- Ở nữ, hoạt động sinh sản sẽ chấm dứt vào thời kỳ mãn kinh. Đây là thời kỳ
buồng trứng ngừng hoạt động, không rụng trứng, chu kỳ kinh nguyệt thưa dần rồi
hết hẳn, nồng độ các hormon sinh dục nữ giảm xuống rất thấp.
+ Tuổi mãn kinh khoảng 45-55 tuổi. Trước 40 tuổi là mãn kinh sớm, sau 55
tuổi là mãn kinh muộn. Tuổi mãn kinh đang có khuynh hướng ngày càng muộn đi
đặc biệt là ở các xã hội phát triển.
+ Cơ chế của mãn kinh: số lượng noãn bào giảm đáng kể, buồng trứng trở
nên kém nhạy cảm đối với những kích thích từ trục hạ đồi - tuyến yên - buồng
trứng.
+ Biểu hiện: ở giai đoạn tiền mãn kinh khoảng 2-5 năm trước khi mãn kinh
thật sự có rối loạn về kinh nguyệt, tăng cân, trằn vùng bụng dưới, đau vú, cơn bốc
hỏa, tiết mồ hôi đêm, lo âu, căng thẳng, cáu gắt.
23 trang |
Chia sẻ: tuanhd28 | Lượt xem: 3764 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sinh lý hệ sinh dục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
SINH LÝ HỆ SINH DỤC
Tên bài giảng: SINH LÝ HỆ SINH DỤC
Đối tượng: Sinh viên Y năm thứ 2 (TCDY 090104321314/ TCDY090104421314)
Số lượng:
Thời gian:04 tiết (13g30-17g20 14/11 và 7g30-11g20 18/11)
Địa điểm: Đại học Võ Trường Toản, p101/p102
Giảng viên: BS.CKII. Nguyễn Thị Huệ
Bộ môn: Phụ Sản
Hệ sinh dục ở nam và nữ thực hiện hai chức năng chính là :ngoại tiết và nội
tiết. Hoạt động của hệ sinh dục gắn liền với hoạt động của trục vùng hạ đồi-tuyến
yên-tuyến sinh dục và đời sống sinh sản được đánh dấu bằng các hiện tượng dậy
thì và mãn dục.
SINH LÝ SINH DỤC NAM
Mục tiêu:
1. Trình bày mối tương quan giữa vùng dưới đồi, tuyến yên và tinh hoàn.
2. Nêu được các hormone quan trọng bài tiết bởi tế bào Leydig, tế bào Sertoli
3. Kể sơ lược về những bước tạo thành tinh trùng, cơ chế tạo hiện tượng cương và
phóng tinh
1. ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU
Bộ phận sinh dục nam gồm 3 phần chính:
- Dương vật: niệu đạo nằm trong thể xốp, mô cương gồm hai thể hang, thần
kinh và mạch máu.
- Bìu: nằm ngoài khoang cơ thể. Trong bìu có tinh hoàn và mào tinh.
+ Tinh hoàn: nhiều thùy, mỗi thùy nhiều ống sinh tinh, giữa các ống sinh
tinh có tế bào kẽ (tế bào Leydig).
+ Mào tinh: Dài 6 cm tiếp nối các ống sinh tinh.
2
- Ống dẫn tinh và các tuyến phụ thuộc: ống dẫn tinh tiếp nối mào tinh hoàn,
đổ vào niệu đạo. Các tuyến ngoại tiết đổ dịch vào đường sinh dục nam là túi tinh,
tiền liệt tuyến, tuyến hành niệu đạo.
2. CHỨC NĂNG CỦA TINH HOÀN
2.1. Chức năng ngoại tiết: tạo tinh trùng
2.1.1. Quá trình hình thành và dự trữ tinh trùng
2.1.1.1. Cấu tạo tinh hoàn:
Tinh hoàn người bình thường nằm trong bìu. Nơi đây có nhiệt độ thấp hơn
nhiệt độ trung tâm của cơ thể từ 1-2°C. Mỗi tinh hoàn nặng khoảng 40gram, dài
4.5cm. 80% tinh hoàn của người lớn là ống sinh tinh, 20% còn lại là mô liên kết.
Thành của ống sinh tinh tinh là nơi tinh trùng được tạo ra.Mỗi ống sinh tinh
có 2 đầu đổ vào các ống nối kết như mạng lưới gọi là lưới tinh (retetestis).Lưới
tinh nối tiếp với đầu của mào tinh (epididymis). Từ đây tinh trùng được đưa đến
đuôi của mào tinh để vào ống dẫn tinh (vas deferens). Ống dẫn tinh đi vào ổ bụng
ra sau bàng quang thì cùng với túi tinh (seminal vesicle) đổ vào ống phóng tinh
(ejaculatory duct). Ống phóng tinh lại đổ vào niệu đạo bên trong tuyến tiền liệt.
Phần mô liên kết nằm ngoài các ống sinh tinh có các cụm tế bào Leydig tiết
testosterone.
2.1.1.2. Sự tạo tinh trùng
Việc sản xuất tinh trùng bắt đầu từ lúc dậy thì và kéo dài đến suốt đời. Mỗi
ngày có khoảng 100 đến 200 triệu tinh trùng được tạo ra. Để có thể tạo số lượng
lớn như vậy các tinh nguyên bào phải được tạo thêm bằng hiện tượng phân chia tế
bào; đây là điểm khác biệt với phái nữ, vốn chỉ có một lượng trứng nhất định từ lúc
sinh ra và số lượng giảm dần theo thời gian
Tiến trình này mất 74 ngày từ tế bào mầm nguyên thủy (2n nhiễm sắc thể)
mới cho ra được tinh trùng trưởng thành.
Khi trưởng thành: Các tinh nguyên bào sẽ biến thành tinh bào bậc I (2n)
Mỗi tinh bào bậc I sẽ gián phân giảm nhiễm qua 2 giai đoạn
Giai đoạn 1: tạo ra 2 tinh bào bậc II (n)
Giai đoạn 2: cho ra 4 tinh tử {tiền tinh trùng (n)}. Mỗi
tinh tử có 22 nhiễm sắc thể cơ thể và một nhiễm sắc thể giới tính
Tinh tử: khi trưởng thành sẽ thành tinh trùng (n).
3
Khi được đưa vào lòng ống sinh tinh, tinh trùng có cấu trúc thẳng và gồm 3
phần:
- Phần đầu: có chứa nhân và thể cực đầu (acrosome), trong thể cực đầu có
các men thủy phân và men phân hủy protein. Các men này giúp tinh trùng xuyên
vào trứng và cũng có thể giúp tinh trùng xuyên qua nút nhày ở cổ tử cung
- Phần giữa hay thân của tinh trùng: có nhiều ty thể tạo năng lượng cần cho
sự di chuyển của tinh trùng
4
- Phần cuối (đuôi) tinh trùng: cấu tạo bởi các vi ống và dynein, một loại
ATP-ase lệ thuộc magnesium. Men này sẽ biến năng lượng ATP thành chuyển
động trượt của các vi ống, từ đó tạo chuyển động cho tinh trùng.
2.1.1.3. Đường đi của tinh trùng:
Tinh trùng được đưa vào đường sinh sản của người phụ nữ là do bơm ra từ
ống dẫn tinh. Ngoài thành phần trong ống dẫn tinh, dịch đưa vào đường sinh sản
nữ còn có một số dịch tiết từ cơ quan khác:
- Tuyến tiền liệt: dịch tiết của nó chứa citrate, calcium, kẽm và acid
phosphatase; tính kiềm của dịch tiền liệt tuyến giúp trung hòa pH acid của tinh
dịch, của chất tiết ở âm đạo và cổ tử cung.
Phần cuối cùng của tinh dịch được phóng ra có cấu tạo chủ yếu là dịch tiết từ - Túi
tinh: Phần cuối cùng của tinh dịch được tiết ra từ túi tinh; dịch tiết từ dịch này có
chứa fructose, cần cho tinh trùng sử dụng tạo năng lượng. Dịch túi tinh còn có
prostagladine kích thích tử cung và vòi tử cung co thắt đẩy tinh trùng về phía trứng
2.1.2. Hiện tượng cương:
Trung khu phối hợp gây phản ứng cương nằm ở đoạn tủy lưng. Trung khu
này nhận xung động hướng tâm từ bộ phận nhận cảm ở cơ quan sinh sản và từ hệ
thần kinh trung ương khi có kích thích tình dục về mặt tâm lý (nhìn hình ảnh khêu
gợi, nghe kể) Trung khu này phát xung động ly tâm đi theo dây thần kinh tạng
vùng chậu dẫn đến dương vật
Trong các chất dẫn truyền của hệ thần kinh phó giao cảm gây hiện tượng
cương, chất nitric oxit (NO) hình như là chất dẫn truyền thần kinh quan trọng.
Hiện tượng cương bắt đầu bằng sự dãn nở tiểu động mạch, làm máu đổ vào
mô xốp; khi các mô xốp của dương vật chứa đầy máu, các tĩnh mạch sẽ bị ép, làm
cản máu khó thoát ra, vì vậy dương vật căng cứng. Bình thường hiện tượng cương
chấm dứt khi có luồng xung động giao cảm làm co tiểu động mạch.
2.1.3. Hiện tượng phóng tinh: Là một phản xạ tủy sống gồm 2 giai đoạn
- Giai đoạn tiết tinh: tinh dịch được tiết ra và di chuyển vào niệu đạo do sự
co thắt của cơ trơn ở ống dẫn tinh và túi tinh.
- Giai đọan phóng tinh thật sự: Tinh dịch vào niệu đạo được các cơ bầu hang
co thắt làm bắn ra khỏi niệu đạo lúc cực khoái. Phản xạ phóng tinh có luồng hướng
tâm xuất phát từ các bộ phận nhận cảm giác đụng chạm ở đầu dương vật, đi đến
5
tủy sống qua thần kinh thẹn trong. Trung khu phản xạ phóng tinh nằm ở đoạn tủy
lưng dưới cung và đoạn tủy thiêng trên cùng.
2.1.4. Tinh dịch: là dịch được phóng ra vào lúc cực khoái. Đây là một hỗn hợp
dịch: 10% dịch ống dẫn tinh (có tinh trùng), 60% dịch túi tinh, 30% dịch tiền liệt
tuyến, một lượng nhỏ từ các tuyến khác.
Thể tích bình thường 2.5 - 3.5ml trong một lần phóng tinh sau vài ngày
kiêng giao hợp, thể tích và lượng tinh trùng giảm nhanh nếu giao hợp gần nhau
- Tiêu chuẩn tinh dịch bình thường theo WHO 2010:
+ Tính chất:
Màu: trắng đục.
Mùi: tanh nồng.
Trọng lượng riêng: 1.028.
pH 7.2
Thể tích 1.5ml/lần phóng tinh.
Thời gian ly giải: 15-60 phút.
+ Tinh trùng:
Tổng số tinh trùng 39 triệu
Mật độ tinh trùng 15triệu/ml
Di động tiến tới (PR) ≥ 32% hoặc PR+NP (không tiến tới) ≥ 40%
Hình dạng bình thường ≥ 4%
Tỉ lệ tinh trùng sống ≥ 58%
+ Khác:
Tế bào lạ ≤ 1 triệu/ml
Thành phần khác: fructose, prostaglandin ...
2.2. Chức năng nội tiết
2.2.1. Hormone điều hòa họat động sinh tinh
Ở người lớn, trục GnRH- LH /FSH- Tinh hoàn: có vai trò quan trọng trong
điều hòa hoạt động sinh tinh
- Chưa dậy thì: tinh hoàn chỉ có tinh nguyên bào ở trạng thái yên lặng,
không có tế bào Leydig lẫn tế bào quanh ống, tế bào Sertoli cũng yên lặng
Commented [B1]:
6
- Dậy thì: bài tiết FSH tăng hoạt hóa tinh nguyên bào.
Hoạt hóa tế bào Sertoli: Tế bào nầy rất cần cho sự phân
bào của tế bào mầm.
LH: kích thích tế bào Leydig bài tiết testosterone; hormone này
khuếch tán qua màng đáy để vào tế bào Sertoli.
Để hoàn tất giai đoạn cuối của quá trình sinh tinh cần có một lượng
testosteron tại chỗ cao hơn nồng độ huyết tương 100 lần. Vì thế ở người đàn ông bị
thiếu LH, lượng testosterone ngoại sinh với liều thay thế không đủ duy trì hoạt
động sinh tinh
- Sau dậy thì: hoạt động tạo tinh ra thường xuyên. Nếu FSH và LH bài tiết
quá ít thì sự tạo tinh vẫn diễn ra nếu có testosterone nồng độ cao. Trong trường hợp
như vậy số lượng tinh trùng giảm đáng kể, nhưng hình dạng tinh trùng bình
thường; chỉ cần LH và FSH về bình thường là có thể tăng lượng tinh trùng
Mặc dù sự tạo tinh diễn ra có tính chu kỳ tại các ống sinh tinh, nhưng xét
toàn thể thì tinh hoàn liên tục giải phóng tinh trùng. Ngoài ra dù sự bài tiết
gonadotropin có dạng xung, nhưng lượng FSH và LH trung bình ở nam hầu như
hằng định
7
Sơ đồ tương quan giữa: Vùng dưới đồi Thùy trước tuyến Yên Tinh
hoàn
Chú thích: mũi tên liên tục (kích thích); mũi tên đứt đoạn (ức chế)
Dưới tác dụng của FSH, tế bào Sertoli sản xuất và bài tiết ra nhiều chất; một
số chất này đổ trực tiếp vào lòng ống sinh tinh.
Dưới tác động cộng hưởng của cả FSH và testosterone, tế bào Sertoli sản
xuất chất chuyên chở androgen, chất này gắn chặt với testosterone,
dihydrotestosteron và estradiol do đó điều hòa, làm cho các hormone này luôn có
sẵn cho các tế bào mầm ở ống sinh tinh và mào tinh.
Leydig Sertoli
testossteron
GnRH Vùng dưới đồi
Tác động
nam hóa và
tác động tiến
biến
LH FSH
Thùy trước tuyến Yên
Tinh hoàn
Testosterone
Inhibin
8
2.2.2. Chức năng nội tiết của tinh hoàn
Hormon sinh dục nam Androgen gồm có: testosteron, dihydrotestosteron và
androstenedion trong đó chủ yếu là testosteron. Ngoài ra testosterone cũng được
tạo ra ở vỏ thượng thận
- Nguồn gốc: tế bào Leydig
- Bản chất: steroid có 19 Carbon
- Tác dụng:
+ Thời kỳ bào thai: từ tuần thứ bảy tinh hoàn bào thai tiết testosteron làm
biệt hóa đường sinh dục nam, ngăn cản sự hình thành đường sinh dục nữ. Trong 2-
3 tháng cuối thai kỳ, testosteron còn có tác dụng đưa tinh hoàn từ ổ bụng xuống
bìu.
+ Tuổi dậy thì: làm xuất hiện và bảo tồn các đặc tính sinh dục nam thứ phát
như tóc cứng và thô, mọc nhiều lông, râu; giọng nói trầm do dây thanh âm phì đại;
da dày, thô, mụn trứng cá; phát triển cơ xương, phát triển cơ quan sinh dục; tâm lý
mạnh mẽ, hướng ngoại, thích người khác giới.
+ Kích thích sản sinh tinh trùng: kích thích sự hình thành tinh nguyên bào,
sự phân chia giảm nhiễm từ tinh bào II thành tiền tinh trùng. Testosteron cũng kích
thích tế bào Sertoli tổng hợp và bài tiết protein nuôi dưỡng tinh trùng.
+ Đồng hóa prorein, phát triển hệ thống cơ xương: hệ thống cơ bắp phát
triển mạnh, lắng đọng protein ở da làm da dày, ở thanh quản làm phì đại niêm mạc
thanh quản, tăng tổng hợp protein của khung xương. Gây cốt hóa sụn liên hợp đầu
xương, tăng hoạt động tạo xương, làm khung chậu phát triển theo hình ống.
2.2.3. Điều hòa hoạt động tinh hoàn:
Hoạt động tinh hoàn chịu ảnh hưởng của FSH và LH.
- FSH: có tác dụng nuôi dưỡng tế bào Sertoli, và cùng với các androgen duy
trì chức năng tạo tinh của tinh hoàn; ngoài ra còn kích thích bàio tiết
ABP(Androgen Binding Protein: chất chuyên chở Androgen) và Inhibin.
- Inhibin có tác dụng ức chế sự bài tiết FSH. LH có tác động nuôi dưỡng tế
bào Leydig. Các tổn thương vùng dưới đồi sẽ làm teo tinh hoàn, và tinh hoàn
không còn hoạt động
2.2.3.1. Inhibin
- Nguồn gốc: tế bào Sertoli.
- Bản chất: glycoprotein, trọng lượng phân tử 10.000-30.000.
9
- Tác dụng: ức chế bài tiết FSH dẫn đến giảm sản sinh tinh trùng.
- Điều hòa: khi sản sinh tinh trùng quá nhiều sẽ kích thích bài tiết inhibin.
2.2.3.2. Điều hòa ngược bởi steroid: theo giả thuyết đã chứng minh (sơ đồ)
- Khi cắt bỏ tinh hoàn: FSH, LH tăng nhiều.
- Testosteron: ức chế bài tiết LH, do tác động trực tiếp lên tuyến yên và vùng
dưới đồi làm giảm GnRH.
- Inhibin: tác động trực tiếp lên thùy trước tuyến yên làm ức chế bài tiết FSH
- Dưới tác động của LH, một số lớn testosterone được bài tiết bởi tế bào
Leydig tiếp xúc với mô bì của ống sinh tinh. Như thế tế bào Sertoli có nồng độ
androgen tại chỗ đủ cao mới duy trì hoạt động tạo tinh được.
- Nếu chích testosterone ngoại sinh vào, sẽ ức chế tế bào Leydig, nên không
tạo được một nồng độ testosterone tại chỗ đủ lớn cho sự tạo tinh, kết quả là giảm
lượng tinh trùng; vì lý do này người ta nghiên cứu dùng testosterone ngừa thai cho
nam, tuy nhiên với liều testosteron đủ gây ức chế sự tạo tinh lại gây tác dụng phụ
là giữ nước và muối; vai trò của inhibin cũng đang được tìm hiểu.
10
SINH LÝ SINH DỤC NỮ
Mục tiêu:
1. Trình bày được quá trình tạo trứng và thành lập hoàng thể của buồng trứng.
2. Nêu được tác dụng của Progesteron và Estrogen trên cơ thể phụ nữ
3. Phân tích được vai trò của tuyến yên và vùng dưới đồi, điều hòa chức năng
buồng trứng
4. Trình bày chu kỳ kinh nguyệt bình thường
1. ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU
Bộ phận sinh dục nữ bao gồm 2 phần chính:
- Cơ quan sinh dục ngoài: âm hộ, âm đạo và tầng sinh môn.
+ Tử cung: cổ tử cung, thân tử cung và đáy tử cung.
+ Vòi trứng: tiếp nối từ đáy tử cung ra ngoài và tạo thành loa vòi bao phủ
buồng trứng.
+ Buồng trứng: ở phụ nữ trưởng thành, buồng trứng có hình trứng, chắc và
đặc, màu hơi hồng, kích thước nhỏ và thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt. Trong
buồng trứng có nhiều nang trứng nguyên thủy, trong quá trình phát triển cơ thể
phần lớn nang trứng sẽ tự thoái hóa: ở thời kỳ bào thai có khoảng 6 triệu nang, sau
khi sinh còn khoảng 2 triệu nang, đến tuổi dậy thì chỉ còn khoảng 300.000–
400.000 nang và đến tuổi mãn kinh tất cả các nang trứng đều thoái hóa.
11
Đời sống sinh sản của người phụ nữ bắt đầu từ tuổi dậy thì đến mãn kinh, có
hai hiện tượng quan trọng nhất diễn tiến theo chu kỳ là chu kỳ buồng trứng và chu
kỳ nội mạc tử cung.
2. CHỨC NĂNG CỦA BUỒNG TRỨNG
2.1. Chức năng ngoại tiết: tạo trứng và hoàng thể
Quá trình tạo trứng và hoàng thể lập đi lập lại tạo thành chu kỳ buồng trứng.
Một chu kỳ gồm các giai đoạn:
12
* Giai đoạn nang trứng:
Lúc người phụ nữ đang hành kinh, ở buồng trứng chỉ có các nang trứng
nguyên thủy, trong mỗi nang có một noãn. Noãn là giao tử cái mang bộ nhiễm sắc
thể đơn bội.
Từ sau khi hành kinh đến trước khi phóng noãn, 6-12 nang trứng nguyên
thủy phát triển to lên thành nang trứng sơ cấp, nang trứng thứ cấp và nang trứng có
hốc. Trong quá trình này một số nang trứng tiếp tục bị thoái hóa để đến khi phóng
noãn thường chỉ còn lại một nang. Đi cùng sự phát triển của nang trứng là sự hình
thành ngày càng rõ của hai lớp áo, lớp áo ngoài là vỏ xơ bao xung quanh nang
trứng và lớp áo trong với các tế bào có hạt bao quanh noãn. Lớp áo trong này chính
là bộ phận nội tiết của nang trứng bài tiết estrogen và progesteron mà chủ yếu là
estrogen. Hốc chứa dịch bên trong nang trứng cũng lớn dần lên và đẩy noãn về một
cực của nang.
* Giai đoạn phóng noãn:
Nang trứng có hốcEstrogen
Tuyến yên FSH/LH=1/3
Nang trứng chín
Progesteron
Men phân giải protein
Nang trứng xung huyết và
bài tiết prostaglandin
Thành nang yếu Thấm huyết tương vào nang
Thoái hóa thành nang
tại gò trứng Nang căng phồng
Vỡ nang
Ph ng no n Hoàng thể
(+)
Sơ đồ Cơ chế phóng noãn
13
Thời điểm phóng noãn là khoảng giữa chu kỳ kinh nguyệt (trước ngày hành
kinh của chu kỳ sau 12-16 ngày). Thông thường mỗi chu kỳ chỉ phóng một noãn
duy nhất và trong toàn bộ đời sống sinh sản có khoảng 400-500 nang trứng phát
triển đến phóng noãn.
Cơ chế phóng noãn: vào khoảng gần giữa chu kỳ kinh nguyệt, nồng độ
estrogen trong máu tăng cao có tác dụng feedback (+) làm tuyến yên tăng bài tiết
FSH và LH. Khi đạt đến đỉnh FSH/LH=1/3 thì nang trứng chín, đồng thời dưới tác
dụng của LH nang trứng bắt đầu tăng bài tiết progesteron, progesteron sẽ gây ra
một số biến đổi tại nang trứng dẫn đến phóng noãn.
Trứng rụng nằm trên bề mặt buồng trứng được loa vòi đón lấy và đưa vào
1/3 ngoài loa vòi. Nếu không thụ tinh, trứng sẽ tự thoái hoá.
* Giai đoạn hoàng thể:
Hoàng thể được hình thành từ phần còn lại của nang trứng sau khi phóng
noãn, ngấm mỡ và có màu vàng. Hoàng thể bài tiết hormon progesteron và
estrogen mà chủ yếu là progesteron. Sự phát triển và thoái hóa của hoàng thể:
- Khi không có thai: hoàng thể phát triển to nhất 7-8 ngày sau phóng noãn
rồi thoái hóa và giảm dần bài tiết hormon. Đời sống hoàng thể khoảng 12-14 ngày.
- Khi có thai: hoàng thể tiếp tục duy trì đời sống sau 14 ngày và phát triển tối
đa vào tháng thứ 3. Sau tháng thứ 4 hoàng thể ngừng hoạt động, thoái hóa và nhau
thai sẽ thay thế hoàng thể bài tiết progesteron và estrogen.
2.2 Chức năng nội tiết
Buồng trứng bài tiết 2 hormon sinh dục chính: estrogen và progesteron.
2.2.1 Estrogen
* Nguồn gốc
Estrogen được tiết ra từ lớp áo trong nang trứng, hoàng thể, vỏ thượng thận,
nhau thai và hình thành từ quá trình thơm hoá ở ngoại vi.
* Bản chất
Estrogen là hợp chất steroid, được tổng hợp ở buồng trứng từ cholesterol và
có thể từ acetylcoenzym A.
Dạng lưu hành: 17-estradiol (E2), estron (E1) và estriol (E3), trong đó chủ
yếu là 17-estradiol. Tác dụng của 17-estradiol mạnh gấp 12 lần estron và gấp 80
lần estriol.
14
* Tác dụng
- Làm xuất hiện và bảo tồn các đặc tính sinh dục nữ thứ phát từ tuổi dậy thì
đến lúc mãn kinh như tóc dài, mượt, mọc lông mu; giọng nói trong do dây thanh
âm mỏng; lắng đọng mỡ dưới da làm dáng vẻ mềm mại; tâm lý mềm mỏng, hướng
nội, thích người khác phái.
- Trên tử cung:
+ Cơ tử cung: tăng khối lượng và kích thước tử cung do phát triển cơ tử
cung. Tăng tính nhạy cảm của cơ tử cung với oxytocin, tăng co bóp tử cung.
+ Nội mạc tử cung: tái tạo lớp chức năng từ lớp nền sau khi hành kinh và
làm tăng trưởng nội mạc tử cung, làm các động mạch dài ra và thẳng, các tuyến dài
ra, thẳng, tích trữ nhiều glycogen nhưng không bài tiết.
+ Cổ tử cung: làm các tế bào tuyến cổ tử cung tiết nhiều chất nhầy trong, dai
và loãng.
- Trên vòi trứng: tăng sinh mô tuyến niêm mạc, tăng số lượng và hoạt động
của các tế bào biểu mô lông rung.
- Trên âm đạo: phát triển biểu mô âm đạo thành dạng tầng với 4 lớp và làm
cho bào tương các tế bào biểu mô tích trữ nhiều glycogen. Trực khuẩn thường trú ở
âm đạo là Doderlein sẽ sử dụng glycogen tạo ra acid lactic làm cho pH âm đạo có
tính acid (3.8-4.2).
15
- Trên tuyến vú: phát triển hệ thống ống tuyến, mô đệm; tăng lắng đọng mỡ
ở vú.
- Trên chuyển hoá: tăng tổng hợp protein ở các mô đích., tăng lắng đọng mỡ
dưới da đặc biệt ở ngực, mông, đùi để tạo dáng nữ, giảm nồng độ cholesterol toàn
phần và tăng nhẹ giữ nước và Na+.
- Trên xương: tăng hoạt động của các tạo cốt bào, phát triển khung chậu theo
chiều ngang, kích thích cốt hoá sụn xương.
2.2.2. Progesteron
* Nguồn gốc:
Progesteron được tiết ra từ hoàng thể, lớp áo trong nang trứng, tuyến vỏ
thượng thận và nhau thai.
* Bản chất:
Progesteron là hợp chất steroid được tổng hợp từ cholesterol hoặc từ
acetylcoenzym A.
* Tác dụng:
- Trên tử cung:
+ Cơ tử cung: giảm co bóp cơ tử cung.
+ Nội mạc tử cung: tiếp tục làm tăng trưởng nội mạc tử cung lớp chức năng,
làm các động mạch dài ra, xoắn lại, các tuyến dài ra ngoằn ngoèo và bài tiết dịch
có chứa nhiều glycogen vào trong lòng tử cung gọi là “sữa tử cung”.
+ Cổ tử cung: làm các tế bào biểu mô của niêm mạc cổ tử cung bài tiết một
lớp dịch đục, đặc và bở.
- Trên vòi trứng: giảm hoạt động của các tế bào có lông niêm mạc vòi trứng,
kích thích niêm mạc vòi trứng tiết dịch chứa chất dinh dưỡng.
- Trên âm đạo: bong các lớp trên của biểu mô âm đạo làm niêm mạc âm đạo
mỏng đi.
- Trên tuyến vú: phát triển thuỳ và nang tuyến làm các tế bào tăng sinh, to
lên và trở nên có khả năng bài tiết.
- Trên chuyển hóa: tăng tái hấp thu Na+, Cl- và nước ở ống lượn xa.
- Tăng nhiệt độ cơ thể lên 0.3-0.5oC.
16
2.3 Điều hoà chức năng buồng trứng
- Vùng hạ đồi bài tiết GnRH kích thích thuỳ trước tuyến yên bài tiết FSH và
LH:
+ FSH kích thích nang trứng phát triển đặc biệt là kích thích sự tăng sinh lớp
tế bào hạt để tạo thành lớp áo của nang trứng.
+ LH phối hợp với FSH làm nang trứng chín và phóng noãn; kích thích các
tế bào hạt và lớp vỏ còn lại phát triển thành hoàng thể; kích thích tế bào hạt của
nang trứng và hoàng thể bài tiết estrogen và progesteron.
- Nang trứng phát triển và hoàng thể bài tiết estrogen và progesteron có tác
dụng feedback âm lên sự bài tiết GnRH và FSH, LH (đặc biệt là khi có mặt cả
estrogen và progesteron). Chỉ riêng thời điểm 24-48 giờ trước khi phóng noãn,
nồng độ estrogen trong máu rất cao đã kích thích tuyến yên bài tiết FSH và LH
(feedback dương) dẫn đến nồng độ hai hormon này tăng cao, nhất là LH (gấp 3 lần
FSH).
17
- Hoàng thể bài tiết inhibin có tác dụng ức chế tuyến yên bài tiết FSH, tác
dụng này xảy ra vào cuối chu kỳ kinh nguyệt làm giảm FSH và LH ở thời điểm
này.
- Võ não: các cảm xúc tâm lý cũng có ảnh hưởng lên trục vùng hạ đồi -
tuyến yên - buồng trứng.
3. CHU KỲ KINH NGUYỆT
Chu kỳ kinh nguyệt (chu kỳ nội mạc tử cung) là sự biến đổi ở niêm mạc tử
cung và gây chảy máu một cách có chu kỳ. Chu kỳ kinh nguyệt có độ dài khoảng
25-32 ngày, trung bình 28 ngày gồm 3 giai đoạn:
18
3.1. Giai đoạn tăng sinh (giai đoạn estrogen, giai đoạn nang tố) (N5-N14)
- Tuyến yên: bài tiết FSH và LH tăng dần mà chủ yếu là FSH.
- Buồng trứng: dưới tác dụng của FSH và LH, 6-12 nang trứng phát triển và
bài tiết estrogen, progesteron mà chủ yếu là estrogen. Nồng độ estrogen tăng dần
trong máu.
- Tử cung: dưới tác dụng của estrogen, lớp chức năng nội mạc tử cung phát
triển làm niêm mạc tử cung dày 3-4mm. Các tuyến dài dần, thẳng, không tiết dịch
và xuất hiện các động mạch thẳng.
- Cuối giai đoạn này: 24-48 giờ trước phóng noãn, estrogen tăng cao gây
feedback (+) làm tăng bài tiết FSH và LH lên rất cao, đặc biệt là LH. Nồng độ FSH
và LH cao nhất là khoảng 16 giờ trước phóng noãn với tỷ số FSH/LH=1/3 rồi giảm
xuống. Dưới tác dụng của FSH và LH, ở buồng trứng:
+ Nang trứng tăng cường bài tiết estrogen đạt đến đỉnh rồi bắt đầu giảm
xuống ngay trước khi phóng noãn.
+ Chỉ còn 1 nang trứng phát triển đến chín, các nang khác thoái hoá.
+ Dưới tác dụng của LH, nang trứng bắt đầu tăng bài tiết progesteron. Chính
progesteron sẽ gây phóng noãn kết thúc giai đoạn tăng sinh.
3.2. Giai đoạn phân tiết (giai đoạn progesteron, giai đoạn hoàng thể tố) (N14-N28)
- Tuyến yên: bài tiết FSH và LH mà chủ yếu là LH.
19
- Buồng trứng: dưới tác dụng của LH, hoàng thể được thành lập, phát triển
to nhất 7-8 ngày sau khi phóng noãn và bài tiết tăng dần chủ yếu là progesteron và
một phần estrogen.
- Tử cung: dưới tác dụng của progesteron và estrogen lớp chức năng nội mạc
tử cung phát triển rất mạnh làm niêm mạc tử cung dày 5-6mm. Các tuyến dài ra,
ngoằn ngoèo và bắt đầu bài tiết dịch trong gọi là “sữa tử cung”. Các động mạch
xoắn lại.
- Cuối giai đoạn này: estrogen và progesteron tăng cao phối hợp nhau gây
feedback âm làm ức chế tuyến yên bài tiết LH. Ở buồng trứng, mất tác dụng của LH,
hoàng thể thoái hoá teo lại, không bài tiết estrogen và progesteron, nồng độ hai
hormone này mà đặc biệt là progesteron giảm đột ngột. Kết quả là niêm mạc tử cung
bắt đầu bị thoái hoá giữa lớp nền và lớp chức năng (khoảng 2 ngày trước khi hành
kinh).
Hình 1. Chu kỳ kinh nguyệt
20
3.3. Giai đoạn hành kinh (N1-N5)
- Tuyến yên: bài tiết FSH và LH rất ít.
- Buồng trứng: hoàng thể đã thoái hoá hoàn toàn, chỉ tồn tại các nang trứng
nguyên thủy nên hầu như không bài tiết progesteron và estrogen.
- Tử cung: mất tác dụng của progesteron và estrogen làm nội mạc tử cung
lớp chức năng bị thoái hóa thật sự, các động mạch xoắn co thắt, niêm mạc tử cung
không được nuôi dưỡng, bị hoại tử giải phóng chất co mạch thuộc nhóm
prostaglandin tiếp tục gây co thắt động mạch xoắn. Khi động mạch chức năng vỡ,
máu chảy ra dưới lớp niêm mạc chức năng. Máu đông lại sau đó tan ra làm tróc lớp
niêm mạc chức năng đã hoại tử.
- Kết quả của giai đoạn này là niêm mạc tử cung chỉ còn lại lớp nền và phần
bong chảy ra gây hiện tượng hành kinh. Ngày chảy máu đầu tiên là ngày thứ nhất
của chu kỳ kinh nguyệt, thời gian hành kinh trung bình 3-5 ngày. Tính chất của
máu kinh nguyệt:
+ Trung bình 30-80mL/lần hành kinh.
+ Chủ yếu là máu động mạch, 25% là máu tĩnh mạch.
+ Máu màu đỏ sẫm, không đông.
+ Thành phần: các thành phần của máu, chất nhầy cổ tử cung, mảnh vụn của
niêm mạc tử cung, tế bào niêm mạc âm đạo và nhiều vi trùng trường trú trong âm
đạo.
CÁC THỜI KỲ HOẠT ĐỘNG SINH DỤC Ở PHỤ NỮ
Cuộc đời hoạt động sinh dục của người phụ nữ được chia làm bốn thời kỳ.
1. THỜI KỲ TRẺ EM (TRƯỚC DẬY THÌ):
Trong tuổi thiếu niên, buồng trứng ở trong giai đoạn im lặng về mặt nội tiết,
mặc dù về mặt hình thái người ta cũng phát hiện được sự trưởng thành và sự thoái
hoá của nang noãn. Tuy vậy các biến đổi hình thái này không đi kèm với hoạt động
nội tiết của buồng trứng. Trong thời kỳ này cũng không có sự phát triển của nang
noãn đến giai đoạn nang trội hoặc hình thành hoàng thể. Sự im lặng của buồng
trứng về mặt nội tiết là do sự “chưa chín muồi của vùng dưới đồi“.
21
2. GIAI ĐOẠN DẬY THÌ
Chức năng nội tiết của buồng trứng bắt đầu hoạt động khi các tế bào thần
kinh sản xuất GnRH của vùng dưới đồi đã có thể bắt đầu giải phóng GnRH một
cách đồng bộ và theo xung nhịp vào hệ thống động mạch cửa tuyến yên
2.1. Sự phát triển vú
Estrogen bắt đầu được chế tiết từ buồng trứng có tác dụng lâm sàng thấy
được đầu tiên thông qua sự phát triển vú. Núm vú nổi rõ, tiếp theo là sự phát triển
mô tuyến vú, tăng sinh biểu mô ống tuyến và thuỳ tuyến dưới tác dụng của
estrogen và prolactin.
2.2. Sự phát triển lông mu
Tiếp sau vú là sự phát triển lông mu và lông nách, chủ yếu là dưới tác dụng
của androgen. Các androgen này một phần có nguồn gốc buồng trứng, một phần từ
tuyến thượng thận và một phần thông qua chuyển hoá ở ngoại vi.
2.3. Sự tăng trưởng cơ thể
Khoảng một năm sau, sau dấu hiệu dậy thì đầu tiên sẽ xuất hiện sự tăng
trưởng cơ thể mạnh mẽ. Các steroid sinh dục tác dụng trên tuyến yên làm gia tăng
mạnh sự chế tiết các nội tiết tố tăng trưởng cũng như tăng chế tiết IGF-1 tại gan.
Trong điều kiện này chiều cao có thể tăng trong mỗi năm đến 10 cm. Sau đó nồng
độ các nội tiết tố vẫn tiếp tục tăng và có tác dụng trực tiếp lên các vùng phát triển
của sụn. Cuối cùng là sự cốt hoá và kết thúc quá trình tăng trưởng chiều cao.
2.4. Sự hành kinh
Lần hành kinh đầu tiên diễn ra vào khoảng một năm sau sự tăng trưởng dậy
thì. Trên nguyên tắc cần xem lần hành kinh đầu tiên này là hậu quả của sự sụt giảm
estrogen đơn thuần do không có hiện tượng phóng noãn. Về sau sẽ xuất hiện các
chu kỳ kinh có phóng noãn với sự hình thành và hoạt động của hoàng thể.
2.5. Sự thay đổi cơ quan sinh dục
Dưới ảnh hưởng của các nội tiết tố sinh dục sẽ xuất hiện các biến đổi tương
ứng của bộ phận sinh dục trong và ngoài. Độ dài âm đạo tăng dần đến khoảng 11
cm. Biểu mô âm đạo tăng sinh và dày lên. Do gia tăng khuẩn chí Lactobacillus lưu
trú, pH âm đạo sẽ giảm xuống dưới 4,0. Môi lớn và môi nhỏ dày lên, vùng gò mu
tập trung nhiều mỡ, âm vật cũng to ra.
22
3. THỜI KỲ HOẠT ĐỘNG SINH DỤC
Tiếp theo tuổi dậy thì là thời kỳ hoạt động sinh dục, kéo dài đến khi mãn kinh.
Trong thời kỳ này, người phụ nữ thường hành kinh đều đặn, tỉ lệ vòng kinh có
phóng noãn tăng lên do hoạt động nội tiết của trục dưới đồi - tuyến yên - buồng
trứng đã được hoàn chỉnh. Người phụ nữ có thể thụ thai được.
Trong thời kỳ này, các tính chất sinh dục phụ cũng như toàn cơ thể của người
phụ nữ vẫn tiếp tục phát triển đến mức tối đa. Thời kỳ hoạt động sinh dục kéo dài
30 - 35 năm.
Thời kỳ mang thai và cho con bú:
4. THỜI KỲ MÃN DỤC
Mãn dục là một trong những hiện tượng mở đầu của sự lão hóa do giảm
nồng độ hormon sinh dục và sự ngừng hoạt động của các cơ quan sinh dục.
- Ở nam, hiện tượng mãn dục xảy ra sau tuổi 40-50 với biểu hiện giảm dần
khả năng hoạt động tình dục nhưng không chấm dứt hoàn toàn mà vẫn có thể kéo
dài đến cuối đời. Ngoài ra còn có biểu hiện béo phì đặc biệt là béo bụng, giảm khối
lượng cơ và sức cơ, giảm mật độ xương, rối loạn về tim mạch (xơ vữa động mạch),
hô hấp (ngủ ngáy), giảm khả năng làm việc và tập trung, thiếu máu, thay đổi ở da,
tóc.
- Ở nữ, hoạt động sinh sản sẽ chấm dứt vào thời kỳ mãn kinh. Đây là thời kỳ
buồng trứng ngừng hoạt động, không rụng trứng, chu kỳ kinh nguyệt thưa dần rồi
hết hẳn, nồng độ các hormon sinh dục nữ giảm xuống rất thấp.
+ Tuổi mãn kinh khoảng 45-55 tuổi. Trước 40 tuổi là mãn kinh sớm, sau 55
tuổi là mãn kinh muộn. Tuổi mãn kinh đang có khuynh hướng ngày càng muộn đi
đặc biệt là ở các xã hội phát triển.
+ Cơ chế của mãn kinh: số lượng noãn bào giảm đáng kể, buồng trứng trở
nên kém nhạy cảm đối với những kích thích từ trục hạ đồi - tuyến yên - buồng
trứng.
+ Biểu hiện: ở giai đoạn tiền mãn kinh khoảng 2-5 năm trước khi mãn kinh
thật sự có rối loạn về kinh nguyệt, tăng cân, trằn vùng bụng dưới, đau vú, cơn bốc
hỏa, tiết mồ hôi đêm, lo âu, căng thẳng, cáu gắt.
Mãn kinh thật sự được chẩn đoán sau 12 tháng liên tiếp vô kinh: buồng
trứng teo nhỏ, các nang trứng thoái hóa, không có kinh nguyệt, bộ phận sinh dục
ngoài teo nhỏ, âm đạo khô, hết ham muốn tình dục, giao hợp đau rát, thay đổi về
23
hình thể, xuất hiện các nguy cơ bệnh lý xơ vữa động mạch, loãng xương, nhiễm
trùng sinh dục và tiết niệu
Như vậy Mãn kinh là tình trạng không còn hành kinh của người phụ nữ. Nếu
một thiếu nữ chưa hành kinh là do vùng dưới đổi hoạt động chưa chín muồi, thì
một người phụ nữ không hành kinh ở tuổi mãn kinh là do buồng trứng đã suy kiệt,
không còn nhạy cảm trước sự kích thích của các hormon hướng sinh dục, nên
không còn chế tiết đủ hormon sinh dục. Kể từ khi mãn kinh, người phụ nữ không
còn khả năng có thai nữa.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- sinhlysinhduc_3901.pdf