Quý độc giả thân mến!
Trước tiên, tôi xin thay mặt Trung Tâm Tư Vấn Tiêu Dùng Sản Phẩm CNTT ITConnect gửi lời
cám ơn chân thành đến Quý độc giả đã tiếp nhận ấn phẩm một cách nhiệt tình, cám ơn các
Nhà cung ứng đã hỗ trợ hết sức mình cho chúng tôi trong công tác chuẩn bị sản phẩm.
Sự tiếp nhận, đóng góp ý kiến và hỗ trợ chân thành từ Quý độc giả và Nhà cung ứng là nguồn
động viên rất lớn đối với chúng tôi để chúng tôi khắc phục những khó khăn ban đầu và phấn
đấu làm tốt hơn nữa trong công tác tư vấn tiêu dùng sản phẩm CNTT của mình.
Kế đến, với tiêu chí “Kết nối công nghệ - Kết nối tương lai”, chúng tôi luôn luôn mong muốn
trở thành kênh kết nối hữu hiệu nhất giữa người tiêu dùng sản phẩm CNTT và Nhà cung ứng.
Điều đó cũng thể hiện rõ trong danh mục bài viết của chuyên đề ITConnect NEWS. Đó là các
mục:
- Connect Thị Trường: Phản ảnh tình hình thị trường trong tháng, xu hướng thị trường sắp tới,
giúp độc giả có một cái nhìn tương đối về thị trường CNTT TpHCM nói riêng và Việt Nam nói
chung.
- Connect Nhà Cung Ứng: Nơi các Nhà cung ứng và Nhà phân phối giới thiệu sản phẩm mới
của mình đến người tiêu dùng.
- Connect Thư Viện: Đóng vai trò như như một nguồn tư liệu tham khảo về các thiết bị CNTT.
- Connect IT LAB: Mở ra những góc nhìn mới cho người tiêu dùng về sản phẩm mình đã mua,
đang định mua và sẽ có ý định mua. Thông qua chuyên mục này, ITConnect mong muốn sẽ
giúp ích được cho quý độc giả thêm tự tin để chọn lựa cho mình một sản phẩm như ý.
- Connect Chuyên Gia: Đặt ra những vấn đề thường nhật mà người tiêu dùng gặp phải trong
quá trình mua sắm sản phẩm và giải pháp của ITConnect.
- Connect Giao Lưu: Nơi giao lưu giữa Nhà cung ứng với người tiêu dùng, giữa người tiêu
dùng với người tiêu dùng và là nơi mà độc giả có thể học hỏi kinh nghiệm mua sắm lẫn nhau.
- Và đặc biệt, từ chuyên đề này trở đi, chúng tôi lập ra chuyên mục mới nhằm giúp bạn đọc tiếp
cận với xu hướng tiêu dùng của thế giới, mở ra một cơ hội mua sắm để thỏa mãn niềm đam mê
công nghệ. Đó là chuyên mục Connect Thế Giới. Tại chuyên mục này, chẳng những chúng tôi
cung cấp thông tin để bạn đọc có thể thưởng lãm công nghệ mới nhất của thế giới CNTT, mà
chúng tôi còn cố gắng cung cấp thông tin để bạn đọc có thể mua những sản phẩm đó ngay tại
Việt Nam.
Cuối cùng, trong quá trình biên tập, chắc chắn sẽ còn vấp phải nhiều thiếu sót, chúng tôi mong
muốn nhận được nhiều ý kiến đóng góp và bài viết hơn nữa từ phía độc giả, đặc biệt là đội ngũ
cộng tác viên và Nhà Cung Ứng/Nhà Phân Phối. Xin chân thành cám ơn các bạn!
36 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2563 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu PSU - CPU Heatsink - Case Những điều có thể bạn chưa biết, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o
bạn. Dựa vào kết quả này, bạn có thể
yên tâm chọn một bộ nguồn công
suất hiệu dụng thích hợp rồi
cộng thêm một hệ số an toàn
mà chúng tôi sẽ đề cập
vào phần cuối bài này.
Các bộ nguồn bán
kèm theo thùng
máy (case)
hiện nay
thường
có
chất
lượng
thấp. Còn với
các bộ nguồn hàng
hiệu có chất lượng tốt
như Enermax, Antec, Cooler
Master, AcBel, … công suất hiệu
dụng thường bằng hoặc lớn hơn công
suất danh định.
Điện thế
Trong máy tính, các thiết bị thường không sử dụng trực
tiếp điện áp từ bộ nguồn mà phải qua các mạch ổn áp của riêng
thiết bị đó. Cho nên, một bộ nguồn cấp đủ điện thế và điện thế ấy ổn
định sẽ mang lại tuổi thọ cao cho các thiết bị.
Một bộ nguồn tốt thường có các đường
điện chính (5Vsb, 3.3V, 5V và 12V) có
mức điện thế nằm trong khoảng +/- 5%
điện thế chuẩn và rất ít dao động. Để
xem được điện thế này, ngoài các thiết
bị đo chuyên dùng như đồng hồ đo điện
(VOM- Volt Ohm Milliemmeter hay DMM-
DigitalMultimeter), bạn có thể xem qua
phần mềm tiện ích hiển thị thông số hệ
thống kèm theo mainboard hoặc các
phần mềm miễn phí như Speedfan (www.
almico.com/speedfan.php) hay Sisoft
Sandra (www.sisoftware.net/sandra). Do
phần mềm đọc số đo qua sensor của bios,
nên giá trị đọc thường thấp hơn giá trị
thực từ 0.1V ~ 0.6V.
Các chế độ bảo vệ
Bộ nguồn là một thiết bị công suất hoạt
động liên tục trong môi trường khắc
nghiệt, với dòng chịu tải cao nên hai chế
độ bảo vệ căn bản nhất cần phải có là bảo
vệ quá áp và bảo vệ chạm tải. Chúng giúp
bộ nguồn bảo vệ thiết bị và tự bảo vệ mình
khỏi các sự cố xảy ra khi vận hành.
Bảo vệ quá áp: vì một lý do nào đó mà
mạch nắn điện và ổn áp của bộ nguồn
có sự cố, làm cho điện thế ở các đường
cấp điện tăng cao. Bộ nguồn sẽ tự ngưng
hoạt động để không gây thiệt hại cho các
thíết bị khác. Ngưỡng điện thế cắt của bộ
nguồn còn tuỳ thuộc vào nhà sản suất.
Mỗi bộ nguồn khác nhau sẽ có mức cắt
khác nhau.
Bảo vệ chạm tải: chế độ này khá quan
trọng vì nó sẽ bảo vệ cho bộ nguồn khi
các đường điện bị chạm (đoản mạch). Bộ
nguồn sẽ ngưng hoạt động để tự bảo vệ
và hoạt động trở lại khi đã hết đoản mạch.
Nếu có đủ can đảm, bạn có thể thử tính
năng này bằng cách dùng dây chung (dây
có màu đen) lần lượt chạm nhanh vào các
đường điện của bộ nguồn. Nếu bộ nguồn
có chế độ bảo vệ này thì nó sẽ ngưng
chạy ngay lập tức. Đối với một bộ nguồn
15
CONNECT - IT LAB
có chất lượng tốt, chế độ bảo vệ chạm
tải có trên tất cả các đường điện chính.
Còn với các bộ nguồn rẻ tiền, chế độ bảo
vệ này thường chỉ có trên một hoặc hai
đường điện chính (thậm chí không có).
Các chế độ bảo vệ khác: các bộ nguồn
cao cấp còn có thêm một số chế độ bảo
vệ khác như: quá dòng, quá tải, quá nhiệt
cho bộ nguồn, quá nhiệt cho hệ thống…
Các chế độ bảo vệ này làm tăng độ an
toàn cho bộ nguồn và cho cả hệ thống.
Hiệu suất
Hiệu suất của một bộ nguồn được thể
hiện qua tỉ lệ năng lượng tiêu thụ đầu vào
(AC in) và năng lượng tạo ra (DC out)
cho hệ thống. Giá trị thường dùng để tính
là Watts. Bất cứ một vật gì sinh ra công
đều không thể đạt được hiệu suất tối đa
100% do một phần công năng bị tiêu
tốn dưới dạng nhiệt. Bộ nguồn cũng vậy,
chưa có và cũng sẽ không có bộ nguồn
nào đạt được hiệu suất lý tưởng 100%.
Nhưng chúng ta cố gắng không sử
dụng các bộ nguồn có hiệu suất quá
thấp vì lý do kinh tế là chính. Nếu
bộ nguồn tiêu thụ một lượng điện
là 400W (AC in) để cho ra một công
suất 320W (DC out) thì ta có thể nói
bộ nguồn này có hiệu suất bằng 80%
và 20% (80 W) còn lại bị mất đi dưới
dạng nhiệt. Có một điều bạn cần lưu
ý là 80W này thực sự không mất đi
hoàn toàn, mà nó sẽ “thể hiện” trong…
hoá đơn tiền điện hằng tháng của bạn.
Không những vậy, nó còn khiến môi
trường làm việc cùa bạn nóng hơn. Và
bạn lại phải tốn thêm một khoảng năng
lượng để làm mát cho chính mình.
Như vậy, sở hữu một bộ nguồn
có hiệu suất cao đồng nghĩa với
việc tiết kiệm năng lượng điện. Bộ nguồn
sẽ hoạt động êm hơn do có nhiệt độ thấp
hơn và vấn đề nhiệt độ hệ thống không
còn là nỗi lo hằng ngày của bạn.
Quạt
Để giải quyết vấn đề nhiệt độ cho các linh
kiện công suất trong bộ nguồn, tất cả
các bộ nguồn hiện nay đều dùng phương
pháp tản nhiệt bằng không khí là chính
(dùng quạt để làm mát). Quạt thông
dụng nhất có kích thước 80mm, tốc
độ quay từ 2.200 ~ 3.500 vòng/phút.
Quạt có tốc độ quay càng cao thì
việc tản nhiệt càng hiệu quả nhưng
độ ồn cũng tăng theo. Khi công
suất bộ nguồn tăng do nhu cầucủa
hệ thống, vấn đề giảm nhiệt độ
cho linh kiện trong bộ nguồn càng
được các nhà sản xuất quan tâm
hơn. Họ đưa ra nhiều cải tiến
như tăng tốc độ quạt, thêm tính
năng “quạt thông minh - smart
fan”, sử dụng hai quạt (một hút,
một đẩy), sử dụng quạt lớn (120
mm), làm các khối kim loại tản
nhiệt “hầm hố“ hơn hoặc kết
hợp các cách trên lại với nhau.
Khả năng kết nối
Số lượng đầu cắm quyết định khả năng
gắn thêm thiết bị (ổ cứng, các loại ổ
quang,…) cho hệ thống của bạn. Ngoài
các đầu cấp nguồn chính (ATX 20 chân
hoặc 24 chân), 12V (4 chân) thì các đầu
cấp nguồn cho thiết bị ngoại vi càng
nhiều càng tốt. Một số bộ nguồn cao cấp
còn được trang bị thêm các đầu cắm 12V
(6 chân) cho card đồ hoạ PCI Express,
các đầu cắp nguồn dành riêng cho các ổ
cứng chuẩn SATA,…
Bộ nguồn và các thử nghiệm
cụ thể
Để có cái nhìn tổng quan hơn, ITConnect
đã làm một số thử nghiệm trên các bộ
nguồn hiện có trên thị trường. Từ đó,
chúng tôi rút ra các thông tin về công
suất hiệu dụng và giá trị đích thực của
các bộ nguồn này. Chúng tôi phân bộ
nguồn ra làm hai loại: loại bán kèm
theo thùng máy (Codegen 420W, Alpha
450W, APA-ATX 350W) và loại bán rời
(Codegen 520W, FineLine 450W, Enlight
300W, Cooler Master 350W, Cooler
Master 450W).
Một số bộ nguồn tham gia thử nghiệm
“Bật nắp” Cooler Master 450W
16
CONNECT - IT LAB
Công cụ dùng để kiểm tra
- Bộ tải giả, cấu tạo gồm nhiều điện trở
công xuất có thể thay đổi được giá trị một
cách tuyến tính, để thay đổi dòng chịu tải
cho bộ nguồn.
- Đồng hồ đo DMM Fluke 89 IV, dùng đo
điện thế bộ nguồn.
- Đồng hồ đo DC Ampe Clamp
KEWTECH KT203, dùng đo dòng DC ra.
- Bộ nguồn DC điều chỉnh được từ
0~40V DC/0~5A DC, dùng thử chế độ
bảo vệ quá áp.
Mô tả thử nghiệm
Các thử nghiệm được thực hiện trên
các đường điện thế chính là 3.3V, 5V,
12V và 5VSb. Những đường còn lại như
đường 12V do có dòng điện nhỏ và -5V
sẽ không còn sử dụng bắt đầu từ chuẩn
PSU 2.01 nên không được đưa vào thử
nghiệm.
Chúng tôi kiểm tra chế độ bảo vệ quá áp
bằng cách sử dụng bộ nguồn DC, điều
chỉnh tác động vào các đường điện thế
chính cho đến
khi bộ nguồn
tự tắt (nhưng
không quá
tiêu chuần
ATX 12V).
Chúng tôi kiểm
tra công suất thực
bằng cách sử dụng
bộ tải giả làm tăng dần
dòng điện cung cấp từ bộ
nguồn, cho đến khi điện thế
của các đường điện chính sụt
xuống mà không tự hồi phục lại được
thì ngưng “ép”. Sau đó, chúng tôi cho bộ
nguồn hoạt động ở mức công suất này
khoảng 20 phút. Trong quá trình chạy
thử, nếu bộ nguồn xuất hiện hiện tượng
bất thường (tiếng kêu, có mùi lạ …) thì sẽ
hạ dòng tải xuống cho đến khi bộ nguồn
hoạt động ổn định được ở mức công suất
cao và an toàn nhất. Đây được coi là
công suất hiệu dụng của
bộ nguồn.
Chúng tôi tiến hành
kiểm tra hiệu suất của
bộ nguồn bằng cách
lấy thông số về điện
thế và dòng điện
xoay chiều đầu vào
của bộ nguồn (AC
in) khi ở chế độ đầy
tải (full load), để
tính ra công suất
tiêu thụ. Sau đó,
chúng tôi so công
suất này với công
suất thực (DC
out) để tính ra hiệu suất của bộ nguồn
đó.
Việc kiểm tra sự ổn định điện thế (ổn áp)
của bộ nguồn khi ở chế độ hoạt động
bình thường (ở hai trạng thái rỗi và khi
chạy game) trong PC được tiến hành
bằng đồng hồ DMM. Chúng tôi ghi nhận
các mức thay đổi điện thế, từ đó cho ra
kết quả đánh giá về sự ổn định điện thế
của bộ nguồn đó.
Nhận xét
Chúng ta dễ dàng nhận thấy các bộ
nguồn bán kèm theo case thường có
công suất hiệu dụng thấp hơn công suất
danh định rất nhiều (khoảng 50%). Tuy
nhiên, do giá thành đầu tư thấp, khả
năng phục vụ các hệ thống có cấu hình
thông thường là tạm ổn, thì chất lượng
như vậy có thể chấp nhận.
Bắt đầu từ chuẩn 2.01, hiệu suất được quy định cho các bộ nguồn chuẩn như sau:
Bộ nguồn Fineline 450W
Bộ nguồn Cooler Master real Power 450W cùng phụ kiện
17
CONNECT - IT LAB
Nhưng bạn cần lưu ý là khi tiến hành
nâng cấp, việc giữ lại các bộ nguồn loại
này có thể khiến hệ thống mới không
còn sức gánh vác công việc mà bạn giao
phó! Trong quá trình thử nghiệm, khi cho
một số bộ nguồn “chợ” tải chưa đến 50%
công suất danh định, do các bộ nguồn
này có chất lượng linh kiện kém, không
được trang bị chế độ bảo vệ quá dòng,
nên chúng tôi đã làm hỏng chúng. Con số
“thương vong” tính được là 4!
Nếu hệ thống của bạn là loại sử dụng
bộ vi xử lý Intel Pentium 4 Prescott hay
AMD Athlon 64 hoặc cao hơn, bạn nên
xem xét sử dụng các bộ nguồn bán rời.
Loại này thường có công suất hiệu dụng
cao hơn hẳn so với loại bán kèm theo
case. Và nếu hầu bao rủng rỉnh thì các
bộ nguồn hàng hiệu như Enermax, Antec,
Cooler Master, AcBel,…là giải pháp tối
ưu nhất cho hệ thống của bạn. Các bộ
nguồn loại này tuy giá thành hơi cao
nhưng bù lại chúng hoạt động rất ổn định
và bền bỉ trong một thời gian khá dài.
những thành phần khác trong máy tính.
Nhưng điều đó hoàn toàn hợp lý vì sự ổn
định và hiệu năng chung của cả hệ thống
phụ thuộc rất nhiều vào thiết bị này.
Trung Hiếu - ITConnect
Quay lại kết quả thử
nghiệm trên, bạn sẽ
thấy được hệ số an
toàn khi tự mua bộ
nguồn là 50% cho các
loại đi theo case
“hàng
chợ” và
khoảng
30% cho
các loại
còn lại.
Thật vô lý
khi nhiều
người có
thể bỏ ra cả
chục triệu để
tậu một hệ
thống máy tính
mạnh nhưng lại sử
dụng bộ nguồn vài trăm
ngàn! Hãy tưởng tượng xem, chuyện
này giống như một người có cơ thể khoẻ
mạnh, cường tráng nhưng lại mang trong
mình một trái tim bệnh hoạn, yếu đuối.
Một bộ nguồn tốt đôi khi có giá cao hơn
18
CONNECT - IT LAB
CoolerMaster
B
Hình 1
ắt nhịp với tâm lý người tiêu dùng,
nhiều nhà sản xuất case có tên tuổi như
Cooler Master, Antec, Thermaltake, …
đưa ra nhiều mẫu case đẹp và có chất
lượng khá tốt. Tuy nhiên, những nhãn hiệu
này thường ít phổ biến so với “lực lượng”
lớn các case phổ thông đang được bán
rộng rãi. Chính điều này đã góp phần làm
đa dạng và phong phú thị trường case.
Và dường như case phổ thông lại chiếm
được cảm tình của đa số người tiêu dùng
Việt Nam do giá rẻ và mẫu mã đa dạng.
Để giúp bạn đọc có cái nhìn bao quát
hơn về các mẫu case đang có mặt trên
thị trường cũng như để trả lời
cho câu hỏi “liệu yếu tố mẫu
mã có phải là yếu tố quyết
định để bạn chọn case hay
không?”. Chúng tôi đã phân
loại và thử nghiệm một số
mẫu case dựa trên tiêu chí
giá thành là chính. Bởi đây
có lẽ là tiêu chí quan trọng khi
người tiêu dùng quyết định
chọn mua case. Các mẫu
case tham gia thử nghiệm
gồm có nhóm phổ thông
(mẫu TP-848, SP-3367,
V-Tech 3619A, SP-6202,
Colorsit-8026) và nhóm tầm
trung (Crystal, Centurion 5).
Nhóm phổ thông - Giá rẻ, nhiều
người dùng
Với giá dao động từ 16 đến 30 USD, case
“phổ thông” của bạn sẽ trông như thế nào?
Bài viết không đề cập đến 2 yếu tố mẫu
mã và màu sắc vì 2 yếu tố này phụ thuộc
vào cảm tính riêng của mỗi người dùng.
Trước tiên, nếu không kể đến bộ vỏ mặt
trước, các mẫu case chúng tôi thử nghiệm
có vẻ ngoài không khác nhau nhiều. Vẫn
là một khối hình hộp chữ nhật được làm
từ vật liệu tole tráng kẽm có phủ sơn tĩnh
điện và được thiết kế theo chiều thẳng
đứng với hai nắp mở hai bên. Phần phía
trên của mặt trước là các nắp có thể tháo
rời để lắp các ổ đĩa quang. Phía dưới, các
cổng giao tiếp USB và âm thanh “đưa mặt”
ra trước giúp người dùng thao tác được
thuận tiện (một số mẫu case được thiết kế
ở mặt hông bên phải như mẫu SP-6202).
Case hay vỏ máy là nơi chứa các thành
phần linh kiện quan trọng hợp thành
chiếc PC của bạn như bo mạch chủ,
CPU, card đồ họa, bộ nhớ chính…
Case cũng là bộ phận mà bạn nhìn thấy thường xuyên nhất khi mua và sử
dụng một chiếc máy tính. Chính vì lý do đó mà “vẻ ngoài” thường trở thành
một trong những yếu tố quyết định cho việc chọn case của đa số người sử
dụng (Liệu điều này có đúng?)
19
CONNECT - IT LAB
CoolerMaster
Nút ấn bật máy
(power) và nút ấn
khởi động lại máy
(reset) cùng hai đèn
led hiển thị trạng thái
hệ thống đang ở chế
độ hoạt động (màu
xanh) và đèn báo
trạng thái hoạt động
của đĩa cứng (màu đỏ)
là những món không thể
thiếu trên mỗi case.
Còn sự khác biệt về
“chất” của case thì sao?
Sự khác biệt đầu tiên mà
bạn có thể dễ dàng nhận
thấy là bộ nguồn kèm theo
case. Công suất danh định
của bộ nguồn thường là
300W đối với case có giá
dưới 20 USD, bộ nguồn
350W cho case có giá từ 20
đến 25 USD, bộ nguồn 420W
cho case từ 25 đến 30 USD...
Mời bạn xem bài viết phân tích:
Bộ nguồn - sức sống cho PC,
để có cái nhìn chi tiết hơn.
Kế đến là kích thước case. Kích thước
case là một điều dễ gây ngộ nhận đối với
người tiêu dùng. Suy nghĩ rằng kích thước
case càng nhỏ sẽ làm cho không gian
làm việc càng gọn và thông thoáng là
không sai. Nhưng thật ra chính điều
này sẽ gây ra không ít những “hệ lụy”
chẳng dễ chịu tí nào! Đầu tiên có lẽ
là yếu tố tương đồng giữa case và
bo mạch chủ - bộ phận chiếm phần
lớn diện tích của case. Hiện nay các
bo mạch chủ phổ biến đang được
bán rộng rãi mang chuẩn ATX có kích
thước 30,48 x 24,38 cm. Bên cạnh đó
là chuẩn mini ATX có kích thước tối đa
là 28,44 x 20,8 cm và được thiết kế
dành cho những case có kích thước
nhỏ gọn.
Lời khuyên: bạn nên tính đến kích thước
của case có phù hợp với kích thước của
bo mạch chủ hay không trước khi chọn
một mẫu case ưng ý. Vì sao? Nếu không
có sự tương đồng về kích thước thì một
loạt phiền phức sẽ xảy ra ngay trong quá
trình lắp đặt thiết bị. Qua thực nghiệm trực
tiếp đối với case có kích thước nhỏ trong
số các mẫu thử nghiệm của chúng tôi
(SP-3367 và Colorsit-8026, dài 42.5, rộng
18, cao 42 cm), thao tác gắn bo mạch chủ
chuẩn ATX thật sự gặp khó khăn do kích
thước của bo mạch đã chiếm hết diện tích
bề mặt trong case (hình 1). Trong trường
hợp này, bo mạch chủ cũng lấn qua phần
đất dành riêng cho các ổ đĩa cứng và ổ
đĩa quang, dẫn đến việc lắp đặt các thiết
bị này sẽ khó khăn hơn (hình 2, 3). Vì vậy,
case có kích thước vừa hoặc lớn hơn bo
mạch chủ sẽ cho phép thao tác lắp đặt
các thiết bị được dễ dàng cũng như gắn
thêm nhiều thiết bị như ổ đĩa quang, card
mở rộng,…
Và điều quan trọng nhất là khi bạn gắn
thêm thiết bị, case vẫn đảm bảo tốt không
gian thông thoáng cho chúng.
Một điều mà người tiêu dùng ít quan tâm,
đó là, tuy case không góp phần tăng tốc
chiếc PC của bạn nhưng nó có thể giúp
kéo dài tuổi thọ của các linh kiện nếu
nhiệt độ bên trong case luôn được giữ
mát mẻ và ổn định. Yếu tố này quyểt định
phần lớn chất lượng của case. Hệ thống
tản nhiệt cho case chủ yếu là quạt. Quạt
theo case còn tùy thuộc vào mẫu mã của
mỗi case. Thường thì case giá trên 20
USD có thể kèm theo quạt. Ngoài ra, trên
hầu hết các case đều được thiết kế sẵn
nhiều chỗ trống cho phép người sử dụng
có thể lắp thêm quạt nhằm tăng khả năng
tản nhiệt cho case.
Nhóm tầm trung - Giá cả đi cùng
chất lượng
Là một người sành điệu, việc biến chiếc
PC của mình thành một tác phẩm nghệ
thuật là một niềm đam mê có thể được
thực hiện dễ dàng với các mẫu case ”xịn”.
Mẫu case mà chúng tôi thử nghiệm là
một case “trong suốt” (mẫu Crystal), cho
phép nó ”phơi” tất cả nội thất bên trong.
Cùng chùm đèn màu độc đáo phát ra từ
những chiếc quạt tản nhiệt cũng được
thiết kế “trong veo”, case “trong suốt” sẽ
khiến nơi đặt máy tính của bạn trở nên
hi-tech hơn. Bạn cần lưu ý là do case
trong suốt được làm từ vật liệu mica nên
nó rất dễ bị trầy. Hai nắp hông của case
không được thiết kế dạng trượt như các
loại case thông thường, khiến thao tác mở
nắp hông hơi khó chịu đối với những ai
lần đầu tiên thao tác. Nhưng khi nắp hông
đã được mở, không gian khá rộng trong
case cho phép bạn tha hồ lắp ráp các linh
kiện khác. Case “trong suốt” có số lượng
Hình 3
Hình 2
20
CONNECT - IT LAB
hệ thống hoạt động không tải thì nhiệt độ
chênh lệch cao nhất là 6 độ (case colorsit-
8026) và trung bình là 4 độ cho các case
Centurion 5, SP–3367, TP-848.
Khi hoạt động ở chế độ không tải và không
quạt, case “trong suốt” có nhiệt độ vào
khoảng 36 độ, tương đương với các mẫu
case đã thử nghiệm trước đó. Ưu điểm
của case chỉ phát huy khi hệ thống quạt
được kích hoạt. Case có nhiệt độ là 36 khi
“chạy” dưới tải tối đa - tương đương với
nhiệt độ của chính nó khi chạy không tải
và không quạt. Đây là một minh chứng thú
vị cho hiệu năng tản nhiệt của hệ thống
quạt case. Với hiệu năng như vậy thì rõ
ràng điều quan tâm còn lại đối với người
dùng chỉ đơn giản là ”Trong suốt có phải
là sở thích của bạn không?”
Còn Centurion 5 của Cooler Master, dưới
nhiệt độ phòng 28.2 độ, nhiệt độ cao nhất
của case khi không quạt và hoạt động có
tải chỉ xấp xỉ bằng nhiệt độ thân nhiệt con
người (37 độ). Khi hệ thống quạt của case
hoạt động, ngay lập tức nhiệt độ trong
SP-6202
Crystal
quạt rất “hùng hậu”. Chúng được bố trí ở
cả 4 mặt của case: trước, hông trái, sau
và trên. Có vẻ nhờ vậy mà hiệu năng tản
nhiệt xem ra khá tốt?
Khác với mẫu case trên, case Centurion
5 của Cooler Master tuy không gây ấn
tượng bằng mẫu case “trong suốt”, nhưng
nó vẫn có dịp chứng tỏ mình bằng bộ
cánh khá cứng cáp. Các nút Power và
Reset được thiết kế lớn, rất dễ nhấn. Bên
cạnh 2 cổng USB, 2 cổng âm thanh như
một số case thông thường, Centurion còn
được trang bị thêm cổng IEEE 1394 ở mặt
trước. Thao tác lắp đặt ổ đĩa rất dễ dàng
với các khóa nhựa chắc chắn. Giờ đây,
bạn không còn phải bận tâm đến việc bắt
vít rườm rà nữa! Để đảm bảo về mặt hiệu
năng tản nhiệt, mặt trước của case được
thiết kế dạng lưới cùng một lớp màng lọc
bụi giúp case lấy gió hiệu quả và sạch
hơn. Mặt sau được trang bị quạt hút 120
mm tạo ra lưu lượng gió lớn, nhằm tống
hết hơi nóng ra ngoài.
Với các mẫu case trên, người tiêu dùng
không cần phải đắn đo tìm lời giải cho bài
toán hiệu năng tản nhiệt của case mà thay
vào đó là sự đắn đo cho hầu bao của mình
(xem thêm phần thử nghiệm thực tế). Mức
giá các mẫu case này cũng tương đồng
với những gì bạn có được. 54 USD cho
mẫu case Crystal với chất liệu mica dày
và tính chất “trong suốt” đặc biệt của
nó. Centurion 5 chiếm cảm tình từ mẫu
mã bao bì đẹp, cộng thêm “mác” Cooler
Master, phần nào nói lên giá trị thực của
nó. Tuy nhiên, với giá 68 USD, chưa phải
là cao ngất trời, nhưng nó có thể khiến
phần lớn người tiêu dùng thông thường
phải đắn đo. Bạn cũng cần lưu ý là giá
trên chỉ là giá của case, không kèm theo
nguồn.
Thử nghiệm thực tế
Để các bạn có được cái nhìn trực quan
hơn về hiệu năng tản nhiệt của case,
chúng tôi tiến hành một số thử nghiệm trên
các mẫu case. Nguồn nhiệt cho case thử
nghiệm được tạo ra trên hệ thống gồm:
bộ nguồn 420W, bộ xử lý Intel Pentium
4 Prescott 3.0GHz, bộ nhớ 1GB, 1 ổ
CD-ROM 52X , 1 card đồ họa Gigabyte
Geforce 6600 256MB (GV-NX66256DP)
và 2 đĩa cứng SATA 80 GB. Chênh lệch
nhiệt độ cao nhất có thể đo được là 8 độ
C giữa hai trạng thái tải có quạt và không
quạt trong môi trường 28.2 độ C (case V
–Tech 3619A). Cũng dưới hai trạng thái
không quạt và có quạt như trên nhưng khi
V-Tech 3619
21
CONNECT - IT LAB
TP-848
case được kéo xuống ở mức 34 độ C.
Xem ra, Centurion 5 được “chăm chút”
khá kỹ về mặt hiệu năng tản nhiệt nên có
thể nói đây là mẫu case cho hiệu năng
tản nhiệt tốt nhất trong các mẫu case thử
nghiệm của chúng tôi. Mời các bạn xem
bảng kết quả kèm theo…
Lời kết
Từ kết quả thử nghiệm, chúng ta dễ dàng
nhận thấy sự chênh lệch nhiệt độ rõ ràng
trong case khi đặt hệ thống ở hai trạng
thái: không quạt và có quạt. Vấn đề đặt
ra là: với sự chênh lệch nhiệt độ như vậy
thì thêm quạt cho case có cần thiết hay
không?! Câu trả lời xin được nhường lại
cho mỗi bạn đọc.
Qua vài “con tính” đơn giản về khả năng
tản nhiệt của case. Điều cốt lõi đọng lại,
đó chính là làm thế nào để chọn được một
chiếc case cho hiệu năng tản nhiệt tốt –
bởi theo nghĩa bóng thì đây chính là chất
“gỗ” của case đối lập hẳn với “nước sơn”
chỉ là vẻ bề ngoài của case. Thật ra, đây là
một việc cũng không quá phức tạp.
Khi chọn case, bạn nên tuân thủ theo một số
tiêu chí sau: vẻ bề ngoài của case tuỳ thuộc
vào sở thích của mỗi người. Tuy nhiên bạn
nên để ý đến vài chi tiết nhỏ như: hình dáng
hài hòa và tuyệt đối không có góc cạnh sắc
vì chúng có thể gây
nguy hiểm khi bạn
vô tình chạm phải.
Kích thước case
phải tương đồng với
bo mạch chủ. Vị trí
gắn quạt nên có ở 3
mặt: trước, hông và
sau case là tốt nhất.
Vì chúng sẽ kết hợp
với nhau để tạo nên
tuyến giao thông tối
ưu cho luồng không
khí bên trong case.
Ngoài ra, đặc tả case
38 độ - case được
thiết kế với một ống
nhựa ở nắp hông
bên trái có tác dụng
đưa luồng không khí
bên ngoài vào trực
tiếp CPU được Intel khuyên dùng cho các
CPU tỏa nhiệt cao của họ (như mẫu case
Colorsit-8026, SP-3367) cũng là một tiêu
SP-3367
chí chọn lựa mà bạn nên quan tâm.
Một vài minh họa cùng thử nghiệm thực tế
của chúng tôi phần nào cho thấy cận cảnh
về case. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ
quan tâm hơn đến các tiêu chí khác như
kích thước, hiệu năng tản nhiệt khi chọn
mua case thay vì chỉ đơn thuần là “Xem
mặt mà bắt hình dong!”.
Nguyễn Tuấn - ITConnect
ColorSit-8026
22
CONNECT - IT LAB
được vùng đó có đang bị nhiễu sóng bởi
các thiết bị khác hay không. Ngoài ra, bạn
có thể dò tự động hay dò bằng tay với
khoảng cách từ 20 đến 40m trong phòng
và 60 đến 90m ngoài trời (ở điều kiện môi
trường tối ưu). TEW-T1 tiêu thụ khá ít
điện năng, tự động ngắt nguồn khi bạn
để nó hoạt động ở chế độ AutoScan trong
vòng 30 phút.
Nếu bạn là người thường xuyên làm việc
trong môi trường mạng thì kìm bấm mạng
và bộ dò sóng Wifi của TRENDnet là giải
pháp hữu hiệu hỗ trợ cho công việc của
bạn với chi phí không quá cao.
Giá tham khảo:
Kìm TC-CT68: 19 USD
Wifi-Detector: 50 USD (Bảo hành 1
năm).
Liên hệ: Công ty Hợp Nhất.
145 Lê Thị Riêng, Q.1
BẢNG KẾT QUẢ TEST CASE
TRENDNET VÀ ĐỒ NGHỀ ......
(Xem tiếp trang 7)
kế với kích thước nhỏ (nằm gọn trong
lòng bàn tay), đơn giản, dễ sử dụng
và tích hợp Antena 3dBi, TEW-T1 có
khả năng dò tìm sóng của các thiết
bị phát, hoạt động ở tần số 2.41GHz
– 2.48GHz (tương thích chuẩn IEEE
802.11 b/g), lò viba, sóng mạng viễn
thông và camera không dây.Với các
đèn LED báo tình trạng sóng ở 4 mức
độ khác nhau tương ứng với
nguồn phát mạnh
hay yếu, bạn
sẽ dễ dàng
biết được hiện
trạng của môi
trường sóng
xung quanh
cũng như biết
Idle: Chế độ chạy không tải - Full: Chế độ chạy tải tối đa - * :Độ dày vật liệu khi chưa sơn tĩnh điện - X: Case không có quạt kèm theo
Tên Case TP - 848 SP - 3367 V-Tech 3619A Colorsit - 8026 SP - 6202 Crystal Centurion 5
Độ dày vật
liệu (mm) *
0.52 0.511 0.501 0.502 0.535 8.57 0.53
Kích thước (dài x
rộng x cao) mm
47 x 20 x 42 42.5 x 18 x 42 42.5 x 20 x 43.5 42.5 x 18 x 42 48.5 x 18 x 42 47 x 20 x 44.5 48 x 20 x 43
Vật liệu chế tạo Tole tráng kẽm Tole tráng kẽm Tole tráng kẽm Tole tráng kẽm Tole tráng kẽm Mica Tole tráng kẽm
Số quạt có
sẵn theo case
0 0 1 (hông) 0 0
5 (1trước/1sau/
1trên/2hông)
2 (trước/sau)
Số quạt có
thể gắn thêm
1 (sau) 1 (sau) 2 (trước/sau)
3 (1 sau/
2hông)
2 (hông/sau) 0 0
Nhiệt độ thử nghiệm 28.2 28.2 28.2 28.2 28.2 28.2 28.2
Nhiệt độ không
quạt (Idle/ Full)
38/43 38/43 36/43 39/45 38/43 36/42 34/37
Nhiệt độ khi đủ quạt
(Idle/ Full)
34/39 34/37 32/35 33/38 35/37 33/36 30/32
Nhiệt độ khi dùng
quạt theo case (Idle/
Full)
X X 35/39 X X 33/36 30/32
Giá (tham khảo) 16 20 23 25 25 54 68
Cấu hình thử nghiệm Bộ nguồn 420W / Intel P4 Prescott 3.0 / RAM 1 GB / CD-ROM 52x / PCI-express 256 MB / 2 đĩa cứng SATA 80GB
23
CONNECT - IT LAB
24
CONNECT - IT LAB
N
Thông số
Prescott
(No box)
CoolerMaster
Aero 4 Lite
AeroCool DP 120
Chất liệu Nhôm Nhôm có độ co dãn
Chân đế đồng, lá
giải nhiệt đồng.
Số vòng quay 2500 rpm
1900 rpm
3500 rpm
3200 rpm
Thao tác lắp đặt Dễ Dễ, gọn nhẹ
Hơi khó, hình trụ
chiếm diện tích
Tương thích P4(478) P4(478) P4(478), AlthonXP
Bảng thông số kỹ thuật 1
ếu như trước đây các heatsink
này đơn giản, nhỏ gọn bao nhiêu thì
ngày nay do sự phát triển liên tục của
các dòng CPU với khả năng xử lý cao,
đồng nghĩa với khả năng toả nhiều nhiệt
nên chúng hiện rất đa dạng, từ giải nhiệt
bằng phiến nhôm đến giải nhiệt bằng
chất lỏng chuyên dùng…tất cả đều cho
mục đích giảm nhiệt cho “bộ não” của
hệ thống. Cùng với sự phát triển liên tục
của các lọai CPU thì những nhà sản xuất
heatsink còn quan tâm đến những nhóm
người tiêu dùng muốn làm cho đẹp,
muốn làm cho nhìn vào “đã con mắt”, cho
nên họ đã sản xuất ra nhiều lọai heatsink
khác nhau để đáp ứng được tất cả nhu
cầu của người sử dụng.
Hiện trên thị trường có nhiều loại
Heatsink (bộ giải nhiệt cho CPU) khác
nhau chủ yếu dành cho các dòng
Pentium4 (chân cắm 478, chân cắm
775), AMD (K7, K8) với đủ loại mẫu mã.
Nhưng hiệu quả, chất lượng của chúng
như thế nào? Khi mua máy, CPU của bạn
sẽ được kèm theo một heatsink (heatsink
đi kèm theo CPU), vậy loại heatsink này
có gì khác so với loại heatsink được một
số nhà sản xuất khác đưa ra thị trường?
Với hệ thống máy tính thử nghiệm
có cấu hình như sau: Pentium 4
3Ghz(Prescott), Mainboard Gigabyte,
Ram 2x512MB(400MHz), HDD 40G,
VGA 128MB, WinXP SP2, cùng với
một số heatsink như sau: heatsink kèm
theo CPU, heatsink từ 2 nhà sản xuất
Giagabyte và CoolerMaster. Bài viết sẽ
phân tích cho bạn đọc hiểu rõ thêm và
xác định được nhu cầu sử dụng của
mình.
Trong bài phân tích này, ITConnect LAB
chỉ phân tích dựa trên heatsink. Nghĩa là,
chúng tôi chỉ phân tích những heatsink
trong bài viết này về: thông số kỹ thuật,
thông số thử nghiệm, khả năng tản nhiệt,
vòng quay của quạt trên heatsink…
Dòng có giá trung bình:
Thiết kế của dòng này ít nhiều cũng sẽ
gây sự chú ý cho bạn ít nhất là về kiểu
dáng của chúng.Với chất liệu truyền
thống là nhôm và đồng, tuỳ nhà sản xuất
ưu tiên cho những tấm giải nhiệt của
mình.Các loại heatsink này phục vụ chủ
yếu cho các dòng P4(socket 478) và
AMD AlthonXP chạy ứng dụng văn phòng
thông thường và ít nhiều sẽ làm PC của
bạn chạy ổn định hơn. Nếu như Aero 4
Lite được thiết kế đơn giản, gọn nhẹ thì
Với một số người sử dụng máy tính khi đã có một số vốn kiến thức nhất
định về phần cứng, thì vấn đề họ đang quan tâm đến là việc tản nhiệt
cho CPU. Đặc biệt hơn nữa, những game thủ, những overclocker, những
chuyên viên đồ họa vi tính…, thì việc làm mát cho CPU là một trong
những việc được đưa lên hàng đầu.
Gigabyte 3D Cooler
25
CONNECT - IT LAB
Gigabyte GPower BL
Loại Thông số thực nghiệm
Idle Full load
Presscost(No box)
Nhiệt độ CPU 51 72.5
Nhiệt độ heatsink 35 47
Vòng quay của quạt (RPM) 2500 2500
Nhiệt độ phòng 25.6 25.6
AeroCool DP120
Nhiệt độ CPU 50 67
Nhiệt độ heatsink 33 42
Vòng quay của quạt (RPM) 3200 3200
Nhiệt độ phòng 25.1 25.1
CoolerMaster Aero 4 Lite
Nhiệt độ CPU 50 68
Nhiệt độ heatsink 34 40
Vòng quay của quạt (RPM) 3500 3500
Nhiệt độ phòng 27.5 27.5
Bảng kết quả thử nghiệm 1
Aero PD102 được thiết kế trông rất ấn
tượng về hình dáng với những lá đồng
giải nhiệt sắp thành hình trụ khá cao
cùng 2 quạt thổi 2 bên.
Từ bảng kết quả thử nghiệm 1 đã cho
chúng ta thấy khả năng giải nhiệt thực
tế của 3 loại Heatsink, ở chế độ không
chạy ứng dụng trong Windows, thì nhiệt
độ của chúng gần như nhau, nhưng khi
bắt đầu tải ứng dụng thì sự chênh lệch
nhiệt độ đó mới thật sự đáng quan tâm.Vì
thế sự quyết định của bạn bây giờ là: tùy
theo nhu cầu sử dụng có nên thay đổi bộ
giải nhiệt cho CPU của mình hay không?
Dòng chuyên nghiệp:
Khi nhầu cầu của bạn trong việc sử dụng
máy tính tăng lêndẫn đến hiệu suất làm
việc của máy tính cũng phải tăng theo.
Bạn muốn ép xung? Bạn thích chơi
game? Bạn là chuyên viên đồ họa máy
tính?...Một trong những vấn đề bạn quan
tâm đến là nhiệt độ của máy tính. Với
việc phân tích những heatsink thuôc lọai
chuyên nghiệp, hi vọng rằng sẽ tư vấn
một giải pháp tốt nhất cho nhu cầu của
bạn.
Trên thị trường Việt Nam những tên tuổi
Gigabyte và CoolerMaster đã được nhiều
người biết đến, không những thế hai tên
tuổi này còn sản xuất những loại heatsink
dành cho dân “chơi đồ”. Khi nhìn thấy
những Heatsink này dù cho nó là của
nhà sản xuất nào bạn cũng sẽ thấy
thích ngay bởi kiểu dáng, màu sắc, tính
chuyên nghiệp của nó hơn hẳn các dòng
thông thường khác.
Mặc dù mới gia nhập thị trường các thiết
bị giải nhiệt nhưng các sản phẩm của
Gigabyte cũng đáng để bạn quan tâm
đến. Khi những heatsink của Gigabyte
họat động thì hình ảnh đầu tiên gây
sự chú ý cho mắt bạn là màu sắc xanh
dương nhẹ nhàng. Thiết kế rất ấn
tượng, thường với 4 ống
Pipline dẫn nhiệt
bằng
đồng hay
bằng đồng
tráng Nickel
nên khả năng
dẫn nhiệt cao,
hệ thống motor
dùng bi nên khi vận
hành ở tốc độ cao
vẫn êm. Các dòng sản
phẩm của Gigabyte hỗ
trợ hầu hết các dòng CPU
hiện có trên thị trường, tài
liệu hướng dẫn khá chi tiết cách lắp đặt
cho từng loại CPU khác nhau.Và bạn sẽ
chủ động hơn khi dùng dòng Gigabyte
Pro, với bộ phận điều chỉnh tốc độ
quay gắn rời trên thùng máy cho bạn
khả năng điều chỉnh quạt tuỳ theo môi
trường, mức độ hoạt động CPU của bạn
chỉ với một cái xoay nhẹ.
Khả năng giải nhiệt của dòng Gigabyte
này có sự khác biệt rõ ràng so với các
dòng cấp thấp hơn như bạn thấy trong
bảng kết quả thử nghiệm 2.
Rõ ràng, nhiệt độ của CPU đã được
hạ xuống trung bình khoảng 10 độ so
với các loại heatsink đi theo CPU, cũng
“khá” hiệu quả phải không các bạn? Bên
cạnh khi hoạt động ở tốc độ cao một số
heatsink có thể hơi ồn một chút nhưng
âm thanh phát ra không đáng kể lắm .Và
chắc chắn với bạn rằng tại nhiệt độ này,
CPU của bạn thoải mái trình diễn những
công năng mạnh mẽ vốn có của bên
cạnh “trợ thủ” heatsink.
Hơn thế nữa, với những Heatsink này
bạn còn có thể ép xung cho CPU của
bạn có thể chạy nhanh hơn tốc độ thực
của nó để tối ưu những ứng
dụng cần thiết
trong
những
26
CONNECT - IT LAB
Trong quá trình thử nghiệm,
với G-Power và 3D Cooler Pro
thì máy tính vẫn họat động
bình thường khi CPU được ép
xung ở mức 3.8GHz trong khi
Heatsink khác không đưa CPU
của bạn qua được ngưỡng tốc
độ 3.8GHz.
Là một trong
những
nhà thiết
kế hệ
thống
giải
Trạng thái họat động Idle Full load
Gigabyte 3D Cooler
Nhiệt độ CPU 52 73.5
Nhiệt độ heatsink 39 47
Vòng quay của quạt (RPM) 2500 2500
Nhiệt độ phòng 26 26
Gigabyte 3D Cooler Pro
Nhiệt độ CPU 51 69
Nhiệt độ heatsink 35 45
Vòng quay của quạt (RPM) 4000 4000
Nhiệt độ phòng 25.5 25.5
Gigabyte G-Power BL
Nhiệt độ CPU 45 59
Nhiệt độ heatsink 29 36
Vòng quay của quạt (RPM) 2000 2000
Nhiệt độ phòng 25.5 25.5
Gigabyte G-Power Pro
Nhiệt độ CPU 45 57.5
Nhiệt độ heatsink 29 33
Vòng quay của quạt (RPM) 3200 3200
Nhiệt độ phòng 27.5 27.5
Bảng kết quả thử nghiệm 2
game và ứng dụng đồ hoạ. Đối với những
heatsink thông thường, khi bạn ép xung
CPU thì độ chênh lệch này không cao,
máy sẽ mất ổn định sau một thời gian
ngắn sử dụng. Với Gigabyte Cooler bạn
sẽ có được những khả năng cao hơn mà
không gây mất ổn định hệ thống của bạn.
Với những kết quả trong bảng thử nghiệm
3, bạn sẽ thấy được khả năng của những
heatsink đáng tin cậy này hơn hẳn so
với những heatsink thông thường khác,
chúng tôi lần lượt overclock CPU từ 3GHz
lên 3.6G và 3.8GHz để bạn thấy được khả
năng giải nhiệt của heatsink (dĩ nhiên bạn
có thể ép xung CPU cao hơn nữa).
Thông số Gigabyte
3D Cooler
Gigabyte
3D Cooler Pro
Gigabyte
G-Power Cooler BL
Gigabyte
G-Power Cooler ro
CoolerMaster
Hyper 48
CoolerMaster
Hyper 6
Chất liệu
Đế tiếp xúc
bằng đồng,
lá giải nhiệt
nhôm.
Đế tiếp xúc bằng
đồng, lá giải nhiệt
nhôm
Đế tiếp xúc bằng đồng
tráng Ni, lá giải nhiệt
nhôm.
Đế tiếp xúc bằng
đồng tráng Ni, lá giải
nhiệt nhôm.
Đế tiếp xúc, lá giải
nhiệt bằng đồng
100%
Đế tiếp xúc, lá
giải nhiệt bằng
đồng 100%
Số vòng
quay
2500 RPM
2000 RPM
4000 RPM
1700 RPM
2000 RPM
1700 RPM
3200 RPM
1400RPM
1400RPM
3000RPM
Trọng lượng 400g 400g 430g 430g 864g(có Fan 950g
Thao tác lắp
đặt
Tương đối dễ Tương đối dễ Tương đối dễ Tương đối dễ Hơi khó Hơi khó
Tương thích
P4(478)
754/940/939
P4(478)
754/940/939
P4(478),P4(775)
754/940/939
P4(478),P4(775)
754/940/939
P4(478/LGA775)
754/940/939
P4(478/LGA775)
754/940/939
Bảng thông số kỹ thuật 2
nhiệt hàng đầu, CoolerMaster có những
sản phẩm đặc trưng riêng của mình. Hai
trong những sản phẩm mà nhà cung ứng
cung cấp cho chúng tôi để phục vụ cho
bài phân tích này la CoolerMaster Hyper
6, CoolerMaster Hyper 48 với thiết kế
vững chắc, chuyên nghiệp. Hệ thống ống
giải nhiệt (Pipline) từ 4 đến 6 ống, các
phiến giải nhiệt với vật liệu 100% là đồng
cho bạn khả năng giải nhiệt tối ưu. Tuy
nhiên trọng lượng của thiết bị này cao
hơn so với Gigabyte nhưng bù lại các
quạt hoạt động êm hẳn so với Gigabyte.
Do nặng hơn nên khi lắp đặt bạn nên
theo hường dẫn cách lắp đặt để bảo vệ
Cooler Master Hyper 6
27
CONNECT - IT LAB
bo mạch chủ của bạn không bị ảnh hưởng (cong, hư mạch).
Dựa vào kết quả thực tế trong quá trình thử nghiệm chúng
tôi nhận thấy khi ở chế độ không ép xung, chạy 100% công
suất CPU thì nhiệt độ của Gigabyte G-Power Pro thấp
hơn so với CoolerMaster Hyper 6. Nhưng khi ép xung thì
CoolerMaster Hyper 6 hiệu quả hơn so với Gigabyte G-
Power Pro. Nếu bạn là người ham thích việc ép xung CPU
thì CoolerMaster có lẽ thích hợp cho bạn.
Với CoolerMaster Hyper 48, mặc định tốc độ của quạt chỉ
1400RPM, nếu muốn tăng tốc thêm bạn phải đổi lại dây cấp
3.6GHz 3.8GHz
G-Power Pro3.6GHz
Nhiệt độ CPU 64 69.5
Nhiệt độ heatsink 36 44
Vòng quay của quạt (RPM) 3200 4000
Nhiệt độ phòng 25.1 25
3D Cooler Pro 3.8GHz
Nhiệt độ CPU 64.5 70
Nhiệt độ heatsink 37 45
Vòng quay của quạt (RPM) 3200 3200
Nhiệt độ phòng 26.8 25.5
Prescott(No Box)
Nhiệt độ CPU 76 78
Nhiệt độ heatsink 49 51
Vòng quay của quạt (RPM) 2500 2500
Nhiệt độ phòng 24.7 25
Bảng kết quả thử nghiệm 3 (ép xung)
Trạng thái họat động Idle Full load
CoolerMaster Hyper 48
Nhiệt độ CPU 48 67
Nhiệt độ heatsink 31 40
Vòng quay của quạt (RPM) 1400 1400
Nhiệt độ phòng 22.4 22.4
CoolerMaster Hyper 6
Nhiệt độ CPU 45 61
Nhiệt độ heatsink 30 36
Vòng quay của quạt (RPM) 3000 3000
Nhiệt độ phòng 25.5 25.5
Bảng kết quả thử nghiệm 4
3.6GHz 3.8GHz
CoolerMaster Hyper48
Nhiệt độ CPU 72 62.5
Nhiệt độ heatsink 44 37.5
Vòng quay của quạt (RPM) 1400 3000
Nhiệt độ phòng 24 22.5
CoolerMaster Hyper 6
Nhiệt độ CPU 76 63
Nhiệt độ heatsink 46 38
Vòng quay của quạt (RPM) 1400 3000
Nhiệt độ phòng 24.6 25.5
Bảng kết quả thử nghiệm 5 (ép xung)
nguồn 5V thành 12V khi đó hiệu quả của
Heatsink sẽ cao hơn.
Với những kết quả được phân tích ở trên,
bạn cũng thấy được phần nào những lợi
ích của những heatsink chuyên dụng mang
lại cho bạn. Nếu bạn đang sở hữu một hệ
thống PC tốc độ cao chuyên dùng xử lý
đồ hoạ hoặc chơi game hay CPU của bạn
đang được ép xung, thì thiết nghĩ bạn cũng
nên xem thử qua một số Heatsink này vì
nó sẽ đảm bảo cho hệ thống của bạn hoạt
động ổn định hơn.
Nếu bạn là người sử dụng thông thường thì
sao? Nghĩa là bạn sử dụng máy tính cho
việc học hành, công việc bình thường,..thì
những heatsink theo nhà sản xuất CPU đủ
để làm mát cho CPU của bạn. Vì những
nhà sản xuất CPU Intel và AMD khi thiết kế
thì kỹ sư của họ đã tính dùm bạn trong vấn
đề tản nhiệt này rồi.
Tùng Trần - ITConnect
C
oo
le
r
M
as
te
r
H
yp
er
4
8
Connect - Chuyeân Gia
28
Connect - Chuyeân Gia
29
Bo mạch chủ (Mainboard), bộ nhớ (RAM), card màn hình (VGA), ổ cứng
(HDD), CD-ROM,… và còn nhiều linh kiện khác nữa, làm thế nào để ráp tất
cả chúng lại với nhau? Nếu bạn là người mới biết về máy tính thì khi nghe
đến những thứ này, có lẽ bạn hơi “đau đầu”! Vậy thật sự tự ráp cho mình
một bộ máy tính có khó lắm không?
Qua hình ảnh minh họa mô tả quá trình lắp ráp,
hy vọng bài viết của chúng tôi sẽ cung cấp cho
bạn một số kiến thức nhất định hầu giúp bạn có
thể tự bắt tay, ráp cho mình một bộ máy tính hoàn
chỉnh.
Trước hết, ta hãy xem xét bo mạch chủ. Đây là nơi mà tất cả các thiết bị khác có sự liên kết về mặt vật lý với nó. Trên bo mạch chủ
thường có 1 socket (đế cắm) để cắm CPU, các slot (khe cắm) để bạn cắm card màn hình, card sound,… và các cổng IDE hoặc SATA
để gắn cáp ổ cứng, CD-ROM,…
Board mạch chủ
Khe AGP Khe PCI
CPU AMD
Connect - Chuyeân Gia
30
Hiện nay, trên thị trường, CPU có rất nhiều chủng
loại. Tương ứng với mỗi loại mà CPU có các dạng
đế cắm khác nhau như đế cắm 478, 775 chân của
các CPU Intel và đế cắm 462 (hay thường gọi là
socket A), 754, 939, 940 chân của các CPU AMD.
Do đó, điều đầu tiên bạn cần quan tâm là chọn
một bo mạch chủ phù hợp với CPU của bạn.
Lưu ý là trên mỗi đế cắm đều có một chốt cài. Bạn
phải mở chốt mới có thể cắm CPU vào. Do giữa
CPU và đế cắm trên bo mạch chủ có góc chéo
tương tự nhau nên bạn cần cắm CPU theo đúng khớp của chúng.
Sau khi cắm vào, bạn đẩy chốt, khoá CPU lại
(hình 1). Bạn nên dùng keo giải nhiệt, thoa một
lớp mỏng lên CPU để tăng khả năng tản nhiệt
cho heatsink (bộ tản nhiệt quạt thường bán kèm
với CPU). Sau đó, chuẩn bị heatsink để gắn vào
CPU.
Khung nhựa gắn heatsink trên bo mạch chủ có
bố trí sẵn các khớp để bạn có thể dễ dàng gắn
heatsink (hình 2). Tuy nhiên, với các heatsink rời
của các hãng khác, bạn nên tham khảo các bước
hướng dẫn lắp đặt trong tài liệu hướng dẫn kèm
theo heatsink đó. Bạn nhớ chú ý cắm nguồn cho
quạt của heatsink vào vị trí gắn nguồn quạt trên
bo mạch chủ.
Sau đó, bạn gắn RAM vào các khe cắm RAM
trên bo mạch. Chú ý là khía hình V trên khe RAM
phải trùng với khía trên RAM (hình 3). Sau đó,
bạn nhấn mạnh xuống cho 2 chấu bắm chặt vào
cạnh của RAM. Nếu bạn muốn thiết lập chế độ bộ
nhớ kênh đôi (Dual Channel) thì phải cắm RAM
theo đúng từng cặp màu được qui định trên bo
mạch chủ (tham khảo thêm tài liệu hướng dẫn
của bo mạch chủ và xem hình 4).
Bước kế tiếp, bạn mở nắp thùng máy để chuẩn bị gắn các thiết bị còn lại.
CPU Intel
Hình 1
Hình 2
Hình 3 Hình 4
Connect - Chuyeân Gia
31
Tuỳ theo bo mạch chủ, mặt giao tiếp các thiết bị ngoại vi: chuột, bàn phím, màn hình,…
thường có kèm theo các miếng che khác nhau (hình 5).
Bạn phải tháo miếng che trên case rồi gắn
miếng che kèm theo bo mạch chủ vào (hình
6). Sau đó, bạn xác định vị trí gắn các ốc
đồng tương ứng các vị trí trên bo mạch chủ
(hình 7).
Bạn nên bắt đầy đủ các ốc đồng hay ốc nhựa
kèm theo để giữ cho bo mạch chủ được chắc
chắn, sau đó bắt đúng loại ốc để cố định bo
mạch chủ trong thùng máy (hình 8).
Tiếp theo, bạn gắn card màn hình lên bo mạch chủ qua các khe AGP hoặc PCI Express.
Các khe AGP (màu nâu) và PCI Express (màu xanh) trong ví dụ này có thể dễ dàng phân
biệt với các khe cắm PCI (màu trắng).
Sau đó, bạn tiếp tục gắn card âm thanh hay các card mở rộng khác (nếu có) vào các khe
PCI còn lại và nhớ bắt ốc chặt cho các card này. Bạn nên gắn card mở rộng vào khe cắm
từ dưới lên để chừa khoảng trống cho card màn hình càng nhiều càng tốt (không nên gắn
như hình 10).
Hình 8 Hình 9
Hình 6 Hình 7
Hình 10
Hình 5
CPU Intel Pentium 4 3.0E GHz
Mainboard Gigabyte-8IPE1000-G
HDD Samsung SATA 40GB
CD-ROM Asus 52X
RAM 2 x 512MB DDRAM KingMax (PC3200)
Card màn hình Gigabyte ATI Radeon 9550 128MB (9550128D)
Card âm thanh Onkyo Wavio SE80-PCI
Case Cooler Master Centurion 5
Heatsink Cooler Master Aero 4 Lite
Bộ nguồn Cooler Master True Power 350W
Cấu hình máy tính mẫu sử dụng trong bài viết
Connect - Chuyeân Gia
32
Tiếp theo, bạn gắn ổ đĩa cứng và các ổ đĩa
quang vào case (hình 11). Bạn sử dụng cáp
ATA 100/133 để nối với ổ cứng IDE loại cũ
và cáp SATA cho ổ cứng SATA (hình 12). Đối
với cáp IDE thì phần mặt cáp có đánh dấu đỏ
(hoặc có màu khác với màu trắng) phải gần với
đầu cắm nguổn. Sau đó bạn gắn cáp nguồn
cho chúng với dây nguồn màu vàng ở ngoài
cùng (hình 13).
Và bạn cũng đừng quên gắn cáp cấp nguồn
cho bo mạch chủ. Tùy theo bo mạch chủ mà
cáp cấp nguồn thường gốm 2 sợi: 1 sợi có
đầu cắm 4 chân (cấp dòng điện 12V) như
hình 14 và 1 sợi có đầu cắm 20 chân (các
bo mạch chủ thế hệ mới dùng đầu cắm 24
chân) như hình 15.
Cuối cùng, bạn cắm các dây của bảng điều
khiển thùng máy xuống bo mạch chủ theo
các chỉ dẫn trong tài liệu hướng dẫn kèm theo
(hình 16), rồi thực hiện tương tự với các dây
nối USB và âm thanh ở phía trước thùng máy.
Bạn nên bó các dây bên trong lại cho gọn gàng
để giúp quá trình lưu thông không khí trong hệ
thống được tốt hơn (hình 17).
Kiểm tra lần cuối các kết nối giữa các thiết bị xem đã chính xác chưa? Nếu chắc chắn rồi, bạn thử bật máy lên. Nếu máy phát ra tiếng
kêu “bít” và bắt đầu quá trình khởi động cũng như các đèn tín hiệu sáng đầy đủ thì xem như bạn có thể “thở phào nhẹ nhõm”. Lúc này,
bạn chỉ việc đóng nắp thùng máy lại, rỗi nhâm nhi tách cà phê trong khi chờ máy cài đặt hệ điều hành. Thế là xong!
CHÚC BẠN THÀNH CÔNG
Hình 11 Hình 12
Hình 13
Hình 14 Hình 15
Hình 16 Hình 17
Connect - Giao Löu
33
Câu hỏi: Tôi có một bộ nguồn của máy
Pentium III, nay tôi nâng cấp máy lên
Pentium 4 thì bộ nguồn này có còn sử
dụng được không?
Đáp:
Bộ nguồn cũ của bạn không thề sử dụng
với máy Pentium 4 được. Vì bộ nguồn
của máy Pentium III không có đầu cắm 4
chân cấp nguồn 12V như bộ nguồn dành
cho máy Pentium 4 và công suất của nó
có thể không đáp ứng được yêu cầu của
hệ thống Pentium 4 mới.
Câu hỏi: Tôi mới mua một cây quạt case
cũ (kích thước 80 mm) có hai dây ra màu
đen và màu đỏ. Hãy chỉ cách cho tôi gắn
vào đầu dây nguồn thích hợp để sử dụng
được cây quạt này?
Đáp:
Cái cần quan tâm nhất ở đây là điện
áp hoạt động của quạt. Nếu bạn không
biết được điện áp của quạt thì bạn nên
cấp điện ở mức điện thế ban đầu là 5V.
Nhưng thường các quạt có kích thước
80 mm hoạt động ở điện áp 12V. Cách
đấu dây như sau: màu đen trong mã
màu dây được qui định là dây chung,
bạn đấu với dây đen của bộ nguồn, dây
đỏ với dây đỏ nếu sử dụng điện áp 5V,
dây đỏ với dây vàng nếu sử dụng 12V.
Câu hỏi: Tôi thấy dây trong bộ nguồn có
nhiều màu khác nhau, chúng có ý nghĩa
gì không?
Đáp:
Dây trong bộ nguồn được đánh dấu bằng
nhiều màu sắc khác nhau để giúp cho
người dùng dễ phân biệt được điện thế
dựa vào màu dây theo nguyên tắc như
sau:
Cam có điện thế 3.3V.
Đỏ ………..…5V.
Vàng………..12V.
Đen……...… dây chung (COM).
Tím………… 5VSB (Stand-by).
Trắng …….. - 5V.
Xám………...PWR_OK.
Xanh lá……PS_ON (Power supply on)
Câu hỏi: Trên case có nhiều vị trí gắn
quạt như trước, sau, bên hông,… như vậy
cần phải gắn quạt theo chiều thổi như thế
nào tương ứng với các vị trí trên? Nếu gắn
quạt không đúng chiều thì các quạt này có
tản nhiệt hiệu quả không?
Đáp:
Vị trí gắn quạt cũng như chiều thổi của
quạt ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả
tản nhiệt cho hệ thống. Với hệ thống
chuẩn ATX, luồng không khí lưu thông
hiệu quả nhất với chiều từ trước ra sau
thùng máy. Còn với quạt hông, bạn nên
hướng vào thùng máy sẽ làm tăng thêm
hiệu quả tản nhiệt.
Câu hỏi: Nguồn sử dụng sau một thời
gian có yếu đi không? Và nếu nó yếu đi thì
có gây ảnh hưởng gì đến máy vi tính hay
không?
Đáp:
Bộ nguồn, cũng như các thiết bị điện tử
khác, được cấu tạo từ các linh kịện điện
tử. Các linh kiện này có tuổi thọ nhất
định, nên khi hoạt động sau một khoảng
thời gian dài, bộ nguồn sẽ “yếu” đi. Đó là
chuyện bình thường. Tuy nhiên, nếu ”sự
cố” này vẫn nằm trong khoảng dung sai
cho phép thì sẽ không có ảnh hưởng đến
máy tính của bạn. Ví dụ: khi mới mua thì
đường điện 5V có điện áp là 5V nhưng
sau một thời gian hoạt động, đo lại chỉ còn
4.85V. Với dung sai cho phép là 5% thì
điện áp này vẫn có thể chấp nhận được.
Câu hỏi: Bộ nguồn chỉ có đầu cắm
nguồn ATX 20 chân trong khi trên bo
mạch chủ, đầu cắm nguồn là loại 24 chân.
Bốn dây thiếu là những dây gì? Chúng có
ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của
bo mạch chủ hay không?
Đáp:
Bốn dây thiếu là các dây: 3.3V, 5V, 12V
và dây chung (COM). Chúng không ảnh
hưởng nhiều đến hoạt động của bo mạch
chủ loại sử dụng đầu cắm nguồn 24 chân
mới vì bản thân các bo mạch chủ này vẫn
hỗ trợ các bộ nguồn có đầu cắm nguồn 20
chân. Điều cần quan tâm là bộ nguồn 20
Bạn muốn được giải đáp thắc mắc ???
(Những thắc mắc về sản phẩm CNTT
!?!?)
Nó làm sao ?
Nó hoạt động thế nào ?
Tại sao nó phải là như vậy ?
. . . . .
Bạn có thể liên hệ với ITConnect
qua các cầu nối:
Email: hoidap-tuvan@itconnect.com.vn
Tel: 925 6236 - Fax: 839 5065
Chúng tôi sẽ trả lời bằng email, thư riêng
hoặc trong kỳ “Chuyên đề” sau.
Nếu bạn muốn những thắc mắc của mình
được giải đáp cụ thể hơn, bạn có thể đến
Showroom ITConnect Q&A: 25A Phạm
Viết Chánh, Quận 1.
Bạn sẽ được giải đáp một cách “Cụ thể
nhất”, với những sản phẩm cụ thể mà bạn
đang muốn biết.
Connect - Giao Löu
34
chân đó có công suất hiệu dụng đủ đáp
ứng cho bo mạch chủ 24 chân mới hay
không mà thôi!
Câu hỏi: Tôi thấy quạt tản nhiệt ngoài
thông số kích thước ra còn có thông số
CFM, xin cho hỏi thông số trên là gì và
nó có ảnh hưởng gì đến quạt hay không?
Đáp:
CFM (Cubic Feet per Minute) là một đơn
vị đo khối lượng không khí lưu thông
do quạt tạo ra trong thời gian một phút.
Quạt có thông số CFM lớn sẽ lưu chuyển
không khí lớn hơn tức sẽ tản nhiệt tốt
hơn.
Câu hỏi: Một case có thể gắn được bao
nhiêu quạt tản nhiệt? Nếu gắn nhiều có
ảnh hưởng gì tới bộ nguồn không?
Đáp:
Với các thùng máy (case) “hàng chợ”,
thông thường ta có thể gắn được từ 2
đển 3 cây quạt còn các thùng máy “hiệu”
có chất lượng cao hơn thì bạn có thể gắn
nhiều quạt hơn. Việc gắn nhiều quạt cho
thùng máy sẽ tăng hiệu quả tản nhiệt.
Tuy nhiên, độ ồn cũng sẽ tăng theo. Quạt
là một thiết bị tiêu thụ điện cho nên nếu
gắn nhiều quạt, bạn cần quan tâm đến
công suất của bộ nguồn. Công suất tiêu
thụ của một quạt kích thước 80mm thông
dụng là khoảng 3W.
Câu hỏi: Tôi nghe nói gắn quạt tản nhiệt
nhiều có thể khiến thùng máy bị rung và
sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ của linh kiện
trong máy tính, như vậy có đúng không?
Đáp:
Quạt có tốc độ vòng quay cao sẽ tạo ra
những rung động nhất định. Các rung
động này khi cộng hưởng với nhau có
thể sẽ khiến thùng máy bị rung theo. Và
điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến
các mối lắp ghép của các thiết bị bên
trong thùng máy. Cách khắc phục là mua
những quạt có tốc độ thấp, nhưng có lưu
lượng lưu thông không khí lớn, hay dùng
các miếng chêm lắp thêm cho quạt để
giảm chấn động do quạt tạo ra.
Câu hỏi : Kích thước của case có ảnh
hưởng đến nhiệt độ trong case không?
Đáp:
Kích thước case hoàn toàn ảnh hưởng
đến nhiệt độ của case. Nếu case có kích
thước càng nhỏ thì không gian bên trong
case càng không đảm bảo sự thông
thoáng cho sự toả nhiệt của hệ thống linh
kiện. Để thấy rõ hơn về sự chênh lệch
nhiệt độ giữa case có kích thước khác
nhau mời bạn tham khảo tại bảng kết
quả test case .
Câu hỏi : Tôi nghe nói có case 38 độ vậy
có phải case đó lúc nào cũng có nhiệt độ
38 độ phải không?
Đáp:
Case 38 là loại case được thiết kế với
khả năng giải nhiệt tốt do được trang bị
thêm một ống nhựa ở nắp hông bên trái.
Ống nhựa này có khả năng vươn đến
sát và cung cấp luồng không khí mát bên
ngoài vào trực tiếp bộ xử lý, chính vì điều
này mà bộ xử lý được giải nhiệt tốt hơn
và góp phần làm giảm nhiệt độ bên trong
case. Tuy nhiên, nếu nói nhiệt độ của
case luôn là 38 là không chính xác bởi vì
nhiệt độ case tuỳ thuộc vào hệ thống linh
kiện bên trong, môi trường hoạt động,
tình trạng hoạt động…
Câu hỏi : Case tốt có phải là case tán
nhiệt tốt không - Thế nào là case tốt?
Đáp:
Khả năng tản nhiệt của case là một tiêu
chí quan trọng để đánh giá chất lượng
của case. Ngoài ra chất lượng của case
còn phụ thuộc vào yếu tố khác như: Các
thao tác trên case dễ dàng (cổng USB,
các jack 3,5mm đưa ra phía trước), cho
phép gắn thêm thiết bị (nhiều đĩa quang,
nhiều đĩa cứng,…).
Câu hỏi : Gần đây máy của tôi chạy lâu
thì bộ nguồn có mùi khét? Vậy bộ
nguồn của tôi bị gì? Nếu xài lâu có ảnh
hưởng gì không?
Đáp:
Bộ nguồn của bạn đã có triệu chứng hư
hỏng, một số linh kiện công suất trong
bộ nguồn của bạn bị quá nhiệt do quá
công suất hay chất lượng linh kiện không
tốt đã dẫn đến hiện tượng trên, với bộ
nguồn này bạn nên thay mới vì tình trạng
này bộ nguồn của bạn có thể hư và cũng
có thể kéo theo sự hư hỏng các thành
phần khác của máy tính.
Câu hỏi : Thùng máy của tôi đã gắn đầy
đủ quạt nhưng máy chạy lâu thì thùng
máy rất nóng và như vậy thì rất ảnh
hưởng đến linh kiện máy.Vậy có cách
khắc phục không?
Đáp:
Trong trường hợp này, bạn nên kiểm tra
xem hướng gió của quạt gắn trên case
có hợp lý hay không? Hướng gió của
quạt trên case nên được bố trí như sau:
Quạt ở mặt trước và quạt bố trí ở nắp
hông nên thổi theo hướng từ ngoài vào
trong, quạt ở vị trí phía sau và ở mặt trên
(nếu có) nên được đặt theo hướng thổi
từ trong ra ngoài. Với cách bố trí quạt
như trên sẽ tạo luồng không khí hiệu quả
cho việc tản nhiệt của case.
ITConnect
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- PSU-CPU Heatsink - Case Những điều có thể bạn chưa biết.pdf