Nhằm cung cấp một môi trường học tập thuận lợi, đảm bảo chất lượng học tập của sinh
viên, giảng viên cần cố gắng tối đa trong khả năng của mình để tạo ra không chỉ môi trường vật
chất hỗ trợ phù hợp với các hoạt động học tập, mà còn chú trọng cả môi trường tâm lý và xã hội.
Việc giám sát và hỗ trợ sinh viên như thế nào sẽ rất cần thiết cho nghề nghiệp sau này của
sinh viên. Bộ tiêu chuẩn chất lượng AUN xác định rằng nhà trường phải đảm bảo có các môi
trường vật lý, vật chất, xã hội và tâm lý tốt.
Nhà trường phải có đủ các tài nguyên vật chất phục vụ cho việc thực hiện các chương
trình đào tạo, bao gồm thiết bị, tài liệu học tập và công nghệ thông tin. Các thiết bị cần được bổ
sung, cải tiến, sẵn sàng để sử dụng, và được sử dụng có hiệu quả. Các tài nguyên học tập phải
được chọn lọc và phù hợp với mục tiêu học tập. Có thư viện điện tử để đáp ứng sự phát triển về
công nghệ thông tin-truyền thông. Các trung tâm máy tính của nhà trường phải có sẵn các máy
tính và hệ thống mạng cho phép cộng đồng nhà trường khai thác công nghệ thông tin để phục vụ
cho giảng dạy, nghiên cứu và phát triển, dịch vụ và quản lý.
Đội ngũ cố vấn học tập phải đóng vai trò tích cực trong việc cung cấp thông tin và hướng
dẫn sinh viên trong học tập (đặc biệt là sinh viên năm thứ nhất) như lựa chọn học phần, thay đổi
học phần, tạm ngưng học hoặc thôi học; khuyến khích sinh viên tham gia vào các hoạt động của
Khoa/đơn vị. Ghi nhận sự tiến bộ trong học tập của sinh viên, chỉ ra những vấn đề mà sinh viên
cần chú trọng, có các giải pháp hỗ trợ hoặc những hoạt động ngăn ngừa đối với từng sinh viên
khi họ gặp các khó khăn trong học tập, đặc biệt là các nguy cơ bị buộc thôi học hoặc tự nghỉ học.
Đối với sinh viên năm cuối, cần có sự hỗ trợ riêng trong quá trình thực tập-thực tế hoặc
thực hiện đồ án tốt nghiệp. Cần cung cấp thông tin về triển vọng nghề nghiệp, tạo điều kiện cho
sinh viên làm quen với thị trường lao động thông qua thực tập-thực tế, các khóa học ứng dụng,
hoặc những biện pháp tương tự khác.
Bên cạnh đội ngũ giảng viên làm cố vấn học tập, tiêu chuẩn chất lượng AUN cũng nhấn
mạnh đến tầm quan trọng của Chất lượng đội ngũ phục vụ - quality of support staff (Tiêu chuẩn
7 của AUN_QA) trong quá trình hỗ trợ người học. Đó là nhân viên thư viện, nhân viên phòng
thí nghiệm, nhân viên hành chính và công tác sinh viên ở Khoa và các Phòng chức năng.
12 trang |
Chia sẻ: thuychi20 | Lượt xem: 981 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phương thức đào tạo theo học chế niên chế và tín chỉ: những khác biệt căn bản và đề xuất đảm bảo chất lượng đào tạo theo tiêu chuẩn aun, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHƯƠNG THỨC ĐÀO TẠO
THEO HỌC CHẾ NIÊN CHẾ VÀ TÍN CHỈ: NHỮNG KHÁC BIỆT CĂN BẢN VÀ
ĐỀ XUẤT ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO THEO TIÊU CHUẨN AUN
ThS. Lê Sĩ Hải
Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng – Trường Đại học Văn Hiến
Mở đầu
Học chế tín chỉ được hình thành và mở đầu tại Viện Đại học Harvard, Hoa kỳ năm 1872.
Với mục đích tổ chức quá trình đào tạo theo cách phù hợp nhất với khả năng học vấn và tài chính
của người học, đồng thời cơ sở đào tạo phải thích ứng dễ dàng trước nhu cầu biến động, đa dạng
của đời sống xã hội, học chế tín chỉ đã phát triển nhanh chóng ở Bắc Mỹ và lan rộng sang các
quốc gia khác.
Ở Việt Nam, trước năm 1975 cũng đã triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ. Sau 1975,
vào khoảng năm 1980 tư tưởng đào tạo theo hệ thống tín chỉ được hình thành. Trường Đại học
Bách khoa TP.HCM đi tiên phong triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ từ năm học 1993-1994,
sau đó là các trường Đại học Đà Lạt, Cần Thơ, Thủy sản Nha Trang Cho đến nay, đào tạo theo
học chế tín chỉ đã khẳng định những ưu thế nổi bật so với phương thức đào tạo theo niên chế nên
được ứng dụng rộng rãi ở nhiều trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam.
Tại trường Đại học Văn Hiến, với việc xác định đào tạo theo học chế tín chỉ là con đường
đổi mới toàn diện nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, từ năm 2013 nhà trường đã chính thức thực
hiện kế hoạch chuyển đổi phương thức đào tạo từ học chế niên chế sang tín chỉ. Cho đến nay,
sau gần hai năm triển khai, bên cạnh những kết quả đạt được thì cũng còn nhiều vấn đề thách
thức cần kiên định thực hiện, phù hợp với đặc thù, trong từng giai đoạn cụ thể của nhà trường,
hướng đến các mục tiêu đảm bảo chất lượng đào tạo.
Bài viết này chỉ ra những khác biệt căn bản giữa phương thức đào tạo theo học chế niên
chế và tín chỉ, đồng thời đề xuất đảm bảo chất lượng đào tạo dựa trên tiêu chuẩn AUN-QA, là
tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dành cho mạng lưới các trường đại học thuộc khối ASEAN
(ASEAN University Network – Quality Assurance). Bộ tiêu chuẩn của AUN gồm có 15 tiêu
chuẩn, trong phạm vi bài viết này chúng tôi chọn ra 05 tiêu chuẩn mà ở đó có sự khác nhau cơ
bản giữa hai phương thức đào tạo để so sánh.
1. Kết quả học tập mong đợi - Expected Learning Outcomes (Tiêu chuẩn 1 của AUN)
Niên chế Tín chỉ
Cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực có trình
độ cao và các phẩm chất cần thiết
Cung cấp nguồn nhân lực có năng lực và tính
thích nghi cao, khả năng học tập suốt đời trên
cơ sở phát huy tính tự chủ của người học, đáp
ứng yêu cầu toàn cầu hóa trong liên thông
đào tạo và sử dụng lao động
Đào tạo thiên về hàn lâm, chuyên sâu Hướng đến 4 trụ cột giáo dục của UNESCO
đề ra năm 1996 (Học để biết, Học để làm,
Học cách chung sống, Học làm người)
Đề xuất đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn của AUN:
Sinh viên đến trường đại học để học được một điều gì đấy. Vì vậy, cần xác định rõ chúng
ta muốn sinh viên sẽ đạt được những khối kiến thức, kỹ năng, thái độ hoặc năng lực nào trong
quá trình học tập cũng như sau khi tốt nghiệp.
Kết quả học tập mong đợi là điểm xuất phát cho quá trình tự đánh giá chất lượng đào tạo.
Cần phải phân biệt những kỹ năng chung được chuyển tải trong chương trình giáo dục tổng quát
và kỹ năng cụ thể được chuyển tải trong các môn học chuyên ngành.
Kết quả học tập mong đợi phải phản ánh rõ yêu cầu của các bên liên quan (thông qua việc
lấy ý kiến của nhà tuyển dụng lao động, cựu sinh viên, giảng viên, sinh viên), đồng thời được
định kỳ điều chỉnh phù hợp với thực tế thị trường việc làm (Tiêu chuẩn 13: Phản hồi của các bên
liên quan - stakeholders’ feedback; và Tiêu chuẩn 15: Sự hài lòng của các bên liên quan -
stakeholders’ satisfaction của AUN_QA).
2. Cấu trúc và nội dung chương trình đào tạo - Programme Structure and Content
(Tiêu chuẩn 3 của AUN)
Niên chế Tín chỉ
Được thiết kế theo cấu trúc môn học và theo
mục tiêu đào tạo của ngành
Được thiết kế theo cấu trúc module và đáp
ứng khả năng liên thông, lắp ghép giữa các
ngành
Các môn học cơ bản được xây dựng theo
hướng đáp ứng yêu cầu của ngành đào tạo
Các môn học cơ bản được xây dựng theo
hướng đáp ứng yêu cầu của nhóm ngành đào
tạo
Có ít môn học tự chọn Có các môn học tự chọn: môn tự chọn chính
(major elective subject), môn tự chọn tự do
(free elective subject), môn dự thính (audit
subject). Môn tự chọn được chia nhánh sâu
vào mỗi chuyên ngành hẹp
Các môn học trong phạm vi một ngành học
có tính liên thông
Các môn học trong phạm vi một trường có
tính liên thông, hướng đến liên thông với các
trường khác
Các bậc học trong phạm vi một ngành học có
tính liên thông
Các bậc học trong phạm vi một trường có
tính liên thông, hướng đến liên thông với các
trường khác trong và ngoài nước
Căn cứ chủ yếu về thời gian để xây dựng
chương trình: Thời gian sinh viên có thể
tham gia học tập trong 1 học kỳ/ năm học
(lên lớp, thực hành, thực tập, )
Căn cứ về thời gian để xây dựng chương
trình: Khối lượng làm việc của sinh viên
(student workload) trong 1 học kỳ/ năm học
(lên lớp, thực hành, thực tập, và thời gian
cần thiết để tự nghiên cứu, tự học)
Độ dài của chương trình học được tính theo
năm. Tổ chức đào tạo mỗi năm gồm 2 học kỳ
chính
Độ dài của chương trình học được tính theo
tín chỉ. Tổ chức đào tạo mỗi năm từ 2-4 học
kỳ
Chương trình Đại học có khoảng 200 đơn vị
học trình, chương trình Cao đẳng có khoảng
150 đơn vị học trình (1 đơn vị học trình =
45ph)
Chương trình Đại học (phổ biến) có khoảng
120 tín chỉ, chương trình Cao đẳng có
khoảng 90 tín chỉ (1 tín chỉ = 50-60ph)
Các môn học được xây dựng chủ yếu dựa
trên năng lực của đội ngũ giảng viên
Các môn học được xây dựng theo hướng đáp
ứng yêu cầu xã hội và thị trường lao động,
đáp ứng yêu cầu quốc tế hóa trong sử dụng
lao động
Chương trình đào tạo cứng nhắc, sinh viên
khó được chuyển ngành, chuyển trường
Chương trình đào tạo mềm dẻo, sinh viên
được chuyển ngành, chuyển trường phù hợp
sở trường, sở đoản trên cơ sở các
ngành/trường đáp ứng các yêu cầu về liên
thông
Đề xuất đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn của AUN:
Chương trình đào tạo cần có sự cân bằng giữa nội dung chuyên môn, kiến thức tổng quát,
và các kỹ năng cần thiết. Chương trình phải được thiết kế nhằm đáp ứng nhu cầu của các bên
liên quan, do đó cần cập nhật và cải tiến định kỳ.
Chương trình đào tạo có tính đến và phản ảnh được tầm nhìn, sứ mạng, mục đích và mục
tiêu của nhà trường. Tầm nhìn, sứ mạng, mục đích và mục tiêu của nhà trường phải phổ biến
rộng rãi để giảng viên và sinh viên biết rõ.
Chương trình đào tạo thể hiện được năng lực của sinh viên tốt nghiệp. Mỗi học phần phải
được thiết kế rõ ràng để chỉ ra được kết quả mong đợi. Để thực hiện điều này, cần xây dựng một
sơ đồ chương trình đào tạo.
Cấu trúc chương trình đào tạo được thiết kế sao cho nội dung các học phần có sự kết hợp
và củng cố lẫn nhau. Cấu trúc chương trình đào tạo phải được xây dựng nhằm thể hiện được
chiều rộng, chiều sâu, tính chặt chẽ và tính tổ chức của các học phần. Cấu trúc chương trình thể
hiện rõ các học phần cơ bản, các học phần cơ sở ngành, học phần chuyên ngành và tiểu luận hoặc
luận văn tốt nghiệp.
Đối với mỗi chương trình đào tạo, nhà trường cần cung cấp một chương trình chi tiết (Tiêu
chuẩn 2: Bảng mô tả chương trình đào tạo - programme specification của AUN_QA) trong đó
có thể xác định được các điểm dừng (potential stopping off point: thời điểm sinh viên hoàn tất
hoặc tích lũy được khối kiến thức trong chương trình đào tạo, đảm bảo cho sinh viên - cả khi nếu
có tạm ngưng việc học, có đủ khả năng học tiếp tục chương trình đào tạo) có khả năng, và chỉ rõ
kết quả học tập mong đợi của chương trình về các phương diện: Những kiến thức và sự hiểu biết
mà sinh viên sẽ đạt được sau khi kết thúc chương trình; Các kỹ năng then chốt: giao tiếp, tính
toán, sử dụng công nghệ thông tin, kỹ năng học tập; Các kỹ năng nhận thức, ví dụ sự hiểu biết
về phương pháp luận hoặc khả năng phân tích có phê phán; Các kỹ năng cụ thể, chẳng hạn kỹ
năng làm việc trong phòng thí nghiệm, kỹ năng khảo sát, kỹ năng tham vấn v.v.
Chương trình chi tiết cung cấp lời mô tả chính xác những kết quả học tập dự kiến của
chương trình đào tạo bậc đại học, cùng những phương tiện nhằm giúp đạt được và chứng minh
được những kết quả này. Tài liệu này cũng giúp cho sinh viên hiểu được phương pháp giảng dạy
và học tập cần thiết để đạt được kết quả dự kiến; phương pháp kiểm tra đánh giá giúp chỉ ra kết
quả học tập; mối quan hệ giữa chương trình học và các yếu tố học tập đối với quy định về bằng
cấp; cũng như mối quan hệ giữa chương trình học đối với khả năng chuyên môn hoặc con đường
sự nghiệp sau này của sinh viên.
3. Chiến lược dạy và học - Teaching and Learning Strategy (Tiêu chuẩn 4 của AUN)
Niên chế Tín chỉ
Ít nhấn mạnh đến vai trò trung tâm của người
học
Đặt nặng yêu cầu lấy người học làm trung
tâm (learner-centered) hoặc lấy sự học làm
trung tâm (learning-centered)
Giảng viên sử dụng các phương pháp giảng
dạy sao cho sinh viên chủ yếu làm việc tại
lớp (vì không có nhiều thời gian tự học)
Giảng viên sử dụng các phương pháp giảng
dạy sao cho sinh viên phải sử dụng thời gian
ngoài giờ lên lớp để tự học, tự nghiên cứu,
làm việc nhóm
Giảng viên sử dụng các phương pháp giảng
dạy không yêu cầu đến tính đa dạng (về
ngành học) của sinh viên (vì sinh viên mỗi
lớp, mỗi ngành sẽ học riêng)
Giảng viên cần quan tâm đến tính đa dạng (về
ngành học) của sinh viên khi sử dụng các
phương pháp giảng dạy (vì sinh viên nhiều
ngành có thể học chung một lớp môn học)
Tất cả sinh viên đều cùng học theo một tiến
độ chung
Mỗi sinh viên có thể tự xây dựng một tiến độ
học tập riêng trong khung thời gian cho phép
đối với bậc học tương ứng
Chương trình học là như nhau đối với tất cả
sinh viên, không có sự lựa chọn môn học
Mỗi sinh viên có thể chọn lựa môn học thích
hợp với sở thích, khả năng trong số các môn
học tự chọn
Sinh viên không cần đăng ký kế hoạch học
tập, không cần quan tâm lựa chọn môn học và
xây dựng tiến độ học tập riêng
Sinh viên cần đăng ký kế hoạch học tập cho
từng học kỳ, phải biết lựa chọn môn học và
tiến độ học tập sao cho phù hợp với sở thích,
năng lực và hoàn cảnh riêng
Sinh viên cần lên lớp đầy đủ hoặc đạt tỷ lệ
lên lớp tối thiểu
Sinh viên cần thõa mãn yêu cầu lên lớp (tính
chuyên cần) đối với mỗi môn học
Sinh viên chủ yếu hoàn thành các nhiệm vụ
học tập cá nhân được giảng viên giao
Sinh viên cần tự học, tự nghiên cứu, làm việc
nhóm nhiều hơn ngoài thời gian lên lớp (1 tín
chỉ cần khoảng 30 tiết tự học)
Không đặt nặng yêu cầu sinh viên đọc tài liệu
trước khi đến lớp
Sinh viên cần đọc tài liệu trước khi đến lớp
(vì giảng viên không giảng giải cặn kẽ tất cả
nội dung)
Ít đặt nặng yêu cầu về các kỹ năng mềm Sinh viên phải đạt được các kỹ năng mềm
Sinh viên tuân thủ lịch học và thi chung của
lớp
Sinh viên thực hiện lịch học và thi của cá
nhân
Sinh viên chủ yếu học theo một ngành nhất
định
Sinh viên có thể dễ dàng học một lúc 2 ngành
Sinh viên phải hoàn thành khối lượng học tập
tính theo năm học
Sinh viên phải hoàn thành khối lượng học tập
tính theo tín chỉ. Năm học của sinh viên được
xác định theo tổng số tín chỉ đã tích lũy. Ví
dụ: sinh viên năm I: tích lũy dưới 30 tín chỉ;
năm II: từ 30 đến dưới 60 tín chỉ; năm III: từ
60 đến dưới 90 tín chỉ; năm IV: từ 90 đến
dưới 120 tín chỉ
Đề xuất đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn của AUN:
Giảng viên được khuyến khích sử dụng phương pháp giúp sinh viên học tập bằng hành
động. Học tập bằng hành động là một quá trình học hỏi và suy nghĩ, cân nhắc liên tục, có sự hỗ
trợ của bạn cùng học, nhằm mục đích tạo ra việc học tập có chất lượng ở sinh viên. Thông qua
phương pháp này, các giảng viên có thể chia sẻ với nhau thông qua việc giải quyết các vấn đề
thực tế và thông qua kinh nghiệm của bản thân. Việc xây dựng chương trình học tập bằng hành
động là nhằm vào mục đích cải tiến việc học tập cũng như môi trường học tập của sinh viên.
Học tập có chất lượng được định nghĩa ở đây là sự chủ động tìm tòi kiến thức do chính
sinh viên thực hiện, chứ không đơn thuần là sự tiếp thu những kiến thức do giảng viên cung cấp.
Đây là một quan điểm học tập có chiều sâu, qua đó sinh viên tự tạo ra ý nghĩa và sự hiểu biết về
thế giới. Theo quan điểm này thì việc giảng dạy chỉ đóng vai trò hỗ trợ và tạo điều kiện cho việc
học tập.
Mục đích của giáo dục bậc đại học là hướng vào sinh viên. Chất lượng học tập vì thế phụ
thuộc phần lớn vào phương pháp học tập của sinh viên. Cho nên, điều này lại phụ thuộc vào quan
niệm của người học rằng họ biết gì về việc học của mình cũng như những chiến lược học tập nào
mà họ sẽ sử dụng.
Chất lượng học tập phụ thuộc vào việc áp dụng các nguyên tắc phù hợp cho việc học ở
tuổi trưởng thành. Người học trưởng thành học tập tốt nhất trong môi trường thoải mái, có sự
hợp tác, hỗ trợ và thân thiện. Đó là môi trường phù hợp giúp cho người học ở tuổi trưởng thành
học tập một các sâu sắc.
Để thúc đẩy tinh thần trách nhiệm trong học tập, các giảng viên cần: Tạo ra một môi
trường giảng dạy-học tập sao cho mỗi người học đều tham gia vào quá trình học tập một cách có
ý thức; Cung cấp những chương trình đào tạo linh hoạt nhằm giúp người học chọn lựa nội dung
học phần, thứ tự các học phần trong chương trình, phương pháp kiểm tra đánh giá, phương thức
và thời gian học tập sao cho có ý nghĩa nhất đối với từng người.
Để kích thích sự say mê và các giá trị đối với việc học tập, đồng thời tạo cơ hội phát triển
trí tuệ cho người học, các giảng viên cần tạo ra những cơ hội học tập và giao lưu trong đó người
học có thể tham gia hết mình cả về trí tuệ lẫn tình cảm.
Bộ tiêu chuẩn chất lượng AUN mô tả một cách chi tiết làm thế nào để xem xét một quá
trình học tập, xem xét các yêu cầu chiến lược của việc dạy và học. Mục đích của giáo dục đại
học là nhằm phát triển khả năng tri thức ngày càng cao trong sinh viên, vì thế cần lưu ý các đặc
điểm sau để đảm bảo chất lượng học tập:
- Khả năng tự khám phá tri thức. Người học cần có kỹ năng nghiên cứu, phân tích và tổng
hợp các tư liệu do chính mình thu thập, đồng thời hiểu được các chiến lược học tập khác nhau để
có thể lựa chọn chiến lược phù hợp nhất cho từng nhiệm vụ học tập cụ thể.
- Khả năng ghi nhớ kiến thức. Sử dụng phương pháp học tập nhấn mạnh hiểu biết hơn là
trí nhớ sẽ giúp người học nhớ kiến thức lâu hơn.
- Khả năng nhận biết mối liên hệ giữa kiến thức cũ và mới. Chất lượng học tập luôn luôn
đòi hỏi người học phải tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn khác nhau.
- Khả năng sáng tạo sự hiểu biết mới. Một người học đạt chất lượng phải biết nhận ra mối
quan hệ giữa khối kiến thức của người khác đã học với kinh nghiệm của chính bản thân mình,
cũng như với những gì mình đã được học trước đó để hình thành nên những nhận thức mới.
- Khả năng vận dụng kiến thức vào việc giải quyết vấn đề.
- Khả năng diễn đạt kiến thức của mình cho người khác. Việc học tập đạt chất lượng khi
người học có khả năng hình thành cũng như diễn đạt một cách rõ ràng và chặt chẽ những suy
nghĩ và hành động độc lập của mình.
- Sự say mê học hỏi. Việc học tập đạt chất lượng khi người học có quan điểm học tập suốt
đời.
Những điều kiện cần thiết giúp cho việc học tập đạt chất lượng: Chất lượng học tập chỉ
đạt được khi người học sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập – cả về mặt nhận thức lẫn tình cảm;
Chất lượng học tập chỉ đạt được khi người học có lý do để học, biết liên hệ với các kiến thức đã
học, chủ động trong suốt quá trình học tập và chất lượng học tập chỉ đạt được khi khi người học
được học trong một môi trường học tập với đầy đủ sự hỗ trợ.
Tất nhiên là sẽ không có một chiến lược dạy và học nào là hợp lý nhất cho tất cả các
trường hợp. Nhưng dù vậy, mỗi chương trình cũng phải có ít nhất một chiến lược dạy và học cho
mình. Chiến lược dạy và học thích hợp phụ thuộc vào chất lượng đội ngũ giảng viên - academic
staff quality và chất lượng người học - student quality (Tiêu chuẩn 6 và 8 của AUN_QA).
4. Kiểm tra đánh giá người học - Student Assessment (Tiêu chuẩn 5 của AUN)
Niên chế Tín chỉ
Tuyển sinh vào đầu mỗi năm học Có thể tuyển sinh theo từng học kỳ
Kết quả học tập được đánh giá theo năm học.
Nếu sinh viên không đạt yêu cầu học tập đối
với một năm học thì có thể phải học lại năm
học đó (lưu ban)
Kết quả học tập được đánh giá theo tổng số tín
chỉ đã tích lũy. Sinh viên bị cảnh cáo hoặc
buộc thôi học nếu không đạt được điểm trung
bình chung tích lũy nào đó sau một giai đoạn
nhất định
Sinh viên phải thi đạt tất cả các môn học qui
định
Sinh viên cần đạt đủ số tín chỉ và điểm trung
bình chung tích lũy qui định theo từng năm và
cả khóa
Sử dụng thang điểm 10 (hoặc 100) và đề cao
cách tính điểm tuyệt đối (criterion-
referenced)
Sử dụng thang điểm 4 kết hợp thang điểm
chữ, cho phép cách tính điểm tương đối
(norm-referenced)
Xem trọng các kỳ thi hết môn (chiếm 70-
100% điểm môn học)
Xem trọng đánh giá quá trình (chiếm khoảng
50% điểm môn học)
Thi tốt nghiệp. Xét tốt nghiệp 01 lần/ 01 năm Không thi tốt nghiệp, sinh viên chỉ cần tích
lũy đủ số tín chỉ theo quy định là có thể tốt
nghiệp. Xét tốt nghiệp 02 lần/01 năm
Đề xuất đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn của AUN:
Việc kiểm tra đánh giá bao gồm: Đánh giá việc nhập học của tân sinh viên bằng kết quả
đầu vào; Đánh giá sự tiến bộ trong hoc tập của sinh viên thông qua một ma trận điểm số/biểu
đồ/hồ sơ học tập nêu rõ năng lực của sinh viên và thông qua chương trình đào tạo được thiết kế
dựa trên kết quả đầu ra; Đánh giá cuối khóa/tốt nghiệp của sinh viên.
Theo nguyên tắc học tập ở tuổi trưởng thành, các sinh viên thích được đánh giá bằng các
phương pháp dựa trên tiêu chí và thông qua sự kết hợp giữa tự đánh giá, bạn bè đánh giá, và
giảng viên đánh giá. Giảng viên cần cung cấp nhiều hình thức đánh giá đa dạng thông qua các
phương pháp tự đánh giá, bạn cùng học đánh giá và giảng viên đánh giá dựa trên nguyên tắc
minh bạch, linh hoạt, có cân nhắc, và hướng đến kết quả. Các tiêu chí đánh giá cần được thương
lượng rõ ràng với mọi thành viên tham gia học phần. Các chiến lược đánh giá phải phù hợp nhằm
đánh giá được kết quả học tập mong đợi. Việc thực hiện đánh giá tương ứng với mọi mục đích
và mọi lĩnh vực đã dạy trong chương trình.
Giảng viên cần sử dụng nhiều phương pháp kiểm tra đánh giá khác nhau để phục vụ các
mục đích đánh giá khác nhau như chẩn đoán/khảo sát, đánh giá tiến trình học tập, và đánh giá
kết thúc học phần hoặc khóa học. Phạm vi và trọng số của các kế hoạch kiểm tra đánh giá phải
rõ ràng và được phổ biến đến mọi đối tượng quan tâm. Các tiêu chuẩn áp dụng trong các kế
hoạch kiểm tra đánh giá phải minh bạch và nhất quán trong toàn bộ chương trình đào tạo.
Thường xuyên áp dụng các quy trình để bảo đảm đến mức tối đa rằng các kế hoạch kiểm
tra đánh giá đều có giá trị, đáng tin cậy, và được thực hiện một cách công bằng. Có những quy
định hợp lý về thủ tục khiếu nại kết quả đánh giá để sinh viên sử dụng khi cần. Độ tin cậy và tính
giá trị của các phương pháp kiểm tra đánh giá được ghi lại bằng văn bản và thẩm định thường
xuyên; các phương pháp kiểm tra đánh giá mới thường xuyên được phát triển và thử nghiệm.
Đánh giá sinh viên là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong giáo dục đại học. Kết
quả đánh giá sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến sự nghiệp của sinh viên sau này. Vì vậy, việc đánh giá
cần được thực hiện một cách chuyên nghiệp trong đó cần tập trung nhiều vào đánh giá kiến thức
thông qua quá trình kiểm tra và thi cử. Đánh giá cũng cung cấp cho nhà trường các thông tin có
giá trị về hiệu quả giảng dạy và các hoạt động dịch vụ hỗ trợ người học.
5. Hoạt động tư vấn và hỗ trợ người học - Student Advice and Support (Tiêu chuẩn 9
của AUN)
Niên chế Tín chỉ
Sinh viên được quản lý và sinh hoạt chủ yếu
theo lớp năm học, theo khoa
Sinh viên được quản lý học tập theo lớp môn
học, được khuyến khích tham gia các sinh
hoạt chung của khoa, trường
Hồ sơ học tập sinh viên chủ yếu được trích
xuất từ kết quả học tập chung của lớp năm
học
Hồ sơ học tập sinh viên mang tính cá thể
Sinh viên được tư vấn chủ yếu bởi giảng viên
chủ nhiệm
Sinh viên được tư vấn bởi cố vấn học tập,
chuyên gia tâm lý
Đề xuất đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn của AUN:
Quá trình học tập của sinh viên được giám sát và ghi nhận một cách có hệ thống; thông
tin đánh giá được phản hồi trở lại cho sinh viên và những giải pháp cải thiện được đưa ra ngay
khi cần thiết.
Nhằm cung cấp một môi trường học tập thuận lợi, đảm bảo chất lượng học tập của sinh
viên, giảng viên cần cố gắng tối đa trong khả năng của mình để tạo ra không chỉ môi trường vật
chất hỗ trợ phù hợp với các hoạt động học tập, mà còn chú trọng cả môi trường tâm lý và xã hội.
Việc giám sát và hỗ trợ sinh viên như thế nào sẽ rất cần thiết cho nghề nghiệp sau này của
sinh viên. Bộ tiêu chuẩn chất lượng AUN xác định rằng nhà trường phải đảm bảo có các môi
trường vật lý, vật chất, xã hội và tâm lý tốt.
Nhà trường phải có đủ các tài nguyên vật chất phục vụ cho việc thực hiện các chương
trình đào tạo, bao gồm thiết bị, tài liệu học tập và công nghệ thông tin. Các thiết bị cần được bổ
sung, cải tiến, sẵn sàng để sử dụng, và được sử dụng có hiệu quả. Các tài nguyên học tập phải
được chọn lọc và phù hợp với mục tiêu học tập. Có thư viện điện tử để đáp ứng sự phát triển về
công nghệ thông tin-truyền thông. Các trung tâm máy tính của nhà trường phải có sẵn các máy
tính và hệ thống mạng cho phép cộng đồng nhà trường khai thác công nghệ thông tin để phục vụ
cho giảng dạy, nghiên cứu và phát triển, dịch vụ và quản lý.
Đội ngũ cố vấn học tập phải đóng vai trò tích cực trong việc cung cấp thông tin và hướng
dẫn sinh viên trong học tập (đặc biệt là sinh viên năm thứ nhất) như lựa chọn học phần, thay đổi
học phần, tạm ngưng học hoặc thôi học; khuyến khích sinh viên tham gia vào các hoạt động của
Khoa/đơn vị. Ghi nhận sự tiến bộ trong học tập của sinh viên, chỉ ra những vấn đề mà sinh viên
cần chú trọng, có các giải pháp hỗ trợ hoặc những hoạt động ngăn ngừa đối với từng sinh viên
khi họ gặp các khó khăn trong học tập, đặc biệt là các nguy cơ bị buộc thôi học hoặc tự nghỉ học.
Đối với sinh viên năm cuối, cần có sự hỗ trợ riêng trong quá trình thực tập-thực tế hoặc
thực hiện đồ án tốt nghiệp. Cần cung cấp thông tin về triển vọng nghề nghiệp, tạo điều kiện cho
sinh viên làm quen với thị trường lao động thông qua thực tập-thực tế, các khóa học ứng dụng,
hoặc những biện pháp tương tự khác.
Bên cạnh đội ngũ giảng viên làm cố vấn học tập, tiêu chuẩn chất lượng AUN cũng nhấn
mạnh đến tầm quan trọng của Chất lượng đội ngũ phục vụ - quality of support staff (Tiêu chuẩn
7 của AUN_QA) trong quá trình hỗ trợ người học. Đó là nhân viên thư viện, nhân viên phòng
thí nghiệm, nhân viên hành chính và công tác sinh viên ở Khoa và các Phòng chức năng.
Kết luận
Phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ có những điểm khác biệt cơ bản so với đào tạo
theo niên chế như: kết quả học tập mong đợi, cấu trúc và nội dung chương trình đào tạo, chiến
lược dạy và học, kiểm tra đánh giá, và công tác tư vấn hỗ trợ người học. Với những tính chất cơ
bản này, đào tạo theo học chế tín chỉ chứng tỏ tính ưu việt mà hầu hết các trường đại học trên thế
giới đã ứng dụng nhằm tạo thuận lợi cho người học, đồng thời hướng đến tính đại chúng trong
giáo dục.
Cho dù với phương thức đào tạo nào thì yếu tố đảm bảo chất lượng đào tạo cũng cần đặc
biệt chú trọng. Trong bối cảnh hội nhập về giáo dục, xu hướng liên kết, trao đổi sinh viên và
công nhận tín chỉ lẫn nhau giữa các trường đại học trong nước với quốc tế thì công tác đảm bảo
chất lượng giáo dục, kiểm định và xếp hạng các trường đại học đang trở thành mối quan tâm
hàng đầu của giáo dục đại học Việt Nam. Đảm bảo chất lượng là để khẳng định uy tín, vị thế hội
nhập vào các nền giáo dục tiên tiến.
Để hướng tới mục tiêu đó, Trường Đại học Văn Hiến đang từng bước chuyển đổi phương
thức đào tạo theo học chế tín chỉ, làm nền tảng đổi mới chất lượng đào tạo, tiến tới xây dựng các
hệ thống chính sách, quy trình, kế hoạch hành động để giám sát và nâng cao chất lượng đào tạo
theo các tiêu chuẩn chất lượng của khu vực và quốc tế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính
quy. (Ban hành kèm theo Quyết định số 25/2006/QĐ-BGDĐT ngày 26 tháng 6 năm
2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy
theo hệ thống TC. (Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15
tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
3. Lê Văn Hảo (2011), “Những khác biệt căn bản giữa đào tạo theo niên chế và đào tạo
theo tín chỉ”, Kỷ yếu hội nghị đổi mới công tác giảng dạy theo hệ thống tín chỉ, Đại
học Nha Trang.
4. Mạng lưới các trường Đại học Đông Nam Á (2013), Tài liệu hướng dẫn Đánh giá chất
lượng cấp chương trình theo tiêu chuẩn AUN – QA (Nguyễn Thị Mỹ Ngọc, Phạm Thị
Bích, Vũ Kim Khôi biên dịch), Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP.HCM.
5. Lê Đức Ngọc, “Xây dựng văn hóa chất lượng: tạo nội lực cho cơ sở đào tạo đáp ứng
yêu cầu của thời đại chất lượng”, Tạp chí Thông tin Giáo dục, Số (36) 4/2008.
6. Phạm Phụ (2005), Về khuôn mặt mới của giáo dục đại học Việt Nam, Nhà xuất bản
Đại học Quốc gia TP.HCM.
7. Lâm Quang Thiệp (2006), “Việc áp dụng học chế tín chỉ trên thế giới và ở Việt Nam”,
Kỷ yếu hội thảo xây dựng chương trình đào tạo theo tín chỉ có sử dụng internet, Viện
nghiên cứu Giáo dục.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 16_phuong_thuc_dao_tao_theo_hoc_che_nien_che_va_tin_chi_nhung_khac_biet_can_ban_va_de_xuat_dam_bao_c.pdf