Tạo điều kiện thuận lợi để mọi người có thể đi lại nhanh
chóng
sở hữu tư nhân về đất đai là nhân tố cản trở việc hình thành
một đô thị tốt vì họ luôn nghĩ đến việc làm nổi bật khu đất
của mình mà không cân nhắc các tác động tới những khu vực
xung quanh .
Thành phố vườn đề xuất sở hữu đất đai chung với nguồn lợi
thuộc về chính quyền.
62 trang |
Chia sẻ: nhung.12 | Lượt xem: 5882 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quy hoạch đô thị - Chương 4: Lý luận quy hoạch xây dựng đô thị hiện đại và xu hướng phát triển của quy hoạch đô thị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 4
LÝ LUẬN QUY HOẠCH XÂY DỰNG ĐÔ
THỊ HIỆN ĐẠI & XU HƯỚNG PHÁT
TRIỂN CỦA QUY HOẠCH ĐÔ THỊ
4.1. BỐI CẢNH RA ĐỜI CỦA NHỮNG XU THẾ VÀ QUAN ĐIỂM VỀ QUY
HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ HIỆN ĐẠI
1. Cuộc cách mạng công nghiệp giữa thế kỷ XVIII đã mở ra một thời kỳ mới của lịch sử phát
triển đô thị.
2. Đô thị trong thời kỳ đầu của quá trình đô thị hóa phải đối mặt với hàng loạt áp lực về nơi ăn
chốn ở, chỗ sinh hoạt và làm việc gia tăng đột biến.
3. Việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật và xã hội của đô thị không thể đáp ứng kịp với sự gia tăng dân
số đô thị. Đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến hiện tượng xuống cấp trầm trọng môi trường đô
thị.
4. Việc đi tìm những giải pháp cấu trúc đô thị trở nên cấp thiết. Vì vậy, vào cuối thế kỷ XVIII
đầu thế kỷ XIX, hàng loạt các lý luận về đô thị ra đời. Đi tiên phong nhất phải kể đến các nhà
xã hội học.
4.2. LÝ LUẬN CỦA CÁC NHÀ XÃ HỘI HỌC KHÔNG TƯỞNG
• 4.2.1. Tác giả Robert Owen (1771-1858)
1. Các “đơn vị đô thị” của ông gồm khoảng 2000 người, có dạng một hình vuông, đặt giữa các vùng đất nông
nghiệp.
2. Khu đất này rộng khoảng 1000-1500 mẫu Anh (1 mẫu khoảng 0,4074ha).
3. Bên trong cái “đơn vị đô thị” hình vuông của Owen là những công trình công cộng hình chữ nhật. Tòa nhà
chính trung tâm là bếp nấu và các nhà tập thể. Phía bên phải là tòa nhà dùng làm nhà trẻ, nhà văn hóa, giảng
đường và bái đường, phía bên trái có tòa nhà thư viện, phòng nghị luận, trường học cho người có tuổi..
4. Nhà gắn liền với vườn, tiếp đến là các xưởng sản xuất cơ khí, phòng giặt quần áo, phòng trang thiết bị nông
nghiệp và xa xa là các trang trại xen kẽ với nhà máy
5. Ở đây ta thấy lý thuyết và thực nghiệm đô thị của Owen có điểm tiến bộ nhất định như không khoanh vùng
khái niệm đô thị chỉ trong linh vực nghệ thuật tạo hình mà nhìn nhận đô thị như một phạm trù kinh tế xã
hội, một phương thức sinh hoạt sản xuất mới
6. Xã hội mà ông đề xuất được cải tạo thông qua việc điều tiết thăng bằng sản xuất và tiêu thụ.
4.2. LÝ LUẬN CỦA CÁC NHÀ XÃ HỘI HỌC KHÔNG TƯỞNG
• 4.2.2. Tác giả Francois Marie Charles Fourier (pháp, 1772-1837)
1. Yù tưởng xây dựng một xã hội được tạo thành bởi nhiều công xã, trong đó sản xuất và tiêu thụ
kết hợp hài hòa, không phải là một nền tiểu sản xuất gia đình mà là một nền đại sản xuất xã
hội thống trị xã hội.
2. Phác họa ra một thời kỳ cao đẹp của con người mà ở đó các thành viên trong xã hội hoàn toàn
đoàn kết với nhau, cần phải có sự liên hợp và cộng đồng
3. Oâng nhân danh “tư tưởng tự do hiện đại” Phủ nhận hệ thống đô thị kiểu bàn cờ
4. Một đô thị lớn theo khái quát của Charles Fourier bao gồm ba khu vực tuần tự từ trong ra
ngoài: hành chính, công nghiệp và nông nghiệp.
5. Fourier muốn kết hợp 2 thành phần ở và sản xuất chặt chẽ đến mức trộn lẫn hai thành phần
độc lập này
4.2. LÝ LUẬN CỦA CÁC NHÀ XÃ HỘI HỌC KHÔNG TƯỞNG
• 4.2.3. Tác giả William Morris (1834-1896)
1. Theo William Morris, đất đai phải được hoàn toàn phi đô thị hóa, tất cả các sự tập trung dân
cư phải được ngăn chặn, phải làm cho các thành phố lớn biến mất và xây dựng nhiều thành
phố nhỏ.
2. Ngoài các làng xóm ra thì nhà cửa phải được xây dựng phân tán, đặt cách xa nhau. Như vậy
quy mô nhà sẽ lớn hơn, sự tiếp cận với thiên nhiên sẽ tốt hơn.
3. Quan niệm của William Morris có những điểm tương đồng với học thuyết thành phố vườn của
Howard và thành phố thôn dã của France Lois Wright sau này.
4.3. LÝ LUẬN VỀ THÀNH PHỐ VƯỜN CỦA EBENEZER HOWARD (1896) VÀ
THÀNH PHỐ VỆ TINH CỦA RAYMOND UNVINN (1922)
• 4.3.1. Thành phố vườn của Ebenzer
Howard Howard (anh, 1896):
1. chủ trương hạn chế sự phát triển tự phát và
bành trướng của đô thị, cải cách sự mất can
bằng của đô thị do tách rời thiên nhiên.
2. thống nhất trao quyền quản lý đất đai cho một
cơ quan quản lý để tránh nạn đầu cơ đất, tiến
đến tiêu diệt các khu nhà ổ chuột. Và diều
Hòa sinh hoạt.
3. thành phố vườn ra đời sẽ là đối tượng dung
hòa được những mâu thuẫn giữa đô thị và
nông thôn, bảo đảm cho con người sống một
cuộc sống hài hòa.
Những vấn đề chính của cuốn sách: Tổng quan: tạo một thành phố thành
nơi mà mọi người có thể tận hưởng được
cuộc sống và là nơi không có nhà ổ
chuột
Câu hỏi đặt ra: con người sẽ chọn lựa
đi về đâu: ‘thành thị’, ‘nông thôn’ hay
giữa ‘nông thôn-thành thị’
Lực hút của 3 thỏi nam châm
(Howard, 1989)
4.3. LÝ LUẬN VỀ THÀNH PHỐ VƯỜN CỦA EBENEZER HOWARD (1896) VÀ
THÀNH PHỐ VỆ TINH CỦA RAYMOND UNVINN (1922)
Con ngöôøi seõ ñi veà ñaâu?
Lực hút Thành thị Nông thôn Thành thị-Nông thôn
Ưu điểm - Cơ hội tìm việc làm nhiều
hơn
- Vui chơi giải trí
- Cảnh đẹp tự nhiên
- Không khí trong lành
- Các nguồn tài nguyên
đều sẵn có
Kết hợp được ưu điểm của
cả thành thị và nông thôn
Khuyết điểm - Vệ sinh kém
- Quá đông đúc
- Chịu đựng sự ô nhiễm
- Thời gian làm việc nặng
nề
- Không chịu áp lực về
kinh tế
- Thiếu thốn về cơ sở vật
chất
- Nhà ở có chất lượng
kém
KHÔNG CÓ KHUYẾT ĐiỂM
4.3. LÝ LUẬN VỀ THÀNH PHỐ VƯỜN CỦA EBENEZER HOWARD (1896) VÀ
THÀNH PHỐ VỆ TINH CỦA RAYMOND UNVINN (1922)
Khái niệm của Thành phố vườn (1)
Thành phố vườn có thể kết hợp được tất cả
những ưu điểm của thành thị bằng cách tác
động vào những yếu tố dễ bị ảnh hưởng của
đô thị và đưa môi trường tự nhiên của nông
thôn vào đó.
Thích hợp cho những quy hoạch nơi có số
lượng công nhân đông đúc
Sự phát triển được kiểm soát và sự phát
triển vượt trội nên được điều chỉnh ỡ những
thành phố khác
Khái niệm đầy đủ về Thành phố vườn
(Howard, 1989)
Thành phố
vườn
Central City
Open Space
4.3. LÝ LUẬN VỀ THÀNH PHỐ VƯỜN CỦA EBENEZER HOWARD (1896) VÀ
THÀNH PHỐ VỆ TINH CỦA RAYMOND UNVINN (1922)
Thành phố vườn
(Howard, 1989)
Thành phố vùng vành đai, nhưng không
thể tồn tại ở những nơi đông đúc
Một thành phố vườn lý tưởng rộng khoảng
6000 acres và có khoảng 30,000 người sống
trong đó
Bao bọc xung quanh bằng dãy cây xanh
rộng
Công nghiệp đặt ở vùng vành đai và ở
những vùng được quy hoạch nghiêm ngặt,
thành phố vườn sẽ có nhiều phương tiện và
tài nguyên đủ để cung cấp cho các hoạt động
khác,
Khaùi nieäm Thaønh phoá vöôøn (2)
4.3. LÝ LUẬN VỀ THÀNH PHỐ VƯỜN CỦA EBENEZER HOWARD (1896) VÀ
THÀNH PHỐ VỆ TINH CỦA RAYMOND UNVINN (1922)
Schematic illustration of the
system of garden cities
(Howard, 1989)
Tạo điều kiện thuận lợi để mọi người có thể đi lại nhanh
chóng
sở hữu tư nhân về đất đai là nhân tố cản trở việc hình thành
một đô thị tốt vì họ luôn nghĩ đến việc làm nổi bật khu đất
của mình mà không cân nhắc các tác động tới những khu vực
xung quanh .
Thành phố vườn đề xuất sở hữu đất đai chung với nguồn lợi
thuộc về chính quyền.
Khaùi nieäm veà Thaønh phoá vöôøn (3)
4.3. LÝ LUẬN VỀ THÀNH PHỐ VƯỜN CỦA EBENEZER HOWARD (1896) VÀ
THÀNH PHỐ VỆ TINH CỦA RAYMOND UNVINN (1922)
TRƯỜNG ĐH KIẾN TRÚC TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUY HOẠCH
GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ – LÝ THUYẾT QUY HOẠCH ĐÔ THỊ
Đưa vào áp dụng thực tế:thành phố vườn Letchworth
Thaønh phoá vöôøn ñaàu tieân treân theá giôùi, ñöôïc xaây
döïng döôùi söï chæ ñaïo tröïc tieáp cuûa Thoáng ñoác
Howard vaøo 1903
Ñöôïc bao quanh bôûi nhöõng vaønh ñai xanh raát
lôùn; Caùch London 24 daëm
4.3. LÝ LUẬN VỀ THÀNH PHỐ VƯỜN CỦA EBENEZER HOWARD (1896) VÀ
THÀNH PHỐ VỆ TINH CỦA RAYMOND UNVINN (1922)
4.3. LÝ LUẬN VỀ THÀNH PHỐ VƯỜN CỦA EBENEZER HOWARD (1896) VÀ
THÀNH PHỐ VỆ TINH CỦA RAYMOND UNVINN (1922)
• 4.3.2. Thành phố vệ tinh của
Raymond Unvinn
• Thiết lập một mạng lưới các thành phố
nhỏ bao quanh một thành phố lớn, người
ta có thể phân tán bớt dân các đô thị lớn
và bảo đảm cho trung tâm đô thị phát
triển tương đối độc lập, nhằm tạo điều
kiện sống có lợi hơn cho nhân dân đô thị.
• Tuy không cách tân nhiều so với thành
phố vườn nhưng có thể áp dụng ở nhiều
nơi bằng cách thêm các thành phần chức
năng đô thị cho nó.
4.4. LÝ LUẬN VỀ THÀNH PHỐ TUYẾN
• Tác giả Aturo Soria Y Mata (1889):
Xuất hiện trong bối cảnh đang phát triển đường sắt, xe điện và điện ngầm gắn kết các vùng của đô
thị.
Soria Y Mata cho thành phố kiểu hạt nhân đã lỗi thời, thành phố phải gắn liền với thiên nhiên, có
trình độ văn minh cao và tránh sự tập trung dân quá lớn.
Thành phố tuyến theo Soria Y Mata là một hình thức phân bố dân cư theo một dãi hẹp (chỉ 500 mét
rộng) và kéo dài
Các ưu điểm là khắc phục sự nguy hiểm đụng độ xã hội, ngăn cản việc nhân dân nông thôn đổ xô về
thành phố,đồng thời giải quyết công bằng việc phân bố đất đai và giải quyết một cách ổn thỏa hiện
tượng chiếm hữu đất đai
4.4. LÝ LUẬN VỀ THÀNH PHỐ TUYẾN
• Tác giả Aturo Soria Y Mata (1889):
1. Là phương cách hữu hiệu để nối liền các thành
phố điểm, xuất hiện trên quan điểm “từ những
vấn đề giao thông giải quyết vấn đề xây dựng đô
thị”
2. Khu đô thị phát triển theo dạng hành lang sẽ vừa
được hưởng “tiện nghi đô thị” hiện đại lại gần
gũi với môi trường thiên nhiên tự nhiên quý giá
của nông thôn
16
4.5. TRƯỜNG PHÁI “ĐÔ THỊ ĐỘNG” CỦA CÁC NHÀ ĐÔ THỊ HỌC XÔ VIẾT
• 4.5.1. Bối cảnh và quan điểm
• a. Bối cảnh
1. Xu thế phát triển các đô thị lớn trong những thập niên sau thế chiến thứ II gia tăng mạnh về
quy mô lãnh thổ.
2. Sự phát triển gia tăng nhanh lãnh thổ và quy mô đô thị kéo theo sự xáo trộn và phá vỡ mọi
hoạt động của đô thị hiện hữu. Trung tâm cũ không còn đáp ứng được cho quy mô phát triển
nhanh của đô thị, buộc trung tâm cũng phát triển theo dẫn đến các đô thị phát triển luôn phải
cải tại, chỉnh trang.
3. Việc cải tạo đô thị liên tục sẽ gây tốn kém và ảnh hưởng đến mọi hoạt động của đô thị.
• b. Quan điểm
1. Các nhà đô thị học Xô viết hướng tới các cấu trúc đô thị thích nghi được với quá trình luôn
biến động của đô thị.
2. Cấu trúc đô thị động dựa trên nguyên tắc: khi đô thị phát triển thì phần phát triển không gây
ảnh hưởng đến phần hiện hữu của đô thị.
• Tiêu biểu nhất là 2 lý luận: Lý luận về thành phố “Tên lửa”- L.Ladopski và Lý luận về thành
phố dải – Miliutin.
4.5. TRƯỜNG PHÁI “ĐÔ THỊ ĐỘNG” CỦA CÁC NHÀ ĐÔ THỊ HỌC XÔ VIẾT
• 4.5.2. Lý luận về thành phố “Tên lửa”
L.Ladopski
• Phương án cải tạo thành phố Moscow của L.
Ladopski được mang tên “thành phố tên lửa”
(1932). Đô thị phát triển về một phía kéo theo sự
phát triển của trung tâm và khu sản xuất đô thị
với quy mô lãnh thổ nở dần ra.
• Cấu trúc phát triển có hình dạng tên lửa vừa đúng
nghĩa đen và nghĩa bóng này là một trong những
đóng góp cho giải pháp đô thị phát triển cân bằng
và ổn định.
4.5. TRƯỜNG PHÁI “ĐÔ THỊ ĐỘNG” CỦA CÁC NHÀ ĐÔ THỊ HỌC XÔ VIẾT
• 4.5.3. Lý luận về thành phố dải Miliutin
• Miliutin quy hoạch thành phố Stalingrad (1929-1930) theo từng dải chức năng dọc theo sông
Volga dài 70 km với chiều rộng khoảng 5km; gồm các khu chức năng:
• Ý nghĩa của lý luận: đề xuất một cấu trúc đô thị phát triển theo phương kéo dài về 2 phía mà
không làm thay đổi khu vực đô thị cũ cũng như các khu vực đô thị mới kéo dài đều có đầy đủ
các khu chức năng của một đô thị công nghiệp.
Hình: thành phố dải – N. Miliutin
1. Sông Volga
2. Cây xanh công viên
3. Nhà ở
4. Trục giao thông chính
5. Cây xanh cách ly
6. Công nghiệp
7. Đường sắt
8. Cảng
4.6. LÝ LUẬN VỀ THÀNH PHỐ CÔNG NGHIỆP
• Thành phố công nghiệp của Tony Garnie (1901):
Thành phố dự kiến cho 35.000, Tony Garnie đã muốn xây
dựng một thành phố thỏa mãn được nhu cầu của con
người trong thời đại công nghiệp hóa,
chú ý đến cấu trúc cân đối mới thành phố trên quan điểm
kỹ thuật tiến bộ, chú ý đến cái đẹp quần thể, chú ý đến
ảnh hưởng của các phương tiện giao thông hiện đại.
Thành phố được bố cục từ tổng thể đến chi tiết, Tổ chức
phân vùng chức năng tỉ mĩ, Loại bỏ cách bố cục đối xứng
trong tổ hợp thành phố.
Hợp nhóm các xí nghiệp công nghiệp thành một quần thể.
Chú ý vị trí các nhà máy.
Giả thiết đô thị xuất hiện trong một bối cảnh xã hội hoàn
toàn mới (không có nhà thờ, nhà tù, cảnh sát v.v..) chủ
trương bình đẳng xã hội.
4.7. LÝ LUẬN QUY HOẠCH ĐÔ THỊ HIỆN ĐẠI
• 4.7.1. Quan điểm QHĐT của trào lưu kiến trúc hiện đại-Le
Corbusier (1887-1965)
Le Corbusier (Kts. Pháp) coi quy hoạch đô thị là một công việc
có tầm quan trọng chiến lược văn minh nhân loại. Ông phê phán
kiểu xây dựng hỗn loạn vô chính phủ hiện tại, muốn thực hiện
một cách xây dựng có quy luật, có trật tự,
Chủ trương xây dựng hàng loạt, xây dựng công nghiệp hóa,
Đề cao nguyên lý: “Hình học là bản thể, là cái tinh túy của kiến
trúc”, “thành phố sẽ chết nếu không có hình học”.
Le Corbusier cho rằng sự ra đời của xây dựng đô thị nên tính từ
thế kỷ XVII. Ông đánh giá cao công lao của nhà vua Pháp Luis
XIV và coi đó là”nhà xây dựng đô thị đầu tiên của phương Tây”.
4.7. LÝ LUẬN QUY HOẠCH ĐÔ THỊ HIỆN ĐẠI
• 4.7.2. Lý luận Thành phố hoang dã của Frank Lloyd
Wright (1935)
• Thành phố kiểu phân tán của Wright ra đời năm 1935 là
một biểu hiện của ông về sự chán ngán các đô thị lớn.
• Ông đã mô tả đô thị của mình là một thành phố có hồ, sông,
với các nhà ở một căn hộ kiểu phân tán xây dựng trên các
khu đất rộng, nằm trong cây và trong hoa, phía tây bắc
thành phố có một khu trung tâm với một nhà hành chính, có
công viên, sân bãi thể thao, vườn động vật, nhà thủy tạ,
v.v..
• Có vẻ như quay về với quá khứ nhưng thành phố lại sử
dụng các phương tiện giao thông hiện đại, có nhiều đường
ôtô rộng nối liền với các sân bay, có các tuyến đường xe
lửa trên đó bố trí các nhà ga xinh xắn.
• Phạm vi đi lại cho dịch vụ, công việc làm chỉ trong khoảng
10-20 dặm với thời gian tiêu phí trên đường từ 10 đến 40
phút với ô tô riêng, máy bay riêng, máy bay trực thăng
và các phương tiện giao thông công cộng tốc độ nhanh
MINH HỌA CỤ THỂ MÔ HÌNH ÁP DỤNG CÁC LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN ĐÔ
THỊ
ĐÔ THỊ CẢNG HIỆP PHƯỚC
MINH HỌA CỤ THỂ MÔ HÌNH ÁP DỤNG CÁC LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN ĐÔ
THỊ
ĐÔ THỊ CẢNG HIỆP PHƯỚC
MINH HỌA CỤ THỂ MÔ HÌNH ÁP DỤNG CÁC LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN ĐÔ
THỊ
ĐÔ THỊ CẢNG HIỆP PHƯỚC
4.8. LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ THEO ĐƠN VỊ
4.8.1. Đơn vị ở láng giềng của Clarence Perry
Lý luận Đơn vị láng giềng của C. Perry đề xuất (1939) dựa vào mối quan hệ cơ bản nhất của
cộng đồng khu vực: chức năng phục vụ giáo dục.
Quy mô của đơn vị láng giềng được xác định dựa vào lượng dân cư (6000 -12000 người) tương
đương với lượng học sinh để hình thành trường phổ thông cơ sở.
Trong cơ cấu của Đơn vị láng giềng, quan điểm của C.Perry về vùng phục vụ khu vực của các
công trình TTTMDV là không bền chặt , Vì vậy các công trình TTTMDV được đẩy ra biên,
giáp ranh với các trục giao thông bên ngoài đơn vị láng giềng.
Cũng từ đây trong lý thuyết đô thị, các khái niệm: phục vụ tại chỗ và phục vụ không chỉ tại chỗ
được hình thành.
4.8. LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ THEO ĐƠN VỊ
• 4.8.2. Mô hình ở
Đơn vị ở
Tiểu khu nhà ở
4.9. LÝ LUẬN VỀ “CẤU TRÚC TẦNG BẬC VÀ PHI TẦNG BẬC” TRONG
QUY HOẠCH XÂY DỰNG ĐÔ THỊ
• 4.9.1. Lý luận về thành phố Harlow - F.
Gibber
Mô hình cấu trúc tầng bậc đề cập đầu tiên
trong lý luận thành phố Harlow của kiến
trúc sư người Đức F. Gibber
Thành phố Harlow được tổ chức với một
Hệ thống TTTMDV theo cấu trúc tầng bậc.
Bao gồm 1 trung tâm chính, 3 trung tâm
khu vực và 15 trung tâm đơn vị ở.
Trung tâm khu vực có quy mô phục vụ
khoảng 20 đến 35 ngàn người, còn trung
tâm đơn vị ở có quy mô phục vụ từ 5 đến
12 ngàn người.
Những trung tâm đơn vị ở đã được xây
dựng loại hình thương mại mới: siêu thị
nhỏ (supermarket).
4.9. LÝ LUẬN VỀ “CẤU TRÚC TẦNG BẬC VÀ PHI TẦNG BẬC” TRONG
QUY HOẠCH XÂY DỰNG ĐÔ THỊ
STT Caáp
phuïc vuï
Phaân chia quy
moâ phuïc vuï
Heä thoáng trung taâm
phuïc vuï coâng coäng
Giao thoâng ñoâ thò
1 Caáp I Ñoâ thò Trung taâm ñoâ thò Ñöôøng cao toác Ñöôøng truïc
chính
2 Caáp II Khu daân cö Trung taâm khu daân cö Ñöôøng truïc phuï
Ñöôøng löu thoâng khu daân cö
3 Caáp III Ñôn vò ôû Trung taâm ñôn vò ôû Ñöôøng khu vöïc
Ñöôøng tieáp caän
TỔ CHỨC HỆ THỐNG TẦNG BẬC TRONG ĐÔ THỊ TP. HARLOW
CỦA F. GIBBER
4.10. XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA QUY HOẠCH ĐÔ THỊ TRÊN THẾ GIỚI
4. 10. 1. Tại các nước Châu Aâu
Hình: Vùng đô thị London Hình: Thành phố Hook và Thành phố Cumbernauld - Đô thị một trung tâm
4.10. XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA QUY HOẠCH ĐÔ THỊ TRÊN THẾ GIỚI
Hình: Thành phố NorthBack
(Bletchley)-Anh
1-Khu công nghiệp; 2-Dải xanh;
3-Khu dân cư hiện hữu; 4-Tuyến
bao; 5-Bến, trạm và TTPVCC cấp
2; 6-Tuyến monorail; 7-Trung
tâm Thành phố.
4.10. XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA QUY HOẠCH ĐÔ THỊ TRÊN THẾ GIỚI
Hình: Mặt bằng phân bố của hệ thống đô thị Stokholm với
các đô thị vệ tinh bao quanh.
1-Trung tâm cũ; 2-Velingbur; 3-Erva; 4-Fasta; 5-
Sherkholmen
Hình: Sơ đồ nguyên tắc mạng lưới TMDV tại các thành
phố mới xung quanh Stokholm. B, C, D – trung tâm
TMDV phục vụ tương ứng 30, 8, 3 ngàn người
4.10. XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA QUY HOẠCH ĐÔ THỊ TRÊN THẾ GIỚI
Hình: Sơ đồ hệ thống TMDV
thành phố Velingbur- Thụy
điển.
Hình: Sơ đồ hệ thống
TMDV thành phố
Compenhagen. Sơ đồ 5
ngón tay nổi tiếng phát
triển của Compenhagen.
4.10. XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA QUY HOẠCH ĐÔ THỊ TRÊN THẾ GIỚI
Hình: Sơ đồ thành phố Pampus. Hà lan
4.10. XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA QUY HOẠCH ĐÔ THỊ TRÊN THẾ GIỚI
Hình: Hình ảnh về trung tâm La Défense
4.10. XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA QUY HOẠCH ĐÔ THỊ TRÊN THẾ GIỚI
Hình: Sơ đồ Hệ thống TMDV thành phố
Zelenograd. CCCP
1- Nhóm TMDV phục vụ tại chỗ; 2-Trung
tâm Tiểu khu nhà ở; 3-Nhóm TMDV khu
vực; 4-Trung tâm chính-đô thị; 5-Vùng
phục vụ;
Hình: Sơ đồ Hệ thống TMDV khu dân cư Kursk. CCCP
1-Trung tâm TMDV khu dân cư; 2-Trung tâm TMDV
Tiểu khu; 3-Các nhóm dân cư; 4-Cây xanh khu dân cư;
5-Đường đô thị; 6-Cụm công trình bơi lội; 7-Sân bãi thể
thao.
4.10. XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA QUY HOẠCH ĐÔ THỊ TRÊN THẾ GIỚI
Hình: Sơ đồ hệ thống TMDV thành phố mới Nabelegie
Trelny. CCCP
1-Trung tâm tiểu khu nhà ở; 2-Trung tâm thương mại; 3-
Trung tâm dịch vụï; 4-Trung tâm phụ và trung tâm khu
công nghiệp; 5-Trung tâm văn hóa; 6-Nhà hát; 7-Trường
học; 8-Trung tâm thể thao; 9-Trung tâm hành chính; 10-
Bệnh viện.
Hình: Sơ đồ phân bố hệ thống TMDV với chức năng
đô thị tại Praha.
1-Khu trung tâm chính đô thị; 2-Trung tâm các khu
dân cư định hướng qui hoạch; 3-Lãnh thổ của
trungtâm công cộng với chức năng đô thị.
4.10. XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA QUY HOẠCH ĐÔ THỊ TRÊN THẾ GIỚI
Hình: Sơ đồ hệ thống trung tâm TMDV tại khu dân cư
mới Tây-Nam Praha. 1-Trung tâm chính; 2-Trung tâm
hỗ trợ; 3-Trung tâm khu vực; 4-Các trung tâm khu vực
thứ cấp; 5-Métro; 6-Đường sắt chạy nhanh; 7-Bến
métro; 8-Bến ô tô buýt; 9-Bán kính phục vụ tối đa; 10-
Đường cao tốc đô thị.
4.10. XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA QUY HOẠCH ĐÔ THỊ TRÊN THẾ GIỚI
Hình: Khu dân cư mới Brodno tại Varshawar.
I-IX –Các tiểu khu nhà ở; Ц- Trung tâm khu dân
cư; Р-Công viên khu dân cư; Б-Bệnh viện; П-Dịch
vụ công nghiệp.
Hình: Cấu trúc đơn vị qui hoạch đô thị (40000 người)
của S. Kozinski. Balan
4.10. XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA QUY HOẠCH ĐÔ THỊ TRÊN THẾ GIỚI
Hình: Khu dân cư Mikhailov-Sofia Hình: 1. 41 Khu dân cư Slaveikov – Burgas. Bulgaria
4.10. XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA QUY HOẠCH ĐÔ THỊ TRÊN THẾ GIỚI
4. 10. 1. 2. Tại các nước Bắc Mỹ
Hình: Trung tâm Southdale Mall ngoại vi
thành phố Minneapolis
Hình: Các khu vực phát triển của các đô thị Mỹ. Đặc
biệt là Chuỗi đô thị “Vành đai Mặt trời”Boston-
NewYork-Philadelphia-Washington.
4.10. XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA QUY HOẠCH ĐÔ THỊ TRÊN THẾ GIỚI
Hình: Mặt bằng West Edmonton
Mall (WEM)
Hình: Sơ đồ quan hệ vị trí của WEM
với thành phố Edmonton-Canada.
4.10. XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA QUY HOẠCH ĐÔ THỊ TRÊN THẾ GIỚI
Hình: Phối cảnh toàn khu
Manhattan và cảnh giao tiếp
thương mại dịch vụ theo các
trục đường phố.
4.10. XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA QUY HOẠCH ĐÔ THỊ TRÊN THẾ GIỚI
Hình: Bản đồ Manhattan
Hình: Phối cảnh hòn đảo Manhattan
4.10. XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA QUY HOẠCH ĐÔ THỊ TRÊN THẾ GIỚI
4. 10. 2. Tại các nước khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc
4.10.2.1. Thành phố phát triển từng phần (Thí dụ: Băng cốc)
Tại Thái Lan, tốc độ đô thị hóa phát triển nhanh tạo áp lực đối với thủ đô Băng cốc về nhu cầu
đất cho phát triển đô thị. Sự tăng ôtô con và thiếu các dịch vụ giao thông công cộng đã gây ra các
hiện tượng như: ô nhiễm môi trường, tắc nghẽn giao thông, xáo trộn thời gian đi làm hàng ngày.
v. v Một số trung tâm thương mại được xây dựng dọc theo các đường xa lộ chính mà không có
cái nào đóng vai trò là trung tâm chính. Tốc độ tăng trưởng kinh tế thường là cao, và do vậy nhu
cầu cho đất đô thị cũng cao. Nhịp độ phát triển cao thường dẫn đến cơ sở hạ tầng thiếu hoàn
chỉnh và các dịch vụ công đồng luôn phải đuổi theo. Phần lớn các khu phát triển mới nằm trong
khu vực ngoại vi bao quanh đô thị. Sự phát triển theo dạng lan tỏa đã đẩy ranh giới của thành phố
ra xa dần. Mức độ mở rộng thực tế của khu đô thị phụ thuộc vào tỉ lệ đường xá để người ta có thể
đi làm, đi mua hàng và đến với các dịch vụ khác. Sự phát triển mở rộng lãnh thổ với tốc độ nhanh
hơn quá trình đầu tư hệ thống hạ tầng và phúc lợi công cộng. Chính vì đặc điểm này mà mô hình
phát triển hệ thống TTPVCC của Băng cốc được gọi là mô hình phát triển từng phần.
4.10. XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA QUY HOẠCH ĐÔ THỊ TRÊN THẾ GIỚI
4.10.2.2. Thành phố tập trung (Thí dụ: Hồng Kông)
Hồng Kông là thành phố bị giới hạn bởi diện tích lãnh thổ và điều kiện địa hình phức tạp. Hơn
nữa Hồng Kông đã là khu vực có nền kinh tế thị trường phát triển sớm nhất so với khu vực
Đông Nam Á và Trung Quốc. Vì vậy, các khu vực phát triển mới cùng lúc ở cả ven thành phố
lẫn khu vực trung tâm với mật độ cao bởi các tòa nhà cao tầng.
Mô hình hệ thống TTPVCC của Hồng Kông gồm nhiều cụm trung tâm tập trung bao quanh và
liên kết với một khu trung tâm chính (downtown) bởi mạng đường hướng tâm, kết hợp với hệ
thống giao thông công cộng hiện đại. Với cấu trúc này, mọi hoạt động quan hệ diễn ra nhanh
chóng từ bất kỳ một trung tâm này đối với một trung tâm khác. Với đặc điểm này Mô hình hệ
thống TTPVCC của Hồng Kông được gọi là mô hình tập trung.
4.10. XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA QUY HOẠCH ĐÔ THỊ TRÊN THẾ GIỚI
4.10.2.3. Thành phố nhiều nút (Thí dụ: Singapore)
Singapore cũng có đặc điểm diện tích lãnh thổ bị giới hạn giống như Hồng Kông, tuy nhiên
Singapore không bị hạn chế nhiều bởi địa hình phức tạp và biển. Hơn nữa quỹ đất của
Singapore thuận lợi hơn Hồng Kông và là điều kiện phát triển một mạng đường liên kết đa
dạng với nhiều nút giao cắt. Hệ thống TTPVCC của Singapore gồm một khu Trung tâm
chính (CBD) và nhiều Trung tâm phụ phân bố tại các nút giao cắt của hệ thống giao thông.
Trung tâm thương mại và các trung tâm khác được nối với nhau bởi các hành lang chuyển
tiếp theo cả hai chiều chu vi và bán kính. Tại các khu vực đô thị mới phát triển được đầu tư
xây dựng các tòa nhà cao tầng tăng hệ số sử dụng đất, giúp kìm chế sự phát triển đô thị. Khu
CBD được tổ chức theo nguyên tắc bảo vệ môi trường đô thị tránh sự ô nhiễm của phương
tiện cơ giới. Vì mục tiêu này mà tổ chức khu CBD của Singapore hạn chế tiếp cận và đậu xe
ô tô trong khu vực trung tâm. Singapore còn đề nhiều chính sách nhằm hướng người dân sử
dụng phương tiện công cộng như: đánh thuế sử dụng phương tiện cá nhân cao, tăng các tiện
ích hoàn thiện hệ thống giao thông công cộng Mô hình nhiều nút của Singapore có thể
xem như hệ thống đa hạt nhân trung tâm.
4.10. XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA QUY HOẠCH ĐÔ THỊ TRÊN THẾ GIỚI
4.10.2.4. Thành phố hành lang đô thị (Thí dụ: Kuala Lumpur)
Sự phát triển không kiểm soát của đô thị hóa vùng ven giai đoạn đầu tại Kuala Lumpur
cũng giống như sự phát triển từng phần (lan tỏa) của Băng cốc. Nhờ sự can thiệp kịp thời
của chính phủ hướng sự phát triển mở rộng đô thị theo hành lang giao thông bằng những
chính sách hỗ trợ phát triển. Ngoài việc đầu tư lớn vào việc hoàn thiện hạ tầng cũng như
đưa ra nhiều chính sách ưu đãi phát triển giao thông công cộng hiện đại tại khu vực hành
lang, chính quyền thành phố còn hỗ trợ ưu tiên phát triển các khu TTPVCC, các khu đô thị
hiện đại và các khu sản xuất rải theo tuyến hành lang này.
Mô hình phát triển các khu đô thị mới theo hành lang của Kuala Lumpur cũng giống như
mô hình phát triển đô thị tại các nước Bắc Âu, phát triển theo tuyến giao thông đường sắt
hiện đại. Đây là một trong những giải pháp hiệu quả nhằm hạn chế sự phát triển lan tỏa
được ứng dụng hầu hết tại các đô thị lớn trên thế giới.
4.10. XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA QUY HOẠCH ĐÔ THỊ TRÊN THẾ GIỚI
4.10.2.5. Kết hợp của các dạng đô thị (Thí dụ: Manila)
Manila là đô thị lớn với dân số trên 10 triệu người và phân bố cấu trúc lãnh thổ theo dạng
phân mảnh những cộng đồng theo điều kiện kinh tế, xã hội rõ nét nhất so với các đô thị tại
các quốc gia khu vực. Khu trung tâm lịch sử (downtown) thuộc tầng lớp trung bình, khu
trung tâm tài chính Makati (nằm phía Tây-Nam và cách khu downtown 7km) thuộc tầng
lớp khá giả, còn khu dân nghèo lao động nằm rải theo các vùng ven đô thị và tập trung
nhiều nhất tại khu vực phía Bắc Marikina cách khu downtown 10km. Với đặc điểm này
nên Manila là một thành phố phát triển theo dạng kết hợp của các hình thái đô thị. Mô hình
phát triển theo dạng kết hợp.
4.10. XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA QUY HOẠCH ĐÔ THỊ TRÊN THẾ GIỚI
4.10.2.6. Thành phố phân tán (Thí dụ: Jakarta)
Jarkarta là một đô thị được đầu tư hạ tầng từ sớm (thập niên 60) bởi sự quan tâm và định hướng chiến lược của
chính phủ và chính quyền thành phố. Hệ thống giao thông rất hiện đại và phát triển với quy mô lớn rộng khắp
lãnh thổ đô thị, đặc biệt là hệ thống đường sắt trên cao. Quy hoạch định hướng phát triển không gian của
Jakarta được lập theo nguyên tắc sử dụng đất và tổ chức không gian rất quy mô, giống như tại các đô thị lớn
Châu Âu. Đặc điểm này nên Jakarta có khu trung tâm trở nên rộng lớn về diện tích, có thể xây dựng những cơ
sở phát triển mới (đặc biệt là công nghiệp). Khu trung tâm quá lớn được nới rộng bởi những hành lang các cao
ốc văn phòng, TTPVCC, cao ốc ngân hàng hai bên trục giao thông chính đến mức việc đi lại giao tiếp công
cộng tại đây chủ yếu bằng ô tô, khác hẳn với không gian giao tiếp công cộng tại các đô thị các nước trong khu
vực. Những thành phố vệ tinh mới ở các vùng phụ cận của khu trung tâm được cách biệt bởi các vùng nông
thôn với những con đường cao tốc nối liền đô thị chính. Điều này dẫn đến việc khó quản lý về giao thông đô
thị. Mỗi thành phố vệ tinh mới đều có một trung tâm được tổ chức đầy đủ chức năng cho các hoạt động buôn
bán, thương mại, các dịch vụ y tế, giáo dục, các khu nhà ở tập trung, các ngành công nghiệp phục vụ và kinh
doanh, các khu vui chơi giải trí. v. v Những trung tâm vệ tinh này cũng đóng vai trò như những khu định cư
mới cho những người lao động, những người hàng ngày đi làm trong trung tâm thành phố bằng ô tô, xe buýt
hay tàu hỏa. Với số dân hiện nay trên 12 triệu người nhưng không gian đô thị tại Jakarta không hề quá tải.
4.10. XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA QUY HOẠCH ĐÔ THỊ TRÊN THẾ GIỚI
4.10.2.7. Thành phố Thượng Hải
Thành phố Thượng Hải là một thành phố lớn nhất Trung Quốc, với dân số trên 17 triệu người (1997) và với hơn 180
triệu người trong những tỉnh lân cận Jiangsu, Anhui và những tỉnh Zhejiang, đã phát triển trở thành một trung tâm kinh
tế mạnh mới nhất Trung Quốc và vùng Đông Á. Thị trường bán lẻ của Thượng Hải bởi vậy được hưởng một cơ sở
mạnh mẽ và những động lực phát triển tương lai.
Sự phát triển đô thị của Thượng Hải gắn liền với sự hình thành và phát triển khu đa chức năng mới Pudong, khu đất
rộng lớn nằm đối diện về phía Đông Puxi (thành phố Thượng Hải cũ). Toàn khu vực Pudong được phát triển thành 4
khu chức năng chính bao gồm: 1- khu tài chính thương mại quốc tế Lujiazui, đây là khu sẽ trở thành trung tâm chính
của toàn khu vực Pudong, 2- khu đô thị công nghiệp xuất khẩu mới Jinqiao, 3- khu thương mại tự do Waigaoqiao, đây
là khu thương mại tư do đầu tiên tại Trung Quốc, 4- khu công viên kỹ thuật cao Zhangjiang, đây là khu sẽ trở thành
“Thung lũng silicon” của Trung Quốc tương lai. Dự kiến trong thời gian gần, tại khu vực Pudong sẽ xây dựng một sân
bay quốc tế lớn. Cùng với sự phát triển của Pudong, khu Puxi cũng đầu tư nâng cấp và hoàn thiện hạ tầng đô thị và các
khu chức năng liên hợp hiện đại (khu ở kết hợp với TMDV, khu TTPVCC). Hệ thống TTPVCC tại Thượng Hải
được hình thành theo những tuyến giao thông công cộng hiện đại như: metro, đường sắt trên cao, và các tuyến giao
thông cao tốc. Các TTPVCC đô thị hình thành theo dạng chuỗi, nối liền từ khu vực trung tâm kéo ra phía ngoài theo
4 hướng chính. Mô hình phát triển không gian của hệ thống TTPVCC thành phố Thượng Hải phát triển theo dạng kết
hợp, vừa là dạng phát triển hành lang theo các tuyến giao thông chính và tuyến đường sắt đô thị, lại vừa hình thành
theo dạng đa hạt nhân, có quy mô lớn.
4.10. XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA QUY HOẠCH ĐÔ THỊ TRÊN THẾ GIỚI
- Hình thành các đô thị vệ tinh, các đô thị đối trọng giúp giảm tải cho đô thị lớn và hài hòa giữa khu đô thị và thiên
nhiên, Đưa thiên nhiên vào đô thị: cây xanh => hiệu quả về xây dựng hạ tầng (thoát nước mưa,)
- tập trung các khu dân cư theo dạng nén (tùy chức năng) để tăng hiệu quả cho việc xây dựng phát triển hạ tầng (kỹ
thuật và xã hội) đặc biệt giao thông. Nén để giảm khoảng cách giữa nơi ở và dịch vụ, ở và làm việc,
- tận dụng hành lang giao thông cao tốc và giao thông hiện đại để phát triển đô thị và các trung tâm công cộng đô thị.
(xu thế trung tâm hình thành trước khi dân cư xuất hiện và hình thành chung quanh các khu vực ga giao thông).
- Hình thành đô thị theo kiểu đơn vị ở, mỗi đơn vị có quy mô và bán kính đi bộ nhằm hạn chế giao thông cơ giới.
- Kết nối các khu vực đô thị bằng hệ thống giao thông dạng hướng tâm và vành đai.
- Các khu đô thị cũ và mới phải phát triển hài hòa và hỗ trợ nhau, tránh xung đột (vùng Paris, pháp)
- Mạng lưới trung tâm công cộng được phân tán theo kiểu đa tâm và được phân cấp theo kiểu tầng bậc.
- Chức năng sản xuất, công nghiệp bố trí xa khu dân cư, có khoảng cách và vị trí phù hợp.
4.10. XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA QUY HOẠCH ĐÔ THỊ TRÊN THẾ GIỚI
• 4.10.3. Các dự án đô thị “siêu kỹ thuật”(thập niên 60-70)
• 4.10.3.1. Bối cảnh của dự án
• Sự phát triển đô thị trong khoảng 20 năm sau thế chiến thứ II tại các quốc gia phát triển
Châu Aâu và Bắc Mỹ cũng như tại các quốc gia khu vực Châu Á với một tốc độ nhanh
nhất chưa từng có trong lịch sử đô thị thế giới. Quỹ đất dành cho đô thị ngày càng gia
tăng đồng nghĩa với sự thu hẹp dần đất đai canh tác nông nghiệp, lâm nghiệp, đất đai
giành cho hệ sinh thái tự nhiên Trong nhận định của mình Kts. Doxiadix (Kts Mỹ gốc
Hy lạp) đã vẽ nên viễn cảnh hệ thống đô thị thế giới nối dài liên kết thành mạng tỏa
khắp thế giới như sau:
Hình: Thành
phố thế giới –
Kts. Doxiadix
4.10. XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA QUY HOẠCH ĐÔ THỊ TRÊN THẾ GIỚI
• 4.10.3.2. Các dự án đô thị “siêu kỹ thuật”
• a. Thành phố trên Vịnh Tokyo –Kenzo Tange
- Kts Kenzo Tange (Nhật) đề xuất dự án phát triển Tp. Tokyo ra phía Vịnh Tokyo. Phương
án đề xuất các khu đô thị được tâïp trung trong các tòa nhà lớn nổi trên mặt vịch và
được liên kết với nhau, với Tp. Tokyo bởi những tuyến giao thông cầu nhiều tầng.
• b. Paris trên Paris
- Nhóm Kiến trúc sư người Pháp lại kiến nghị một giải pháp phát triển một Tp. Paris phía
trên của Paris bằng một hệ thống giàn không gian khổng lồ với 4 chân cột, là nơi nối kết
với mặt đất. Thành phố trên cao này như mái nhà che chắn cho Paris khỏi khí hậu khắc
nghiệt của bão tuyết.
• c. Thành phố dưới lòng đất
- Ba lan là một trong những quốc gia có trữ lượng muối mỏ cao nhất thế giới. Sau khi
khai thác, các mỏ muối này bị bỏ hoang tạo thành những khoảng không rỗng lớn trong
lòng đất có nguy cơ lún sụt. Các Kiến trúc sư Ban lan đề xuất một phương án xây dựng
gia cố các không gian ngầm này thành những nơi ở tương lai của cư dân đô thị. Một
trong những ưu điểm là môi trường trong các khu mỏ này có giá trị chữa bệnh tốt.
4.10. XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA QUY HOẠCH ĐÔ THỊ TRÊN THẾ GIỚI
• d. Thành phố trong lòng
biển, Thành phố trên sườn
núi, Thành phố trên không
trung
• Rất nhiều dự án hướng tới
các vùng hoang hóa khác
như: các Kiến trúc sư Đức
đề xuất các đô thị treo trên
các vách núi sừng sững
4.10. XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA QUY HOẠCH ĐÔ THỊ TRÊN THẾ GIỚI
-Các Kiến trúc sư Nhật và
Nga đề xuất các dự án đô thị
dưới lòng biển, các Kiến trúc
sư các quốc gia khác có nhiều
phương án về các đô thị
không trung
4.10. XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA QUY HOẠCH ĐÔ THỊ TRÊN THẾ GIỚI
4.10. XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA QUY HOẠCH ĐÔ THỊ TRÊN THẾ GIỚI
• 4.10.4. Mô hình đô thị
• Mô hình định hướng phát triển không gian đô thị là mô hình tổng quát hóa từ các dạng cấu
trúc đô thị đã được đúc kết từ:
• - Quá trình phát triển lịch sử đô thị được phản ánh qua hiện trạng đô thị;
• - Kinh nghiệm, thực tiễn xây dựng phát triển đô thị ;
• - Từ các lý luận, lý thuyết về đô thị.
• Trong bảng tổng hợp mô hình đô thị có đầy đủ các dạng tiêu biểu về mô hình cấu trúc đô thị
trong lý thuyết, thực tiễn và hiện trạng đô thị. Có thể hệ thống các mô hình trên theo một số
nguyên tắc sau:
4.10. XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA QUY HOẠCH ĐÔ THỊ TRÊN THẾ GIỚI
a. Mô hình phát triển theo dạng vệ tinh và khu đô thị mới
• Ví dụ như Mô hình phát triển Luân Đôn, Tp. Vườn, Jakarta.
• Mô hình phát triển theo dạng đô thị vệ tinh là dạng phát triển đối trọng, trong đó các đô thị vệ
tinh thường có khoảng cách từ 30 đến 40 km so với đô thị “mẹ”, đủ để giữ mối quan hệ và
không gây áp lực về nhu cầu phục vụ cho đô thị “mẹ”. Đô thị vệ tinh là một cấu trúc đô thị
độc lập. Trong kinh nghiệm và lý thuyết đô thị, để tránh cho đô thị vệ tinh trở thành “thành
phố ngủ” là giải pháp tổ chức hoàn thiện trung tâm phục vụ công cộng cho các đô thị này.
• Khu đô thị mới là các khu vực đô thị phát triển ra vùng ven bao quanh lãnh thổ đô thị. Đây là
giải pháp nhằm giãn dân tại khu vực nội thị và kiểm soát sự phát triển của đô thị hóa thành
phố cực lớn. Song song với sự phát triển các khu đô thị mới, là sự đầu tư phát triển đồng bộ
hệ thống hạ tầng đô thị và hạ tầng xã hội. Trong kinh nghiệm của các nước, việc áp dụng vai
trò của TTPVCC đô thị đã mang lại kết quả cần được áp dụng.
4.10. XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA QUY HOẠCH ĐÔ THỊ TRÊN THẾ GIỚI
b. Mô hình phát triển theo tuyến giao thông
• Ví dụ như TP Stokholm, Copenhagen, NorthBack (Bletchley)-Anh, Thượng Hải, Kuala Lumpur
• Đây là dạng mô hình tận dụng triệt để mối quan hệ mật thiết giữa TTPVCC đô thị và giao thông đô
thị, đặc biệt là giao thông công cộng hiện đại. Trong quá trình cải tạo hệ thống giao thông đô thị tại
các thành phố cực lớn, hệ thống đường lưu thông (trục chính, đường cao tốc) thường có dạng mạng
vành đai và hướng tâm. Sự hình thành hệ thống đường lưu thông này đã kích hoạt gia tăng giá trị đất
khu vực 2 bên (giá trị kinh tế và giá trị không gian đô thị), tạo tiền đề cho sự đầu tư hình thành các
loại hình TTPVCC cấp quận-khu dân cư đô thị.
• Hệ thống cao tốc đối ngoại đô thị và hệ thống giao thông công cộng (metro, đường sắt... ) tạo điều
kiện hình thành các khu đô thị mới ven hoặc ngoài đô thị. Các khu đô thị mới này thường hình thành
xung quanh các bến, trạm chính của tuyến giao thông công cộng hiện đại, nơi dễ kích hoạt đầu tư
hình thành các TTPVCC ven đô thị (Theo kinh nghiệm của các đô thị Mỹ).
4.10. XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA QUY HOẠCH ĐÔ THỊ TRÊN THẾ GIỚI
c. Mô hình phát triển theo cấu trúc tầng bậc
• Ví dụ như Tp. Harlow, lý thuyết Vị trí trung tâm của W. Christaller, Nabelegie Trelny-Nga
• Mô hình tầng bậc là dạng mô hình hình thành theo quy luật tự nhiên mà trong lý thuyết đô thị
cũng như trong lĩnh vực kinh tế thương mại đã đúc kết nhiều kinh nghiệm phong phú. Đây là
mô hình được ứng dụng trên nguyên tắc về tổ chức hệ thống TTPVCC đô thị tại hầu hết các
nước. Tuy nhiên, việc chọn lựa giải pháp mô hình tầng bậc thích hợp nhưng thiếu linh hoạt sẽ
ảnh hưởng ngược lại chức năng phục vụ đô thị và kinh tế đô thị.
4.10. XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA QUY HOẠCH ĐÔ THỊ TRÊN THẾ GIỚI
d. Mô hình đa hạt nhân trung tâm
• Ví dụ như Paris, Moscow
• Mô hình đa hạt nhân trung tâm là sự phát triển hệ thống TTPVCC đô thị thành những khu vực
trung tâm tập trung theo nguyên tắc chính phụ và phân bố trong mối quan hệ với định hướng
phát triển không gian đô thị. Trong hệ thống đa hạt nhân này, cần thiết phải xác định ranh giới
và quy mô phát triển của một hay nhiều trung tâm dạng CBD trong quan hệ tương thích với
đặc điểm từng đô thị. Bên cạnh đó sẽ hình thành hệ thống hạt nhân cấp 2 hỗ trợ như những
cực tăng trưởng phân bố phù hợp bên trong hoặc bên ngoài đô thị. Khi đô thị phát triển theo
hệ thống đa hạt nhân, thì các trung tâm khu vực sẽ đóng vai trò lấp kín vùng thương mại-phục
vụ còn lại. Phát triển theo dạng đa hạt nhân, đô thị cần hoàn thiện hệ thống giao thông hiện
đại.
• e- Mô hình kết hợp
• Mô hình kết hợp là dạng mô hình phát triển ứng dụng hầu hết các mô hình trên theo một mức
độ và nguyên tắc phù hợp với từng điều kiện thực trạng, tiềm năng phát triển của mỗi một
đô thị. Đây cũng có thể xem là mô hình linh hoạt và được áp dụng nhiều nhất tại các nước,
đặc biệt là các đô thị cực lớn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4_chuong_4_5941.pdf