Nhóm trưởng chỉ định 1-2 thành viên nêu ý kiến về cách giải quyết
nhiệm vụ.
- Các thành viên nêu ý kiến của mình đã ghi ra, gồm: mục đích, cách
tiến hành, dự kiến kết quả thí nghiệm.
- Các thành viên còn lại lắng nghe và đưa ra ý kiến nhận xét của mình,
bổ sung ý kiến, yêu cầu làm rõ: yêu cầu của mẫu vật, giải thích các bước
thí nghiệm, cách tính diện tích lá.
- Thư kí ghi chép, tổng hợp ý kiến các bạn ra giấy.
10 trang |
Chia sẻ: thuychi20 | Lượt xem: 1233 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Rèn luyện năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học chương chuyển hóa vật chất và năng lượng - Sinh học 11 trung học phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0011
Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 1, pp. 88-97
This paper is available online at
RÈN LUYỆN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC SINH
TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
- SINH HỌC 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Phan Thị Thanh Hội, Phạm Huyền Phương
Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Năng lực hợp tác là một trong những năng lực (NL) được nhiều nước xây dựng
trong bộ các năng lực cốt lõi người học cần có trong thế kỉ XXI. Việt Nam cũng đã có dự
thảo xây dựng bộ NL cốt lõi cho chương trình sau 2015 gồm 9 NL chung trong đó có NL
hợp tác, điều này cho thấy NL hợp tác là một NL rất quan trọng đối với người học. Việc
rèn luyện NL hợp tác trong các cấp học, môn học là rất cần thiết. Trong bài viết này, chúng
tôi phân tích cấu trúc NL hợp tác, từ đó thiết kế quy trình rèn để luyện NL hợp tác cho học
sinh và ví dụ về vận dụng quy trình trong trong dạy học chương Chuyển hóa vật chất và
năng lượng, Sinh học 11 Trung học phổ thông (THPT).
Từ khóa: Hợp tác, năng lực hợp tác, rèn luyện năng lực hợp tác.
1. Mở đầu
Từ thế kỉ XVIII, lí thuyết về học tập hợp tác đã được thực hiện khá phổ biến ở các nước tư
bản. Ở nước Anh có Joseph Lancaster và Andrew Bell đã thực nghiệm và triển khai rộng rãi việc
học tập hợp tác nhóm; ở Mỹ (thế kỉ XIX) điển hình có Fancis Parker (bang Massachusetts) đã đề
cao học tập hợp tác khi cho rằng nếu quá trình học tập được thực hiện trên tinh thần chia sẻ nhóm,
lớp với cả tình cảm và trí tuệ thì việc học sẽ không bao giờ bị nhàm chán. Hai nhà nghiên cứu
Coleman (1972) và Glasser (1969) nhấn mạnh vai trò của hợp tác khi tuyên bố mục tiêu chính của
nhà trường là giáo dục HS trở thành những người biết hợp tác với người khác thông qua quan sát
sự tương tác hợp tác và tranh đua trong các trường trung học tại Mỹ [12].
Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, J. Dewey khi nói về khía cạnh xã hội của việc học tập thì
cho rằng muốn học cách cùng chung sống trong xã hội thì người học phải trải nghiệm trong cuộc
sống hợp tác ngay từ trong nhà trường [10].
Nghiên cứu về dạy học hợp tác trong trường học còn có nhiều tác giả khác như Albert
Bandura với lí thuyết học tập “Sự làm việc đồng đội” mang tính xã hội [6]; Jean Piaget với học
thuyết “Sự giải quyết mâu thuẫn” [1], Palincar và Brown với phương pháp dạy lẫn nhau [9]. Ngoài
ra còn có các công trình nghiên cứu khác của các tác giả Slavin (1990) [14], Rosenshine, Meister
(1994) [13] và Renkl (1995) [11].
Ở Việt Nam cũng đã có một số tác giả nghiên cứu về lí thuyết hợp tác như tác giả Đặng
Thành Hưng (2002) trong cuốn “Dạy học hiện đại - lí luận, biện pháp, kĩ thuật” [2]; tác giả Trần
Ngày nhận bài: 15/8/2014. Ngày nhận đăng: 10/2/2015.
Liên hệ: Phan Thị Thanh Hội, e-mail: hoiptt@hnue.edu.vn
88
Rèn luyện năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học chương Chuyển hóa...
Bá Hoành trong “Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa” (2006) [3]; tác
giả Thái Duy Tuyên (2008) trong cuốn sách “Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới” [7]. . .
Các tác giả này đều nhấn mạnh vai trò hợp tác tạo ra những thành công trong học tập, tăng cường
khả năng tư duy phê phán, tăng cường thái độ tích cực với các môn học, nâng cao NL hợp tác giữa
các HS với nhau, tạo tâm lí lành mạnh, phát triển và hòa nhập xã hội...
Như vậy, việc rèn luyện năng lực hợp tác (NLHT) trong trường học là rất quan trọng và mỗi
môn học sẽ phải góp phần rèn luyện NL cho người học thông qua quá trình tổ chức dạy học bộ
môn. Để góp phần rèn luyện NLHT cho người học, chúng tôi đã sử dụng môn Sinh học như là một
công cụ.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Năng lực hợp tác
Khái niệm hợp tác
Theo Đại từ điển Tiếng Việt, hợp tác có nghĩa là “chung sức, giúp đỡ qua lại với nhau” [8].
Còn theo tác giả Nguyễn Lân, “hợp tác là cùng làm một việc với nhau” [4].
Theo chúng tôi, hợp tác là sự kết hợp giữa hai hoặc nhiều người thành một nhóm, trong đó
mỗi người đảm nhận một vai trò khác nhau và cùng phối hợp, giúp đỡ, chia sẻ lẫn nhau nhằm giải
quyết một nhiệm vụ chung nào đó.
Năng lực hợp tác (NLHT)
Năng lực luôn gắn với một hoạt động cụ thể, năng lực gắn với hoạt động hợp tác trong nhóm
gọi là năng lực hợp tác. NLHT là khả năng tổ chức và quản lí nhóm, thực hiện các hoạt động trong
nhóm một cách thành thạo, linh hoạt, sáng tạo nhằm giải quyết nhiệm vụ chung có hiệu quả.
Trong nghiên cứu của chúng tôi đã xác định: người có NLHT phải có kiến thức, kĩ năng và
thái độ hợp tác như sau:
- Kiến thức hợp tác: người có kiến thức hợp tác là người nêu được khái niệm, mục đích, ý
nghĩa hợp tác; phân tích được quy trình hợp tác, các hình thức hợp tác; Trình bày được các cách
tạo nhóm, kĩ thuật hoạt động nhóm, vai trò của từng vị trí trong nhóm...
- Các kĩ năng hợp tác: người có năng lực hợp tác cần phải thực hiện được các kĩ năng (KN)
thành phần như sau: KN tổ chức nhóm hợp tác, KN lập kế hoạch hợp tác, KN tạo môi trường hợp
tác, KN giải quyết mâu thuẫn, KN diễn đạt ý kiến, KN lắng nghe và phản hồi, KN viết báo cáo,
KN tự đánh giá, KN đánh giá lẫn nhau. Đây là thành tố biểu hiện cao nhất của NLHT.
- Thái độ hợp tác:
+ Tích cực hoạt động nhóm: Các thành viên trong nhóm tích cực tham gia hoạt động nhóm
và động viên nhau cùng tham gia.
+ Chung sức hoàn thành nhiệm vụ: Các thành viên trong nhóm đồng tâm, hợp lực hoàn
thành nhiệm vụ chung của nhóm, có trách nhiệm với sự thành công của nhóm
+ Chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau: Các thành viên trong nhóm tôn trọng, chia sẻ, ủng hộ, giúp đỡ
lẫn nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ.
2.2. Vai trò của việc rèn luyện năng lực hợp tác cho người học
Đối với nhà trường, dạy học theo hướng rèn luyện NLHT cho học sinh (HS) giúp nâng cao
hiệu quả của nhà trường trong nhiệm vụ phát triển nhận thức, nhân cách, tình cảm của HS. Nhà
trường trở thành một xã hội thu nhỏ, trong đó mỗi HS được bình đẳng, có cơ hội được giáo dục và
phát triển như nhau, đồng thời cải thiện các mối quan hệ xã hội có tính chất giới, tôn giáo, thành
89
Phan Thị Thanh Hội, Phạm Huyền Phương
phần của HS trong phạm vi nhà trường [5]..
Đối với HS, hình thành NLHT có ý nghĩa rất quan trọng. Nó giúp cho HS có được thành
tích học tập tốt hơn nhờ sự cố gắng, tích cực của bản thân cũng như sự chia sẻ, giúp đỡ của bạn bè;
đảm bảo sự phát triển hài hòa giữa cá nhân và quan hệ xã hội, lĩnh hội nhiều giá trị xã hội, trưởng
thành về nhân cách và hành vi xã hội (trong phạm vi nhỏ của trường học). Điều này tạo tiền đề
vững chắc để khi bước vào xã hội với những mối quan hệ phức tạp, HS không những nhanh chóng
thích nghi mà còn có thể xây dựng và hưởng lợi từ các mối quan hệ xã hội đó. Đây chính là điều
kiện tiên quyết dẫn đến sự thành đạt của mỗi cá nhân trong cuộc sống.
2.3. Các kĩ năng thành phần của năng lực hợp tác
Để hình thành và phát triển NLHT cho HS, cần phải xác định cấu trúc NLHT. NLHT gồm
kiến thức về hợp tác, KN hợp tác và thái độ hợp tác. Trong nghiên cứu này, chúng tôi chú trọng
đến rèn luyện các KN hợp tác, từ việc rèn luyện KN hợp tác HS cũng hiểu sâu hơn về kiến thức
hợp tác và có thái độ tốt trong quá trình hợp tác.
Các KN hợp tác bao gồm:
Nhóm KN tổ chức và quản lí
Bảng 1: Nhóm KN tổ chức và quản lí của năng lực hợp tác
Kĩ năng Tiêu chí Yêu cầu đạt được
KN tổ chức
nhóm hợp
tác
- Biết cách di chuyển, tập hợp nhóm
Di chuyển một cách trật tự, nhanh nhẹn,
tập hợp đúng nhóm theo yêu cầu, thời
gian dưới 1 phút.
- Đảm nhận được các vai trò khác nhau
trong nhóm
Xác định đúng nhiệm vụ và công việc
cụ thể của từng vị trí trong nhóm, thực
hiện có hiệu quả các hoạt động để hoàn
thành tốt nhiệm vụ đó.
- Tập trung chú ý
Tập trung ở nhóm trong suốt quá trình
làm việc, chú ý vào công việc của bản
thân và nhóm, không xao nhãng.
- Xác định được cách thức hợp tác.
Xác định được cách thức hợp tác phù
hợp để giải quyết nhiệm vụ.
KN lập kế
hoạch hợp
tác
- Xác định được các công việc cụ thể
theo trình tự và thời gian
Dự kiến được các công việc nhóm phải
làm theo trình tự với thời gian hợp lí và
cách thức tiến hành những công việc đó
để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng
Tự đánh giá được năng lực của bản
thân và đánh giá được năng lực của
từng thành viên trong nhóm từ đó phân
công nhiệm vụ đúng, phù hợp với năng
lực mỗi người hoặc chủ động tiếp nhận
nhiệm vụ phù hợp với năng lực bản
thân.
90
Rèn luyện năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học chương Chuyển hóa...
KN tạo môi
trường hợp
tác
Có thái độ hợp tác
Tôn trọng, lắng nghe và bày tỏ sự ủng
hộ. Gợi mở, kích thích các thành viên
khác tham gia hoạt động nhóm.
Chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau
Chia sẻ tài liệu, thông tin cho người
khác, giúp đỡ bạn tạo sự thành công
cho nhóm để hoàn thành nhiệm vụ
Tranh luận ôn hòa
Tranh luận đúng vào nội dung cần giải
quyết, không hướng vào đả kích cá
nhân người trình bày với thái độ nhẹ
nhàng, không chỉ trích, xúc phạm người
khác.
Chấp nhận ý kiến trái ngược nếu ý kiến
đó là đúng.
KN giải
quyết mâu
thuẫn
Biết kiềm chế bản thân
Luôn bình tĩnh, kiềm chế được sự bực
tức, nóng nảy. Linh hoạt, sẵn sàng có
thiện chí thỏa hiệp.
Phát hiện và giải quyết được mâu thuẫn.
Phát hiện, điều chỉnh việc thực hiện
nhiệm vụ lệch với chủ đề.
Nhóm KN hoạt động
Bảng 2: Nhóm KN hoạt động của năng lực hợp tác
Kĩ năng Tiêu chí Yêu cầu đạt được
KN diễn
đạt ý kiến
Trình bày được ý kiến/báo cáo của
nhóm
Trình bày ý tưởng/báo cáo của nhóm
một cách ngắn gọn, mạch lạc, dễ hiểu;
kết hợp với ngôn ngữ cử chỉ, nét mặt để
tăng hiệu quả, sức thuyết phục.
Biết bảo vệ ý kiến của mình
Đưa ra được những giải thích, lí lẽ
chứng minh quan điểm, ý kiến của
mình một cách ôn hòa, không gay gắt.
KN lắng
nghe và
phản hồi
Biết lắng nghe
Lắng nghe, hiểu và ghi lại, diễn đạt lại ý
kiến của người khác, không ngắt ngang
lời người khác.
Thể hiện được ý kiến không đồng tình
Thể hiện ý kiến không đồng tình một
cách lịch sự, nhã nhặn. Khéo léo đặt
câu hỏi để làm rõ hoặc góp ý cho người
khác.
KN viết báo
cáo
Tổng hợp, lựa chọn và sắp xếp được ý
kiến của các thành viên trong nhóm
Tổng hợp và lựa chọn ý kiến của các
thành viên trong nhóm, lựa chọn từ
ngữ, cách trình bày phù hợp, sắp xếp
thành một hệ thống để báo cáo trước
lớp.
91
Phan Thị Thanh Hội, Phạm Huyền Phương
Nhóm KN đánh giá
Bảng 3: Nhóm KN đánh giá của năng lực hợp tác
Kĩ năng Tiêu chí Yêu cầu đạt được
KN tự đánh
giá Tự đánh giá
Đánh giá chính xác, khách quan kết quả
đạt được của bản thân. Rút kinh nghiệm
cho bản thân.
KN đánh
giá lẫn nhau Biết đánh giá lẫn nhau
Đánh giá một cách chính xác, khách
quan, công bằng kết quả đạt được
của người khác, nhóm khác. Rút kinh
nghiệm từ người khác cho bản thân.
2.4. Rèn luyện năng lực hợp tác trong dạy học chương Chuyển hóa vật chất và
năng lượng – Sinh học 11 THPT
2.4.1. Quy trình rèn luyện năng lực hợp tác trong dạy học
Chúng tôi thiết kế quy trình rèn luyện NLHT gồm 5 bước như sau:
Bước 1. Giới thiệu khái quát về NL hợp tác
↓
Bước 2. HS trải nghiệm hợp tác nhóm
↓
Bước 3. HS rút ra quy trình hợp tác từ trải nghiệm
↓
Bước 4. HS tiếp tục rèn luyện theo quy trình hợp tác
↓
Bước 5. Đánh giá việc rèn luyện NLHT và rút kinh nghiệm
Bước 1. Giới thiệu khái quát về NLHT
Mục đích: Giới thiệu khái quát về NLHT cho HS nhằm giúp các em có hiểu biết sơ bộ ban
đầu về NLHT, tạo hứng thú học tập hợp tác ở HS, trên cơ sở đó HS có thể hợp tác một cách chủ
động, tự giác.
Hoạt động GV:
- Giới thiệu vai trò của NLHT.
- Giới thiệu sơ lược quy trình hợp tác.
- Hướng dẫn các cách tạo nhóm.
- Giải thích nhiệm vụ của mỗi thành viên trong nhóm, cách thức hoạt động nhóm theo các
kĩ thuật trong dạy học hợp tác.
Hoạt động HS:
- Lắng nghe GV giới thiệu về NLHT và hướng dẫn thực hiện quy trình hợp tác.
- Thảo luận những nội dung liên quan đến hợp tác và NLHT.
Bước 2. HS trải nghiệm hợp tác nhóm
92
Rèn luyện năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học chương Chuyển hóa...
Mục đích: HS được trải nghiệm học tập theo hướng rèn luyện NLHT nhằm lĩnh hội kiến
thức bài học và rèn các KN hợp tác gồm: KN tổ chức nhóm; lập kế hoạch; tạo môi trường hợp tác;
giải quyết mâu thuẫn. . .
Hoạt động GV:
GV phân tích nội dung bài học, xác định các đơn vị kiến thức có thể xây dựng thành các
công cụ cho HS hợp tác như các câu hỏi, bài tập, bài tập tình huống. Giao nhiệm vụ cho HS để
hoạt động nhóm.
Yêu cầu HS tổ chức thành nhóm hợp tác; lên kế hoạch hoạt động; thực hiện nhiệm vụ trong
nhóm; thảo luận giữa các nhóm; rút ra kết luận và đánh giá.
Hoạt động HS:
Trải nghiệm hợp tác nhóm theo quy trình dưới sự hướng dẫn của GV.
Bước 3. HS rút ra quy trình hợp tác từ trải nghiệm.
Mục đích: HS hiểu rõ thao tác, ý nghĩa của từng bước trong quy trình để thực hiện có hiệu
quả việc rèn luyện NLHT.
Hoạt động GV:
- Hướng dẫn HS rút ra các bước của quy trình hợp tác qua trải nghiệm.
- Chuẩn hóa các bước trong quy trình hợp tác mà HS đưa ra (nếu cần).
Hoạt động HS:
- Rút ra quy trình hợp tác.
Bước 1: Tổ chức nhóm hợp tác.
Bước 2: Hoạt động trong nhóm nhỏ (bao gồm: lên kế hoạch hoạt động; thực hiện nhiệm
vụ).
Bước 3: Hoạt động trong nhóm lớn (bao gồm: đại diện các nhóm báo cáo; các nhóm
nhận xét, bổ sung; rút ra kết luận).
Bước 4: Đánh giá.
Bước 4. HS tiếp tục rèn luyện theo quy trình hợp tác.
Mục đích: HS tiếp tục rèn luyện NLHT theo quy trình nhằm làm lại, hoàn thiện các thao
tác chưa đạt yêu cầu dưới sự theo dõi, điều chỉnh, hướng dẫn của GV.
Hoạt động GV:
- Đưa ra các công cụ rèn luyện NLHT cho HS.
- Đánh giá NLHT của HS theo tiêu chí sau mỗi lần HS hoạt động.
Hoạt động HS:
Thực hiện hợp tác theo quy trình (Bước 3).
Bước 5. Đánh giá việc rèn luyện NLHT và rút kinh nghiệm.
Mục đích: GV và HS đánh giá việc rèn luyện các KN hợp tác với mục đích phản hồi thông
tin vừa để điều chỉnh thao tác, vừa cho HS thấy được sự tiến bộ của mình trong việc sử dụng các
KN, để có động lực thúc đẩy việc học và rèn luyện các NL khác.
Hoạt động GV và HS:
- GV và HS cùng đánh giá lại quá trình rèn luyện NLHT, phân tích điểm đạt được và chưa
đạt được trong quá trình rèn luyện.
- Rút kinh nghiệm cho việc rèn luyện các NL khác.
93
Phan Thị Thanh Hội, Phạm Huyền Phương
2.4.2. Ví dụ vận dụng quy trình rèn luyện năng lực hợp tác trong dạy học chương Chuyển
hóa vật chất và năng lượng – Sinh học 11 THPT
Rèn luyện NLHT cho HS trong dạy học mục I- Bài 11: Quang hợp và năng suất cây trồng.
Bước 1. Giới thiệu khái quát về NLHT
GV giới thiệu khái quát cho HS về hợp tác và NLHT, gồm:
- Vai trò của NLHT.
- Sơ lược quy trình hợp tác gồm 4 bước.
- Hướng dẫn các cách tạo nhóm: nhóm ngẫu nhiên, nhóm HS đã thân từ trước, nhóm ngồi
gần nhau, nhóm ghép hình...
- Giải thích nhiệm vụ của nhóm trưởng, thư kí, mỗi thành viên trong nhóm, cách thức hoạt
động nhóm theo các kĩ thuật trong dạy học hợp tác: kĩ thuật khăn trải bàn, mảnh ghép, phỏng vấn
ba bước, XYZ...
- GV giải đáp những điều HS chưa rõ, còn thắc mắc về hợp tác và NLHT.
Bước 2. HS trải nghiệm hợp tác nhóm.
HS trải nghiệm hợp tác nhóm theo quy trình dưới sự quan sát, theo dõi, hướng dẫn, điều
chỉnh của GV, gồm các bước sau:
Các bước Hoạt động GV-HS
Bước 1: Tổ chức
nhóm hợp tác
- Ổn định tổ chức
nhóm
GV hướng dẫn HS:
- Di chuyển vào các nhóm 4-5 người ngồi gần nhau.
- Phân công nhóm trưởng, thư kí, còn lại là các thành viên.
- Nhận nhiệm vụ,
lựa chọn hình thức
hợp tác
GV giao nhiệm vụ cho HS: bằng cách ghi nhiệm vụ lên bảng
- Nhóm nhận nhiệm vụ: “Thiết kế thí nghiệm chứng minh quang hợp
ảnh hưởng đến năng suất cây trồng”.
- Thời gian làm việc: 6 phút.
GV hướng dẫn HS cách thức tiến hành hợp tác: làm việc theo kĩ thuật
khăn trải bàn.
- Lập kế hoạch hợp
tác
GV hướng dẫn HS lập kế hoạch hợp tác:
- Liệt kê các công việc cần làm:
+ Tìm hiểu về quang hợp, năng suất
+ Tìm hiểu thí nghiệm: mục đích, chuẩn bị, cách tiến hành, dự kiến kết
quả
+ Thống nhất kết quả của nhiệm vụ
+ Viết báo cáo
+ Báo cáo trước lớp
- Phân công công việc cho mỗi thành viên trong nhóm, ghi vào phiếu
phân công nhiệm vụ.
94
Rèn luyện năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học chương Chuyển hóa...
Bước 2: Hoạt động
trong nhóm nhỏ
- Cá nhân hình
thành ý tưởng và
làm việc:
- Tìm hiểu vấn đề, xác định nhiệm vụ cần giải quyết: Thiết kế thí nghiệm
chứng minh quang hợp ảnh hưởng đến năng suất cây trồng (đối với cây
lấy lá).
- Giải quyết vấn đề: HS xác định mục đích của thí nghiệm, nêu giả thuyết
thí nghiệm, thiết kế thí nghiệm, từ đó xác định dụng cụ, cách tiến hành,
dự kiến kết quả thí nghiệm.
- Viết câu trả lời hoặc ý tưởng của mình ra giấy A0 ở vị trí của mình.
- Thảo luận:
- Nhóm trưởng chỉ định 1-2 thành viên nêu ý kiến về cách giải quyết
nhiệm vụ.
- Các thành viên nêu ý kiến của mình đã ghi ra, gồm: mục đích, cách
tiến hành, dự kiến kết quả thí nghiệm.
- Các thành viên còn lại lắng nghe và đưa ra ý kiến nhận xét của mình,
bổ sung ý kiến, yêu cầu làm rõ: yêu cầu của mẫu vật, giải thích các bước
thí nghiệm, cách tính diện tích lá...
- Thư kí ghi chép, tổng hợp ý kiến các bạn ra giấy.
- Thống nhất ý kiến
- Cả nhóm trao đổi, thống nhất đáp án cho nhiệm vụ của nhóm.
- Thư kí viết báo cáo của nhóm vào phần giữa của giấy A0.
Bước 3: Hoạt động
trong nhóm lớn
- Đại diện nhóm
báo cáo
Các nhóm dán sản phẩm lên bảng (Giấy A0).
1- 2 nhóm cử đại diện lên trình bày kết quả của nhóm mình.
- Nhóm khác nhận
xét
- Các nhóm khác lắng nghe, so sánh với kết quả nhóm mình để nhận xét,
bổ sung, có thể phát vấn để làm rõ vấn đề.
- Nhóm báo cáo có nhiệm vụ giải thích những thắc mắc của các bạn, đưa
ra lí lẽ, giải thích cho sản phẩm của nhóm mình.
- Tổng kết
Cả lớp thống nhất đáp án cuối cùng hoặc GV thống nhất:
- Mục đích thí nghiệm: Chứng minh quang hợp ảnh hưởng đến năng suất
cây trồng.
- Chuẩn bị: Cây lấy lá (rau cải,..)
Chậu, đất trồng cây
Dụng cụ tưới nước, bón phân
Kéo, dao, cân
- Tiến hành: Chọn 4-6 cây đồng đều nhau về kích thước và sự phát triển,
chia thành 2 nhóm trồng trong 2 chậu đất
+ Chậu 1: đặt ngoài ánh sáng
+ Chậu 2: đặt trong tối
Chế độ chăm sóc khác (nước, phân bón) bình thường và như nhau ở 2
chậu. Sau 2 tuần, ngắt các lá ở mỗi chậu đem cân và tính diện tích. So
sánh để rút ra kết luận.
- Dự kiến kết quả: Chậu 1 có khối lượng và diện tích lá lớn hơn chậu 2
→ Quang hợp ảnh hưởng đến khối lượng và diện tích bộ lá → Quang
hợp ảnh hưởng đến năng suất cây trồng (đối với cây lấy lá).
95
Phan Thị Thanh Hội, Phạm Huyền Phương
Bước 4: Đánh giá
- HS tự đánh giá và đánh giá các bạn trong nhóm bằng cách ghi thông
tin đánh giá vào phiếu đánh giá, phiếu hỏi.
- Các nhóm tự đánh giá và đánh giá nhóm khác bằng cách ghi thông tin
đánh giá vào phiếu đánh giá.
- Công bố các thông tin đánh giá (về kiến thức bài học, thái độ, KN hợp
tác) của nhóm mình và các nhóm khác.
- GV nhận xét và đánh giá HS thông qua kết quả quan sát.
- HS tự rút kinh nghiệm cho bản thân.
Bước 3. HS rút ra quy trình hợp tác từ trải nghiệm
- Sau khi HS trải nghiệm hợp tác, dưới sự hướng dẫn của GV, HS sẽ rút ra được các bước
của quy trình hợp tác gồm 4 bước (Xem bước 3 ở trên).
- GV tiến hành cho HS thảo luận để thấy được tính logic của quy trình, hiểu rõ các thao tác
và ý nghĩa của từng bước trong quy trình.
Bước 4. HS tiếp tục rèn luyện theo quy trình hợp tác
- GV giao nhiệm vụ học tập (câu hỏi bài tập, phiếu học tập, bài tập dự án) để HS rèn luyện
NLHT (trên lớp hoặc ngoài giờ lên lớp).
- HS thực hiện việc học tập theo nhóm để rèn luyện NLHT.
- Khi HS tiến hành hợp tác theo quy trình, GV có nhiệm vụ theo dõi, quan sát, giúp đỡ, định
hướng, điều chỉnh và đánh giá quá trình hợp tác của HS.
Bước 5. Đánh giá việc rèn luyện NLHT và rút kinh nghiệm
GV cùng HS đánh giá kết quả rèn luyện NLHT và rút kinh nghiệm cho việc rèn luyện các
NL khác.
2.5. Thực nghiệm sư phạm
Chúng tôi đã triển khai tổ chức rèn luyện NL hợp tác cho 42 HS lớp 11A13 ở trường THPT
Hữu Lũng, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn, năm học 2013- 2014 khi dạy học một số bài thuộc
chương CHVC&NL - SH 11 THPT theo quy trình đã đề ra.
Chúng tôi đã xây dựng bảng các tiêu chí đánh giá NLHT thông qua các kĩ năng hợp tác,
mỗi tiêu chí chúng tôi xác định 3 mức chất lượng. Sau khi thực nghiệm, kết quả chung cho thấy
các kĩ năng hợp tác có sự tăng lên rõ rệt theo chiều hướng tích cực. Tỉ lệ HS đạt được ở các mức độ
ở giai đoạn đầu thực nghiệm trên các tiêu chí chủ yếu ở mức 1 và mức 2, đến giữa thực nghiệm và
cuối thực nghiệm tỉ lệ HS đạt mức 3 tăng lên đáng kể. Phân tích riêng biệt một số học sinh cũng
cho thấy thông qua rèn luyện NLHT thì các mức độ đạt được của NLHT tăng lên theo các bài thực
nghiệm và sự tăng này có ý nghĩa. Điều đó chứng tỏ là quy trình rèn luyện NLHT có tính khả thi.
3. Kết luận
Trên đây chúng tôi đã căn cứ vào cơ sở lí luận về hợp tác, NLHT để xây dựng cấu trúc
NLHT và quy trình rèn luyện NLHT gồm 5 bước, chúng tôi đã vận dụng quy trình để rèn luyện
cho 43 HS lớp 11 THPT ở Lạng Sơn và kết quả bước đầu cho thấy quy trình được xây dựng có tính
khả thi trong việc phát triển NLHT cho người học trong dạy học chương Chuyển hóa vật chất và
năng lượng – Sinh học 11 THPT.
96
Rèn luyện năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học chương Chuyển hóa...
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Piaget Jean, 1997. Tâm lí học và giáo dục học. NXB Giáo dục, Hà Nội.
[2] Đặng Thành Hưng, 2002. Dạy học hiện đại - lí luận, biện pháp, kĩ thuật. NXB Đại học Quốc
gia, Hà Nội.
[3] Trần Bá Hoành, 2006. Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa. NXB
Đại học sư phạm, Hà Nội.
[4] Nguyễn Lân, 2000. Từ điển từ và ngữ Việt Nam. NXB Thành phố Hồ Chí Minh, tr.881.
[5] Xavier Roegiers, 1996. Khoa sư phạm tích hợp hay làm thế nào để phát triển các năng lực ở
nhà trường, Người dịch: Đào Trọng Quang, Nguyễn Ngọc Nhị. NXB Giáo dục, Hà Nội.
[6] Thái Duy Tuyên, 1993. Tìm hiểu bản chất quá trình dạy học. Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục,
10, tr 10-13.
[7] Thái Duy Tuyên, 2008. Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới. NXB Giáo dục, Hà
Nội.
[8] Nguyễn Như Ý (chủ biên), 1999. Đại từ điển Tiếng Việt. NXB Văn hóa thông tin, tr.848.
[9] Brown A. L. & Palincar A. S, 1989. Guided cooperative learning and invidual knowledge
acquisition in Resnuck. L. B (Ed). Knowing, learning and intruction: Essays in honor of
Robert Crlaser, Hilldale. NJ: Erlbanm.
[10] Johnson D. W. & Johnson R. T., 1991. Learning together and alone: Cooperative,
competitive, and Individualistic learning. Interaction Book Company, Edina, pp.15.
[11] Renkl A., 1995. Learning for later reading: An explore- turn of mediational links between
teaching expectancy and learning results. Learning and Instruction, 5, p21-36.
[12] Richard A. I., 2009. Learning to teach. Mc Graw-Hill, New York, USA.
[13] Rosenshine B. & Meister C., 1994. Reciprocal teaching: A review of the research. Review of
Educational, 64, p479-530.
[14] Slavin R. E., 1990. Cooperative learning: Theory, research and practice Englewood cliffs.
NT: Prentice hall.
ABSTRACT
Training collaborative competency for students via teaching chapter “Matter and energy
metabolism” - 11th grade biology in high schools
Collaborative competency is in many countries thought to be the core competency that
students need to have in the twenty-first century. In Vietnam, a draft of core competencies
for curriculum, to be used sometime after 2015, was created which includes nine overall
competencies, including collaborate competency, indicating that collaborative competency is very
important. This competency must be developed at educational levels and in all subjects. In this
article, we present a process of training collaborative competency and the apply of this process in
teaching the Chapter “Matter and energy metabolism” of 11th grade biology in high schools.
Keywords: Collaboration, collaborative competency, training collaborative competency.
97
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ren_luyen_nl_hop_tac_9428.pdf