Quản lý nhà nước - Nội dung thuyết trình an ninh lương thực

 Nguồn nước ngầm đã giảm mạnh và cạn kiệt ở 20 nước với tổng dân số chiếm tới 50% dân số thế giới. Tại Trung Quốc, 200 sông suối và nhiều ao hồ ở khu vực quanh Thủ đô Bắc Kinh đang dần cạn kiệt nước. Hơn 2/3 lượng nước thành phố đang sử dụng phải hút từ các giếng sâu tới hơn 1.000m trở lên. Việt Nam hiện cũng thuộc số các quốc gia thiếu nước, với mức bình quân chỉ đạt 4.400 m3/người/năm (bao gồm cả nước mặt và nước ngầm), thấp hơn rất nhiều so với mức bình quân của thế giới là 7.400 m3/người/năm.

docx13 trang | Chia sẻ: nhung.12 | Lượt xem: 1303 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quản lý nhà nước - Nội dung thuyết trình an ninh lương thực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NỘI DUNG THUYẾT TRÌNH AN NINH LƯƠNG THỰC 1. Các khái niệm. Cây lương thực là gì: Cây lương thực là các loại cây trồng mà sản phẩm dùng làm lương thực cho người, nguồn cung cấp chính về năng lượng và chất bột cacbohydrat trong khẩu phần thức ăn. Các cây lương thực chính như lúa gạo, lúa mì, ngô Thực phẩm là gì: Thực phẩm hay còn được gọi là thức ăn [1] là bất kỳ vật phẩm nào, bao gồm chủ yếu các chất: chất bột (cacbohydrat), chất béo (lipit), chất đạm (protein), hoặc nước, mà con người hay động vật có thể ăn hay uống được, với mục đích cơ bản là thu nạp các chất dinh dưỡng nhằm nuôi dưỡng cơ thể hay vì sở thích. Theo định nghĩa của FAO thì An ninh lương thực: là mọi người có quyền tiếp cận các thực phẩm một cách an toàn, bổ dưỡng, đẩy đủ mọi lúc mọi nơi để duy trì cuộc sống khỏe mạnh và năng động. ANLT về cơ bản có 4 cấp độ: ANLT loài người ANLT cấp quốc gia và vùng ANLT cấp hộ gia đình ANLT cấp cá nhân Hỏi lớp: Ngày lương thực thế giới là ngày mấy? đáp án ngày 16/10 hằng năm 2. Các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá anlt Có 4 chỉ tiêu cơ bản để đánh giá ANLT + Sự sẵn có + Khả năng tiếp cận + Tính ổn định + Việc sử dụng Tính sẵn có: Là đảm bảo có đủ khối lượng dự trữ lương thực ở một mức độ chất lượng phù hợp từ các nguồn sản xuất hoặc đầu vào khác ở trong nước hay nguồn thực phẩm dồi dào từ tự nhiên. Sự sẵn có của lương thực đã được cải thiện đáng kể. Nhưng tình trạng lãng phí lương thực gia tăng ở cả các quốc gia phát triển và đang phát triển Như ở các nước đang phát triển, lãng phí lương thực xuất phát từ sự thiếu thốn công nghệ, thiết bị cũng như sự hạn chế về kiến thức. VD Ở Ấn Độ, khoảng 35 - 40% thực phẩm tươi sống bị lãng phí do các cửa hàng không có thiết bị lạnh để bảo quản. Tại Đông Nam Á, 1/3 sản lượng gạo bị hỏng hoặc bị sâu mọt do không được bào quản tốt sau khi thu hoạch. Ảnh hưởng đáng kể tới nguồn cung năng lượng trên thế giới Khả năng tiếp cận: Là khả năng của các cá nhân tiếp cận được với nguồn tài nguyên và các tài sản sở hữu khác để có được một lượng lương thực thích hợp với chế độ ăn uống dinh dưỡng. Trong suốt giai đoạn 1990 - 2014, khả năng tiếp cận lương thực đã được mở rộng đáng kể. Bằng chứng là cơ sở hạ tầng như giao thông dường xá đã được đẩy mạnh đầu tư xây dựng và nâng cấp, mang lại cơ hội tiếp cận với nguồn lương thực cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, số lượng người đói trên thế giới hiện vẫn ở mức rất cao, lên tới 925 triệu người (2010). Đặc biệt là khu vực Châu Phi và châu Á Cùng với đó, thu nhập của người dân cũng tăng lên, tăng khả năng tiếp cận về mặt kinh tế dối với lương thực và lương thực có chất lượng. Tính ổn định: : một quốc gia, dân tộc hoặc một hộ gia đình hoặc một cá nhân lúc nào cũng phải tiếp cận được với nguồn lương thực phù hợp.Không gặp phải rủi ro để không tiếp cận được với lương thực do các cú sốc bất thường như: lũ lụt, khí hậu thay đổi, bão, kinh tế suy thoái. Việc sử dụng: thông qua các chế độ ăn uống hợp lý, nước sạch, đảm bảo vệ sinh và y tế để đảm bảo dinh dưỡng khi tất cả các nhu cầu tâm sinh lý được đáp ứng. Khả năng tiếp cận với nguồn nước uống an toàn và cung cấp đủ các thiết bị vệ sinh cho người dân còn rất hạn chế. Sức khỏe tốt rõ ràng là một trong những diều kiện tiên quyết quyết định tới khả năng hấp thụ thức ăn cũng như các loại năng lượng trong khẩu phần ăn;. Nước sạch là một yếu tố quan trọng để đảm bảo chất lượng thực phẩm. Tuy nhiên, 12% dân số thế giới vẫn chưa tiếp cận được với nguồn nước sạch, đặc biệt ở một số khu vực như châu Phi tý lệ này lên tới 33%. 3. Một số cây lương thực chủ yếu và vai trò của lương thực trong đời sống con người. 3.1 Một số cây lương thực chủ yếu + GẠO:là nguồn lương thực chủ yếu của hơn một nửa dân số thế giới ở (châu Á và châu Mĩ La Tinh) điều này làm cho nó trở thành loại lương được con người tiêu thụ nhiều nhất Hiện nay các quốc gia có sản lượng lúa và xuất khẩu gạo lớn nhất gồm: Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam, Thái Lan + LÚA MÌ: hay tiểu mạch là một nhóm các loài cỏ đã thuần dưỡng từ khu vực Levant. Lúa mì là thực phẩm quan trọng cho loài người. Trung Quốc chiếm 1/6 diện tích trồng lúa mì trên thế giới. Lúa mì là lương thực thiết yếu ở Bắc Phi và Trung Đông Sản phẩm làm từ lúa mì có thể kể đến như Bia, mì tôm, bánh mì + NGÔ là loại ngũ cốc quan trọng cho loài người Ngô được gieo trồng rộng khắp thế giới. Mỹ sản xuất 40,62% tổng sản lượng ngô và 59,38% do các nước khác sản xuất (Trung Quốc, Brasil, Mexico, Argentina, Ấn Độ) Tại Hoa Kỳ và Canada, sử dụng chủ yếu của ngô là nuôi gia cầm và gia súc, cỏ khô, cỏ ủ chua hay lấy hạt làm lương thực. Phía bắc của Hoa Kỳ các loại ngô sản xuất nhiên liệu sinh học + KHOAI TÂY là loài cây nông nghiệp ngắn ngày, trồng lấy củ chứa tinh bột, loại cây trồng lấy củ rộng rãi nhất thế giới. Trung Quốc là nước sản xuất khoai tây lớn nhất Thế giới, riêng sản lượng khoai tây sản xuất ở Trung Quốc và Ấn Độ chiếm một phần ba sản lượng toàn cầu. Chế độ ăn hàng năm của mỗi công dân toàn cầu trung bình trong thập kỷ đầu thế kỷ 21 là 33kg khoai tây. + NGOÀI RA CÒN CÓ MỘT SỐ CÂY LƯƠNG THỰC PHỔ BIẾN NHƯ: Sắn, Khoai lang, Cao lương, Đại mạch 3.2 Vai trò của lương thực + Cung cấp lương thực và dinh dưỡng cho các bữa ăn hằng ngày của con người. Lương thực cung cấp các chất dinh dưỡng cho con người như như Cacbohydrat, Protein, chất xơ thực vật, đạm và cácvitamin khác. Ví dụ 100g khoai tây tươi còn vỏ sẽ cung cấp: Cacbohydrat 17.47 g Tinh bột 15.44 g, Chất xơ thực phẩm 2.2g, Chất béo 0.1g, Protein 2g và các vitamin khác như A, K, E + Là cơ sở để phát triển chăn nuôi Các cây lương thực cung cấp nguồn thức ăn cho gà, heo như Cám gạo, thóc bắp + Đảm bảo cho cuộc sông của con người được diễn ra bình thường Lương thực cung cấp các chất dinh dưỡng cho con người, giúp các bộ phân trong cơ thể được hoạt đông bình thường. Tinh bột: đây là chất dinh dưỡng cần thiết cho mọi hoạt động của con người. Vitamin B1: là yếu tố dinh dưỡng giúp tiêu hóa lượng đường mà cơ thể nạp vào cơ thể, vì thế nó hỗ trợ tốt cho các tế bào thần kinh, tim và khẩu vị. VitaminE: là yếu tố giúp tan mỡ, giúp vitamin A chống oxy hóa trong tế bào da. + Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và các ngành khác Các cây lương thực cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, các ngành nhẹ: sản xuất bánh kẹo, thức ăn chăn nuôi, chế biến thức uống, sản xuất các loại bột và mì, Sản xuất bia từ cây lúa mì, sản xuất mì tôm từ bột mì Sản phẩm của ngành sản xuất các loaị bột và mì như mì gói ,các koai bột mì, bột ngũ cốc là sản phẩm của cây lúa mi, lua gạo, khoai lang, ngô,. + Là nguồn hàng xuất khẩu mang lại lợi nhuận cho nhiều quốc gia Lương thực không chỉ cung cấp thực phẩm, làm nguyên liệu cho các nghành khác mà còn là nguồn hàng xuất khẩu mang lại lợi ích kinh tế cho các quốc gia như: xuất khẩu gạo, lúa, bắp Phân tích biểu đồ Tình hình xuất khẩu và giá tri xuất khẩu gạo qua các năm từ 2010 – 2014 trên slide. + Đảm bảo cho sự phát triển ổn định của đất nước Lương thực có một vai trò rất quan trọng cho sự phát triển của một quốc gia. Con người cần đáp ứng nhu cầu ăn uống để đảm bảo về sức khỏe. Một đất nước sẽ dễ xảy ra các cuộc bạo động khi người dân lâm vào cảnh đói nghèo triền miên. Nhà nước nên chú trong phát triển cây lương thực để đảm bảo vấn đề an ninh lương thực cho dân đê không phải phụ thuộc vào nguồn lương thực nhập khẩu hay từ các nguồn viện trợ khác 4. Thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng đến ANLT, hậu quả của bất ổn ANLT 4.1 Thực trạng vấn đề ANLT Đôi nét về nghèo đói trên thế giới. Cứ 4 giây lại có một đứa trẻ chết vì đói Cứ 1p, có 14 trẻ em chết Cứ 1h có khoảng 840 em chết Một ngày 22.000 em bé chết (đó là kết quả sau 8 năm các quốc gia cam kết giảm một nửa số người chết đói trên thế giới vào năm 2015, tổ chức Liên Hợp Quốc cho biết) - Theo ước tính của FAO: 2006 thế giới có khoảng 854 triệu người sống trong tình trạng nghèo đói (trong đó có 9 triệu người ở các nước công nghiệp, 25 triệu người ở các nước đang trong thời kỳ quá độ và 820 triệu người ởcác nước đang phát triển) 2007 có thêm 75 triệu người bị đói 6 /2008 : đã có thêm 50 triệu người. Nâng lên tổng số gần tỷ người 2009: số người bị đói thường trực trên thế giới lên 1,02 tỷngười. 2010: đã giảm xuống còn 925 triệu người so với 1,02 tỷ người của năm 2009 Ngay tại châu Âu, một châu lục được cho là giàu có và sung túc, vẫn có đến 43 triệu người có nguy cơ bị đói do khủng hoảng lương thực. Sa-ha-ra châu Phi, chiếm 239 triệu (30%). Châu Á - Thái Bình dương với 578 triệu người.(64%) 2/3 dân số bị đói tập trung ở 7 quốc gia là Băng-la-đét, Trung Quốc, Công-gô, Ê-thi-ô-pi-a, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a và Pa-ki-xtan. Hiện nay, có khoảng 80 quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt với tình trạng thiếu lương thực BIỂU ĐỒ TRÒN Số người bị đói trên toàn cầu năm 2010 (đv:triệu người) Các yếu tố ảnh hưởng đến ANLT Sự gia tăng dân số Cầu tăng mà cung không đủ đáp ứng. Mức cầu tăng là vì cứ mỗi năm dân số địa cầu tăng thêm 80 triệu người, mức tiêu thụ ngũ cốc, gạo, lúa mì theo đó tăng cao. Tốc độ gia tăng dân số ngày càng nhanh(phân tích biểu đồ) Theo Liên hợp quốc, dân số thế giới dự kiến sẽ tăng từ 7,2 tỷ người hiện nay lên 9,6 tỷ vào năm 2050 - Vì thế Dự báo của FAO và Tổ chức Hợp tác Phát triển (OECP) và Viện Chính sách Lương thực Thế giới (IFPRI) cho rằng để đáp ứng nhu cầu trên cần phải tăng sản lượng lương thực lên 70% toàn cầu trong đó tăng gấp đôi ở các quốc gia đang phát triển. Làm sao để bảo đảm an ninh lương thực quả là bài toán vô cùng hóc búa của nhân loại! - Dân số tăng nhanh sẽ đẩy lên những áp lực về môi trường, nhà ở, công việc và tài nguyên, quỹ đất cho nông nghiệp sẽ bị thu hẹp lại để giải quyết các nhu cầu nhà ở cho người dân, song hành cùng đó là quá trình đô thị hóa ngày càng nhanh cũng tác động không nhỏ đến đất dùng cho nông nghiệp. VD Dự báo, từ nay đến năm 2025, Việt Nam có thể phải lấy 10-15% diện tích đất nông nghiệp và các loại đất khác để phát triển công nghiệp. Theo đó, diện tích lúa đến năm 2010 còn khoảng 4 triệu héc ta, năm 2015 khoảng 3,8 triệu héc ta, đến năm 2020 chỉ còn khoảng 3,6 triệu héc ta và giữ ổn định sau năm 2020 là 3,5 triệu héc ta, trong đó diện tích chuyên trồng lúa nước là 3,1 triệu héc ta. Bài học từ Philippines cho thấy, để đổi lấy các khu công nghiệp, nước này đã mất rất nhiều cánh đồng lúa phì nhiêu và mỗi năm phải nhập 1,5 triệu tấn lương thực. - Gía lương thực từ đó cũng tăng lên - PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ CÁC NƯỚC CÓ DÂN SỐ LỚN TRÊN THẾ GIỚI(CŨNG CÓ VN) Biến đổi khí hậu: Hiện tượng biến đổi khí hậu do thiên nhiên (rét đậm, rét hại, lũ lụt, hạn hán) gây nhiều mầm bệnh ảnh hưởng đến năng suất. Tuy chiếm tới 60% dân số thế giới và có tốc độ tăng trưởng kinh tế, đô thị hóa cao nhất thế giới, song khu vực châu Á - Thái Bình Dương chỉ có 35% lượng tài nguyên nước toàn cầu trong khi phải hứng chịu 70% các vụ thiên Châu Á - Thái Bình Dương là một khu vực điển hình phải đối phó tình trạng mất an ninh lương thực. Tại khu vực này, cứ bốn trẻ thì có một trẻ dưới năm tuổi bị suy dinh dưỡng. Trợ lý Tổng Giám đốc FAO phụ trách châu Á - Thái Bình Dương Hiroyuki Konuma nhấn mạnh, khu vực này sẽ có khoảng 500 triệu người thường xuyên bị đói ngay cả khi các nước đạt Các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ về giảm số người nghèo đói xuống mức tương đương 12% dân số. Tại Senegal, sản lượng vụ mùa giảm khoảng 38% do ảnh hưởng của thời tiết khắc nghiệt. Hiện tượng nước biển dâng tràn gây hiện tượng nhiễm mặn trên đất trồng. Trái đất ngày càng bị nóng lên, khí hậu bị đảo lộn, gây nhiều thiên tai và thiệt hại mùa màng. Hiện tượng nước biển dâng tràn gây hiện tượng nhiễm mặn trên đất trồng lúa tại châu Á mà đồng bằng sống Cửu Long của Việt Nam là một thí dụ điển hình. Với kịch bản nước dâng 1m, đồng bằng sông Hồng sẽ mất 5.000km2 đất, đồng bằng sông Cửu Long bị ngập 15.000 – 20.000km2; tổng sản lượng lương thực giảm khoảng 5 triệu tấn. Hạn hán kéo dài sẽ gây thiếu nước cho hoạt động nông nghiệp, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Sahara(Châu Phi): hầu hết sinh kế của cư dân khu vực phụ thuộc vào nông nghiệp. Tuy nhiên chỉ có 5% diện tích gieo trồng có nước tưới Với tần suất hạn hán dự báo sẽ tăng ở miền nam châu Phi Điều này chắc chắn sẽ dẫn đến giảm sản xuất và chất lượng cây trồng, giảm lượng cỏ cho gia súc, tình trạng thiếu lương thực sẽ gay gắt hơn. Lũ lụt và bão nhiệt đới cũng ảnh hưởng đến an ninh lương thực bằng cách tiêu diệt tài sản sinh kế. Tăng gánh nặng trong công việc đồng áng, họ phải bỏ nhiều thời gian và công sức để chuẩn bị đất, lấy nước, tưới nước, bảo vệ mùa khỏi sâu bệnh hại. Hàng năm, lũ lụt gây thiệt hại cho Ấn Độ và Bangladesh tới khoảng 4 triệu tấn gạo – số gạo đủ để nuôi sống 30 triệu người Nguồn nước Nước là yếu tố quan trọng cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Lượng nước khai thác sử dụng trên toàn thế giới hiện nay là 3.800 tỷ m3, thì việc tưới tiêu nước trong nông nghiệp sử dụng 70% (2.700 tỷ m3). Nếu không có gì thay đổi, chỉ trong vòng một thế hệ nữa, nghĩa là từ khoảng năm 2030, trên phạm vi toàn thế giới sẽ trở nên khô hạn. Vấn đề quản lí nguồn nước, nước ngọt trong lục địa sẽ là vấn đề chính quyết định sự phát triển kinh tế và xã hội. 95% lượng nước tại các nước đang phát triển được sử dụng để tưới đất nông nghiệp. Nguồn nước ngầm đã giảm mạnh và cạn kiệt ở 20 nước với tổng dân số chiếm tới 50% dân số thế giới. Tại Trung Quốc, 200 sông suối và nhiều ao hồ ở khu vực quanh Thủ đô Bắc Kinh đang dần cạn kiệt nước. Hơn 2/3 lượng nước thành phố đang sử dụng phải hút từ các giếng sâu tới hơn 1.000m trở lên. Việt Nam hiện cũng thuộc số các quốc gia thiếu nước, với mức bình quân chỉ đạt 4.400 m3/người/năm (bao gồm cả nước mặt và nước ngầm), thấp hơn rất nhiều so với mức bình quân của thế giới là 7.400 m3/người/năm. Ở các nước đang phát triển như các nước ở châu Á còn sử dụng cách tưới tiêu thủ công gây lãng phí nước và cạn kiệt nguồn nước. Phần lớn nông dân chỉ sử dụng những thiết bị bơm nước lạc hậu và không hiệu quả. Tuy nhiên, họ lại có thể lấy một lượng nước không hạn chế vào ruộng khiến các nguồn nước nhanh chóng cạn kiệt. Nếu thói quen này vẫn tiếp diễn, khủng hoảng lương thực sẽ bùng phát trên khắp châu Á. Châu Á có thể đối mặt với tình trạng thiếu lương thực triền miên nếu không tiến hành một cuộc cách mạng triệt để trong thói quen sử dụng nước. Nguồn nước đang bị ô nhiễm trầm trọng do các hoạt động công nghiệp, chế biến và các chất thải chưa qua xử lý. Phần lớn chất thải công nghiệp và sinh hoạt được thải ra các dòng nước, cùng với việc sử dụng quá nhiều phân khoáng và thuốc trừ sâu của nông dân khiến cho các tầng nước ngầm bị ô nhiễm, gây ra tình trạng khan hiếm nguồn nước. Các diễn biến thời tiết bất thường như hạn hán kéo dài cũng ảnh hưởng đến lượng nước trên thế giới. Có những dự báo cho rằng, khí hậu toàn cầu ấm dần lên nên lưu lượng nước nhiều con sông ở châu Á và châu Phi có thể giảm từ 15-50%. Hơn nữa, nước băng tan không bổ sung cho nguồn nước ngọt, mà thường chảy ra biển thành nước mặn. Xung đột, bất ổn chính trị - quân sự Yếu tố xung đột chính trị ảnh hưởng đến khả năng sản xuất và sự tiếp cận lương thực. Xung đột tại các điểm nóng như Iraq, Sudan, Syria, Yemen và sự bùng phát dịch Ebola đúng thời điểm gieo trồng ở các quốc gia Tây Phi là những nguyên nhân gây mất an ninh lương thực nghiêm trọng. Tại Sudan, khoảng bốn triệu người bị thiếu lương thực do bùng phát xung đột tại khu vực miền tây Darfur Dịch bệnh Biến đổi khí hậu sẽ làm tăng tiềm năng cho nhiều loài sâu bệnh gây hại. Những thay đổi về nhiệt độ lượng mưa có thể tạo điều kiện sinh sản, phát triển cho nhiều loại sâu bệnh. Những thay đổi về khí hậu dự kiến sẽ giúp côn trùng có thể di cư, phát tán trên phạm vi lớn hơn để đáp ứng với nhiệt độ tăng. Nếu nhiệt độ tiếp tục tăng, sản lượng lương thực Hoa Kỳ giảm 25% do sự gây hại của côn trùng. Sâu bệnh, côn trùng cũng làm giảm 30% sản lượng đậu tương, 7% sản lượng lúa của châu Phi. Một số yếu tố khác: Nhận thức về vai trò của nông nghiệp bị ảnh hưởng bởi xu thế phát triển công nghiệp của thế giới Tâm lý "trọng công", "trọng thương" hơn "trọng nông" của lãnh đạo một số bộ, ngành, địa phương trong quy hoạch phát triển. Đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp còn hạn chế Chưa ngang tầm với đòi hỏi, nhất là chưa có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia sản xuất, kinh doanh lương thực. Trước hết, dễ nhận thấy rằng, đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nhất là hệ thống thủy lợi còn hạn chế. Hiện nay, các công trình phục vụ việc tưới tiêu (hồ chứa nước, mương tiêu úng) chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất, nhiều vùng vẫn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Sự yếu kém trong hệ thống phân tích, dự báo cung - cầu lương thực,điều hành sản xuất, dự trữ, xuất khẩu và giá cả . dự trữ, xuất khẩu và giá cả đã ảnh hưởng xấu đến sản xuất và thu nhập của người nông dân. Theo các chuyên gia, nguyên nhân khiến giá lương thực tăng cao chủ yếu do mất cân đối cung – cầu, trong khi cầu có xu hướng tăng cao thì nguồn cung lại bị giảm mạnh trong những năm gần đây. Hệ thống, cơ chế thu mua, phân phối lúa gạo còn một số hạn chế, nhất là chưa được tổ chức chặt chẽ, vai trò quản lý của Nhà nước chưa đủ mạnh. Việc quy hoạch không đồng bộ gây nên tình trạng ngập úng hoặc hạn hán cục bộ do phá vỡ hệ thống kênh mương tiêu thoát nước. Hậu quả của việc bất ổn ANLT : Giá cả lương thực tăng nhanh Giá cả lương thực từ năm 2006. Theo FAO Chỉ số giá lương thực đến tháng 4/2008 đạt 218,2 điểm (tăng 54% so với cùng kỳ 2007) Ngũ cốc là 284 tăng 92% so với cùng kỳ 2007) Giá lúa mì tháng 3/3008 tăng 130% so với cùng kỳ năm 2007 Các diễn biến thời tiết bất thường như hạn hán kéo dài cũng ảnh hưởng đến lượng nước trên thế giới. Khủng hoảng lương thực, mà biểu hiện chính là giá lương thực tăng nhanh là một trong những nguyên nhân chủ yếu của tình hình lạm phát toàn cầu. Theo IMF, giá lương thực tăng gây ra khoảng 44% lạm phát toàn cầu (67% lạm phát ở châu Á, 43% ởTrung Đông và châu Phi). PHÂN TÍCH HÌNH Giá lương thực tăng cao tác động trực tiếp đến chất lượng sống của người dân, thậm chí là sự sống còn của người nghèo. Giá lương thực tiếp tục tăng cao trong tương lai không chỉ ảnh hưởng xấu đến các nước phát triển mà còn làm dấy lên mối quan ngại về nạn đói và làn sóng bất ổn xã hội mới tại các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước nghèo. Song không phải chỉ có các nước nghèo và đang phát triển mới đứng trước nguy cơ cao mất an ninh lương thực. Tại hàng loạt quốc gia phát triển, những rủi ro an ninh lương thực cũng đang trở thành một thách thức không nhỏ. Tại châu Âu, ngành nông nghiệp đối mặt nhiều thách thức, như những hạn chế tồn tại trong sản xuất và nhất là đối phó tình trạng biến đổi khí hậu, địa chất. Tại Anh, biến đổi khí hậu toàn cầu có thể khiến nước này phải đối mặt thường xuyên hơn tình trạng hạn hán, nắng nóng, bão lụt... Anh hiện nhập khẩu tới 40% lượng lương thực để nuôi 63 triệu dân, trong khi đó, các quốc gia xuất khẩu lương thực lại luôn có xu hướng bảo vệ nguồn lương thực của mình trong tình trạng khẩn cấp. Do đó, nước Anh dễ bị tác động bởi hiện tượng biến đổi khí hậu diễn ra từ bên ngoài. Theo WB, giá lương thực tăng 20% thì thêm có 100 triệu người quay lại mức nghèo đói. Nguy cơ nạn đói sẽ tăng nhanh Nạn đói đã trở thành thách thức lớn, đe dọa đến sự sống còn, ổn định và phát triển của thế giới và nhân loại. Khoảng cách giàu nghèo trong xã hội cũng ngày càng sâu sắc hơn. Trên thế giới, khoảng một tỉ người đang đói thiếu ăn hay suy dinh dưỡng thường trực. 95% trong số đó là dân ở các nước nghèo (theo WFP - World Food Program - Chương trình lương thực thế giới). Trợ lý Tổng Giám đốc FAO phụ trách châu Á - Thái Bình Dương Hiroyuki Konuma nhấn mạnh, khu vực này sẽ có khoảng 500 triệu người thường xuyên bị đói ngay cả khi các nước đạt Các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ về giảm số người nghèo đói xuống mức tương đương 12% dân số. Châu Phi có nguy cơ bị mất an ninh lương thực với 29/38 quốc gia Với một kịch bản bi quan thì có khoảng 17 triệu trẻ em suy dinh dưỡng trong năm 2050. Đói nghèo giết chết hơn 30.000 trẻ dưới 5 tuổi trên khắp thế giới mỗi ngày báo cáo của Manos Unidas - một tổ chức phi chính phủ (NGO) Gây nên các xung đột, bạo động chính trị Cuộc khủng hoảng lương thực thế giới có tác động nghiêm trọng đến tình hình an ninh - chính trị của không ít nước. Giám đốc WFP nói: “Khi người ta lâm vào cảnh đói khát, họ có 3 lựa chọn: nổi loạn, di cư hoặc thoi thóp chờ chết”. Thực tế đã xảy ra các cuộc  biểu tình, bạo loạn vì thiếu hụt lương thực tại một số nước. Khủng hoảng lương thực có thể dễdàng thổi bùng bạo lực ởnhững nơi nghèo khó, làm sâu sắc thêm xung đột bạo lực giữa các sắc tộc. Thậm chí ởnhiều nước đã xảy ra bạo động, biểu tình nhưHaiiti, Camơrun, Xênêgan, Buốckina Phaxô... đẩy các nước chậm phát triển lún sâu hơn vào vòng xoáy đói nghèo và bất ổn. 5. Trách nhiệm cộng đồng quốc tế trong bảo đảm ANLT Những hoạt động chung của cộng đồng quốc tế Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội tổ chức tại Copenhaghen (Đan Mạch) năm 1995 đã ci xóa đói giảm nghèo là một trong ba vấn đề quan trọng của hội nghị để các nước cam kết thực hiện. Các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế như Ngân hang Thế giới (WB), Qũy Tiền Tệ quốc tế (IMF) đóng vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ các quốc gia giảm bớt gánh nặng nghèo đói thông qua việc cung cấp các khoản vay có gắn với các điều kiện giải ngân theo các chương trình xóa đói giảm nghèo. Các Tổ chức quốc tế như: Chương trình phát triển LHQ (WNDP), UNICEF), Hội chữ thập đỏ Quốc tế cũng có những hoạt động tích cực trong việc hỗ trợ nhân đạo hướng vào người nghèo, viện trợ lương thực. Hội nghị thượng đỉnh Rio (Braxin) 1992 đã đưa ra 1 công ước chung về viện trợ phát triển cho các quốc gia nghèo thuộc thế giới thứ 3 cần phải chiếm ít nhất 0,7% GDP của các quốc gia công nghiệp phát triển với mục tiêu đóng góp vào việc chống đói nghèo trên thế giới. Thực hiện các chương trình khuyến nông, bảo vệ thực vật, giảm thiểu rủi ro để giúp nông dân tăng được năng suất và chất lượng sản phẩm. Các nước cũng cần đầu tư sáng tạo những công nghệ mới. FAO liên tục kêu gọi cộng đồng quốc tế cải thiện hạ tầng cơ sở để giúp nông nghiệp phát triển mạnh hơn. Tăng cường hợp tác quốc tế để chung tay giúp đỡ các khu vực đói nghèo trên thế giới. Trách nhiệm của Sinh viên Sử dụng lương thực vừa đủ trách lãng phí Bảo vệ môi trường sống và tiết kiệm nguồn tài nguyên nước. Tham gia các hoạt động tuyên truyền về bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm nước, lương thực. Chung tay cùng cộng đồng giúp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxan_ninh_luong_thuc_w_final_9473.docx
Tài liệu liên quan