Quần thể danh thắng Tràng An - Hành trình trở thành di sản thế giới

Xuất phát từ giá trị lịch sử - văn hóa tự thân của vùng danh thắng, núi non và xuyên thủy động, kiêm địa chất đặc biệt, tác giả khẳng định, khu vực Tràng An xứng đáng được Unesco công nhận là di sản hỗn hợp văn hóa và thiên nhiên thế giới. Sau đó là quá trình làm hồ sơ với những khó khăn và thuận lợi tới khi được công nhận.

pdf5 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 09/03/2022 | Lượt xem: 302 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quần thể danh thắng Tràng An - Hành trình trở thành di sản thế giới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
36 Ngày 23/6/2014 vào lúc 11h57’ giờ Qatar (tức15h57’ giờ Việt Nam) tại thủ đô Doha, Qatar,Ủy ban Di sản thế giới thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UN- ESCO) đã chính thức ghi danh Quần thể danh thắng Tràng An (tỉnh Ninh Bình) của Việt Nam là di sản hỗn hợp văn hóa và thiên nhiên thế giới. Đây là sự kiện văn hóa lớn làm nức lòng nhân dân tỉnh Ninh Bình, đồng bào cả nước. Nhận diện giá trị di sản Quần thể danh thắng Tràng An (Tràng An) trải rộng trên địa bàn 20 xã, phường của các huyện Hoa Lư, Gia Viễn, Nho Quan, thị xã Tam Điệp và thành phố Ninh Bình, với diện tích 12.251ha, được bao bọc bởi 4 dòng sông: sông Hoàng Long ở phía Bắc, sông Hệ ở phía Nam, sông Bến Đang ở phía Tây và sông Chanh ở phía Đông. Trong khu di sản, có trên 40 di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh được xếp hạng cấp quốc gia và cấp tỉnh, trong đó, có 2 di tích cấp quốc gia đặc biệt là Cố đô Hoa Lư và Danh thắng Tràng An, Tam Cốc - Bích Động. Quần thể danh thắng Tràng An hội tụ đầy đủ các giá trị về văn hóa, cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ, tráng lệ, được hình thành từ sự kết hợp hài hòa về hình sông, thế núi, các hồ nước và hang động xuyên thủy, các quần thể động, thực vật còn hoang sơ, nguyên vẹn và các di chỉ khảo cổ học còn mang đậm dấu ấn về truyền thống cư trú của con người qua hàng chục nghìn năm. Nhận thức được những giá trị về tiềm năng văn hóa và thiên nhiên của vùng đất Cố đô Hoa Lư và Tràng An, ngay từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, tỉnh Ninh Bình đã phối hợp với Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) trình UNESCO đưa Khu di tích Cố đô Hoa Lư vào danh mục dự kiến xây dựng hồ sơ di sản thế giới. Tuy nhiên, sau khi tham vấn Tiến sĩ Richard Engel- hard - chuyên gia cao cấp của UNESCO, các công trình và kết quả nghiên cứu về giá trị văn hóa của di sản vào thời điểm lúc đó chưa đủ cơ sở khoa học cho việc lập hồ sơ. Vào năm 2003, có một sự kiện đáng nhớ diễn ra là: theo đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Văn hóa - Thông Tin, Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải đã ký Quyết định số 82/2003/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư. Đây chính là cơ sở quan trọng cho tỉnh Ninh Bình triển khai hàng loạt các dự án nghiên cứu, khai quật khảo cổ, bảo tồn và phát huy giá trị di sản trong khu vực Cố đô Hoa Lư, Tam Cốc - Bích Động, khu sinh thái Tràng An. Trong những năm từ 2007 đến 2011, các cơ quan chuyên môn của tỉnh Ninh Bình, cùng với sự hỗ trợ tích cực của Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường, đã phối hợp với Viện Khảo cổ học, Viện Nguyucthn uthhoic Long: Qun th danh thng Tršng An... TÓM TẮT Xuất phát từ giá trị lịch sử - văn hóa tự thân của vùng danh thắng, núi non và xuyên thủy động, kiêm địa chất đặc biệt, tác giả khẳng định, khu vực Tràng An xứng đáng được Unesco công nhận là di sản hỗn hợp văn hóa và thiên nhiên thế giới. Sau đó là quá trình làm hồ sơ với những khó khăn và thuận lợi tới khi được công nhận. Từ khóa: Tràng An; quần thể danh thắng; di sản văn hóa. ABSTRACT Arisen from the its own values of history and culture of the scenic landscape of mountains, rivers, caves, the au- thor would like to determine that Tràng An is worth to be recognised by UNESCO as world cultural and natural complex heritage. He also describes the difficulties and advantages in compiling the national candidature dossier. Key words: Tràng An; scenic landscape complex; cultural heritage. QUẦN THỂ DANH THẮNG TRÀNG AN - HÀNH TRÌNH TRỞ THÀNH DI SẢN THẾ GIỚI NGUYN uchoasacC LONG* * Giám đc Ban Qun lý Qun th danh thng Tràng An Khoa học Địa chất và Khoáng sản, Trường Đại học Cambridge (Vương quốc Anh) và Tiến sỹ Nishimura, chuyên gia khảo cổ học Nhật Bản triển khai nhiều dự án nghiên cứu về giá trị cảnh quan địa chất, địa mạo và khai quật khảo cổ học. Với những kết quả nghiên cứu về tự nhiên cho thấy, toàn bộ khối đá vôi Tràng An có tuổi địa chất trên 250 triệu năm, các hang động(đá vôi) ngoạn mục mang vẻ siêu nhiên; đặc biệt, nghiên cứu về văn hóa, đã phát hiện nhiều địa điểm có dấu vết của người tiền sử và sự cư trú liên tục của con người trong các hang động, mái đá tự nhiên ở nơi đây diễn ra cho đến thời đại đồ Đồng (khoảng 3000 - 4000 năm trước). Từ những kết quả nghiên cứu đã được, các nhà khoa học phát hiện và công bố trên các ấn phẩm quốc tế có uy tín, các chuyên gia thấy rằng, Tràng An có nhiều giá trị tiêu biểu về thiên nhiên và văn hóa, có tiềm năng đáp ứng các tiêu chí của UNESCO để trở thành di sản thế giới. Nhận diện giá trị di sản, “cánh cửa” để Tràng An hướng tới di sản thế giới rộng mở hơn so với những năm trước. Ngày 03/8/2011, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình đã có văn bản đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Thủ tướng Chính phủ cho phép tỉnh Ninh Bình lập hồ sơ. Và, cũng trong năm ấy, trên cơ sở đề nghị của các cơ quan Việt Nam, Trung tâm Di sản thế giới đã chính thức đưa Quần thể danh thắng Tràng An vào danh mục dự kiến xây dựng hồ sơ di sản thế giới. Quá trình xây dựng hồ sơ Công việc xây dựng hồ sơ di sản được tiến hành rất khẩn trương. Để đáp ứng yêu cầu công tác xây dựng hồ sơ, ngày 11/10/2011, tỉnh Ninh Bình đã thành lập Ban xây dựng hồ sơ di sản do đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh là Trưởng ban. Sau này, nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cấp bách và kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh, tỉnh đã thành lập Ban chỉ đạo do đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh làm Trưởng ban. Để đảm bảo thống nhất đầu mối quản lý di sản theo yêu cầu của UN- ESCO, ngày 05/3/2012, Ủy ban nhân dân tỉnh đã thành lập Ban Quản lý Quần thể danh thắng Tràng An với chức năng là cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý, bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị di sản, trong đó, nhiệm vụ trọng tâm trước mắt là xây dựng hồ sơ di sản, đảm bảo trong thời gian ngắn nhất, hoàn thành hồ sơ đạt chất lượng cao nhất để sớm trình UNESCO xem xét, công nhận Tràng An là di sản thế giới vào năm 2014. Cần khẳng định, việc thành lập Ban chỉ đạo của tỉnh, Ban Quản lý Quần thể danh thắng Tràng An để xây dựng hồ sơ di sản là sự thể hiện quyết tâm chính trị rất cao của Thường trực Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến các địa phương cùng đồng hành, nỗ lực tích cực nhằm phấn đấu đạt mục tiêu cao nhất, đưa Quần thể danh thắng Tràng An vào Danh mục Di sản thế giới. Trong quá trình xây dựng hồ sơ, ban đầu các chuyên gia trong nước đề xuất nghiên cứu đề cử 2 tiêu chí về thiên nhiên, đó là giá trị thẩm mỹ và giá trị địa chất địa mạo Từ kinh nghiệm trong công tác xây dựng hồ sơ các di sản khác ở Việt Nam, Ban chỉ đạo xây dựng hồ sơ tỉnh đã phối hợp với Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam mời chuyên gia tư vấn quốc tế là Giáo sư Paul Ding Wall, quốc tịch New Zealand, chuyên gia cao cấp của Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên thế giới của UNESCO đến Tràng An và nhiều chuyên gia hàng đầu của UNESCO về văn hóa và tự nhiên sang phối hợp nghiên cứu, tư vấn cho tỉnh xây dựng hồ sơ theo quy định của UNESCO. Sau gần 3 tháng tập trung khảo sát, nghiên cứu về cảnh quan, địa chất, địa mạo và khảo cổ học, với những kết quả khả quan, qua tham vấn của các chuyên gia trong nước và quốc tế, Ban chỉ đạo xây dựng hồ sơ của tỉnh đã tổ chức Hội thảo khoa học để xác định giá trị nổi bật toàn cầu, lựa chọn tiêu chí chính thức cho xây dựng hồ sơ di sản. Việc tổ chức một cuộc hội thảo khoa học là rất cần thiết, nếu chúng ta lựa chọn không chuẩn về tiêu chí thì dẫn tới hậu quả khó lường, hồ sơ chậm hoàn thành hoặc phải sửa đi chỉnh lại nhiều lần, thậm chí có thể bị thất bại. Như vậy, quy trình xây dựng hồ sơ di sản đã được chuẩn bị thận trọng, xác định đúng tiêu chí, là bước đi rất quan trọng trên chặng đường Tràng An hướng tới di sản thế giới. Cuộc hội thảo đã thu hút được nhiều nhà khoa học, các chuyên gia trong và ngoài nước tham gia, qua hội thảo, Ban chỉ đạo xây dựng hồ sơ đã lựa chọn được 3 tiêu chí đề cử di sản lập hồ sơ trình UN- ESCO, gồm tiêu chí (V) “là thí dụ nổi bật về truyền thống cư trú và sử dụng đất của loài người, đại diện cho sự tương tác của con người với môi trường”; tiêu chí (VII) “chứa đựng các hiện tượng siêu nhiên hoặc các khu vực có vẻ đẹp tự nhiên và giá trị thẩm mỹ đặc biệt”; tiêu chí (VIII) “là thí dụ nổi bật đại diện cho các giai đoạn lịch sử chính của trái đất, bao gồm các bằng chứng về sự sống, các quá trình địa chất S 1 (50) - 2015 - Di s n v n h‚a v t th 37 38 quan trọng đang diễn ra trong quá trình tiến hóa của cảnh quan hoặc các đặc điểm địa mạo hay thủy văn nổi bật”. Việc lựa chọn xây dựng hồ sơ hỗn hợp bao gồm lịch sử văn hóa, vẻ đẹp thẩm mỹ, thiên nhiên và giá trị địa chất địa mạo đã tạo áp lực không nhỏ khi xây dựng hồ sơ, giữa 3 tiêu chí tưởng chừng độc lập nhưng lại gắn kết chặt chẽ với nhau, đặc biệt là tiêu chí văn hóa: kể lại câu chuyện về con người thời tiền sử đã cư trú, tồn tại ở Tràng An cách đây 30.000 năm, trong mối quan hệ chặt chẽ với sự biến đổi của môi trường, khí hậu, địa chất để sinh tồn và phát triển. Do vậy, phải nói rằng, với việc xác định rõ các tiêu chí đề cử để xây dựng hồ sơ đã tạo cơ sở khoa học, tiếp thêm động lực để các chuyên gia và cán bộ xây dựng hồ sơ tận tâm với công việc, tin tưởng vững chắc vào sự thành công của hồ sơ đề cử. Được sự chỉ đạo sát sao của các đồng chí lãnh đạo tỉnh, sau gần 6 tháng lăn lộn, làm việc với tất cả lòng say mê, trách nhiệm và nhiệt huyết của các cơ quan chuyên môn, các chuyên gia trong nước, quốc tế và tập thể cán bộ và nhân viên Ban Quản lý Quần thể danh thắng Tràng An, tháng 9/2012, Dự thảo hồ sơ lần I cơ bản được hoàn thành. Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch đã ký duyệt hồ sơ Quần thể danh thắng Tràng An. Sau đó, hồ sơ được gửi tới Trung tâm Di sản thế giới tại Paris để tham vấn, cho ý kiến. Tập hồ sơ nặng hơn 7,5kg, gồm 01 bộ thuyết minh những giá trị di sản, 01 bộ kế hoạch quản lý di sản, 01 cuốn phim video dài 15 phút quay toàn cảnh và đặc tả các giá trị di sản, 01 bộ ảnh miêu tả về di sản và một bộ bản đồ khoanh vùng ranh giới di sản. Ngày 15/11/2012, tỉnh Ninh Bình nhận được thông báo ý kiến đánh giá về hồ sơ Quần thể danh thắng Tràng An của Trung tâm Di sản thế giới đánh giá bộ hồ sơ đề cử được chuẩn bị kỹ lưỡng, công phu, khoa học và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của chuyên gia UNESCO. Trưởng phái đoàn Việt Nam tại UNESCO, Paris cũng có thông báo về “phái đoàn đã làm việc với Trung tâm Di sản thế giới về hồ sơ Tràng An. Trung tâm Di sản thế giới đánh giá rất tốt hồ sơ Tràng An về giá trị di sản cũng như việc xây dựng, phần chỉnh sửa rất nhỏ, không liên quan đến nội dung chính”. Tiếp thu những góp ý của Trung tâm Di sản thế giới, Ban chỉ đạo xây dựng hồ sơ tiếp tục làm việc với các chuyên gia tư vấn của UNESCO và các giáo sư trường Đại học Cambridge để hoàn thiện hồ sơ di sản. Ngày 17/1/2013, bộ hồ sơ chính thức đề cử Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới đã hoàn thành và nộp cho Trung tâm Di sản thế giới trước thời hạn 13 ngày (theo quy định của UNESCO, hồ sơ cần được gửi tới trụ sở UNESCO tại Paris trước 7 giờ ngày 31/1/2013. Nếu muộn hơn thời điểm đó hồ sơ sẽ không được xem xét). Sau khi nhận được hồ sơ, Ủy ban Di sản thế giới đã cử các chuyên gia thuộc các cơ quan tư vấn của UN- ESCO là Hội đồng Quốc tế về di tích và di chỉ và Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên thế giới sang Việt Nam thẩm định, đánh giá hồ sơ tại thực địa về các nội dung: tính xác thực, tính toàn vẹn, giá trị nổi bật toàn cầu của di sản, công tác quản lý, bảo tồn, tôn tạo và thực trạng phát triển du lịch... Nhìn chung, các câu hỏi và yêu cầu do các chuyên gia đặt ra đều được phía Việt Nam đáp ứng đầy đủ, các chuyên gia UNESCO cảm thấy hài lòng về chuyến khảo sát thực địa đã được tổ chức khoa học, để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp. Vinh danh di sản thế giới - Tràng An Sau một năm rưỡi thẩm định, đánh giá hồ sơ, ngày 02/5/2014, Trung tâm Di sản thế giới đã có văn bản thông báo đánh giá, khuyến nghị của các cơ quan tư vấn UNESCO đối với Hồ sơ Quần thể danh thắng Tràng An trình UNESCO gửi tới Ủy ban Di sản thế giới. Trong báo cáo, các cơ quan tư vấn đều khẳng định, Quần thể danh thắng Tràng An có tiềm năng đáp ứng các tiêu chí về giá trị nổi bật toàn cầu. Cụ thể: - Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên thế giới (IUCN) đánh giá: Tràng An chứa đựng một cảnh quan hang xuyên thủy dưới chân núi - thung lũng khép kín, được các chuyên gia cho là ví dụ tuyệt vời nhất của loại hình này trên thế giới, được xem là có khả năng đáp ứng tiêu chí (VII); Tràng An hội tụ một loạt các chứng cứ tiêu biểu cho sự tiến hóa đá vôi ở giai đoạn cuối cùng dưới khí hậu nhiệt đới ẩm, với nhiều loại hình tháp dạng nón và tháp hình chóp độc lập, được các chuyên gia cho là chứng cứ tốt nhất thuộc loại này trên thế giới. - Hội đồng Quốc tế về di tích và di chỉ (ICOMOS) đánh giá: Các di tích khảo cổ ở Tràng An bước đầu đã cung cấp các chứng cứ về cách cộng đồng địa phương thích ứng với các thay đổi khí hậu môi trường trọng đại qua nhiều thiên niên kỷ tác động đến các vùng ven biển của Đông Nam Á. Tràng An Nguyucthn uthhoic Long: Qun th danh thng Tršng An... rõ ràng có tiềm năng cho việc nghiên cứu sâu hơn trong khoảng thập kỷ tiếp theo. Trong quy trình đánh giá hồ sơ, Ủy ban Di sản thế giới cũng như Trung tâm Di sản thế giới của UN- ESCO có 3 cơ quan tư vấn, thẩm định chuyên môn độc lập, trong đó có 2 cơ quan chính gắn liền với việc công nhận di sản mới là ICOMOS (Hội đồng Quốc tế về di tích và di chỉ) và IUCN (Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên thế giới). Cả hai tổ chức tư vấn này đều đưa ra 4 cấp độ khác nhau để khuyến nghị cho một ứng cử viên di sản mới. I (inscription) là đảm bảo các tiêu chí khoa học và kế hoạch bảo tồn, khuyến nghị đồng ý đưa vào danh sách di sản. R (referral) là các tiêu chí đảm bảo cơ bản nhưng cần phải để lại bổ sung hoặc làm rõ một số vấn đề, như quy hoạch bảo tồn hoặc bổ sung các tiêu chí khác (hoãn 1 năm). D (Deferral) là phải để lại để hoàn thiện hồ sơ và cần phải thẩm định lại (hoãn 2 năm). N (Non - inscription) là không chấp nhận, không đủ tiêu chí để đưa vào Danh sách Di sản thế giới. Đối với hồ sơ Quần thể danh thắng Tràng An, mặc dù đã được các cơ quan tư vấn UNESCO đánh giá rất cao như đã trình bày ở phần trên, tuy nhiên, sau cuộc họp của Hội đồng thẩm định IUCN và ICOMOS, Tràng An vẫn bị kiến nghị ở mức D, vì chưa đáp ứng yêu cầu về tính toàn vẹn của di sản, chủ yếu do việc thu hẹp diện tích vùng đệm, dẫn tới công tác quản lý và bảo vệ di sản chưa đáp ứng các quy định của UNESCO. Nếu Ủy ban Di sản thế giới đồng ý theo khuyến nghị này thì nhanh nhất, di sản Tràng An được đưa ra xem xét vào kỳ họp năm 2016. Đây thực sự là một thử thách lớn đối với Ban chỉ đạo xây dựng hồ sơ của tỉnh và nhóm xây dựng hồ sơ cùng các chuyên gia, bởi thời gian bổ sung hồ sơ chưa đầy một tháng rưỡi cho đến khi Ủy ban Di sản thế giới họp khóa 38, mà nội dung phải bổ sung một số điểm quan trọng và phức tạp. Nội dung các vấn đề mà các cơ quan tư vấn UNESCO khuyến nghị đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Ban chỉ đạo xây dựng hồ sơ của tỉnh chỉ đạo khẩn trương xây dựng báo cáo giải trình, bổ sung hồ sơ để kịp trình lên khóa họp lần thứ 38 của Ủy ban Di sản thế giới vào tháng 6 năm 2014. Để hỗ trợ nhóm xây dựng hồ sơ trong thời điểm “nước sôi lửa bỏng”, Ban chỉ đạo xây dựng hồ sơ của tỉnh đã phối hợp với Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam mời ngay giáo sư Paul Ding Wall, Tiến sỹ Ryan Rabett (trường Đại học Cam- bridge Vương quốc Anh) và các chuyên gia Việt Nam đến Ninh Bình, trực tiếp làm việc tại thực địa, không kể ngày đêm, vừa nghiên cứu bổ sung vào hồ sơ, vừa chuẩn bị một văn bản dài 26 trang A4 với đầy đủ nội dung khoa học giải trình, phản biện lại các đánh giá khuyến nghị của các cơ quan tư vấn. Đồng thời, phối hợp với Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam, phái đoàn Việt Nam bên cạnh UNESCO tổ chức gặp gỡ tiếp xúc với phái đoàn của các nước thành viên Ủy ban Di sản thế giới bên cạnh UNESCO tại Paris (Cộng hòa Pháp) để giải thích, chứng minh những giá trị nổi bật toàn cầu của Tràng An về văn hóa và thiên nhiên. Do đó, trước kỳ họp của Ủy ban Di sản thế giới tại Qatar, với tinh thần làm việc nhiệt tình, đầy trách nhiệm của các cơ quan trong và ngoài nước, các chuyên gia, tỉnh Ninh Bình đã chuẩn bị kỹ lưỡng và đầy đủ toàn bộ nội dung khoa học giải trình, phản biện lại các đánh giá khuyến nghị của các cơ quan tư vấn gồm các nội dung: Báo cáo thông tin sai lệch, báo cáo giải trình biện luận, tóm tắt nội dung giải trình, phản biện (tiếng Anh và tiếng Pháp), xuất bản 500 cuốn sách tiếng Anh, 300 cuốn sách tiếng Pháp và hàng trăm USB có lưu tài liệu, hình ảnh, phim quảng bá giới thiệu về hồ sơ Tràng An. Trước những khó khăn thách thức do đánh giá hồ sơ Tràng An ở mức D, Ban chỉ đạo xây dựng hồ sơ S 1 (50) - 2015 - Di s n v n h‚a v t th 39 M t thoŸng Tršng An (Ninh B˜nh) - uhoasacnh: TŸc gi 40 của tỉnh Ninh Bình đã quyết tâm rất cao, lựa chọn và mời các chuyên gia giỏi chuyên môn và ngoại ngữ, giàu kinh nghiệm tham gia Đoàn công tác đi bảo vệ hồ sơ tại kỳ họp thứ 38 của Ủy ban Di sản thế giới, tổ chức ở Doha (Qatar) từ ngày 15/6 đến ngày 25/6/2014. Có thể nói, Đoàn công tác của tỉnh Ninh Bình đến Qatar trong tâm trạng “nửa mừng nửa lo”. Mừng vì hồ sơ Tràng An đã được xây dựng có chất lượng tốt về mặt khoa học, do chuyên gia nước ngoài tư vấn, chúng ta đã chủ động chuẩn bị rất kỹ lưỡng, công phu, tỷ mỷ, đầy đủ các nội dung báo cáo để bảo vệ hồ sơ; lo vì sự trông đợi ở trong tỉnh và trong nước quá cao, trong khi các cơ quan tư vấn của UNESCO khuyến nghị hồ sơ Tràng An phải để lại để tiếp tục hoàn thiện và thẩm định. Đi bảo vệ mà không bảo vệ thành công thì cũng “khó ăn khó nói” với các cấp, các ngành và cộng đồng dân cư trong khu di sản. Dưới sự chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, sự giúp đỡ nhiệt tình của Ủy ban Quốc gia UN- ESCO Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Qatar và phái đoàn Việt Nam bên cạnh UNESCO, ngay từ ngày đầu đến Qatar, Đoàn công tác của tỉnh Ninh Bình đã làm việc tích cực, không kể ngày đêm, giờ giấc, tận dụng mọi điều kiện, mọi cơ hội, tổ chức tiếp xúc, gặp gỡ các đoàn chuyên gia các nước thành viên Ủy ban Di sản thế giới trong và bên lề phiên họp để giới thiệu và giải thích về hồ sơ cũng như những vấn đề khuyến nghị của các cơ quan tư vấn nhằm thuyết phục các nước trong Ủy ban Di sản thế giới ủng hộ hồ sơ Tràng An trên cả tiêu chí văn hóa và thiên nhiên. Vì vậy, tại Hội nghị, sau khi đại diện của hai tổ chức IUCN và ICOMOS trình bày bản báo cáo thẩm định vẫn giữ nguyên nhận xét đánh giá ban đầu: Hồ sơ Tràng An ở mức D, Đoàn Malaysia phát biểu đầu tiên ủng hộ Tràng An của Việt Nam đã đáp ứng đủ tiêu chí để công nhận là di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, rồi sau đó, hầu hết các nước trong Ủy ban Di sản thế giới đều phát biểu ủng hộ cho Tràng An. Sau gần 2 giờ tranh luận, chỉnh sửa Nghị quyết, tiếng gõ búa của Chủ tịch Ủy ban Di sản thế giới vang lên vào hồi 11h 57phút giờ Qatar ngày 23 tháng 6 năm 2014 đã đưa Quần thể danh thắng Tràng An vào Danh sách Di sản thế giới. Và, ngày 25 tháng 6 năm 2014, Quần thể danh thắng Tràng An đã được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, trở thành di sản thứ 1004/1007 của thế giới, là di sản hỗn hợp thứ 31 trên thế giới và là di sản hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam và Đông Nam Á. Đây thực sự là thắng lợi lớn tại kỳ họp này, bởi nỗ lực của Đoàn công tác tỉnh Ninh Bình đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Quần thể danh thắng Tràng An đã được vinh danh là di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới là một sự kiện đặc biệt, có ý nghĩa quan trọng với cả đất nước nói chung và tỉnh Ninh Bình nói riêng. Với đất nước, đây là vinh dự to lớn của Việt Nam, bởi lần đầu tiên chúng ta có một di sản hỗn hợp văn hóa và thiên nhiên của thế giới. Đối với tỉnh Ninh Bình, Tràng An trở thành di sản thế giới là một minh chứng khẳng định chủ trương quan tâm bảo tồn di sản gắn với phát triển du lịch của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh từ các nhiệm kỳ trước đến nay là hoàn toàn đúng đắn. Đó còn là kết quả qua những cố gắng, nỗ lực, công lao gìn giữ và bảo vệ di sản trong suốt thời gian qua của chính quyền và nhân dân địa phương, của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh, của các nhà khoa học, các chuyên gia Việt Nam và quốc tế, đặc biệt là của Ban Quản lý Quần thể danh thắng Tràng An và Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường. Quần thể danh thắng Tràng An - hành trình trở thành di sản thế giới là kết quả của sự quan tâm, chỉ đạo, tạo điều kiện của Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao, Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, Văn phòng UNESCO tại Hà Nội, các Bộ, ngành Trung ương; sự tham gia, đóng góp, giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, các nhà khoa học, các chuyên gia trong nước và quốc tế; của doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường và trên hết là sự nỗ lực, quyết tâm của Đảng bộ và nhân dân Ninh Bình trong việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị của di sản. Tự hào được sống trên vùng đất di sản, trong những ngày xuân năm mới, chúng ta rất vui mừng, phấn khởi chào đón sự kiện đặc biệt diễn ra vào ngày 23/1/2015, tỉnh Ninh Bình long trọng tổ chức Lễ đón bằng của UNESCO ghi danh Quần thể danh thắng Tràng An là di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới. Đây cũng là dịp chúng ta bày tỏ cam kết quyết tâm làm hết sức mình bằng các chương trình hành động cụ thể để quản lý, bảo vệ và phát huy các giá trị nổi bật toàn cầu của di sản để Tràng An mãi mãi là di sản thế giới của nhân loại, trao truyền nguyên vẹn cho các thế hệ mai sau./. N..L (Ngày nhận bài: 29/12/2014; Ngày phản biện đánh giá: 23/01/2015; Ngày duyệt đăng bài: 29/01/2015). Nguyucthn uthhoic Long: Qun th danh thng Tršng An...

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf5007_quan_the_danh_thang_trang_an_6883_2062665.pdf