Sinh lí sinh sản - Thai trứng chẩn đoán và điều trị
Nắm được phân loại bệnh nguyên bào nuôi
2. Kể được những điểm khác biệt giữa TTTP và TTBP
3. Kể được các triệu chứng LS và CLS của thai trứng và
những triệu chứng khác biệt giữa TTTP và TTBP
4. Nắm được diễn tiến tự nhiên của thai trứng sau điều
trị cơ bản.
5. Nêu nguyên tắc kỹ thuật hút nạo thai trứng
6. Nêu được các chỉ định cắt TC trong điều trị thai trứng
7. Kể ra lịch tái khám và các phương pháp tránh thai áp
dụng tốt sau điều trị thai trứng
58 trang |
Chia sẻ: thuychi20 | Lượt xem: 850 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sinh lí sinh sản - Thai trứng chẩn đoán và điều trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THAI TRỨNG
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
Ts. Bs. Phan Trung Hòa
BV Từ Dũ, TP. Hồ Chí Minh
MỤC TIÊU BÀI GIẢNG
1. Nắm được phân loại bệnh nguyên bào nuôi
2. Kể được những điểm khác biệt giữa TTTP và TTBP
3. Kể được các triệu chứng LS và CLS của thai trứng và
những triệu chứng khác biệt giữa TTTP và TTBP
4. Nắm được diễn tiến tự nhiên của thai trứng sau điều
trị cơ bản.
5. Nêu nguyên tắc kỹ thuật hút nạo thai trứng
6. Nêu được các chỉ định cắt TC trong điều trị thai trứng
7. Kể ra lịch tái khám và các phương pháp tránh thai áp
dụng tốt sau điều trị thai trứng
Phân loại
1. Theo giải phẫu bệnh
Thai trứng (TT):
Toàn phần (kinh điển)
Bán phần
Thai trứng xâm lấn (TTXL)
Ung thư nguyên bào nuôi (UTNBN):
Liên quan thai kỳ
Không liên quan thai kỳ
Bướu nguyên bào nuôi nơi nhau bám (BNBNNNB)
Minh họa (1)
Thai trứng toàn phần
Minh họa (2)
Thai trứng bán phần
TTBP
Phân loại (tt)
2. Theo lâm sàng và GPB
Thai trứng (TT): bán phần và toàn phần
Nguy cơ thấp
Nguy cơ cao (trình bày sau)
Bướu nguyên bào nuôi: gồm
Thai trứng xâm lấn (TTXL)
Ung thư nguyên bào nuôi (UTNBN):
Bướu nguyên bào nuôi nơi nhau bám
Bướu nguyên bào nuôi được chia thành 2 nhóm lớn:
Không di căn
Có di căn: lại được chia thành 2 nhóm:
Nguy cơ thấp
Nguy cơ cao:
Một số yếu tố dịch tễ học
Tần xuất: thay đổi do nguồn gốc lấy mẫu khác nhau.
NC mẫu mô từ sảy thai trong 3 tháng đầu và 3 tháng
giữa cho tỉ lệ TTTP là 1:1945 và TTBP là 1:1695 thai kỳ.
Ý và Mỹ: chế độ ăn ít Caroten có thể kèm theo sự gia
tăng tần xuất thai trứng. Thiếu Vitamin A cũng là yếu tố
nguy cơ.
Tuổi trên 35: cao gấp 4 lần, 7,5 lần trong nhóm >40 tuổi
(dễ chấp nhận sự thụ tinh bất thường)
Chưa thấy có mối liên quan giữa tuổi mẹ và TTBP.
Thai trứng toàn phần
Bệnh học: không có mô thai/phôi, gai nhau
trướng nước toàn bộ và tăng sản lan rộng.
Nhiễm sắc thể đồ: thường là 46XX (10% là
46XY ) và nguồn gốc toàn bộ là từ cha
Sơ đồ thụ tinh tạo TTTP:
23X/Y
Không NST
Tự nhân đôi:
46NST từ cha
46XX
46XX
Thai trứng bán phần
Bệnh học: gai nhau kích thước khác nhau, trướng nước,
hóa nang và tăng sản khu trú, có mô nhau bt haặc phôi
Sự vùi các nguyên bào nuôi vào mô đệm nổi bật
NST đồ: tam bội thể 69NST (dư: nguồn gốc từ cha).
Nếu có thai kèm theo: có những biểu hiện của tam bội
thể như: chậm tăng trưởng, đa dị tật bẩm sinh như dính
ngón và não úng thủy.
Sơ đồ thụ tinh tạo TTBP:
23X/Y
23X
Tự nhân đôi:
46NST từ cha
69XXX
69XXY
TTTP so với TTBP
Có thể phân biệt TTTP và TTBP nhờ:
đại thể, mô học và nhiễm sắc thể đồ:
Các Đặc tính TTTP TTBP
Mô thai hay phôi Không Có
Các gai nhau trướng nước Lan tỏa Khu trú
Tăng sản nguyên bào nuôi Lan tỏa Khu trú
Các NBN vùi vào mô đệm Không Có
Nhiễm sắc thể đồ 46XX, 46XY Tam bội (90%)
LÂM SÀNG
Thai Trứng Toàn Phần (1)
Xuất huyết âm đạo: 97%, 50% có thiếu máu
BCTC > tuổi thai: kinh điển, 50% BN. Thường
kèm hCG cao (tăng sinh quá mức NBN).
Tiền sản giật (TSG): 27%, hiếm co giật. Hầu
hết có BCTC lớn hơn tuổi thai hay hCG cao.
Nghén nặng: (phải dùng thuốc chống ói và
truyền dịch), 25% BN. Có thể gây RL điện giải.
Cường giáp: 7% TTTP, thường xảy ra khi hCG
rất cao
LÂM SÀNG
Thai Trứng Toàn Phần (2)
Thuyên tắc nguyên bào nuôi:
Suy hô hấp 2% BN, Có thể xảy ra trong và sau khi hút nạo.
Thường kèm TC quá to và hCG cao.
Nghe phổi: rale lan tỏa, X quang ngực: thâm nhiễm 2 bên phổi.
Suy hô hấp có thể do thuyên tắc nguyên bào nuôi, biến chứng
tim phổi của cơn bão giáp trạng, TSG và việc bù dịch quá mức.
Nang hoàng tuyến (NHT):
NHT > 6cm: 50% TTTP do hCG cao gây quá kích buồng trứng.
Sau hút nạo sẽ trở về bình thường trong vòng 2-4 tháng.
Có thể chèn ép vùng chậu chọc hút qua nội soi hay siêu âm.
Xoắn và vỡ NHT: điều trị bằng cắt hay tháo nếu là bán xoắn.
LÂM SÀNG
Thai Trứng Bán Phần
Không đặc trưng như TTTP,
Giống sảy thai không hoàn toàn hay thai lưu và
Chẩn đoán dựa trên chẩn đoán GPB mô nạo
Nghiên cứu 81 BN bị TTBP, TCLS như sau:
XHAĐ 72,8%,
BCTC lớn hơn tuổi thai 3,7%,
TSG 2,5%.
Chẩn đoán sảy thai không trọn/thai lưu: 91,3%
Thai trứng được chẩn đoán ban đầu trong 6,2%
hCG>100.000 mIU/ml chỉ chiếm 6,6% BN.
Diễn tiến tự nhiên
Thai Trứng Toàn Phần
Sau hút nạo: xâm lấn là 15% và di căn 4%.
2/5 BN bị TTTP có những dấu hiệu của tăng
sinh các nguyên bào nuôi - nguy cơ cao:
hCG > 100.000mIU/ml
Tử cung to quá mức
Nang hoàng tuyến >6cm
Trong 352 BN nguy cơ cao:
31% xâm lấn (SV 3,4%)
8,8% di căn (sv 0,6%) cần hóa dự phòng
Lớn tuổi: Tow và Tsukamota tỉ lệ phát triển thành
bướu nguyên bào nuôi là 37% ở tuổi trân 40 và 56% nếu
BN > 50 tuổi.
Diễn tiến tự nhiên
Thai Trứng Bán Phần
Có thể diễn tiến thành Bướu nguyên bào
nuôi, nhưng:
thường là không di căn
chiếm khoảng 4% BN bị TTBP và
chỉ cần hóa trị là đạt hiệu quả.
Các triệu chứng của bướu nguyên bào nuôi
thì không khác với do TTTP nhưng 85% là
có nhiễm sắc thể đồ là tam bội thể.
Chẩn đoán
Siêu âm: rất nhạy/chẩn đoán TTTP và có hình
ảnh dạng nang đặc trưng: tổ ong, bão tuyết,
ruột bánh mì chẩn đoán sớm.
Siêu âm có thể phát hiện TTBP với hình ảnh
các nang khu trú, và có sự gia tăng đường
kính ngang của túi thai. Khi có đủ cả 2 dấu
hiệu TTBP chính xác 90%.
Nghi ngờ thai trứng khi có:
Trễ kinh - Rong huyết trong 3 tháng đầu thai kỳ
Bề cao tử cung lớn hơn tuổi thai
SA nghi ngờ thai trứng
hCG cao
Chẩn đoán cuối cùng là GPB
TTTP
TTTP + XH
Song thai: TTTP + Thai bt
NHT
CT Scan
Vi thể TTTP
Chart of hCG Hormone Ranges
HCG Levels during Pregnancy
After Conception
Week of Pregnancy:
Normal HCG Levels:
MIU/ML
1 5-50 (avg. 14)
2 5-50 (avg. 21)
3 5-50 (avg. 42)
4 10-425
5 19-7,340
6 1,080-56,500
7-8 7,650-229,000
9-12 25,700-288,000
13-16 13,300-254,000
17-24 4,060-165,400
25-40 3,640-117,000
Điều trị
ngay sau chẩn đoán
BN nên được theo dõi và đánh giá kỹ
lưỡng về những biến chứng nội khoa kèm
theo, cả TSG, cường giáp, mất cân bằng
điện giải. và thiếu máu.
Sau khi tình trạng BN được ổn định,
cần chọn lựa phương pháp thích hợp cho
việc lấy trứng.
Điều trị
Cắt tử cung
Nếu BN cần triệt sản, việc cắt TC
nguyên khối có thể được thực hiện, nhưng
nên cắt TC sau hút nạo.
Có thể bảo tồn 2 buồng trứng dù cho
có nang hoàng tuyến (NHT).
NHT to có thể được chọc hút khi phẫu
thuật.
Cắt TC không dự phòng được di căn,
do đó BN cần được theo dõi kỹ với định
lượng hCG.
Hút nạo
Là phương pháp lấy trứng thích hợp nhất,
bất chấp BN còn cần sanh nữa hay không.
Lưu ý khi hút nạo:
Phải chuẩn bị 2 - 5 lọ chứa bệnh phẩm.
Nong CTC tốt hút nạo dễ dàng và hiệu quả
Truyền dd Oxytocin tại PM/bắt đầu hút trứng
Hút trứng với ống hút đường kính 9-12 mm.
Nếu BCTC>=10cm hút + xoa đáy TC
Nạo kiểm tra lòng tử cung nên được thực hiện
với muỗng nạo to, cùn hoặc sắc.
Tìm hiểu kỹ mô nạo: trứng, nhau bình
thường, mô thai, màng nhau và mô nạo
kiểm tra lòng tử cung.
Hóa dự phòng
còn bài cãi
Không ủng hộ: BN phải chịu đựng những thuốc
nhiều độc tính trong khi chỉ 20% BN có nguy cơ
phát triển thàng bướu nguyên bào nuôi kéo dài.
NC trên 247 TTTP: hóa dự phòng (Act-D/hút
nạo) xâm lấn tại chỗ: 4% (10 BN) BN, không
có BN bị di căn.
10 TTXL: hồi phục hoàn toàn/1 liều hóa trị.
Giảm sự phát triển thành bướu nguyên bào nuôi
của những BN bị thai trứng nguy cơ cao được hóa
dự phòng. Vì vậy, hóa dự phòng đặc biệt có ý
nghĩa đối với thai trứng nguy cơ cao, nhất
là khi việc theo dõi hCG không thể thực
hiện tốt.
Theo dõi hCG
Sau hút nạo, BN nên được theo dõi beta -
hCG mỗi tuần một lần đến khi về bình thường
trong 3 tuần liên tiếp.
Thời gian trung bình để hCG trở về bình
thường đầu tiên là 9 tuần.
Theo dõi mỗi tháng trong 6 tháng kế.
Nếu bình thường: mỗi 2 - 3 tháng cho đủ tối
thiểu 12 tháng.
Khi hoàn tất theo dõi thì có thể cho phép có
thai.
Ngừa thai
Do nguy cơ thủng TC mà việc đặt
vòng chỉ nên áp dụng sau khi hCG đã về
bình thường và có kinh bình thường 2-3
chu kỳ.
Nếu BN không yêu cầu triệt sản thì
có thể dùng thuốc ngừa thai hay các
phương pháp “hàng rào” khác.
dường như việc ngừa thai bằng
thuốc viên uống được coi là an toàn
sau hút nạo thai trứng cho suốt thời
gian theo dõi hCG.
UNG THƯ NGUYÊN BÀO NUÔI
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
Ts. Bs. Phan Trung Hòa
PTP Chỉ Đạo Tuyến
BV Từ Dũ, TP. Hồ Chí Minh
MỤC TIÊU BÀI GIẢNG
1. Kể được các đặc trưng bệnh học của choriocarcinoma.
2. Nắm được bệnh sử, diễn tiến tự nhiên và chẩn đoán
ung thư nguyên bào nuôi (UTNBN-choriocarcinoma).
5. Nêu được chỉ định hóa trị trị ung thư nguyên bào nuôi
6. Nêu được vai trò của phẫu thuật trong điều trị UTNBN.
7. Kể ra lịch tái khám và các phương pháp tránh thai áp
dụng tốt sau điều trị UTNBN
Đại cương
Choriocarcinoma rất ác tính và thường di căn
Tỉ lệ 1/20000 thai kỳ tại Mỹ.
Hiếm khi phát triển từ bướu quái (teratoma).
UTNBN sau TT (50%), sẩy thai (20%), thai đủ
tháng (30%).
Chỉ 3 - 5% TT diễn tiến thành UTNBN.
Đặc trưng: khối tăng trưởng rất nhanh xâm lấn
cơ TC và mạch máu gây ra XH và hoại tử. Bướu
có màu đỏ sậm hay tím, lổn nhổn hay dễ bở.
Nếu bướu nằm ở NMTC sẽ XH và nhiễm trùng.
Vi thể:
Các nguyên bào nuôi ăn sâu vào cơ TC và mạch
máu, đôi khi xếp thành đám, hay xếp một cách
không có tổ chức.
Khác TT và TTXL là không có các gai nhau.
Cả đơn và hợp bào đều bị ảnh hưởng.
Bệnh học (1)
Di căn: sớm và theo đường máu: Phổi
(>75%), Âm đạo (50%). Âm hộ, thận, gan,
buồng trứng, não và ruột.
Nang hoàng tuyến có trong > 1/3 trường hợp.
Bệnh học (2)
Minh họa (1)
Minh họa (2)
Minh họa (3)
Minh họa (4)
Minh họa (5)
Minh họa (6)
Minh họa (7)
Minh họa (8)
Minh họa (9)
Bệnh sử (1)
Sau 1 TT, sẩy thai, TNTC hay thai bình thường.
XHAĐ bất thường sau sanh hay sau hút nạo+ TC
co hồi kém.
Có thể thủng TC gây ra xuất huyết nội.
Lan đến mô cạnh tử cung có thể gây đau và di
động kém làm nhầm với một bệnh lý viêm nhiễm.
Nhiều trường hợp: di căn là biểu hiện đầu tiên.
Bệnh sử (2)
Có thể tổn thương nguyên phát không còn
mà chỉ còn những tế bào di căn xa phát
triển mạnh mẽ.
Nếu không điều trị: sẽ diễn ra rất nhanh
và tử vong thường xảy ra trong vài tháng
ở đa số các trường hợp.
Nguyên nhân gây tử vong là XH ở những
cơ quan khác nhau.
Chẩn đoán
Bất kỳ XH bất thường sau chấm dứt thai kỳ hay
sẩy thai nên NKT, đặc biệt là đo hCG.
Mô ác tính có thể ăn sâu vào cơ TC, không thể nạo
ra được.
Những nốt đơn/đa dạng trên X quang phổi + hCG
bất thường.
Lưu ý: vài loại bướu không phải bướu nguyên bào
nuôi có thể tiết ra một lượng nhỏ hCG.
Lượng hCG không giảm hay có gia tăng là dấu chỉ
của u tân sinh nguyên bào nuôi.
Khi cần: CT scan để đánh giá não, phổi, gan và
vùng chậu.
Điều trị
MTX và các hóa chất diệt bướu khác, đặc
biệt là Act-D được dùng rộng rãi với thành
công đáng kể.
Không liên quan giữa GPB và diễn tiến
lâm sàng, với hiệu quả của hóa trị liệu và
sự liên quan giữa mức hCG và diễn tiến
lâm sàng khiến cho việc chẩn đoán mô
không cần thiết.
Điều trị (2)
* Chỉ định hóa trị đối với Bướu nguyên bào nuôi:
1. Chẩn đoán GPB là UTNBN.
2. Có bằng chứng của di căn xa.
3. -hCG không giảm / gia tăng sau hút thai trứng.
4. -hCG không trở về bình thường sau hút nạo 12
tuần.
5. -hCG tăng lại sau khi đã trở về bình thường.
Berkowitz và cs (1980): khuyên nạo trước khi
điều trị hóa chất
Điều trị (3)
* Phân loại lâm sàng bệnh nguyên bào nuôi :
I. Không di căn.
II. Có di căn:
A. Nguy cơ thấp
B. Nguy cơ cao:
1. -hCG > 40,000 mIU/ml
2. Giai đoạn mang bệnh kéo dài hơn 4 tháng trước khi
được điều trị hóa chất
3. Sau 1 thai kỳ bình thường đủ tháng
4. Di căn gan hay não (ruột?)
5. Hóa trị liệu thất bại trước đó
Nguyên tắc Điều trị
1. Phẫu thuật :
Cắt TC: thành công với TT và TTXL khu trú
nhưng không thích hợp với UTNBN có di căn.
Có thể kết hợp hóa trị khi UTNBN không di căn.
Giảm số lượng NBN giảm số liều hóa trị.
Cắt bỏ khối u với những tổn thương di căn đơn
độc trong bụng, phổi, hay đôi khi ở não cũng có
thể được xem xét đối với những bệnh nhân
kháng thuốc.
Nguyên tắc Điều trị (2)
Vai trò của cắt tử cung (Hysterectomy)
Hammond và cs (1980): cắt TC nên thực hiện
trong khi điều trị hóa chất để hạn chế khả năng
lan tỏa của bướu.
Chỉ định:
(1) Kháng thuốc hay độc tính, đặc biệt là những
trường hợp mà tổn thương khu trú tại tử cung.
(2) Các biến chứng như xuất huyết âm đạo, thủng
tử cung với xuất huyết nội và nhiễm trùng.
(3) BN lớn tuổi đông con với tổn thương tại chỗ.
Nguyên tắc Điều trị (3)
2. Điều trị hóa chất (Chemotherapy): các phác đồ
Methotrexate (MTX) - FA
Dacticin đơn thuần
MAC / MEA
EMA/CO, kháng POMB
3. Xạ trị:
Đặc biệt không nhạy với xạ trị
Chỉ định: di căn não/gan
Theo dõi hCG
Theo dõi mỗi tháng trong 6 tháng kế.
Nếu bình thường: mỗi 2 - 3 tháng cho
đủ tối thiểu 12 - 24 tháng.
Khi hoàn tất theo dõi thì có thể cho
phép có thai.
Ngừa thai
Do nguy cơ thủng TC mà việc đặt
vòng chỉ nên áp dụng sau khi hCG đã về
bình thường và có kinh bình thường 2-3
chu kỳ.
Nếu BN không yêu cầu triệt sản thì
có thể dùng thuốc ngừa thai hay các
phương pháp “hàng rào” khác.
dường như việc ngừa thai bằng
thuốc viên uống được coi là an toàn..
Tài liệu tham khảo
1. Novak’s Textbook of Gynecology - 1988.
2. Williams Obstetrics - 1989.
3. Goldstein’s : Gestational Trophoblastic
Disease - 1978.
4. Current Obstetric and Gynecologic - 1994.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thai_trung_4081.pdf