăn thông qua giảm mức tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng là 0,42% và 2,84% tương ứng ở 2 lô thí nghiệm so với ĐC.

pdf8 trang | Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 506 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu So sánh ảnh hưởng của việc sử dụng chế phẩm sinh học Sodiumbutyrate thay thế kháng sinh colistin trong khẩu phần nuôi lợn con sau cai sữa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trần Trang Nhung và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 127 - 134 127 SO SÁNH ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG CHẾ PHẨM SINH HỌC SODIUMBUTYRATE THAY THẾ KHÁNG SINH COLISTIN TRONG KHẨU PHẦN NUÔI LỢN CON SAU CAI SỮA Trần Trang Nhung*, Hoàng Toàn Thắng Trường ĐH Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Tổng số 180 lợn con sau cai sữa ở 21 ngày tuổi có khối lượng bình quân 6,04 kg/con, lợn được chia làm 3 lô, mỗi lô 20 con với 3 lần thí nghiệm nhắc lại đồng thời/lô. Trong đó: lô đối chứng được bổ sung kháng sinh colistin với liều 0,1%, các lô thí nghiệm sử dụng sản phẩm a xit hữu cơ N-butyrate để thay thế, trong đó lô thí nghiệm 1 bổ sung Na-Butyrate với liều 1% và lô thí nghiệm 2 bổ sung Na-Butyrate với liều 1,5%. Lợn thí nghiệm được nuôi trong 42 ngày để theo dõi các chỉ tiêu: độ dài nhung mao ruột non, trị số pH chất chứa đường tiêu hóa, khối lượng cơ thể của lợn thí nghiệm, số lượng VSV hiếu khí trong chất chứa ruột non, hiệu quả thức ăn và hiệu quả kinh tế, kỹ thuật của thí nghiệm. Kết quả thí nghiệm cho thấy: Sử dụng Na-butyrate bổ sung vào khẩu phần có giá trị thay thế kháng sinh colistin, thể hiện ở các kết quả: Lợn con có trạng thái đường tiêu hóa tốt, độ cao nhung mao ruột non lợn thí nghiệm cao hơn đối chứng với mức sai khác thống kê 99,99% (P≤ 0,001). Na- butyrate đã làm giảm pH trong dạ dày và ruột non của lợn, gây ra ức chế sự phát triển các vi khuẩn bất lợi trong đường tiêu hóa lợn con, vì thế làm giảm số lượng E.Coli và Salmonella trong đường tiêu hóa, làm giảm mức độ tiêu chảy của lợn, ổn định được sinh trưởng giữa các lô lợn và mức tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng so với sử dụng kháng sinh colistin với P> 0,05.. Từ khóa: Kháng sinh, Colistin, Sodiumbutyrate, Sản phẩm thay thế, Lợn con, Nhung mao ruột ĐẶT VẤN ĐỀ* Kháng sinh được nhà bác học Flemming phát hiện ra năm 1928. Kể từ đó tới nay, kháng sinh đã góp phần to lớn kiểm soát các bệnh vi khuẩn. Bên cạnh đó người ta cũng phát hiện khi dùng kháng sinh với liều nhỏ lại có tác dụng kích thích sinh trưởng, làm tăng khối lượng cơ thể/ngày từ 4-15%, làm tăng lượng thu nhận thức ăn và hệ số chuyển hoá thức ăn 2-6% (Morz, 2003) [4]. Khoảng 50 năm trở lại đây, nhiều loại kháng sinh đã được sử dụng như chất kích thích sinh trưởng phổ biến trong chăn nuôi khắp thế giới. Tuy nhiên, việc dùng kháng sinh như một chất kích thích sinh trưởng lại dẫn tới xuất hiện các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh, gây mất an toàn tới sức khoẻ con người. Vì thế, thế giới đang tìm cách hạn chế tiến tới bãi bỏ việc dùng kháng sinh trong chăn nuôi nói chung và lợn nói riêng. Ở Việt Nam, Cục Thú y đã ban hành danh mục các loại kháng sinh * Tel: 0915 365 757 hạn chế và cấm sử dụng trong chăn nuôi. Việc xoá bỏ dùng kháng sinh trong chăn nuôi đã dẫn tới sử dụng probiotic, prebiotic, enzyme, axit hữu cơ là các sản phẩm thay thế kháng sinh (Vũ Duy Giảng, 2009 [1]. Việc tìm các sản phẩm thay thế kháng sinh ở Việt Nam đang là việc làm cấp bách, được các nhà khoa học trong nước quan tâm và bước đầu có được kết quả khích lệ (Trần Quốc Việt và cộng sự, 2006) [7]. Bên cạnh đó, tiếp thu và thử nghiệm các sản phẩm thay thế kháng sinh từ nước ngoài cũng là một xu hướng cần tiến hành để rút ngắn khoảng cách trong thực tiễn chăn nuôi nước ta với thế giới. Trong các loại sản phẩm thay thế kháng sinh, axit hữu cơ là loại sản phẩm được quan tâm nghiên cứu vì nó có những đặc tính ưu việt: An toàn cho vật nuôi và con người, cải thiện chức năng tiêu hoá, ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại trong đường ruột, không tồn dư và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Nắm bắt xu hướng ấy, vừa qua trong Hội chợ triển lãm Công nghệ Chăn nuôi năm 2008, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Trần Trang Nhung và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 127 - 134 128 Công ty trách nhiệm hứu hạn Hồng Triển (Hưng Yên) đã giới thiệu sản phẩm Na- butyrate do Công ty Singao (Trung Quốc) sản xuất và khuyến cáo sử dụng. Việc đưa nhanh các sản phẩm công nghệ cao vào sản xuất chăn nuôi lợn ở nước ta nói chung và miền núi nói riêng, nơi mà trình độ chăn nuôi còn có nhiều hạn chế, vệ sinh thú y trong chăn nuôi còn thấp sẽ góp phần tích cực làm tăng hiệu quả chăn nuôi lợn. Xuất phát từ nhu cầu của sản xuất, chúng tôi triển khai đề tài trên. Mục tiêu của đề tài là: - Xác định khả năng thay thế kháng sinh của chế phẩm Na-butyrate trong việc kích thích sinh trưởng làm tăng hiệu quả chăn nuôi lợn con giai đoạn sau cai sữa đến 60 ngày tuổi. - Xác định được vai trò của Na-butyrate trong việc hạn chế bệnh tiêu chảy ở lợn con sau cai sữa thông qua tác động làm thay đổi theo hướng tích cực trạng thái đường tiêu hóa lợn con. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng và vật liệu nghiên cứu - Lợn con giống ngoại từ sau cai sữa đến 63 ngày tuổi nuôi tại Trung tâm thực hành thực nghiệm trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên. - Kháng sinh colistin ở dạng chế phẩm TD.COLIVET của công ty trách nhiệm hữu hạn Nam Dũng sản xuất và phân phối. - Chế phẩm Na-butyrate của công ty Singao (Trung Quốc) sản xuất và được công ty trách nhiệm hữu hạn Hồng Triển (Hưng Yên) giới thiệu, cung cấp. - Thức ăn cho lợn con sau cai sữa ở dạng viên do công ty CP sản xuất và phân phối, đảm bảo giá trị dinh dưỡng theo tiêu chuẩn quy định. Địa điểm và thời gian nghiên cứu Trại chăn nuôi lợn của Trung tâm -Thực hành Thực nghiệm, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên; Phòng thí nghiệm của bộ môn Mô phôi -Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên, Phòng thí nghiệm của Bộ môn Công nghệ vi sinh -Viện Khoa học sự sống thuộc Đại học Thái Nguyên. Thời gian nghiên cứu từ tháng 6 năm 2009 đến tháng 8 năm 2010. Nội dung nghiên cứu Trên đàn lợn ngoại sau cai sữa từ 21- 63 ngày tuổi, tiến hành nghiên cứu các nội dung: - Sự biến đổi trạng thái đường tiêu hoá của lợn khi sử dụng Na - Butyrate. - Ảnh hưởng của việc bổ sung Na -Butyrate vào khẩu phần tới tình trạng tiêu chảy. - Ảnh hưởng của việc bổ sung Na- butyrate tới sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn. Phương pháp nghiên cứu 1. Các phương pháp phòng thí nghiệm - Thu mẫu ruột non làm tiêu bản lát cắt ngang ruột non: Mổ giết 3 lợn/lô có khối lượng bằng trung bình của lô, thu mẫu không tràng trước 6 giờ kể từ khi giết lợn, cắt mẫu tại không tràng tại vị trí cách tá tràng 50cm, kích thước mẫu thống nhất 3x3cm; Cố định mẫu trong dung dịch Bouin và chuyển về phòng thí nghiệm mô phôi để làm tiêu bản lát cắt ngang ruột non bằng phương pháp đúc paraphin theo hướng dẫn trong giáo trình Tổ chức học [2], đo chiều dài lông nhung trên trắc vi thị kính tại Viện Khoa học sự sống- ĐH Thái Nguyên. - Thu chất chứa dạ dày, tá tràng và hồi tràng (n=3 mẫu/vị trí/lô) để xác định pH bằng cách đo trực tiếp trên pH metter ngay sau khi giết mổ tại Viện Khoa học sự sống - Đại học Thái Nguyên. - Xác định E.coli và Salmonella tổng số trong chất chứa hồi tràng và trực tràng (n=3 con/lô) theo phương pháp xác định vi sinh vật thông thường tại Bộ môn Công nghệ Vi sinh -Viện Khoa học sự sống - Đại học Thái Nguyên. 2. Phương pháp thí nghiệm chuồng trại Dùng phương pháp chia lô so sánh với tổng số 180 lợn con được chia vào 3 lô, mỗi lô được nhắc lại 3 lần, mỗi lần 20 lợn con/lô đảm bảo nguyên tắc ngẫu nhiên hoàn toàn (Completely randomized design). Sơ đồ thí nghiệm như bảng 1. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Trần Trang Nhung và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 127 - 134 129 Bảng 1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm Diễn giải ĐVT Lô ĐC Lô TN1 Lô TN2 Tổng số lợn thí nghiệm Con 60 60 60 Số lần nhắc lại Lần 3 3 3 Số con/lô/lần Con 20 20 20 Tuổi bắt đầu thí nghiệm Ngày 21 21 21 Tuổi kết thúc thí nghiện Ngày 63 63 63 Thời gian thí nghiệm Ngày 42 42 42 Tỷ lệ ♂/♀ 12/8 12/8 12/8 Giống - Ngoại lai (♂PiDu x ♀LY) Ngoại lai (♂PiDu x ♀LY) Ngoại lai (♂PiDu x ♀LY) Khối lượng đầu TN Kg/con 6,04±0,25 6,04±0,26 6,00±0,21 Nhân tố thí nghiệm - KPCS bổ sung kháng sinh colistin 0,1% KPCS có bổ sung Na Butyrate 1% KPCS có bổ sung Na Butyrate 1,5% Phương thức nuôi - Tự do Tự do Tự do Kỹ thuật cho ăn - Trộn trực tiếpTA Trộn trực tiếpTA Trộn trực tiếpTA - Lợn thí nghiệm được chăm sóc, nuôi dưỡng theo quy trình chăn nuôi lợn con sau cai sữa giới thiệu trong Giáo trình Chăn nuôi lợn của Trần Văn Phùng và cộng sự, 2004 [6]. - Sử dụng máng ăn, uống tự động, nuôi trên sàn chuồng nhựa, được sử dụng loại thức ăn bổ sung đảm bảo theo tiêu chuẩn quy định từ 10 ngày tuổi để làm quen, tới khi cai sữa ở 21 ngày thì chuyển sang dùng thức ăn thí nghiệm cho tới 63 ngày. - Phương thức bổ sung chế phẩm: Chế phẩm được trộn trực tiếp vào thức ăn theo nguyên tắc “vết dầu loang”, trộn bằng tay nhằm đảm bảo độ đồng đều tối ưu. Mỗi lần trộn một bao 25kg/1lô, thức ăn sau khi trộn xong được cho vào trong hai lớp túi nilon, bên ngoài là vỏ bao dứa và buộc chặt nhằm chống ẩm mốc, cho lợn ăn tự do. Các chỉ tiêu nghiên cứu: - Độ dài nhung mao ruột non (µm); - Chỉ số pH chất chứa ruột non; - Khối lượng cơ thể của lợn thí nghiệm (kg/con); - Số lượng VSV hiếu khí trong chất chứa ruột non (CFU/g); - Hiệu quả thức ăn và hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của thí nghiệm. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật học trên các phần mềm thống kê Minitab 14 và Microsoft excel 2003. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Sự biến đổi trạng thái đường tiêu hóa của lợn con TN được bổ sung Na- butyrate 1. Ảnh hưởng của chế phẩm Na- butyrate đến sự phát triển độ cao của nhung mao ruột non: Kết quả đo được ở bảng 2 cho thấy: Nhung mao ở ruột non phát triển rất mạnh ở cả 2 lô lợn thí nghiệm, chứng tỏ khi bổ sung Na- Butyrate có ảnh hưởng tốt làm cho hệ thống nhung mao ruột non phát triển cao hơn lô ĐC dùng kháng sinh kích thích sinh trưởng. Độ cao nhung mao ruột đạt cao nhất ở lô TN2 là 8,67µm trong khi lô ĐC chỉ đạt 7,15µm, thấp hơn 1,52µ tương ứng 21,16%. Còn ở lô TN1 cao 8,25µm, cao hơn lô ĐC 1,1µm, tương ứng 15,38%, sai khác giữa các lô TN và ĐC có ý nghĩa thống kê ở mức xác suất P≤ 0,001. Nguyên nhân là do tác động của Na-butyrate đã kích thích phát triển lông nhung (Nguyễn Hưng Quang, 2007 [8]). Bảng 2. Kết quả xác định độ cao của nhung mao ruột non (n=3; Đvt: µm) Kết quả Lô ĐC (1,0% colistin) Lô TN 1 (1,0% Na-butyrate) Lô TN 2 (1,5% Na-butyrate) X ± m X 7,15±0,52 8,25±0,64 8,67±0,71 So sánh (%) 100 115,38 121,26 P - ≤ 0,001 ≤ 0,001 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Trần Trang Nhung và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 127 - 134 130 2. Ảnh hưởng của Na- buyrate tới trị số pH chất chứa đường tiêu hóa của lợn TN Bảng 3. Biến đổi trị số pH trong chất chứa đường tiêu hoá của lợn TN Kết quả Lô ĐC Lô TN1 Lô TN2 Dạ dày 3,63 3,32 2,99 Tá tràng 6,41 5,72 5,70 Hồi tràng 7,19 7,01 6,99 Kết quả trên bảng 3 cho thấy: ở dạ dày pH có sự biến động từ 3,63 ở lô ĐC xuống còn 3,32 ở lô TN1 và 2,99 ở TN2. Chiều hướng giảm độ pH giữa các lô như trên là do sự tham gia của Na-butyrate với bản chất là axit hữu cơ. Kết quả đo pH tá tràng là nơi có dịch mật và dịch tuỵ đổ vào cũng cho thấy sự giảm dần từ 6,41 (lô ĐC) xuống còn 5,72 (lô TN1) và 5,70 (lô TN2). Ở hồi tràng trị số pH giảm từ 7,19 (ở lô ĐC) còn 7,01 (ở lô TN1) và 6,99 (lô TN2), nhưng cao hơn pH tá tràng do hồi tràng chứa nhiều dịch ruột có pH cao tự nhiên (8,2-8,7). Như vậy, việc bổ sung Na-butyrate đã làm giảm pH trong dạ dày và ruột non của lợn, có tác dụng rất tốt đến sự ức chế các vi khuẩn bất lợi trong đường tiêu hóa lợn con. 3. Ảnh hưởng của Na buyrate đến hệ vi sinh vật đường tiêu hóa của lợn con TN Kết quả kiểm tra vi khuẩn trong chất chứa ở cả trên trực tràng và hồi tràng trình bày ở bảng 4 cho thấy: số lượng VSV tổng số (CFU/g) E.coli và Salmonella ở lô bổ sung kháng sinh colistin (ở lô ĐC) đều cao hơn so với 2 lô lợn bổ sung Na-butyrate (lô TN1, TN2). Số lượng VSV giảm thấp ở lô bổ sung Na-butyrate và giảm thấp nhất khi liều bổ sung 1,5% Na-butyrate trong TN2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung Na butyrate vào khẩu phần tới các chỉ tiêu sinh trưởng và hiệu quả thức ăn của lợn con sau cai sữa 1. Ảnh hưởng của Na- butyrate đến sinh trưởng Bảng 4. Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu VSV đường tiêu hoá(CFU/g chất chứa) Chỉ tiêu Lô ĐC Lô TN1 Lô TN2 1. Hồi tràng VSV tổng số 1,95 x 109 1,70 x 109 1,40x 109 - E. Coli 0,65 x 107 0,43 x 107 0,40 x 107 - Salmonella 0,41 x 105 0,15 x 105 0.05 x 105 2. Trực tràng - VSV tổng số 4,75 x 109 3,65 x 109 3,30 x 109 - E. Coli 2,60 X 107 2,40 x 107 2,30 x 107 - Salmonella 1,95 x 105 1,55 x 105 1,20 x 105 Bảng 5. Khối lượng cơ thể lợn thí nghiệm tính chung cho 3 lần nhắc lại (n=60 con/lô) Tuần TN Lô ĐC Lô TN1 Lô TN2 X ± m X Cv (%) X ± m X Cv (%) X ± m X Cv (%) Bắt đầu 6,04 ± 0,25 7,17 6,04 ± 0,26 7,33 6,00 ± 0,21 6,11 Tuần 1 7,89 ± 0,27 5,83 7,89 ± 0,27 5,91 7,86 ± 0,24 5,22 Tuần 2 9,95 ± 0,27 4,76 9,97 ± 0,28 4,93 10,00 ± 0,25 4,72 Tuần 3 12,25 ± 0,27 3,87 12,39 ± 0,34 4,71 12,39 ± 0,34 4,68 Tuần 4 14,95 ± 0,26 2,98 15,15 ± 0,31 3,58 15,18 ± 0,33 3,76 Tuần 5 18,07 ± 0,2 1,95 18,30 ± 0,26 2,47 18,51 ± 0,26 2,4 Tuần 6 21,69a ± 0,15 1,24 21,88a ± 0,93 1,67 22,30a ± 0,20 1,56 Chênh lệch 100% 100,88% 102,81% Ghi chú: Chữ cái trên đầu số chỉ khối lượng cơ thể khi kết thúc thí nghiệm cho thấy không có sự sai khác thống kê với P>0,05. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Trần Trang Nhung và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 127 - 134 131 Kết quả theo dõi qua 3 lần thí nghiệm lặp lại thể hiện trên bản 5 cho thấy: sinh trưởng tích luỹ của lợn đều tuân theo cùng một chiều hướng, lợn con được nuôi bằng khẩu phần có bổ sung Na-butyrate 1% và 1,5% sinh trưởng có nhanh hơn so với khẩu phần bổ sung kháng sinh colistin 0,1%, trong đó cao nhất ở TN II: Ở tuần TN 4, khối lượng lợn cao hơn so với lô ĐC 0,14 kg/con. Khi kết thúc thí nghiệm, khối lượng lợn ở lô ĐC, TN1, TN2 tương ứng đạt 21,69; 21,88; 22,30 kg/con. Như vậy, ở lô TN1 lợn có KL cao hơn 0,19 kg/con ứng với 0,88% so với lô ĐC; lô TN2 cao hơn lô ĐC 0,61 kg/con ứng với 2,81%. Kết quả trên cho thấy: bổ sung Na-butyrate với liều 1,5% (lô TN2) cho kết quả sinh trưởng tốt nhất. Tuy nhiên, sự sai khác này là không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Kết quả này cũng được xác nhận qua các nghiên cứu về ảnh hưởng của axit hữu cơ tới sinh trưởng của lợn (Phạm Duy Phẩm, 2006 [5]. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con TN được trình bày ở bảng 6. Qua bảng 6 cho thấy, sinh trưởng tuyệt đối của lợn TN có diễn biến tương tự sinh trưởng tích lũy. Khi so sánh sinh trưởng tuyệt đối của lợn con giữa các lô ta thấy ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng tuyệt đối của lợn con ở lô TN2 đều cao hơn lô ĐC và lô TN1 (265,95 so với 264,05; 264,39 g/con/ngày ở tuần thí nghiệm thứ nhất; 476,00 so với 446,06 và 449,53 g/con/ngày ở tuần 4; 543,78 so với 517,73 và 522,92 g/con/ngày ở tuần 6).Tính chung cả giai đoạn thí nghiệm thì sinh trưởng tuyệt đối của lợn con lô TN2 (bổ sung 1,5% Na-butyrte) là 388,49 so với lô ĐC (bổ sung kháng sinh colistin là 372,78 cao hơn 15,71g/con/ngày, lô TN1 (bổ sung 1% Na- butyrate) có sinh trưởng tuyệt đối là 377,47 g/con/ngày so với lô ĐC cao hơn 4,69g/con/ngày). Điều này khẳng định Na- butyrate có ảnh hưởng tốt đến sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm. 2. Ảnh hưởng của Na- butyrate đến hiệu quả thức ăn - Mức thu nhận thức ăn của lợn thí nghiệm được thể hiện trên bảng 7. Bảng 6. Tăng khối lượng tuyệt đối của lợn thí nghiệm (g/con/ngày) Tuần thí nghiệm Lô ĐC Lô TN1 Lô TN2 Tuần 1 264,05 ± 5,16 264,39 ± 6,77 265,95 ± 7,67 Tuần 2 294,11 ± 4,90 297,54 ± 4,33 305,50 ± 7,01 Tuần 3 329,02 ± 4,28 345,29 ± 7,11 342,30 ± 11,90 Tuần 4 385,13 ± 6,2 395,13 ± 4,21 397,43 ± 6,65 Tuần 5 446,06 ± 8,34 449,53 ± 7,79 476,00 ± 11,9 Tuần 6 517,73 ± 8,14 522,92 ± 9,49 543,78 ± 8,13 Tính chung 372,78a ± 4,29 377,47a ± 3,01 388,49a ± 2,59 Ghi chú: Chữ cái trên đầu số chỉ khối lượng cơ thể khi kết thúc thí nghiệm cho thấy không có sự sai khác thống kê với P>0,05. Bảng 7: Mức thu nhận thức ăn của lợn thí nghiệm (g/con/ngày) Tuần thí nghiệm Lô ĐC Lô TN 1 Lô TN 2 Tuần 1 273,58 ± 4,65 269,71 ± 5,16 270,90 ± 6,21 Tuần 2 367,20 ± 5,05 371,83 ± 5,73 379,10 ± 10,50 Tuần 3 480,69 ± 8,40 493,50 ± 10,40 484,90 ± 15,10 Tuần 4 558,20 ± 9,01 593,65± 5,37 593,91 ± 8,84 Tuần 5 700,00 ± 8,25 702,38 ± 6,30 719,58 ± 6,71 Tuần 6 819,20 ± 5,56 811,51± 7,02 837,57 ± 4,52 Bình quân toàn kỳ 533,25± 8,53 540,43 ± 2,20 547,66 ± 4,40 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Trần Trang Nhung và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 127 - 134 132 Kết quả theo dõi trình bày ở bảng 7 cho thấy, mức thu nhận thức ăn của lợn con thí nghiệm tăng dần theo thời gian thí nghiệm. Ở tuần đầu thí nghiệm, lượng thức ăn tiêu thụ của lợn đạt 273,58; 269,71; 270,90 g/con/ngày tương ứng với 3 lô ĐC; lô TN1 và lô TN2. Giữa 3 lô không có sự chênh lệch nhiều. Ở tuần thí nghiệm 2, mức tiêu thụ thức ăn của lô ĐC, lô TN1, lô TN2 lần lượt là 367,20; 371,83; 379,10 g/con/ngày; tương tự ở tuần 4 là 558,2; 593,65; 593,91 g/con/ngày; tuần 6 là 819,20; 811,51; 837,57 g/con/ngày. Nhìn chung, mức tiêu thụ thức ăn ở lô TN1 và lô TN2 cao hơn lô ĐC, trong đó lô TN2 cao hơn lô TN1. Bình quân toàn kỳ thí nghiệm cũng cho kết quả tương tự. Mức thu nhận thức ăn ở lô TN2 là 547,66 g/con/ngày cao hơn so với lô TN1 540,43 và lô ĐC là 533,25 g/con/ngày với mức chênh lệch 7,23 và 14,41 g/con/ngày, lô TN1 cao hơn lô ĐC với mức chênh lệch là 7,18 g/con/ngày. - Về mức tiêu tốn thức ăn/ kg tăng khối lượng lợn TN: Nhìn vào kết quả ở bảng 8 thấy: Tương ứng với lô ĐC, lô TN1, lô TN2, mức TTTA/kg tăng khối lượng tăng dần ở cả 3 lô theo thời gian thí nghiệm nhưng không có sự khác biệt thống kê có ý nghĩa. Tính chung toàn kỳ thí nghiệm, mức TTTA/kg tăng khối lượng của lô ĐC cao hơn so với lô TN1 và lô TN2, tương ứng là 1,41 so với 1,39 và 1,37 kg. Như vậy, khi bổ sung Na- butyrate trong khẩu phần thức ăn cho lợn con sau cai sữa đã làm giảm tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng lợn so với dùng kháng sinh. Với mức bổ sung 1% Na- butyrate làm giảm 1,42%; với mức 1,5% làm giảm 2,84% so với kháng sinh, tuy không có sự sai khác thống kê nhưng đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá vai trò của Na - butyrate. Bảng 8: TTTA/ kg tăng khối lượng của lợn thí nghiệm (kg) Tuần thí nghiệm Lô ĐC Lô TN 1 Lô TN 2 Tuần 1 1,04 ± 0,02 1,02 ± 0,02 1,02 ± 0,03 Tuần 2 1,25 ± 0,04 1,25 ± 0,05 1,24 ± 0,05 Tuần 3 1,45 ± 0,01 1,43 ± 0,02 1,42 ± 0,01 Tuần 4 1,54 ± 0,02 1,50 ± 0,02 1,50 ± 0,02 Tuần 5 1,57 ± 0,03 1,56 ± 0,02 1,51 ± 0,02 Tuần 6 1,58 ± 0,03 1,58 ± 0,03 1,54 ± 0,03 Toàn kỳ 1,41 ± 0,01 1,39 ± 0,01 1,37 ± 0,01 So với lô ĐC (%) 100 98,58 97,16 Hiệu quả sử dụng Na-butyrate thay thế colistin trong thức ăn nuôi lợn con sau cai sữa Bảng 9. Một số chỉ tiêu hiệu quả chăn nuôi của lợn thí nghiệm Chỉ tiêu ĐVT Lô ĐC Lô TN 1 Lô TN 2 KL cơ thể tăng trong kỳ Kg/lô 413,50 ± 15,50 416,60 ± 17,60 425,50 ± 17,50 Tiêu tốn thức ăn Kg/lô 438,00 ± 12,10 440,20 ± 13,90 445,20 ± 14,50 Chi phí thức ăn đ/lô 5658960 ± 155756 5686953 ± 179348 5751553 ± 186944 Chi phí nhân tố TN đ/lô 211554 ± 5823 264100 ± 8329 400650 ± 13022 Chi phí thuốc điều trị/kg đ/kg 133 125 115 Tổng chi phí đ/lô 5870514 ± 161579 5951053 ± 187677 6152203 ± 199966 Chi phí/kg tăng KL đ 14343 ± 1202 14425 ± 168 14573 ± 136 Chênh lệch (±) đ 0 + 82 + 230 So với lô ĐC % 100 100,57 101,60 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Trần Trang Nhung và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 127 - 134 133 Số liệu bảng 9 cho thấy: Chi phí/kg tăng khối lượng ở lô TN1 (có bổ sung Na- butyrate 1%) là 14425đ; lô TN2 là 14573đ (bổ sung Na- butyrate 1,5%); lô ĐC (bổ sung kháng sinh colistin 0.1%) thấp nhất là 14343 đ/kg tăng khối lượng. Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng của lô TN1 cao hơn lô ĐC là 82đ, ứng với 0,57%, lô TN2 cao hơn lô ĐC là 230đ ứng với 1,6% và cao hơn lô TN1 là 148đ. Kết quả cũng cho thấy: Khi bổ sung Na- butyrate vào khẩu phần ăn cho lợn con sau cai sữa đã làm tăng đơn giá thức ăn ở các lô thí nghiệm so với ĐC, lên 0,57% ở lô bổ sung Na- butyrate 1% và 1,6% ở lô bổ sung Na- butyrate 1,5%. Mặc dù khi bổ sung Na- butyrate vào khẩu phần ăn làm tăng khả năng tăng trưởng, giảm tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng, nhưng chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng lại tăng, nguyên nhân là do giá thành 1kg chế phẩm Na- butyrate cao. KẾT LUẬN - Bổ sung Na-Butyrate có ảnh hưởng tốt tới đường tiêu hóa, có tác dụng kích thích cho hệ thống nhung mao ruột non phát triển so với sử dụng kháng sinh làm chất kích thích sinh trưởng. Độ cao nhung mao ruột đạt mức lớn nhất ở lô TN2 (bổ sung 1,5% Na-butyrate) là 8,67µ trong khi lô ĐC (dùng 1% colistin) chỉ đạt 7,15µ, chênh lệch nhau 1,52µ tương ứng 21,16%. Còn ở lô TN1 (bổ sung 1% Na- butyrate) độ cao nhung mao đạt 8,25µ cao hơn lô ĐC 1,1µ, tương ứng cao hơn 15,38% (P ≤ 0,001)và kém hơn không đáng kể so với lô TN2 với kết quả là 0,42µ với p>0,05. - Bổ sung Na-butyrate vào khẩu phần ăn cho lợn con giai đoạn sau cai sữa đã làm hạ pH đường tiêu hoá thấp hơn so với sử dụng kháng sinh, có tác dụng ức chế sự phát triển cuả các VSV hiếu khí E.coli và Salmonella có hại trong đường ruột. - Sử dung Na- butyrate thay thế kháng sinh làm ổn định sinh trưởng của lợn con sau cai sữa, khối lượng kết thúc thí nghiệm của cả 3 lô không có sự sai khác thống kê có ý nghĩa (P>0,05) nhưng lại có tác dụng làm tăng hiệu quả thức ăn thông qua giảm mức tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng là 0,42% và 2,84% tương ứng ở 2 lô thí nghiệm so với ĐC. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Vũ Duy Giảng (2009).Các biện pháp thay thế kháng sinh bổ sung trong thức ăn chăn nuôi.”.“” [2]. Phạm Thị Hiền Lương, Phan Đình Thắm (2008). Giáo trình tổ chức học, phôi thai học, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. [3]. Morz (2003). Organic acids of various origin and physicochemical form as potential growth promoters for pigs, Digestive physiology in Pigs, Proc. 9th Symposium, p. 267-293. [4]. Morz (2005). Organic acids as potential alternative to antibiotic growth promoters for pigs, Advance in pork production, Volume 16. [5]. Phạm Duy Phẩm (2006). Xác định hiệu quả của việc bổ sung chế phẩm axit hữu cơ ultracid Lacdry và Adimix Butyrate trong thức ăn cho lợn con sau cai sữa tới 60 ngày tuổi, Báo cáo Hội nghị Khoa học Viện Chăn nuôi. 6]. Trần Văn Phùng, Trần Thanh Vân, Hà Thị Hảo (2004), Giáo trình Chăn nuôi lợn, Nhà xuất bản Nông nghiệp - Hà Nội. [7]. Trần Quốc Việt, Bùi Thị Thu Huyền, Dương Văn Hợp, Vũ Thành Lâm (2006). Nghiên cứu kỹ thuật sản xuất chế phẩm probiotic dùng trong chăn nuôi lợn và gia cầm, Báo cáo Hội nghị Khoa học Viện Chăn nuôi. [8]. Nguyễn Hưng Quang (2007). Hệ vi sinh vật đường ruột và sự acid hóa đường ruột”, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Trần Trang Nhung và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 127 - 134 134 SUMMARY AFFECT OF USING BIOPRODUCT SODIUMBUTYRATE REPLAYING COLISTIN ANTIBIOTIC IN THE RATION FOR WEANING PIGLETS Tran Trang Nhung*, Hoang Toan Thang College of Agriculture and Forestry - TNU Total of 180 piglets weaned at the 21 day olds with the average body weight of 6.04 kg/head were divided into 3 plots. Each plots there were 20 piglets. The experiment was repeated 3 times. The control was supplied 0.1% of colistin. The plot 1 was supplied 1% of Na-Butyrate and the plot 2 was supplied 1.5% of Na - Butyrate. The piglets had fed in 42 day olds. The indicators include: the length of the villus in the intestinal wall, pH value in the small intestine; body weight of piglets, number of microorganism; feed efficiency and economic efficiency. The observed results showed that, the use of Na butyrate in the ration for piglets can replay colistin: the better status of intestinal structs of piglets; the length of villus higher than the piglets in control (the difference is significant at P≤ 0,001. Na-butyrate reduced the pH in the stomach and smal intestine. It inhibited the growth of bacteria in the intestine of the piglets, so it reduced the number of E. Coli, Salmonella then reduced the diarhea and keep the stable growth and FCR of the piglets in the experiment (P >0.05). Keywords: Antibiotic, Sodiumbutyrate, Colistin,Replaying product, piplet, Intestine villus * Tel: 0915 365 757 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbrief_33393_37214_492012144253tap8100020bm_1755_2052363.pdf