Quy tắc HAGUE - VISBY (1968)

Ðiều I Trong Qui tắc này, các từ sau đây được sử dụng với nghĩa như được nêu dưới đây: a. "Người chuyên chở" bao gồm chủ sở hữu hoặc người thuê tàu giao kết một hợp đồng vận chuyển với người gửi hàng. b. "Hợp đồng vận chuyển" chỉ áp dụng cho các hợp đồng vận chuyển được thể hiện bằng vận đơn hoặc một chứng từ sở hữu tương tự trong chừng mực chứng từ đó liên quan đến việc vận chuyển hàng hoá bằng đường biển, bao gồm bất kỳ vận đơn hoặc chứng từ tương tự nào như đã nêu ở trên được phát hành trên cơ sở hoặc theo một hợp đồng thuê tàu kể từ thời điểm vận đơn hoặc chứng từ sở hữu tương tự đó điều chỉnh các mối quan hệ giữa một người chuyên chở với một người cầm vận đơn.

doc7 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 4563 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quy tắc HAGUE - VISBY (1968), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quy tắc HAGUE - VISBY (1968) Ðiều I Trong Qui tắc này, các từ sau đây được sử dụng với nghĩa như được nêu dưới đây: a. "Người chuyên chở" bao gồm chủ sở hữu hoặc người thuê tàu giao kết một hợp đồng vận chuyển với người gửi hàng. b. "Hợp đồng vận chuyển" chỉ áp dụng cho các hợp đồng vận chuyển được thể hiện bằng vận đơn hoặc một chứng từ sở hữu tương tự trong chừng mực chứng từ đó liên quan đến việc vận chuyển hàng hoá bằng đường biển, bao gồm bất kỳ vận đơn hoặc chứng từ tương tự nào như đã nêu ở trên được phát hành trên cơ sở hoặc theo một hợp đồng thuê tàu kể từ thời điểm vận đơn hoặc chứng từ sở hữu tương tự đó điều chỉnh các mối quan hệ giữa một người chuyên chở với một người cầm vận đơn. c. "Hàng hoá" bao gồm hàng hoá, đồ vật, thương phẩm, vật phẩm thuộc mọi thể loại trừ động vật sống và hàng hoá được khai trong hợp đồng vận chuyển là chở trên boong và thực tế được chở trên boong. d. "Tàu" là bất kỳ loại tàu nào được sử dụng để vận chuyển hàng hoá bằng đường biển. e. "Vận chuyển hàng hóa" bao trùm khoảng thời gian từ lúc xếp hàng hoá lên tàu cho đến lúc dỡ hàng hoá đó khỏi tàu. Ðiều II Tuân thủ các quy định tại Ðiều VI, theo mọi hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển, người chuyên chở phải chịu trách nhiệm và được hưởng các quyền và miễn trách như được nêu dưới đây liên quan đến việc xếp, chuyển dịch, lưu kho, sắp xếp, chuyên chở, coi giữ, chăm sóc và dỡ hàng. Ðiều III 1. Trước và lúc bắt đầu hành trình, người chuyên chở phải có sự cần mẫn thích đáng để: a. Làm cho tầu có đủ khả năng đi biển; b. Biên chế, trang bị và cung ứng thích ứng cho tàu; c. Làm cho các hầm, phòng lạnh và phòng phát lạnh, và tất cả các bộ phận khác của con tàu dùng vào việc chuyển chở hàng hoá thích ứng và an toàn cho việc tiếp nhận, chuyên chở và bảo quản hàng hoá. 2. Tuân thủ các quy định tại Ðiều IV, người chuyên chở phải thực hiện một cách thích ứng và cẩn thận việc xếp, chuyển dịch, sắp xếp, chuyên chở, coi giữ, chăm sóc và dỡ hàng hoá được chuyên chở. 3. Sau khi nhận trách nhiệm về hàng hoá, người chuyên chở hoặc thuyền trưởng hoặc đại lý của người chuyên chở sẽ, theo yêu cầu của người gửi hàng, cấp cho họ một vận đơn trong đó, ngoài các chi tiết khác, có ghi: a. Những mã ký hiệu chính cần thiết để nhận biết hàng hoá giống như tài liệu bằng văn bản do người gửi hàng cung cấp trước lúc bắt đầu xếp hàng, với đều kiện là các mã ký hiệu đó phải được in hoặc được thể hiện rõ ràng bằng một cách thức khác lên trên hàng hoá nếu hàng hoá không được đóng bao bì, hoặc lên trên những hòm kiện chứa hàng hoá đó theo một cách thức mà những mã ký hiệu đó trong điều kiện bình thường vẫn đọc được cho đến khi kết thúc hành trình. b. Số kiện, số chiếc hoặc số lượng hoặc trọng lượng tuỳ từng trường hợp như người gửi hàng đã cung cấp bằng văn bản. c. Trật tự và tình trạng bên ngoài của hàng hoá. Với điều kiện là người chuyên chở, thuyền trưởng hoặc đại lý của người chuyên chở không buộc phải kê hoặc ghi trong vận đơn những mã ký hiệu, số hiệu, số lượng hay trọng lượng mà họ có cơ sở hợp lý để nghi ngờ là không thể hiện đúng hàng hoá thực tế được tiếp nhận hoặc họ đã không có phương tiện hợp lý để kiểm tra. 4. Một vận đơn như vậy là bằng chứng hiển nhiên về việc người chuyên chở đã nhận những hàng hoá mô tả trong vận đơn quy định tại đoạn 3 (a), (b) và (c). Tuy nhiên, bằng chứng ngược lại sẽ không được chấp nhận khi vận đơn được chuyển giao cho một người thứ ba ngay tình. 5. Người gửi hàng được coi như đã đảm bảo cho người chuyên chở, vào lúc xếp hàng, sự chính xác của mã ký hiệu, số hiệu, số lượng và trọng lượng do họ cung cấp và người gửi hàng phải bồi thường cho người chuyên chở về mọi mất mát, hư hỏng và chi phí phát sinh từ hoặc là hệ quả của sự không chính xác của các chi tiết đó. Quyền của người chuyên chở đối với những khoản bồi thường như vậy tuyệt nhiên không hạn chế trách nhiệm của người này theo hợp đồng vận chuyển đối với bất kỳ người nào khác ngoài người gửi hàng. 6. Trừ khi thông báo bằng văn bản về mất mát hoặc thiệt hại và tính chất chung của các mất mát, hư hỏng đó được gửi cho người chuyên chở hay đại lý của người chuyên chở tại cảng dỡ hàng trước hoặc vào lúc trao hàng cho người có quyền nhận hàng theo hợp đồng vận chuyển coi giữ, hoặc, nếu mất mát hoặc hư hỏng không thể hiện rõ bên ngoài, trong vòng ba ngày, việc trao hàng như vậy sẽ là bằng chứng hiển nhiên của việc giao hàng của người chuyên chở như mô tả trong vận đơn. Không cần gửi thông báo bằng văn bản nếu vào thời điểm nhận hàng, tình trạng của hàng hoá đã được kiểm duyệt hoặc kiểm tra đối tịch. Tuân thủ đoạn 6 bis, người chuyên chở và tàu, trong bất kỳ trường hợp nào, được giải phóng khỏi mọi trách nhiệm đối với hàng hoá, trừ khi một vụ kiện được đưa ra trong vòng một năm kể từ khi giao hàng hoặc kể từ ngày hàng hoá đáng lẽ phải được giao. Tuy nhiên, thời hạn này có thể được gia hạn nếu các bên thoả thuận như vậy sau khi nguyên nhân của vụ kiện đã phát sinh. Trong trường hợp có bất kỳ mất mát hoặc hư hại thực tế hay có thể cảm thấy rõ, người chuyên chở và người nhận hàng phải tạo cho nhau mọi điều kiện thuận lợi để kiểm tra và kiểm đếm hàng hoá. Một vụ kiện đòi bồi thường thiệt hại chống lại một người thứ ba có thể được tiến hành thậm chí khi đã hết thời hạn một năm theo quy định tại đoạn trên nếu vụ kiện này được đưa ra trong thời gian được luật của Toà án nơi đưa ra vụ kiện cho phép. Tuy nhiên, thời gian cho phép không thể ít hơn ba tháng, bắt đầu từ ngày mà người đưa ra vụ khiếu nại đòi bồi thường đó đã giải quyết khiếu kiện đó hoặc đã được thông báo về thủ tục tố tụng chống lại chính người này. 7. Sau khi hàng hoá đã được xếp xuống tàu, vận đơn do người chuyên chở, thuyền trưởng hay đại lý của người chuyên chở cấp cho người gửi hàng, nếu người gửi hàng có yêu cầu, sẽ là "vận đơn đã xếp hàng", với điều kiện là nếu người gửi hàng trước đó đã nhận được một chứng từ sở hữu đối với các hàng hoá đó thì họ phải hoàn lại những chứng từ sở hữu đó để đổi lấy "vận đơn đã xếp hàng", nhưng tuỳ sự lựa chọn của người chuyên chở, trên vận đơn đó, người chuyên chở, thuyền trưởng hoặc đại lý của người chuyên chở có thể ghi tên tàu hoặc những tàu đã xếp những hàng hoá đó tại cảng xếp hàng, và ngày hoặc những ngày xếp hàng, và khi đã ghi như thế, nếu có đủ các chi tiết nêu trong đoạn 3 của Ðiều III thì nhằm mục đích của Ðiều này, vận đơn như vậy sẽ được coi là vận đơn "đã xếp hàng". 8. Mọi điều khoản, giao ước hay thoả thuận trong một hợp đồng vận chuyển hàng hoá làm giảm nhẹ trách nhiệm của người chuyên chở hay của tàu đối với mất mát hay thiệt hại liên quan đến hàng hoá phát sinh từ sự bất cẩn, lỗi hay không thực hiện các nhiệm vụ và nghĩa vụ như quy định tại Ðiều này hoặc giảm bớt trách nhiệm hơn so với quy định tại Qui tắc này sẽ là vô giá trị và không có hiệu lực. Việc dành lợi ích về bảo hiểm cho người chuyên chở hoặc một điều khoản tương tự sẽ được coi như một điều khoản giảm nhẹ trách nhiệm của người chuyên chở. Ðiều IV 1. Cả người chuyên chở lẫn tàu đều không phải chịu trách nhiệm đối với những mất mát hoặc thiệt hại phát sinh hoặc là hệ quả của việc tàu không có đủ khả năng đi biển trừ khi tình trạng này là do người chuyên chở thiếu sự cần mẫn thích đáng trong việc làm cho tàu có đủ khả năng đi biển và đảm bảo cho tàu được biên chế, trang bị và cung ứng thích hợp và làm cho các hầm tàu, phòng lạnh và phát lạnh và tất cả các bộ phận khác của tàu dùng để chở hàng thích hợp và an toàn cho việc tiếp nhận, chuyên chở và bảo quản hàng hoá phù hợp với những qui định của Ðiều III đoạn 1. Khi có mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá do tàu không đủ khả năng đi biển, người chuyên chở hoặc bất kỳ người nào khác muốn được miễn trách nhiệm theo quy định tại Ðiều này có nghĩa vụ chứng minh rằng đã thực hiện sự cần mẫn thích đáng. 2. Cả người chuyên chở lẫn tàu không chịu trách nhiệm về mất mát hay hư hỏng phát sinh hoặc là hệ quả của: a. Hành vi, sơ suất hoặc không thực hiện của thuyền trưởng, thuỷ thủ, hoa tiêu hay người giúp việc của người chuyên chở trong việc điều khiển hay quản trị tàu. b. Cháy, trừ khi do lỗi thực tế của người chuyên chở hay do hành động cố ý của người chuyên chở. c. Những tai hoạ, mối nguy hiểm hay tai nạn trên biển hay sông nước. d. Thiên tai. e. Hành động chiến tranh. f. Hành động thù địch. g. Bắt giữ hay hạn chế của chính quyền, người thống trị hay nhân dân hoặc bị tịch biên trong một thủ tục tố tụng tư pháp. h. Các hạn chế do kiểm dịch. i. Hành động hoặc không hành động của người gửi hàng hoặc chủ hàng, đại lý hoặc đại diện của họ. k. Ðình công hoặc bế xưởng hoặc ngừng hay hạn chế lao động vì bất kỳ lý do gì, dù là bộ phận hay toàn phần. m. Bạo động hoặc nổi loạn. n. Cứu hoặc cố gắng cứu tính mạng hoặc tài sản trên biển. o. Hao hụt thể tích hay trọng lượng hoặc bất kỳ mất mát hay hư hỏng nào khác xảy ra do nội tỳ, phẩm chất hay khuyết tật vốn có của hàng hoá. p. Bao bì không đầy đủ. q. Mã ký hiệu không đầy đủ hoặc không chính xác. s. Những ẩn tỳ không thể phát hiện được dù đã có sự cần mẫn thích đáng. t. Bất kỳ nguyên nhân nào khác phát sinh không do lỗi thực tế hay hành vi cố ý của người chuyên chở, cũng không do lỗi hoặc sự sơ suất của các đại lý hoặc người phục vụ của người chuyên chở, nhưng người muốn được hưởng quyền miễn trách này có nghĩa vụ chứng minh rằng mất mát hay hư hỏng đó không phải lỗi thực tế hay hành vi cố ý của người chuyên chở cũng như lỗi hoặc sơ suất của các đại lý hoặc người phục vụ của người chuyên chở. 3. Người gửi hàng không chịu trách nhiệm đối với những mất mát hay hư hỏng gây ra cho người chuyên chở hoặc tàu xuất phát từ hoặc là hệ quả của bất kỳ nguyên nhân nào không có hành vi, lỗi hoặc sơ suất của người gửi hàng, các đại lý hoặc người phục vụ của người gửi hàng. 4. Bất kỳ sự đi trệch hướng nào nhằm mục đích cứu hoặc cố gắng cứu tính mạng hoặc tài sản trên biển hoặc bất kỳ sự đi trệch hướng hợp lý nào khác sẽ không bị coi là một xâm hại hay vi phạm Qui tắc này hoặc hợp đồng vận chuyển, và người chuyên chở không phải chịu trách nhiệm đối với mọi mất mát hoặc hư hỏng là hệ quả của việc này. 5. (a) Trừ khi tính chất và giá trị của hàng hoá này đã được người gửi hàng kê khai trước khi xếp hàng và được ghi vào vận đơn, cả người chuyên chở lẫn tàu trong mọi trường hợp đều không phải chịu trách nhiệm cho các mất mát hoặc hư hỏng đối với hoặc có liên quan đến hàng hoá trong một khoản tiền vượt quá 10. 000 frăng mỗi kiện hàng hoặc đơn vị hàng hoá hoặc 30 frăng mỗi kilo trong tổng trọng lượng tính cả bì của hàng hoá mất mát hoặc hư hỏng, hoặc bất kỳ khoản tiền nào cao hơn. (b) Tổng số tiền có thể được bồi hoàn sẽ được tính toán dựa trên giá trị của hàng hoá đó tại địa điểm và vào thời điểm hàng được dỡ khỏi tàu phù hợp với hợp đồng hoặc tại địa điểm và vào thời điểm mà đáng lẽ hàng hoá phải được dỡ khỏi tàu. Giá trị của hàng hoá sẽ được ấn định theo giá tại thị trường trao đổi hàng hoá, hoặc, nếu không tồn tại giá như vậy, theo giá thị trường hiện hành, hoặc, nếu không có cả giá tại thị trường trao đổi hàng hoá và giá thị trường hiện hành, theo giá trị thông thường của hàng hoá cùng loại và có chất lượng tương tự. (c) Trường hợp một công-ten-nơ, pa-lét hoặc một vật dụng vận chuyển tương tự được sử dụng để tập hợp hàng hoá, số lượng các kiện hoặc đơn vị hàng được liệt kê trong vận đơn như được tập hợp trong vật dụng vận chuyển đó sẽ được coi là số các kiện hoặc đơn vị vì mục đích của đoạn này trong chừng mực mà các kiện hoặc đơn vị đó có liên quan. Trừ trường hợp nêu trên, vật dụng vận chuyển sẽ được coi là kiện hoặc đơn vị. (d) Một frăng là một đơn vị bao gồm 65,5 miligam vàng với độ tinh khiết 900/1000. Ngày qui đổi sang đồng nội tệ khoản tiền được ấn định trong phán quyết sẽ được điều chỉnh bởi luật của Toà án giải quyết vụ việc. (e) Cả người chuyên chở lẫn tàu đều không được quyền hưởng giới hạn trách nhiệm quy định tại đoạn này nếu thiệt hại được chứng minh là xuất phát từ hành vi, hành động hoặc không hành động của người chuyên chở được thực hiện với ý định gây ra thiệt hại, hoặc được thực hiện một cách liều lĩnh và ý thức được rằng thiệt hại như vậy có thể xảy ra. (f) Kê khai nêu tại tiểu đoạn (a) của đoạn này, nếu đã được nêu trong vận đơn, sẽ là chứng cứ đương nhiên, nhưng không có giá trị ràng buộc hay có tính quyết định người chuyên chở. (g) Bằng thỏa thuận giữa người chuyên chở, thuyền trưởng hoặc đại lý của người chuyên chở và người gửi hàng, các khoản tiền tối đa khác với các khoản tiền nêu tại tiểu đoạn (a) của đoạn này có thể được ấn định, với điều kiện là không một khoản tiền tối đa nào được ấn định được thấp hơn mức tối đa hợp lý nêu trong tiểu đoạn đó. (h) Trong mọi trường hợp, cả người chuyên chở lẫn tàu đều không phải chịu trách nhiệm cho các mất mát hoặc hư hỏng đối với, hoặc có liên quan đến hàng hoá nếu tính chất hoặc giá trị của hàng hoá đã bị người gửi hàng cố tình khai sai trong vận đơn. 6. Hàng hoá có tính dễ cháy, dễ nổ hay nguy hiểm đối với việc xếp hàng mà người chuyên chở, thuyền trưởng hoặc đại lý của người chuyên chở sẽ không chấp nhận chuyên chở nếu biết về tính chất hay đặc điểm của chúng, có thể bị người chuyên chở dỡ xuống bất kỳ lúc nào tại bất kỳ địa điểm nào, hoặc tiêu huỷ hoặc vô hại hoá mà không có bồi hoàn và người gửi những hàng hoá đó sẽ phải chịu trách nhiệm đối với tất cả các thiệt hại và các chi phí trực tiếp hay gián tiếp phát sinh từ hoặc là hệ quả của việc xếp hàng đó. Nếu người chuyên chở biết về tính chất của hàng hoá và chấp nhận xếp hàng hoá lên tàu và sau đó những hàng hoá này trở thành mối nguy hiểm cho tàu hoặc hàng hoá, theo cách thức tương tự chúng có thể bị người chuyên chở dỡ lên bờ tại bất kỳ địa điểm nào, hoặc tiêu huỷ hoặc vô hại hoá mà người này không phải chịu trách nhiệm trừ trường hợp tổn thất chung, nếu có. Ðiều IV  1. Mọi sự bào chữa hay giới hạn trách nhiệm quy định tại Qui tắc này sẽ áp dụng cho bất kỳ một vụ kiện nào chống lại người chuyên chở liên quan đến các mất mát hoặc thiệt hại đối với hàng hoá ghi nhận trong một hợp đồng vận chuyển dù vụ kiện đó được dựa trên hợp đồng hay ngoài hợp đồng. 2. Nếu một vụ kiện được tiến hành chống lại một người phục vụ hoặc đại lý của người chuyên chở (người phục vụ hoặc đại lý đó không phải là một bên ký hợp đồng độc lập), người phục vụ hoặc đại lý đó có thể tự bào chữa hoặc hưởng các giới hạn trách nhiệm mà người chuyên chở có quyền được viện dẫn theo Qui tắc này. 3. Tổng số các khoản tiền có thể được bồi hoàn từ phía người chuyên chở và những người phục vụ và đại lý đó, trong bất kỳ trường hợp nào cũng không thể vượt quá giới hạn được quy định trong Qui tắc này. 4. Mặc dù vậy, một người phục vụ hoặc đại lý của người chuyên chở sẽ không được hưởng các quy định tại Ðiều này nếu thiệt hại được chứng minh là xuất phát từ một hành vi, hành động hoặc không hành động của người phục vụ hoặc đại lý, được thực hiện với ý định gây ra thiệt hại, hoặc được thực hiện một cách liều lĩnh và ý thức được rằng thiệt hại như vậy có thể xảy ra. Ðiều V Một người chuyên chở được tự do từ bỏ toàn bộ hay một phần những quyền hạn và miễn trách hoặc tăng thêm các trách nhiệm và nghĩa vụ của mình theo Qui tắc này, với điều kiện là việc từ bỏ hoặc tăng thêm đó phải được ghi vào vận đơn phát hành cho người gửi hàng. Các quy định của Qui tắc này không áp dụng cho các hợp đồng thuê tàu, nhưng nếu các vận đơn được phát hành trong trường hợp một tàu chở hàng theo một hợp đồng thuê tàu thì phải tuân thủ các điều khoản của Qui tắc này. Không một quy định nào trong Qui tắc này được xem là cấm đưa vào vận đơn bất kỳ điều khoản hợp pháp nào về tổn thất chung. Ðiều VI Mặc dù có các quy định như trên, một người chuyên chở, thuyền trưởng hoặc đại lý của người chuyên chở và người gửi hàng, liên quan đến những hàng hoá cụ thể, được tự do giao kết bất kỳ thoả thuận nào với bất kỳ điều khoản nào về trách nhiệm của người chuyên chở đối với các hàng hoá đó và về các quyền và miễn trách của người chuyên chở đối với các hàng hoá đó, hoặc nghĩa vụ của người này trong việc cung cấp tàu có khả năng đi biển, miễn là quy định này không trái với trật tự công cộng, hoặc về sự quan tâm hoặc cần mẫn của những người phục vụ hoặc đại lý của người này trong việc xếp, chuyển dịch, sắp xếp, chuyên chở, coi giữ, chăm sóc và dỡ hàng hoá chuyên chở bằng đường biển, với điều kiện là trong trường hợp này chưa một vận đơn nào được phát hành hoặc sẽ được phát hành và các điều khoản thoả thuận được ghi nhận trong một biên lai mà biên lai này là một chứng từ có ghi rõ là không lưu thông được. Bất kỳ thoả thuận nào được giao kết như vậy sẽ có đầy đủ hiệu lực pháp lý. Với điều kiện là Ðiều này không áp dụng cho việc xếp hàng thương mại thông thường thực hiện trong quá trình mậu dịch thông thường, mà chỉ áp dụng cho những việc xếp hàng khác mà đặc tính hoặc tình trạng của tài sản được vận chuyển hoặc các hoàn cảnh cụ thể, các điều khoản và điều kiện trong đó việc vận chuyển được thực hiện chứng tỏ sự cần thiết phải có một thoả thuận đặc biệt. Ðiều VII Không một quy định nào tại đây ngăn cản người chuyên chở hoặc người gửi hàng được đưa vào một thoả thuận bất kỳ quy định, điều kiện, bảo lưu hoặc miễn trừ liên quan đến trách nhiệm của người chuyên chở hoặc của tàu đối với những mất mát hay hư hỏng của hàng hoá, hoặc có liên quan đến việc coi giữ, chăm sóc và chuyển dịch hàng hoá trước khi xếp xuống tàu và sau khi dỡ hàng hoá khỏi tàu đã chuyên chở hàng hoá đó bằng đường biển. Ðiều VIII Các quy định trong Qui tắc này không ảnh hưởng đến các quyền và nghĩa vụ của người chuyên chở theo bất kỳ luật lệ hiện hành nào liên quan đến giới hạn trách nhiệm của các chủ tàu biển. Ðiều IX Qui tắc này không ảnh hưởng đến các quy định tại các Công ước quốc tế hoặc luật quốc gia điều chỉnh trách nhiệm đối với các thiệt hại hạt nhân. Ðiều X Các quy định tại Qui tắc này áp dụng cho tất cả các vận đơn liên quan đến việc vận chuyển hàng hoá giữa cảng của hai quốc gia khác nhau nếu: a. Vận đơn đó được phát hành tại một Quốc gia thành viên hoặc b. Việc vận chuyển là từ một cảng của một Quốc gia thành viên hoặc c. Hợp đồng được nêu trong vận đơn hoặc được chứng minh bằng vận đơn quy định rằng Qui tắc này hoặc luật của một Quốc gia bất kỳ nhằm thi hành Qui tắc này được sử dụng để điều chỉnh hợp đồng đó, không phụ thuộc vào quốc tịch của tàu, người chuyên chở, người gửi hàng, người nhận hàng, hoặc bất kỳ người nào khác có lợi ích liên quan. (Hai đoạn cuối của Ðiều này không được nhắc lại nữa. Các đoạn này yêu cầu các Quốc gia thành viên áp dụng Qui tắc này cho các vận đơn được nêu trong Ðiều này và cho phép họ áp dụng Qui tắc này cho các vận đơn khác).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQuy tắc HAGUE - VISBY (1968).doc
Tài liệu liên quan