Sản xuất chè hữu cơ ở Hợp tác xã Thiên Hoàng, Đồng Hỷ, Thái Nguyên và một số đề xuất, kiến nghị
Việt Nam là một trong những nước mới bắt đầu áp dụng phương thức sản xuất nông nghiệp hữu
cơ. Sản xuất chè hữu cơ là một phương thức sản xuất đảm bảo sự an toàn cho người sản xuất và người tiêu
dùng, bảo vệ môi trường sinh thái. Sản xuất chè hữu cơ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của
người tiêu dùng. Hợp tác xE chè Hữu cơ Thiên Hoàng được thành lập nhằm phát huy lợi thế của địa
phương và tìm kiếm cơ hội để khai thác thị trường xuất khẩu nông sản. Những thành công và thất bại của
HTX là bài học kinh nghiệm quý báu cho phát triển sản xuất chè hữu cơ ở tỉnh Thái Nguyên nói riêng và
Việt Nam nói chung.
5 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 25/03/2022 | Lượt xem: 199 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sản xuất chè hữu cơ ở Hợp tác xã Thiên Hoàng, Đồng Hỷ, Thái Nguyên và một số đề xuất, kiến nghị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 2(46) Tập 1/Năm 2008
47
sản xuất chè hữu cơ ở Hợp Tác Xã thiên hoàng, Đồng hỷ, thái nguyên
và một số đề xuất, kiến nghị
Trần Quang Huy (Tr−ờng ĐH Kinh tế & QTKD -ĐH Thái Nguyên)
1. Đặt vấn đề
Những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới và sự tuyên truyền, quảng
cáo về lợi ích của việc uống chè đối với sức khoẻ, đE đặt ra một cách nhìn mới đối với chè trên
toàn thế giới nhất là ở các n−ớc phát triển. Vì thế, nhu cầu của ng−ời tiêu dùng đối với sản phẩm
chè an toàn, chè hữu cơ có chất l−ợng ngày càng cao. Chè hữu cơ xuất hiện đầu tiên tại thị
tr−ờng Anh năm 1989 với những nhEn hiệu nh− “Natureland”, nhu cầu chè hữu cơ mỗi năm tăng
25% và dự đoán là tăng 50% tổng sản l−ợng chè thế giới vào đầu thế kỷ 21. Hiện nay sản l−ợng
chè hữu cơ trên thế giới khoảng trên 6.800 tấn, chủ yếu là ở các thị tr−ờng Mỹ, Nhật Bản, Liên
minh Châu Âu và một số n−ớc phát triển khác với giá bán cao hơn các loại chè th−ờng từ 2 - 4
lần. Các n−ớc ấn Độ, Nhật Bản, Srilanka, Trung Quốc... là những n−ớc đang tích cực phát triển
chè hữu cơ [3].
Sản xuất chè an toàn và chè hữu cơ ở Việt Nam đang ở b−ớc đầu. Các dự án nghiên cứu
theo h−ớng chè an toàn, chè hữu cơ ở Việt Nam mới chỉ giải quyết đơn lẻ từng khâu trong quá
trình sản xuất, ch−a mang tính hệ thống. Hiện nay ngành chè ch−a có một quy trình hoàn chỉnh
để sản xuất chè hữu cơ theo các tiêu chuẩn quản lý chất l−ợng. Ch−a nghiên cứu, xây dựng đ−ợc
các giải pháp có tính đồng bộ để sản xuất trong điều kiện hợp vệ sinh, đáp ứng các chỉ tiêu về an
toàn thực phẩm.
Huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên có diện tích đất tự nhiên khá lớn: 46.177 ha. Đây là
vùng đất có địa hình đồi núi thấp phù hợp cho cây công nghiệp phát triển, đặc biệt là cây chè.
Huyện Đồng Hỷ đE xác định phát triển sản xuất chè là h−ớng đi chiến l−ợc nhằm thực hiện
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo h−ớng sản xuất hàng hoá và hội nhập
kinh tế quốc tế. Nhận thức rõ những lợi thế đó, Hợp tác xE (HTX) chè Hữu cơ Thiên Hoàng, xE
Minh Lập, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên mà tiền thân là một tổ khảo nghiệm về sản xuất và
chế biến chè hữu cơ chính thức đ−ợc thành lập vào tháng 6 năm 2001. Trong thời gian qua HTX
đE thu đ−ợc những thành công b−ớc đầu rất đáng học tập. Nghiên cứu tình hình sản xuất kinh
doanh ở HTX Thiên Hoàng của chúng tôi nhằm góp phần phát triển vững chắc sản xuất chè hữu
cơ ở Thái Nguyên.
2. Tình hình sản xuất kinh doanh của HTX Thiên Hoàng
HTX có 11 xE viên, mỗi xE viên gia nhập HTX có vốn góp 200.000 đồng. HTX đ−ợc
tổ chức CIDSE giúp đỡ t− vấn cũng nh− hỗ trợ một phần kinh phí trong việc đầu t− trang
thiết bị máy móc. Bộ máy quản lý của HTX gồm 4 ng−ời: một chủ nhiệm, một kế toán, một
thủ quỹ và một kiểm soát viên. Mục đích của HTX là chuyên sản xuất và kinh doanh sản
phẩm chè hữu cơ nhằm đáp ứng nhu cầu của ng−ời tiêu dùng và nâng cao thu nhập cho ng−ời
lao động.
Tr−ớc khi chính thức đi vào hoạt động, HTX đE tiến hành khảo nghiệm và đánh giá
hiệu quả trên nhiều mặt giữa sản phẩm chè hữu cơ và sản phẩm chè truyền thống. Đặc biệt là
so sánh chi phí vật chất trên một sào chè giữa sản xuất chè hữu cơ và sản xuất chè truyền
Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 2(46) Tập 1/Năm 2008
48
thống:
Bảng1: Chi phí sản xuất chè hữu cơ (BQ/sào/năm)
Chi phí sản xuất chè hữu cơ Số l−ợng (Kg) Đơn giá (1000đ) Thành tiền (1000đ)
1, Nguyên liệu ủ làm phân bón 200 2 400
2, Phân chuồng 1000 0.6 600
3, Phân đạm vi sinh (Biogro) 150 1,4 210
4, Thuốc thảo mộc - - 200
5, Nguyên liệu tủ gốc (rơm, lá cây...) - - 200
6, Chi phí đốn chè - - 20
7, Chi phí khác (chế biến, đóng gói,...) - - 50
Tổng chi phí 1680
Nguồn: HTX chè Thiên Hoàng
Chi phí sản xuất chè hữu cơ chủ yếu là phân chuồng, phân vi sinh, nguyên liệu tủ gốc và
thuốc thảo mộc để phòng trừ sâu bệnh. Trong khi đó, chi phí sản xuất chè truyền thống lại chủ
yếu là thuốc bảo vệ thực vật, phân hoá học nh−ng thấp hơn rất nhiều so với sản xuất chè hữu cơ.
Bảng 2: Chi phí sản xuất chè truyền thống (BQ/sào/năm)
Chi phí sản xuất chè truyền thống
Số l−ợng (Kg) Đơn giá (1000đ) Thành tiền
(1000đ)
1, Đạm Urê 40 5,2 208
2, Lân lâm thao 100 1,4 140
3, Ka li 25 5,0 125
4, Phân bón lá - - 98
5, Thuốc BVTV - - 450
6, Thuốc trừ cỏ - - 30
7, Chi phí đốn chè - - 20
8, Chi phí khác (chế biến, tiêu thụ ...) - - 30
Tổng chi phí 1.101
Nguồn: HTX chè Thiên Hoàng
Rõ ràng chi phí trung gian sản xuất trên 01 sào chè hữu cơ cao hơn so với chè truyền
thống. Năng suất của 1 sào chè hữu cơ chỉ đạt khoảng 40kg(búp khô)/sào/năm và giá bán 60.000
đồng/1kg thì doanh thu là 2.400.000 đồng. Đây là giá bao tiêu chè hữu cơ của công ty Ecolink.
Còn năng suất trên một sào chè truyền thống mặc dù đạt 60kg(búp khô)/sào/năm nh−ng giá bán
bình quân trong cả năm khoảng 26.000 đồng/kg nên doanh thu chỉ đạt 1.560.000 đồng. Thu
nhập hỗn hợp trên một sào chè hữu cơ là 720.000 đồng, còn thu nhập hỗn hợp trên một sào chè
th−ờng là 459.000 đồng. Điều đặc biệt là HTX đE có đ−ợc nhEn hiệu hàng hoá. Sản phẩm của
HTX đ−ợc đóng trong túi giấy nhôm và tiêu thụ d−ới nhEn hiệu Chè hữu cơ Thiên Hoàng với giá
cao hơn rất nhiều so với chè th−ờng: từ 80.000 đồng/kg đến 120.000 đồng/kg, điều này đảm bảo
thu nhập cao cho ng−ời làm chè. Nh− vậy, sản xuất chè hữu cơ là sự lựa chọn đúng đắn của hợp
tác xE. Hơn nữa, sản xuất chè hữu cơ còn đảm bảo an toàn cho ng−ời sản xuất và ng−ời tiêu
dùng, bảo vệ môi tr−ờng sinh thái.
Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 2(46) Tập 1/Năm 2008
49
Để thực hiện đ−ợc điều đó, ngay từ ngày đầu thành lập, bên cạnh việc tuân thủ
nghiêm ngặt những yêu cầu trong quy trình sản xuất hữu cơ, HTX cũng xây dựng những quy
trình sản xuất riêng trong các khâu chăm sóc, thu hái và chế biến. Với ph−ơng châm sản xuất
chè an toàn, HTX đE kiểm soát rất nghiêm ngặt tất cả các khâu của quá trình sản xuất.
Những n−ơng chè của hợp tác xE tuyệt đối không đ−ợc sử dụng các loại chất hoá học, thuốc
bảo vệ thực vật (BVTV) mà chỉ đ−ợc dùng phân hữu cơ, rơm rạ, lá cây ủ rồi bón cho chè,
dụng cụ sản xuất phải đ−ợc làm sạch tr−ớc khi sử dụng. Khi phát hiện sâu bệnh chỉ đ−ợc
phép dùng các loại thuốc thảo mộc hoặc dùng các loại lá đắng, lá xoan, ớt, ngâm và giE nhỏ
phun. Trong quá trình thu hái và chế biến bên cạnh việc hái đúng quy định “hái san trật, 1
tôm 2 lá” và sử dụng dụng cụ chế biến riêng nh− tôn sao inox, máy vò inox. Để đảm bảo chất
l−ợng cũng nh− tránh sự trà trộn của các loại chè thông th−ờng, HTX luôn có một thành viên
phụ trách kỹ thuật giám sát trong những khâu này. H−ớng trồng chè hữu cơ của HTX Thiên
Hoàng đ−ợc mọi ng−ời dân trong địa ph−ơng đánh giá cao và xem đây nh− là một sự cách
tân trong công nghệ sản xuất chè tiên tiến.
Sau 2 năm hoạt động, hợp tác xE thực hiện chuyển đổi từ sản xuất chè truyền thống sang
sản xuất chè hữu cơ. Mặc dù b−ớc đầu còn gặp nhiều khó khăn về vốn, kỹ thuật, cơ sở vật chất...
nh−ng tr−ớc những khó khăn đó các xE viên trong hợp tác xE đE tự nguyện đóng góp thêm 11
triệu đồng tiền vốn để xây dựng nhà x−ởng, đầu t− trang thiết bị sản xuất. Ngay trong những
năm đầu thành lập, hiệu quả sản xuất kinh doanh của hợp tác xE đE đạt đ−ợc những thành công
b−ớc đầu. Sản l−ợng chè của hợp tác xE tăng từng năm. Năm 2002 sản l−ợng đạt là 1,2 tấn thì
đến năm 2003 là 1,5 tấn và đến năm 2004 đạt trên 2 tấn. Bên cạnh sự tăng về sản l−ợng, hợp tác
xE cũng đE tìm đ−ợc thị tr−ờng tiêu thụ. Thực tế trong mấy năm qua, trong khi các sản phẩm
khác đang phải loay hoay tìm lối ra thì sản l−ợng chè của hợp tác xE không đủ để đáp ứng đ−ợc
nhu cầu của khách hàng. Có những thời điểm đơn đặt hàng lên tới 20 - 30 tấn nh−ng với diện
tích và quy mô sản xuất còn nhỏ HTX không có khả năng đáp ứng đ−ợc.
Với việc hình thành HTX chè hữu cơ đầu tiên trên địa bàn tỉnh không chỉ các xE viên
trong hợp tác xE mà các hộ nông dân trong địa ph−ơng hy vọng mô hình này của HTX chè hữu
cơ là cơ sở ban đầu cho việc hình thành các vùng, tiểu vùng chè an toàn chuyên canh trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên nói chung và phát triển trên địa bàn các huyện nói riêng để từ đó nhằm
phục vụ và đáp ứng tốt nhu cầu về sản phẩm chè an toàn cho ng−ời tiêu dùng.
3. Những khó khăn cơ bản dẫn tới thất bại của HTX
Tình hình sản xuất kinh doanh thuận lợi trên của HTX diễn ra không đ−ợc bao lâu. Từ
năm 2003, HTX không còn nhận đ−ợc sự hỗ trợ của CIDSE về tài chính và kỹ thuật, tình hình
sản xuất bắt đầu khó khăn.
Thứ nhất, một số xE viên trong hợp tác xE vẫn bị ảnh h−ởng bởi thói quen có hợp tác xE
để đ−ợc bao cấp và giúp đỡ nên khi không có sự trợ giúp từ bên ngoài họ có tâm lý e dè và sợ rủi
ro. Vì vậy khi tham gia không thấy hết đ−ợc nghĩa vụ và trách nhiệm của họ đối với hợp tác xE.
Trong khi đó trình độ của cán bộ quản lý hợp tác xE hạn chế nên khi hợp tác xE gặp phải những
khó khăn họ có tâm lý trông chờ, thiếu chủ động trong khắc phục khó khăn.
Thứ hai, đó là tình trạng thiếu lao động và trình độ lao động thấp. Toàn bộ hợp tác xE có
11 xE viên vì vậy vào thời vụ căng thẳng, đặc biệt là khi thu hái ngoài việc huy động lao động
gia đình xE viên, hợp tác xE còn phải liên kết với các hộ khác thậm chí phải thuê thêm lao động
từ bên ngoài trong khi đó yêu cầu đối với sản xuất chè hữu cơ phải hạn chế việc sử dụng lao
động ngoài vì việc thuê lao động từ bên ngoài có thể ảnh h−ởng tới chất l−ợng của sản phẩm.
Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 2(46) Tập 1/Năm 2008
50
Bảng 3: Công lao động trong sản xuất chè hữu cơ và chè truyền thống
Đvt: Công/sào/năm
Sản xuất chè hữu cơ Sản xuất chè truyền thống
Công lao động Số l−ợng Công lao động Số l−ợng
1, Thu hái 12 1, Thu hái 16
2, Làm cỏ 6 2, Làm cỏ 2
3, Bón phân chuồng 12 3, Bón phân 2
4, Chế biến 3 4, Chế biến 3
5, ủ phân bón 8 5, Phun thuốc 2
6, Phòng trừ sâu bệnh hại 3
7, Quản lý và đóng gói 4
Tổng số công 48 Tổng số công 25
Nguồn: HTX chè Thiên Hoàng
So sánh công lao động giữa sản xuất chè hữu cơ và chè truyền thống ta thấy, số l−ợng
công lao động mà HTX Thiên Hoàng phải bỏ ra nhiều hơn nhiều so với số công của các hộ nông
dân sản xuất chè truyền thống. Đó là do quy trình sản xuất đối với sản phẩm hữu cơ không
những đòi hỏi nhiều khâu công việc hơn mà còn cần số công lao động của mỗi khâu công việc
nhiều hơn. Nếu khâu làm cỏ trong sản xuất chè truyền thống chỉ mất 2 công phun thuốc thì sản
xuất chè hữu cơ mất tới 6 công lao động làm cỏ thủ công. Trong khi đó bón phân cho sản xuất
chè truyền thống chỉ mất 2 công thì trong sản xuất chè hữu cơ số l−ợng công lao động cần thiết
từ khâu ủ đến việc đào rEnh và bón phân mất tổng cộng là 20 công. Bên cạnh đó quá trình sản
xuất chè hữu cơ không chỉ tốn nhiều công lao động hơn mà để sản phẩm hữu cơ có chất l−ợng
tốt thì đòi hỏi trình độ của ng−ời lao động cũng cao hơn. Đây cũng là một khó khăn cho HTX.
Thứ ba, khâu tiêu thụ chè của hợp tác xE hoàn toàn phụ thuộc vào trung gian với mức giá
bán cố định và bất lợi cho HTX. Mặc dù sản phẩm của hợp tác xE đE có mặt ở một số n−ớc nh−
Mỹ, Anh, ý.... Song việc tiêu thụ ra những thị tr−ờng này lại phải qua công ty trung gian với
th−ơng hiệu của họ. Trong tổng sản l−ợng chè của HTX có tới 85% sản l−ợng chè đ−ợc tiêu thụ
sang thị tr−ờng n−ớc ngoài, nh−ng HTX lại không thể trực tiếp thực hiện việc phân phối cho
những đối tác này mà phải thông qua công ty Hà Nội Organic (nay là Ecolink) Trong khi đó việc
tiêu thụ trực tiếp tới ng−ời tiêu dùng trong n−ớc chỉ có 15% sản l−ợng, HTX chỉ đ−ợc bán d−ới
dạng chè khô nguyên liệu, tức là không có th−ơng hiệu, không có dấu chứng nhận hữu cơ và
nhEn mác của tổ chức th−ơng mại công bằng quốc tế (FLO).
Thứ t−, khả năng tài chính của HTX quá yếu, không có khả năng huy động vốn từ các tổ
chức cá nhân, thiếu sự hỗ trợ của các tổ chức và chính quyền địa ph−ơng nên không có khả năng
giải quyết các vấn đề về chi phí sản xuất và vốn l−u động.
Thứ năm, quy mô diện tích của HTX quá nhỏ so với cả vùng chè nguyên liệu, dẫn đến
tình hình sâu bệnh hại chè phát triển nhanh, trầm trọng không thể phòng trừ đ−ợc, nên nhiều xE
viên trong hợp tác xE muốn quay trở lại với sản xuất chè truyền thống.
Tr−ớc những khó khăn về phòng trừ dịch bệnh, tài chính và thị tr−ờng tiêu thụ, HTX chè
Hữu cơ Thiên Hoàng đE không tự v−ợt qua đ−ợc. Tháng 6/2007 HTX đE phải giải thể. Tất cả
những nỗ lực của các tổ chức và các hộ xE viên trong việc phát triển sản xuất chè hữu cơ và tạo
dựng mô hình kinh tế hợp tác đE hoàn toàn thất bại.
Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 2(46) Tập 1/Năm 2008
51
4. Một số đề xuất, kiến nghị
Sản xuất chè hữu cơ là một h−ớng đi tất yếu trong tiến trình phát triển sản xuất nông
nghiệp và hội nhập kinh tế quốc tế. Từ thực tiễn sản xuất ở HTX chè hữu cơ Thiên Hoàng, chúng
tôi xin đ−a ra một số đề xuất, kiến nghị cho phát triển sản xuất chè hữu cơ ở tỉnh Thái Nguyên
nói chung và các HTX sản xuất chè nói riêng nh− sau:
(1) Để thực sự sản xuất đ−ợc chè an toàn cho chất l−ợng cao, cần quy hoạch vùng chè để
đảm bảo quá trình sản xuất tạo ra một khối l−ợng hàng hoá đủ lớn, đồng thời có khả năng phòng
trừ dịch bệnh hiệu quả, chống sự lây lan từ diện tích sản xuất chè truyền thống.
(2) HTX cần phải chủ động trong tiêu thụ sản phẩm, tr−ớc hết phải có thị tr−ờng nội tiêu
ổn định để tiến tới xuất khẩu, tránh phụ thuộc vào các công ty phân phối trung gian.
(3) HTX phải có chiến l−ợc xây dựng th−ơng hiệu, từng b−ớc xây dựng uy tín thông qua
đảm bảo chất l−ợng, thiết kế bao bì, nhEn hiệu sản phẩm và bảo đảm về xuất xứ địa lý.
(4) Các tổ chức xE hội, chính quyền các cấp phải có sự hỗ trợ th−ơng mại cho HTX nh−
tìm thị tr−ờng, cung cấp thông tin, tham gia hội chợ,...
(5) Nhà n−ớc cần thành lập các tổ chức chứng nhận hữu cơ quốc gia, xuất xứ địa lý càng
sớm càng tốt để bảo hộ các sản phẩm hữu cơ và các sản phẩm đặc sản.
(6) Nâng cao nhận thức về hợp tác và kinh tế hợp tác cho ng−ời làm chè, hình thành t− duy
và tạo dựng tinh thần hợp tác chặt chẽ trong sản xuất chè nói chung và sản xuất chè hữu cơ nói riêng.
(7) Nhà n−ớc, chính quyền địa ph−ơng cần có sự hỗ trợ cho các ch−ơng trình nghiên cứu
và sản xuất phân bón hữu cơ, thuốc trừ sâu bệnh sinh học để đảm bảo thâm canh tăng năng suất
và phòng trừ sâu bệnh hiệu quả.
(8) Xây dựng quỹ bảo hiểm rủi ro do sâu bệnh gây ra đối với vùng sản xuất chè hữu cơ
trong thời gian chuyển đổi từ ph−ơng thức sản xuất chè truyền thống sang sản xuất chè hữu cơ
Tóm tắt
Việt Nam là một trong những n−ớc mới bắt đầu áp dụng ph−ơng thức sản xuất nông nghiệp hữu
cơ. Sản xuất chè hữu cơ là một ph−ơng thức sản xuất đảm bảo sự an toàn cho ng−ời sản xuất và ng−ời tiêu
dùng, bảo vệ môi tr−ờng sinh thái. Sản xuất chè hữu cơ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của
ng−ời tiêu dùng. Hợp tác xE chè Hữu cơ Thiên Hoàng đ−ợc thành lập nhằm phát huy lợi thế của địa
ph−ơng và tìm kiếm cơ hội để khai thác thị tr−ờng xuất khẩu nông sản. Những thành công và thất bại của
HTX là bài học kinh nghiệm quý báu cho phát triển sản xuất chè hữu cơ ở tỉnh Thái Nguyên nói riêng và
Việt Nam nói chung.
Summary
Viet Nam is one of the beginners applying organic agricultural production method. With this method,
safety for farmers, consummers and more importantly for ecology system is assured. It is therefore organic tea
products gradually meet the demand of consummers. In this paper, we mentioned Thien Hoang organic tea
co-operative established to stimulate the local advantages and exploit export market for the agriculture
products. Success and failure of the co-operative is a good experience to develop the organic tea production in
Thai Nguyen province and in Viet Nam.
Tài liệu tham khảo
[1]. Công ty Liên kết Sinh thái Việt Nam( 2005), Tài liệu tham khảo h−ớng dẫn canh tác chè hữu cơ.
[2]. Thời
báo Kinh tế Việt Nam (10/5/2006), Xây dựng vùng nông nghiệp công nghệ cao.
[3]. Viện Nghiên cứu chè(2005), Báo cáo sản xuất chè hữu cơ chất l−ợng cao tại Thái Nguyên.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- san_xuat_che_huu_co_o_hop_tac_xa_thien_hoang_dong_hy_thai_ng.pdf