Quỹ đầu tư trong nước: Bài toán huy động chưa có lời giải
Quỹ đầu tư trong nước: Bài toán huy động chưa có lời giảiThời kỳ sôi động của hoạt động huy động quỹ đầu tư thành lập theo
Luật Chứng khoán Việt Nam (gọi là “Quỹ đầu tư trong nước” để phân
biệt với các quỹ đầu tư thành lập theo luật pháp khác) là từ tháng 7/2006
tới tháng 3/2008, khi có tới 20 quỹ đầu tư trong nước được thành lập với
tổng vốn huy động hơn 13.500 tỷ đồng (trong đó có 4 quỹ đại chúng).
Đây cũng là thời kỳ bùng nổ của TTCK Việt Nam với sự tăng trưởng thần kỳ
cả về quy mô cũng như số lượng doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa và
niêm yết.
Từ tháng 3/2008 tới nay, cùng với suy thoái kinh tế toàn cầu, tình hình huy
động quỹ trong nước của các công ty quản lý quỹ (QLQ) gặp rất nhiều khó
khăn. Chỉ có 3 quỹ đầu tư được thành lập trong năm 2010 với tổng số vốn
huy động 800 tỷ đồng, đưa tổng số quỹ trong nước lên con số 23. Như vậy,
trong số 47 công ty QLQ thành lập theo Luật Chứng khoán, chỉ có 13 công ty
lập được quỹ trong nước và thực hiện nghiệp vụ QLQ, còn các công ty QLQ
khác chủ yếu chỉ cung cấp dịch vụ quản lý danh mục đầu tư cho các NĐT
trong và ngoài nước. Về tính chất nguồn vốn, 23 quỹ đầu tư trong nước chủ
yếu huy động nguồn vốn nội địa, duy nhất quỹ đầu tư thành viên của CTCP
QLQ đầu tư FPT có hơn 51% vốn góp từ NĐT nước ngoài.
7 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1843 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quỹ đầu tư trong nước: Bài toán huy động chưa có lời giải, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quỹ đầu tư trong nước: Bài toán huy động chưa có lời giải
Thời kỳ sôi động của hoạt động huy động quỹ đầu tư thành lập theo
Luật Chứng khoán Việt Nam (gọi là “Quỹ đầu tư trong nước” để phân
biệt với các quỹ đầu tư thành lập theo luật pháp khác) là từ tháng 7/2006
tới tháng 3/2008, khi có tới 20 quỹ đầu tư trong nước được thành lập với
tổng vốn huy động hơn 13.500 tỷ đồng (trong đó có 4 quỹ đại chúng).
Đây cũng là thời kỳ bùng nổ của TTCK Việt Nam với sự tăng trưởng thần kỳ
cả về quy mô cũng như số lượng doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa và
niêm yết.
Từ tháng 3/2008 tới nay, cùng với suy thoái kinh tế toàn cầu, tình hình huy
động quỹ trong nước của các công ty quản lý quỹ (QLQ) gặp rất nhiều khó
khăn. Chỉ có 3 quỹ đầu tư được thành lập trong năm 2010 với tổng số vốn
huy động 800 tỷ đồng, đưa tổng số quỹ trong nước lên con số 23. Như vậy,
trong số 47 công ty QLQ thành lập theo Luật Chứng khoán, chỉ có 13 công ty
lập được quỹ trong nước và thực hiện nghiệp vụ QLQ, còn các công ty QLQ
khác chủ yếu chỉ cung cấp dịch vụ quản lý danh mục đầu tư cho các NĐT
trong và ngoài nước. Về tính chất nguồn vốn, 23 quỹ đầu tư trong nước chủ
yếu huy động nguồn vốn nội địa, duy nhất quỹ đầu tư thành viên của CTCP
QLQ đầu tư FPT có hơn 51% vốn góp từ NĐT nước ngoài.
Ba năm trở lại đây, việc huy động vốn từ các NĐT trong nước trở nên hết sức
khó khăn do sự thiếu hụt vốn của các tổ chức nội địa, áp lực lãi suất cao và
diễn biến TTCK kém hấp dẫn. Trong khi đó, các NĐT nước ngoài sau khủng
hoảng tài chính lại đang chuyển hướng tìm kiếm cơ hội đầu tư sang các thị
trường mới nổi như Việt Nam. Trong ba năm vừa qua, có hơn 8.100 NĐT tổ
chức và cá nhân nước ngoài đã mở tài khoản giao dịch chứng khoán tại Việt
Nam. Riêng trong năm 2010, đã có 289 tổ chức và 950 cá nhân nước ngoài
được cấp mã số giao dịch, tăng 25,5% và 6,7% so với năm 2009 (theo Trung
tâm Lưu ký chứng khoán - VSD).
Thống kê không chính thức cho thấy, số lượng quỹ đầu tư hoạt động tại Việt
Nam khá đông đảo, khoảng hơn 400 quỹ, trong khi quỹ thành lập trong nước
còn quá nhỏ bé, cả về số lượng và quy mô vốn quản lý. Các quỹ đầu tư vào
Việt Nam, tính tới thời điểm này, chủ yếu dưới hình thức công ty đầu tư hoặc
quỹ đầu tư của NĐT nước ngoài thành lập tại nước thứ ba là các thiên đường
thuế như Cayman Islands, Bermuda, British Virgin Island và sau đó mở tài
khoản đầu tư vào Việt Nam với tư cách một NĐT nước ngoài đầu tư gián
tiếp.
Nhận thấy cơ hội từ dòng vốn ngoại dồi dào và sự quan tâm của NĐT nước
ngoài đối với tiềm năng phát triển của TTCK Việt Nam, nhiều công ty QLQ
đã chuyển hướng lấy huy động nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài làm mục tiêu
để thành lập quỹ trong nước. Tuy nhiên, các nỗ lực huy động vốn nước ngoài
cho mục tiêu trên đều chưa đạt được kết quả.
Khi NĐT chọn lựa giữa hình thức (1) đầu tư vào quỹ trong nước thành lập
theo Luật Chứng khoán và (2) đầu tư với tư cách một NĐT nước ngoài đầu tư
gián tiếp vào Việt Nam thì họ sẽ lựa chọn phương án thứ hai. Bên cạnh các
nguyên nhân chủ quan là bản thân hoạt động của các công ty QLQ trong
nước còn chưa thực sự hiệu quả, thiếu chuyên nghiệp và thiếu kinh nghiệm
quản lý vốn (track record) do sự non trẻ của TTCK trong nước, các nguyên
nhân khách quan về trở ngại của môi trường đầu tư đã hạn chế các NĐT nước
ngoài đầu tư vào quỹ trong nước.
Trở ngại 1: Những rào cản về các quy định pháp lý
Quỹ thành viên được hiểu là quỹ thành lập dựa trên ý chí của các thành viên
về mục tiêu, chính sách đầu tư cũng như các điều kiện và điều khoản khác.
Theo thông lệ quốc tế, công ty QLQ đăng ký thành lập quỹ thành viên và trên
cơ sở các điều khoản quỹ đã được xác nhận đăng ký để kêu gọi các NĐT góp
vốn. Tại Việt Nam, quy trình gần như ngược lại, hồ sơ thành lập quỹ yêu cầu
có danh sách các thành viên góp vốn, biên bản thỏa thuận góp vốn và giấy
xác nhận của ngân hàng lưu ký về quy mô vốn đã huy động. Đối với NĐT
nước ngoài, cam kết góp vốn và việc nộp tiền chỉ áp dụng với quỹ đã được
pháp luật xác nhận thành lập. Còn với Ủy ban Chứng khoán Việt Nam, quỹ
chỉ được xác nhận thành lập khi có đủ cam kết góp vốn của NĐT. Sự khác
nhau này tạo ra mâu thuẫn và đặt ra câu hỏi “con gà - quả trứng” đối với các
NĐT.
Nên chăng, không yêu cầu phải có cam kết góp vốn cứng tại thời điểm đăng
ký lập quỹ mà cho phép các công ty QLQ đăng ký lập quỹ trước, kèm theo đó
là quy định về thời gian gọi vốn (ví dụ từ 1 - 3 tháng). Sau khi kết thúc thời
gian gọi vốn (khi đóng quỹ), công ty QLQ sẽ báo cáo và đăng ký mức vốn
huy động được.
Bên cạnh đó, NĐT nước ngoài đầu tư vào quỹ trong nước còn gặp nhiều khó
khăn khác về mặt giấy tờ, thủ tục so với tự đầu tư theo hình thức 2 như việc
phải chứng minh nguồn tiền đầu tư không phải nguồn vốn ủy thác, phải có
báo cáo tài chính chứng minh năng lực của NĐT. Ngoài ra, quy định hiện
hành chỉ cho phép thành lập quỹ đóng, theo đó, NĐT không được rút vốn
trước khi hết thời hạn của quỹ. Các quy định về quỹ mở đang được xây dựng
nhưng với tốc độ rất chậm và còn nhiều điểm vướng mắc, các công ty QLQ
chắc còn phải chờ đợi rất lâu để các quy định này đi vào thực tế.
Nếu NĐT đầu tư vào TTCK Việt Nam dưới hình thức 2 thì mọi việc đơn giản
hơn rất nhiều, từ thủ tục pháp lý tới các giấy tờ chứng minh. Họ có thể rút
vốn, chuyển đổi tiền đồng Việt Nam sang các loại ngoại tệ khác và chuyển ra
nước ngoài một cách linh hoạt tùy theo yêu cầu vốn từng thời điểm.
Trở ngại 2: Rủi ro tỷ giá
Rủi ro tỷ giá cũng là một trong những quan ngại của NĐT nước ngoài khi
xem xét đầu tư vào quỹ trong nước do họ phải góp vốn hoàn toàn bằng tiền
Việt Nam ngay khi quỹ được thành lập. Thời gian giải ngân của quỹ thường
kéo dài từ 6 tháng tới 2 năm, tùy thuộc vào mục tiêu đầu tư và tình hình thị
trường. Trong khi, nếu đầu tư dưới hình thức 2, NĐT không bắt buộc phải
chuyển đổi toàn bộ ngoại tệ ngay khi bắt đầu đầu tư mà có thể chuyển đổi
từng phần để giải ngân theo tiến độ đầu tư.
Việc không được rút vốn trước hạn cũng gây quan ngại về rủi ro tỷ giá. Nếu
đầu tư dưới hình thức 2, NĐT có thể linh hoạt trong việc lựa chọn giữ đồng
tiền nào có lợi hơn, nhất là trong điều kiện đồng Việt Nam liên tục bị phá giá
thời gian gần đây: năm 2009 phá giá 1 lần, 5,4%; năm 2010 phá giá 2 lần, 3%
và 2,9%; tháng 2/2011, phá giá 9,3%.
Trở ngại 3: rào cản về thuế
Đối với trường hợp NĐT nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo hình thức 1
(theo hướng dẫn tại Công văn số 10945/BTC-TCT ngày 19/8/2010) mức thuế
phải chịu trên lợi nhuận thu về là 25%. Ngược lại, nếu đầu tư theo hình thức
2, NĐT sẽ chịu mức thuế khoán là 0,1% trên tổng giá trị giao dịch bán (theo
hướng dẫn tại Thông tư số 72/2006/TT-BTC).
Giả thiết, NĐT tổ chức nước ngoài có vốn đầu tư 100 tỷ đồng đầu tư tại Việt
Nam theo hình thức 2, giao dịch với tần suất cao, tổng giá trị bán trong năm
gầp 12 lần vốn gốc ban đầu. Như vậy, tổng giá trị thuế phải nộp trong năm là:
1.200 x 0,1% = 1,2 tỷ đồng.
Tương tự, trong trường hợp khác, NĐT này tham gia đầu tư vào một quỹ
trong nước, giả thiết lãi 15%/năm (mức tối thiểu mà các NĐT nước ngoài
thường yêu cầu). Khi đó, thuế đánh vào lợi nhuận từ đầu tư quỹ này là 100 x
15% x 25% = 3,75 tỷ đồng.
Sự chênh lệch này cho thấy, trừ khi quỹ đầu tư trong nước bị lỗ hoặc lãi dưới
5%/năm (thuế là 1,2 tỷ đồng tính theo hình thức 1) thì NĐT theo phương
thức 1 mới được lợi so với phương thức 2. Mà đây là điều không NĐT và
công ty QLQ nào mong muốn.
Lời kết
Những trở ngại trên đã làm cho bài toán huy động vốn nước ngoài để thành
lập quỹ trong nước của các công ty QLQ trở nên nan giải trong suốt thời gian
qua.
Dòng vốn ngoại vào Việt Nam, nếu được đầu tư qua các quỹ trong nước sẽ
đạt mục tiêu huy động vốn dài hạn cho sự phát triển bền vững của thị trường,
giúp Nhà nước quản lý tốt hơn dòng vốn ngoại, có được báo cáo cụ thể,
thường xuyên và có thể đánh giá được ảnh hưởng của nguồn vốn này với
TTCK. Đồng thời, tránh được những tiêu cực như việc NĐT nước ngoài ồ ạt
rút vốn khi họ đầu tư theo hình thức 2, dẫn tới nguy cơ đổ vỡ của thị trường
khi sự tham gia của NĐT nước ngoài ngày càng sâu rộng.
Có thể thấy, việc đồng vốn ngoại đầu tư vào quỹ trong nước bị hạn chế và
gặp nhiều trở ngại hơn những đồng vốn ngoại trôi nổi của NĐT nước ngoài
tự đầu tư trên TTCK là bất hợp lý. Các cơ quan quản lý nếu không tháo gỡ
những vướng mắc này thì khó có thể giúp các công ty QLQ trong nước thu
hút được nguồn vốn nước ngoài vào các quỹ đầu tư trong nước, giúp họ cải
thiện track record của mình, trở nên chuyên nghiệp hơn và có tên trong các
tập đoàn quản lý tài sản trên bản đồ tài chính thế giới.
Nga Nguyễn (CTCP QLQ Đầu tư tài chính Dầu khí)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- quy_dau_tu_trong_nuoc_bai_toan_huy_dong_chua_co_loi_giai_8544.pdf