Khái niệm bất dục đực tế bào chất và cơ sở di truyền của
hệ thống ba dòng. Các nguyên nhân xuất hiện CMS
8. Những đặc điểm của cây CMS, những khó khăn và hạn
chế trong ứng dụng bất dục đực tế bào chất
9. Phân biệt giao phấn chéo ngẫu nhiên và giao phấn chéo
khác nguồn. Những đặc điểm về cấu trúc di truyền của quần
thể thực vật loài giao phấn chéo
10. Nêu những đặc điểm về cấu trúc di truyền của quần thể
thực vật loài tự thụ phấn. Trình bày những điểm tương đồng
và khỏc biệt của hai cấu trúc đa dạng di truyền sau: cân xứng
đa hình và sự đứng cạnh nhau của dòng thuần.
11. Những đặc điểm về cấu trúc di truyền của quần thể thực
vật khi có sinh sản vô phối. Vì sao nói: vô phối thể hiện tính
bành chướng về mặt số lượng, hạn chế tính động thái trong
tiến hóa của quần thể.
19 trang |
Chia sẻ: nguyenlam99 | Lượt xem: 961 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sinh học - Di truyền ứng dụng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
7/18/15
1
Di truyền ứng dụng
Ngô Thị Hồng Tươi
NH3045 (2TC: 1,5 - 0,5)
Học phần tiên quyết: Sinh học đại cương, thực vật, di
truyền thực vật đại cương
Dự lớp: >75%
Thực hành: 100% số bài và đạt điểm kiểm tra thực hành
Chuyên cần: 10%
Kiểm tra giữa kỳ, thực hành: 30%
Điểm thi cuối kỳ: 60%
Tài liệu tham khảo:
Nguyễn Hồng Minh, Di truyền học 1999 - NXB Nông nghiệp
- Falconer D. S. Introduction to Quantitative Genetics, 1986
- Leland H. Hartwell et al. Genetics: From Genes to
Genomes, 2nd edtion , 2003
- Liang G. H. Plant Genetics, 1990
- Demarly Y. Génétique et Amelioration des Plants, 1987
- Zhuchenco A.A. et al. Genetics. 2004 (Bản tiếng Nga)
Nội dung môn học:
Chương 1: Di truyền các hệ thống sinh sản ở thực vật
Chương 2: Di truyền tihns trạng số lượng, cận phối và ưu thế
lai
Chương 3:Lai xa, phân tích tương đồng genome và phân tích
lệch bội
Chương 4: Di truyền tế bào xoma và kỹ thuật di truyền thực
vật
Chương 5: Di truyền phát triển cá thể và tiềm năng thích ứng
ở thực vật
Chương 6: Thích ứng phát triển cá thể và thích ứng quần thể
Các bài thực hành:
Bài 1: Phân tích các hệ thống bất hợp và bất dục ở thực vật
Bài 2: Phân tích di truyền tính trạng số lượng
Bài 3: Cận phối và ước lượng ưu thế lai
Bài 4: Phân tích genome và phân tích các thể lệch bội
Chương 1.
Di truyền các hệ thống sinh sản ở thực vật
Lớp Học Phần VNUA ( Khoa Nông Học ) - Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
https://sites.google.com/site/lophocphank57vnua/
7/18/15
2
1.1. Biểu hiện giới tính và các cơ chế kiểm soát quá trình tự
thụ phấn ở thực vật
Nhị => hạt phấn => tinh tử
Nhuỵ => non => bào trứng
Nếu cùng 1 cây trên cùng 1 hoa => hoa lưỡng tính
Nếu ở hai hoa khác nhau => hoa đơn tính (đơn tính cùng gốc,
đơn tính khác gốc)
Trµng
Nhụy
NhÞ
L¸ ®µi
BÇu nhôy
Hoa lưỡng tÝnh
Hoa ®¬n tÝnh
Một số dạng trung gian:
Hoa lưỡng tính + hoa đơn tính cái => hoa lưỡng tính cái Ví
dụ: các cây hoa phức
Hoa lưỡng tính + đơn tính cái = 1 : cây kinh giới
Hoa lưỡng tính + hoa đơn tính đực => hoa lưỡng tính đực
Ví dụ: hoa tán
(Dưa chuột: có hoa lưỡng tính + đơn tính cái, hoa lưỡng
tính + đơn tính đực, hoa đơn tính cùng gốc, hoa đơn tính
cái)
Hoa cái ở xung quanh,
hoa lưỡng tính ở giữa
Cúc tần: Hoa cái xếp trên
nhiều dãy, hoa lưỡng tính
nhiều
Hoa điều: hoa đực và hoa lưỡng tính
Hoa kinh giới: có hoa lưỡng tính
và hoa cái với tỷ lệ bằng nhau
Lớp Học Phần VNUA ( Khoa Nông Học ) - Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
https://sites.google.com/site/lophocphank57vnua/
7/18/15
3
Phân bố hoa trên cây: Với hoa đực và hoa cái riêng rẽ:
-Ở các vùng khác nhau: Cách xa, vị trí khác nhau của cùng 1
cây => đơn tính cùng gốc.
Ví dụ: bầu bí có hoa đực và hoa cái riêng rẽ, ngô có chùm hoa
đực và cái riêng
+ Ở trên trục hoa: gần nhau, cùng 1 cây (cùng 1 chùm hoa)
Ví dụ: Thầu dầu có hoa đực và hoa cái trong cùng chùm hoa
nhưng hoa đực phần trên hoa cái phần dưới.
Cỏ nến: đơn tính cùng gốc hợp thành bông riêng cách nhau 0,6 -
5,5cm
- Ở hai cây khác nhau => đơn tính khác gốc
Ví dụ: chà là, đu đủ, cải bó xôi, măng tây...
Đơn tính cùng gốc
Cỏ nến: đơn tính cùng gốc hợp thành bông
riêng cách nhau 0,6 -5,5cm
Hoa đực
Hoa lưỡng tính
Solanum carolinense
Hoa lưỡng tính đực
Lớp Học Phần VNUA ( Khoa Nông Học ) - Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
https://sites.google.com/site/lophocphank57vnua/
7/18/15
4
Đơn tính khác gốc
Thầu dầu (Ricinus communis):
Hoa cái giữa, hoa đực bao
xung quanh
Cây bá bệnh: đơn tính khác gốc
Thời gian chín của nhị và nhuỵ:
- Cùng chín
- Lệch giao: hoa đực và hoa cái thành thục (chín) ở các thời
điểm khác nhau.
+ Nhị chín trước: ngô, hành, cà rốt, kê, mần trầu...
+ Nhuỵ chín trước: Chè, cacao..
Nhị nhụy chín cùng một lúc Cây hành
Lệch giao:Nhị chín
trước nhụy
7/18/15
5
Cà rốt (Daucus): Nhị chín trước nhụy Cây chè (Camellia sinensis): Nhụy chín trước nhị
Hiện tượng lệch giao
Nhị chín trước nhuỵ
Nhuỵ chín
trước nhị
Magnolia grandiflora
Các biến đổi do đột biến:
Thoái hoá nhị hoặc hạt phấn: cây lưỡng tính trở thành cây đơn
tính (bất dục đực).
7/18/15
6
Bất dục đực
Kiểm soát di truyền:
Do yếu tố di truyền:
- Do các gen kiểm soát biểu hiện giới tính (đa dạng)
- Do NST giơí tính: ứng với trường hợp đơn tính khác gốc (hiếm)
Do cân bằng các phytohoocmon
- Do tác dụng của hoócmôn và điều kiện ngoại cảnh tương quan
đến biểu hiện giới tính.
Gibberellin - tăng hoa đực
Ethrene - tăng hoa cái
tỷ lệ biểu hiện hoa đực và hoa cái khác nhau trên cây.
Các gen kiểm soát biểu hiện giới tính có liên quan tới tổng hợp
các Phytohoocmon => ảnh hưởng tới biểu hiện giới tính.
1.1.2. Những cơ chế kiểm tra quá trình tự thụ phấn
a. Một số khái niệm:
- Khái niệm tự thụ phấn: hạt phấn thụ phấn cho nhuỵ ở chính
hoa của mình hoặc hoa trên cùng một cây.
Ví dụ: lúa nước, lúa mỳ, đậu tương, cà chua...
- Tự phối: là trường hợp các giao tử đực và giao tử cái của
cùng một cá thể sinh vật lưỡng tính phối hợp với nhau tạo
nên các hợp tử.
- Nội phối: là sự giao phối không ngẫu nhiên xảy ra giữa các cá
thể có quan hệ họ hàng gần.
7/18/15
7
Cơ chế kiểm tra quá trình tự thụ phấn:
+ Cấu trúc hoa:
Ở nhiều loài cây mặc dù thụ phấn thường diễn ra sau khi hoa
nở, tự thụ phấn được đảm bảo nhờ cấu trúc hoa:
+ Hoa lưỡng tính (có khả năng tự thụ cao).
+ Nhị bao quanh đầu nhuỵ, vị trí cảu bao phấn so với đầu
nhuỵ bảo đảm cho quá trình tự thụ phấn (cà chua, cà).
+ Nhị và nhuỵ được các cơ quan khác của hoa che khuất,
ngăn cản quá trình giao phấn (cây đậu đỗ).
+ Đầu nhuỵ có khả năng tiếp nhận phấn và vươn dài xuyên
qua bó nhị, bảo đảm tỷ lệ thụ phấn cao.
+ Thời gian tung phấn để thụ phấn hợp lý vào thời điểm
xác định (thường là buổi sáng), nhị và nhuỵ chín đồng
thời.
=>tuy nhiên không có tự thụ phấn tuyệt đối (khi giao phấn tự
nhiên <10%), mức độ nhận phấn ngoài là rất khác nhau ở
các loài tự thụ phấn và phụ thuộc vào mùa vụ.
- Sự tự thụ phấn có ưu điểm là cơ chế của nó rất đơn giản.
- Nhược điểm: 2 giao tử tham gia sinh sản đều thuộc cùng 1
cây, hơn nữa chúng lại phát triển trong cùng 1 hoa. Vì vậy,
những đặc điểm di truyền của chúng đơn điệu. Con cái
sinh ra do tự thụ phấn ít biến đổi và ít mềm dẻo thích nghi.
Ưu điểm và nhược điểm củ tự thụ phấn:
Hoa đậu Hoa cà chua
Hoa cà
1.1.3. Những cơ chế kiểm tra quá trình giao phấn chéo
a. Khái niệm giao phấn chéo: hạt phấn của cây này thụ phấn
cho nhuỵ hoa của cây khác.
- Sự chuyển phấn từ cây này sang cây khác được thực hiện
nhờ gió và côn trùng.
- Giao phấn chéo ngẫu nhiên: sự gặp gỡ giao tử đực và giao
tử cái là ngẫu nhiên.
b. Các cơ chế kiểm soát giao phấn chéo:
- Lệch giao: hoa lưỡng tính nhưng nhị và nhuỵ không chín
cùng lúc.
- Hoa đơn tính
- Xuất hiện đột biến làm cho hoa lưỡng tính có cấu trúc
không tương hợp về nhị và nhuỵ (bao phấn và đầu vòi
nhuỵ) hay bao phấn không mở.
- Do kiểm soát về cơ chế tự bất hợp
- Do xuất hiện dạng bất dục đực, hiện tượng bất thụ
- Cơ chế cạnh tranh hạt phấn (nội, ngoại)
7/18/15
8
Những hoa do sâu bọ truyền phấn thường có những đặc điểm
sau:
Màu sắc sặc sỡ
Hoa có kích thước lớn, nếu hoa nhỏ sẽ tập hợp lại thành
cụm hoa lớn, sâu bọ dễ thấy.
Dáng đẹp và đặc biệt, dễ hấp dẫn sâu bọ.
Để tăng thêm sức hấp dẫn sâu bọ từ xa một số hoa có mùi
đặc biệt (thơm, thối).
Hạt phấn có kích thước lớn, màng ngoài có chất sinh để dễ
dàng bám vào chân hoặc cánh sâu bọ.
Hoa của những cây truyền phấn nhờ gió:
Hoa thường không đẹp.
Bao hoa tiêu giảm, đôi khi chỉ còn là những vảy nhỏ,
không màu hoặc khô xác như vậy sẽ không cản trở việc
hạt phấn rơi vào trong hoa. Có khi có hoa trần không có
bao hoa.
Chỉ nhị thường dài mảnh, thò ra ngoài khi hoa chín, bao
phấn đính lưng dễ đung đưa theo gió để mang hạt phấn đi.
Hạt phấn thường nhỏ, nhẹ. Một vài trường hợp đặc biệt,
đầu nhuỵ có thể kéo dài thành hình sợi mang chùm lông để
dễ dàng quét hạt phấn (ví dụ họ lúa).
Ưu – nhược điểm của giao phấn chéo:
Ưu điểm:
Giao phấn duy trì được lượng dị hợp tử cho nên chúng đảm
bảo cho việc hình thành thế hệ con cháu có sức sống cao
hơn, kết hợp được các đặc tính tốt của bố và mẹ, tính biến
dị dễ dàng hơn và dễ thích nghi với những biến đổi của
điều kiện sống.
Nhược điểm: không phải lúc nào cũng thực hiện được, vì còn
phụ thuộc vào các điều kiện bên ngoài trong đó tác nhân
truyền phấn rất quan trọng.
1.2. Hiện tượng bất hợp ở thực vật
1.2.1. Khái niệm, phân loại:
a. Khái niệm:
- Tự bất hợp là hiện tượng hạt phấn không nảy mầm và phát triển
ống phấn trên nhuỵ cái của cây chính nó.
- Đó là phản ứng giữa hạt phấn và nhuỵ xảy ra trước thụ tinh
ngăn cản sự nảy mầm và ống phấn phát triển. Hiện tượng này
do nhân tố di truyền quyết định được kiểm soát bởi một hệ
thống đa alen (alen S).
7/18/15
9
b. Phân loại
* Theo hình thái hoa:
- Bất hợp dị hình: trong hệ thống này cấu trúc hoa có những
khác biệt không cho phép sự tự thụ phấn xảy ra.
+ Đó là hiện tượng không tương hợp giữa vị trí nhị và nhuỵ,
hoặc đối lập về độ lớn giữa hạt phấn với tế bào núm nhuỵ.
Dạng vòi nhuỵ dài thường có tế bào núm nhuỵ to, hạt phấn bé
Dạng vòi nhuỵ ngắn thường có tế bào núm nhuỵ bé, hạt phấn to
+ Hiện tượng vòi nhuỵ ngắn dài do 2 alen S và s kiểm soát
- Bất hợp đồng hình
Primula: bất
hợp dị hình
Hoa mảnh có nhuỵ dài và nhị ngắn, hoa thô có nhị dài nhuỵ
ngắn. Như vậy trong những loài này phấn hoa trên cùng một
hoa không thể thụ cho nhau được.
Ss được sinh ra trong loại hình thô
ss được sinh ra trong loại hình mảnh
Kiểu hình của hoa: mảnh x thô
Kiểu gen của cây: ss Ss
Giao tử: s S s
Phản ứng tự bất hợp của hạt phấn: tất cả s
Phản ứng tự bất hợp của vòi nhuỵ: s tất cả S
ss x ss - không tương hợp
Ss x Ss - không tương hợp
ss x Ss - 1Ss : 1ss
Ss x ss - 1Ss : 1ss
b. Phân loại theo kiểm soát di truyền:
+ Bất hợp giao tử thể
+ Bất hợp bào tử thể
1.2.2. Bất hợp giao tử thể
East và Mangelsdorf (1925) là những người đầu tiên phát
hiện ra tính không hợp ở trạng thái giao tử thể ở thuốc lá
Nicotiana sanderae.
Có >60 họ thực vật hạt kín, điển hình cây họ đậu, cà, hoà
thảo.
Khái niệm: Phản ứng giữa alen S ở hạt phấn với alen S ở tế
bào trứng (trạng thái n giao tử thể) theo nguyên tắc là:
Giống nhau → bất hợp
Khác nhau → không bất hợp (thụ phấn)
- Bản chất: Kích hoạt gen S tổng hợp protein:
S1 ở hạt phấn → pr1
S1 ở bào trứng → pr1’
pr1 + pr1’ → phức hợp ngăn cản
Các S khác nhau → pr khác nhau → không tạo phức hợp
ngăn cản
- Các ví dụ:
+ Tự thụ: ♀S1 S2 x ♂ S1S2 → không tạo hợp tử
+ Giao phấn chéo: ♀ S1S2 x ♂ S1S3 → S1S3, S2S3
♀ S1S2 x ♂ S3S5 → S1S3, S2S3, S1S5, S2S5
7/18/15
10
1.2.3. Bất hợp bào tử thể
Hughes và Bubcock (1950) phát hiện ở loài Crepis foetida và
Parthenium argentatum. Phổ biến với họ hoa thập tự và hoa
kép, cải, cúc
Phản ứng giữa alen S ở hạt phấn với các alen S ở mô 2n vòi
nhụy cái (trạng thái 2n → bào tử thể):
- Một trong hai alen S ở mô vòi nhụy cái có quan hệ trội – lặn
với alen S ở hạt phấn → hạt phấn nảy mầm (không bất hợp)
- Một trong hai alen S ở mô vòi nhụy cái không có quan hệ trội –
lặn với alen S ở hạt phấn (giống nhau) → hạt phấn không nảy
mầm (bất hợp)
1.2.4. Các biện pháp khắc phục tính bất hợp và ứng dụng
Thụ phấn vào giai đoạn còn non, thụ phấn muộn, tác động
của nhiệt độ cao và một số hoá chất như CO2, xử lý một số
chất hoocmon sinh trưởng như AIA, ANA...
Chuyển cây sang trạng thái tứ bội, tiến hành làm gần sinh lý
bằng ghép cây thuận nghịch, thụ phấn bằng hỗn hợp hạt
phấn, cắt bỏ mô đầu vòi nhuỵ cái rồi thụ phấn...
Ý nghĩa: Có ý nghĩa lớn trong tiến hoá, là một trong các cơ
chế di truyền kiểm tra sự thụ phấn chéo ở thực vật. Giao phấn
chéo tạo lên các dạng lai gây đa dạng kiểu gen và có sức
sống cao.
Ứng dụng trong chọn giống và nhân giống đối với cây có
hiện tượng này để sản xuất hạt lai bằng cách chọn hai quần
thể bố mẹ đồng dạng theo tính trạng nông học để thu được
dạng lai đồng nhất đồng đều.
Ví dụ: xu hào, bắp cải.
1.3. Bất dục đực ở thực vật
1.3.1. So sánh các khái niệm: bất hợp, bất thụ, bất dục
- Bất hợp: Phản ứng từ chối của vòi nhụy cái ngăn cản hạt phấn
(của cây chính nó) nảy mầm hoặc ngăn cản ống phấn không
vươn tới túi phôi. Chủ yếu do yếu tố di truyền kiểm soát.
- Bất thụ: Hạt phấn bình thường (hữu dục) nhưng không thụ phấn
được (bất thụ) do các nguyên nhân sau:
+ Nguyên nhân di truyền: Các biến đổi bất thường ở cơ quan sinh
sản (hoa) như vòi nhụy cái vươn cao (hạt phấn không rơi vào
được), bao phấn liên kết, dính → không tung phấn,...
+ Nguyên nhân môi trường: Giảm, thiếu các yếu tố truyền phấn,
do tác động bất thuận (ẩm độ, nhiệt độ, ...) rơi vào thời gian
tung phấn – thụ phấn → không nảy mầm.
7/18/15
11
- Bất dục đực: Các sự cố liên quan tới quá trình giảm phân, quá
trình phát triển hạt phấn dẫn tới hạt phấn không hình thành
hoặc hạt phấn ít (nghèo), hạt phấn không tích lũy đủ dinh
dưỡng (năng lượng) làm cho chúng không nảy mầm được
(hạt phấn bất dục).
+ Do nguyên nhân di truyền: Các gen nhân gây bất dục, yếu tố
tế bào chất gây bất dục, tương tác với các gen.
+ Do môi trường: Các yếu tố bất thuận lớn tác động vào giai
đoạn hình thành và phát triển hạt phấn làm cho hạt phấn
không tích lũy đủ dinh dưỡng (năng lượng) → hạt phấn bất
dục (không nảy mầm)
=> Ba hiện tượng khác nhau trên đều dẫn tới hệ quả giống nhau
là: Không thụ tinh, không tạo thành hợp tử nội nhũ (hạt lép)
1.3.2. Các dạng bất dục đực do gen nhân kiểm soát
a. Gen gây bất dục ít mẫm cảm với yếu tố môi trường (hệ thống
3 dòng):
- Các gen này thể hiện lặn do 1 hoặc 2 cặp gen lặn kiểm soát trong
nhân, ký hiệu là ms
- Dòng bất dục đực: msms
- Dòng phục hồi: MsMs
- Dòng duy trì: Msms
- Nếu gen gây bất dục ms ít chịu ảnh hưởng của môi trường thì dễ
điều khiển và thu nhận được các dạng bất dục hoặc hữu dục.
Dòng bất dục Dòng duy trì × Dòng phục hồi
msms x MSms MSMS
1msms : 1 MSms 1MSms : 1 msms
1msms : 1MSms
x
Nhân
dòng duy
trì
Nhân
dòng bất
dục
Diệt bỏ
trước khi
tung phấn
x x
MSms hữu
dục thu
hạt lai F1
Nhân
dòng
phục hồi
b. Gen gây bất dục rất mẫn cảm với yếu tố môi trường (Hệ
thống 2 dòng)
EGMS (Environmental Genic Male Sterility) gồm:
TGMS (Thermo sensitive Genic Male Sterility) và
PGMS (Photoperiod Sensitive Genic Male sterility).
- Mẫn cảm với nhiệt độ: tms
- Mẫn cảm với quang chu kỳ:
pms
Yếu tố môi trường tạo ngưỡng, ví
dụ 25oC ở giai đoạn phát triển
hạt phấn
Hữu dục Bất dục 25oC
F1 TMstms
hữu dục
Nhân dòng
♀tmstms
Dòng bất
dục
x ♂ TMsTMs dòng
hồi phục
- TGMS: - PGMS: bất dục đực chức năng di truyền nhân mẫn cảm với
quang chu kỳ
+ Giai đoạn mẫn cảm để chuyển hoá từ hữu dục sang bất dục và
ngược lại của PGMS là thời kỳ phân hoá mầm hoa - hình
thành tế bào mẹ hạt phấn (bước 3-5 của phân hoá đòng - 15-
21 ngày trước trổ).
Bất dục > 14h/ ngày
Hữu dục <13h/ngày
(22/6 ngày có thời gian chiếu sáng dài nhất chưa đạt được
14h/ngày - Hà Giang 13h37phút).
Vì vậy chọn tạo PGMS có chuyển hoá từ hữu dục - bất dục:
12h15 - 12h20
Duy trì PGMS trong điều kiện ngày ngắn (<12h15)
Sản xuất hạt lai trong điều kiện ngày dài(>12h40)
7/18/15
12
Lúa lai hai dòng
Ruộng sản xuất
hạt lai
Thụ phấn cho ruộng sản xuất hạt lai
1.3.3.Bất dục đực tế bào chất (Cytoplasmic male sterility - CMS)
a. Hiện tượng, đặc điểm di truyền của hệ thống 3 dòng
* Khái niệm, nguyên nhân, cơ chế di truyền kiển soát tính bất dục
đực tế bào chất
- Khái niệm: là bất dục do yếu tố ở tế bào chất tương tác với các
gen nhân
- Nguyên nhân:
+ Do lai xa: bất dục xuất hiện khi quan hệ giữa nhân và tế bào
chất bất hợp
+ Do đột biến gen: Không cung cấp năng lượng cho hạt phấn
phát triển
- Cơ chế di truyền kiểm soát tính bất dục đực tế bào chất: 3
giả thuyết
+ Giả thuyết đơn gen: các yếu tố gây bất dục đực ở tế bào
chất tương tác với 1 cặp gen ở nhân.
+ Giả thuyết 2 gen:
CMS: S. rf1rf1rf2rf2; S. rf1rf1Rf2-; S. Rf1-rf2rf2
Dòng duy trì: F.rf1rf1rf2rf2
Dòng phục hồi: F(S).Rf1Rf1Rf2Rf2; F(S). Rf1-Rf2-; F. Rf1-
rf2rf2, F.rf1rf1Rf2-
+ Giả thuyết đa gen:
Sự phục hồi tính hữu dục ở dạng tế bào chất bất dục là do tác
động nhiều gen trội có tác động bổ sung. Việc chuyển 1
gen ấy vào trạng thái lặn là nguyên nhân gây bất dục.
* Đặc điểm di truyền của hệ thống ba dòng (lúa lai 3 dòng):
* Dòng CMS (dòng A): S. rfrf- dùng làm mẹ để lai: dòng A có
nhân tố S kiểm soát tính bất dục trong tế bào chất, còn nhân
chứa các gen duy trì bất dục dạng ẩn đồng hợp tử rfrf.
- Là dòng có bao phấn lép
- Cơ quan sinh sản cái của dòng A khoẻ mạnh, có khả năng
tiếp nhận phấn để thụ tinh.
- Dòng A dùng để sản xuất hạt lai cần phải có những yêu cầu
sau:
+ Phải bất dục hoàn toàn và ổn định qua các vụ, không thay
đổi khi điều kiện thời tiết biến đổi, không biến đổi sau nhiều
lần gieo lại.
+ Phải tương đối dễ phục hồi: phổ phục hồi rộng, khả năng
đậu hạt khi lai với dòng phục hồi cao và ổn định.
+ Có cấu trúc hoa và tập tính nở hoa tốt, góc mở rộng, thời
gian mở lâu, vòi nhuỵ dài
7/18/15
13
* Dòng duy trì (dòng B):
- Chứa nhân tố hữu dục trong tế bào chất (N) kiểm tra khả
năng hữu dục, trong nhân chứa các gen duy trì bất dục
dưới dạng đồng hợp thể lặn rfrf.
N. rfrf
- Là dòng duy trì bất dục, là dòng cho phấn dòng a để tạo ra
hạt có nhiệm vụ duy trì tính bất dục đực ở dòng A. Dòng
B có nhiều đặc điểm nông sinh học tốt có thời gian sinh
trưởng phù hợp với yêu cầu.
- Yêu cầu:
+ Phải là dòng thuần
+ Có nhiều hạt phấn, sức sống của hạt phấn cao.
- Sơ đồ duy trì:
Dòng CMS (A) x Dòng duy trì (B)
♀S. rfrf (AA) x ♂F. rfrf (BB)
F1: ♀S.rfrf (0,5A: 0,5 B)
♂F.rfrf (BB)
F2: ♀S.rfrf (0,25A: 0,75B)
♂ F.rfrf (BB)
F7: ♀ S.rfrf (0,008A: 0,992B)
* Dòng phục hồi (dòng R-Restorer):
- Có chứa nhân tố S hoặc N trong tế bào chất, nhân chứa gen
phục hồi phấn ở dạng trội đồng hợp thể RfRf.
N. RfRf
N. Rfrf
- Là dòng cho phấn dòng A để sản xuất hạt lai F1, cây F1 hoàn
toàn hữu dục.
- Yêu cầu:
+ Là dòng thuần có nhiều đặc tính tốt, năng suất phẩm chất tốt,
thời gian sinh trưởng phù hợp
+ Có khả năng phục hồi mạnh, tỷ lệ đậu hạt của con lai cao
+ Có khả năng phối hợp cao, cho ưu thế lai cao
+ Cây cao, khoẻ hơn dòng A, TGST bằng hoặc dài hơn dòng A
- Sơ đồ lai phục hồi:
♀Csrf rf
Bất dục
x
CsRf rf
Hữu dục
♂CNRf Rf
Hữu dục
Kiểu gen CNRf rf tạo các giao tử đực:
Rf rf
- Hữu dục bất dục → Bất dục giao tử thể
- Hữu dục Hữu dục → Bất dục bào tử thể
- Bất dục đực tế bào chất có thể do kiểu gen 2n kiển soát (bất
dục đực bào tử thể) hoặc do kiển gen hạt phấn 1n kiểm soát
(bất dục đực giao tử thể).
+ Bất dục giao tử thể:
♀ S. rfrf (bất duc) x ♂ F.RfRf (hữu dục)
F1: S.Rfrf (hữu dục)
F2:
♂
♀
S.Rf (hữu dục) S.rf (bất dục)
S.Rf (hữu dục) S. RfRf (hữu dục) Không thụ tinh
S.rf (hữu dục) S. Rfrf (hữu dục) Không thụ tinh
+ Bất dục bào tử thể:
♀S.rfrf (bất dục) x♂ F. RfRf ( hữu dục)
F1: S. Rfrf (hữu dục)
F2:
♂
♀
S.Rf (hữu dục) S.rf (hữu dục)
S.Rf (hữu dục) S. RfRf (hữu dục) S. Rfrf (hữu dục)
S.rf (hữu dục) S. Rfrf (hữu dục) S.rfrf (bất dục)
7/18/15
14
Lúa lai 3 dòng
1.3.4. Đặc điểm của cây CMS và giả thiết giải thích cơ chế của
hiện tượng
a. Đặc điểm của cây CMS:
- Sinh trưởng: yếu ở giai đoạn sau (sau tung phấn), dễ nhiễm
bệnh
- Sự cố hệ thống nuôi dưỡng hạt phấn → hạt phấn không tích lũy
đủ dinh dưỡng (năng lượng)
- Ty thể thiếu hụt một số enzyme → tạo năng lượng cung cấp
cho tế bào không được đảm bảo.
b. Một số giả thiết giải thích hiện tượng bất dục đực tế bào
chất và sự phục hồi:
- Những cơ sở giải thích sự thể hiện tính bất dục ở cây CMS
+ Biến cố về chức năng năng lượng của ty thể là nguyên nhân
sơ cấp gây lên tính bất dục của hạt phấn.
- Những giả thiết giải thích cơ chế của sự phục hồi tính bất
dục đực tế bào chất
+ Hoạt động của các gen phục hồi thể hiện ở sự chấn chỉnh
cấu trúc và bổ khuyết những thiếu hụt của enzim, kết quả
ty thể được nhận đủ enzim, phục hồi hoạt động bình
thường của mình.
+ Hoạt động của các gen hồi phục có tác động sửa chữa, chấn
chỉnh lại quá trình chuyển enzim vào ty thể.
c. Ứng dụng các dòng bất dục đực, những khó khăn và hạn
chế:
- Có ý nghĩa lớn đối với cây trồng khó khử đực, chi phí nhiều
công, ... Sử dụng dòng mẹ bất dục sản xuất hạt lai F1 không
khử đực → giá thành hạt giống lai rẻ hơn, có hiệu quả kinh
tế.
- Giống lai có mẹ là dòng bất dục có những khó khăn, hạn chế
sau đây:
1) Dòng mẹ kém đa dạng → hạn chế lựa chọn các tổ hợp lai
2) Có biến động (do môi trường) về biểu hiện bất dục ở dòng
mẹ gây khó khăn trong sản xuất hạt lai F1
3) Dòng mẹ bất dục (yếu) ảnh hưởng tới con lai F1, dẫn tới
giống lai bị hạn chế về khả năng chống chịu với các biến
động bất thuận môi trường, bệnh hại, ...
7/18/15
15
7/18/15
16
1.4. Đặc điểm cấu trúc di truyền của các quần thể thực vật
với các phương thức sinh sản khác nhau
1.4.1. Quần thể thực vật loài tự thụ phấn
- Tính chất đồng hợp tử: chọn lọc các dòng “thuần”
- Đặc điểm thể hiện tính trạng: đồng đều, những khác biệt do
thường biến.
- Sàng lọc cấu trúc đồng hợp tử thích ứng → hạn chế hoăc triệt
tiêu gánh nặng di truyền của quần thể.
- Giá trị dị hợp tử tàn dư gồm các nguồn:
+ Lượng dị hợp tử còn tồn tại
+ Lượng dị hợp tử xuất hiện do đột biến
+ Lượng dị hợp tử xuất hiện do giao phối chéo ngẫu nhiên.
=> Dẫn tới quần thể bị phân hóa.
1.4.2. Quần thể thực vật giao phấn chéo ngẫu nhiên
- Tính chất đa hình: Có nhiều kiểu gen trong đó có các kiểu gen
đồng hợp tử và dị hợp tử (đa dạng các tổ hợp gen)
- Mô hình một locus:
+ 2 alen: quần thể có 3 kiểu gen p2AA : 2pqAa : q2aa
=> tần số dị hợp tử lớn nhất khi p=q=0,5
+ 3 alen: quần thể có 6 kiểu gen, 3 đồng hợp tử, 3 dị hợp tử. Tần
số tổng các kiểu dị hợp tử lớn nhất khi 3 alen có tần số bằng
nhau = 1/3
- Cân xứng đa hình: Các kiểu ổn định về phổ và tần số qua các
thế hệ.
- Đặc điểm biểu hiện tính trạng: đa dạng (tăng, giảm, trung bình,
)
- Ý nghĩa của các kiểu dị hợp tử (chúng có vai trò lớn trong
quần thể): Tăng thể hiện tính trạng (ưu thế lai), tuy nhiên
khi tích lũy nhiều sẽ làm tăng tồn tại các alen lặn. Trường
hợp các alen lặn có hại tăng sẽ làm tăng gánh nặng di
truyền của quần thể.
- Những yếu tố làm tăng các đồng hợp tử (có thể dẫn tới quần
thể bị suy thoái):
+ Do giao phấn gần (tung phấn gần) → các kiểu cận phối
+ Hạn chế về liều lượng cá thể giao phấn.
+ Giao phấn tương đồng.
→ Những yếu tố trên làm giảm tính chất ngẫu nhiên trong
giao phấn (làm tăng các đồng hợp tử)
1.4.3. Quần thể thực vật giao phấn chéo khác nguồn
- Ở các cây có hiện tượng tự bất hợp (bất hợp sâu sắc, bất hợp
kém sâu sắc) – tăng đa dạng các kiểu gen do giao phấn chéo
giữa các cây khác nhau, có thể có mức độ xa cách di truyền
cao.
- Đặc điểm chung là: Các kiểu dị hợp tử tăng, tiến tới toàn bộ
các cá thể trong quần thể là dị hợp tử.
- Sơ đồ diễn tả:
Kiểu
gen
Giao phấn chéo
ngẫu nhiên
Bất hợp với giá trị g
(1-g) = ngẫu
nhiên
Bất hợp hoàn
toàn (g=1)
AA p2 (1-g) p2 0
Aa 2pq (1-g) 2pq + g 1
aa q2 (1-g) q2 0
1.4.4. Quần thể thực vật có sinh sản vô phối
Sinh sản vô phối xảy ra (với tần số nào đó) song hành với
sinh sản hữu tính, thậm chí vô tính.
Vô phối xảy ra phản ánh quần thể có giá trị thích ứng rất
cao với điều kiện môi trường sống, đã tận dụng mọi khả
năng sinh sản để nhân nhanh, bành chướng quần thể.
Khi có vô phối xảy ra, cấu trúc di truyền của quần thể có
thay đổi theo hướng tăng các đồng hợp tử, hạn chế tính đa
dạng di truyền so với quần thể giao phấn chéo.
Khi quần thể đã có được giá trị thích ứng rất cao với môi
trường sống, biểu hiện của các thường biến – mức phản ứng
rộng đủ trả lời được những biến động của môi trường sống
của nó.
1.4.5.Quần thể sinh sản vô tính
- Có ý nghĩa lớn trong nhân nhanh kiểu gen (giống) quan tâm, về
nguyên lý, tạo được quần thể đồng nhất, có các đặc điểm giống
cây ban đầu (cây đầu dòng).
- Tuy nhiên nhân giống vô tính có một số nguy cơ sau:
+ Làm thoái hóa biểu hiện tính trạng nào đó (có thể là tính trạng
quan tâm)
+ Thoái hóa do tích lũy bệnh virus làm giảm sinh trưởng, biểu
hiện kiểu hình.
+ Tạo nên quần thể kém thích ứng với môi trường khi vật liệu
nhân chưa được sàng lọc thích ứng thông qua giảm phân. Quần
thể này là mối nguy cơ lớn trong sản xuất, nhất là khi giá áp
dụng đối với cây chuyển gen.
- Vai trò của cây đầu dòng và phương pháp (kỹ thuật) nhân vô
tính được áp dụng.
7/18/15
17
* Sinh sản sinh dưỡng
* Sinh sản bào tử * Ưu điểm – nhược điểm:
Ưu điểm:
-Các cá thể sống độc lập vẫn có thể tạo ra con cháu. Có lợi
trong trường hợp mật độ quần thể thấp.
-Tạo ra các cá thể mới giống nhau và giống mẹ về các đặc
điểm di truyền => sống cùng điều kiện như cây mẹ sẽ tồn tại
và sinh sản tốt
- Tạo ra số lượng lớn con cháu trong thời gian ngắn
Nhược điểm:
- Không tính đa dạng => điều kiện sống thay đổi có nguy cơ
tuyệt chủng.
* Sinh sản sinh dưỡng nhân tạo
Ghép chồi và ghép cành
Chiết cành
Giâm lá, cành
Nuôi cấy tế bào và mô thực vật
7/18/15
18
* Ý nghĩa:
Nhân nhanh giống trong thời gian ngắn
Hạ giá thành, hiệu quả kinh tế cao
Phục chế giống cây quý
Tạo giống cây trồng sạch bệnh
Câu hỏi ôn tập chương 1
1. Những đặc điểm biểu hiện giới tính ở thực vật
2. Những cơ chế kiểm soát quá trình tự thụ phấn và quá
trình giao phấn chéo
3. Các hệ thống tính bất hợp bào tử thể và giao tử thể ở
thực vật
4. Các biện pháp khắc phục và ứng dụng hiện tượng bất
hợp ở thực vật. Chứng tỏ rằng khi bất hợp xảy ra hoàn toàn
ở quần thể thực vật tồn tại toàn bộ cá thể là dị hợp tử
5. Trình bày khái niệm và phân biệt bản chất các hiện
tượng sau: bất hợp, bất thụ, bất dục
6. Trình bày hệ thống di truyền bất dục đực do gen nhân
kiểm soát.
7. Khái niệm bất dục đực tế bào chất và cơ sở di truyền của
hệ thống ba dòng. Các nguyên nhân xuất hiện CMS
8. Những đặc điểm của cây CMS, những khó khăn và hạn
chế trong ứng dụng bất dục đực tế bào chất
9. Phân biệt giao phấn chéo ngẫu nhiên và giao phấn chéo
khác nguồn. Những đặc điểm về cấu trúc di truyền của quần
thể thực vật loài giao phấn chéo
10. Nêu những đặc điểm về cấu trúc di truyền của quần thể
thực vật loài tự thụ phấn. Trình bày những điểm tương đồng
và khỏc biệt của hai cấu trúc đa dạng di truyền sau: cân xứng
đa hình và sự đứng cạnh nhau của dòng thuần.
11. Những đặc điểm về cấu trúc di truyền của quần thể thực
vật khi có sinh sản vô phối. Vì sao nói: vô phối thể hiện tính
bành chướng về mặt số lượng, hạn chế tính động thái trong
tiến hóa của quần thể.
Lớp Học Phần VNUA ( Khoa Nông Học ) - Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
https://sites.google.com/site/lophocphank57vnua/
7/18/15
19
12. Ở lanh dòng CMS có hệ thống di truyền Cs rfrf. Trình bày sơ
đồ sử dụng bất dục đực tế bào chất trường hợp lai ba (A x B) x C,
trường hợp lai lai kép (A x B) x (C x D).
13. Gen lặn ms gây bất dục đực ở thực vật (gen trội Ms – hữu dục).
Trình bày các sơ đồ duy trì, hồi phục trong hệ thống ba dòng và hệ
thống hai dòng.
14. Ở một loài thực vật, bên cạnh sinh sản hữu tính có xảy ra sinh
sản vô phối. Phân tích cho thấy, các phôi vô phối hình thành đều là
lưỡng bội và có nguồn gốc từ sinh sản aposporie hoặc
parthenogenese và apogamic.
Dạng dị hợp tử (Aa) sẽ cho tỷ lệ các kiểu gen ở thế hệ sau như thế nào
khi:
a. Toàn bộ tự thụ phấn
b. Một nửa tự thụ phấn, nửa kia vô phối với 50% phôi aposporie và
50% phôi parthenogenese và apogamic.
c. 80% tự thụ, 20% vô phối với phôi parthenogenese và apogamic
d. 5% tự thụ, 95% vô phối với phôi aposporie
e. Trong số trên, trường hợp nào có thể sử dụng để duy trì ưu thế lai?
15. Loài A có 2n = 20 , loài B có 2n = 24. Kết quả lai xoma
đó thu được các cây tái sinh ở tiền kỳ I của giảm phân cho
một số kết quả sau đây:
- Cây 1 có 10 cặp lưỡng trị
- Cây 2 có 12 cặp lưỡng trị, 8 đơn trị
- Cây 3 có 10 cặp lưỡng trị, 5 đơn trị
- Cây 4 có 12 cặp lưỡng trị
- Cây 5 có 22 cặp lưỡng trị
a. Hãy cho tên gọi và nêu nguyên nhân hình thành của 5 thể lai
(5 cây) trên.
b. Nếu cho cây số 3 tự thụ, khả năng sẽ thu được các thể lệch
bội gì, ý nghĩa ứng dụng? Dạng lệch bội nào ổn định về bộ
nhiễm sắc qua các thế hệ tự thụ?
Lớp Học Phần VNUA ( Khoa Nông Học ) - Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
https://sites.google.com/site/lophocphank57vnua/
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ditruyenungdungchuong_1_8203.pdf