Một nhà nghiên cứu đã rất có lý khi cho rằng “Truyền thống không phải là một cái gì cố
định, nhất thành bất biến . Truyền thống giáo dục lại rõ ràng là một sự tiếp nối liên tục hơn đâu
hết” [6, tr. 218]. Giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng ở miền Nam Việt Nam, bên
cạnh những khía cạnh chưa hoàn chỉnh của nó, vẫn có nhiều truyền thống đáng quý và những
bài học hữu ích về cách thức tổ chức, hoạt động mà ngày nay cần thiết được nghiên cứu đầy đủ,
rút tỉa nhằm kế thừa và tiếp nối. Điều này càng có ý nghĩa trong bối cảnh nền giáo dục đại học
nước nhà đang gặp phải nhiều vấn đề nan giải trong giai đoạn hiện nay.
12 trang |
Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 434 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quá trình cải biến và sự thiết lập các viện đại học ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1954 - 1957, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học Huế Tập 2, Số 2 (2014)
89
QUÁ TRÌNH CẢI BIẾN VÀ SỰ THIẾT LẬP CÁC VIỆN ĐẠI HỌC
Ở MIỀN NAM VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1954 - 1957
Phạm Ngọc Bảo Liêm
Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Huế
Email: pnbliem@gmail.com
TÓM TẮT
Sau khi người Pháp rút khỏi Việt Nam theo quy định của Hiệp định Geneva (1954), hệ
thống giáo dục đại học của Pháp ở Đông Dương thiết lập từ đầu thế kỷ XX (chủ yếu đóng ở
Hà Nội) từng bước được di chuyển vào Sài Gòn để rồi từ đó được cải đổi để hình thành
một hệ thống giáo dục đại học ở miền Nam Việt Nam dưới thời Việt Nam Cộng hòa. Những
năm tiếp sau đó, nhằm đáp ứng nhu cầu về nhân lực của “quốc gia”, chính quyền Sài Gòn
đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng một nền giáo dục đại học mới; các viện/trường
đào tạo bậc đại học và cao đẳng lần lượt được thành lập như Viện Đại học Huế, Trung tâm
Quốc gia Kỹ thuật Phú Thọ, Trường Quốc gia Nông Lâm Mục... Tuy chịu ảnh hưởng ngày
càng rõ tư tưởng và triết lý của giáo dục đại học Mỹ thời gian sau đó, hệ thống giáo dục
đại học ở miền Nam Việt Nam vẫn mang đậm dấu ấn của giáo dục đại học Pháp, nhất là
trong giai đoạn 1954 - 1957.
Từ khóa: Giáo dục đại học, miền Nam Việt Nam, 1954 - 1975.
1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN ĐỐI VỚI
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC SAU NĂM 1954
Hiệp định Geneva được ký kết giữa Việt Nam và Pháp ngày 21-7-1954 đã công nhận
độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam. Theo tinh thần Hiệp
định, vĩ tuyến 170 được lấy làm giới tuyến quân sự tạm thời, đến tháng 7-1956 các bên liên quan
sẽ tổ chức một cuộc tổng tuyển cử để thống nhất hai miền Việt Nam. Tuy nhiên, ở miền Nam
Việt Nam, được sự hậu thuẫn của Mỹ về chính trị, viện trợ về kinh tế, quân sự nhằm xây dựng
miền Nam thành quốc gia của “Thế giới tự do”, Ngô Ðình Diệm đã chủ trương khẩu hiệu “đả
thực - bài phong”, dùng nhiều biện pháp để gạt dần ảnh hưởng của thực dân Pháp, từng bước
xác lập và củng cố vị thế chính trị, quân sự của mình ở miền Nam Việt Nam. Sau cuộc trưng
cầu dân ý ngày 23-10-1955, Ngô Đình Diệm đã phế truất Quốc trưởng Bảo Đại của Quốc gia
Việt Nam để lên làm Tổng thống. Đến tháng 3-1956, Chính quyền Ngô Đình Diệm tổ chức bầu
cử Quốc hội riêng rẽ và ngày 26-10-1956 cho công bố Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa.
Chính quyền Ngô Ðình Diệm tuyên bố không tiến hành hiệp thương tổng tuyển cử theo
quy định của Hiệp định Geneva, âm mưu biến miền Nam Việt Nam thành một “quốc gia riêng
biệt”. Việt Nam lúc này tạm phải chia làm hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau, Miền
Quá trình cải biến và sự thiết lập các viện đại học ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975
90
Bắc (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) sau khi hoàn thành căn bản cuộc cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân, tiếp tục tiến lên chủ nghĩa xã hội, ở miền Nam là lực lượng “Quốc gia” - Việt Nam
Cộng hòa - nằm dưới sự bảo trợ của Mỹ.
Thực dân Pháp sau gần một thế kỷ đô hộ Việt Nam đã phải chính thức rút đi, thay vào
đó là sự can dự ngày càng trực tiếp và ráo riết của Mỹ với ý đồ và tham vọng thế chân Pháp ở
Việt Nam cũng như Đông Dương.
Sự thay đổi về chính trị ở cả hai miền Nam - Bắc Việt Nam sau Hiệp định Geneva đã
nhanh chóng dẫn đến những sự thay đổi về kinh tế, văn hóa, xã hội. Trong xu thế đó, những xáo
trộn trên lĩnh vực giáo dục cũng được bộc lộ với những biểu hiện ngày càng rõ nét. Nền giáo
dục, nhất là giáo dục đại học từng bước có những điều chỉnh, thay đổi do tác động của tình hình
chính trị ở cả hai miền Việt Nam.
Về phía Pháp - Mỹ, thực hiện ý đồ của mình, bên cạnh việc di chuyển các lực lượng
quân sự, dân sự, các cơ sở kinh tế từ miền Bắc vào miền Nam, các thiết chế văn hóa xã hội -
trong đó có các viện, trường đại học - cũng được các lực lượng Pháp - Mỹ tiến hành khẩn
trương.
Sau khi tạm “ổn định” mọi mặt ở miền Nam, để bắt đầu xây dựng “quốc gia mạnh của
thế giới tự do”, bên cạnh việc ra sức củng cố sức mạnh quân sự và hệ thống chính trị, tái thiết
kinh tế... Chính quyền Ngô Ðình Diệm cũng đã rất chú trọng đầu tư nhằm phát triển văn hóa,
giáo dục. Trong bối cảnh ấy, việc phát triển hệ thống giáo dục đại học nhờ đó đã thu hút sự chú
ý của chính quyền nhằm giải quyết vấn đề đào tạo nguồn nhân lực phục vụ “quốc gia”. Đó là
tiền đề để các cơ sở giáo dục đại học ở miền Nam Việt Nam được tái lập, củng cố để tiếp tục
phát triển hoặc được thành lập mới.
Đến tháng 01-1957, chính quyền miền Nam tổ chức Đại hội Văn hóa toàn quốc. Đây
được xem là diễn đàn để chính quyền trình bày những chính sách bước đầu của mình về văn
hóa, giáo dục, trong đó có giáo dục đại học. Tuy thế, “những ý tưởng giáo dục mới” vẫn đang
trong giai đoạn “bàn cãi rất nhiều” 1. Tuy vậy, đối với giáo dục đại học, chính quyền Sài Gòn
vẫn dành những ưu tiên đáng kể trong việc tiếp nhận các cơ sở của Viện Đại học Đông Dương
từ Hà Nội vào Sài Gòn, duy trì, cải biến các viện đại học này đồng thời, thiết lập thêm các viện
đại học mới.
2. SỰ CẢI BIẾN VIỆN ĐẠI HỌC ĐÔNG DƯƠNG THÀNH VIỆN ĐẠI HỌC SÀI GÒN -
CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP ĐẦU TIÊN Ở MIỀN NAM VIỆT NAM SAU
NĂM 1954
1
Phải đến Hội thảo giáo dục toàn quốc năm 1958, ba nguyên tắc chỉ đạo cho nền giáo dục Việt Nam
Cộng hòa mới được xác định, đó là: nền giáo dục có tính “nhân bản” (humanistic education), nền giáo
dục có tính “dân tộc” (nationalistic education) và nền giáo dục có tính “khai phóng” (liberal education)
[11, tr. 136].
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học Huế Tập 2, Số 2 (2014)
91
Quá trình hình thành hệ thống giáo dục đại học ở miền Nam Việt Nam sau năm 1954
khởi đầu bằng việc cải biến Viện Đại học Đông Dương (Université Indochinoise 1) thành Viện
Đại học Quốc gia Việt Nam sau khi cơ sở chính của viện đại học này được các lực lượng Pháp
di chuyển từ Hà Nội vào Sài Gòn tháng 11-1954.
Đến ngày 11-5-1955, lễ chuyển giao chính thức Viện Đại học Hà Nội (tiền thân là Viện
Đại học Đông Dương) từ Chính phủ Pháp cho Chính phủ Quốc gia Việt Nam được tiến hành.
Sự chuyển giao này đã định hình đồng thời đánh dấu sự ra đời của Viện Đại học Quốc gia Việt
Nam - cơ sở giáo dục đại học công lập đầu tiên của chính quyền Sài Gòn (Việt Nam Cộng hòa).
Như vậy, Viện Đại học Quốc gia Việt Nam được thiết lập trên cơ sở sáp nhập chi nhánh Hà Nội
và chi nhánh Sài Gòn của Viện Đại học Hà Nội. Đến năm 1957, Viện Đại học Quốc gia Việt
Nam đổi tên thành Viện Đại học Sài Gòn theo Sắc lệnh số 45-GD ngày 01-3-1957 của Tổng
thống Việt Nam Cộng hòa2. Tính đến năm 1958, Viện Đại học Sài Gòn có các trường thành
viên, gồm:
- Trường Đại học Luật khoa: Trường hình thành trên cơ sở trường Cao đẳng Luật khoa
(École Supérieure de Droit)
3
. Ngày 11-5-1955, cùng với việc chuyển giao Viện Đại học Hà Nội
để thành lập Viện Đại học Quốc gia Việt Nam, Đại học Luật khoa được sáp nhập và trở thành
thành viên của Viện Đại học Quốc gia Việt Nam.
- Y khoa Đại học đường (Trường Đại học Y - Dược - Nha khoa): Tháng 11-1954, Trung
tâm Hà Nội của Đại học Y Dược 4 di chuyển vào Sài Gòn lập thành Y Dược Nha khoa Đại học
1
Viện Đại học Đông Dương được thành lập theo Nghị định số 1514a ngày 16-5-1906 của Toàn quyền
Đông Dương Paul Beau. Hiệp ước Văn hóa Việt - Pháp được ký kết ngày 30-12-1949 đã cải đổi Viện Đại
học Đông Dương thành Viện Đại học H n hợp Pháp - Việt (còn gọi là Viện Đại học Hà Nội - Université
de Hanoi) với hai trung tâm, một đặt ở Hà Nội và một ở Sài Gòn. Th a thuận bổ sung Hiệp ước Văn hóa
Việt - Pháp ngày 08-01-1951 quy định sẽ chuyển giao quyền điều hành Viện Đại học Hà Nội cho Chính
phủ Quốc gia Việt Nam. Viện Đại học Hà Nội gồm có các trường: Đại học Luật khoa (trước đó đã có một
chi nhánh ở Sài Gòn), Đại học Y - Dược khoa, Đại học hoa học, trường Cao đẳng iến trúc và trường
Dự bị Văn khoa [1, tr. 6].
2
Đến đầu những năm 1960, Viện Đại học Sài Gòn gồm các trường (phân khoa): Trường Đại học Y - Nha
- Dược khoa, Trường Đại học Luật khoa, Trường Đại học hoa học, Trường Đại học Sư phạm, Trường
Cao đẳng iến trúc và Trường Dự bị Văn khoa Pháp [1, tr. 7].
3
Trường Cao đẳng Luật khoa được thiết lập ngày 15-02-1933. Năm 1941, trường này được cải đổi thành
Đại học Luật khoa Đông Dương (Faculté de Droit de l’Indochine).
4
Trường Đại học Y Dược tiền thân là trường Y khoa Hà Nội (École de Médecine de Hanoi), được thành
lập theo Nghị định ngày 18-01-1902 của Chính quyền Pháp ở Đông Dương. Lúc mới thành lập, trường do
Bác sĩ Alexandre Jean Émile Yersin làm hiệu trưởng. Theo Nghị định ngày 25-10-1904 của Toàn quyền
Paul Beau, trường Y khoa Hà Nội được tổ chức lại và được đổi tên thành trường Y khoa Đông Dương
(École de Médecine de l’Indochine).
Từ năm 1906, trường có thêm ban Thú y. Trong trường còn có lớp nữ hộ sinh bản xứ (sage-femme
indigène) với chương trình đào tạo 2 năm. Năm 1914, trường có thêm một ban Dược khoa (thiết lập ngày
20-7-1914). Nhiệm vụ của trường là đào tạo y sĩ và dược sĩ phụ tá (médecin et pharmacien auxiliaire) với
thời gian học gồm 4 năm về y tá và 3 năm về dược. Cũng trong năm 1914, một trung tâm thứ hai ở Sài
Gòn của trường thiết lập. Năm 1923, trường được nâng lên bậc cao đẳng (école supérieure) theo Sắc lệnh
ngày 30-8-1923 với mục tiêu đào tạo bác sĩ và y sĩ ở Đông Dương. Đến năm 1941, trường được đổi tên
thành trường Đại học Y Dược. Xem thêm [9, tr. 401 - 412].
Quá trình cải biến và sự thiết lập các viện đại học ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975
92
đường Sài Gòn 1. Về tổ chức, Y khoa Đại học đường Sài Gòn gồm 2 ban: Y khoa và Nha khoa.
hoa trưởng Y khoa Đại học đường điều hành trường và trực tiếp phụ trách ban Y khoa, ban
Nha khoa do một giáo sư 2 khác đặc trách.
Hình 1. Viện Đại học Sài Gòn. (Ảnh tư liệu).
- Trường Đại học Khoa học (Khoa học Đại học đường Sài Gòn): Tiền thân của trường
là Trường Cao đẳng hoa học thuộc Viện Đại học Đông Dương, được thành lập tại Hà Nội theo
Sắc lệnh ngày 26-7-1941 của Chính quyền Đông Dương. Năm 1947, trường thiết lập một trung
tâm thứ hai tại Sài Gòn.
Ngày 12-11-1953, trường Cao đẳng hoa học được cải tổ thành hoa học Đại học
đường theo th a thuận giữa Chính phủ Pháp và Việt Nam. Đến tháng 11-1954, trung tâm Hà
Nội của trường được di chuyển vào Sài Gòn và sáp nhập với trung tâm Sài Gòn để trở thành
hoa học Đại học đường Sài Gòn, trực thuộc Viện Đại học Quốc gia Việt Nam.
- Trường Đại học Văn khoa: Trường Đại học Văn khoa Việt Nam được thành lập năm
1950 tại Hà Nội theo Nghị định số 1 ND/GD ngày 04-01-1950 của Bộ Quốc gia Giáo dục,
Chính phủ Quốc gia Việt Nam (do Bộ Quốc gia Giáo dục trực tiếp quản lý). Tháng 11-1954,
trường được di chuyển và tái lập ở Sài Gòn. Ngày 06-12-1955, để thống nhất quản lý các trường
đại học ở miền Nam Việt Nam, Đại học Văn khoa được sáp nhập vào Viện Đại học Quốc gia
1
Về sau Ban Dược khoa tách ra thành Đại học Dược khoa trực thuộc Viện Đại học Sài Gòn theo Sắc lệnh
số 192-GD ngày 31-8-1962. Y khoa Đại học đường Sài Gòn còn tiếp tục tách thành Đại học Nha Y khoa
và Đại học Y khoa [4, tr. 3 - 5].
2
hái niệm giáo sư thời kỳ này tương đương với khái niệm giảng viên, giáo viên hiện nay (ở miền Nam
trước năm 1975, giáo viên trung học cũng được gọi là giáo sư). hái niệm giáo sư cũng bao hàm là người
có học vị cao (tiến sĩ, thạc sĩ).
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học Huế Tập 2, Số 2 (2014)
93
Việt Nam. Đây cũng là ngày trường Dự bị văn khoa Pháp (thuộc Viện Đại học Hà Nội) trở
thành một bộ phận của Đại học Văn khoa theo Nghị định số 66 ND/GD của Bộ Quốc gia Giáo
dục. Tháng 3-1957, trường chính thức có tên là Đại học Văn khoa Sài Gòn [1, tr. 50].
Trường Cao đẳng Kiến trúc: Năm 1926, ban iến trúc được thiết lập ở Hà Nội. Đến
năm 1944, ban iến trúc được cấp thành trường iến trúc trực thuộc trường Cao đẳng Mỹ thuật
Đông Dương 1. Do hoàn cảnh chiến tranh, trường di chuyển vào Đà Lạt. Trong giai đoạn này
trường iến trúc được tổ chức như một trường iến trúc địa phương tương đương với các
trường iến trúc địa phương ở Pháp và được xem như là một chi nhánh của trường Quốc gia
Cao đẳng Mỹ thuật Paris (École Nationale Supérieur des Beaux Arts de Paris).
Ngày 01-02-1947, trường hoạt động trở lại với tên mới là Trường iến trúc Đà Lạt.
Đến cuối năm 1948, Trường iến trúc Đà Lạt được đặt trực thuộc về Viện Đại học Đông
Dương và được nâng cấp thành Trường Cao đẳng iến trúc (Nghị định ngày 06-9-1948). Theo
th a ước ngày 30-12-1949 giữa Pháp và Việt Nam, Viện Đại học Đông Dương đổi tên là Viện
Đại học Hà Nội, Trường Cao đẳng iến trúc Đà Lạt do vậy trực thuộc Viện Đại học Hà Nội.
Đến cuối năm 1950, Trường Cao đẳng iến trúc Đà Lạt được chuyển về Sài Gòn 2, đổi tên
thành trường Cao đẳng iến Trúc Sài Gòn. Đến năm 1957, trường được đặt trực thuộc vào Viện
Đại học Sài Gòn.
- Trường Đại học Sư phạm Sài Gòn: Trường được thiết lập ngày 21-8-1958 theo Sắc
lệnh số 426-GD của chính quyền Việt Nam Cộng hòa trên cơ sở trường Cao đẳng Sư phạm
thành lập từ năm 1950 ở Hà Nội.
Về tổ chức, Viện Đại học Sài Gòn thời kỳ mới thành lập được đặt dưới quyền điều hành
của một viện trưởng 3 và một Hội đồng đại học. Đứng đầu mỗi phân khoa thành viên (tương
đương với một trường hiện nay) là một hoa trưởng 4 - người chịu trách nhiệm cao nhất trong
việc điều hành hoạt động của phân khoa. Cộng tác với hoa trưởng để xử lý mọi công việc liên
quan có Hội đồng khoa, một Ban Hành chính và một Ban Giảng huấn.
3. THÀNH LẬP VIỆN ĐẠI HỌC HUẾ
Viện Đại học Huế được thành lập ngày 01-3-1957 theo Sắc lệnh số 45-GD của chính
quyền Việt Nam Cộng hòa [5, tr. 18]. Đây là viện đại học lớn thứ hai được thành lập ở miền
Nam Việt Nam sau năm 1954.
Viện đại học Huế lúc ban đầu bao gồm cả một số trường phụ thuộc như: Cao đẳng Mỹ
thuật, Viện Nữ hộ sinh Quốc gia và Trường Cán sự Y tế và Điều dưỡng. Lễ khai giảng khóa đầu
tiên của Viện đại học Huế được tổ chức ngày 12-11-1957 với sự tham dự của người đứng đầu
1
Nghị định ngày 22-02-1944 của Toàn quyền Đông Dương.
2
Giai đoạn này trường đóng tại số 196 Pasteur, Quận 3, Sài Gòn.
3
Viện trưởng đầu tiên của Viện Đại học Sài Gòn là ông Nguyễn Quang Trình.
4
Chức vụ hoa trưởng tương đương với Hiệu trưởng hiện nay.
Quá trình cải biến và sự thiết lập các viện đại học ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975
94
chính quyền Sài Gòn. Viện Đại học Huế là tổ chức giáo dục đại học có chức năng “phát huy nền
văn hóa Việt Nam và đồng thời tổng hợp nền văn hóa dân tộc với các nguồn tư tưởng quốc tế,
giúp vào việc đào tạo các công dân có khả năng phục vụ quốc gia” [1, tr. 105].
Hình 2. Tòa nhà văn phòng Viện trưởng Viện Đại học Huế (nay là Văn phòng Đại học Huế).
(Ảnh tư liệu).
Vì là một viện đại học được thiết lập mới nên trong năm học đầu tiên (1957 - 1958)
Viện Đại học Huế chỉ mở các ban và lớp: Dự bị Văn khoa, Năm thứ nhất Cử nhân Luật khoa,
Năm thứ nhất Năng lực Luật khoa, Ban Toán học đại cương, Năm thứ nhất Cao đẳng Sư phạm,
Năm thứ nhất Nữ hộ sinh Quốc gia, năm Dự bị Cao đẳng Mỹ thuật, Năm thứ nhất Cán sự Y tế
và Điều dưỡng [5, tr. 23].
Về tổ chức, đứng đầu Viện Đại học Huế là Viện trưởng được bổ nhiệm bởi sắc lệnh của
Tổng thống 1. Giúp việc cho Viện trưởng có Sở Hành chính, Tài chính và Văn hóa 2 giải quyết
các công việc trong toàn viện. Sở này chịu sự điều hành của một Tổng Thư ký do Bộ trưởng Bộ
Quốc gia Giáo dục bổ nhiệm.
Viện còn có Hội đồng Đại học với thành phần gồm Viện trưởng (Chủ tịch Hội đồng),
các hoa trưởng và các thành viên Hội đồng gồm Phụ tá hoa trưởng, các giáo sư (mỗi trường
một người do Hội đồng khoa của trường đó đề cử trong một năm). Tổng Thư ký Viện đại học là
thư ký của Hội đồng.
1
Lúc mới thành lập, ông Nguyễn Quang Trình- Viện trưởng Viện Đại học Sài Gòn- kiêm nhiệm chức
Viện trưởng Viện Ðại học Huế, Linh mục Cao Văn Luận làm đại diện lâm thời (của Viện trưởng). Tuy
nhiên, sự phụ thuộc của Viện Ðại học Huế vào Viện Ðại học Sài Gòn về mặt tổ chức (hành chính, nhân
sự) đã gây trở ngại cho hoạt động của Viện Ðại học Huế. Do đó, ngày 13-7-1957, Chính quyền Sài Gòn
chính thức cử Linh mục Cao Văn Luận giữ chức Quyền Viện trưởng Viện Ðại học Huế (Sự vụ lệnh số
314-GD/SVL ngày 13-7-1957 của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa) [12, tr. 15].
2
Sở Hành chính, Tài chính và Văn hóa gồm 04 phòng (Phòng văn thư, Phòng học vụ, Phòng kế toán vật
liệu, Phòng giao tế) và 01 thư viện.
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học Huế Tập 2, Số 2 (2014)
95
Chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ công việc ở các trường (phân khoa) là hoa trưởng
và các phụ tá chuyên trách các mảng công việc gồm: Giám đốc Học vụ, Giám đốc Sinh viên vụ
và Thư ký Ðại học đường phụ trách hành chính, kế toán. Mỗi trường có một Hội đồng khoa 1.
Ngoài ra, mỗi trường còn có các ban chuyên môn, văn phòng, thư viện ...
4. MỘT SỐ CƠ SỞ GIÁO DỤC BẬC CAO KHÁC
Cũng trong thời gian đầu sau khi Hiệp định Geneva được ký kết, bên cạnh việc cải biến
Viện Đại học Đông Dương thành Viện Đại học Quốc gia Việt Nam, thành lập mới Viện Đại học
Huế, Chính quyền Việt Nam Cộng hòa còn thành lập một số trường chuyên môn khác mà tiêu
biểu có thể kể đến là Trung tâm Quốc gia ỹ thuật Phú Thọ và trường Quốc gia Nông - Lâm -
Mục. Đây là hai trường chuyên môn đào tạo kỹ sư, cán sự canh nông và kỹ nghệ cho miền Nam
Việt Nam.
- Trung tâm Quốc gia Kỹ thuật Phú Thọ: (còn gọi là trường ỹ thuật Phú Thọ) được
thành lập ngày 29-6-1957 theo sắc lệnh số 213-GD của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa 2. Về tổ
chức, Trung tâm Quốc gia ỹ thuật Phú Thọ được điều hành bởi một Giám đốc và một Giám
đốc phụ tá. Mỗi trường (phân khoa) thành viên do một Giám đốc chịu trách nhiệm quản lý.
Trung tâm Quốc gia ỹ thuật Phú Thọ gồm 04 trường thành viên:
+ Trường Cao đẳng Công chánh: Trường này được thành lập tại Hà Nội năm 1902 3.
Đến năm 1957, trường được đặt trực thuộc Trung tâm Quốc gia ỹ thuật Phú Thọ theo sắc lệnh
số 213-GD ngày 29-6-1957.
+ Trường Cao đẳng Điện học: được thành lập năm 1957 theo Nghị định số 408/GD
ngày 17-9-1957 của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa. Trường do một giám đốc điều hành với sự
hỗ trợ của các hội đồng: Hội đồng quản trị và hoàn bị, Hội đồng giáo sư 4.
+ Trường Quốc gia Kỹ sư Công nghệ: được thành lập năm 1957 tại Sài Gòn theo Nghị
định số 114/GD ngày 22-3-1957 của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa 5. Trường có nhiệm vụ
1
Thành phần Hội đồng khoa gồm hoa trưởng (Chủ tịch Hội đồng), Phụ tá hoa trưởng và các nhân
viên giảng huấn từ giáo sư trở lên (thành viên Hội đồng). Trường hợp Hội đồng không đủ 05 người (kể cả
hoa trưởng), các giảng sư và giảng nghiệm viên, tùy theo thâm niên sẽ tham dự Hội đồng để đảm bảo đủ
số lượng 05 người nói trên [1, tr. 112].
2
Tham khảo [2, tài liệu không có số trang].
3
Lúc đầu trường được gọi là Trường Thư ký và Cán sự Chuyên môn Công chánh (École des Secrétaires et
Agents Techniques des Travaux Publics). Năm 1913, trường được cải tổ theo nghị định số 1015 ngày 15-
4-1913 của Toàn quyền Đông Dương và đổi tên thành Trường Công chánh (École des Travaux Publics),
trụ sở đặt tại Hà Nội. Cùng với việc tái lập Viện Đại học Đông Dương năm 1917, trường Công chánh
được nâng lên thành Trường Cao đẳng Công chánh Đông Dương (École Supérieure des Travaux Publics
de l’Indochine). Trường hoạt động đến năm 1945 thì tạm ngừng do chiến tranh. Đến năm 1947, trường
được tái lập tại Sài Gòn và đến năm 1950 trường được chuyển giao cho Chính quyền Quốc gia Việt Nam
[3, tr. 121 - 123].
4
Nghị định số 1425/GD/NĐ ngày 26-9-1957 của Bộ trưởng Quốc gia Giáo dục về việc tổ chức Trường
Cao đẳng Điện học [2, tài liệu không có số trang].
5
Trường đóng tại số 02 và số 104 đường Phạm Đăng Hưng, Sài Gòn [2, tài liệu không có số trang].
Quá trình cải biến và sự thiết lập các viện đại học ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975
96
đào tạo kỹ sư các ngành kỹ thuật và công nghệ. Trường do 01 giám đốc (do Bộ trưởng Quốc gia
Giáo dục bổ nhiệm) điều hành. Các hội đồng hỗ trợ cho Giám đốc trong việc điều hành trường
gồm: Hội đồng quản trị, Hội đồng hoàn bị, Hội đồng giáo sư và Hội đồng kỷ luật 1.
+ Trường Việt Nam Hàng hải: được thiết lập theo Nghị định ngày 17-3-1951 có nhiệm
vụ đào tạo nhân lực phục vụ ngành hàng hải. Trường được sáp nhập vào Trung tâm Quốc gia
ỹ thuật Phú Thọ năm 1957 2.
- Trường Quốc gia Nông - Lâm - Mục: trường này thuộc quản lý của Bộ Canh Nông,
được thành lập năm 1955 theo Nghị định số 112/BCN/NĐ ngày 19-11-1955 của Bộ Canh nông,
Chính quyền Quốc gia Việt Nam. Về tổ chức, điều hành trường là một hiệu trưởng (do Bộ Canh
nông chỉ định) với sự hỗ trợ của các nhân viên phối thuộc. Trường Quốc gia Nông - Lâm - Mục
đào tạo trình độ cao đẳng.
Như vậy, từ năm 1954 đến năm 1957, hệ thống giáo dục bậc cao (đại học, cao đẳng) ở
miền Nam Việt Nam từng bước được hình thành trên cơ sở tái lập và tái cơ cấu phần lớn các
trường thuộc Viện Đại học Đông Dương thành Viện Đại học Quốc gia Việt Nam ở Sài Gòn,
thiết lập một số cơ sở giáo dục mới (Viện Đại học Huế). Về hoạt động, hoạt động giáo dục
đại học ở miền Nam Việt Nam những năm đầu sau khi Hiệp định Geneva được ký kết chủ yếu
là hoạt động của chi nhánh Viện Đại học Hà Nội (Viện Đại học Đông Dương) ở Sài Gòn cộng
với các cơ sở giáo dục đại học khác vừa được di chuyển từ miền Bắc vào miền Nam. Việc tổ
chức và hoạt động của các cơ sở giáo dục này về cơ bản chưa có sự thay đổi một cách rõ rệt mà
vẫn là hoạt động theo mô hình và cách thức của các viện đại học Pháp vốn được định hình từ
đầu thế kỷ XX. Nền giáo dục ở miền Nam Việt Nam (của Chính quyền Sài Gòn) thời gian này
“chỉ là một sự nối tiếp của những gì đã có (từ thời Pháp)” [11, tr. 136].
Tuy nhiên, từ những cơ sở ban đầu đó cộng với sự quyết tâm của chính quyền trong
việc cố gắng thiết lập một nền giáo dục đại học riêng, chỉ trong vòng 3 năm từ 1954 đến 1957,
hai viện đại học quốc gia lớn nhất miền Nam Việt Nam và một số trường chuyên môn đã lần
lượt được thành lập. Tuy có sự khác biệt nhất định về quá trình chuyển đổi, hình thành (Viện
Đại học Sài Gòn được hình thành trên cơ sở tái lập, tái cơ cấu các cơ sở giáo dục đại học của
Pháp di chuyển từ Hà Nội vào, Viện Đại học Huế được thiết lập mới) nhưng việc ra đời các
viện, trường đại học ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1954 - 1957 đã đặt nền móng vững chãi
cho sự hình thành hệ thống giáo dục bậc cao dưới thời Việt Nam Cộng hòa.
1
Nghị định số 374/GD/NĐ ngày 23-3-1957 của Bộ trưởng Quốc gia Giáo dục về việc tổ chức Trường
Quốc gia ỹ sư Công nghệ.
2
Trường còn có tên gọi khác là Trường Hàng hải Thương thuyền (Sắc lệnh 213-GD ngày 29-6-1957 thiết
lập Trung tâm Quốc gia ỹ thuật Phú Thọ) [2, tài liệu không có số trang; 7, tr. 206].
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học Huế Tập 2, Số 2 (2014)
97
5. MỘT VÀI NHẬN ĐỊNH
Cho đến giữa thế kỷ XX, hệ thống giáo dục đại học Việt Nam về cơ bản là sự “thống
trị” của mô hình giáo dục đại học Pháp. Ở miền Nam Việt Nam sau năm 1954, cùng với những
biến chuyển về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, một hệ thống giáo dục đại học mới từng bước
được chính quyền Sài Gòn chú trọng thiết lập. Tuy vậy, mô hình giáo dục đại học Pháp vẫn
chiếm ưu thế với những dấu ấn đậm nét về tổ chức cũng như hoạt động của các viện đại học.
Trong bối cảnh của thời kỳ chuyển đổi, Chính quyền Sài Gòn đã dần chọn mô hình tổ
chức các viện đại học ở miền Nam Việt Nam theo mô hình các trường đại học Mỹ, bắt đầu giảm
dần việc tổ chức các viện đại học theo mô hình Pháp 1. Tuy vậy, quá trình chuyển đổi này diễn
tiến tương đối chậm chạp. Trong các viện đại học được thiết lập ở miền Nam Việt Nam sau năm
1954 được trình bày ở trên, mô hình tổ chức vẫn lấy mô hình của các viện đại học Pháp làm căn
bản mà đại diện tiêu biểu là Viện Đại học Sài Gòn. Về hình thức, Viện Đại học Sài Gòn vẫn
được tổ chức theo hình thức phân khoa (faculty/faculté) của các trường đại học Pháp. Điều này
là không thể tránh kh i bởi “sự khởi đầu” của hệ thống giáo dục đại học ở miền Nam Việt Nam
dưới thời Ngô Đình Diệm chính là sự di chuyển Viện Đại học Đông Dương - thiết chế giáo dục
đại học hiện đại đầu tiên do người Pháp thiết lập ở Việt Nam đầu thế kỷ XX - từ Hà Nội vào tái
lập Sài Gòn. Có thể thấy rằng, các viện/trường đại học được hình thành sau năm 1954 ở Sài Gòn
hầu hết có nguồn gốc từ các viện/trường đại học được thành lập ở Hà Nội thời thuộc Pháp. Việc
chịu ảnh hưởng đậm nét mô hình giáo dục đại học Pháp của các viện/trường đại học ở miền
Nam còn bởi chính quyền Sài Gòn thời gian này chưa thể có đủ khả năng để tự xây dựng một hệ
thống đại học mang bản sắc riêng.
Như thế có thể nói rằng, ngay cả khi rút đi kh i Việt Nam, người Pháp vẫn có “công”
lớn trong việc xác lập những tiền đề cho sự hình thành và phát triển của các viện đại học ở miền
Nam Việt Nam sau năm 1954. Điều này là một minh chứng nữa về vai trò và dấu ấn của người
Pháp trong rất nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội Việt Nam hiện đại.
Về tổ chức, các viện đại học ở miền Nam Việt Nam giai đoạn này về căn bản tiếp tục
được tổ chức theo mô hình các viện đại học (université) đa ngành của Viện Đại học Đông
Dương. Về đào tạo, các Viện Đại học Sài Gòn, Viện Đại học Huế đã thực hiện việc đào tạo
theo học chế chứng chỉ (certificat) 2. Ở các viện đại học quốc gia, văn bằng cử nhân được cấp
1
Giáo dục đại học Pháp sử dụng hệ thống phân khoa đại học (faculté) làm căn bản tổ chức các viện đại
học. “Faculté” thường được dịch là “khoa” hay “phân khoa” (tương đương với một trường đại học của
các đại học quốc gia và đại học vùng hiện nay, 2014). Trong mô hình tổ chức đại học (université) của
Pháp thì “faculté” thực sự là một “trường đại học”, còn “université” là “viện đại học”. Trong Qui chế đại
học Pháp, “faculté” cao hơn “école supérieure” (trường cao đẳng) (“faculté” đào tạo học vị Tiến sĩ
(docteur)).
2
Đào tạo theo chế độ chứng chỉ (certificat) là phương thức đào tạo phổ biến ở hầu hết các viện đại học ở
miền Nam trước năm 1975. Về cơ bản, mỗi chứng chỉ (tương đương với chương trình học của 1 học kỳ,
mỗi năm học sinh viên có thể hoàn tất 2 chứng chỉ) gồm 1 số môn có nội dung liên quan được quy định
trước. Sinh viên được cấp chứng chỉ sau khi thi đỗ tất cả các môn của chứng chỉ đó và được cấp bằng cử
nhân (giáo khoa hoặc tự do) nếu sinh viên có đủ các chứng chỉ cần thiết.
Quá trình cải biến và sự thiết lập các viện đại học ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975
98
cho các sinh viên hoàn thành đầy đủ chương trình học, có đủ chứng chỉ dự bị (sinh viên phải
hoàn tất trong năm đầu theo học) và các chứng chỉ chuyên khoa.
Về mục tiêu đào tạo, thời gian đầu sau năm 1954, nền giáo dục ở miền Nam Việt Nam
nói chung, giáo dục đại học nói riêng vẫn được tổ chức theo “cách thức Pháp” là chủ yếu 1. Tuy
vậy, ảnh hưởng của mô hình giáo dục đại học Mỹ đối với giáo dục đại học miền Nam ngày càng
lấn át và trở thành một xu thế khó tránh kh i đã khiến mô hình giáo dục đại học Pháp tồn tại gần
nữa thế kỷ ở Đông Dương từng bước bị đẩy lùi bởi cùng với sự can thiệp ngày càng sâu rộng
của Mỹ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội ở miền Nam, lĩnh vực giáo dục đại học cũng dần
trở thành trọng tâm trong chính sách văn hóa tư tưởng của Mỹ. Thông qua các chương trình hỗ
trợ giáo dục, ảnh hưởng của mô hình giáo dục đại học Mỹ ngày càng tăng lên. “Việc mở ra một
đại học có xu hướng Mỹ, chủ chốt do những người thụ huấn tại đại học Mỹ, đã đáp ứng cho nhu
cầu và thời điểm phát triển của tầng lớp thanh niên trí thức mới trong giai đoạn có ảnh hưởng
Mỹ. Về điểm này, những nhà làm chính sách và ấn định các chương trình du học, như (dự án
học bổng) Fulbright đã thực sự có một tầm nhìn xa và chuẩn bị một bước cho những diễn tiến
tương lai tại xứ sở, từ ảnh hướng Pháp chuyển sang ảnh hưởng Mỹ” [10].
Nhìn tổng thể, có thể nhận thấy rằng, hệ thống giáo dục đại học ở miền Nam Việt Nam
được xây dựng trước tiên nhằm đáp ứng nhu cầu về đào tạo nhân lực trình độ cao đang ngày
càng gia tăng trong việc “kiến thiết quốc gia” của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Các viện
đại học công lập lớn ở miền Nam được hình thành trên cơ sở kế thừa các viện/trường đại học
vốn được thiết lập từ thời thuộc Pháp, nhất là kế thừa các cơ sở của Viện Đại học Đông Dương
về mô hình tổ chức cũng như phương thức hoạt động ...
Một nhà nghiên cứu đã rất có lý khi cho rằng “Truyền thống không phải là một cái gì cố
định, nhất thành bất biến ... Truyền thống giáo dục lại rõ ràng là một sự tiếp nối liên tục hơn đâu
hết” [6, tr. 218]. Giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng ở miền Nam Việt Nam, bên
cạnh những khía cạnh chưa hoàn chỉnh của nó, vẫn có nhiều truyền thống đáng quý và những
bài học hữu ích về cách thức tổ chức, hoạt động mà ngày nay cần thiết được nghiên cứu đầy đủ,
rút tỉa nhằm kế thừa và tiếp nối. Điều này càng có ý nghĩa trong bối cảnh nền giáo dục đại học
nước nhà đang gặp phải nhiều vấn đề nan giải trong giai đoạn hiện nay.
1
Mô hình giáo dục Pháp chú trọng đào tạo các thành phần ưu tú (élite) với tính chất chọn lọc khắt khe,
ngắt đoạn bởi rất nhiều kỳ thi. Điều này đã làm giới hạn đáng kể số lượng người theo học.
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học Huế Tập 2, Số 2 (2014)
99
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. (1962). Đây đại học, Việt Liên xuất bản, Sài Gòn.
[2]. (1969). Hiện trạng nền giáo dục Việt Nam, tài liệu lưu tại Phòng tư liệu hoa Lịch sử - Đại học
hoa học Huế.
[3]. (2002). Tóm tắt lịch sử trường Cao đẳng Công chánh, in trong Kỷ yếu trường Cao đẳng Công
chánh.
[4]. Bộ Giáo dục, Viện Đại học Sài Gòn (1972). Hội thảo Kế hoạch giáo dục đại học - kỷ yếu, Sài Gòn.
[5]. Đại học Huế (2012). Đại học Huế 55 năm xây dựng và phát triển (1957 - 2012), Nxb Đại học Huế,
Huế.
[6]. Vũ Ngọc hánh (1985). Tìm hiểu nền giáo dục Việt Nam trước năm 1945, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[7]. Võ Duy hiết (2006). Nền giáo dục kỹ thuật của Việt Nam Cộng hòa - in trong Giáo dục ở Miền
Nam tự do trước 1975 (Education in South Vietnam before 1975), Lê Văn Duyệt Foundation và Tập
san Nghiên cứu văn hóa Đồng Nai Cửu Long ấn hành và xuất bản, Santa Ana - CA, Hoa ỳ, tr. 199
- 213.
[8]. Phạm Ngọc Bảo Liêm (2008). “Giáo dục đại học ở miền Nam Việt Nam thời kỳ 1954 - 1975”, Luận
văn Thạc sĩ, Chuyên ngành Lịch sử Việt Nam, Trường Đại học hoa học Huế.
[9]. Phạm Ngọc Bảo Liêm (2009). Viện đại học Đông Dương - thiết chế giáo dục đại học hiện đại đầu
tiên ở Việt Nam - in trong 220 năm cách mạng Pháp (1789 - 2009) và quan hệ Việt - Pháp trong
lịch sử, Nxb CTQG, Hà Nội, tr. 401 - 412.
[10]. Đỗ Hữu Nghiêm (2008). Mái ấm Thụ nhân - Trường Chính trị kinh doanh, Viện Đại học Đà Lạt,
Nguồn: www.dunglac.org, ngày truy cập: 21-01-2008.
[11]. Nguyễn Hữu Phước (2006). Sơ lược lịch sử giáo dục Việt Nam (1954 - 1974) - dân tộc, nhân bản,
khai phóng - in trong Giáo dục ở Miền Nam tự do trước 1975 (Education in South Vietnam before
1975), Lê Văn Duyệt Foundation và Tập san Nghiên cứu văn hóa Đồng Nai Cửu Long ấn hành và
xuất bản, Santa Ana - CA, Hoa ỳ, tr. 134 - 151.
[12]. Trường Đại học hoa học (2006). Trường Đại học Khoa học - quá trình xây dựng và phát triển,
Huế.
Quá trình cải biến và sự thiết lập các viện đại học ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975
100
THE TRANSFORMATION AND THE ESTABLISHMENT
OF HIGHER EDUCATION SYSTEM IN SOUTH VIETNAM, 1954 - 1957
Pham Ngoc Bao Liem
Department of History, Hue University of Sciences
Email: pnbliem@gmail.com
ABSTRACT
After the French withdrawal from Vietnam under the provisions of the Geneva Agreements
(1954), the French’s higher education system established in Indochina in the early of
twentieth century (mainly based in Hanoi) was gradually moved to Saigon and to be
converted to form a new higher education system in South Vietnam. The following years, in
order to satisfy the manpower needs of the "nation", the Saigon government has made
efforts to build a new higher education system; universities and tertiary education were
established consecutively as Hue University, Phu Tho National Center of Technology,
National School of Agriculture, Silviculture and Animal Sciences Although influenced by
ideology and philosophy of American higher education later time, the higher education of
Republic of Vietnam has marked French higher education, especially in the period 1954 -
1957.
Keywords: Higher education, South Vietnam, 1954 - 1975.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2_4_su_pham_ngoc_bao_liem_2852_2030089.pdf