Sẵn sàng cho thảm họa
Làm thế nào để cài lại HĐH Windows, khôi phục dữ
liệu khi hệ thống gặp sự cố 1 cách nhanh, gọn và an
toàn? Thông tin bên dưới sẽ giúp bạn chuẩn bị, sẵn
sàng khi máy tính gặp thảm họa.
Windows
Định dạng lại (re-format) ổ
cứng, cài lại hệ điều hành
(HĐH) và những thứ cần
thiết sẵn sàng cho công việc
này không hề dễ dàng. Bạn
phải lần lượt thực hiện các bước là sao lưu dữ liệu, thông
tin cá nhân, định dạng lại ổ cứng, cài đặt HĐH, trình điều
khiển thiết bị, phần cứng (driver), cài đặt những ứng dụng
cần thiết và kết thúc bằng việc chép lại dữ liệu sao lưu vào
hệ thống. Tất cả việc này sẽ “ngốn” khá nhiều thời gian,
tuy nhiên đây là những việc phải thực hiện khi máy tính
hoạt động chậm chạp 1 cách bất thường hoặc không ổn
định và nhất là trường hợp máy tính bị nhiễm virus,
malware.
Sao lưu hệ thống
Phương thức tạo ảnh phân vùng hệ thống và lưu giữ trong 1
phân vùng riêng (sao lưu hệ thống) là cách để giữ hệ thống
an toàn hơn và cũng giúp bạn trở lại với công việc nhanh
nhất khi hệ thống gặp sự cố. Hãy ưu tiên thực hiện việc này
trước khi hệ thống “dở chứng”.
Bạn nên tạo tập tin ảnh phân vùng khi hệ thống ở trạng thái
tốt nhất, chẳng hạn đã cập nhật đầy đủ các bản sửa lỗi HĐH
thông qua Windows Update, cài đặt các ứng dụng cần thiết
cho công việc, cá nhân hóa hệ thống theo nhu cầu sử dụng
và kiểm tra tình trạng hệ thống qua Action Center. Hiện có
rất nhiều tiện ích sao lưu hệ thống miễn phí lẫn trả phí như
Macrium Reflect Free Edition hoặc Genie Backup
Manager Home hỗ trợ nhiều phương thức sao lưu khác
nhau, từ CD/DVD, thiết bị lưu trữ gắn ngoài (bút nhớ, ổ
cứng) và cả ổ cứng mạng.
9 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2072 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sẵn sàng cho thảm họa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sẵn sàng cho thảm họa
Làm thế nào để cài lại HĐH Windows, khôi phục dữ
liệu khi hệ thống gặp sự cố 1 cách nhanh, gọn và an
toàn? Thông tin bên dưới sẽ giúp bạn chuẩn bị, sẵn
sàng khi máy tính gặp thảm họa.
Windows
Định dạng lại (re-format) ổ
cứng, cài lại hệ điều hành
(HĐH) và những thứ cần
thiết sẵn sàng cho công việc
này không hề dễ dàng. Bạn
phải lần lượt thực hiện các bước là sao lưu dữ liệu, thông
tin cá nhân, định dạng lại ổ cứng, cài đặt HĐH, trình điều
khiển thiết bị, phần cứng (driver), cài đặt những ứng dụng
cần thiết và kết thúc bằng việc chép lại dữ liệu sao lưu vào
hệ thống. Tất cả việc này sẽ “ngốn” khá nhiều thời gian,
tuy nhiên đây là những việc phải thực hiện khi máy tính
hoạt động chậm chạp 1 cách bất thường hoặc không ổn
định và nhất là trường hợp máy tính bị nhiễm virus,
malware.
Sao lưu hệ thống
Phương thức tạo ảnh phân vùng hệ thống và lưu giữ trong 1
phân vùng riêng (sao lưu hệ thống) là cách để giữ hệ thống
an toàn hơn và cũng giúp bạn trở lại với công việc nhanh
nhất khi hệ thống gặp sự cố. Hãy ưu tiên thực hiện việc này
trước khi hệ thống “dở chứng”.
Bạn nên tạo tập tin ảnh phân vùng khi hệ thống ở trạng thái
tốt nhất, chẳng hạn đã cập nhật đầy đủ các bản sửa lỗi HĐH
thông qua Windows Update, cài đặt các ứng dụng cần thiết
cho công việc, cá nhân hóa hệ thống theo nhu cầu sử dụng
và kiểm tra tình trạng hệ thống qua Action Center. Hiện có
rất nhiều tiện ích sao lưu hệ thống miễn phí lẫn trả phí như
Macrium Reflect Free Edition hoặc Genie Backup
Manager Home hỗ trợ nhiều phương thức sao lưu khác
nhau, từ CD/DVD, thiết bị lưu trữ gắn ngoài (bút nhớ, ổ
cứng) và cả ổ cứng mạng.
Bên cạnh đó, một số tiện ích có sẵn trong các đĩa CD
Hiren’s Boot, Ultimate Boot CD, Bart’sPE như Drive
Image của PowerQuest, Norton Ghost của Symantec,
DriveWorks của V Communications, Acronis True Image
của Acronis cũng là những tiện ích sao lưu hệ thống đáng
giá, bạn có thể sử dụng bất cứ phần mềm nào hoặc đĩa CD
nào tùy thói quen của mình. Lưu ý là việc khôi phục hệ
thống từ tập tin ảnh phân vùng sẽ xóa và chép đè tất cả dữ
liệu trong phân vùng đó. Nếu không cẩn thận, sẽ rất khó
cứu dữ liệu trong trường hợp chọn nhầm phân vùng cần
khôi phục.
Bên cạnh đó, bạn đọc cũng nên thường xuyên thực hiện sao
lưu dữ liệu cá nhân. Do tính chất quan trọng của dữ liệu cá
nhân, cần tách bạch giữa việc sao lưu hệ thống và dữ liệu
cá nhân.
Sao lưu trình điều khiển
Tìm và cài đặt trình điều khiển thiết bị phần cứng (driver)
tương thích với HĐH đang sử dụng sẽ “ngốn” khá nhiều
thời gian khi phải cài lại HĐH. Tiện ích miễn phí Double
Driver 4.1 giúp việc sao lưu tất cả driver hệ thống nhanh
chóng và dễ dàng. Sau khi cài đặt, chọn Scan để tiện ích
quét hệ thống và liệt kê danh sách các driver đang sử dụng,
nhấn chọn các driver thiết bị phần cứng cần lưu trữ hoặc
chọn “check all” để chọn tất cả.
Macrium Reflect Free Edition miễn phí, dễ sử dụng.
An toàn hệ thống
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, đã có nhiều bài viết giới
thiệu với bạn đọc những “vệ sĩ” tốt nhất có thể bảo vệ máy
tính của bạn trước những mối đe dọa bảo mật; từ những
phần mềm chống virus miễn phí, có phí cho đến những bộ
phần mềm bảo mật với đầy đủ những tính năng chống
virus, spyware, spam, tường lửa. Nhiều người cho rằng hệ
thống sẽ an toàn hơn, được bảo vệ tốt hơn nếu cài đặt nhiều
phần mềm chống virus. Tuy nhiên, việc bảo vệ quá mức
này sẽ không tốt vì xảy ra tranh chấp giữa các phần mềm
khi chúng giành quyền kiểm soát hệ thống. Bên cạnh đó,
chúng còn chiếm dụng bộ nhớ và ảnh hưởng đáng kể đến
hiệu suất hệ thống.
Nếu sử dụng Windows 7, bạn đọc có thể tận dụng những
tính năng bảo mật sẵn có như tính năng kiểm soát người
dùng UAC. Tường lửa “2 chiều” Windows Firewall kiểm
soát hiệu quả hơn cả luồng dữ liệu đi ra cũng như đi vào
máy tính. Windows Defender hoặc Microsoft Security
Essentials, bộ công cụ bảo mật miễn phí của Microsoft với
khả năng phòng chống spyware khá tốt kết hợp cùng những
tính năng bảo mật của trình duyệt web như chống giả mạo
phishing, loại bỏ cửa sổ pop-up khi lướt web.
Ubuntu Linux
Ubuntu là HĐH miễn phí mã nguồn mở dựa trên nhân
Linux. Tuy không thể so sánh về mức độ phổ biến nhưng
xét về tính thân thiện, đơn giản và dễ sử dụng đối với người
dùng thì Ubuntu không hề kém Windows. Bạn có thể tham
khảo thêm “12 lý do để thử ngay Ubuntu 10.10”. Một ưu
điểm đáng kể nữa là Ubuntu (và Linux nói chung) không
phải là mục tiêu nhắm đến của virus, malware. Như vậy,
ngoài việc sử dụng Ubuntu song song với Windows thì bạn
đọc còn có trong tay 1 công cụ hữu hiệu để kiểm tra khi hệ
thống gặp sự cố.
Ubuntu Installer hỗ trợ việc cài đặt Ubuntu trực tiếp trong
Windows.
Trước tiên, bạn cần tải về tập tin ảnh Ubuntu 10.10. Giải
nén tập tin vừa tải về bằng tiện ích tạo, chỉnh sửa tập tin
ảnh (.iso) như IsoBuster, UltraIso và sau đó là khởi chạy
tập tin wubi.exe để cài đặt. Quá trình cài đặt cũng rất đơn
giản, bạn chỉ việc giới hạn phân vùng cài đặt tùy dung
lượng trống của ổ cứng, thiết lập tài khoản người dùng và
nhấn chọn Install. Khởi động lại máy sau khi cài đặt,
Windows Boot Manager sẽ có thêm tùy chọn khởi động
Ubuntu.
Kế tiếp, cài đặt phần mềm chống virus tương thích với
Ubuntu như ClamAV. Trên giao diện màn hình chính,
chọn Applications. Ubuntu Software Center. Nhấn chọn
mục Edit. Software Sources và chọn mục “Downloadable
from the Internet”, bạn cần đánh dấu tùy chọn cả 4 mục
trước khi nhấn Close. Trở lại cửa sổ Ubuntu Software
Center, chọn Accessories, gõ từ khóa ClamTK vào khung
tìm kiếm. Trong bảng liệt kê các phần mềm chống virus,
nhấn More Info để kiểm tra thông tin hoặc nhấn chọn
Install để cài đặt. Trường hợp HĐH Windows bị nhiễm
virus, malware. Khởi động hệ thống với Ubuntu, chọn
Applications. Accessories. Virus Scanner để kiểm tra.
Theo PC World VN (PCW)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Sẵn sàng cho thảm họa.pdf