Sản xuất rau an toàn

Thích ứng với biến đổi khí hậu - Thời gian sinh trưởng ngắn - Giảm phụ thuộc vào nguồn nuớc tưới(so với trồng lúa nước) Hiệu quả về Kỹ thuật: - Người dân nắm vững quy trình kỹ thuật; gieo, ươm được cây giống chủ động về mùa vụ - Mở rộng quy mô và phục tráng rau bản địa (Cải mèo) rất phù hợp, đất đai, chế độ chăm sóc và được thị trường ưa chuộng. Tổ chức, thể chế : - Từ các kết quả đạt được, dự án đã lồng ghép thành công mô hình vào chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. - Gắn các hoạt động phát triển sinh kế để bảo vệ rừng, hạn chế phá rừng dựa vào cộng đồng. - Lập kế hoạch xây dựng hỗ trợ người dân phát triển kinh tế tận dụng nguồn lực tại chỗ và được tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi cho việc nhân rộng mô hình. - Tiến hành các hoạt động tuyên truyền thông qua các cuộc họp thôn bản và các tổ chức đoàn thể tại địa phương (Hội phụ nữ, Hội nông dân). - Nhóm bước đầu đã có các quan hệ với nhau thông qua các cuộc tham quan chéo và chia sẻ kinh nghiệm về kỹ thuật công tác tổ chức và tiêu thụ sản phẩm

pdf7 trang | Chia sẻ: nhung.12 | Lượt xem: 1142 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sản xuất rau an toàn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hỗ trợ mạng lưới các tổ chức xã hội dân sự địa phương nhằm nâng cao năng lực cho cộng đồng về lồng ghép môi trường vào chương trình phát triển xã hội SẢN XUẤT RAU AN TOÀN THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU KHU VỰC MIỀN NÚI Dự án tài trợ bởi EU Mô hình được thực hiện: Hợp tác xã phát triển nông thôn Quan Hóa Thanh Hóa (CRD) – 10/2012 I. Bối cảnh 1. Giới thiệu bối cảnh ra đời của mô hình Thanh Hóa là một trong bốn tỉnh triển khai dự án Synergies, có đặc thù là tỉnh có diện tích các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Sự gia tăng dân số, gây áp lực lên tài nguyên đất canh tác, an toàn lương thực và các dạng tài nguyên khác, hai huyện được lựa chọn Quan Hóa, Bá Thước có tỷ lệ hộ nghèo là 58% và 54% thuộc 63 huyện nghèo nhất của Việt Nam. Bên cạnh đó sự phát triển các mô hình canh tác phụ thuộc nhiều vào bên ngoài (phân bón hóa học, giống mới, thuốc BVTV..) đã tạo ra những hệ lụy tiêu cực đến môi trường thiên nhiên và các tài nguyên, cũng như hiện tượng sạt lở đất, xói mòn, rửa trôi, hạn hán, lũ quét ngày càng khốc liệt gây thiệt hại lớn về kinh tế, vật chất cho người dân miền núi. Việc áp dụng khoa học kỹ thuật của người dân vào sản xuất nông nghiệp còn nhiều hạn chế, diện tích đất vườn, đất bãi và đất canh tác nông nghiệp 1 vụ bỏ trống rất nhiều đã gây ra sự rửa trôi, xói mòn và giảm chất lượng đất và đồng thời không cho thu nhập. Mặt khác nhu cầu rau hàng ngày của người dân trong vùng rất lớn, nhưng các hộ thì không tự trồng và trong vùng cũng không có khu sản xuất mà hoàn toàn phụ thuộc vào việc nhập rau từ miền xuôi nên mức độ an toàn khó kiểm soát. Hiện nay trên diện tích đất nông nghiệp người dân tại các xã Văn Nho huyện Bá Thước, xã Hồi Xuân huyện Quan Hóa chủ yếu trồng độc canh cây nông nghiệp (sắn, ngô, lúa) Kết quả PRA ( Báo cáo PRA các xã) cho thấy bình quân hàng năm các xã này bị xói mòn, rữa trôi mất 1ha đất canh tác, diện tích canh tác lúa nước ngày càng bị thu hẹp do thiếu nguồn nước sản xuất .Với cơ cấu cây trồng, kỹ thuật không phù hợp dẫn đến hiện tượng thoái hóa đất xảy ra nhanh, thời gian canh tác hiệu quả ngắn, thường chỉ được 1 – 2 vụ cây lương thực ngắn ngày sau đó đất bị bỏ hoang, gây ảnh hưởng lớn đến kinh tế và môi trường. Chính quyền các cấp tại địa phương cũng đang rất quan tâm vấn đề cấp thiết hiện nay đặt ra là: nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp trong điều kiện thích ứng với những thay đổi tiêu cực của thời tiết khí hậu bảo đảm lâu bền về kinh tế và môi trường. 2. Thông tin cơ bản về dự án Tên dự án: “Tăng cường năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu, thông qua phát triển sinh kế bền vững trên đất dốc tại 2 huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa” Thời gian triển khai: Tháng 4/2012 đến tháng 12/2012  Địa điểm: Tại 2 xã:Văn Nho huyện Bá Thước, xã Hồi Xuân huyện Quan Hóa tỉnh Thanh Hóa  Kinh phí: Tổng kinh phí 242 800 000 Đồng (Trong đó kinh phí hỗ trợ từ dự án Synergies: 181.800.000 Đồng, chiếm 75%)  Các hoat động chính  Nhóm HĐ1 : Đào tạo, tham quan, học tập kỹ thuật cho hộ nông dân, cán bộ xã thôn trực tiếp tham gia dự án: Hệ thống cánh tác cải tiến, hệ thống canh tác nông lâm bền vững, các giải pháp kỹ thuật hạn chế rửa trôi, xói mòn, cải tạo đất.  Nhóm HĐ2 : Xây dựng mô hình sản xuất nông lâm kết hợp trồng trọt, chăn nuôi theo hướng bền vững trên đất dốc.  Nhóm HĐ3 : Học tập, chia sẻ kinh nghiệm, xây dựng tài liệu kỹ thuật khuyến cáo phù hợp với điều kiện thực tế địa phương. II. Phương pháp và công cụ 1. Sơ đồ tổ chức thưc hiện mô hình Chính quyền các cấp tại địa phương cũng đang rất quan tâm vấn đề cấp thiết hiện nay đặt ra là: nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp trong điều kiện thích ứng với những thay đổi tiêu cực của thời tiết khí hậu bảo đảm lâu bền về kinh tế và môi trường 2. Phương pháp tác động: 2.1 Tình trạng ban đầu của dự án : - Cộng đồng người Thái, Mường 3 xã Văn Nho, Thiết huyện Bá Thước, xã Hồi Xuân huyện Quan Hóa có thu nhập chính từ khai thác cây luồng, có rất ít diện tích trồng lúa (bình quân 350m2/hộ), nông nghiệp chủ yếu là canh tác nương rẫy với năng suất, hiệu quả thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao trên 50%. - Chính quyền xã và người dân thiếu các điều kiện: tiền, phương tiện nên đã hạn chế rất nhiều trong việc tìm hiểu, học tập các mô hình, phương thức canh tác bên ngoài vì vậy nhu cầu có mô hình ngay tại địa phương để người dân có thể thuận tiện trao đổi chia sẻ và áp dụng là rất cần thiết. 2.2 Các phương pháp can thiệp của dự án: - Vai trò của dự án: Hỗ trợ khảo sát đánh giá nhu cầu, hiện trạng, thiết kế mô hình, tổ chức tập huấn kỹ thuật, đào tạo Kỹ thuật viên, hỗ trợ giống ban đầu và theo dõi kỹ thuật, tổ chức tham quan, hội nghị, hội thảo. - Vai trò của chính quyền địa phương: Tuyên truyền, vận động người dân tham gia, cùng dự án lựa chọn đối tượng tham gia, giám sát hoạt động. Thôn PRA Nhóm mô hình => tổ chức thực hiện Hộ Hộ Hộ Mô hình Dự án - Vai trò của các đoàn thể: Tuyên truyền vận động hội viên tham gia - Vai trò của người tham gia mô hình: Thực hiện thỏa thuận, cam kết và kế hoạch triển khai; đồng đầu tư vật chất và tài chính Đầu tư mô hình: Theo nguyên tắc đồng đầu tư. - Nông dân: Diện tích đất, công lao động, phân bón ,dung cụ phục vụ cho việc chăm sóc rau. - Dự án: Hỗ trợ tập huấn kỹ thuật, giống ban đầu, theo dõi và hỗ trợ kỹ thuật, kết nối địa điểm cung cấp giống rau. 2.3 Các bước triển khai. Bước 1: Gặp chính quyền địa phương: - Giới thiệu dự án, kế hoạch triển khai, phương thức hỗ trợ phối hợp chỉ đạo, giám sát và xây dựng cam kết, thỏa thuận Bước2: Khảo sát đánh giá hiện trạng: - PRA các thông tin, báo cáo liên quan đến trồng rau Bước 3. Họp thôn giới thiệu mô hình, lựa chọn các hộ - Giới thiệu mô hình, kế hoạch thực hiện: Dễ hiểu, rõ ràng các tiêu chí của mô hình, làm rõ lợi ích và trách nhiệm của nông dân) lựa chọn được hộ đảm bảo các tiêu chí tham gia mô hình Bước 4. Tổ chức (nhóm sở thích), xây dựng thỏa thuận, cam kết - Tăng sự hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ lẫn nhau và làm rõ trách nhiệm của các bên , xây dưng kế hoạch chi tiết đảm bảo được tiến độ thực hiện dự án.(Cần làm rõ tính mùa vụ ) Bước 5: Đào tạo kỹ thuật - Tham quan mô hình: Quy mô phù hợp với thực tế của mô hình triển khai (dễ áp dụng) - Tài liệu: Phù hợp với nông dân đia phương ; ngắn gọn dễ hiểu, dễ áp dụng - Phương pháp: Tập huấn có sự tham gia, chú trọng phần thực hành; kinh nghiệm của nông dân. - Công cụ hỗ trợ: Máy chiếu, tranh ảnh, phiếu kỹ thuật Bước 6. Triển khai hoạt động - Giới thiệu các cơ sở cung cấp giống rau có uy tín, giá cả phù hợp - Hỗ trợ kỹ thuật: Trực tiếp cùng thực hiện ở đầu các quy trình giám sát kỹ thuật điều chỉnh kịp thời và chuyển giao từng cung đoạn (đặc biệt là khâu xử lý hạt giống, gieo, ươm) Bước 7. Tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm - Phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức các hội nghị đánh giá, giới thiệu kết quả mô hình 3.4. Các công cụ chính Bước triển khai Công cụ, phương pháp sử dụng Bước1: Xây dựng cam kết với địa phương Bản cam kết và trách nhiệm của các bên trong quá trình triển khai, thực hiện (dự án / Chính quyền địa phương ) Bước 2: Khảo sát, đánh giá Các công cụ PRA, Báo cáo kết quả đánh giá, chiến lược và giải pháp can thiệp Bước 3: Họp thôn giới thiệu dự án, chọn hộ tham gia làm mô hình Tài liệu giới thiệu dự án, Danh sách các hộ tham gia mô hình Bước 4. Tổ chức(nhóm sở thích), xây dựng thỏa thuận. Biên bản họp nhóm và phân công trách nhiệm Thỏa thuận cùng đầu tư thực hiện mô hình Bước 5: Tập huấn kỹ thuật Nuôi giun quế, đào tạo Kỹ thuật viên Tài liệu Bài giảng, tài liệu đọc cho nông dân Công cụ hỗ trợ: Máy chiếu, tranh ảnh, phiếu kỹ thuật vật mẫu thực hành(giống rau...) Bước 6: Triển khai hoạt động Theo dõi, hỗ trợ kỹ thuật,: Địa chỉ cơ sở cung cấp giống rau các loại. Sổ ghi chép của nông dân (cần lưu ý để hạch toán kinh tế) Sổ theo dõi, báo cáo tiến độ Bước 7: hội nghị tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm và nhân rộng báo cáo kết quả thực hiện mô hình III. Những kết quả chính 1. Số lượng, quy mô đã đạt được - 3 mô hình trồng rau an toàn /4xã/2 huyện với /22 hộ tham gia - 9 loại giống rau chính được trồng/2 vụ( xuân hè, thu đông)/7000m2 - Mướp hương, dưa chuột, rau dền, mướp đắng, cải ngọt, cải bắp, su hào, cải mông, cải củ - 2 lớp tập huấn kỹ thuật có 32 người tham gia - 1 chuyến tham quan cho 30 người ( gồm nông dân mô hình và cán bộ xã thôn) 2. Chất lượng của sản phẩm, dịch vụ đã đạt được - Hoạt động của dự án phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và nhu cầu phát triển của các hộ nông dân. - Thay đổi nhận thức của người dân địa phương : phụ thuộc nguồn cung cấp rau từ nơi khác, chủ động sản suất và phát triển theo hướng thị trường. - Nhiều hộ trong vùng đã biết cách sản xuất rau an toàn qua học hỏi kinh nghiệm từ kết quả các mô hình dự án - Người dân trong vùng được sử dụng rau an toàn - Sản phẩm rau bước đầu tạo được uy tín tại thị trường địa phương (Thương buôn đã đến đặt hàng ) - Tạo việc làm tại chỗ , tăng thu nhập cho người dân địa phương, tăng hiệu quả sử dụng đất. 3. Hiệu quả tác động Hiệu quả về kinh tế. - 22 hộ hưởng lợi trực tiếp từ hoạt động sản xuất các loại rau - Trung bình 1 sào (500 m2) lãi 4 - 4,5triệu/vụ/3 tháng. - 7000m2 đất đai được cải tạo thông qua hoạt động bón phân hữu cơ, bón phân chuồng - Tăng hiệu quả sử dụng đất(diện tích trồng tăng vụ/năm) Tác động xã hội - Cung cấp nguồn dinh dưỡng cho bữa ăn hàng ngày - Đảm bảo sức khoẻ, giảm bệnh tật và chi phí y tế - Đa dạng hóa các nguồn thu nhập từ rau góp phần giảm nghèo - Tạo việc làm, tăng cường năng lực, kỹ thuật cho phụ nữ nghèo miền núi - Khẳng định được vai trò giới trong các hoạt động sản xuất Tác động về môi trường - 7000m2 đất đai được cải tạo thông qua hoạt động bón phân hữu cơ. - Giảm thiểu ô nhiễm môi trường (dùng phân hưu cơ,không dùng thuốc BVTV hóa học) - Không khai thác luồng non và chăt phá rừng tự nhiên Thích ứng với biến đổi khí hậu - Thời gian sinh trưởng ngắn - Giảm phụ thuộc vào nguồn nuớc tưới(so với trồng lúa nước) Hiệu quả về Kỹ thuật: - Người dân nắm vững quy trình kỹ thuật; gieo, ươm được cây giống chủ động về mùa vụ - Mở rộng quy mô và phục tráng rau bản địa (Cải mèo) rất phù hợp, đất đai, chế độ chăm sóc và được thị trường ưa chuộng. Tổ chức, thể chế : - Từ các kết quả đạt được, dự án đã lồng ghép thành công mô hình vào chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. - Gắn các hoạt động phát triển sinh kế để bảo vệ rừng, hạn chế phá rừng dựa vào cộng đồng. - Lập kế hoạch xây dựng hỗ trợ người dân phát triển kinh tế tận dụng nguồn lực tại chỗ và được tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi cho việc nhân rộng mô hình. - Tiến hành các hoạt động tuyên truyền thông qua các cuộc họp thôn bản và các tổ chức đoàn thể tại địa phương (Hội phụ nữ, Hội nông dân). - Nhóm bước đầu đã có các quan hệ với nhau thông qua các cuộc tham quan chéo và chia sẻ kinh nghiệm về kỹ thuật công tác tổ chức và tiêu thụ sản phẩm IV. Khuyến cáo áp dụng, nhân rộng mô hình - Các hoạt động dự án đã đạt được mục tiêu đề ra mặc dù quy mô nhỏ, kết quả các mô hình trồng rau tạo ra thu nhập mới cho người dân một cách đảng kế góp phần giảm nghèo. - Người dân tiếp cận được kỹ thuật mới, kỹ năng tổ chức và làm việc hiệu quả, đồng thời các mô hình khuyến khích người dân tham gia vào các mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu - Tạo việc làm tại chỗ phù hợp cho phu nữ và các hộ nghèo. - Bước đầu đã cung cấp cho thị trường thực phẩm an toàn được người tiêu dùng ủng hộ. - Hoạt động dự án đã được chính quyền địa phương và người dân nhận xét là rất phù hợp với trình độ của người dân và có khả năng nhân rộng thông qua các hội thảo, hội nghị. 1. Tính khả thi: - Mô hình phù hợp với thực trạng tai địa phương - Nhu cầu về lương thực, thực phẩm; việc làm - Kế hoạch phát triển kinh tế của địa phương - Kỹ thuật đơn giản dễ áp dụng: Kết hợp các kỹ thuật mới với kinh nghiệm của người dân. 2. Điều kiện để áp dụng thành công - Người dân và cộng đồng thực sự có nhu cầu - Phù hợp với chủ trương, chính sách phát triển KT-XH của địa phương - Có diện tích đất trồng được rau màu và nguồn nước tưới vừa đủ - Có sự liên kết trong cộng đồng, mạng lưới, cung cấp và tiêu thụ sản phẩm - Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để triển khai, nhân rộng - Kết hợp kỹ thuật mới với kinh nghiệm của người dân (giống bản địa) - Cần lưu ý cơ cấu về mùa vụ và lựa chọn giống phù hợp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcrd_da_nho_1_tlh_mh_rau_an_toan_7183.pdf
Tài liệu liên quan