Sinh học - Chương 2: Di truyền tính trạng số lượng, cận phối và ưu thế lai
. Khái niệm và ý nghĩa của ưu thế lai. Ưu thế lai cần được
duy trì trong những trường hợp nào? Nờu khỏi niệm về cân
bằng di truyền quan hệ và cân bằng di truyền bên trong.
8. Chứng tỏ rằng cơ sở di truyền của ưu thế lai cần được xem
xét ở các dạng tương tác: cùng locus, khác locus, tương
tác nhân –bào chất.
9. Phân biệt bản chất của khái niệm: tính trội, độ trội. Nêu
khái niệm và ước lượng khả năng kết hợp chung.
10. Ở một quần thể giao phối ngẫu nhiên, thể đột biến lặn (aa)
gây bệnh di truyền nguy hiểm xuất hiện với tần số 1 trên
20.000 cá thể. Xác định chỉ số nguy hiểm do cận phối khi
xảy ra các kiểu cận phối sau:
a. Anh chị em ruột
b. Nửa anh em
c. Anh em con cô, con cậu
d. Cận phối theo sơ đồ dưới
6 trang |
Chia sẻ: nguyenlam99 | Lượt xem: 985 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sinh học - Chương 2: Di truyền tính trạng số lượng, cận phối và ưu thế lai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
7/18/15
1
Chương 2. Di truyền tính trạng số lượng, cận
phối và ưu thế lai
2.1. Khái niệm và những đặc điểm về nghiên cứu
di truyền tính trạng số lượng
2.1.1. Khái niện tính trạng số lượng, tiếp cận thống kê
a. Khái niệm tính trạng số lượng:
Là tính trạng không biểu hiện phân biệt nhau một cách rõ nét, các
trạng thái của nó tạo hành dãy biến dị liên tục, được xác định
thông qua các phép định lượng như cân, đo, đếm...
b. Tiếp cận thống kê trong nghiên cứu di truyền tính trạng số
lượng
Ví dụ: tính trạng được đo đếm ở nhiều cá thể tạo thành dãy số
liệu xi : x1, x2, x3, ...xn
- Giá trị trung bình
n
xi
X
Độ lệch chuẩn
Phương sai
σ =
Hệ số biến động
2.1.2. Tiếp cận di truyền, khái niệm về các hiệu ứng: cộng,
trội, tương tác
- Tính trạng số lượng là tính trạng có nhiều kiểu gen, nhiều kiểu
tương tác kiểm soát độ lớn của tính trạng.
- Hiệu ứng di truyền là tương tác các gen dẫn đến hiệu quả thể
hiện tính trạng.
a. Hiệu ứng cộng (D)
Là thông số diễn tả hoạt động tương tác của các gen là độc lập
nhau khi chúng cộng lại thì biểu hiện độ lớn tính trạng tăng.
b. Hiệu ứng trội (hiệu ứng dị hợp tử) (H)
Liên quan đến trạng thái dị hợp tử của gen, góp phần đẩy mạnh
biểu hiện tính trạng (xuất hiện từ tương tác cùng locus).
c. Hiệu ứng tương tác giữa các hiệu ứng (I)
DxD; HxH, DxH
Hiệu ứng này xuất hiện khi xảy ra mối tương tác giữa các gen
khác locus hay biểu hiện kiểu hình của tính trạng số lượng
liên quan tới tác động của các gen phụ thuộc vào nhau.
=> giá trị kiểu gen của tính trạng số lượng = D +H +I
2.2. Phương sai kiểu hình, kiểu gen và hệ số di truyền
2.2.1. Các thành phần phương sai, phân tách thành phần
phương sai môi trường
- Phương sai kiểu hình (2P hay VP): nó đặc trưng cho khả
năng biến động của tính trạng trong quần thể.
- Gồm phương sai kiểu gen (2g hay Vg) và phương sai môi
trường (2e hay Ve)
2P =
2
g+
2
e hay VP = Vg + Ve
- Tính trạng số lương về cơ bản do hiệu ứng cộng của các
gen quy định. Tuy nhiên bên cạnh hiệu ứng cộng giá trị
kiểu gen của tính trạng số lượng còn có hiệu ứng trội, hiệu
ứng tương tác giữa các gen không cùng alen.
2G =
2
D+
2
H +
2
I
Lớp Học Phần VNUA ( Khoa Nông Học ) - Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
https://sites.google.com/site/lophocphank57vnua/
7/18/15
2
*Phân tách thành phần phương sai môi trường
- Phân tích phương sai
2P =
2
g+
2
e
- Phép lai: thí nghiệm được trồng cả bố mẹ P1, P2 và các con lai
F1, F2. ở P1, P2, F1 các cá thể có kiểu gen giống nhau, do đó
khi nghiên cứu tính trạng những sai khác của chúng là do môi
trường:
(1)
1 2 1
1
( )
3
P P FVe V V V
- ở F2 có các kiểu gen khác nhau, nên phương sai kiểu hình
gồm di truyền và môi trường:
VF2=Vg + Ve (2)
Thay (1) vào (2) Ta có:
2 1 2 1
1
( )
3
g F P P FV V V V V
2.2.2. Đánh giá các thành phần phương sai kiểu gen
- Các bố mẹ P1, P2 , các con lai F1, F2 và các lai ngược F1 x P1
=> B1, F1 x P2 => B2
- Từ các kết quả đo đếm để ước lượng VP1, VP2, VF1, VF2, VB1,
VB2
- Thầnh phần phương sai môi trường:
1 2 1
1
( )
3
e P P FV V V V
2.2.3. Hệ số di truyền: khái niệm, ước lượng, ý nghĩa
a. Khái niệm:
Hệ số di truyền (khả năng di truyền) diễn tả phần đóng góp do sai
khác về di truyền trong biến dị kiểu hình chung của tính trạng ở
quần thể.
b. Ước lượng:
- Hệ số di truyền biến đổi từ 0=>1. để đánh giá hệ số di truyền ta
cần tách thành phần phương sai môi trường ra khỏi phương sai
kiểu hình để xác định phương sai kiểu gen, bằng các phương
pháp:
- Dựa vào phân tích phương sai để tính ra Vg và Ve
- Dựa vào kết quả các phương sai VP1,VP2, VF1 , VF2 thu được ở
thí nghiệm bố trí các bố mẹ và các con lai F1, F2.
- Bên cạnh đó có thể sử dụng hệ thống tương quan (b) giữa bố mẹ
và đời con theo tính trạng nghiên cứu: H2=2b
eg
g
p
g
H
22
2
2
2
2
- Hệ số di truyền được đánh giá trên cơ sở đóng góp của phần
phương sai di truyền theo hiệu ứng cộng của các gen trong
toàn bộ biến dị chung của kiểu hình ở quần thể gọi là hệ số di
truyền theo nghĩa hẹp (h2).
- Hệ số di truyền cao (từ 0,8 trở lên) tính trạng có hiệu quả chọn
lọc cao. Hệ số di truyền thấp (<0,4) - chọn lọc tính trạng kém
hiệu quả.
p
d
h
2
2
2
c. ý nghĩa:
- Hệ số di truyền là một công cụ giúp cho quá trình chọn lọc. Nó
cho phép dự đoán kết quả chọn lọc tính trạng số lượng ở đời
con:
SE =h2SD
SD=Xi - XP (vi sai chọn lọc)
SE= XF1 - XP (hiệu quả của chọn lọc)
XF1 =XP+SE = XP +h
2.SD
Lớp Học Phần VNUA ( Khoa Nông Học ) - Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
https://sites.google.com/site/lophocphank57vnua/
7/18/15
3
2.3. Cận phối
2.3.1. Khái niệm cận phối, hệ số cận thân
a. Khái niệm:
Cận phối là sự giao phối giữa các cá thể gần nhau về mặt di
truyền.
b. Hệ số cận thân (F):
Chỉ khả năng để xuất hiện các thể đồng hợp tử, hay xác suất để
các alen gặp gỡ trở lại.
Nếu hệ số cận thân ở tổ tiên = 0:
)1(
2
1
1
1
A
ndnsi
x FF
1
1 2
1
ndnsi
xF
Trong đó ns: Số đời từ bố tới trước tổ tiên
nd: số đời từ mẹ tới trước tổ tiên
i: là số tổ tiên
FA
: hệ số cận thân của tổ tiên
a. Một số kiểu cận phối
+ Bố con, mẹ con
+Anh chị em ruột (full sibs)
+Nửa anh em (half sibs)
+Cô cháu, chú cháu
4
1
2
1
101
XF
4
1
2
1
2
1
111111
XF
8
1
2
1
111
XF
8
1
2
1
2
112
XF
+Anh chị em con cô con câu.
+Con cô con cậu kép:
16
1
2
1
2
122
XF
8
1
2
14
1
122
XF
b. Cận phối hệ thống
- Là trường hợp cận phối xảy ra ở nhiều đời liên tục, khi ấy hệ
số cận thân sẽ liên tục biến đổi.
- Tự phối
- Bố mẹ x đời con (lai trở lại liên tục)
- Full sibs x full sibs
- Half sibs x half sibs
Trong đó t là số thế hệ.
)1(
2
1
1 tt FF
)21(
4
1
21 ttt FFF
)21(
4
1
21 ttt FFF
)21(
4
1
21 ttt FFF
=> Cận phối liên tục qua các thế hệ dẫn tới sự tăng liên tục lượng
đồng hợp tử. Tốc độ tăng nhanh hay chậm phụ thuộc vào mức
độ gần trong cận phối: tự phối tăng rất nhanh, ở full sibs tăng
chậm hơn, chậm hơn cả là ở hafl sibs.
- Cận phối liên tục có ý nghĩa lớn trong chọn giống nhằm tạo các
cấu trúc đồng hợp tử.
Lớp Học Phần VNUA ( Khoa Nông Học ) - Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
https://sites.google.com/site/lophocphank57vnua/
7/18/15
4
2.3.3. Chỉ số nguy hiểm do cận phối
Tỷ số giữa tần số xuất hiện các kiểu lặn có hại do cận
phối trên tần số này ở trường hợp giao phối ngẫu nhiên gọi là
chỉ số nguy hiểm do cận phối.
2
2
q
pqFq
2.3.4. Suy thoái do cận phối, gánh nặng di truyền của quần thể
- Là hiện tượng ở các dòng cận phối xảy ra sự suy giảm mức thể
hiện của một loạt tính trạng, suy yếu sức sống và tính thích
ứng của cơ thể.
- Nguyên nhân di truyền của sự suy thoái cận phối:
+ Gen lặn có hại được tăng cơ hội trở thành đồng hợp tử, gây suy
giảm sức sống và khả năng thích ứng của cơ thể.
+ Suy thoái cận phối là hệ quả của sự chuyển dịch giá trị trung
bình quần thể về phía các alen lặn.
- Công thức ước lượng mức độ giảm giá trị trung bình quần thể
khi xảy ra cận phối:
MF -MP=-2dpqF
MF, MPgiá trị trung bình quần thể khi xảy ra cận phối và trường
hợp bình thường
p - tần số trung bình các alen trội; q- tần số trung bình các
alen lặn
F- hệ số cận thân
d- giá trị thể hiện của các dị hợp tử
- Thường sự suy thoái ở thế hệ đầu diễn ra mạnh, càng về sau
thì càng chậm hơn
=> Nhiều dòng tự phối có thể duy trì lâu dài.
b. Gánh năng di truyền của quần thể
- Sự tồn tại, tích luỹ ngày càng nhiều các đột biến lặn có hại ở
một quần thể nào đó lại xem như một gánh nặng di truyền mà
quần thể phải chịu đựng.
- Gánh nặng di truyền do:
+ Tăng đột biến
+ Hiệu quả chọn lọc thấp hoặc không có chọn lọc
+ Cận phối
- Giảm gánh nặng di truyền:
+ Giảm yếu tố gây đột biến
+ Tăng hiệu quả chọn lọc
+ Giảm cận phối, tăng khả năng giao phối ngẫu nhiên
2.4. Ưu thế lai
2.4.1. Khái niệm, ý nghĩa
a. Khái niệm
Ưu thế lai là hiện tượng khi con lai F1 thể hiện vượt trội
hơn bố mẹ về những đặc điểm riêng biệt.
+ Ưu thế lai thực (Heterobeltiosis): F1 vượt hơn dạng bố mẹ tốt
nhất theo tính trạng nghiên cứu (về cả chiều dương và chiều
âm).
100% 1
b
b
P
PF
Hb
+Ưu thế lai trung bình (Heterosis): F1 vượt hơn giá trị trung
bình của các bố mẹ.
+ Ưu thế lai chuẩn (Standard Heterosis): F1 vượt hơn giá trị của
một giống chuẩn (giống đối chứng) nào đó đem so sánh.
100
)(
2
1
)(
2
1
%
21
211
PP
PPF
Hb
100% 1
S
SF
Hs
7/18/15
5
b. Ý nghĩa
- Đối với sinh vật: tăng khả năng thích ứng
- Trong chọn giống: tạo ưu thế lai, tăng thể hiện tính trạng và
phối hợp được nhiều tính trạng giá trị vào một kiểu gen =>
tạo giống ưu thế lai là con đường ngắn nhất và có hiệu quả
cao trong việc tập hợp nhiều tính trạng quý vào một giống.
- Phải có công nghệ sản xuất giống tốt => ưu thế lai lớn => giá
thành rẻ => sản xuất nhiều => tăng năng suất.
- Trong quản lý và thương mại hạt giống:
+ Quy định tiêu chuẩn hạt giống
+ Quản lý hạt giống
- Dự đoán ưu thế lai:
+ Khả năng kết hợp chung
+ Khả năng kết hợp riêng
+ Lai đỉnh, lai dialel (luân giao)
- Duy trì ưu thế lai:
+ Nhân giống vô tính
+ Nhân qua thế hệ bằng hạt, hệ thống di truyền không phân
ly thông qua phối vô phối aposporie (sinh sản không bào
tử).
2.4.2. Cơ sở di truyền của ưu thế lai
a. Giả thiết liên quan tới tương tác cùng locus - hiệu quả trội, siêu trội
AabbCCdd x aaBBccDD => F1: AaBbCcDd
F1 tích luỹ được nhiều gen trội hơn so với bố mẹ, có ưu thế hơn so với bố mẹ
- Thể hiện:
+ Gen lặn bị lấp trống: hiệu ứng trội
AA =Aa (gen lặn a được lấp trống bởi A- thể hiện tốt hơn aa)
+ Tăng dị hợp tử => ngoài hiệu ứng trội còn hiệu quả siêu trội
- Lý thuyết siêu trội:
+ Theo giả thiết liều lượng
AA aa
AA - dư thừa, aa - thiếu hụt, Aa- cho mức liều lượng tối ưu => con lai F1 (Aa)
có ưu thế hơn dạng bố mẹ (AA, aa).
+ Theo giả thuyết tạo sản phẩm
A- cho sản phẩm 1; a- cho sản phẩm 2
Aa- lai: sản phẩm 1 + sản phẩm 2 có hiệu quả tác động mạnh hơn hai sản
phẩm ban đầu trong việc hình thành tế bào. Dị hợp tử càng nhiều thì càng
làm tăng cường độ tính trạng số lượng biểu hiện => phân ly F2 càng lớn.
- Hiệu quả tương tác bổ sung giữa các gen:
Aabb x aaBB => AaBb
+ Khắc phục được ức chế lặn
+ Do phối hợp nhiều gen
c. Cân bằng di truyền bên trong và cân bằng di truyền quan hệ:
- Cân bằng bên trong liên quan tới một trật tự các gen nào đó
sắp xếp dọc theo nhiễm sắc thể, có thể dẫn tới một trật tự sắp
xếp các gen có mức cân bằng tốt => cân bằng bên trong tốt.
- Ở mỗi locus các alen khác nhau của hai nhiễn sắc thể tương
đồng có thể thiết lập nên mức cân bằng tốt về quan hệ giữa
các alen => cân bằng quan hệ tốt.
d. Giả thiết liên quan tới tương tác nhân - bào chất
- Trong quá trình tự thụ: không có sự đổi mới giữa nhân - bào chất
- Lai: quan hệ nhân - bào chất thay đổi
Câu hỏi ôn tập chương 2
1. Khi nghiên cứu tính trạng số lượng cần cú những tiếp cận
thống kê như thế nào? Ước lượng số lượng gen kiểm tra tính
trạng số lượng.
2. Khái niệm về các thành phần phương sai: kiểu hình, kiểu gen,
môi trường. Trong giỏ trị kiểu gen hóy diễn tả khái niệm về
các hiệu ứng: cộng, trội, tương tác.
Một số phương pháp tách thành phần phương sai môi trường,
phương sai hiệu ứng cộng, trội được ước lượng như thế nào?
(sử dụng sơ đồ lai ngược)
Trình bày: khái niệm, ước lượng và ý nghĩa ứng dụng của hệ
số di truyền. Vì sao núi hệ số di truyền là thông số mang tính
chất quần thể.
Khái niệm về cận phối và hệ số cận thân. Ví dụ về một số
kiểu cận phối. Cận phối hệ thống và ý nghĩa ứng dụng của nó.
Chỉ số nguy hiểm do cận phối cho biết thông tin gì? Nêu
những nguyên nhân di truyền của sự suy thoái do cận phối.
Lớp Học Phần VNUA ( Khoa Nông Học ) - Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
https://sites.google.com/site/lophocphank57vnua/
7/18/15
6
7. Khái niệm và ý nghĩa của ưu thế lai. Ưu thế lai cần được
duy trì trong những trường hợp nào? Nờu khỏi niệm về cân
bằng di truyền quan hệ và cân bằng di truyền bên trong.
8. Chứng tỏ rằng cơ sở di truyền của ưu thế lai cần được xem
xét ở các dạng tương tác: cùng locus, khác locus, tương
tác nhân –bào chất.
9. Phân biệt bản chất của khái niệm: tính trội, độ trội. Nêu
khái niệm và ước lượng khả năng kết hợp chung.
10. Ở một quần thể giao phối ngẫu nhiên, thể đột biến lặn (aa)
gây bệnh di truyền nguy hiểm xuất hiện với tần số 1 trên
20.000 cá thể. Xác định chỉ số nguy hiểm do cận phối khi
xảy ra các kiểu cận phối sau:
a. Anh chị em ruột
b. Nửa anh em
c. Anh em con cô, con cậu
d. Cận phối theo sơ đồ dưới
X
X
X
X
11. Các tổ tiên là kết quả giao phối ngẫu nhiên. Xác định hệ số
cận thân cho các kiểu cận phối sau đây:
Lớp Học Phần VNUA ( Khoa Nông Học ) - Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
https://sites.google.com/site/lophocphank57vnua/
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ditruyenungdungchuong_2_4168.pdf