Quyền được chết - Một số vấn đề về mặt pháp lý

Cuộc sống đối với mỗi người có lẽ là “tài sản” quí nhất mà không một ai muốn rời bỏ. Trong Bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2-9-1945, chủ tịch Hồ Chí Minh đã dẫn lại một câu nói trong tuyên ngôn về nhân quyền của nước Mỹ : “ Người ta sinh ra ai cũng có quyền được sống, được mưu cầu hạnh phúc” Tuy nhiên, đối diện với sự sống là cái chết. Ai cũng biết rằng rồi sẽ đến ngày mình sẽ chết. Đối với một con người, sống là một quyền vậy được chết có phải là quyền hay không? Đây là vấn đề mang lại rất nhiều trang cãi, không riêng gì Việt Nam, trên thế giới nhiều cuộc tranh cãi đã nổ ra xung quanh việc có nên giúp đỡ một người chấm dứt cuộc sống một cách không đau đớn hoặc ít đau đớn nhất nhằm giúp họ khỏi kéo dài cuộc sống trong những hoàn cảnh không mong muốn hay không. Đem đến cho những người bệnh đang phải gánh chịu những cơn đau đớn hành hạ, những nỗi đau mà còn đáng sợ hơn cả cái chết đó là “nhân đạo” hay là “giết người”, đây là một câu hỏi lớn cho nền pháp luật của thế giới, có nên công nhận Quyền được chết và cho ra đời Luật An tử, giúp những người bệnh thoát khỏi nỗi đau bệnh tật hay không???

doc24 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2770 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quyền được chết - Một số vấn đề về mặt pháp lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Cuộc sống đối với mỗi người có lẽ là “tài sản” quí nhất mà không một ai muốn rời bỏ. Trong Bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2-9-1945, chủ tịch Hồ Chí Minh đã dẫn lại một câu nói trong tuyên ngôn về nhân quyền của nước Mỹ : “ Người ta sinh ra ai cũng có quyền được sống, được mưu cầu hạnh phúc” Tuy nhiên, đối diện với sự sống là cái chết. Ai cũng biết rằng rồi sẽ đến ngày mình sẽ chết. Đối với một con người, sống là một quyền vậy được chết có phải là quyền hay không? Đây là vấn đề mang lại rất nhiều trang cãi, không riêng gì Việt Nam, trên thế giới nhiều cuộc tranh cãi đã nổ ra xung quanh việc có nên giúp đỡ một người chấm dứt cuộc sống một cách không đau đớn hoặc ít đau đớn nhất nhằm giúp họ khỏi kéo dài cuộc sống trong những hoàn cảnh không mong muốn hay không. Đem đến cho những người bệnh đang phải gánh chịu những cơn đau đớn hành hạ, những nỗi đau mà còn đáng sợ hơn cả cái chết đó là “nhân đạo” hay là “giết người”, đây là một câu hỏi lớn cho nền pháp luật của thế giới, có nên công nhận Quyền được chết và cho ra đời Luật An tử, giúp những người bệnh thoát khỏi nỗi đau bệnh tật hay không??? Chính vì nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này nên em chọn đề tài: “Quyền được chết – Một số vấn đề về mặt pháp lý” nhằm góp tiếng nói chung cho một vấn đề lớn của nhân loại. Vì còn hạn chế về kiến thức, thời gian cũng như kinh nghiệm nên bài làm của em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được sự thông cảm và góp ý chân thành từ các thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn! Sự sống theo quan niệm thông thường là kết quả hoạt động của nhiều cơ quan, nội tạng trong cơ thể nhằm duy trì và phát triển mỗi cá thể. Hay nói cách khác sống tức là chống lại cái chết. Trên phương diện luật pháp thì phần lớn các quốc gia trên thế giới đều thừa nhận tư cách con người của công dân nước mình bắt đầu từ khi người đó sinh ra và kết thúc khi người đó chết đi. Người Công giáo tin rằng sự sống, cái chết là do Thiên Chúa, Đấng tối cao, nắm trong tay quyền vô hạn. Nhưng trong thực tế, đã có những người đòi làm chủ sinh mệnh của mình. Đó là những cái chết không tự nhiên như “phá thai và chết êm”. Chính vì thế mà ngày nay không ít người lên tiếng đòi Quyền được chết, nói một cách khác chính là đòi hỏi có được sự “trợ tử” nhằm tìm kiếm một cái “ chết êm”. Liên qua đến vấn đề Quyền được chết, chúng ta sẽ đi tìm hiểu những nội dung cụ thể sau đây: Một số vấn đề lý luận cơ bản về Quyền được chết: I. Khái quát về Quyền được chết: 1. Nguồn gốc hình thành ý tưởng Quyền được chết: Quyền được chết ban đầu xuất hiện với những hành vi chưa hoàn toàn mang đúng bản chất của nó mà gắn với khái niệm: “Cái chết êm ả”. Danh từ Chết êm (Euthanasia hay mercy killing) xuất phát từ tiếng Hy Lạp: “Eu” là khỏe, tốt, êm ái, ngay; “thanatos” là chết, chết ngay, chết dễ dàng, chết không đau đớn. Thuật ngữ này xuất hiện vào thế kỷ XVII, nhằm khuyến khích các bác sỹ quan tâm đến sự đau đớn của người bệnh và giúp họ ra đi một cách ít đau đớn hơn, nhẹ nhàng và dễ dàng hơn. Về cơ bản, chúng ta có thể hiểu: Chết êm là khi bệnh tình của bệnh nhân không còn hy vọng chữa trị, nếu để sống thì đau đớn cho người bệnh, tốn kém cho người nhà, cho xã hội, nên với sự đồng ý của bệnh nhân hoặc người thay mặt hợp pháp  của  bệnh nhân, hoặc cả khi không có sự đồng ý của họ, bác sĩ, y tá, hoặc ai đó làm cho họ chết sớm hơn cái chết tự nhiên của họ. Chết êm cũng được phân biệt thành trực tiếp hay gián tiếp, chủ động hay thụ động. Chết êm có thể là trực tiếp, nếu được tiêm thuốc (lethal injection) vào làm cho chết mau lẹ. Chết êm là gián tiếp nếu bị rút ống tiếp tế khí thở, đồ ăn, thuốc chữa... Chết êm có thể là chủ động do đương sự hay người thay mặt hợp pháp xin, hoặc thụ động khi cưỡng ép khi bắt buộc phải chết. Như vậy, lúc đó chưa xuất hiện khái niệm Quyền được chết như khoa học hiện đại nhưng cũng đã có những hành vi trong phạm vi Quyền được chết. Tới cuối thế kỷ XIX, khi khoa học phát triển và vấn đề y tế cũng có những bước tiến bộ đáng kể, con người tìm ra nhiều hơn các cách khống chế sự đau đớn, thuật ngữ này không còn bó hẹp với ý nghĩa giúp bệnh nhân thoát khỏi sự đau đớn nữa mà mang ý nghĩa là một hành động đặc biệt tạo ra cái chết cho những bệnh nhân rơi vào tình trạng bế tắc về y tế hay nói một cách khác là “vô phương cứu chữa”. Từ khi ra đời đến nay, cùng với sự phát triển của khoa học xã hội, sự phát triển của con người “cái chết êm ả” đã có những thay đổi phù hợp với xu thế phát triển. Và hiện nay, thuật ngữ Quyền được chết đã được thay thế cho “Cái chết êm ả” và càng ngày càng thu hút được sự quan tâm và chú ý của mọi người nói chung và khoa học pháp luật nói riêng. 2. Khái niệm Quyền được chết: Hiện nay trên thế giới vấn đề về Quyền được chết vẫn còn gây rất nhiều tranh cãi, chính vì vậy chưa có một khái niệm cụ thể, chi tiết nào về quyền được chết. Theo quan điểm của người viết, quyền được chết có thể được hiểu như sau: Quyền được chết là một quyền nhân thân của con người, cụ thể là quyền của cá nhân được áp dụng các biện pháp y tế hỗ trợ nhằm đi đến cái chết khi họ trong tình trạng bệnh nặng và bế tắc về y tế, hoặc trong những tình trạng không mong muốn về thể xác do các tai nạn gây ra mà việc kéo dài sự sống chỉ mang lại đau đớn cho bệnh nhân. Như vậy, xét đến cùng Quyền được chết có được xem như con đường giải thoát con người khỏi những đau đớn kéo dài, khi mà sự sống của họ được duy trì chủ yếu bằng các thiết bị y tế vô tri, vô giác hay khi đến cả những thiết bị y tế cũng không thể xoa dịu được nỗi đau bệnh tật của người bệnh. II/ Quyền được chết – Một số vấn đề về mặt pháp lý: Không riêng gì Việt Nam, trên thế giới nhiều cuộc tranh cãi đã nổ ra xung quanh việc có nên giúp đỡ một người chấm dứt cuộc sống một cách không đau đớn hoặc ít đau đớn nhất nhằm giúp họ khỏi kéo dài cuộc sống trong những hoàn cảnh không mong muốn hay không? Về cơ bản, việc chấp nhận cho người bệnh nặng, những người rơi vào hoàn cảnh bế tắc về y học được quyền “ trợ tử”, chấp dứt sự đau đớn kéo dài....cần được thể hiện cụ thể thông qua một đạo luật nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc áp dụng các biện pháp “trợ tử” khi người bệnh thực sự mong muốn. Tuy nhiên, với một vấn đề hết sức nhạy cảm và gây nhiều tranh cãi như Quyền được chết thì việc ban hành hay công nhận nó còn rất nhiều vướng mắc. Có rất nhiều quốc gia đã thông qua đạo luật này, cũng có những quốc gia chấp nhận nhưng không thông qua nó vì nhiều lý do khác nhau và cũng có những quốc gia không công nhận Quyền được chết như một quyền nhân thân cơ bản của con người và chính vì thế đã không thông qua đạo luật. Chúng ta có thể thấy rõ điều đó qua những nội dung cụ thể dưới đây: 1. Một số nước đã ban hành luật an tử: Hà Lan đã đi vào lịch sử là Quốc gia đầu tiên áp dụng đạo luật “Cái chất êm ả”. Tháng 11/ 2000, Hạ viện Hà Lan đã thông qua dự thảo Luật An tử. Đến ngày 10/04/2001, với tỷ lệ áp đảo 46/28, Thượng viện Hà Lan đã bỏ phiếu thông qua đạo luật. Trước đó hơn hai thập kỷ, các bác sỹ Hà Lan đã áp dụng phương pháp “cái chết êm ả” để giúp những người bệnh nặng ra đi. Việc thông qua đạo luật năm 2001 chỉ nhằm hợp pháp hóa một hiện thực đã được chấp nhận., nhất là khi có Bản hướng dẫn “cái chết hỗ trợ” được phác thảo năm 1993. Điều tra toàn quốc cho thấy gần 90% người dân nước này ủng hộ Luật An tử vì nó đảm bảo quyền cá nhân. Năm 2006, Hà Lan còn cho phép an tử đối với trẻ em, trẻ sơ sinh mắc bệnh nặng không thể cứu chữa. Quốc gia thứ hai hợp thức hóa cái chết êm ả là Bỉ. Với 86 phiếu thuận, 51 phiếu chống và 10 phiếu trắng, tối ngày 16/05/2002, Thượng viện Bỉ đã chấp thuận đạo luật cho phép bệnh nhân bị bệnh rất nặng có quyền được chết dưới những điều kiện nhất định. Đây là chặng cuối của cuộc đua pháp lý kéo dài 3 năm, khởi xướng vào năm 1999 khi mà lần đầu tiên trong vòng hơn 40 năm, Liên minh dân sự lên nắm quyền ở Bỉ. Ở một quốc gia mà đạo Thiên chúa chiếm ưu thế, ý tưởng hợp pháp hóa cái chết êm ả không gây mấy tranh cãi. Hạ viện Bỉ đã bật đèn xanh cho Dự luật này vào 10/2001. Điều tra tiến hành năm 2001 có tới 72% người dân đồng tình với cái chết êm ả. Với 317 phiếu thuận và 233 phiếu chống, Quốc hội Liên bang Đức ngày 19/06/2009 vừa thông qua dự luật cho phép các công dân “được toàn quyền định đoạt mạng sống” của mình. Để thông qua dự luật này, Quốc hội Đức đã làm việc trong sáu năm. Các nghị viên cũng được giải phóng khỏi quan điểm đảng phái: họ không nhất thiết phải bỏ phiếu theo quan điểm của đảng mình mà chỉ cần theo góc nhìn của mỗi người. Tại Mỹ, Luật liên bang cấm thực hiện cái chết êm ả. Bang Oregon là bang đầu tiên từ năm 1994 cho phép bệnh nhân yêu cầu được chết nhưng tòa án bang đã chống lại việc thực thi điều luật này và đến năm 1997 thì tòa án tối cao của bang đã chấp nhận. Năm 1999, bang Texas cũng cho phép an tử và đến hết năm 2006, ở cả 50 bang của Mỹ đã có đạo luật cho phép bệnh nhân ở trong các điều kiện nhất định được xin chết. Trước đó, Mỹ là nước tập trung nhiều vụ án liên quan đến an tử với nhiều ảnh hưởng lớn như: Quinlan, Curzan và Terri Schiavo (kéo dài 8 năm) hay bác sỹ Jek Kevorkian (Năm 1999, tại Mỹ có trường hợp “bác sĩ tử thần” Jack Kevorkian (bang Michigan) bị truy tố về tội giết người do đã “giúp” tới 130 bệnh nhân được “ra đi”. Jack Kevorkian bị kết án tới 25 năm tù. Tuy nhiên, ông được giảm án, trả tự do trước thời hạn sau 8 năm ngồi tù.) Bên cạnh đó, Công ước nhân quyền Châu Âu không yêu cầu các thành viên cấm tự tử hay chết êm ả, mặc dù nó đề cao quyền sống của con người. 2. Các quốc gia chưa hợp pháp hóa Luật An tử hay quy định một phần: - Một số quốc gia ở Châu Âu như Tây Ban Nha vẫn ngầm chấp nhận việc tự tử có sự hỗ trợ nhưng phần lớn không hợp pháp hóa nó. Tại Pháp cái chết êm ả là bất hợp pháp. Tuy nhiên theo kết quả một cuộc thăm dò do Viện IFOP thực hiện từ ngày 10 đến 20/12/2002 thì có đến 88% dân Pháp tán thành việc ban hành một đạo luật cho phép bác sỹ giúp những người mắc bệnh nan y “ra đi” một cách nhẹ nhàng nhằm tránh đau đớn kéo dài nếu như họ yêu cầu. - Đan Mạch cho phép bệnh nhân mắc các bệnh nan y tự quyết định dừng việc điều trị; từ ngày 01/10/1992, trong trường hợp bệnh không thể cứu chữa khỏi hoặc bị tai nạn nặng, bệnh nhân có thể làm một bản chúc thư y tế mà bác sỹ phải tôn trọng. - Tại Thụy Điển, “hỗ trợ tự tử” là một tội không bị xử phạt. Trong một số trường hợp bác sỹ có thể rút máy thở của bệnh nhân. - Tại Anh, cái chết êm ả là bất hợp pháp. Tuy nhiên vào năm 1993 và 1994, Luật pháp đã cho phép bác sỹ rút ngắn cuộc đời của các bệnh nhân sống nhờ các phương pháp nhân tạo. Tại Ecosse, vào tháng 05/1996, lần đầu tiên một bệnh nhân nữ đã được phép chết. - Tại Đức, dùng thuốc hỗ trợ để bệnh nhân chết bị coi là giết người. - Ở Châu Mỹ Latinh, Tòa án Columbia đã chấp nhận cái chết êm ả vào 05/1997 với những bệnh nhân mắc bệnh nan y ở giai đoạn cuối. - Tại Áo, lần đầu tiên trên thế giới, 07/1996, Thượng viện khu vực phía Bắc đã thông qua một đạo luật hợp pháp hóa cái chết êm ả nhưng Thượng viện nước này lại ra quyết định phủ quyết vài tháng sau đó. - Ở các quốc gia như Anh và Áo, dù cấm an tử nhưng thái độ của nhà chức trách đối với các bác sĩ “lỡ” trợ giúp an tử thường cũng không quá gay gắt. Như vậy, đa phần các nước đều xem hành vi của cái chết êm ả là một tội, có nước không xử phạt nó nhưng lại không thông qua hay ngấm ngầm chấp nhận mà không hợp pháp hóa hay chỉ cho phép cái chết êm ả chủ động. 3. Tại Việt Nam: Việt Nam – một quốc gia Châu Á với nhiều phong tục, tập quán, tôn giáo Phương Đông tồn tại từ ngàn đời và đối mặt với thực tế: Quyền được chết còn rất xa lạ. Bốn bản Hiến pháp của Việt Nam đều không có quy định về quyền được chết của cá nhân. Bộ luật dân sự Việt Nam các năm 1995 và 2005 cũng không có quy định nào quy định quyền được chết là quyền nhân thân của con người. Tại kỳ họp thứ 6 và 7 Quốc hội khóa XI (2004, 2005), hội nghị đại biểu chuyên trách năm 2005, vấn đề này đã được đưa vào dự thảo sửa đổi Bộ luật Dân sự, được các đại biểu quốc hội bàn luận rất sôi nổi. Mọi người đều hiểu đó là một việc làm rất nhân đạo nhưng đồng thời cũng là một vấn đề hết sức nhạy cảm, không phù hợp với đạo lý của người Việt Nam nói riêng và đạo lý Á Đông nói chung. Thêm nữa số lượng bệnh nhân mắc bệnh vô phương cứu chữa ở nước ta cũng ít hơn nhiều so với thế giới, do vậy, quyền được chết vẫn chưa được thông qua ở Việt Nam. Nhưng qua hoạt động đó chúng ta vẫn đánh giá được: các nhà lập pháp Việt Nam đã quan tâm đến những vấn đề mới, đang tồn tại của xã hội (mà ở đây à một bộ phận không nhỏ giới bác sỹ Việt Nam); đồng thời đã hiểu được bản chất quyền được chết và xác định nó là quyền nhân thân. Tuy nhiên, về mặt khoa học, quyền được chết chỉ được coi là quyền nhân thân khi được quy định trong bộ luật dân sự và tất nhiên sau đó phải được cụ thể hóa thành luật riêng vì bộ luật dân sự chỉ là luật khung. Quan điểm chung hiện nay ở Việt Nam là: việc hợp pháp hóa Quyền được chết là vấn đề quá sớm. B. Một số quan điểm cơ bản hiện nay về quyền được chết: 1. Những quan điểm phản đối: * Việc tạo ra Quyền được chết sẽ xói mòn quyền cơ bản được sống, thông qua việc hình thành danh sách những người coi cuộc sống không đáng giá Theo chủ quan của người viết, Quyền được chết không làm xói mòn quyền cơ bản là được sống. Quyền được chết không chỉ liên quan đến bệnh nhân đó mà còn cả gia đình, xã hội. Người ở giai đoạn cuối của bệnh chịu nhiều đau đớn nếu có sống cũng chỉ thêm khổ, thậm chí nhiều người còn không thể biết mình sướng hay khổ nữa, nỗi đau làm họ tê liệt hết mọi cảm xúc. Cho nên nếu họ không muốn gây thêm tốn kém không cần thiết cho gia đình, xã hội thì hãy tôn trọng họ. Hơn nữa, mục đích của Quyền được chết là làm cho họ không phải chịu đựng đau đớn kéo dài, đó là mục đích nhân đạo. Họ không chối bỏ quyền được sống mà là không còn đủ điều kiện để đảm bảo sự sống. Điều này khác hẳn với những người có điều kiện sống, bị bệnh có thể cứu chữa được nhưng lại muốn chết, đó mới là trường hợp nên lên án. * Nếu chấp nhận Quyền được chết và thông qua Luật An tử thì đây là cơ sở lạm dụng để thực hiện tội ác vô nhân đạo. Tình trạng sẽ lớn hơn ở các nước có hệ thống pháp luật lỏng lẻo, không kiểm soát được tình hình phạm tội Lý do này đúng và đáng quan tâm khi tiến hành xây dựng Luật An tử nhưng không toàn diện. Một khi đã xác nhận nó là quyền nhân thân, tiến hành xây dựng Luật An tử thì tất nhiên phải quan tâm đến vấn đề xây dựng như thế nào để luật bị ít lạm dụng nhất. Bên cạnh đó cần có những văn bản pháp luật hướng dẫn cụ thể và theo dõi sát sao. Nếu đã xác định được tầm quan trọng và hậu quả có thể xảy ra ngay từ đầu thì tất nhiên phải vạch ra biện pháp phòng ngừa, giải quyết vấn đề có khả năng xảy ra. Tất nhiên không có luật nào vừa mới ra đời đã hoàn thiện, hoàn hảo và phù hợp với cuộc sống ngay, Luật là cuộc sống nhưng cuộc sống lại biến đổi không ngừng. Nhưng nếu không có những đạo luật mới ban hành thì làm sao có được những bộ luật phù hợp, không có gốc ban đầu thì không có quả xanh tốt. Và cần phải khẳng định rằng, một quốc gia muốn ban hành Luật an tử nói riêng và bất cứ văn bản pháp lý nào nói chung đều cần có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt: tình hình kinh tế, xã hội, ý kiến nhân dân, hệ thống pháp lý… * Nếu có luật An tử, nhiều người bệnh sẽ giảm ý chí, mất tự tin và niềm tin vào cuộc sống. Họ cho rằng đã có luật này thì không cần điều trị vô ích nữa Đây là một quan điểm sai lầm. Luật An tử không bắt buộc người bệnh, nhất là những người bệnh ở giai đoạn cuối, chịu nhiều đau đớn phải chọn an tử. Muốn hay không muốn là quyền của người bệnh. Họ có quyền đợc sống, được chữa bệnh nếu họ muốn. Không phải cứ muốn chết là được chết. An tử chỉ là biện pháp cuối cùng khi không còn cách nào khác, khi rơi vào tình huống y tế không lối thoát và chủ yếu phụ thuộc vào bệnh nhân. Hơn nữa Luật An tử cũng phải quy định một cách chặt chẽ những đối tượng nào được đồng ý áp dụng biện pháp An tử, trường hợp nào không cho nên việc lo lắng về sự mất ý chí của người bệnh vào cuộc sống là không hợp lý. * Đa số các bác sỹ cho rằng,thực hiện cái chết êm ả là hành vi giết người. Chức năng của bác sỹ là cứu người, làm như thế là đi ngược lại với nguyên tắc nghề nghiệp và lương tâm của người thầy thuốc. Quan điểm này chỉ đúng khi Quyền được chết chưa được công nhận, cái chết êm ả chưa được hợp pháp hóa. Nếu có luật thì bác sỹ không phải lo sợ mình phạm tội. Nếu họ không muốn thì cũng không có ai bắt buộc họ. họ có quyền từ chối thực hiện. Hành vi của bác sỹ trong quyền được chết là nhân đạo chứ không hề toan tính, vụ lợi. Bởi vì xét đến cùng, cứu người hay giúp đỡ một bệnh nhân thoát khỏi đau đớn thì mục đích cuối cùng vẫn là mang đến điều tốt đẹp cho bệnh nhân xuất pháp từ lương tâm của họ. Do đó, điều mà các bác sỹ và tất cả chúng ta cùng nhìn vào đó chính là chính là mục đích cuối cùng của hành vi chứ không phải hình thức của hành vi đó. 2. Những quan điểm ủng hộ: Nhiều người trong xã hội, nhất là xã hội Mỹ ngày nay, viện cớ “tự do”. Họ nói rằng “sự sống của tôi là của tôi”, và họ cũng nói rằng “sự chết của tôi là của tôi”, tôi có quyền lựa chọn, định đoạt, không ai có quyền ngăn cản sự tự do của tôi. Từ ngày 8 đến 9/04/1988, hơn 300 người thuộc Liên hội Thế giới Dành quyền Được chết đã tham dự cuộc hội thảo bàn về vấn đề Chết Êm hợp pháp do Tiểu bang California và Hòa Lan đề xướng. Hầu hết các tham dự viên thuộc Hoa kỳ, số còn lại thuộc 16 quốc gia khác. Có tới 2 phần 3 tham dự viên đã ủng hộ cái “Chết êm trực tiếp”. Chủ tịch Dereck Humphrey tuyên bố: “Đây là nguyên tắc, là luật của phong trào chúng tôi: Ý kiến ủng hộ cái chết Êm cách chủ động hay thụ động cũng đều là ý kiến của hội viên cả, không nên chỉ trích lẫn nhau”. Hội Hemlock và hội Người Mỹ Chống đau khổ đều ủng hộ vấn đề Chết Êm. Cũng vào tháng Tư, Hội trên đã xin được 256 ngàn chữ ký trong tổng số ít nhất phải có vào hạn chót (09/05/1988) là 372 ngàn chữ ký ủng hộ để được hợp pháp. Họ nói, nếu năm nay không xin đủ chữ ký, họ sẽ tiếp tục xin thêm nữa cho tới đủ mới thôi. Người dân Hoa kỳ nói chung, theo một bản thăm dò, có tới 60 phần trăm ủng hộ chết Êm (Tài liệu Ethics and Medics, April 1990). * Một số lý do nên ủng hộ luật An tử: - Hướng đến mục đích tốt đẹp là giúp những bệnh nhân trong tình trạng đau đớn kéo dài, bệnh nan y vô phương cứu chữa ở giai đoạn cuối mà sự sống của họ chỉ là đau khổ được ra đi trong thanh thản. Đó chính là một cái chết nhân đạo. - Luật An tử ra đời sẽ giải tỏa nỗi bức xúc của giới bác sỹ trong hoàn cảnh: bệnh nhân đang phải chịu đau đớn kéo dài xin được chết mà họ thì không thể “giết người”. Nếu luật cho phép, họ sẽ có định hướng tốt và có thể yên tâm giúp đỡ bệnh nhân toại nguyện nếu muốn. Điều này tốt cho cả bệnh nhân và cho cả bác sỹ. - Nếu không công nhận Quyền được chết, không ban hành luật An tử thì quyền được chết sẽ mãi mãi nằm trong bế tắc và rối rắm vì nó liên quan đến nhiều lĩnh vực: chính trị, tôn giáo...Những đề nghị, yêu cầu xin được chết nhiều, thậm chí dai dẳng sẽ kéo cả Tòa án và chính quyền vào cuộc, trở thành quả bóng cho các đảng phái nâng cao uy tín của mình...Tiêu biểu là vụ Schiavo ở Mỹ đã kéo cả Tòa án tối cao bang Florida, Toàn án liên bang Mỹ và cả quốc hội mỹ vào cuộc. Khi phân tích những lý do ủng hộ luật an tử như trên thì không có nghĩa luật an tử phải ban hành ngay. Vấn đề đó còn phụ thuộc vào điều kiện của mỗi quốc gia đã có những yêu cầu cấp thiết và những điều kiện phù hợp hay chưa. Có nhiều nước không công nhận quyền được chết là quyền nhân thân nên không ban hành Luật An tử. Có nhiều nước công nhận nó là quyền nhân thân nhưng chưa ban hành luật vì chưa phù hợp hay chỉ chấp nhận hành vi tự tử dưới sự trợ giúp của bác sỹ. 3. Quan điểm của Việt Nam hiện nay: Trên thực tế, tuy Việt Nam không ban hành cụ thể văn bản nào công nhận quyền được chết là quyền nhân thân nhưng bản thân Việt Nam đã công nhận điều này khi đưa nó vào dự thảo sửa đổi Bộ Luật Dân sự năm 2005. Tuy nhiên, quyền này đã không được thông qua. Ngoài những lý do đã nêu trên, có thể rút ra những lý do mang tính đặc trưng riêng của Việt Nam như sau: * Việc chấp nhận quyền được chết và ban hành Luật An tử sẽ đi ngược lại quan niệm truyền thống Phương Đông: coi trọng sự sống. * Hệ thống pháp luật Việt Nam còn lỏng lẻo, không đồng bộ và chồng chéo; kỹ thuật lập pháp của Việt Nam còn thấp. * Nền kinh tế Việt Nam còn chậm phát triển, kéo theo điều kiện của các cơ sở chăm sóc, khám chữa bệnh, các trung tâm y tế còn rất thấp. * Số lượng bệnh nhân xin được chết ở Việt Nam còn ít so với thế giới và quyền được chết còn chưa phổ biến nên Luật An tử chưa cần thiết phải ban hành. C. Quan điểm cá nhân về Quyền được chết và Luật An tử: 1. Quan điểm ủng hộ Luật An tử Nhìn lại chặng đường đấu tranh của các Quốc gia trên thế giới về vấn đề này, chúng ta có thể thấy đây là một chặng đường cam go và không hề dễ dàng. Chính vì vậy mà đối với một quốc gia Đông á với một truyền thống Nho giáo ăn sâu vào tiềm thức người dân như Việt Nam thì vấn đề này lại càng không hề dễ dàng. Như đã phân tích ở trên, quan điểm của Việt Nam hiện nay là: hợp pháp hóa quyền được chết là vấn đề quá sớm. Chúng ta đã có một khoảng thời gian tương đối dài để suy nghĩ, từ năm 2005, khi vấn đề này được đưa vào dự thảo sửa đổi, bổ sung Bộ luật Dân sự tại Quốc hội khóa XI. Vấn đề đưa ra để phản đối việc thừa nhận Quyền được chết như một quyền nhân thân cơ bản cần được quy định trong luật là về đặc trung phong tục, tập quán và đạo đức của người Việt Nam. Tuy nhiên, nói một cách khách quan, bản thân chúng ta cũng biết rằng, sự sống và cái chết là một chuỗi tuần hoàn, một qui luật của tạo hóa. Không có gì là tồn tại vĩnh cửu và bất biến. Cái chết tất yếu rồi sẽ đến với bất kỳ ai – dù muốn hay không, dù người đó là ai : một ông vua hay một kẻ ăn mày. Đạo đức là một khái niệm mang tính trừu tượng và thay đổi theo nhận thức, thời gian. Nếu kể từ khi loài người còn ăn lông ở lỗ, người ta “trừng trị” nhau bằng chém giết. Mạng người nhiều khi còn rẻ hơn con thú. Ngày nay, quan niệm đạo đức đúng – sai cũng khác biệt đáng kể từng nơi, từng lúc. Ngay như việc kết án tử hình – đối với những phạm nhân phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, trong khi nhiều nước đã bãi bỏ vì cho rằng dã man, vô đạo đức thì vẫn không ít nước vẫn duy trì vì cho rằng cần thiết. Chính vì do cuộc sống là quí giá nhất, nên hơn ai hết, chính những người bị bệnh muốn chết hẳn hiểu rõ vì sao mình lại muốn chết. Suy cho cùng, quyền được sống cũng chính là quyền được chết. Vì xét về mặt pháp lý, nếu “sống” được xem là quyền – chứ không phải là nghĩa vụ. Thì một người cũng có quyền từ chối quyền đó – của chính mình – mà không làm ảnh hưởng tới ai. Đôi khi, bản thân mỗi người bị dằn xé giữa khái niệm nhân đạo hay không nhân đạo khi để cho một người ra đi mà trái với cái chết tự nhiên của họ. Nhưng xét đến cùng, việc chúng ta từ chối cái chết an tử cũng chính là tiếp tay dung dưỡng và duy trì nỗi đau thể xác và có lẽ là cả tinh thần đối với người bệnh. Tại sao chúng ta đã biết chắc người đó sắp chết, đang chịu đau đớn và có nguyện vọng được chết một cách nhẹ nhàng, trong sự tỉnh táo giữa những người thân yêu nhất – mà vẫn đang tâm đứng nhìn và chờ đợi cái kết cục tất yếu và đau lòng ấy. Như thế có phải là nhân đạo hay không? Không những thế, về phía người thân của những người bệnh đang chịu hành hạ về thể xác và tinh thần, liệu những người ấy khi phải chứng kiến nỗi đau của người họ thương yêu nhưng không thể giúp “xoa dịu” nỗi đau ấy theo đúng nghĩa đen của từ này, liệu có kém đau đớn hơn người bệnh không? Nhân đạo có được thể hiện không khi mà mọi người phải chịu đựng đau đớn như thế? Một câu chuyện cảm động của một cặp vợ chồng người Anh: Harry Cross và Grace là một ví dụ điển hình cho điều này. Grace mắc một chứng thoái hóa thần kinh hiếm gặp ở tiểu não và nó khiến người ta liệt dần và tử vong. Căn bệnh chết người mà y học hoàn toàn bó tay. Nó khiến cho Grace đau đớn còn hơn cả cái chết và Harry cũng thế, ông đau với nỗi đau bệnh tật của bà. Và người đàn ông yêu vợ hơn mọi thứ trên đời đã giúp bà đi đến với cái chết theo đúng với nguyện vọng của bà. (Xem thêm phần phụ lục) Harry và Grace những ngày hạnh phúc bên nhau Vì sao một người muốn chết ? - Đó là một câu hỏi thoạt nghe có vẻ ngớ ngẩn. Tuy nhiên, đối với những người đang mắc phải những bạo bệnh, đang bị hành hạ về thể xác từng ngày, từng giờ và y học chịu thua không thể chữa trị thì việc họ muốn chết không có gì là vô lý. Bà Sebire (Ảnh) mắc chứng bệnh Esthesioneuroblastoma, một loại khối u ác tính tấn công cơ thể từ khoang mũi. Căn bệnh đã cướp đi gần hết ngũ giác của bà và gây cho bà những cơn đau khủng khiếp, mỗi cơn có thể kéo dài tới bốn giờ. Chỉ có hai nhà phẫu thuật thần kinh nhận điều trị cho bà và đều kết luận đây là căn bệnh … bất trị. Trong lời thỉnh cầu của mình, bà nói: “Ngay cả thú vật, người ta cũng không để phải chịu đựng như tôi đang chịu đựng”. Chúng ta phải thừa nhận rằng trên thực tế, còn rất nhiều căn bệnh mà y học bất lực, không thể chữa trị. Chẳng hạn như bệnh Aids, bệnh ung thư... Trong những trường hợp như vậy, tác dụng của y học họa chăng chỉ là trì hoãn cái chết. Tuy nhiên, khi đã tới giai đoạn cuối của những căn bệnh nan y này, hoặc bất kỳ bệnh tật nào - mà việc phát hiện hoặc chữa trị quá trễ thì hầu như các bác sỹ - dù giỏi nhất cũng đành bó tay bất lực. Tại Việt Nam, chúng ta vẫn luôn chứng kiến hàng ngày, không ít những bệnh nhân bị bệnh viện trả về vì … không thể giúp gì hơn. Mà người ta vẫn hay gọi là bị “bác sỹ chê”. Đối với những trường hợp này, biết chắc là bệnh nhân sẽ chết, người thân chỉ còn biết khóc, mà bất lực, mà chứng kiến người bệnh nhiều khi phải lịm đi vì sự đau đớn. Bà Chantal Sebire chỉ có một nguyện vọng duy nhất là : được chết Việt Nam là một quốc gia nhỏ của khu vực Đông Nam Á, mặc dù tình hình chính trị - xã hội ở đây không nhiều biến động như các nước phương Tây nhưng như thế không có nghĩa ở nước ta không có nhiều vấn đề đáng quan tâm. Trong tình hình thời tiết nhiều biến động, môi trường bị ô nhiễm nặng nề do nền kinh tế như hiện nay thì vấn đề các làng ung thư với lượng lớn người dân mắc bệnh không hề nhỏ; bên cạnh đó, theo báo cáo của 60/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong 6 tháng đầu năm 2009 đã xảy ra 1.958 vụ tai nạn lao động làm 1998 người bị nạn, có 231 vụ TNLĐ chết người làm 239 người chết, 418 người bị thương nặng....trong số những người đó, liệu con số những người đau đớn vì mất đi các bộ phận cơ thể do tai nạn không mong muốn, những người chịu đau đớn vì các căn bệnh ung thư vô phương cứu chữa có ít hay không??? Tạo cơ hội cho những con người đang đau đớn đó có đáng được coi là cần thiết. Hơn nữa một thực tế đặt ra ở đây là liệu những người yêu cầu đáp ứng quyền được chết chỉ có mỗi một cách để chấp dứt sự đau đớn không cần thiết của mình, điển hình là trường hợp của bà Sebire (Ảnh). Ra đi trong cô đơn chỉ vài ngày sau khi tòa án Dijon (Pháp) bác bỏ thỉnh nguyện xin được “ra đi xứng đáng” bằng cách được chích thuốc độc chết (mà người ta gọi là “cái chết êm ái” hay “an tử’), hôm 20-3-2008, người ta đã phát hiện thi thể của bà Sebire tại một căn hộ ở Plombières-les-Dijon, miền đông nước Pháp. Mặc dù nguyên nhân cái chết của bà chưa được xác định, nhưng đã gây nên sự thổn thức trên toàn thế giới. Bởi trước đó, bà nói : "Tôi biết cách xoay những thứ cần thiết để tự chết”. Giữa tháng 3, bà Sebire làm đơn gửi tòa án xin được chết, sau khi đã thỉnh cầu Tổng thống Sarkozy can thiệp để bác sĩ điều trị được kê toa độc dược “giúp” bà được chết trong tỉnh táo, nhanh và trong vòng tay thân quyến, bạn bè. Sau khi tòa Dijon bác bỏ thỉnh nguyện của bà Sebire, với lý do luật hiện hành không cho phép bác sĩ giúp bệnh nhân được chết, thủ tướng Pháp đã chỉ thị lập một ủy ban xem xét có thể điều chỉnh luật hay không. Tuy nhiên, trong khi cả nước Pháp còn đang bàn cãi về “cái chết êm ái” dưới lăng kính đạo đức thì bà Sebire ra đi trong sự cô đơn. Cùng lúc với cái chết của bà Sebire, tại Bỉ - một nước không xa Pháp là bao, người ta cũng đưa tin cái chết của nhà văn Bỉ Hugo Claus, 78 tuổi. Bị mắc chứng Alzheimer, ông đã sử dụng “quyền an tử” theo luật pháp Bỉ và đã “được” chết tại Bệnh viện Middelheim. Với “quyền an tử”, ông đã "chọn giờ chết cho chính mình, vì không muốn kéo dài đau đớn". Như vậy, cùng là bệnh nhân bị bệnh nan y, cùng là chết - nhưng một người thì bị từ chối và đã ra phải ra đi trong đau đớn và cô đơn, còn một người khác thì được chọn và ra đi trong trong êm ái giữa những người thân. Sự khác biệt ở đây chính là pháp luật. Đó là vấn đề : quyền được chết ! “Giúp” người hay “giết” người ? Khi mà thế giới vận động, những quan điểm về đạo đức cùng với đó cũng có những đổi thay, nhân đạo hay không nhân đạo khi chấp nhận cái chết trái với tự nhiên của người bệnh phụ thuộc chủ yếu vào cách nhìn nhận của bản thân mỗi người, liệu khi mọi người còn đang băn khoăn với những nhận thức về nhân đạo của mình thì còn bao nhiêu người phải ra đi trong cô độc và đau đớn? “Con người được sinh ra để sống chứ không phải để sửa soạn sống”. BORIS PASTERNAK Câu nói trên khẳng định giá trị của cuộc sống, nhưng ở một khía cạnh nào đó. khi mà con người có đến 1001 cơ hội để sống để hưởng thụ thì có những người lại không có cơ hội chọn cho mình một cái chết ít đau đớn nhất. Từ những lý do đó, theo chủ quan của người viết, đã đến lúc chúng ta nên đưa vấn đề này lên các diễn đàn pháp luật để mọi người cùng bàn luận và tìm hướng đi cho Việt Nam trong công tác hoàn thiện pháp luật nói chung và xây dựng luật An tử nói riêng (trên cơ sở công nhận quyền được chết là một quyền nhân thân cơ bản của con người và quy định nó trong Pháp luật Dân sự Việt Nam). Chúng ta không thể chờ cho đến khi những nguyện vọng và những cuộc đấu tranh vì quyền được chết ở Việt Nam trở nên nóng và gay gắt như ở thế giới mới đi vào bàn luận được. 2. Một số vấn đề liên quan đến việc công nhận Quyền được chết và xây dựng Luật An tử ở Việt Nam: 2.1 Phân loại các biện pháp áp dụng Quyền được chết: Như đã đề cập ở trên, có thể chia ra 2 biện pháp áp dụng Quyền được chết như sau: chủ động và thụ động. Biện pháp chủ động là trường hợp áp dụng các biện pháp hỗ trợ an tử cho các đối tượng bệnh nhân theo đúng nguyện vọng của họ, nghĩa là người bệnh trực tiếp yêu cầu và có các thủ tục cần thiết để chứng thực nguyện vọng của mình theo đúng quy định của pháp luật (tất nhiên là trong trường hợp Quyền được chết được thừa nhận và Luật An tử đã ra đời ) Biện pháp thụ động là trường hợp người bệnh đang trong trạng thái mất ý thức (trong tình huống người bệnh sống thực vật hoặc chết não) hoặc trường hợp người bệnh không đủ tuổi chịu trách nhiệm cho hành vi của mình (trẻ em và người chưa thành niên) không thể tự quyết định được việc áp dụng hay không áp dụng các biện pháp hỗ trợ an tử cho bản thân, và trong trường hợp này người thân của họ hoặc các bác sỹ hay các cơ sở y tế (trong trường hợp người bệnh không còn người thân)có thể theo tình hình cụ thể và theo quy định của pháp luật có thể đề nghị áp dụng an tử cho họ khi thật cần thiết. 2.2 Điều kiện áp dụng Quyền được chết: * Đối với người bệnh: Tùy theo từng biện pháp cụ thể của áp dụng Quyền được chết mà chúng ta cần có những quy định cụ thể về điều kiện của người được phép áp dụng Quyền được chết, tuy nhiên về cơ bản cần chú ý các điều kiện sau: - Thứ nhất là điều kiện về sức khỏe của người bệnh: người bệnh phải trong tình huống bế tắc về y tế, phải chịu đau đớn về thể xác và tinh thần và việc kéo dài điều trị ngoài việc kéo dài sự sống cho người bệnh không gì hơn là sự kéo dài nỗi đau cho người bệnh. - Thứ hai là điều kiện về tâm lý của người bệnh: người bệnh phải hoàn toàn tỉnh táo và không bị ám ảnh về cái chết. * Đối với thân nhân của người bệnh cũng cần phải đặt ra những quy định cụ thể nhằm tránh các trường hợp họ lợi dụng việc áp dụng Quyền được chết cho người bệnh vì những mục đích xấu: tranh chấp thừa kế, vấn đề tài sản hay các mục đích khác không vì lợi ích của người bệnh (đặt biệt trong trường hợp áp dụng biện pháp thụ động). * Đối với các bác sỹ hay các cơ sở y tế tiến hành hỗ trợ Quyền được chết: Cần tổ chức một hội đồng bác sỹ hay các nhà nghiên cứu y khoa nhằm hội chuẩn những trường hợp cần thiết hay không cần thiết áp dụng Quyền được chết đối với các bệnh nhân cũng như tư vấn về y tế và tâm lý cho người bệnh một cách cụ thể về tình hình bệnh tình nhằm cho người bệnh một cái nhìn toàn diện nhất về tình trạng của mình để có thể quyết định một cách hợp lý vấn đề có nên áp dụng Quyền được chết hay không. Bên cạnh đó có thể quy định cụ thể về trình độ của các y bác sỹ hay điều kiện y tế của các cơ sở y tế nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các sai sót có thể xảy ra trong quá trình khám chữa bệnh, chuẩn đoán và tư vấn y tế cho bệnh nhân...Ngoài ra các chuyên gia y tế cũng cần đưa ra những tiêu chuẩn để chuẩn đoán các trường hợp chết não, sống thực vật...trong trường hợp áp dụng biện pháp hỗ trợ thụ động (như đã nói ở trên) 2.3 Quyền và nghĩa vụ của chủ thể tham gia thực hiện Quyền được chết: Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể là một nội dung quan trọng của nội dung quan hệ pháp luật, cụ thể ở đây là vấn đề áp dụng Luật An tử. Việc xác định cụ thể quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan là cơ sở quan trọng để thực hiện Quyền được chết trên thực tế. Cụ thể cần phải quy định về: quyền và nghĩa vụ của người bệnh và thân nhân người bệnh, quyền và nghĩa vụ của các bác sỹ, cơ sở y tế, quyền và nghĩa vụ của các đối tượng liên quan... 2.4 Về thủ tục thực hiện Quyền được chết: Đây là một vấn đề hết sức nhạy cảm và gây nhiều tranh cãi chính vì vậy việc quy định về thủ tục thực hiện Quyền được chết cần phải hết sức chặt chẽ và hợp lý. Trước hết cần phải thành lập một cơ quan chuyên trách về vấn đề này cũng như quy định cụ thể nội dung và hình thức hoạt động cụ thể của cơ quan chuyên trách này. Trình tự thực hiện cũng như các thủ tục cần quy định một cách chi tiết, cụ thể tạo cơ sở cho việc thực hiện quyền nhân thân này của người bệnh. Để tránh những trường hợp lạm dụng Quyền được chết cho những mục đích phi nhân đạo, đi trái với mục đích xây dựng Luật An tử cần thành lập một cơ quan chuyên giám sát những hoạt động hỗ trợ an tử. Ngoài ra, còn một vấn đề cần phải quan tâm đó chính là trong quá trình áp dụng biện pháp an tử cho những người bệnh có nên quy định cho người thân của những người bệnh tham gia vào công tác giám sát hay không? Theo ý kiến chủ quan của người viết, vấn đề này không nên quy định là vấn đề bắt buộc trong nghĩa vụ của thân nhân người bệnh, đối với một số người việc chứng kiến người thân của mình “ra đi” không phải là việc dễ dàng, tuy nhiên đối với một số người đây lại là việc cần thiết vì họ mong muốn người thân của mình ra đi trong vòng tay ấm áp của gia đình và đây cũng là cách mà họ thể hiện tình yêu của mình đối với người ra đi... 2.5 Phân biệt biện pháp hỗ trợ An tử với các hành vi khác: a. Hành vi giết người: Trước hết chúng ta cần phải hiểu hành vi giết người là hành vi tước đoạt sự sống của người khác một cách trái pháp luật và những đối tượng thực hiện hành vi này phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình. Hành vi này được quy định từ Điều 93 dến Điều 99 – Bộ luật Hình sự Việt Nam. Trong khi đó, hỗ trợ an tử là biện pháp hỗ trợ người bệnh thoát khỏi tình trạng đau đớn về bệnh tật kéo dài và khi vấn đề này được quy định cụ thể trong luật thì đây không phải là hành vi trái pháp luật và họ không phải chịu trách nhiệm hình sự cho hành vi của mình. b. Hành vi tự sát: Đây là hành vi của con người bằng nhiều biện pháp tự tước đoạt mạng sống của chính mình trong trạng thái tâm lý bị tổn thương, không ổn định và bị ám ảnh về cái chết. Y học coi những người tự tử và có ý định tự tử là những người có rối loạn về tâm thần dù chỉ trong khoảnh khắc. Trong khi đó, hỗ trợ an tử là một biện pháp y tế mà người bệnh được áp dụng nhằm chấm dứt cuộc sống của mình một cách ít đau đớn hơn và quan trọng hơn cả là người bệnh lựa chọn biện pháp này một cách hết sức tỉnh táo và không bị ám ảnh về cái chết. c. Hành vi xúi giục hoặc giúp người khác tự sát: Xúi giục người khác tự sát là hành vi cố ý thúc đẩy người khác tự tước đoạt tính mạng của họ và giúp người khác tự sát là hành vi cố ý tạo điều kiện cho người khác tự tước đoạt tính mạng của họ. Chúng ta cần hiểu rằng, hành vi của các bác sỹ trong việc giúp bệnh nhân có thể “ra đi” trong vòng tay ấm áp của người thân và ít đau đớn nhất không phải là hành vi xúi giục hay giúp người khác tự sát. Theo một cách nhìn nhận nào đó, hai hành vi này có những điểm giống nhau dễ gây nhầm lẫn nhưng trợ tử là hành vi của các y bác sỹ dưới sự giám sát của các cơ quan có thẩm quyền thực hiện các biện pháp trợ tử cho người bệnh theo nguyện vọng hợp pháp của họ hoặc người thân của họ nhằm mục đích mang lại lợi ích cho chính người bệnh và không ngoài mục đích đó. 2.6 Quyền được chết đối với người nước ngoài: Hiện nay có một thực tế tồn tại trên thế giới là những bệnh nhân bị bệnh nặng thường có xu hướng đi đến các quốc gia chấp nhận Quyền được chết để tìm kiếm cho mình những biện pháp trợ tử thích hợp trong khi đất nước họ không chấp nhận hay chưa chấp nhận điều đó (trường hợp này gọi là “du lịch cái chết”). Chính vì vậy chúng ta cần quy định cụ thể các nội dung, thủ tục cụ thể cho các trường hợp này nhằm tránh phát sinh tranh cãi hoặc xung đột giữa các quốc gia cũng như có thể đáp ứng nhu cầu của người bệnh khi đây là vấn đề thực sự cần thiết. 2.7 Một số hậu quả pháp lý: Con người là chủ thể của các quan hệ pháp luật trong xã hội, chính vì vậy khi một người chết sẽ đồng thời chấm dứt tư cách của họ trong rất nhiều quan hệ pháp luật và đồng thời cũng phát sinh một số vấn đề pháp lý như: thừa kế, hiến xác hay các bộ phận cơ thể người sau khi chết...Một số hậu quả pháp lý phát sinh khi một người được áp dụng các biện pháp trợ tử có thể thấy như sau: - Vấn đề thủ tục khai tử cho đối tượng nêu trên. Một trong những quyền nhân thân của con người là Quyền được khai tử (Quy định tại điều 30 – BLDS Việt Nam), chính vì vậy, đối với những người bệnh, dù cái chết của họ là cái chết tự nhiên hay cái chết an tử thì họ đều có quyền được khai tử và chúng ta nên quy định cụ thể vấn đề khai tử cũng như những thủ tục liên quan đến vấn đề này cho những đối tượng áp dụng quyền được chết. - Vấn đề quy định về Quyền hiến xác và bộ phận cơ thể sau khi chết cho đối tượng áp dụng biện pháp an tử. Quyền hiến xác và bộ phận cơ thể sau khi chết đã được quy định tại điều 34 – BLDS Việt Nam, đây cũng là một trong những quyền nhân thân cơ bản của con người và điều này đã được xây dựng thành Luật Hiến, lấy ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác năm 2006. Tuy nhiên trong Luật chưa có quy định về đối tượng hiến là người chết do áp dụng An tử và cũng chưa quy định thủ tục cụ thể về trường hợp này, do đó cần phải hoàn thiện hơn nữa vấn đề này trong Luật để tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện quyền của người dân.... Nhìn chung, việc xây dựng Luật An tử không phải là vấn đề đơn giản, khi mà trên thế giới những tranh cãi về Quyền được chết vẫn chưa đến hồi kết thì việc xây dựng Luật này cần nhiều hơn những quan điểm ủng hộ cũng như những ý kiến đóng góp nhằm tìm hướng đi cho vấn đề này. Trên đây là những quan điểm của người viết về việc ủng hộ Luật An tử và xây dựng Luật An tử ở Việt Nam, tuy nhiên nước ta hiện nay, với điều kiện kinh tế còn nhiều biến động, đất nước còn nghèo, hệ thống pháp luật phát triển chưa hoàn thiện, chặt chẽ, chưa đồng bộ...thì việc xây dựng Luật An tử là còn chưa phù hợp. Chính vì vậy, để có thể xây dựng hoàn thiện Luật An tử thì chúng ta phải tiến hành đổi mới đất nước, phát triển kinh tế, công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, ổn định chính trị – xã hội, và hoàn thiện pháp luật nhằm tạo điều kiện cho Luật An tử ra đời và áp dụng được vào thực tế, bên cạnh đó, trên chặng đường xây dựng Luật chúng ta cần học hỏi nhiều về kinh nghiệm của các quốc gia đi trước để tránh những sai sót không đáng có... D. Kết thúc vấn đề: Quyền được chết là một vấn đề nóng và nhạy cảm, nó đã và đang gây ra rất nhiều tranh cãi trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Nhìn chung, đối với bất cứ vấn đề nào, chúng ta nên xem xét nó ở nhiều góc cạnh. Cuộc sống luôn luôn có những mảng sáng tối xen kẻ, những bề sâu chìm lấp mà bình thường con người khó có thể tiếp nhận được. Vấn đề quyền được chết là một ví dụ điển hình cho sự đa dạng và góc cạnh của cuộc sống: khó lý giải, khó thuyết phục và khó chấp nhận. Nhưng như thế không có nghĩa là không có cách hiểu, tiếp nhận và công nhận nó. Như đã nêu trên, việc ban hành Luật An tử ở Việt Nam vào thời điểm này là không phù hợp nhưng đưa nó ra bàn luận và tìm hiểu là một việc hết sức cần thiết cho quá trình hợp thức hóa nó trong giai đoạn về sau. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Luật Dân sự Việt Nam 2005, NXB Tư pháp Bộ Luật Hình sự Việt Nam 1999, NXB Tư pháp Trương Hồng Quang, Bàn về Quyền được chết và vấn đề Luật An tử ở Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 6 (254)/ 2009. ột bệnh nhân xin được chết www.antoanlaodong.gov.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQuyền được chết - một số vấn đề về mặt pháp lý.doc
Tài liệu liên quan