Còn gi áo dục học đường thì áp đặt từ t rên
xuống, dạy v à học m áy m óc. Người học không có cơ
hội tự suy nghĩ hay có s áng ki ến. Học sinh bị đánh giá
theo kết quả học thuộc lòng thay v ì theo khả năng tư
duy , ý thức t rách nhiệm , tinh thần s áng tạo. Trong xã
hội ta, người t rẻ ít được lắng nghe, khuy ến khích nhận
trách nhi ệm v à tin tưởng. Người l ớn l àm đi ều này cũng
một phần vì trót “quen” v ới m ột x ã hội tôn t i ếng, hễ “nhỏ
là không được trả lời không được gi ải thích, nói ngược
lại người lớn” cho dù có khi chúng thực s ự đúng.
238 trang |
Chia sẻ: phanlang | Lượt xem: 1724 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quan trọng không phải mình có gì mà là mình là ai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
d by AM Word2CHM
TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Phần IV. CHUYỆN HỌC HÀNH HƯỚNG NGHIỆP
Cháu sắp thi đại học. Cháu muốn học ở một
đại học nước ngoài tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng
ba mẹ cháu lại muốn cháu đi du học ở Singapore.
Theo ba mẹ, học phí của hai trường (trong nước và ở
Singapore) tương đương nhau, nhưng cháu sẽ trưởng
thành, tự lập hơn nhờ sống trong môi trường học tập
quốc tế. Xa nhà, cháu sẽ b iết tự chăm sóc bản thân,
học hỏi được nhiều kinh nghiệm… Theo cô, ba mẹ
cháu nói có đúng không và cháu nên thế nào?
Thú thật với cháu, theo hiểu biết và kinh
nghiệm của cô, cô rất ngạc nhiên khi thấy nhiều gia
đình Việt Nam cho con đi học ở nước ngoài, khi bắt
đầu vào đại học. Ở tuổi này sự gần gũi, gắn bó với gia
đình rất cần thiết cho sự phát triển nhân cách. Nó cũng
giúp cho ta không bị mất gốc đối với nền văn hóa nước
nhà. Một số du học sinh không thành công là do các
bạn rời gia đình quá sớm. Một số nhà giáo dục đồng ý
với cô là: ra nước ngoài để học thạc sĩ là lý tưởng nhất.
Nên du học nước ngoài hay du học tại
chỗ?
Việc sống xa nhà để cháu có thể tự lập,
trưởng thành cũng đúng phần nào nhưng theo cô,
điều này phụ thuộc vào cách giáo dục của gia đình. Ở
các nước dù có sống chung với cha mẹ, đứa con vẫn
phải tự lo cho mình, làm thêm để kiếm sống… do cha
mẹ không “úm con” như ở ta. Học ở Singapore có cái
lợi là gần nhà, cháu có thể liên hệ thường xuyên với
gia đình và về thăm nhà nhân các dịp lễ. Singapore
cũng là một nước Á châu nên vấn đề thích nghi cũng
dễ.
Cô ủng hộ cháu học ở một trường quốc tế
trong nước, nhưng cháu có thể lựa chọn học tại
Singapore vì nước này cũng gần. Nếu đi Pháp hay Mỹ
có thể sự thích nghi sẽ khó hơn nhiều, và về mặt tâm
lý cũng đáng lo hơn…
Created by AM Word2CHM
TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Phần IV. CHUYỆN HỌC HÀNH HƯỚNG NGHIỆP
Thưa cô, cháu là sinh viên đang du học năm
thứ nhất ngành du lịch tại Thụy Sĩ. Theo ý kiến của cha
mẹ cháu đây là ngành dễ kiếm việc làm, đầu vào
không khó. Ở Việt Nam cháu thi đại học 2 lần không
đậu. Sang bên này cuộc sống xa nhà làm cháu buồn
một, thì những rắc rối trong việc học làm cháu buồn
hai. Tiếng Anh của cháu không được tốt nên việc tiếp
thu bài giảng không đầy đủ lắm, phải mượn sổ ghi
chép của bạn, hỏi thêm bạn. Việc đi thực tập ở các
nhà hàng, khách sạn (làm bồi phòng, hầu bàn, phụ
bếp) cũng làm cháu chán nản, không theo được.
Công việc thường kết thúc vào đêm khuya,
cháu phải đi bộ ra trạm xe bus (phải đổi 2 trạm), trời
lại lạnh, có hôm vừa sợ, vừa mệt mỏi cháu đã bật
khóc. Hình như cháu không thích hợp với nghề đang
học, hoặc đúng hơn không quen với những khó khăn
khi ở xứ người. Thật tình cháu không muốn học tiếp
nhưng lại sợ cha mẹ buồn nếu bỏ ngang, gia đình đã
tốn nhiều tiền lo cho cháu. Xin cô cho cháu một lời
Cháu không muốn học ở xứ người?
khuyên.
Có lẽ cốt lõi của vấn đề nằm ở chỗ cháu
không tự quyết định mà làm theo ý của cha mẹ. Một
nhà tâm lý đã nói “Không ai tìm được hạnh phúc khi
thực hiện một kế hoạch do người khác vạch ra”.
Nhiều người tưởng du học là thiên đàng,
nhưng thật ra có không ít trường hợp thất bại không
nói ra. Du học cũng không phải lối thoát cho việc thi rớt
đại học. Sinh viên ra nước ngoài phải thích nghi với
môi trường vật chất, xã hội, văn hóa khác hẳn. Đó là
chưa nói đến khó khăn về ngôn ngữ và chuyên môn.
Trước kia cô có một thời sinh hoạt với sinh viên Việt
Nam du học ở Âu châu, đã gặp nhiều trường hợp thất
bại khi họ rời gia đình lúc còn quá trẻ và khuyến cáo
rằng chỉ nên đi đu học ở cấp sau đại học vì ở tuổi này
người ta chín chắn và không dễ bị mất gốc. Cô cũng
đã gặp những trường hợp sinh viên hư hỏng, bệnh tật,
rối loạn tâm lý…
Chương trình học ở nước ngoài hết sức
nghiêm túc. Muốn trở thành một giám đốc khách sạn
giỏi sinh viên phải kinh qua tất cả các khâu sau này
mới biết tổ chức chỉ đạo. Có nơi muốn thành bác sĩ
phải bắt đầu với công việc của y công. Ở Việt Nam các
gia đình khá giả lại không tập cho con biết chịu cực,
nên cháu thấy khó khăn là phải.
Cháu nên nói thật với cha mẹ và quan trọng
hơn nữa là suy nghĩ thật kỹ về năng khiếu, sở thích của
mình. Không nhất thiết là phải học ở cấp đại học. Nếu
cháu thấy thoải mái và vui với việc mình học và làm
(sau này) thì cháu sẽ hạnh phúc. Cháu có thể xin đi
học ở một nước trong vùng để đỡ phải thích nghi với
khí hậu khắc nghiệt và những khác biệt quá lớn về văn
hóa.
Created by AM Word2CHM
TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Phần IV. CHUYỆN HỌC HÀNH HƯỚNG NGHIỆP
Cháu vừa qua kỳ thi vào đại học ngoại
thương, nhưng không mấy hy vọng sẽ đậu. Đây là lần
thi Đại học thứ hai của cháu. Cháu rất mong muốn
được học đại học.
Nhưng cháu nghĩ ba mẹ cháu không đồng ý
cho cháu thi lần thứ ba mà muốn cháu học nghề hoặc
hệ cao đẳng.
Xin cô cho cháu lời khuyên, cháu nên tiếp tục
ôn thi vào đại học một lần nữa, chọn học cao đẳng hay
học một nghề hệ trung cấp cho “chắc ăn” như cha mẹ
cháu nói?
Thành công ở đời là biết lượng sức mình để
lựa chọn công việc phù hợp với năng khiếu và khả
năng. Không phải chỉ có bằng cấp đại học mới thành
công và có khi học nghề hay cao đẳng lại dễ tìm việc
làm hơn. Cháu có thể chọn ngành học có liên thông,
để sau khi làm việc ở cấp cao đẳng một thời gian rồi
học tiếp đại học. Học kiểu này rất tốt vì kinh nghiệm
Phải biết lượng sức mình
làm việc sẽ giúp cho kiến thức vững chắc hơn.
Quan trọng nhất là biết sức mình tới đâu để
khỏi duy ý chí vì sĩ diện. Cháu nên tới Viện Nghiên cứu
Giáo dục nằm trong khuôn viên Đại học Sư phạm
Thành phố Hồ Chí Minh để xin làm một trắc nghiệm
tâm lý về năng lực học tập. Nhà tư vấn sẽ cung cấp
thêm thông tin để cháu quyết định.
Cha mẹ thường hay ép con vào đại học dù
quá sức của con. Cha mẹ cháu thì ngược lại, chắc ông
bà cũng biết năng lực thật của cháu.
Không ai cản cháu thì đại học lần thứ ba,
nhưng đừng phí phạm một năm. Hãy tìm một nghề mà
cháu thích để học. Làm được điều mình thích sẽ đem
lại niềm vui.
Created by AM Word2CHM
TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Phần IV. CHUYỆN HỌC HÀNH HƯỚNG NGHIỆP
Không chỉ riêng em mà còn nhiều bạn khác,
nếu vào đời mà không có tấm bằng đại học thì sẽ thiệt
thòi, sẽ khó khăn hơn nhiều trong cuộc sống. Nhưng
rồi lại nghĩ nếu “bíp” (xin lỗi đây là từ bọn em thay cho
“rớt đại học”) thì sao? Tự tử à? Chắc không. Chắc
chắn sẽ sống tiếp. Mọi người xung quanh sống rất thực
tế, nhưng lại suy nghĩ và kỳ vọng vào chúng em rất…
phi thực tế. Điều này mới đáng sợ.
Em rất muốn làm một nhà kế hoạch, làm một
người lãnh đạo. Ý tưởng mạnh mẽ, hay ho tụi em
không thiếu, nhưng tụi em không b iết cách b iết nó
thành hiện thực.
Em mong gặp được người dạy em điều đó.
Trước tiên ta bàn về cái bằng đại học. Cá
nhân và xã hội lựa chọn và hành động theo những xác
tín mà xã hội học gọi là giá trị. Đó là những gì mà ta
cho là rất quan trọng cho đời sống chúng ta, không có
không được. Trong hệ thống giá trị có cái tích cực,
Em muốn là một nhà kế hoạch
đúng đắn như sự trung thực, sự liêm sỉ, tinh thần vì
cộng đồng…
Nhưng cũng có những giá trị giả tạo như tiền
bạc, vật chất, quyền lực, tiếng tăm. Xã hội ta hiện nay bị
chi phối mạnh mẽ bởi hệ thống giá trị giả tạo này, nên
cha mẹ đặt nhiều kỳ vọng nơi con cái, bất kể chúng có
thực hiện nổi hay không.
Tấm bằng đại học là một nỗi ám ảnh lớn của
mọi gia đình. Thực tế, một người có bằng cử nhân
không có việc làm hay làm việc không phù hợp không
dễ dàng hơn một anh thợ giỏi. Một cô gái làm chủ một
cửa hàng thời trang không hề thiếu hạnh phúc. Vấn đề
là cái giá trị người ta gán cho bằng cấp. Cách phân
cấp xã hội “sĩ, nông, công, thương”, truyền thống coi
vậy mà còn ảnh hưởng cách suy nghĩ của chúng ta
khá nhiều.
Gần đây, cô có gặp một cặp vợ chồng người
Bỉ, cả hai là tiến sĩ tâm lý học, vậy mà người con trai
duy nhất của họ chỉ là một kỹ thuật viên vi tính bậc
trung cấp. Ông bà hoàn toàn hài lòng với vị trí của con
mình và nói: “Nó muốn vậy đó và định từ từ sẽ chuyển
lên học đại học khi nó sẵn sàng”.
Điều cô muốn nói với em là phải tập đừng sợ
dư luận, khi nó không đúng và không phù hợp với
quan điểm của mình. Cách đây vài chục năm, cô có
gặp ở phương Tây những gia đình mà ba làm kỹ sư thì
con cũng là kỹ sư; mẹ bác sĩ thì con cũng là bác sĩ.
Giờ thì khác, tuổi trẻ đã tự khẳng định, chọn những
nghề mình muốn và cha mẹ tôn trọng sự lựa chọn của
họ.
Cái khó là hệ thống giáo dục ở Việt Nam còn
“nhốn nháo”. Thay vì là một niềm vui, việc học trở thành
một gánh nặng cho lớp trẻ. Ở Mỹ, mà cô biết, học xong
phổ thông không cần có những cuộc thi tốt nghiệp đầy
bi kịch. Còn muốn học đại học thì chỉ cần đăng ký, nếu
điểm tốt nghiệp phổ thông đạt tiêu chuẩn. Chỉ một số ít
trường đặc biệt mới phải thi vào. Làm được như vậy vì
đầu vào, đầu ra được kiểm soát chặt chẽ, nhất là chất
lượng dạy và học ở cấp dưới là chất lượng thật. Không
có “điểm xin”, “bằng mua”, “phao cứu hộ”. Trẻ chọn
ngành nghề theo khả năng và sở thích. Không những
điểm học trong trường, mà ngay cả những trắc nghiệm
tâm lý cũng để giúp cha mẹ biết rõ năng lực thật của
con cái. Do đó kẻ học bác sĩ, người học kỹ thuật viên,
đứa thì tạm thời đi làm tạp vụ…, không có gì là bi kịch
cho cha mẹ.
Tiến tới bằng đại học là tốt, nhưng một tỷ lệ
nào thôi, tùy khả năng của cá nhân và nhu cầu về
nguồn nhân lực của một đất nước. Có nhiều trường
hợp cử nhân khó kiếm việc làm hơn thợ chuyên môn.
Một điều hay là có sự liên thông giữa trung cấp cao
đẳng và đại học. Học sinh tốt nghiệp phổ thông đăng
ký học một nghề nào đó ở đại học cộng đồng tại địa
phương, sau khi làm việc vài năm có thể tiếp tục
ngành nghề đó tại một đại học lớn.
Còn chuyện em muốn trở thành một nhà
hoạch định giáo dục? Tốt lắm! Và làm sao học được
điều này. Rất dễ. Trên thế giới nói chung và ở Mỹ nói
riêng giáo dục là một ngành khoa học lớn cấp bằng từ
cử nhân đến tiến sĩ. Em có thể theo ngành sư phạm là
phương pháp giáo dục, hoặc trở thành chuyên gia về
một cấp học (từ mẫu giáo, cấp I, II, III đến đại học và
sau đại học). Để trở thành nhà hoạch định thì em phải
có kiến thức tổng quát như triết lý giáo dục, mối liên
quan giữa giáo dục và phát triển, quản lý giáo dục
v.v…
Một nhà văn nổi tiếng, một kỹ sư giỏi, một
người có bằng chính trị cao không thể hoạch định giáo
dục, nếu không theo học khoa học về giáo dục. Điều
này lý giải tại sao giáo dục ở ta nhốn nháo đến thế.
Em hãy lo học thật chăm chỉ, cố gắng học
ngoại ngữ giỏi để sau này có thể trở thành nhà hoạch
định giáo dục cho đàn em đỡ khổ!
Created by AM Word2CHM
TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG
Tình yêu là gì?
Con tôi yêu quá sớm
Nên yêu hay tập trung học?
Muốn trả thù rồi tự tử
Sao bạn có thể đổi thay?
Thích hai người cùng lúc
Giải pháp nào cho tình yêu?
Mới quen nhau 5 ngày
Sao anh không nói lời yêu?
...
Created by AM Word2CHM
Phần V. TÌNH YÊU, TÌNH BẠN
TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Phần V. TÌNH YÊU, TÌNH BẠN
Cháu 14 tuổi, đang học lớp 7, nhiều năm liền
là học sinh giỏi. Cháu yêu Lâm, bạn nam ở lớp bên
cạnh đã 4 tháng rồi. Nhưng cháu không b iết bạn có
yêu cháu không mà có vẻ lạnh nhạt với cháu, trong khi
ai cũng b iết cháu yêu bạn ấy. Cháu đã viết thư hỏi
Lâm có yêu cháu không và nhờ một bạn chuyển.
Chẳng may b ị cô giáo bắt được, cô la cháu, mách với
cô chủ nhiệm của Lâm làm cháu rất xấu hổ.
Cháu cũng không thiết học hành vì một đứa
bạn kể: Lâm nói là không yêu cháu. Hơn nữa, nhỏ này
còn nói da cháu đen nhẻm, không xứng với Lâm.
Theo cô thì cô giáo cháu có ghét cháu không, khi cô la
và hỏi cháu “Tình yêu là gì?” cháu không trả lời được.
Cô ơi, thế tình yêu là gì?
Ai cũng nhắc đến tình yêu, nhưng hiểu nó là
gì thì thật không dễ. Cháu có nghe câu danh ngôn nổi
tiếng này chưa: “Yêu không phải là nhìn nhau, nhưng
mà là cùng nhau nhìn về một phía”. Một tác giả khác
Tình yêu là gì?
còn nói: “Đời sống lứa đôi là để cho nam nữ giúp
nhau tự hoàn thiện”. Điều này có nghĩa là tình yêu
không phải là một cảm xúc dễ dãi, vô trách nhiệm. Nó
là một tình cảm cao đẹp, qua đó hai người đến với
nhau không vì mục đích ích kỷ mà còn để tự hoàn thiện
mình và làm những điều hữu ích cho xã hội. Ví dụ tạo
ra những công dân tốt để xây dựng xã hội ngày càng
tốt đẹp. Tình yêu chính là nguồn cổ vũ cho ta sống tốt
và làm điều tốt để duy trì thế giới này.
Vì vậy muốn yêu đúng nghĩa ta phải chín chắn
về tâm lý, có đầy đủ hiểu biết về cuộc sống, có nghề
nghiệp trong tay, biết hy sinh quên mình hầu xây dựng
sự nghiệp chung… Kinh nghiệm sống, sự trưởng
thành là vô cùng quan trọng… nên đòi hỏi tuổi tác.
Cũng vì thế luật hôn nhân gia đình chỉ cho phép con
gái kết hôn lúc 18 tuổi. Đó là tuổi tối thiểu.
Cảm xúc mà cháu dành cho Lâm chưa phải
là tình yêu mà chỉ mới là thích thôi (dù thích đến mê).
Vì cháu còn nhỏ quá chưa có kinh nghiệm, chưa chín
chắn về tâm lý và đâu biết gì về Lâm trừ bề ngoài của
bạn. Vì nếu yêu thì phải hiểu nhau, biết tính tình của
nhau nhất là chia sẻ các hoài bão v.v…
Chuyện da của cháu đen hay trắng cũng
không ảnh hưởng đến tình yêu, vì bề ngoài chưa phải
là tất cả. Người ta yêu là yêu một con người, chứ
không phải một sống mũi hay làn da.
Chắc cô giáo không ghét cháu đâu mà chỉ tội
nghiệp cho một cô học trò dại dột. Cháu nên tập trung
vào việc học. Càng học càng hiểu đời, hiểu người,
hiểu mình.
Created by AM Word2CHM
TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Phần V. TÌNH YÊU, TÌNH BẠN
Con trai tôi 15 tuổi, đang học lớp 9. Gần đây
tôi bắt gặp cháu hay thì thầm qua điện thoại rất lâu,
thường đi chơi không nói với cha mẹ là đi đâu. Mới
đây, tôi tình cờ xem được cuốn nhật ký cháu viết trao
đổi hàng ngày với bạn gái, mới khám phá ra là con trai
tôi đang yêu say đắm. Các cháu gọi nhau là “anh yêu”,
“em yêu”, “vợ chồng”. Cháu học hành sa sút hẳn và có
nhu cầu xài tiền nhiều hơn (chắc là bao bạn gái), cháu
đã vài lần lấy cắp tiền của cha mẹ.
Chúng tôi la rầy cháu, gặp gỡ “nhà gái” để
ngăn trở “chuyện tình” này, thậm chí nói chuyện với cả
cô giáo chủ nhiệm của hai cháu. Nhưng hình như sự
“ngang trái” chỉ càng làm cho hai trẻ “yêu” nhau hơn
mà thôi. Điều chúng tôi sợ nhất là làm quá thi các cháu
bỏ nhà ra đi, thậm chí tự tử. Theo chị, chúng tôi nên
làm thế nào để giải quyết vụ này một cách ổn thỏa
nhất?
Chuyện xảy ra với con anh không lạ. Ở tuổi
Con tôi yêu quá sớm
này trẻ bắt đầu bị thu hút bởi người khác phái và biết
“yêu”. Đây là quy luật phát triển tâm sinh lý của lứa tuổi
mà quy luật thì ta không chống trả hay bẻ gãy được.
Đúng như anh nói, “làm quá” có thể dẫn tới hậu quả
không tốt.
Chuyện yêu đương ở tuổi 14, 15 như con anh
không cá biệt chút nào, có điều là cháu đi hơi quá đà.
Anh nên nhẹ nhàng nhắc nhở cháu. Cho cháu biết,
anh không cấm chuyện cháu có bạn gái, nhưng cháu
còn quá trẻ, nên tập trung học hành để chuẩn bị tương
lai cho cả đôi bên. Anh nên đề nghị cháu mời bạn gái
về nhà chơi để bình thường hóa sự việc. Lúc thuận
tiện, anh nên vui vẻ thảo luận với cháu về tình yêu, hôn
nhân, trách nhiệm của người đàn ông v.v… Hay anh
tìm sách báo có đề cập đến vấn đề đó để cho hai cha
con cùng đọc.
Created by AM Word2CHM
TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Phần V. TÌNH YÊU, TÌNH BẠN
Cháu 15 tuổi đang yêu một người bạn cùng
lớp là N.H.Đ là người rất tốt và học giỏi. Chúng cháu
quen nhau được 5 tháng nay và tình cảm của chúng
cháu cũng rất tốt. Nhưng không hiểu sao mấy ngày
nay cháu cám thấy bạn ấy lạnh nhạt với cháu và giỡn
với một bạn gái khác.
Khi bắt đầu yêu nhau, cháu có nói là cháu
không thích bạn ấy giỡn với các bạn gái khác. Người
kia đẹp hơn cháu. Như vậy có phải là bạn ấy không
còn yêu cháu nữa không? Dù sao chúng cháu có
nhiều kỷ niệm đẹp và có ai ăn hiếp cháu thì bạn ấy
bênh vực ngay.
Cô nghĩ thế nào và xin cô cho b iết cháu có
nên đặt tình yêu lên hàng đầu không? Có lúc cháu
nghĩ mình không nên yêu nữa, mà nên tập trung học
hành để chuẩn b ị cho tương lai. Xin cô cho cháu một
lời khuyên.
Cháu đã tự trả lời cho mình rồi. Ở tuổi của
Nên yêu hay tập trung học?
cháu là phải tập trung học tập để chuẩn bị cho tương
lai, cũng là chuẩn bị cho một tình yêu chín chắn và tốt
đẹp nhất.
Ở tuổi học đường, tâm lý và tình cảm của các
cháu chưa chín chắn và ổn định. Ở tuổi này đã có sự
thu hút giữa những người bạn khác phái, nhưng đó
chưa phải là tình yêu theo đúng nghĩa của nó. Tình yêu
phải nghiêm túc, phải có trách nhiệm và giúp nhau tự
hoàn thiện để tiến tới xây dựng một gia đình tốt đẹp.
Con đường ấy còn xa lắm vì các cháu phải học hành
đến nơi đến chốn, có nghề nghiệp, v.v…
Ở tuổi còn đùa giỡn và ăn hiếp nhau thì cháu
hãy coi đây là tình bạn thôi, và trong tình bạn, cháu
không nên độc quyền bắt Đ. chỉ chơi với một mình
cháu. Người con gái càng độc quyền, càng ghen tuông
thì bạn trai càng chán ngán.
Cháu hay tiếp tục chơi với Đ. và các bạn trai
khác như bạn. Khi cháu tập trung học tập thì vấn đề chỉ
còn là “chuyện nhỏ” thôi.
Created by AM Word2CHM
Created by AM Word2CHM
TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Phần V. TÌNH YÊU, TÌNH BẠN
Cháu đang đi học. Hơn một năm nay, cháu có
người yêu và đã trao tất cả cho người ấy. Bây giờ anh
ta thay đổi, nhất quyết không chịu tiếp tục nữa mặc dù
cháu đã tự tử… hụt. Cháu là con một, nhà cháu kinh tế
khá hơn nhà anh ấy. Cha mẹ lo cho cháu tất cả,
nhưng cháu không được làm gì theo ý mình từ việc
học đến việc khác. Trong chuyện này, cha mẹ cũng
ngăn cản dữ lắm, vì cho rằng anh ấy nghèo và lợi
dụng cháu…
Cháu đã bỏ học nửa năm nay vì học không
vô. Hiện giờ cháu chỉ có một mong muốn duy nhất là
gặp lại anh ấy và tiếp tục như trước. Nhưng sau lần tự
tử, anh ấy đã tránh mặt cháu luôn và tuyên bố chấm
dứt quan hệ. Cháu muốn giết anh ấy và tự tử lần cuối.
Cháu không thể để anh ấy thuộc về người khác.
Người lớn khuyên cháu nên quên đi và sau này còn
lấy chồng. Nhưng cháu không quên được và cũng
không thể lấy chồng, vì mặc cảm tội lỗi, dù người ta có
thể chấp nhận cháu. Cháu phải chết cô à.
Muốn trả thù rồi tự tử
Cháu quá bối rối. Cô giúp cháu tìm một lối ra.
Cách đây vài năm, báo chí có nêu trường hợp
một anh kiến trúc sư giết người yêu rồi cắt từng khúc.
Ngay lúc đó, một bác sĩ tâm thần người Bỉ đến thăm
cô. Bà ấy giải thích đó là “phản ứng sơ đẳng” của một
đứa trẻ cắn vú mẹ khi sữa không ra như ý nó. Nó
chẳng hiểu gì, không chiếm đoạt được cái mình muốn
thì tiêu diệt đối tượng đó.
Người bạn trai ấy bỏ chạy vì một là cháu đã
quá dễ dãi khi trao tất cả cho anh ta. Lý do thứ hai là
cái thứ “tình yêu chiếm đoạt” của cháu cũng rất đáng
sợ (“Cháu không muốn cho anh ta thuộc về người
khác”). Thứ ba là cái nư của cháu… động tới là đòi tự
tử. Đáng sợ nhất là xu hướng tự hủy hoại và huỷ hoại
người khác.
Tuy nhiên, đây không phải là lỗi của cháu, mà
do cách giáo dục của cha mẹ cháu đã khiến cháu
không kịp lớn lên. Người trưởng thành về tâm lý sẽ
biết chấp nhận những thử thách của cuộc sống. Người
trưởng thành có người té đau rồi cố gắng vươn lên,
bước tới. Mỗi lần như vậy sẽ trưởng thành thêm.
Cháu nên tìm đến một nhà tâm lý giỏi để
được trị liệu thích hợp và hiệu quả.
Created by AM Word2CHM
TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Phần V. TÌNH YÊU, TÌNH BẠN
Cô ơi, con đang yêu và con nghĩ rằng bạn
cũng yêu con, vì chính bạn đã viết thư tỏ tình, đã dành
cho con nhiều tình cảm và sự quan tâm, chăm sóc hơn
hẳn các bạn khác. Thế mà một tuần nay bạn bỗng
dưng thay đổi thái độ, lảng tránh, không muốn nói
chuyện với con dù hai đứa học cùng lớp. Bạn làm như
chưa hề nói yêu con.
Người ta bảo con gái hay thay lòng đổi dạ.
Con viết thư hẹn bạn nhưng bạn không đến chỗ hẹn,
con chận đường rủ bạn đi ăn kem để nói cho ra lẽ
nhưng bạn chỉ lắc đầu. Trong khi đó thì bạn lại tỏ ra
thân thiết với một bạn trai ở lớp bên cạnh và còn cố
tình cho con thấy. Con phải làm sao?
Theo cô đoán thì không phải là bạn ấy không
còn yêu cháu nữa, nhưng đang hờn cháu điều gì đó
mà không nói ra được. Tỏ ra thân thiện với một bạn
trai khác một cách cố tình cho cháu thấy có nghĩa là
muốn gây sự chú ý của cháu, muốn khiêu khích cháu,
Sao bạn có thể đổi thay?
chứ nếu thật sự ưa thích ai khác thì bạn ấy sẽ kín đáo
hơn.
Cháu suy nghĩ xem mình đã làm gì khiến cho
nàng hờn cháu. Ví dụ như quá thân thiện với một bạn
gái khác, thiếu những cử chỉ chăm sóc mà bạn ấy
đang chờ v.v… Rồi tìm cách sửa sai.
Cháu cứ bình tĩnh, thoải mái, tỏ ra thật bình
thường như không có chuyện gì xảy ra, nhưng đừng
quá thờ ơ. Khi nào “mệt” quá, bạn ấy sẽ làm quen lại
với cháu. Còn nếu giận luôn thì cũng không hệ trọng
lắm, vì trong một đời người, ta gặp gỡ quen biết nhiều
người trước khi chọn một người bạn đời. Nếu cô bạn
này thuộc típ người hay hờn dỗi thì sự chia tay là một
điều may mắn cho cháu. Nhưng cô không tin là hai
cháu sẽ chia tay.
Cuộc “chiến” yêu đương là một chuỗi dài
những trận chiến rồi hòa, hòa rồi chiến. Nó cũng là cơ
hội cho hai bên biết rõ nhau hơn để cuối cùng đi đến
những quyết định sáng suốt. Giận rồi làm hòa vui làm
sao! Cháu còn sẽ trải qua nhiều lần như vậy.
Có một điểm cháu không được thua, đó là
thua chính mình. Hãy chứng tỏ bản lĩnh con trai là biết
làm chủ cảm xúc. Không để tình cảm lấn át nhiệm vụ.
Nếu lơ là việc học, dù bạn gái có làm hòa, cháu cũng
thua đậm đó. Cố lên!
Created by AM Word2CHM
TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Phần V. TÌNH YÊU, TÌNH BẠN
Cháu là học sinh lớp 10. Cháu đang rất bối
rối vì thích hai bạn nam học cùng lớp, không b iết chọn
ai. Một bạn học rất giỏi nhưng ít nói, tính tình hơi cù
lần, còn một anh thuộc hàng “quậy”, là học sinh hơi cá
biệt trong lớp.
Với bạn học giỏi thì cháu phục, nhưng khó
nói chuyện. Với bạn “quậy” thì cháu rất thoải mái vì
bạn vui vẻ, làm nhiều điều dễ thương cho cháu. Theo
cô thế cháu nên chọn ai?
Chưa đến lúc để cháu phải chọn một trong
hai bạn trai đâu, vì ở tuổi các cháu hãy coi đó là tình
bạn thôi. Sau này khi yêu thật và nghĩ đến việc chọn
người bạn đời, cô hy vọng cháu sẽ có những tiêu
chuẩn nghiêm túc hơn là sự “vui vẻ” hay tính “cù lần”.
Thậm chí học sinh giỏi dù là một giá trị đích thực,
nhưng cũng chưa đủ.
Sau này nếu chọn người bạn đời, cháu phải
xem đó có phải là một người có trách nhiệm, có khả
Thích hai người cùng lúc
năng gánh vác một gia đình, là người cha gương mẫu
không. Cháu thích anh bạn “quậy” vì anh ta “làm nhiều
điều dễ thương cho cháu”. Đó là một động cơ ít nhiều
ích kỷ. Chẳng qua anh bạn kia có lẽ là khéo “nịnh
đầm” thôi, còn chiều sâu thì không có gì. Còn anh
chàng “cù lần” có thể là một người nghiêm túc.
Để kết luận, những lập luận của cháu cho
thấy cháu còn rất non nớt trong cuộc sống. Cháu cứ
chơi với bạn như bạn thôi. Thậm chí cháu có thể có
nhiều bạn nam hơn nữa, nhưng khoan nghĩ đến tình
yêu.
Created by AM Word2CHM
TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Phần V. TÌNH YÊU, TÌNH BẠN
Cháu và Nam quen nhau đã 3 năm. Nói lời
yêu được 3 tháng thì chúng cháu phải chia tay nhau, vì
cháu lên thành phố học đại học. Cháu rất nhớ Nam,
mỗi ngày phải đối diện với những kỷ niệm là những
món quà Nam tặng, cuốn sổ chúng cháu viết thư
chung cho nhau. Một ngày nọ, để quên đi nỗi nhớ,
cháu đã đốt quyển sổ có sự chứng kiến của một người
bạn chung của cháu và Nam. Người bạn này sau đó
kể lại với Nam và Nam đã viết thư chia tay với cháu.
Lần cuối cùng viết thư cho cháu cách đây 1
năm, Nam bảo nhớ cháu nhiều, cháu trả lời nhưng
không thấy hồi âm. Cháu vẫn yêu Nam ngay cả khi
chia tay, vẫn mong Nam quay lại. Cô ơi, cháu phải làm
gì để an tâm, không say nghĩ nhiều về chuyện này
nữa?
Tình yêu giữa hai cháu “hơi bị lãng mạn” và
chiếm quá nhiều thời gian và tâm trí của cháu. Có
người yêu thì tốt nhưng ở tuổi học hành, cháu phải biết
Giải pháp nào cho tình yêu?
cân bằng cảm xúc và “nhiệm vụ”. Cử chỉ đốt cuốn sổ
của cháu cũng hơi quá đáng và thậm chí buồn cười.
Sự giận hờn của bạn trai cháu, cũng (xin lỗi) hơi trẻ
con.
Cháu hỏi phải làm gì để an tâm và khỏi phải
suy nghĩ về chuyện này? Chỉ có một cách là nghĩ đến
chuyện khác: chuẩn bị cho tương lai có nghề nghiệp
và cuộc sống ổn định. Đây là nhiệm vụ quan trọng duy
nhất ở tuổi cháu. Yêu cầu Nam nói rõ cảm nghĩ của
mình. Giận luôn hay làm “trận”. Nếu anh ta giận luôn
thì quá trẻ con, cháu có thể quên đi. Hiểu rồi mà làm
“trận” thì cũng… trẻ con nốt, cháu đề nghị anh ta “xì tốp
hia” và làm người lớn.
Chúc cháu can đảm, làm chủ được cảm xúc.
Created by AM Word2CHM
TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Phần V. TÌNH YÊU, TÌNH BẠN
Cháu quen một bạn trai tên H. trong khoảng
thời gian cháu đi thi vỏn vẹn có 5 ngày. Hôm trước
chúng cháu gặp nhau (vì mướn chung khu nhà trọ), thì
hôm sau anh đã nói là mến cháu và rủ cháu đi công
viên. Anh nắm tay cháu và nói thương cháu hỏi cháu
có đồng ý làm bạn gái anh không. Sau cuộc thi cháu
về nhà, anh viết thư cho cháu, nhưng cháu viết trả lời
là chỉ xem anh như anh trai thì anh bặt vô âm tín,
không gửi thư cho cháu nữa. Thật ra, anh là người
như thế nào?
Tội nghiệp, sao cháu dễ bị “cắn câu” quá?
Sao cháu ngây thơ đến thế? Quen nhau mới 5 ngày
làm gì có chuyện yêu với đương! Mới quen hôm trước,
hôm sau đã “mến” với “thương” rồi! Anh ta trêu cháu
chút xíu vậy thôi. Nhưng tiếc rằng trên đời này có không
ít cô gái ngây thơ, nhẹ dạ, dễ bị gạt nên đã góp phần
tạo ra nhiều tay sở khanh. May là anh ta đã cao chạy xa
bay.
Mới quen nhau 5 ngày
Cháu hỏi “Anh ta là người như thế nào”? Đó
là một tên sở khanh đầy tiềm năng nếu gặp nhiều bạn
gái như cháu. Nếu gặp cháu gái khó tính khác, chưa gì
đã nắm tay, tỏ tình thì chắc anh ta sẽ… ăn bạt tai rồi.
Cháu hãy cố gắng học hỏi thêm về sự đời
nhé?
Created by AM Word2CHM
TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Phần V. TÌNH YÊU, TÌNH BẠN
Thưa cô Oanh, năm nay cháu 20 tuổi, anh
học cùng lớp với cháu, hơn cháu 2 tuổi. Trước kia cháu
thầm yêu trộm nhớ anh. Nhưng cháu được b iết anh đã
có bạn gái, cháu lại nhút nhát không dám thể hiện tình
cảm và sợ mang tiếng con gái mà tỏ tình trước. Rồi
cháu được tin người yêu anh đã đi lấy chồng, anh rất
buồn. Cũng từ đó, cháu nhận thấy anh có những cử
chỉ, ánh mắt trìu mến đối với cháu, anh quan tâm đến
cháu ra mặt nhưng sao anh không tỏ tình với cháu? Vì
sao anh ấy im lặng, liệu anh có yêu cháu? Cháu có
nên chờ đợi anh không, khi xung quanh có nhiều bạn
trai cũng theo đuổi cháu?
Cháu đừng bồn chồn mà hãy để cho tình yêu
chín muồi và đến từ từ. Nếu anh ấy quan tâm đến cháu
thì hãy bày tỏ sự quan tâm của cháu đối với anh. Giữa
cháu và anh ấy mới chỉ là sự thu hút bên ngoài. Tình
yêu chỉ hình thành trên cơ sở của sự quen biết và
thông cảm nhau. Hãy đến với nhau như nhiều người
bạn bình thường trước đã. Chưa thật sự quen nhau
Sao anh không nói lời yêu?
làm sao tỏ tình.
Cháu hỏi: “Có nên chờ anh không khi xung
quanh có nhiều bạn trai cũng theo đuổi cháu”. Cháu
nói chuyện tình yêu mà sao giống đi “mua hàng” quá.
Yêu đương là chuyện hệ trọng, chứ đâu phải hụt cái
này thì bắt cái kia. Cháu cứ chơi với tất cả như những
người bạn bình thường và chọn một người, khi có tình
cảm thật sự 20 tuổi là còn rất trẻ và hình như cháu
cũng chưa hiểu tình yêu thật sự là gì. Cứ để thời gian
làm nhiệm vụ của nó, nghĩa là giúp chúng ta trưởng
thành.
Created by AM Word2CHM
TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Phần V. TÌNH YÊU, TÌNH BẠN
Năm lớp 9 cháu thích Huân, bạn trai học cùng
lớp. Bạn cũng rất thích cháu. Nhưng các bạn nữ trong
lớp khuyên cháu không nên quen Huân vì Huân là
một đứa con trai có vẻ… ong bướm! Năm nay lên lớp
10, một số bạn giới thiệu Duy cho cháu. Duy hơn cháu
1 tuổi, học lớp 11 cùng trường. Có vẻ Duy cũng thích
cháu. Nhưng gần đây khi cháu đánh bạo viết thư cho
Duy, hỏi Duy có yêu cháu không thì Duy lại trả lời chỉ
coi cháu như bạn. Cháu đau khổ quá cô ạ. Rõ ràng là
bạn rất thích cháu, quan tâm đến cháu mà lại nói coi
cháu như bạn, là sao?
Cháu rõ là “cháu gái dại khờ”. Còn nhỏ mà
nghĩ tới tình yêu làm gì? Còn sớm quá, hãy chơi với
nhau như bạn cái đã. Thời xưa con gái tỏ tình trước bị
lên án ngay, nhưng ngày nay thì ai tỏ tình trước cũng
được.
Nhưng theo cô về mặt “chiến thuật”, để con
trai tỏ tình trước thì ít “quê độ” cho người con gái hơn
Cháu thích một người
nếu bị từ chối… Những tình cảm ban đầu của Duy có
thể chấm dứt vì thấy cháu “bạo” quá. Lẽ ra, cứ để tình
bạn phát triển dần dần thành tình yêu rồi cái gì phải tới
sẽ tới.
Cháu không nên “đau khổ” với trò chơi này.
Có thể bạn ấy mới thích cháu thôi. Nhưng thích chưa
phải là yêu. Cháu nên tập trung vào học tập hay công
việc ưa thích nào đó để giải khuây. Vài năm nữa nhìn
lại “biến cố” này chắc cháu sẽ buồn cười lắm.
Created by AM Word2CHM
TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Phần V. TÌNH YÊU, TÌNH BẠN
Cô ơi, em vừa thi đại học, nhưng chắc là
không đậu. Em đang băn khoăn không b iết nên học
ôn để thi tiếp hay lấy chồng. Anh trai của bạn em
thương em cả năm nay. Tụi em đã chính thức nói yêu
nhau. Anh ấy 30 tuổi lớn hơn em 12 tuổi, đã đi làm và
thành đạt, có nhà riêng. Gia đình hay bên cũng b iết
ảnh có ý định tiến tới hôn nhân với em và không phản
đối.
Hôm qua ảnh nói với em là nếu không đậu
đại học thì cũng đừng lo lắng gì, ảnh sẽ cưới em Tết
này. Em không cần đi làm, chỉ cần ở nhà làm vợ và
sau này làm mẹ là đủ. Em nghĩ, ai đi học rồi cũng
mong có việc làm, mong có tiền nuôi được bản thân,
làm giàu, phụ nữ làm gì rồi cũng đến lúc lấy chồng,
làm mẹ… Thế thì em lấy chồng, khỏi phải lo đi làm
kiếm tiền, làm vợ, làm mẹ như mọi người. Em còn
phải học đại học làm gì nữa, em nghĩ vậy có đúng
không cô?
Em muốn đi đường tắt
Phụ nữ ngày nay không còn chỉ trông vào
ngày cưới, để được chồng nuôi suốt đời. Họ cần học
một nghề. Thi vào đại học cũng không chỉ để tìm việc
làm và tự nuôi thân, vì kiến thức rộng còn là một hành
trang không thể thiếu trong đời sống hiện đại. Người
phụ nữ có học sẽ dễ chia sẻ với chồng và dễ thành
công hơn trong việc giáo dục con cái. Ra ngoài xã hội
họ cũng sẽ tự tin hơn. Người phụ nữ đi làm do tiếp xúc
nhiều, do phải giải quyết những vấn đề trong công việc
sẽ có tầm nhìn rộng rãi hơn là người suốt ngày ru rú
trong nhà.
Cô không muốn dự trù những điều không
hay, nhưng ta luôn phải phòng hờ từ xa. Nếu hôn nhân
trắc trở, người chồng đau ốm, người phụ nữ có nghề
cũng dễ xoay xở hơn. Người bạn của em có ý tốt,
nhưng cũng có suy nghĩ hơi gia trưởng và không mấy
hợp thời.
Vì ngày nay nam nữ nên bình đẳng ngay cả
trong lĩnh vực văn hóa. Chồng tương lai của em sẽ nể
em hơn nếu em là một người có kiến thức và có khả
năng độc lập về kinh tế. Có khi ra ngoài xã hội anh ta
sẽ hãnh diện vì em.
Em có thể kết hôn ngay nhưng những năm
đầu khi chưa có con, em nên tranh thủ học một nghề
mà em thích. Có thể em không đi làm nhưng em sẽ
vẫn tự tin, hơn là sống ỷ lại hoàn toàn vào chồng. Mong
em suy nghĩ thật kỹ.
Created by AM Word2CHM
TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Phần V. TÌNH YÊU, TÌNH BẠN
Cháu và Mai - bạn học cùng lớp 12 với cháu -
thân nhau từ cấp II. Thế mà lại xảy ra một chuyện
buồn. Hôm qua Mai b ị mất tiền (để trong cặp sách).
Ra chơi, bạn ấy lấy tiền rủ cháu xuống căng-tin uống
nước thì phát hiện mất bóp đựng tiền. Một số bạn
trong lớp xì xào: nghi phạm hẳn phải là những người
ngồi cạnh. Cháu lại ngồi cạnh Mai.
Bạn ấy không nói gì mà cháu thì chẳng thể
thanh minh, vì có ai đổ cho cháu đâu, nhưng Mai cũng
ít nói hẳn với cháu. Cháu buồn, không b iết phải cư xử
thế nào, nhưng trong lòng cũng đau đớn. Chẳng lẽ là
bạn thân, chơi với nhau nhiều năm mà Mai lại nghĩ
xấu cho cháu? Như vậy có đáng gọi là bạn thân?
Cháu buồn và tự ái nên cũng không thèm nói chuyện
với Mai, kết quả là chúng cháu chiến tranh lạnh. Cô ơi,
cháu nên làm gì hay là cứ để tình bạn chết?
Sự hiểu lầm thật đáng buồn. Cũng nên thông
cảm với Mai trong cơn bối rối. Phản ứng “giận lại” của
Tình bạn có tan vỡ
cháu càng gây thêm rắc rối. Thật ra “cây ngay không
sợ chết đứng” nhưng trong trường hợp của các cháu,
cần phải thẳng thắn nói chuyện với nhau, nhất là khi
hai cháu là bạn thân của nhau. Hãy vượt qua tự ái,
đừng để tình bạn chết một cách lãng xẹt, cũng đừng
thụ động chờ “thời gian sẽ chứng minh” nếu thật sự
cháu không lấy tiền của bạn.
Sự chủ động, thái độ ngay thẳng thật lòng của
cháu, bản lĩnh của cháu trong lúc này sẽ phần nào xóa
đi sự nghi kỵ của bạn bè xung quanh. Nhất là, sau khi
chuyện đã xảy ra, mặc những tiếng xì xầm, các bạn vẫn
thấy hai “nhân vật chính” là cháu và bạn thân của cháu
vẫn vui vẻ, khăng khít với nhau. Điều đó là quan trọng
nhất. Chưa kể, sau này “kẻ trộm thật sự” bị phát hiện
thì cháu lại càng thanh thản, bạn cháu và mọi người
sẽ giật mình, hối hận vì đã có thái độ sai lầm, tình bạn
suýt tan vỡ chỉ vì nghi oan cho người khác.
Trong tình bạn, điều quan trọng là niềm tin và
sự hiểu nhau. Người ta không thể đánh mất tình bạn,
không nên phán xét nhân cách một con người chỉ vì
những nghi kỵ thiếu cơ sở. Cháu hãy chuẩn bị tinh
thần để mời Mai đi uống nước, rồi nói chuyện thẳng
thắn với nhau.
Không có động tác này sẽ khó nối kết lại tình
bạn. Cháu hãy can đảm lên!
Created by AM Word2CHM
TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Phần V. TÌNH YÊU, TÌNH BẠN
Cô ơi, cháu đang rất buồn, vì tự nhiên cháu
và bạn cháu đang chơi thân với nhau thì lại không
thân nữa. Chúng cháu học lớp 11. Cháu và bạn ngồi
gần nhau, đi học cùng nhau, chia sẻ với nhau rất nhiều
thứ. Đầu năm nay, cô chủ nhiệm phân công bạn cháu
ngồi ở bàn khác để kèm cặp một bạn học hơi yếu và
có chuyện không vui về gia đình. Bạn cháu gần gũi,
quan tâm đến bạn kia hơn và ngày càng thân với bạn
ấy.
Cháu ganh tị và rất buồn nên có những phản
ứng không hay, làm bạn cháu thất vọng. Bạn ấy nói:
“Là bạn thân phải hiểu nhau, tôn trọng nhau và hành
xử đúng”. Bạn cho rằng cháu làm thế thì không còn là
bạn của bạn nữa. Và từ đó, bạn có vẻ lạnh nhạt làm
cháu rất đau khổ. Làm thế nào hàn gắn tình bạn hả
cô?
Trong tình bạn có bao hàm việc tôn trọng sự
tự do của nhau và không ích kỷ. Một người có thể chơi
Làm thế nào hàn gắn tình bạn?
với nhiều bạn cùng một lúc. Ta không nên độc quyền
hay sở hữu hóa bạn, nghĩa là xem người đó là duy
nhất thuộc về mình. Ganh tị sẽ làm mất bạn.
Cháu nên sửa tính tình của mình để sau này
lớn lên làm người yêu, làm vợ. Trong vị trí “nhạy cảm”
đó, người hay ghen tuông thì gia đình của họ sẽ khó
có hạnh phúc.
Cháu đã mất bạn vì “những phản ứng không
hay” như cháu nói. Vậy thì hãy chuộc lỗi bằng cách làm
hòa và kết thân với bạn một cách bình thường. Cháu
nên chấp nhận người bạn mới. Hãy cùng bạn cũ giúp
người bạn kia vì bạn ấy đang gặp khó khăn.
Created by AM Word2CHM
TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG
“Có gì” và “là ai”
Sống thế nào là khôn ngoan, đúng đắn?
Tốt + thật thà = thua thiệt?
Buồn tủi vì… nghèo
Con gái có cần giỏi?
Học giỏi là quan trọng nhất?
Vì sao họ tự tin hơn?
Created by AM Word2CHM
Phần VI. THÁCH THỨC NHỮNG GIÁ TRỊ
SỐNG HIỆN HÀNH
TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Phần VI. THÁCH THỨC NHỮNG GIÁ TRỊ SỐNG HIỆN
HÀNH
Bạn cháu đi nước ngoài và tặng cho cháu một
tấm thiệp rất đẹp trong đó có câu danh ngôn bằng
tiếng Anh “Happiness does not come from what you
have, but from what you are” - cháu hiểu như thế này.
“Hạnh phúc không đến từ những gì bạn có mà từ
những gì bạn làm”. Có nghĩa, bạn là ai quan trọng hơn
là bạn có gì. Cháu hiểu vậy đúng không cô, mong cô
giải thích rõ hơn ý nghĩa của câu này.
Câu này rất hay và rất đúng. Chắc cháu đã
gặp những gia đình giàu có, quyền thế mà tan nát vì
anh chị em xâu xé nhau để giành của cải và ngược lại.
Ta thật hạnh phúc khi làm được điều ta mơ
ước. Có khi đó là thể hiện được tài năng (vẽ một bức
tranh đẹp, dạy học tốt, phục vụ người nghèo). Ta sẽ
hạnh phúc khi tạo được mối quan hệ hài hòa với
người xung quanh, khi ta sống với một lý tưởng đẹp,
sống có mục đích.
“Có gì” và “là ai”
Tấm thiệp này tới với cháu rất đúng lúc trong
một hoàn cảnh xã hội nhiễu nhương khi người ta chạy
theo quyền thế, tiền của và tưởng rằng những thứ ấy
sẽ đem lại hạnh phúc cho họ. Nhưng ta đang thấy
không ít người đang chạy theo những giá trị sai lầm.
Có những bạn trẻ cũng bị cuốn hút vào trào lưu thực
dụng này.
Created by AM Word2CHM
TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Phần VI. THÁCH THỨC NHỮNG GIÁ TRỊ SỐNG HIỆN
HÀNH
Cô ơi, ở nhà và ở trường chúng cháu đều
được dạy phải sống như một người tốt, học giỏi, trung
thực, nghe lời cha mẹ, thầy cô; ra đời thì làm việc giỏi,
có tinh thần cống hiến, b iết hy sinh vì người khác…
Những người như thế được yêu mến, được đánh giá
cao và nhìn chung thì được mọi người tôn trọng.
Nhưng thực tế hiện nay cháu thấy khác hẳn,
người ta được đề cao, ngưỡng mộ không hẳn vì giỏi, vì
tốt mà vì có địa vị, giàu có, có tài ở một lĩnh vực nào
đấy. Mà những người này chưa chắc được tôn trọng.
Trong khi người giỏi, người tốt, trung thực chưa chắc
được đề cao, ngưỡng mộ, mà có khi sống khổ, rước
họa vào thân. Cháu chẳng b iết sống ra sao, sống thế
nào là khôn ngoan, đúng đắn. Cô có thể giải thích cho
cháu?
Dường như cô có thể tóm ý tưởng của cháu
như sau: Người tốt, có đạo đức, giá trị thật chỉ được xã
hội đề cao trong lời nói, trên lý thuyết. Nhưng cuộc
Sống thế nào là khôn ngoan, đúng đắn?
sống thì ngược lại. Người nhiều tiền bạc, biết chạy
chọt thì được việc, được kính nể, ít lắm là bề ngoài.
Còn người trung thực, sống theo những điều họ tin
tưởng thì lắm khi gặp khó khăn.
Vừa qua một số người có can đảm chống tiêu
cực lại bị đì “tới bến”. Người không biết chạy chọt thì
không ăn nên làm ra.
Đây là một mâu thuẫn gần như muôn thuở
thường thấy trong mọi xã hội. Và ở nước ta hiện nay,
vấn đề trở nên trầm trọng đến độ nó làm cho ta nghĩ
rằng sống tốt là dại, còn bon chen, lấn lướt là khôn.
Sự khủng hoảng đạo đức trầm trọng đã khiến
các giá trị và chuẩn mực bị đảo lộn, cho nên rất khó để
tuổi trẻ các cháu tự định hướng cho mình. Có khi ngay
trong gia đình cha mẹ dạy một đàng nhưng làm một
nẻo.
Nhưng cho dù thế nào đi nữa thì theo cô
những giá trị đạo đức cơ bản như sự trung thực, tinh
thần vị tha, ý thức trách nhiệm… là vĩnh cửu. Nó không
giúp ta ăn trên ngồi trước, không đem lại cho ta tiền
bạc, nhưng nó đem lại sự thanh thản của một lương
tâm trong sáng, niềm vui của một cuộc sống vì người
khác. Tóm lại đó là hạnh phúc. Sống đàng hoàng cũng
là để lại con cháu một di sản vô giá. Đó là niềm tự hào
và tự tin. Người ngồi mát ăn bát vàng nhờ mánh mung,
bản thân không hạnh phúc mà con cháu còn phải
mang mặc cảm suốt đời.
Sống tốt ngày nay là một chọn lựa khó, vì
dường như ta phải đi ngược dòng. Nhưng về lâu về
dài ta sẽ không hối tiếc. Trong giới trẻ hiện nay có một
số do ảnh hưởng của xu hướng thực dụng nghĩ rằng
có tiền là có tất cả. Sự thật không phải vậy. Ở phương
Tây, người ta thực hiện rất nhiều cuộc nghiên cứu cho
thấy thiếu tiền thì khổ thật. Nhưng khi có tiền thì tầng
lớp trung bình hạnh phúc hơn tầng lớp giàu có. Vì có
nhiều tiền thì lòng ham muốn cũng tăng và sự tham
lam của con người không bao giờ có chỗ đứng.
Created by AM Word2CHM
TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Phần VI. THÁCH THỨC NHỮNG GIÁ TRỊ SỐNG HIỆN
HÀNH
Mẹ cháu thường chì chiết ba cháu như vậy,
mỗi khi ông có chuyện thất bại trong công việc, trong
quan hệ đồng nghiệp ở cơ quan. Ba cháu hay nhường
nhịn, nhận thua thiệt về mình, được bạn bè, đồng
nghiệp quý mến, trong khi đó mẹ cháu lại chê bai ba
là… khờ. Như vậy là sao hả cô?
Nhân đó, mẹ cháu đem ba làm… gương,
cảnh báo cháu không được noi theo, dù cháu rất yêu
và kính trọng ba. Mẹ muốn khuyến khích cháu làm
người tốt, sống nhân nghĩa hay là lanh lợi, ăn thua đủ
với người khác? Cháu phải sống thế nào cho hợp lẽ?
Hành vi đúng không phải là nên theo bên nào
mà theo điều mình nhận thức là đúng. Sống đúng
không để ăn hay thua người khác mà phải sống theo
lương tâm, sự trung thực, công bằng và vì lợi ích
chung… Sống theo những nguyên tắc này, lúc nào cần
thắng thì ta thắng, cần thua thì ta thua.
Tốt + thật thà = thua thiệt?
Ví dụ ta nhất định không để mình bị xử ép khi
ta làm đúng, cho dù điều này có thể làm tình bạn sứt
mẻ. Ta chấp nhận thua, khi ta có lỗi và chân thành
nhận khuyết điểm để sửa sai. Nhưng không nên là
một người hèn yếu lúc nào cũng chịu lép để không
làm mất lòng người khác.
Cháu đừng băn khoăn phải theo ai mà cứ
theo lẽ phải. Biết đặt vấn đề như vậy, cô nghĩ cháu đã
chín chắn, đủ để tự suy nghĩ và lựa chọn.
Created by AM Word2CHM
TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Phần VI. THÁCH THỨC NHỮNG GIÁ TRỊ SỐNG HIỆN
HÀNH
Cô ơi, người ta nói vật chất không quan trọng,
không phải là thước đo chính xác về giá trị con người.
Nhưng con không tin, vì thực tế cuộc sống cho thấy
một người ăn mặc mô đen, đi xe đẹp, giàu có thường
được ngưỡng mộ, trọng vọng hơn người có tài nhưng
nghèo khó. Cô có thấy là đi đâu, liên hệ công việc,
thậm chí vô nhà hàng ăn uống… mà đi xe đạp, ăn
mặc lèng xèng thường không được đón tiếp niềm nở?
Ngay các bãi giữ xe cùng không nhận giữ xe đạp!
Hôm qua cháu đến nhà bạn gái với chiếc xe
đạp ba mẹ bạn tỏ vẻ khó chịu, nhìn dò xét, coi thường
cháu, có vẻ họ không muốn con gái quen một đứa con
trai nghèo hèn như cháu. Tự nhiên cháu cũng thấy
mình thấp kém trong cái nhìn của họ và cháu buồn tủi
quá cô ạ. Bạn gái cháu rất tốt, thương mến cháu
nhưng có lẽ cháu không nên duy trì tình cảm với bạn
nữa vì hai bên quá cách b iệt.
Cô đồng ý với cháu một phần. Ấn tượng ban
Buồn tủi vì… nghèo
đầu luôn bị ảnh hưởng bởi bề ngoài của người đối
diện. Đặc biệt ở thời buổi thị trường, theo trào lưu thực
dụng này người ta căn cứ vào bề ngoài mà đánh giá
con người.
Tuy nhiên, không phải mọi người đều làm
như vậy. Mối quan hệ trong cuộc sống là một mối quan
hệ lâu dài. Sống và làm việc với nhau, điều quan trọng
là phẩm chất, tính tình, tài đức.
Là tinh thần vị tha, ý thức trách nhiệm… Về
lâu, về dài qua quá trình tương tác người ta phát hiện
giá trị thật của nhau. Những cái bên ngoài không còn ý
nghĩa gì nữa.
Cô thông cảm với nỗi buồn của cháu, nhưng
không phải vì những phản ứng nhất thời mà cháu
đành buông xuôi. Đời sống còn dài, hãy tận dụng thời
gian để phát huy nơi mình những phẩm chất tốt đẹp và
sự tự tin nhờ những phẩm chất ấy. Sẽ luôn có những
người có suy nghĩ và lối sống giống như cháu và chia
sẻ những giá trị của cháu.
Bên cạnh xu thế của những người sống theo
bề ngoài, theo những giá trị giả tạo, cũng có những
người chọn những giá trị thật. Châm ngôn “nghèo cho
sạch rách cho thơm” của ông cha ta vẫn có giá trị.
Bằng chứng là dư luận vẫn lên án gắt gao những kẻ
tham lam, trục lợi, đua đòi.
Cháu không nên vơ đũa cả nắm và không
phải xẩu hổ hay mặc cảm vì nghèo. Cũng có khi cháu
tưởng tượng ra vẻ suy diễn về phản ứng của người
khác. Hay làm việc tích cực để thoát khỏi cái nghèo.
Bạn cháu là người tốt, vẫn yêu thương cháu mặc dù
người xung quanh có thể không đồng tình. Tại sao
cháu lại từ bỏ tình bạn quý giá này? Làm như thế cháu
tự cô lập và làm khổ bản thân.
Created by AM Word2CHM
TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Phần VI. THÁCH THỨC NHỮNG GIÁ TRỊ SỐNG HIỆN
HÀNH
Cháu đang là sinh viên năm thứ 2. Là người
tự tin, nhưng cháu phải hỏi cô điều này và đang đối
diện với một thực tế: Cả gia đình cháu và bạn bè đều
cho rằng cháu thông mình, sắc sảo, học giỏi (cháu còn
vừa học, vừa làm thêm và kiếm được nhiều tiền) rồi ra
cuộc đời sẽ khổ.
Theo mọi người, người giỏi thường đa đoan
không thích ngồi yên hưởng “thái b ình” nên mua trách
nhiệm vào thân. Mẹ cháu còn lo cháu… khó lấy chồng,
vì chẳng đàn ông nào thích vợ giỏi hơn mình. Ngay
người yêu của cháu thỉnh thoảng cũng không vui khi
thấy cháu “giỏi”. Chả lẽ giỏi cũng là… bất hạnh hả cô?
Từ ngàn xưa, tư tưởng phong kiến không cho
phép đàn bà giỏi. Vì trong gia đình hay ngoài xã hội, họ
chỉ đóng vai phụ bên cạnh người đàn ông. Nhưng
ngày nay thì mọi sự đã thay đổi nhiều, phụ nữ có cơ
hội học hành, tham gia hoạt động xã hội nên tài năng
của họ có cơ hội phát triển. Họ ngày càng đóng một vai
Con gái có cần giỏi?
trò quan trọng trong quản lý xã hội. Chỉ cần nhìn vào
các nhà khoa học, các nhà doanh nghiệp và hoạt động
chính trị nữ ở nước ta thì thấy vai trò của phụ nữ quan
trọng đến mức nào.
Thế giới đang đi vào mùa “gặt hái” các nữ
tổng thống, thủ tướng… Nếu xã hội không cần đến họ
thì người dân bỏ phiếu bầu cho họ làm gì.
Dư luận cho rằng càng giỏi càng khổ, khá
phổ biến. Đó là ý kiến của người thụ động. Người giỏi
tìm ra niềm vui và hạnh phúc trong hoạt động. Miễn là
họ biết cân bằng trong cuộc sống. Còn đàn bà giỏi khó
lấy chồng? Điều này càng phổ biến trong xã hội còn
phong kiến. Cô thấy một số bà nguyên thủ quốc gia
đều có chồng con bình thường.
Điều rất nên quan tâm và nên tránh là mặt trái
của sự giỏi giang. Đó là sự kiêu căng, coi thường
người khác, lúc nào cũng ta đây v.v… Nếu trời phú cho
ta tài năng mà ta không phát huy hết để phục vụ xã hội,
ta cũng thiếu sót. Cháu cứ giỏi, nhưng hãy khiêm tốn
và tạo mối quan hệ hòa nhã với mọi người. Đôi khi
cũng phải biết “ẩn mình” một chút để không gây “lo âu”
cho người khác.
Created by AM Word2CHM
TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Phần VI. THÁCH THỨC NHỮNG GIÁ TRỊ SỐNG HIỆN
HÀNH
Con đang học lớp 11. Con có cảm tình với
một bạn gái cùng lớp. Bạn xinh đẹp, học giỏi, mến
con. Con và bạn thường đứng nhất nhì trong lớp. Mỗi
khi bạn được xếp hạng trên con thì con thường không
vui vì thấy thua kém.
Gần đây có một bạn trai trong lớp tự nhiên
học tiến bộ vượt bậc, cạnh tranh với con về thứ hạng
và hình như cả cảm tình của bạn gái con. Nó cũng dễ
thương nhưng nó càng học giỏi, thì con càng ghét.
Hôm qua con đã bắt gặp nó đi xem phim với bạn gái
mà con có cảm tình. Có phải vì con học tụt hạng mà
bạn gái đã bỏ con để theo người khác không cô? Có
phải trong chuyện của tụi con, học giỏi là quan trọng
nhất để chinh phục bạn gái?
Xử sự như cháu sẽ đau khổ suốt đời, chứ
không chỉ lúc này thôi. Học giỏi rất quan trọng, nhưng
không phải là tất cả. Nhưng theo cách cháu diễn đạt,
cô hiểu quan niệm của cháu là: luôn luôn đứng đầu,
Học giỏi là quan trọng nhất?
luôn luôn thắng người khác mới là quan trọng. Điều
này không đúng vì cạnh tranh hay thi đua lành mạnh
phải có người thắng kẻ thua, lúc thắng lúc thua. Đó
mới là tinh thần fair play (chơi đẹp) của thể thao. Trong
học tập, luôn ở vị trí top 5, top 10 trong lớp là tốt rồi.
Vả lại ở đời, người chỉ học giỏi không phải
luôn luôn là người thành đạt hay hạnh phúc. Điều
quan trọng là tính cách con người, biết cách xử sự.
Cháu là người sẽ khó tìm hạnh phúc, tình bạn, tình yêu
vì người cháu yêu mà nổi trội hơn cháu thì cháu buồn,
bạn giỏi hơn cháu thì chán ghét bạn. Đây là biểu hiện
của sự háo thắng, chứ không phải cạnh tranh lành
mạnh để học giỏi.
Câu chuyện giữa 3 cháu chưa chắc là tình
yêu vì còn sớm quá để xác định, nhưng cháu cũng có
thể mất bạn gái vì tính hay ganh ghét của cháu.
Cháu hãy nhìn kỹ lại mình để có những giá trị
sống và cách xử sự đúng. Chúc cháu can đảm nhìn
nhận sự thật.
Created by AM Word2CHM
Created by AM Word2CHM
TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Phần VI. THÁCH THỨC NHỮNG GIÁ TRỊ SỐNG HIỆN
HÀNH
Có một điều cháu suy nghĩ và thắc mắc: Tại
sao các bạn trẻ nước ngoài có vẻ tự tin hơn bọn trẻ
chúng cháu (sinh viên Việt Nam) về giao tiếp, tranh
luận, sống tự lập, độc lập, dám nghĩ dám làm? Ngay
các bạn trẻ châu Á khác như Singapore, Hàn Quốc
trông cũng tự nhiên, thoải mái hơn chúng cháu, khi
phát b iểu trước đám đông.
Điều này có phải do tính cách ảnh hưởng từ
nếp văn hóa, giáo dục phương Tây, hay do họ sống ở
những nước phát triển giàu có hơn nên tự tin hơn?
Còn chúng cháu, có lẽ do chưa được người lớn chú
trọng giáo dục về các kỹ năng trên…
Cô rất thích câu hỏi của cháu vì đây là một vấn
đề cô đặc biệt quan tâm. Những điều mà cháu tự trả
lời đều đúng hết. Tuy nhiên theo cô, nguyên nhân cốt
lõi là giáo dục gia đình và học đường. Cha mẹ Việt
Nam thường “úm” con quá mức: bồng bế quá lâu, sợ
con té; đút con ăn tới 5-6 tuổi, trong khi ở một tuổi rưỡi,
Vì sao họ tự tin hơn?
hai tuổi thì trẻ ăn một mình được rồi. Vì sợ ăn lâu, sợ
dơ, người mẹ giành đút con và tước khỏi nó niềm vui
tự thưởng thức món ăn và nhất là tập tự lo cho mình.
Khi con đã ở tuổi vị thành niên, cha mẹ vẫn rất
sợ con không biết tự định đoạt nên hay quyết định thay
con. Lẽ ra, cha mẹ dù rất quan tâm, nên trao đổi với
con, cung cấp những thông tin cần thiết rồi để cho con
tụ quyết định. Đây là những bài tập vô cùng quý giá để
trưởng thành mà nhiều bạn trẻ Việt Nam đã bị thiếu
hụt!
Còn giáo dục học đường thì áp đặt từ trên
xuống, dạy và học máy móc. Người học không có cơ
hội tự suy nghĩ hay có sáng kiến. Học sinh bị đánh giá
theo kết quả học thuộc lòng thay vì theo khả năng tư
duy, ý thức trách nhiệm, tinh thần sáng tạo. Trong xã
hội ta, người trẻ ít được lắng nghe, khuyến khích nhận
trách nhiệm và tin tưởng. Người lớn làm điều này cũng
một phần vì trót “quen” với một xã hội tôn tiếng, hễ “nhỏ
là không được trả lời không được giải thích, nói ngược
lại người lớn” cho dù có khi chúng thực sự đúng.
Tình hình này nhất định phải thay đổi và đang
bắt đầu thay đổi. Nếu không, đất nước ta tiếp tục thua
thiệt. Các bạn trẻ cũng phải nỗ lực tự khẳng định mình.
Cái gì thấy đúng là cứ việc làm theo lương tâm của
mình. Văn hóa là do con người tạo ra và không bất di
bất dịch. Mỗi chúng ta phải góp phần thay đổi các mặt
chưa tiến bộ của nó để đưa xã hội đi lên.
Hy vọng đến khi các cháu làm cha mẹ thì việc
giáo dục trẻ ở gia đình và nhà trường sẽ khác hơn.
Created by AM Word2CHM
Phần I. Gia đình
Phần II. Nghĩ về bản thân
Phần III. Nhà trường
Phần IV. Chuyện học hành, hướng nghiệp
Phần V. Tình yêu, tình bạn Phần VI. Thách thức những
giá trị sống hiện hành ---//---
TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG
Quan trọng không phải MÌNH CÓ GÌ mà là MÌNH LÀ
AI?
Th.s NGUYỄN THỊ OANH
Chịu trách nhiệm xuất bản: TS. QUÁCH THU
NGUYỆT
Biên tập: KIM TUYẾN
Bìa: BÙI NAM
Sửa bản in: NGUYỄN PHƯỚC
MỤC LỤC
Kỹ thuật vi tính: THU TƯỚC
BÁO PHỤ NỮ TP. HỒ CHÍ MINH
NHÀ XUẤT BẢN TRẺ
161B Lý Chính Thắng - Q.3 - TP. Hồ Chí Minh ĐT:
9.316289 - 9.317849 - 9.316211 - 9350973
E-mail: nxbtre@hcm.vnn.vn
Website:
CHI NHÁNH NXB TRẺ TẠI HÀ NỘI
Số 20 Ngõ 91 Nguyễn Chí Thanh - Q. Đống Đa - Hà
Nội ĐT: (04) 7734544 - Fax: (04) 7734544
E-mail: vanphongnxbtre@hn.vnn.vn
Khổ 14x20 cm. Số: 60-2008/CXB/1130-189/Tre. Quyết
định xuất bản số: 645A/QĐ - Tre, ngày 09 tháng 10
năm 2008.
In 1.500 cuốn, tại Xí nghiệp In Nguyễn Minh Hoàng.
Địa chỉ: 100 Lê Đại Hành, P.7, Q.11, TP HCM. ĐT:
8555812.
In xong và nộp lưu chiểu tháng 10 năm 2008.
Created by AM Word2CHM
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- quan_trong_khong_phai_minh_co_gi_ma_la_minh_la_ai_7431.pdf