Quản lý dự án phần mềm - Chương 5: Quản lý thời gian dự án
Phần mềm chưa làm bao giờ (khác với các DA
khác)
Khó dùng lại những kinh nghiệm của DA trước
Công nghệ luôn thay đổi
Khó phân ranh giới rõ ràng giữa các giai đoạn
Công sức và thời gian còn phụ thuộc vào
những yếu tố khác
9 trang |
Chia sẻ: nhung.12 | Lượt xem: 1523 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quản lý dự án phần mềm - Chương 5: Quản lý thời gian dự án, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
08/09/2012
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ
CHƯƠNG 5:
QUẢN LÝ THỜI GIAN DỰ ÁN
QUẢN LÝ DỰ ÁN PHẦN MỀM
1
Quản lý thời gian
2
Mục tiêu của bài học
3
Hiểu được tầm quan trọng của việc quản lý thời
gian DA
Hiểu được các qui trình quản lý thời gian
Hiểu được các phương pháp dùng để ước
lượng thời gian tiêu biểu:
CPM (Critical Path Method)
PERT (Program Evaluation and Review Tecnique)
Hiểu được mối quan hệ giữa ước lượng nguồn
lực và lịch biểu của DA
NỘI DUNG TRÌNH BÀY
4
5.1 Tầm quan trọng của việc QL thời gian DA
5.2 Các quy trình quản lý thời gian
5.3 Ước lượng thời gian cho các hoạt động
5.1 Tầm quan trọng của việc QLTG
Kết thúc DA đúng hạn là một thách thức lớn
nhất
Theo nghiên cứu của CHAOS, thời gian quá
hạn trung bình năm 1995 là 222%; được cải
tiến lên 163% vào năm 2001 và đến năm 2003
là 82%.
Thời gian có độ linh hoạt bé nhất; nó trôi qua
bất kỳ có điều gì xảy ra trong DA
Các vấn đề về lịch biểu là lý do chính dẫn đến
xung đột trong dự án, đặc biệt là nữa sau của
DA
5
5.2 Các qui trình QLTG
Quản lý thời gian DA gồm những qui trình bảo
đảm DA hoàn tất đúng hạn
Xác định các hoạt động (Activity definition)
Sắp xếp thứ tự các hoạt động (Activity sequencing)
Ước lượng nguồn lực cho mỗi hoạt động (Activity
resource estimating
Ước lượng thời gian cho mỗi hoạt động (Activity
duration estimating)
Phát triển lịch biểu (Schedule development)
Điều khiển lịch biểu (Schedule control)
6
08/09/2012
2
a. Activity definition
Một hoạt động (activity) hay một nhiệm vụ (task) là
một công việc mô tả trong WBS mà nó đòi hỏi khoảng
thời gian, chi phí và nguồn lực
Lịch biểu của DA bắt nguồn từ tài liệu khởi tạo DA
Bảng tôn chỉ DA có chứa ngày bắt đầu và ngày kết thúc,
cùng với thông tin về ngân sách
Tuyên bố phạm vi và WBS giúp xác định cần phải làm
những gì
Xác định hoạt động đòi hỏi phải triển khai WBS chi tiết
hơn cùng với những lời giải thích để hiểu được tất cả
những việc cần làm, nhằm có được ước lượng phù hợp
với thực tế
7
Danh sách hoạt động và các thuộc tính
Một danh sách hoạt động là sự xếp bảng của những
hoạt động bao gồm trên lịch biểu DA. Một DS gồm:
Tên hoạt động
Một nhận dạng hay một số của hoạt động
Một mô tả ngắn gọn của hoạt động
Thuộc tính của hoạt động: cung cấp nhiều thông tin về
một hoạt động như việc làm trước, việc làm sau, quan
hệ logic, yêu cầu nguồn lực, ràng buộc
8
Cột mốc (Milestones)
Một cột mốc là một thời điểm quan trọng để hoàn thành
một công việc mà tạo ra được sản phẩm bàn giao.
Cột mốc thường là một vài hoạt động và những công
việc để hoàn thành một giai đoạn.
Cột mốc là một công cụ thường sử dụng để thiết lập
mục đích lập lịch biểu và giám sát quá trình lập lịch.
9
b. Activity sequencing
Xem xét các hoạt động và xác định quan hệ phụ
thuộc
Một liên hệ về sự phụ thuộc hay một quan hệ là
một tuần tự của những hoạt động hay công việc
trong một dự án
Phải quyết định sự phụ thuộc giữa những công
việc để sử dụng phân tích đường tới hạn
10
b. Activity sequencing (tt)
Ba sự phụ thuộc
Phụ thuộc bắt buộc (Mandatory dependencies): cố
hữu do bản chất công việc, đôi khi đó là những phụ
thuộc logic cứng.
Phụ thuộc xác định bởi nhóm dự án (Discretionary
dependencies): định nghĩa bởi đội dự án, đôi khi là
những phụ thuộc logic mềm
Phụ thuộc bên ngoài (External dependencies): liên
quan giữa các hoạt động bên trong DA và bên ngoài
DA
11
Sơ đồ mạng (Network diagrams)
Sơ đồ mạng là một kỹ thuật thích hợp để biểu
diễn tuần tự các hoạt động của DA
Một sơ đồ mạng là một lược đồ hiển thị giữa
những quan hệ logic hay tuần tự hay những
hoạt động của DA
Hai định dạng chính của phương thức bản đồ là
mũi tên và con số
12
08/09/2012
3
Sơ đồ mạng (Network diagrams)
13
Phương pháp biểu đồ mũi tên
Phương pháp biểu đồ mũi tên (Arrow
Diagramming Method - ADM)
Cũng được gọi là biểu đồ mạng AOA (Activity-On-
Arow)
Những hoạt động được biểu diễn bằng một mũi tên
Nút và cung là điểm bắt đầu và kết thúc của những
hoạt động
Chỉ có thể biểu diễn phụ thuộc kết thúc – bắt đầu
(finish-to-start)
14
Qui trình để tạo biểu đồ AOA
1. Tìm tất cả các hoạt động bắt đầu tại nút 1.Vẽ đến nút
kết thúc và vẽ mũi tên giữa nút 1 và nút kết thúc. Đặt
tên hoạt động bằng một chữ cái hay một tên và ước
lượng cho hoạt động.
2. Tiếp tục vẽ sơ đồ mạng, làm việc từ trái qua phải.
Quan sát bật lên (burst) và nối (merge). Một bật lên
xảy ra khi một nút đơn theo sau bởi hai hay nhiều hoạt
động. Một nối xảy ra hai hay nhiều nút trước một nút
đơn
3. Tiếp tục vẽ sơ đồ mạng của DA cho đến khi tất cả
những hoạt động có phụ thuộc đều trên sơ đồ
4. Một qui ước tất cả đầu mũi tên sẽ chỉ qua phải và
không có mũi tên nào bị cắt trong sơ đồ mạng
15
Phương pháp biểu đồ ưu tiên
Phương pháp biểu đồ ưu tiên (Precedence
Diagramming Method – PDM).
Những hoạt động tương ứng với một hộp
Mũi tên sẽ biểu diễn quan hệ giữa các hoạt động
Được nhiều người sử dụng hơn phương pháp ADM
và được sử dụng trong quản lý dự án phần mềm
Biểu diễn được những kiểu khác nhau của sự phụ
thuộc
16
Ví dụ: Biểu đồ mạng PDM
17
Các kiểu phụ thuộc
18
08/09/2012
4
c. Activity resource estimating
Trước khi ước lượng thời gian cho một hoạt
động, bạn phải có một ý tưởng tốt nhất về số
lượng và loại nguồn lực sẽ được chỉ định cho
mỗi hoạt động
Hãy suy nghĩ những điều quan trọng trong ước
lượng nguồn lực:
Khó khăn nào để giúp việc hoàn thành những hoạt
động đặc biệt của DA này
Lịch sử đã có tổ chức nào có hoạt động tương tự
chưa?
Yêu cầu nguồn lực là có thể?
19
d. Activity duration estimating
Khoảng thời gian (Duration): bao gồm thời gian
thực tế để thực hiện công việc cộng thêm thời
gian dự trữ
Nổ lực (Effort): là số ngày làm việc hay số giờ
làm việc đòi hỏi để hoàn thành một nhiệm vụ
(task)
Một người sẽ tạo ra một ước lượng, và một
chuyên gia sẽ xem xét lại ước lượng đó.
20
e. Schedule development
Cập nhật ngày bắt đầu và ngày kết thúc
Mục đích cuối cùng là tạo một lịch biểu đúng
đắn nhằm cung cấp một cơ sở để giám sát dự
án trong suốt thời gian thực hiện dự án.
Những công cụ và kỹ thuật quan trọng để lập và
phát triển lịch biểu là đồ thị Gantt, phân tích
đường tới hạn và phân tích PERT Những
phương pháp này sẽ được trình bày trong phần
sau.
21
f. Schedule control
Mục đích của việc quản lý lịch biểu là biết được
trạng thái của lịch biểu, những nhân tố ảnh
hưởng đến sự thay đổi lịch biểu, và phải quản lý
những thay đổi này:
Kiểm tra lịch biểu so với thực tế
Tổ chức các buổi họp về tiến độ với các bên liên
quan
22
5.3 Ước lượng thời gian cho hoạt động
23
Nội dung trình bày:
a. Các kỹ thuật ước lượng thời gian
b. Một số CSDL tham khảo
c. Những khó khăn khi ước lượng cho DA PM
d. Trình bày một số phương pháp tiêu biểu
a. Các kỹ thuật ước lượng thời gian (tt)
24
Phi khoa học
Dựa trên kinh nghiệm, chủ quan
Nhanh và dễ dàng
Kết quả thiếu tin cậy
Chỉ nên thực hiện khi: Đội ngũ chuyên môn có rất
nhiều kinh nghiệm, kỹ năng cao
08/09/2012
5
a. Các kỹ thuật ước lượng thời gian (tt)
25
Hỏi ý kiến chuyên gia
Dựa vào CSDL DA đã có
Biểu đồ Gantt
Critical Path Method (CPM)
Program Evaluation and Review Technique
(PERT)
b. Một số CSDL tham khảo
26
Quy tắc 40-20-40
Software Planning Code & Unit Test Integration & Test
Commercial DP 25% 40% 35%
Internet Systems 55% 15% 30%
Real-time Systems 35% 25% 40%
Defense Systems
(Thông minh)
40% 20% 40%
b. Một số CSDL tham khảo (tt)
27
Quy tắc 40-20-40
Activity Small Project (2.5K
LOC)
Large Project (500K
LOC)
Analysis 10% 30%
Design 20% 20%
Code 25% 10%
Unit Test 20% 5%
Integration 15% 20%
System test 10% 15%
b. Một số CSDL tham khảo (tt)
28
Chi phí thời gian của lập trình viên: Theo điều
tra của Bell
Viết chương trình 13%
Đọc tài liệu hướng dẫn 16%
Thông báo, trao đổi, viết báo cáo 32%
Việc riêng 13%
Việc linh tinh khác 15%
Huấn luyện 6%
Gửi email, chat 5%
b. Một số CSDL tham khảo (tt)
29
Chi phí thời gian của lập trình viên: Theo điều
tra của IBM
Làm việc một mình 30%
Trao đổi công việc 50%
Làm những công việc khác, không
phục vụ trực tiếp cho công việc
20%
c. Những khó khăn khi ước lượng DAPM
30
Phần mềm chưa làm bao giờ (khác với các DA
khác)
Khó dùng lại những kinh nghiệm của DA trước
Công nghệ luôn thay đổi
Khó phân ranh giới rõ ràng giữa các giai đoạn
Công sức và thời gian còn phụ thuộc vào
những yếu tố khác
08/09/2012
6
d. Một số phương pháp tiêu biểu
31
Biểu đồ Gantt
Critical Path Method (CPM)
Program Evaluation and Review Technique
(PERT)
Biểu đồ Gantt
32
Biểu đồ (sơ đồ) Gantt là sơ đồ mô tả công việc thanh
theo thời gian, được đặt tên người phát minh ra nó
(Henry Gantt).
Một số khái niệm cơ bản
Task
Duration
Resource
Milestone
Predecessor: FS, SS, SF, FF
Summary task
Outline level
Biểu đồ Gantt (tt)
33
Biểu đồ (sơ đồ) Gantt cung cấp một định dạng chuẩn để
hiển thị thông tin lịch biểu của DA bằng danh sách
những hoạt động của DA và tương ứng với đó là ngày
bắt đầu và kết thúc theo định dạnh lịch tường,
Những kí hiệu trong biểu đồ
Mũi tên hình Kim Cương màu đen: Milestone
Thanh màu đem dày: Summary tasks
Thanh dài nằm ngang: thời gian của những tasks
Mũi tên: phụ thuộc giữa các task
VD 1: Biểu đồ Gantt (tt)
34
VD 2: Biểu đồ Gantt (tt)
35
Phương pháp đường tới hạn (CPM)
36
Phương pháp CPM là một kỹ thuật mạng dùng để ước
tính thời gian, thời gian dự trữ, thời gian trì hoãn và
đường tới hạn
Đường tới hạn là một dãy các hoạt động quyết định thời
gian sớm nhất mà dự án hoàn thành
Đường tới hạn là một đường dài nhất thông qua sơ đồ
mạng và đã cộng thêm thời gian dự trữ (float) hay trì
hoãn (slack)
Trì hoãn hay dự trữ là thời gian cộng thêm cho một hoạt
động có thể bị trễ mà không làm trễ thời gian hoàn
thành của hoạt động hay ngày kết thúc DA
08/09/2012
7
Tính đường tới hạn (CPM)
37
Xây dựng một sơ đồ mạng
Thêm ước lượng thời gian cho tất cả hoạt động trên mỗi
đường dẫn thông qua sơ đồ mạng
Đường dài nhất là đường tới hạn
VD: Đường tới hạn (CPM)
38
Sử dụng đường tới hạn để tính lịch biểu
39
Free slack (thời gian được trễ) hay free float là khoảng
thời gian cộng thêm cho một hoạt động có thể bị trễ
nhưng không làm ảnh hưởng đến thời gian bắt đầu sớm
nhất của bất kỳ một hoạt động theo sau trực tiếp nào
Total slack (độ trễ toàn phần) or total float là khoảng thời
gian cộng thêm của một hoạt động có thể bị trễ từ thời
điểm bắt đầu sớm nhất mà không làm trễ ngày kết thúc
theo kế hoạch của dự án
Một forward pass (đưa đi tiếp) là thông qua sơ đồ mạng
quyết định ngày bắt đầu và kết thúc sớm nhất
Sử dụng đường tới hạn để tính lịch biểu
40
Sử dụng đường tới hạn để tính lịch biểu
41
Free and Total Float or Slack for Project X
42
08/09/2012
8
Phương pháp PERT
43
Phương pháp PERT
44
PERT là một kỹ thuật phân tích mạng được sử dụng để
ước lượng thời gian của DA bằng cách ước lượng
chính xác thời gian của một hoạt động
PERT sử dụng ước lượng thời gian bằng xác suất, cần
3 ước lượng thời gian cho mỗi công việc:
Phương pháp PERT
45
Khả dĩ nhất (ML – Most Likely): thời gian hoàn thành
bình thường hay hợp lý
Lạc quan nhất (MO – Most Optimistic): thời hoàn
thành tốt nhất hay lý tưởng
Bi quan nhất (MP – Most Pesimistic): thời gian hoàn
thành tồi nhất
PERT Formula and Example
46
PERT Formula and Example (tt)
47
Tên công việc MO ML MP EST
Vẽ sơ đồ và khoan tường 2 3 5 3.2
Lắp các ống gen 1 2 4 2.2
Đi dây 1 2 4 2.2
Lắp các hộp nối 0.5 1 2 1
Lắp các máy tính chủ 2 3 4 3
Kết nối máy tính, máy chủ vào hệ thống mạng 1 2 4 2.2
Tổng 8 14 32 16
PERT – ký hiệu
48
08/09/2012
9
PERT – ký hiệu (tt)
49
PERT – ký hiệu (tt)
50
PERT – ký hiệu (tt)
51
PERT
52
Ưu điểm
Phải tính đến rất nhiều yếu tố nếu muốn xác định
được ước lượng
Giá trị nhận được là giá trị cân bằng giữa 2 thái
cực nên có ý nghĩa và đáng tin cậy
Nhược điểm
Mất thời gian vì có nhiều tham số trong ước lượng
Có thể xảy ra việc tranh luận giữa các thành viên
trong đội DA
Tổng kết
Hiểu được tầm quan trọng của việc quản lý
thời gian DA
Hiểu được các qui trình quản lý thời gian
Hiểu được các phương pháp dùng để ước
lượng thời gian
Những PP ước lượng tiêu biểu:
Biểu đồ Gantt
CPM (Critical Path Method)
PERT (Program Evaluation and Review
Tecnique)
53
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chapter_5_time_8302.pdf