Quản lý doanh nghiệp - Chương 3: Quản lý kế toán – tài chính
Chi phí trang bị tài sản : là khoản chi phí đổi mới thay thế
hoặc mở rộng công nghệ sản xuất, máy móc thiết bị , CSVC kĩ
thuật. Và được xem như một loại tài sản của DN và cần được
khấu hao qua các thời kì sử dụng tài sản.
Chi phí hoạt động : là chi phí giúp DN vận hành các hoạt
động hàng ngày (trả lương công nhân viên, phí điện thoại ,
điện nước, )
53 trang |
Chia sẻ: nhung.12 | Lượt xem: 1297 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quản lý doanh nghiệp - Chương 3: Quản lý kế toán – tài chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 3:
Quản lý KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH
Vì sao Kỹ sư
cần có kiến thức kế toán – tài chính?
Kỹ sư tạo nên lợi nhuận cho DN thông qua việc
giảm thiểu chi phí dự án, sản xuất mà vẫn đạt chất
lượng yêu cầu.
Kỹ sư cần có kiến thức để truyền đạt, thương lượng
và bán những ý tưởng cho DN, đối tác.
Kỹ sư muốn trở thành các nhà quản lý, thành lập DN
cho riêng mình đạt được thành công.
Khái niệm
Kế toán tài chính
Báo cáo tài chính
○ Bảng cân đối kế toán
○ Báo cáo kết quả hoạt động SX Kinh doanh
○ Báo cáo luân chuyển tiền mặt
Nguyên tắc kế toán tài chính
○ Phương trình kế toán cơ bản
○ Nguyên tắc bút toán kép
○ Chi phí trang bị tài sản và hoạt động
○ Nguyên tắc đáp ứng phát sinh
Kế toán quản trị
Khái niệm: Kế toán là “Ngôn ngữ kinh doanh”, là những
báo cáo cung cấp thông tin về hoạt động của DN trên
ngôn ngữ tiền tệ.
Chức năng: Nhận dạng, đo lường, phân loại, tổng hợp
và phân tích các thông tin tài chính về hoạt động của DN
Mục đích: Cung cấp thông tin hữu dụng (Chính xác + kịp
thời) để giúp DN ra quyết định.
Sản phẩm: Các báo cáo, các thông tin đã được phân tích
và tổng hợp.
Công tác kế toán
Những người
ra quyết định
Thông tin
kế toán
Các hoạt động
kinh tế
Phân loại:
Kế toán tài chính
Kế toán quản trị
Kế toán tài chính
Nhiệm vụ: Cung cấp thông tin về DN cho các đối
tượng ở bên ngoài DN
Vd: các nhà phân tích thị trường, chủ đầu tư, chủ
nợ, khách hàng, nhà cung cấp, cơ quan thuế
Hình thức: Ở dạng các báo cáo tài chính theo khuôn
mẫu được quy định sẵn và được kiểm duyệt bởi cơ
quan kiểm toán trước khi công bố.
Kế toán quản trị
Nhiệm vụ: Cung cấp thông tin cho đối tượng bên
trong DN (cán bộ quản lý DN các cấp), giúp họ lập
kế hoạch, giám sát, cải thiện việc hoàn thành kế
hoạch.
Hình thức: Báo cáo nội bộ, được trình bày theo
những yêu cần riêng biệt do cấp trên quy định.
Kế toán tài chính
Bản cân đối kế toán
TÀI SẢN
TÀI SẢN NGẮN HẠN
Tiền mặt
Khoản phải thu
Tồn kho
Tổng tài sản ngắn hạn
TÀI SẢN DÀI HẠN
Nhà cửa và máy móc thiết bị
Khấu hao tích lũy – Nhà cửa & MMTB
Đất
Tổng tài sản dài hạn
Tổng tài sản
900.000
4.000.000
5.400.000
10.300.000
9.700.000
(3.600.000)
900.000
7.000.000
17.300.000
NGUỒN VỐN
NỢ NGẮN HẠN
Khoản phải trả
Các khoản phải trả khác
Vay ngân hàng ngắn hạn
Tổng nợ ngắn hạn
NỢ DÀI HẠN
Vay ngân hàng dài hạn
Tổng nợ ngắn và dài hạn
VỐN CHỦ SỞ HỮU
Vốn cổ phần
Lợi nhuận giữ lại
Tổng vốn chủ sở hữu
Tổng nguồn vốn
3.000.000
640.000
860.000
4.500.000
5.000.000
9.500.000
4.400.000
3.400.000
7.800.000
17.300.000
Xác định vị trí tài
chính của DN tại
thời điểm cuối
mỗi thời đoạn.
Bao gồm:
Tài sản hiện có
Nguồn vốn trang
bị
Tổng tài sản
=
Tổng nguồn vốn
Tài sản: Toàn bộ tài sản DN có, bao gồm:
Tiền mặt
Khoản phải thu
Tồn kho
Trang thiết bị, máy móc
Đất đai
Nợ phải trả
Khoản phải trả
Vay ngắn hạn/dài hạn ngân hàng
Vốn chủ sỡ hữu
Tiền mặt: Lượng tiền để trong két sắt hoặc ngân hàng nhằm thanh
toán các khoản chi phí hằng ngày.
Khoản phải thu thương mại: Khoản tiền mà DN cho khách hàng
nợ trong 1 thời gian (tùy vào chính sách tín dụng của DN).
Tồn kho: Tồn kho nguyên vật liệu, bán sản phẩm và sản phẩm,
nhằm đảm bảo hoạt động SX được liên tục.
Trang thiết bị: Có giá trị giảm dần theo thời gian sử dụng, được kế
toán phản ảnh thông qua trích khấu hao và ghi vào mục khấu hao
tích lũy.
Đất đai: Loại tài sản đặc biệt nên ko tính khấu hao. Đất được ghi giá
trị bằng giá trị DN phải chi ra để có được quyền sử dụng đất.
Khoản phải trả thương mại: Khoản DN nợ ngắn hạn
nhà cung cấp nguyên vật liệu do không có sẵn một
lượng tiền mặt lớn để chi trả.
Vay ngắn hạn ngân hàng: Các khế ước vay ngắn hạn
ngân hàng khoảng 3 tháng, 6 tháng để trang trải các
thiếu hụt chi phí ngắn hạn.
Vay dài hạn ngân hàng: Các khế ước vay dài hạn ngân
hàng khoảng 3 năm, 5 năm, 10 năm để trang trải các
thiếu hụt chi phí dài hạn như xây nhà xưởng, mua máy
móc.
Vốn chủ sỡ hữu: Có tính chất ổn định lâu dài
Vốn tư nhân
Vốn cổ phần
Lợi nhuận giữ lại là một phần lợi nhận hàng năm để
tái đầu tư cho hoạt động tương lai
Còn gọi là báo cáo thu nhập chi phí
(Income statement, Profit n’ Lost statement)
Trình bày các loại thu và chi trong kỳ của DN, từ đó cho biết
khoản lợi nhuận hay lỗ của DN trong kỳ đó.
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SX KINH DOANH
Doanh thu
Giá vốn hàng bán (GVHB)
Lợi nhuận gộp
Chi phí quản lý
Chi phí bán hàng
Chi phí khấu hao
Lãi vay ngân hàng
Lợi nhuận trước thuế
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Lợi nhuận ròng sau thuế (Lỗ)
22.000.000
16.400.000
5.600.000
2.000.000
800.000
600.000
270.000
1.930.000
772.000
1.158.000
Doanh thu: Khoản tiền DN thu được từ việc bán sản phẩm hay dịch
vụ cho khách hàng.
Giá vốn bán hàng: Chi phí DN bỏ ra để tạo ra sản phẩm, dịch vụ.
Chi phí quản lý: Chi phí phát sinh trong quản lý như lương giám
đốc, lương quản lý, điện nước dùng trong quản lý
Chi phí bán hàng: Chi phí phát sinh trong hoạt động bán hàng như
lương nhân viên, tiền thuê của hàng, điện nước dùng trong việc bán
hàng
Lãi vay ngân hàng: Trả lãi khi vay vốn ngân hàng.
Thuế thu nhập DN: Trả cho nhà nước.
Trình bày
các dòng
tiền vào-ra
của DN từ
3 hoạt
động
chính
BÁO CÁO LUÂN CHUYỂN TIỀN MẶT
Dòng tiền từ hoạt động SXKD
Lợi nhuận ròng
CPKH
Giảm (Tăng) trong Khoản phải thu
Giảm (Tăng) trong Tồn kho
Tăng (Giảm) trong Khoản phải trả
Tăng (Giảm) trong Các Khoản phải trả khác
Dòng tiền ròng từ hoạt động SXKD
1.070.000
600.000
(500.000)
600.000
120.000
320.000
2.210.000
Dòng tiền từ hoạt động đầu tư
Giảm (Tăng) trong Nhà xưởng & MMTB
Dòng tiền ròng từ hoạt động đầu tư
(1.510.000)
(1.510.000)
Dòng tiền từ hoạt động tài chính
Tăng (Giảm) trong Tổng nợ dài hạn
Tăng (Giảm) trong Cổ phần thường
Chi trả cổ tức
Dòng tiền ròng từ hoạt động tài chính
THAY ĐỔI TIỀN MẶT RÒNG
(700.000)
400.000
(200.000)
(500.000)
200.000
(1): Hoạt động SX kinh doanh (Doanh thu, chi phí)
(2): Hoạt động đầu tư (Mua bán tài sản cố định)
(3): Hoạt động tài chính (Tiền nợ, tiền trả lãi tức..)
Tiền mặt luôn là một vấn đề quan trong của doanh
nghiệp.
Nếu thiếu tiền mặt ngắn hạn có thể làm mất uy tín DN.
Nếu thiếu tiền mặt dài hạn sẽ hạn chế khả năng phát triển của
DN, trường hợp xấu nhất là tuyên bố phá sản.
Một vài lý do khiến lợi nhuận của doanh nghiệp chưa thể
quy đổi sang tiền mặt như:
Khách hàng chiếm dụng vốn
Tài sản nằm ở dạng kém thanh toán, quy đổi
Bản chú thích cho các báo cáo tài chính.
• Trình bày cụ thể các nguyên tắc, phương pháp kế toán
được sử dụng trong doanh nghiệp. Ví dụ các phương
pháp:
– Khấu hao theo đường thẳng
– Tuân thủ hệ thống kế toán Việt Nam
• Tính toán sơ bộ các chỉ tiêu tài chính đạt được trong kỳ
của doanh nghiệp, nhằm hỗ trợ người đọc báo cáo rõ
hơn về doanh nghiệp. Ví dụ:
– Tỷ số nợ/tổng tài sản
– Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản
Các nguyên tắc kế toán tài chính
Là tập hợp các nguyên tắc kế toán được xây dựng bởi mỗi quốc gia mà các
DN phải tuân thủ.
Một số nguyên tắc cơ bản
(GAAP – General Accepted Accounting Principles)
Phương trình kế toán cơ bản.
Nguyên tắc bút toán kép.
Chi phí trang bị tài sản và hoạt động.
Nguyên tắc đáp ứng phát sinh.
TÀI SẢN = NỢ PHẢI TRẢ + VỐN CHỦ SỞ HỮU
Phương trình kế toán cơ bản
Nguyên tắt bút toán kép (Double entry)
Nguyên tắc này đòi hỏi mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh phải
được thể hiện qua sự thay đổi của ít nhất hai tìa khoản khác
nhau sao cho phương trình kế toán luôn được cân bằng
VD: Vay ngân hàng 15 tr
Trong suốt quá trình phải đảm bảo được ph.trình kế toán.
Khoản vay : +15tr -> một
loại nợ phải trả tăng 15tr
Khoản phải trả: -15tr -> một
loại nợ phải trả giảm 15tr
Chi phí trang bị tài sản và chi phí hoạt động
(Capital and Operating cost)
Chi phí trang bị tài sản : là khoản chi phí đổi mới thay thế
hoặc mở rộng công nghệ sản xuất, máy móc thiết bị , CSVC kĩ
thuật. Và được xem như một loại tài sản của DN và cần được
khấu hao qua các thời kì sử dụng tài sản.
Chi phí hoạt động : là chi phí giúp DN vận hành các hoạt
động hàng ngày (trả lương công nhân viên, phí điện thoại ,
điện nước,)
Nguyên tắc đáp ứng và kế toán dựa trên cơ sở nghiệp
vụ kinh tế phát sinh ( Matching and Accrual Basis)
Nguyên tắc đáp ứng : chi phí và thu nhập phải phát sinh đồng
thời
Hệ thống kế toán dựa trên cơ sở nghiệp vụ kinh tế phát
sinh :chi phí ghi nhận khi doanh nghiệp sử dụng hàng hóa hoặc
dịch vụ để tạo ra thu nhập trong kì mà không tính đến việc trả
tiền hay chưa
Các nguyên tắc khác
Cẩn trọng (Prudence): Dự báo lỗ chứ không dự báo lãi (Vd: dự
phòng nợ khó đòi, dự phòng chênh lệch tỉ giá)
Nhất quán (Consistency): Khi đã chọn một phương án thì không
nên thay đổi.
Rõ ràng (Clarity): Bộ phận kế toán phải cung cấp thông tin dễ hiểu,
rõ ràng cho DN.
Có thể so sánh được (Comparability): Báo cáo phải được trình
bày ở một hình thức thống nhất để có thể so sánh được giữa các
thời kỳ, DN khác nhau
Thời đoạn (Periodicity): DN có thể chia quá trình hoạt động ra
những thời đoạn nhỏ để lập báo cáo theo dõi.
Thích hợp (Relevance): Cung cấp thông tin phù hợp với mối quan
tâm từng đối tượng.
Tin cậy (Reliability): Các báo cáo phải được cơ quan có thẩm
quyền kiểm tra và xác nhận thông tin.
Các nguyên tắc khác
Xác định mục tiêu
Hoạch định
Tổ chức, lãnh đạo
Kiểm tra
Xây dựng các chỉ tiêu kinh tế
Triển khai dự toán chung
và dự toán chi tiết
Tổng hợp kết quả thực hiện
Soạn thảo các báo cáo
thực hiện
Kế toán quản trị là một bộ phận trong hệ thống thông tin của một tổ chức. Các nhà
quản lý dựa vào thông tin kế toán quản trị để hoạch định và kiểm soát hoạt động của tổ
chức.
Kế toán quản trị gắn liền với các chức năng quản lý của doanh nghiệp được thể hiện
qua sơ đồ sau:
CÁC CHỨC NĂNG QUẢN LÝ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
Trong quá trình theo đuổi mục tiêu của tổ chức,
các nhà quản lý phải thực hiện được 4 chức
năng quản lý cơ bản sau:
Xác định mục tiêu
Hoạch định
Nhà quản lý vạch ra những bước phải làm để đưa hoạt động của
doanh nghiệp hướng về các mục tiêu đã xác định. Những kế hoạch
này có thể dài hạn hay ngắn hạn. Khi các kế hoạch được thi hành,
chúng sẽ giúp cho việc liên kết tất cả các lực lượng của tất cả các bộ
phận trong doanh nghiệp hướng về các mục tiêu đã định.
Tổ chức , lãnh đạo
Trong việc tổ chức, nhà quản lý sẽ quyết định cách liên kết tốt nhất
giữa tổ chức, con người với các nguồn lực lại với nhau sao cho kế
hoạch được thực hiện có hiệu quả nhất. Trong việc điều hành, các
nhà quản lý giám sát hoạt động hàng ngày và giữ cho cả tổ chức
hoạt động trôi chảy.
Kiểm tra
Sau khi đã lập kế hoạch và tổ chức thực hiện, nhà quản lý phải kiểm
tra và đánh giá việc thực hiện kế hoạch để đảm bảo cho từng bộ
phận và cả tổ chức đi theo đúng kế hoạch đã vạch ra. Trong quá
trình kiểm soát, nhà quản lý sẽ so sánh hoạt động thực tiễn với kế
hoạch đã thiết lập. So sánh này sẽ chỉ ra ở khâu nào công việc thực
hiện chưa đạt yêu cầu, và cần sự hiệu chỉnh để hoàn thành nhiệm
vụ và mục tiêu đã thiết lập.
Mục tiêu của kế toán quản trị
Để thực hiện các công việc trong quá trình quản lý hoạt động của tổ
chức, các nhà quản lý cần thông tin.Thông tin mà các nhà quản lý cần
để thực hiện công việc được cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau: các
nhà kinh tế, các chuyên gia tài chính, các chuyên viên tiếp thị, sản xuất
và các nhân viên kế toán quản trị của tổ chức.
Hệ thống thông tin kế toán quản trị trong tổ chức có nhiệm vụ cung cấp
thông tin cho các nhà quản lý để thực hiện các hoạt động quản lý. Kế
toán quản trị có bốn mục tiêu chủ yếu như sau:
Cung cấp thông tin cho nhà quản lý để lập kế hoạch và ra quyết định .
Trợ giúp nhà quản lý trong việc điều hành và kiểm soát hoạt động của tổ
chức .
Thúc đẩy các nhà quản lý đạt được các mục tiêu của tổ chức .
Đo lường hiệu quả hoạt động của các nhà quản lý và các bộ phận, đơn
vị trực thuộc trong tổ chức .
Kế toán quản trị hỗ trợ công tác quản lý thông qua hai chức
năng chính:
Kế toán chi phí.
Hoạch định ngân sách.
Kế toán chi phí
Biết được cấu trúc chi phí là một nhiệm vụ quan trọng của quản lý
nhằm xác định các khâu hiệu quả và kém hiệu quả để thực hiện cải
tiến , đổi mới.
Kế toán chi phí là một nhánh của kế toán, có nhiệm vụ lưu chép chi
phí trực tiếp và gián tiếp liên quan đến việc sản xuất mỗi đơn vị sản
phẩm và dịch vụ do công ty cung cấp nhằm mục đích:
+ Triển khai giá bán hợp lý đối với hàng hóa và dịch vụ của công ty
+ Xác định chi phí vượt ngoài tầm kiểm soát
+ Tập trung vào các chi phí đặc biệt để tiến hành giảm giá dần dần
+ Quyết định xem loại sản phẩm và dịch vụ nào mang lại lợi nhuận
cho công ty, còn loại nào không
Một số chi phí được xem là trực tiếp, các chi phí khác
là gián tiếp.
Ví dụ :
Chi phí cho vật liệu cần thiết như đinh vít, keo dán, gỗ, móc đồng và
nhân công được tính là chi phí trực tiếp để sản xuất ra sản phẩm của một
công ty.
Những khoản chi phí không thể tính vào chi phí sản xuất ra một đơn vị
sản phẩm cụ thể như tiền thuê cơ sở hạ tầng sản xuất, chi phí tiện ích,
lương bổng của các nhân viên hành chính và điều hành, thuế bất động
sản, và các chi phí giải trí hàng năm của công ty được gọi là chi phí gián
tiếp.
Và để phục vụ cho mục đích cải tiến , đổi mới , có rất nhiều báo cáo
có thể
được lập phục vụ cho mục tiêu quản lý:
Báo cáo chi phí giá thành một đơn vị sản phẩm.
Báo cáo cấu trúc chi phí doanh nghiệp.
Báo cáo tình hình thực hiện chi phí các xí nghiệp trực thuộc.
Vì mục đích phục vụ quản lý nội bộ, các báo cáo của kế toán quản trị
có thể được xây dựng theo mẫu riêng tùy thuộc tính tiện lợi của đối
tượng sử dụng.
Sau đây là một mẫu báo cáo cấu trúc chi phí của một doanh nghiệp
sản xuất. Dựa trên báo cáo này, doanh nghiệp có thể so sánh với
cấu trúc chi phí của một doanh nghiệp cùng nghành để biết được
tình hình quản lý chi phí hiện tại của doanh nghiệp có lỏng lẽo hay
không , có gây chi phí cao hay không
BÁO CÁO CẤU TRÚC CHI PHÍ DOANH NGHIỆP XYZ
YẾU TỐ SỐ TiỀN ( NGÀN Đ ) TỶ LỆ TRÊN
DOANH THU
Giá vốn hàng năm 2,240 64%
Chi phí bán hảng 630 18%
Chi phí quản lý 105 3%
Chi phí R&D 210 6%
Chi phí lãi vay 105 3%
Lợi tức trước thuế 210 6%
DỰ TOÁN
DOANH THU
DỰ TOÁN
GVHB
DỰ TOÁN CP
BÁN HÀNG
DỰ TOÁN CP
QUẢN LÝ
DỰ TOÁN
CÁC CP KHÁC
BÁO CÁO THU
NHẬP DỰ KIẾN
BẢNG CÂN ĐỐI
KẾ TOÁN DỰ KIẾN
Ngân sách tổng thể
Hoạch định ngân sách
Dự toán doanh thu: từ mục tiêu tổng quát của doanh nghiệp, kế toán
quản trị dự trù doanh thu trong kỳ tới.
Dự toán giá vốn bán hàng: để có được doanh thu mong đợi, các chi phí
nguyên vật liệu, nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất khác được dự trù.
Dự toán chi phí quản lý và bán hàng: được xây đựng để có được quy
mô hoạt động đem lại doanh thu mong muốn.
Dự toán các chi phí khác: các chi phí hoạt động phục vụ mục đích quản
lý của doanh nghiệp cũng được liệt ê, ước lượng
Báo cáo thu nhập dự kiến: được xây dựng dựa trên dự toán doanh thu
và các loại chi phí.
Bảng cân đối kế toán dự kiến: hoàn chỉnh một bộ ngân sách tổng thể,
làm căn cứ cho bộ phận quản lý hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra.
Vai trò của kế toán là không thể thiếu trong việc cung
câp thông tin cho hoạt động của doanh nghiệp, tuy nhiên
việc ra các quyết định liên quan đến quản lý tài chính là
chức năng của quản lý tài chính.
Các kỹ sư có thể phần nào dựa trên các thông tin
được cung cấp bởi kế toán và các kiến thức quản lý tài
chính doanh nghiệp cũng như kiến thức về kinh tế kỹ
thuật để thực hiện phân tích và ra các quyết định quản lý
tài chính.
Các khái niệm cơ bản
Các quyêt định đầu tư
Rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng
Giá trị theo thời gian của tiền tệ
Các quyết định tài trợ
Trài trợ ngắn hạn
Tài trợ dài hạn
Phân tích tài chính
Các tỉ số tài chính
Phân tích so sánh
Nhược điểm phương pháp phân tích tỉ số
Quản lý tài chính là nghệ thuật khoa học quản lý tiền
Đối với DN, QLTC là kiểm soát 2 dòng tiền chính (vào-ra) để đảm
bảo điều kiện cho DN hoạt động
Công việc chủ yếu: Thực hiện phân tích và hoạc định tài chính
Ra quyết định đầu tư (Sử dụng tiền)
Ra quyết định tài trợ (Vay tiền)
Bảng cân đối tài sản
Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn
Tài sản dài hạn Nguồn vốn dài hạn
(Nợ dài hạn + Vốn sở hữu)
Hoạch định và phân tích tài chính
Các
quyết
định đầu
tư
Các
quyết
định tài
trợ
Các quyết định đầu tư
Rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng
Rủi ro là khả năng làm cho lợi nhuận lệch ra khỏi kỳ
vọng.
Rủi ro cao đòi hỏi suất thu lợi cao tương ứng.
Giá trị theo thời gian của tiền tệ
Tiền đẻ ra tền
Điều chỉnh giá trị đồng tiền trong tương lai khi tính
toán hiệu quả các phương án đầu tư: Điều chỉnh tỉ số
chiết khấu.
Các quyết định tài trợ
Tài trợ ngắn hạn
Vay ngân hàng, thế chấp, nợ nhà cung cấp
Ưu: đáp ứng nhanh chóng nhu cầu vốn hiện thời
Khuyết: Không ổn định, lãi suất biến động
Chỉ dùng để tài trợ cho các tài sản ngắn hạn.
Tài trợ dài hạn
Vay ngân hàng
Phát hành trái phiếu
Phát hành cổ phiếu
Trái phiếu:
Là một loại giấy nợ, thể hiện nghĩa vụ của người phát
hành (DN) với người nắm giữ trái phiếu (Người mua)
Trả lãi hàng năm (Trái tức)
Hoàn vốn khi đáo hạn trái phiếu (Khoản vài năm)
Cổ phiếu:
Thể hiện quyền sở hữu đối với công ty của người nắm
giữ cổ phiếu.
Trả lãi hàng năm (Cổ tức)
Không có thời gian đáo hạn.
Nguồn tiền phải lớn hơn trái phiếu nhiều lần, là bước
đệm cho DN trong những trường hợp kho khăn
Phân tích tài chính
Các tỉ số tài chính
Đánh giá khả năng trả nợ của DN
Tỉ số thanh toán nhanh (Quick ratio)
= (Tài sản lưu động – Tồn kho) / (Nợ ngắn hạn)
Tỉ số thanh toán hiện thời (Current ratio)
= (Tài sản lưu động) / (Nợ ngắn hạn)
Tỉ số nợ (Debt ratio)
= (Tổng nợ ngắn hạn + dài hạn) / (Tổng nợ + Vốn)
Khả năng trả lãi ( Time-interest earned ratio)
= (Lời BT + chi phí trả lãi) / (Tiền lãi)
Đánh giá khả năng sinh lợi của DN
Tỉ lệ lợi tức tên doanh thu (Profit margin on sales)
= (Lợi tức ròng AT) / (Doanh thu)
Tỉ lệ lợi tức trên tổng tài sản (ROA)
= (Lợi tức ròng AT) / (Tổng tài sản)
Tỉ lệ lợi tức trên vốn (ROE)
= (Lợi tức ròng AT) / (Vốn cổ đông)
Đánh giá hiệu quả hoạt động của DN
Vòng quay tồn kho (Inventory Turn over)
= (Doanh thu) / (Tồn kho)
Vòng quay tài sản (Total assets Turn over)
= (Doanh thu) / (Tổng tài sản)
Vòng quay tài sản cố định (Fixed assets Turn over)
= (Doanh thu) / (Tài sản cố định)
Kỳ thu tiền bình quân (DSO)
= (Khoản phải thu) / (Doanh thu) * 360
Bảng báo cáo tài chính Cty. ABC
Báo cáo thu nhập Triệu VND
Doanh thu 1200
Trị giá bán hàng 700
Lời gộp 500
Chi phí bán hàng 160
Khấu hao 70
Lợi tức BT và trả lãi 270
Lãi vay ngân hàng 20
Thu nhập trước thuế 250
Thuế lợi tức (40%) 100
Lời ròng 150
Bảng cân đối kế toán (Triệu VND)
Tài sản Nguồn vốn
Tiền mặt 300 Khoản phải trả 80
Khoản phải thu 500 Nợ ngân hàng 100
Tồn kho 200 Nợ khác 20
Tổng tài sản lưu
động
1000 Tổng nợ ngắn
hạn
200
Tài sản cố định
ròng
500 Trái phiếu 100
Vốn cổ phần 1200
Tổng cộng 1500 Tổng cộng 1500
Tỉ số thanh toán nhanh (Quick ratio)
= (Tài sản lưu động – Tồn kho) / (Nợ ngắn hạn)
= (1000 – 200) / (200) = 4
Tỉ số thanh toán hiện thời (Current ratio)
= (Tài sản lưu động) / (Nợ ngắn hạn)
= (1000) / (200) = 5
Tỉ số nợ (Debt ratio)
= (Tổng nợ ngắn hạn + dài hạn) / (Tổng nợ + Vốn)
= (200 + 100) / (200 + 100 + 1200) = 0.2
Khả năng trả lãi ( Time-interest earned ratio)
= (Lời BT + chi phí trả lãi) / (Tiền lãi)
= (250 + 20) / (20) = 13.5
Đánh
giá
khả
năng
trả
nợ
Tỉ lệ lợi tức tên doanh thu (Profit margin on sales)
= (Lợi tức ròng AT) / (Doanh thu)
= (150) / (1200) = 0.125
Tỉ lệ lợi tức trên tổng tài sản (ROA)
= (Lợi tức ròng AT) / (Tổng tài sản)
= (150) / (1500) = 0.1
Tỉ lệ lợi tức trên vốn (ROE)
= (Lợi tức ròng AT) / (Vốn cổ đông)
= (150) / (1200) = 0.125
Đánh
giá
khả
năng
sinh
lợi
Vòng quay tồn kho (Inventory Turn over)
= (Doanh thu) / (Tồn kho)
= (1200) / ( 200) = 6
Vòng quay tài sản (Total assets Turn over)
= (Doanh thu) / (Tổng tài sản)
= (1200) / (1500) = 0.8
Vòng quay tài sản cố định (Fixed assets Turn over)
= (Doanh thu) / (Tài sản cố định)
= (1200) / (500) = 2.4
Kỳ thu tiền bình quân (DSO)
= (Khoản phải thu) / (Doanh thu) * 360
= (500) / (1200) * 360 = 150
Đánh
giá
hiệu
quả
hoạt
động
Phân tích tỉ số tài chính theo thời gian: So sánh các
tỉ số cùng loại của DN theo các thời kỳ khác nhau
Cho thấy khuynh hướng hoạt động tốt hơn hay xấu đi
Phân tích tỉ sô so sanh với các đôi thủ cạnh tranh:
Cho biết vị trí của DN trên thị trường.
Nhược điểm
Các số liệu có thể kém hoặc không chính xác (DN
cố tình hay lý do khách quan)
Trong nhiều trường hợp một tỉ số là tốt nhưng lại
xấu trong cac trường hợp khác.
Đối với các DN hoạt động đa lĩnh vực, tỉ số trung
bình không phản ánh được nhiều
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- qldn_chuong_3_1405.pdf