Quá trình nhân lên của virut trong tế bào cảm thụ:
Quá trình nhân lên của virut bắt đầu từ khi virut hấp phụ lên bề mặt của tế bào cho đến lúc virut trưởng thành chui ra khỏi tế bào. Quá trình này chia làm 5 giai
đoạn:
- Giai đoạn virut hấp phụ lên bề mặt tế bào: Quá trình này được quyết định bởi mối tương tác giữa thụ thể của virut với thụ thể của tế bào. Sự hấp phụ chỉ xảy ra khi thụ thể của virut và tế bào hoàn toàn ăn khớp với nhau. Đây chính là lý do tại sao mỗi loại virut chỉ có thể hấp phụ và gây nhiễm cho một loại tế bào nhất định
8 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 5270 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quá trình nhân lên của virut trong tế bào cảm thụ:, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quá trình nhân lên của virut trong tế bào cảm
thụ:
Quá trình nhân lên của virut bắt đầu từ khi virut hấp
phụ lên bề mặt của tế
bào cho đến lúc virut trưởng thành chui ra khỏi tế
bào. Quá trình này chia làm 5 giai
đoạn:
- Giai đoạn virut hấp phụ lên bề mặt tế bào: Quá
trình này được quyết định
bởi mối tương tác giữa thụ thể của virut với thụ thể
của tế bào. Sự hấp phụ chỉ xảy
ra khi thụ thể của virut và tế bào hoàn toàn ăn khớp
với nhau. Đây chính là lý do tại
sao mỗi loại virut chỉ có thể hấp phụ và gây nhiễm
cho một loại tế bào nhất định.
- Giai đoạn virut xâm nhập vào tế bào: virut có thể
xâm nhập vào tế bào theo
các cơ chế sau:
+ Các tế bào tự mọc ra các chân giả bao vây lấy virut
rồi khép lại, đưa virut
vào bên trong tế bào theo kiểu amip bắt mồi, người ta
gọi hiện tượng này là ẩm bào
hoặc nhờ vỏ capxit co bóp, bơm axit nucleic qua
màng tế bào, xâm nhập vào tế bào
cảm thụ. Sau khi virut vào tế bào, nhờ tế bào tiết ra
enzim decapsidaza để cởi vỏ
capxit, từ đó axit nucleic được giải phóng.
+ Đối với thực khuẩn thể: sau khi đuôi của thực
khuẩn thể hấp phụ lên bề
mặt tế bào, chúng tiết ra chất lyzozim làm tan màng
tế bào vi khuẩn, sau đó dưới tác
dụng của enzim Adenozin triphotphataza đuôi của
thực khuẩn thể co lại và trụ đuôi
8
chọc thủng màng nguyên sinh chất của tế bào, axit
nucleic được bơm vào trong tế
bào theo ống trụ, còn phần vỏ protein thì nằm bên
ngoài màng tế bào.
-Giai đoạn tổng hợp các thành phần của virut: Ngay
sau khi virut xâm nhập
vào tế bào chủ, toàn bộ quá trình sinh tổng hợp của tế
bào chủ bị đình chỉ và thay
vào đó là quá trình sinh tổng hợp các thành phần của
virut dưới sự chỉ huy của mật
mã thông tin di truyền của virut.
+ Đối với virut có axit nucleic là ADN hai sợi thì từ
khuôn ADN của virut sẽ
tổng hợp mARN, phục vụ cho việc tổng hợp ADN
polymeraza và ADN mới. Từ
ADN mới được tổng hợp, mARN được tổng hợp để
tạo thành protein capxit và các
thành phần cấu trúc khác của virut.
+ Đối với virut có axit nucleic là ARN một sợi dương
thì ARN của virut
đồng thời là mARN để tổng hợp nên ARN
polymeraza và ARN mới của virut,
mARN này cũng dùng để tổng hợp nên capxit của
virut.
+ Đối với virut có axit nucleic là ARN nhưng có
enzim sao chép ngược:
enzim sao chép ngược là ADN polymeraza phụ thuộc
vào ARN hay còn gọi là
Reverse transcriptaza (RT). Từ ARN của virut tổng
hợp nên ADN trung gian, ADN
này tích hợp vào nhiễm sắc thể của tế bào chủ. ADN
trung gian là khuôn mẫu để
tổng hợp nên ARN của virut và đây cũng là mARN
để tổng hợp nên các thành phần
cấu trúc khác của virut.
- Giai đoạn lắp ráp các thành phần của virut: Giai
đoạn này thường xảy ra ở
gần màng tế bào, axit nucleic và protein được tổng
hợp ở các nơi khác nhau trong tế
bào sẽ chuyển dịch lại gần để kết hợp với nhau thành
virut hoàn chỉnh.
- Giai đoạn giải phóng các hạt virut ra khỏi tế bào:
Virut có thể phá vỡ thành
tế bào sau vài giờ tới vài ngày tuỳ chu kỳ nhân lên
của từng loại virut. Quá trình phá
vỡ có thể theo nhiều cơ chế khác nhau:
+ Dưới tác dụng của enzim, màng tế bào bị phá vỡ
hoàn toàn và tất cả virut
ồ ạt chui ra khỏi tế bào để tiếp tục xâm nhập vào tế
bào khác.
+ Virut tiết ra một số enzim chọc thủng một số lỗ trên
màng tế bào và virut
theo các lỗ đó chui từ từ ra khỏi tế bào. Trong trường
hợp này tế bào không bị phá
huỷ chỉ bị tổn thương nhẹ, chức năng của tế bào vẫn
giữ vững trong một thời gian.
+ Quá trình nhân lên của vi rut đã tạo ra một số lượng
lớn trong tế bào chủ
làm cho màng tế bào phải chịu một sức tải quá lớn,
nên bị phá vỡ và virut chui ra
khỏi tế bào.
+ Một số loại virut còn có thể truyền từ tế bào bị
nhiễm sang tế bào lành mà
không cần chui ra môi trường bên ngoài (nhóm virut
Herpes và nhóm virut đậu
mùa). Giữa tế bào bị nhiễm và tế bào lành xuất hiện
những cầu nối nguyên sinh
chất, các hạt virut có thể truyền qua các cầu nối này
như chạy trong ống dẫn mà
không cần chui ra khỏi tế bào.
IV. Hiện tượng sinh tan (Lysogenie):
Trong một số trường hợp, hệ gen của virut xâm nhập
vào hệ gen của tế bào
ký chủ và chúng có thể tồn tại một thời gian dài trong
tế bào mà không làm cho tế
9
bào tiêu tan đi. Hiện tượng này được gọi là hiện
tượng sinh tan và các virut không
độc gây nên hiện tượng này gọi là virut ôn hoà.
Hiện tượng sinh tan thường gặp ở các tế bào vi khuẩn
bị nhiễm virut nên
người ta còn gọi loại virut này là tiền thực khuẩn thể
(prophage). Tiền thực khuẩn
thể được gắn vào hệ gen của vi khuẩn ở vị trí nhất
định nhờ những đoạn tương
đồng.
Trong tế bào vi khuẩn có thể chứa đồng thời nhiều
tiền thực khuẩn thể có
nguồn gốc khác nhau. Các vi khuẩn chứa thực khuẩn
thể ôn hoà có đặc điểm là
không bị tiêu diệt bởi thực khuẩn thể độc. Tuy nhiên
dưới tác động của nhân tố vật
lý hay hoá học nào đó, tiền thực khuẩn thể được :thức
tỉnh”, nó lập tức trở lại hoạt
động và biến thành độc.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Quá trình nhân lên của virut trong tế bào cảm thụ-.pdf