Quy hoạch vùng lãnh thổ

Không gian sống và con người 1.1 Khái niệm về không gian sống Không gian sống trong lĩnh vực tổ chức và quy hoạch không gian là không gian sinh sống được con người sử dụng hợc có thể sử dụng, mang dấu ấn của con người và dấu ấn của thời gian và luôn chịu sự thay đổi. Các thành phần của nó bao gồm điều kiện lập địa và những tiềm năng khác nhau được bố trí không đồng đều trên các địa bàn sinh hoạt.

ppt62 trang | Chia sẻ: nhung.12 | Lượt xem: 1607 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quy hoạch vùng lãnh thổ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUY HOẠCH VÙNG LÃNH THỔBÀI MỞ ĐẦU1. Lý do hình thành môn họcSự đa dạng về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hộiSự tác động qua lại của các quy luật tự nhiên và kinh tế - xã hộiSự phát triển không ngừng về nhu cầu sử dụng đất trong các ngành kinh tếYêucầu phát triển bền vững về kinh tế - xã hội và môi trường sinh tháiBÀI MỞ ĐẦU2. Khái niệm môn học2.1 Khái niệm về vùng lãnh thổ Là một tổng hợp thể các yếu tố tự nhiên, kinh tế – xã hội với những đặc điểm nhất định về tính chất, quy mô, trình độ trên từng phần của bề mặt trái đất.BÀI MỞ ĐẦU2. Khái niệm môn học2.2 Khái niệm về quy hoạch vùng lãnh thổ Quy hoạch vùng lãnh thổ là hệ thống các biện pháp tác động vào một vùng lãnh thổ nhằm xây dựng môt cơ cấu kinh tế hợp lý, gắn liền với cơ cấu đất đai để sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên, các công trình kinh tế, văn hoá xã hội, nguồn lao động, tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển lực lượng sản xuất, góp phần phát triển KTXH và xây dựng nông thôn mới và xã hội mới. Nói cách khác, QHVLT là những hoạt động định hướng của con người tác động vào không gian KTXH, môi trường và cộng đồng theo những mục đích của con người. Như vậy, QHVLT thuộc hệ thống kế hoạch hoá KTXH, thể hiện việc tổ chức KTXH của đất nước trên từng vùng lãnh thổ, làm cơ sở cho việc phát triển KTXH trên các vùng lãnh thổ và định hướng cho việc xác định cơ cấu kinh tế, sử dụng các nguồn tài nguyên, nguồn lao đông và các cơ sở vật chất của một xã hội ở cơ sở.BÀI MỞ ĐẦU3. Mục tiêu của môn học3.1 Mục tiêu tổng quát Quy hoạch vùng lãnh thổ nhằm xác định các biện pháp tổ chức lãnh thổ và kinh tế, kỹ thuật để giải phóng và phát triển sức sản xuất, sử dụng hợp lý và hiệu quả đất đai, tài nguyên thiên nhiên, lao động, tăng cường cơ sở hạ tầng, khai thác các nguồn lực trong địa phương để nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội, đáp ứng với yêu cầu đời sống của mọi người trong xã hội, góp phần xây dựng nông thôn mới và xã hội mới.3. Mục tiêu của môn học3.2 Mục tiêu cụ thể Tạo lập cân bằng tối ưu trong các mối quan hệ của đời sống, ngăn chặn sự phân hoá về giàu nghèo,Điều phối các loại hình quy hoạch và giải quyết những mâu thuẫn trong sử dụng đất,Sử dụng tài nguyên một cách hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả gắn với bảo tồn thiên nhiên và tính đa dạng sinh học,Tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác giữa các vùng lãnh thổ và các nước lãng giềng. BÀI MỞ ĐẦU4. Nội dụng môn họcChương 1: Những vấn đề cơ bản của QHVLTChương 2: Cơ sở khoa học của QHVLTChương 3: Nội dung QHVLTChương 4: Vấn đề QHVLT ở Việt namBÀI MỞ ĐẦU5. Vai trò của quy hoạch vùng lãnh thổQHVLT là một trong những căn cứ quan trọng để thiết lập các dự án đầu tư phát triển kinh tế ngành trong từng vùng lãnh thổ,QHVLT là một trong những cơ sở quan trọng để QHSD đất cấp tỉnh, huyện và cấp cơ sở,QHVLT tham gia vào hệ thống quản lý đất đai nhằm:Định hướng SDĐ theo một cơ cấu kinh tế hợp lý trong vùng lãnh thổ,Bố trí cơ cấu SDĐ phù hợp với yêu cầu phát triển của các ngành kinh tế trong vùng lãnh thổ,Xây dựng một hệ thống biện pháp bảo về môi trường và đất đaiChương 1: Những vấn đề cơ bản của QHVLTKhông gian sống và con người1.1 Khái niệm về không gian sống Không gian sống trong lĩnh vực tổ chức và quy hoạch không gian là không gian sinh sống được con người sử dụng hợc có thể sử dụng, mang dấu ấn của con người và dấu ấn của thời gian và luôn chịu sự thay đổi. Các thành phần của nó bao gồm điều kiện lập địa và những tiềm năng khác nhau được bố trí không đồng đều trên các địa bàn sinh hoạt. Các mặt biểu hiện của không gia sống bao gồm:Không gian tự nhiên: Là nền tảng của chu trình trao đổi chất tự nhiên và các mối quan hệ tương hỗ giữa các điều kiện tự nhiênKhông gian nhân văn: - Chịu ảnh hưởng của con người, mang nội dung kinh tế, chính trị, xã hội và kỹ thuật, - Biểu hiện qua mối quan hệ và cấu trúc của các vùng dân cư, kinh tế, công nghiệp, hệ thống cơ sở hạ tầng, - Được quyết định bởi mật độ dân số, ngôn ngữ, tôn giáo, tập quán, trình độ phát triển về KHKT và đầu óc kinh doanh. Như vậy, Không gian sống được coi như là một hệ thống tổ chức và hoàn cảnh hiện hữu: - Diễn ra trong các mối quan hệ chồng chéo của các hoạt động kinh tế và xã hội; mỗi bộ phận,` - Mỗi bộ phận của hệ thống đều lệ thuộc nhau về mặt chức năng, - Tạo thành một mạng lưới với nhiều điểm nút bao trùm lên khắp lãnh thổ. Trong đó có những điểm nút trở thành “địa điểm trung tâm” mang chức năng điều tiết sự phân bố của không gian.Sinh quyển và quần xã: là một mặt biểu hiện khác của không gian sống.1.2 Mối quan hệ tương hỗ giữa con người và không gianCon người là lực lượng vô địch có khả năng cải biến thiên nhiên với những hệ quả tích cực và tiêu cực,Con người có khả năng nhận thức hậu quả của hành động, cải thiện điều kiện sống, phát huy phúc lợi và sửa đổi sai lầm,Sự phát triển không đồng đều về mặt KTXH và văn hoá luôn thúc đẩy con người tìm tòi hướng sử dụng thiên nhiên mới, tổ chức lại môi trường sống, điều hoà lại hành động, tìm ra những chuẩn mực sử dụng không gian một cách hợp lý, có hiệu quả và bền vững. Con người luôn vươn lên tìm tòi một triết lý, một đạo đức sống vì phúc lợi chung, vì an ninh và không tụt hậu trong cộng đồng thế giới.1.3 Mâu thuẫn giữa các vùng lãnh thổ và nhiệm vụ của tổ chức không gian trong các vùng lãnh thổVùng nông thônCảnh quan tự nhiên, thoáng đảngMật độ dân cư thấpLực lượng sản xuất tập trung chủ yếu vào khối kinh tế đệ nhất (Nông lâm nghiệp, khai khoáng và thuỷ lợi),Tỷ trọng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thấp,Kết cấu hạ tầng thấp kém,Sức mua và năng lực tài chính đóng nộp thuế yếuCác công trình phúc lợi công cộng không tương xứng với số lượng dân cư,Thành phần thanh niên năng động, có trình độ cao thường có xu thế di cư về các vùng đô thịVùng đô thịCảnh quan đa phần là nhân tạo,Mật độ dân cư caoLực lượng sản xuất tập trung chủ yếu vào khối kinh tế đệ nhị và đệ tam (Công nghiệp hay Công nghiệp, xây dựng và dịch vụ).Sức mạnh kinh tế vượt xa mức trung bình toàn quốc,Tỷ trọng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cao,Thu nhập tính theo đầu người cao,Sức mua và năng lực tài chính đóng nộp thuế mạnh,Kết cấu hạ tầng phát triển,Các công trình công cộng dày,Có sức thu hút dân cư từ nới khác đến.Hệ quảTrong quá trình phát triển kinh tế xã hội, sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn ngày càng tăng lên, đặc biệt là về cơ sở hạ tầng và sự di chuyển lao động từ sản xuất nông, lâm nghiệp sang sản xuất công nghiệp và dịch vụ.Nhiều vùng nông thôn đã kém phát triển lại ngày càng tụt hậu trên tất cả mọi phương diện kinh tế, xã hội và văn hoá.Vì vậy, để hướng tới một xã hội công bằng và phát triển cân đối trong các vùng lãnh thổ vì sự hài hoà giữa con người với thiên nhiên, cần phải thiết lập một trật tự chung trên toàn quốc thông qua việc tổ chức các vùng lãnh thổ và tiến hành tổ chức không gian hợp lý nhằm:Xoá bổ sự chênh lệch về cấu trúc vùng, Xoá bỏ ranh giới giữa các vùng có cấu trức phát triển lành mạnh và các vùng tụt hậuHiện đại hoá tất cả các cấu trúc thuộc thời đại nông nghiệp bằng kỹ thuật tiến tiến (Công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn là một ví dụ).2. Căn cứ, nhiệm vụ và nguyên tắc cơ bản của quy hoạch vùng lãnh thổ2.1 Căn cứNhu cầu hàng hoá và mức độ sản xuất hàng hoà trong đời sống xã hộiĐất đai và tài nguyên thiên nhiênLao động và tổ chức lao độngCơ sở vật chất kỹ thuật và vốn đầu tưPhân phối sử dụng hàng hoá trong đời sống xã hộiHướng dẫn và hỗ trợ của Nhà nước về phát triển kinh tế xã hộiCân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường.2.2 Nhiệm vụXây dựng cơ cấu kinh tế đúng đắn để chuyên môn hoá sản xuất và phát triển tổng hợpBố trí cơ cấu đất đai đáp ứng với cơ cấu kinh tếXây dựng cơ sở hạ tầng (thuỷ lợi, giao thông, cơ khí, năng lượng và dịch vụ sản xuất và đời sống),Tổ chức lao động và xây dựng sự phát triển của các ngành phù hợp với lợi ích xã hội,Xây dựng các biện pháp bảo vệ môi trường.2.3 Nguyên tắc của quy hoạch vùng lãnh thổXây dựng nền kinh tế hàng hoá phù hợp với nhu cầu xã hội và cơ chế thị trường só sự quản lý và điều tiết của Nhà nước,Khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên đất, rừng và lao động một cách có hiệu quả nhằm tạo ra cơ cấu kinh tế hợp lý, giải phóng và phát triển sức sản xuất,Trên cơ sở phát triển kinh tế, giải quyết yêu cầu nâng cao đời sống văn hoá, vật chất và tinh thần của mọi người,Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất và đời sống,Xây dựng hệ thống các điểm dân cư, tạo điều kiện cho sự phát triển đồng bộ về sản xuất, văn hoá và đời sống tinh thần của nhân dân trong vùng,áp dụng các quy trình công nghệ tiên tiến, hiện đại, các giải pháp tổ chức lãnh thổ và kinh tế kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất lao động, tăng hiệu quả sản xuất xã hội,Giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên với việc bảo vệ môi trường sống.3. Quan điểm cơ bản trong quy hoạch vùng lãnh thổPhát triển đa ngành và sử dụng đa mục đíchSử dụng tối đa các nguồn lựcĐa dạng hoá sản xuất và ngành nghềPhát triển bền vữngBảo vệ môi trường và xã hội4. Mối liên hệ giữa Quy hoạch vùng lãnh thổ với các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội 4.1 Mối liên hệ giữa Quy hoạch vùng lãnh thổ với mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước,4.2 Mối liên hệ giữa Quy hoạch vùng lãnh thổ với các điều kiện tự nhiên, sử dụng và bảo vệ tài nguyên và môi trường4.3 Mối liên hệ giữa Quy hoạch vùng lãnh thổ với sự phân bố dân cư và tổ chức sử dụng lao động4.4 Mối liên hệ giữa Quy hoạch vùng lãnh thổ với sự phát triển và phân bố cơ sở hạ tầng4.5 Mối liên hệ giữa Quy hoạch vùng lãnh thổ với quản lý Nhà nước về lãnh thổ.5. Các hình thái QHVLT đã tiến hành trên thế giới và ở Việt nam5.1 Quy hoạch huyện nông nghiệp ở Liên xô: Trên cơ sở nghiên cứu tổng hợp tất cả các đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội tiến hành phân bổ và phát triển lực lượng sản xuất theo vùng lãnh thổ. Các nội dung cơ bản bao gồm:1) Lập kế hoạch phát triển tương lai của nền kinh tế quốc dân trong vùng hành chính nông nghiệp.2) Lập kế hoạch sử dụng tài nguyên thiên nhiên3) Tổ chức lãnh thổ với việc lập các sơ đồ quy hoạch vùng.4) Phân bổ các xí nghiệp chế biến nông sản.5) Xác định cân đối lao động trong tất cả các ngành kinh tế quốc dân6) Lập kế hoạch phân bổ nhân khẩu.7) Phân bổ đường xá trong vùng nông thôn.8) Phân bổ cơ sở cung cấp năng lượng, đường dây liên lạc, cung cấp nước và các công trình công cộng khác.9) Phân bổ các nhà máy sản xuất các vật liệu xây dựng.10) Phân bổ cơ sở sửa chữa11) Phân bổ các cơ sở thương nghiệp phân phối12) Phân bổ các câu lạc bộ, rạp hát, trường trung học chuyên nghiệp, các cơ sở sinh hoạt văn hoá liên xã.13) Lập kế hoạch thực hiện tất cả các biện pháp đề ra trong sơ đồ quy hoạch vùng trong thời gian chuyển tiếp.Quy hoạch vùng lãnh thổ ở Bungari nhằm mục đích sau:Sử dụng một cách hiệu quả nhất lãnh thổ của đất nước.Bố trí hợp lý các hoạt động của con người nhằm đảm bảo tái sản xuất mở rộng.Xây dựng đồng bộ môi trường sống. Lãnh thổ đất nước được phân thành các vùng:1) Lãnh thổ là môi trường thiên nhiên phải bảo vệ.2) Lãnh thổ thiên nhiên không có nông thôn, sự tác động của con người vào đây rất ít.3) Lãnh thổ là môi trường thiên nhiên có mạng lưới nông thôn, có sự can thiệp vừa phải của con người, thuận lợi cho nghỉ mát.4) Lãnh thổ là môi trường nông nghiệp không có màng lưới nông thôn nhưng có sự tác động đặc biệt của con người.5) Lãnh thổ là môi trường nông nghiệp có màng lưới nông thôn và có sự can thiệp vừa phải của con người, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.6) Lãnh thổ là môi trường công nghiệp với sự can thiệp tích cực của con người.5.2 Quy hoạch vùng lãnh thổ ở Bungari Trên cơ sở quy hoạch vùng lãnh thổ cả nước tiến hành quy hoạch lãnh thổ vùng và quy hoạch lãnh thổ địa phương. Đồ án quy hoạch lãnh thổ địa phương là thể hiện quy hoạch chi tiết các liên hiệp nông công nghiệp và liên hiệp công nông nghiệp và giải quyết các vấn đề sau: Cụ thể hoá và chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp.Phối hợp hợp lý sản xuất nông nghiệp và công nghiệp với mục đích liên kết dọc.Xây dựng các màng lưới công trình phục vụ lợi ích công cộng và sản xuất.Phân bố dân cư để sử dụng hợp lý các nguồn lao động.Tổ chức đúng đắn mạng lưới khu dân cư và phục vụ công cộng liên hợp trong phạm vi hệ thống nông thôn.Bảo vệ môi trường thiên nhiên và tạo điều kiện tốt nhất cho nhân dân lao động ăn, ở, nghỉ ngơi. Trong mô hình quy hoạch vùng này, người ta đã nghiên cứu hàm mục tiêu cực đại giá trị tăng thêm xã hội với các ràng buộc trong nội vùng, có quan hệ với các vùng khác và với nước ngoài. Thực chất mô hình là một bài toán quy hoạch tuyến tính có cấu trúc:1) Các hoạt động sản xuất Sản xuất nông nghiệp theo các phương thức trồng trọt gia đình và trồng trọt công nghiệp với các mức thâm canh cao độ, thâm canh trung bình và cổ điển (truyền thống).Hoạt động khai thác rừngHoạt động đô thị: Chế biến gỗ, bột giấy, vận chuyển, dịch vụ thương mại,...2) Nhân lực phân theo các dạng thuế thời vụ, các loại lao động nông nghiệp, lâm nghiệp.3). Cân đối xuất nhập, thu chi và các cân đối khác. Vào giàng buộc về diện tích đất, về nhân lực, về tiêu thụ lượng thực,.... Như vậy, quy hoạch vùng nhằm đạt mục đích khai thác lãnh thổ theo hướng tăng thêm giá trị sản phẩm của xã hội theo phương pháp mô hình hoá trong điều kiện thực tiễn của vùng, so sánh với vùng xung quanh và nước ngoài.5.3 Quy hoạch vùng ở Pháp5.4 Quy hoạch vùng lãnh thổ của Thái Lanở Thái lan, công tác quy hoạch phát triển vùng được chú ý từ những năm 1970. Về hệ thống phân vị, quy hoạch được tiến hành theo 3 cấp: Quốc gia, vùng, á vùng hay địa phương.Vùng (Region) được coi như là một á miền (Subdivision) của đất nước. Đó là điều cần thiết để phân chia quốc gia thành các á miền theo các phương diện khác nhau như phân bố dân cư, khí hậu, địa hình,.... Đồng thời vì lý do quản lý hay chính trị, đất nước được chia thành các miền như đơn vị hành chính hay đơn vị bầu cử.Quy mô diện tích của một vùng phụ thuộc vào kích thước, diện tích của đất nước. Thông thường vùng nằm trên một diện tích lớn hơn đơn vị hành chính lớn nhất.Sự phân chia các vùng theo mục đích của quy hoạch, theo đặc điểm của lãnh thổ.Dự án phát triển của hoàng gia Thái Lan đã xác định được vùng nông nghiệp chiếm một vị trí quan trọng về kinh tế xã hội và chính trị ở Thái Lan và tập trung xây dựng ở 2 vùng: Trung Tâm và Đông Bắc. Trong 30 năm (1961 - 1988 đến 1992 - 1996), tổng dân cư nông thôn trong các vùng nông nghiệp từ 80% giảm xuống 66,6%, các dự án tập trung vào mấy vấn đề quan trọng: Nước, đất đai, vốn đầu tư kỹ thuật, nông nghiệp, thị trường.5.5 Quy hoạch vùng chuyên canh và quy hoạch huyện ở Việt Nam 5.5.1 Quy hoạch vùng chuyên canh (Quy hoạch vùng chuyên canh cây trồng) - Xác định phương hướng sản xuất, chỉ ra những vùng chuyên môn hoá và những vùng có khả năng hợp tác kinh tế. - Xác định và chọn những vùng trọng điểm giúp nhà nước tập trung đầu tư vốn đúng đắn. - Xây dựng được cơ cấu sản xuất, các chỉ tiêu sản xuất sản phẩm và sản phẩm hàng hoá của vùng, yêu cầu xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ sản xuất, nhu cầu lao động. - Cơ sở để xây dựng kế hoạch phát triển, nghiên cứu tổ chức quản lý kd theo ngành và theo lãnh thổ. Quy hoạch vùng chuyên canh tập trung giải quyết những nhiệm vụ cơ bản sau: - Xác định quy mô, ranh giới vùng. - Xác định phương hướng, chỉ tiêu nhiệm vụ sản xuất. - Bố trí sử dụng đất đai - Xác định quy mô, ranh giới, nhiệm vụ chủ yếu cho các xí nghiệp trong vùng và tổ chức sản xuất ngành nông nghiệp. - Xác định hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất đời sống - Tổ chức và sử dụng lao động - Ước tính đầu tư và hiệu quả kinh tế. - Dự tính tiến độ thực hiện quy hoạch.5.5.2 Quy hoạch nông nghiệp huyện Quy hoạch nông nghiệp huyện được tiến hành ở hầu hết các huyện, là một quy hoạch ngành bao gồm cả nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thủ công nghiệp và công nghiệp chế biến. Nhiệm vụ chủ yếu của quy hoạch nông nghiệp huyện là: 1) Trên cơ sở điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện, căn cứ vào dự án phát triển và phân bổ lực lượng sản xuất và phân vùng nông nghiệp tỉnh (hoặc thành phố) đã được phê duyệt, xác định phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu phát triển nông nghiệp và xây dựng các biện pháp nhằm thực hiện được các mục tiêu đó theo hướng chuyên môn hoá, tập trung hoá kết hợp phát triển tổng hợp nhằm thực hiện 3 mục tiêu nông nghiệp là giải quyết lương thực, thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp và nông sản xuất khẩu ổn định. 2) Hoàn thiện phân bổ sử dụng đất đai cho các đối tượng sử dụng đất nhằm sử dụng đất đai được hiệu quả cao, đồng thời bảo vệ và nâng cao được độ phì nhiêu của đất. 3) Tạo điều kiện để ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. 4) Tính vốn đầu tư cơ bản và hiệu quả của sản xuất nông nghiệp theo quy hoạch.Nội dung chủ yếu của quy hoạch nông nghiệp huyện gồm: Xác định phương hướng và mục tiêu phát triển nông nghiệp Bố trí sử dụng đất đai.Xác định cơ cấu và quy mô sản xuất nông nghiệp (phân chia và tính toán quy mô các vùng sản xuất chuyên môn hoá, xác định vùng sản xuất thâm canh cao sản, các tổ chức liên kết nông - công nghiệp, các cơ sở dịch vụ nông nghiệp, bố trí trồng trọt, bố trí chăn nuôi).Tổ chức các cơ sở sản xuất nông nghiệp.Tổ chức công nghiệp chế biến nông sản và tiêu thủ công nghiệp trong nông nghiệp Giải quyết mối quan hệ giữa các ngành sản xuất có liên quan trong và ngoài ngành nông nghiệp.Giải quyết mối quan hệ giữa các ngành sản xuất có liên quan trong và ngoài ngành nông nghiệp.Bố trí các cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ nông nghiệp (thủy lợi, giao thông, cơ khí, điện, cơ sở dịch vụ thương nghiệp)Tổ chức sử dụng lao động nông nghiệp, phân bố các điểm dân cư nông thôn.Những cân đối chính trong sản xuất nông nghiệp (lương thực, thực phẩm, thức ăn gia súc, phân bón, vật tư kỹ thuật nông nghiệp, nguyên liệu cho các xí nghiệp chế biến).Tổ chức các cụm kinh tế xã hội.Bảo vệ môi trường Vốn đầu tư cơ bảnHiệu quả sản xuất và tiến độ thực hiện quy hoạch.Chương 2: Cơ sở khoa học của quy hoạch vùng lãnh thổNhững yếu tố cơ bản của sản xuất xã hộiThực trạng kinh tế - xã hội và mục tiêu phát triển của nước taChiến lược phát triển KTXH giai đoạn 2001-20101. Những yếu tố cơ bản của sản xuất xã hội1.1 Lao động- Thập kỷ 90: 66 triệu dân với khoảng 33 triệu lao động- Hiện tại: dân số nước ta lên tới 80 triệu với 40 triệu LĐưu thế về lao động Việt nam:Cần cù, chịu khóCó khả năng nắm bắt nhanh các KH&CNCó đầu óc tìm tòi và sáng tạoHạn chế:Thể lực kémĐa phần chưa được đào tạoChưa quen với sản xuất công nghiệpCòn tư tưởng bao cấp, ỷ lại1.2 Tài nguyênTài nguyên đấtTài nguyên rừngTài nguyên nướcTài nguyên khoáng sản1.3 Nguồn vốn đầu tưLượng vốn trong nướcLượng vốn đầu tư từ nước ngoàiCông tác quản lý sử dụng vốn đầu tưHiệu quả sử dụng vốn đầu tư1.4 Khoa học và công nghệTiềm năng KHKT còn thấp và chưa được khai thác có hiệu quả,Chưa có tiền đề vững chắc để thu hút và phát triển nhân tài phục vụ cho các hoạt động kinh tế.1.5 Tổ chức và quản lýHệ thống tổ chức quản lý còn cồng kềnh, nhiều chỗ bất hợp lý,Cơ chế quản lý và hệ thống chính sách còn nhiều bất cập.2. Thực trạng kinh tế - xã hội của nước ta Nước ta bước vào xây dựng Chủ nghĩa xã hội từ điểm xuất phát rất thấp, đến nay vẫn là một nước nghèo và kém phát triển. Bước vào thế kỷ 21 nền kinh tế nước ta đang đứng trước một số thuận lợi và những khó khăn cơ bản sau:Về thuận lợi:Kinh tế tăng trưởng khá (7%/năm) lương thực tăng nhanh, dịch vụ và CSHT có nhiều bước phát triển,Văn hoá xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân tiếp tục đựoc cải thiện,Tình hình chính trị, xã hội cơ bản ổn định, quốc phòng an ninh đựoc tăng cường,Quan hệ đối ngoại không ngừng được mở rộng, hội nhập kinh tế quốc tế được tiến hành chủ động và có hiệu quả hơn.Về khó khăn:Kinh tế phát triển chưa vững chắc, hiệu quả và sức cạnh tranh thấpMột số vấn đề văn hoá xã hội bức xúc và gay gắt chậm được giải quyếtHệ thống chính sách và cơ chế không đồng bộ và chưa tạo ra được động lực mạnh cho sự phát triển.3. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001-20103.1 Đường lối kinh tếĐẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiêp,ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất theo định hướng XHCN,Phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài và chủ động hội nhập quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững,Tăng cường kinh tế đi liền với phát triển văn hoá, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái.Kết hợp phát triển KTXH với tăng cương an ninh và quốc phòng.3.2 Mục tiêu phát triểnĐưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triểnTạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp the hướng hiện đạiVị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao.3.3 Quan điểm phát triểnPhát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế gắn liến với thực hiện tiến bộ công bằng xã hội và bảo vệ môi trường,Coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng đồng bộ nền tảng cho một nước công nghiệp là yêu cầu bức thiết,Đẩy manh công cuộc đổi mới, tạo động lực giải phóng và phát huy mọi nội lực,Gắn việc xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ với việc chủ động hội nhập kinh tế quốc tế,Kết hợp chặt chẽ phát triển KTXH với tăng cường an ninh quốc phòng.3.4 Nội dung chủ yếu của chiến lược phát triển KTXH giai đoạn 2001-2010Coi phát triển kinh tế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá là nhiệm vụ trọng tâmRút ngắn thời gian thực hiện CNH và HĐH so với các nước đi trướcCNH, HĐH phải đảm bảo xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và chủ động hội nhập với kinh tế quốc tế,Phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo huowng CNH và HĐH,Định hướng phát triển các ngành kinh tế (đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn, Công nghiêp, Dịch vụ, xây dựng kết cấu hạ tầng),Định hướng phát triển các vùng kinh tế: - Khu vực đô thị (phát triển mạng lưới đô thị trên các vùng, quy hoạch một số ít thành phố lớn, nhiều thành phố vừa và đô thị nhỏ) - Khu vực nông thôn đồng bằng (phát triển nông nghiệp sinh thái,ứng dụng KHCN mới vào sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm) - Khu vực nông thôn, trung du miền núi (phát triển manh cây dài ngày, chăn nuôi đại gia súc và công nghiệp chế biến, bảo vệ và phát triển vốn rừng), - Khu vực biển và hải đảo (đẩy mạnh nuôi trồng, khai thác và chế biến hải sản, dầu khí, phát triển đóng tàu thuyền, du lịch biển và bảo vệ môi trường).b) Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần Trên cơ sở 3 hình thức sở hữu chính (toàn dân, tập thể và tư nhân) hình thành nền kinh tế nhiều thành phần.Kinh tế nhà nướcKinh tế tập thểKinh tế cá thể, tiểu chủKinh tế tư bản tư nhânKinh tế tư bản nhà nướcKinh tế có vốn đầu tư từ nước ngoàic) Tiếp tục tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường, đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý kinh tế của Nhà nướcPhát triển các loại thị trường: Hàng hoá, thị trường KHCN, thị trường vốn, thị trường chứng khoán...Hình thành đồng bộ cơ chế quản lý nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN,Đổi mới công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nuớc đối với nền kinh tế.d) Giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc (việc làm, tham nhũng.tệ nạn XH...)Chương 3: Nội dung quy hoạch vùng lãnh thổĐiều tra đánh giá điều kiện cơ bản về tự nhiên, kinh tế - xã hội,Phân tích các đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng trên các mặt khó khăn, thuận lợi, tiềm năng và thách thức liên quan đến điều kiện cơ bản, kỹ thuật và công nghệ,Xác định phương hướng và mục tiêu cơ bản,Bố trí cơ cấu sử dụng đất đai,Xác định phương hướng, quy mô phát triển các ngành và các lĩnh vực,Bổ trí các cơ sở kết cấu hạ tầng,Tổ chức sử dụng lao động,Tổ chức các khu dân cư,Bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ môi tườngước tình nhu cầu vốn đầu tư cho phương ánDự tính hiệu quả của phương án quy hoạch.3.1 Điều tra đánh giá điều kiện cơ bản về tự nhiên, kinh tế - xã hội3.1.1 Mục đích:Điều tra thu thập các thông tin tài liệu, bản đồ, biểu đồ liên quan đế điều kiện tự nhiên và KTXH.Đánh giá các điều kiên tự nhiên và KTXH, tiềm năng phtá triển chung của vùng và của từng ngành từng lĩnh vực trong vùng.3.1.2 Nội dung:1. Vị trí địa lý và các đặc trưng cơ bản của vùng lãnh thổ2. Điều kiện tư nhiênĐặc điểm địa hìnhĐịa chất thổ nhưỡngKhí hậu thuỷ vănTài nguyên rừngTài nguyên khoáng sản3. Hiên trạng KTXHCơ cấu kinh tếHiện trạng quản lý sử dụng đấtTình hình tổ chức và quản lý các cơ sở sản xuất nông lâm nghiệpTình hình sản xuất kinh doanh nông lâm nghiệpTình hình tổ chức sản xuất tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến và kinh doanh dịch vụTình hình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầngHệ thống các điểm dân cư và các công trình văn hoá xã hộiDân số và lao độngVôn đầu tư3.2 Phân tích các đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng Trên cơ sở số liệu điều tra cơ bản tiến hành phân tích các mặt khó khăn, thuận lợi, tiềm năng và thách thức liên quan đến điều kiện cơ bản, kỹ thuật và công nghệ. Nội dung phân tích tập trung vào các chủ đề sau:Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiênDân số và nguồn lực lao độngBối cảnh quốc tế và các mối quan hệ kinh tế đối ngoại ảnh hưởng tới vùngTiềm lực khoa học và công nghệThực trạng phát triển KTXH nói chung và các ngành các lĩnh vực nói riêng.3.3 Xác định phương hướng và mục tiêu cơ bản3.3.1 Phương hướng/mục đích Phản ánh tầm nhìn và viễn cảnh mà vùng hướng tới trong tương lai, là con đuờng đi tới và những nhiệm vụ cơ bản cần phải thực hiện.3.3.2 Mục tiêu Mục tiêu quy hoạch là một khái niệm có thể đo lường được và là kết quả mong đợi của vùng trong một thời hạn nhất định thông qua các hoạt động đã được quy hoạch. Mục tiêu phát triển phải được xác định căn cứ vào chiến lược phát triển của cả nước, vai trò của vùng và nhu cầu sản xuất hàng hoá, các nguồn tài nguyên, vốn đầu tư và cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như hệ thống các điểm dân cư và các công trình văn hóa phúc lợi xã hội. Khi xây dựng mục tiêu, điều quan trọng là phải đảm bấô cho các mục tiêu đó được liên kết với nhau một các chặt chẽ, không trùng lặp hoặc bỏ sót. Các khia cạnh thể hiện của mục tiêu thường tập trung vào: Nhịp độ tăng trưởng kinh tế, tổng sản phẩm quốc nội và GDP/người, mức độ nâng cao thu nhập và đời sống, mức độ phổ cập giao dục và đạo tạo,mức độ giải quyết việc làm, nhịp độ đô thị hoá và phát triển các chuỗi đô thị và khu dân cư, vấn đề bảo vệ môi trường...3.4 Bố trí cơ cấu sử dụng đất đaiĐánh giá hiện trạng sử dụng đất hiện nayDự kiến nhu cầu sử dụng đất trong tương laiPhân bổ sử dụng đất cho các ngành kinh tế và các mục đích sử dụng tại thời điểm hiện tạiDự kiến thay đổi về sử dụng đất trong các giai đoạn sau này3.5 Xác định phương hướng, quy mô phát triển các ngành và các lĩnh vựcPhương hướng chungPhương hướng phát triển, quy mô và phân bố công nghiệpPhương hướng phát triển, quy mô và cơ cấu sản xuấ nông nghiệpPhương hướng và quy mô phát triển của một số ngành khácPhương hướng phát triển các ngành dịch vụ then chốtPhương hướng phát triển các ngành văn hoá, y tế, giáo dục, khoa học.3.6 Bố trí các cơ sở kết cấu hạ tầngBố trí hệ thống giao thôngBố trí hệ thống thuỷ lợiBố trí xây dựng hệ thống điệnXây dựng hệ thống cơ sở dịch vụ sản xuất3.7 Tổ chức sử dụng lao động- Dự báo phát triển dân số và lao động Xác định khả năng phát triển dân số tự nhiên:Nt= dân số tương laiNo= Dân số hiện tạiP= Tỷ lệ tăng dân số tự nhiênV= Tỷ lệ tăng giảm dân số cơ họct = số năm trong giai đoạn dự báo Xác định khả năng phát triển dân số theo nhu cầu lao động:Nlđ = Dân số theo nhu cầu lao độngA = Tổng số lao động trực tiếp trong các ngành sản xuấtB%= Tỷ lệ dân số lao động gián tiếp, phục vụ (8-10%)C%=Tỷ lệ dân số không tham gia lao động (khoảng 50%)- Biện pháp tổ chức lao động Trên cơ sở so sánh dân số phát triển tự nhiên và dân số theo nhu cầu lao động để đề xuất giải pháp phân bố và sử dụng lao động.Nlđ-Nt = Khi  +10% lao động dư thừa, cần phải di chuyển dân cư đi nơi khácKhi  <-10% thiếu lao động, cần cho phép nhập cư dân từ nơi khác đến3.8 Tổ chức khu dân cư- Phân loại điểm dân cư- Xác định quy mô và phân bố các điểm dân cưNghiên cứu hiện trạng phân bố dân cưPhát triển đô thị và điểm dân cư phí nông nghiệpXác định quy mô và phân bố điểm dân cư nông thôn3.9 Bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ môi tườngPhân định rõ lãnh thổ cần đựoc bảo vệBảo vệ rừng, khai thác rừng và trồng rừng phòng hộBảo vệ đất chống xói mònBảo vệ nguồn nuớcBảo vệ nguồn không khíPhục hồi đất bị phá huỷ3.10 ước tính nhu cầu vốn đầu tư cho phương ánước tính tổng nhu cầu đầu tưXác định cơ cấu vốn đầu tưXác định nguồn vốn đầu tư3.11 Dự tính hiệu quả của phương án quy hoạchHiệu quả kinh tếHiệu quả xã hộiHiệu quả môi trườngChương 4: Vấn đề phân vùng lãnh thổ ở Việt nam4.1 Hệ thống phân vị các vùng kinh tếVùng kinh tế lớnVùng kinh tế hành chính tỉnhVùng kinh tế hành chính huyện4.2 Phương án phân vùng kinh tế4.2.1 Vùng kinh tế lớn Bắc bộ- Phạm vi địa lý: Tất cả các tỉnh phí Bắc đến Ninh Bình- Diện tích tự nhiên: 11.570.000 ha, chiếm 32,8% diện tích cả nước- Các Tiểu vùng: 1. Đồng bằng sông Hồng2. Đông Bắc3. Tây Bắc4.2.2 Vùng kinh tế lớn Bắc Trung bộ- Phạm vi địa lý: Từ Thanh Hoá đến Thừa Thiên-Huế- Diện tích tự nhiên: 5.188.000 ha, chiếm 15% diện tích cả nước- Các tiểu vùng:1. Thanh - Nghệ - Tĩnh2. Bình - Trị -Thiên4.2.3 Vùng kinh tế lớn Nam Trung Bộ- Phạm vị địa lý: Từ đà Nẵng đến Bình Thuận (kể cả Tây Nguyên)- Diện tích tự nhiên: 10.030.000 ha, chiếm 28,5% diện tích cả nước- Các tiểu vùng:1. Duyên hải miền trung2. Tây nguyên4.2.4 Vùng kinh tế lớn Nam Bộ- Phạm vi địa lý: Bao gồm các tỉnh phía Nam từ Đồng Nai đến Cà Mâu- Diện tích tự nhiên: 8.360.000 ha, chiếm 23,7% diện tích cả nước.- Các tiểu vùng:1. Đông Nam Bộ2. Đồng bằng sông Cửu Long4.3 Hệ thống phân vùng kinh tế nông nghiệp Việt nam Vùng nông nghiệp là vùng kinh tế ngành, một bộ phận lãnh thổ của đất nước với điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tương đối đồng nhất, phương hướng, biện pháp, thời gian khai thác tương đối đồng nhất, có điều kiện sản xuất nông nghiệp đặc trưng nhất định của vùng. Từ một nền sản xuất nhỏ, phân tán, tự cấp tự túc đi lên xây dựng một nền sản xuất hàng hoá, phân vùng nông nghiệp có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Là tiền đề vững chắc để cho việc chuyên môn hoá các vùng sản xuất phù hợp với điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của mỗi vùng, đồng thời tập trung sản xuất hàng hoá cho phù hợp với hệ thống dịch vụ và chế biến, tiêu thụ nông lâm sản.4.3.1 Căn cứ hình thành các vùng nông nghiệpĐặc thù tự nhiên của vùng lãnh thổ,Sự phân bố sản xuất nông nghiệp (vùng cây trồng, vật nuôi, hình thành từ lâu đời và hiện tại),Các kiểu sử dụng đất cả về không gian và thời gian,Các điều kiện kinh tế xã hội đối với sự hình thành và phát triển vùng nông nghiệp.4.3.2 Nội dung phân vùng nông nghiệp1. Nghiên cứu sự phân bố nông nghiệp trên phạm vi toàn quốcĐánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội làm cơ sở cho phân vùng kinh tế nông nghiệp Phân vùng nông nghiệp dựa trên các căn cứ phân vùng khí hậu, phân vùng địa lý, thổ nhưỡng, phân vùng địa lý tự nhiên...2. Nghiên cứu xác định các vùng kinh tế nông nghiệpCó điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tương đối đồng nhất,Có phương hướng sản xuất phù hợp với điều kiện của vùng,Có hướng chuyên môn hoá nhất định để làm cơ sở cho việc tổ chức lại sản xuất của vùng.3. Nghiên cứu xác định phương hướng sản xuất và nhiệm vụ sản xuất trong mỗi vùng kinh tế nông nghiệp Hướng chuyên môn hoáNhiệm vụ sản xuất của vùngPhân bố lao động trong vùng Xác định các tiểu vùng sản xuất chuyên môn hoá.4. Nghiên cứu đề xuất các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và tổ chức sản xuất.Hệ thống các biện pháp kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi chủ yếu trong mỗi vùng,Biện pháp tổ chức và sử dụng lao động của mỗi vùng,Phương hướng xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật trong nông nghiệp ở mỗi vùng,Xác định nhu cầu vật tư, vốn đầu tư của mỗi vùng.4.3.3 Phương án phân vùng kinh tế nông nghiệp Việt nam1. Vùng trung du miền núi Bắc bộ- Diện tích tự nhiên: 9.903.000 ha- Mật độ dân cư: 85 người/km2- Đất nông nghiệp: 1.200.000 ha- Đất có khả năng nông nghiệp: 1.400.000 haĐịa hình chia cắt, đất phân tán, dễ bị rửa trôi, xói mòn. Khí hậu đa dạng, phức tạp, mùa đông lạnh, có mùa sương giá, sương muối và cả băng giá trên đỉnh núi cao. Trong vùng có khả năng phát triển cây lấy củ, ngô, đậu tương, thuốc lá, chè, cây lấy dầu, cây làm thuốc, cây ăn quả cà cây ôn đới, trâu bò sữa.Phương hướng sản xuất: Phát triển cây lúa, ngô, chè, cây lấy dầu, cây ăn quả, chăn nuôi trâu, bò lợn, gia cầm.2. Vùng đồng bằng sông Hồng- Diện tích tự nhiên: 1.671.000 ha- Mật độ dân số: 675 người/km2- Đất nông nghiệp: 490.000 ha- Đất có khả năng nông nghiệp: 50.000 haLà một trong hai vùng sản xuất lúa chủ yếu trong cả nước song tính ổn định sản xuất cũng như khối lượng lương thực đều thấp hơn vùng đồng bằng sông Cửu long.Hệ thống thuỷ lợi tương đối khá song nếu hoàn chỉnh và quản lý tốt hơn thì khả năng mở rộng diện tích gieo trồng còn lớn, nhất là vụ đông.Ngoài khả năng sản xuất lương thực, cần đẩy mạnh chăn nuôi lợn và gia cầm và có hướng dãn dân đến một số vùng thưa dân khác.3. Vùng khu 4 cũ- Diện tích tự nhiên: 5.188.000 ha. - Diện tích có khả năng mở rộng để sản xuất nông nghiệp 760.000 ha- Mật độ dân số: 140 người/km2Đất đồi núi nhiều, đất lúa và cây lương thực rất hạn chế, cơ sở vật chất và trình độ thâm canh thấp, việc tự túc lương thực từ xưa đến nay đều gặp khó khăn. Vùng lại gặp nhiều thiên tai nên sản xuất lương thực không ổn định.Nhiệm vụ nông nghiệp của vùng là thâm canh cây lúa, mở rộng diện tích màu, phát triển cây ạc, sở, cam dứa, thuốc lá, tơ tằm.4. Vùng ven biển khu 5- Diện tích tự nhiên: 4.400.000 ha- Khả năng mở rộng đất nông nghiệp 652.000 ha- Mật độ dân số: 128 người/km2Giao thông thuận lợi, có nhiều cảng biển, có khí hậu khô ráo quanh năm, lượng mưa ít (700-1300mm), thích nghi cho sự phát triển của cây bông với năng suất gấp 3-5 lần ở nới khác.Phương hướng sản xuất: Lúa, màu, bông, dứa, mít, cây ăn quả và chăn nuôi trâu, bò, lợn, gia cầm.5. Vùng Tây nguyên (Cao nguyên trung bộ)- Diện tích tự nhiên: 5.400.000 ha. - Đất nông nghiệp:1.400.000 ha- Đất có khả năng nông nghiệp 1.200.000 ha- Dân cư thưa thớt, mật độ dân số thấp (28 người/km2)Đất đai tương đối bằng phẳng, nhiều khu vực diện tích rộng, tập trung, có trên 1 triệu ha đất đỏ, thích hợp cho phát triển cây công nghiệp nhiệt đới. Khí hậu tương đối ôn hoà, phân ra hai mùa rõ rệt.Phương hướng phát triển sản xuất: Thâm canh và mở rộng diện tích trồng lúa, tập trung xây dựng các vùng màu lớn, vùng chăn nuôi bò để lấy thị và sữa, phát triển vùng cây công nghiệp lâu năm (cà phê, chè) và các loài cây ăn quả ôn đới, cây dược liệu ...6. Vùng Đông - Nam bộ- Diện tích tự nhiên: 2.300.000 ha- Đất nông nghiệp: 1.160.00 ha- Đất có khả năng nông nghiệp: 81.000 ha- Mật độ dân số: 112 người/km2 Vùng có hệ thống giao thông thuận tiện và cơ sở vật chất kỹ thuật (điện, nước) tốt. Nhiệm vụ của vùng: Thâm canh cây lúa, sản xuất ngô, đậu tương, lạc, sắn, phát triển cây mía, cao su, chăn nuôi bò, lợn, gia cầm. 7. Vùng đồng bằng sông Cửu long- Diện tích tự nhiên: 4.000.000 ha- Đất nông nghiệp: 2.000.000 ha- Đất có khả năng sản xuất nông nghiệp: 1.000.000 ha- Mật độ dân số: 252 người/km2Địa hình bằng phẳng, khí hậu ổn định, nóng ấm và ít bị ảnh hưởng của bão lụt nên sản xuất nông nghiệp tương đối thuận lợi, đặc biệt là khả năng sản xuất lương thực lúa, ngô, đỗ tương...Tuy nhiên, phần lớn đất canh tác mới chỉ làm một vụ, năng suất còn thấp do tình trạng thiếu nước vào mùa khô mà hệ thống thuỷ lợi lại kém phát triển. Những vùng đất hoang hoá thường bị nhiễm mặn. Mùa mưa thường có lũ lớn.Các vùng nông nghiệp lớn được phân thành các tiểu vùng nông nghiệp theo các yếu tố sinh thái, bao gồm 26 vùng nông nghiệp cấp I (theo địa hình và tập quán cánh tác) và 62 vùng nông nghiệp cấp II (theo tiểu vùng tự nhiên sản xuất nông nghiệp).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptbai_giang_qhvlt_2979.ppt