Phương pháp điều khiển bằng chương trình lưu trữ
Việc điều khiển độc lập và điều khiển chung được phân loại trong khía
cạnh sơ đồ của hệ thống điều khiển. Trái lại, nếu chúng ta xem xét hệ
thống từ khía cạnh phép tính xử lý các biến đổi logic thì mạch điều
khiênr của hệ thống chuyển mạch có thể phân loại tiếp thành mạch logic
dây và mạch logic lưu trữ.
10 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2084 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phương pháp điều khiển bằng chương trình lưu trữ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phương pháp điều khiển bằng
chương trình lưu trữ
Việc điều khiển độc lập và điều khiển chung được phân loại trong khía
cạnh sơ đồ của hệ thống điều khiển. Trái lại, nếu chúng ta xem xét hệ
thống từ khía cạnh phép tính xử lý các biến đổi logic thì mạch điều
khiênr của hệ thống chuyển mạch có thể phân loại tiếp thành mạch logic
dây và mạch logic lưu trữ. Nói chung mạch điều khiển số được thực hiện
với những phép tính logic như (AND), (OR), và (NOT), và kết hợp với
thao tác bộ nhớ để xác định trạng thái tiếp theo sau khi đã lưu trữ phần
ghi trước đó. Với mục đích đó, có 2 phương pháp thao tác: logic dây là
phương pháp kết hợp các rơ-le, mạch điểm tiếp xúc hay cổng điện tử và
sau đó nối các thao tác logic cần thiết để thiết lập hệ thống. Thao tác
điều khiển được xác định bằng phương pháp nối dây. Những mạch điều
khiển của phần lớn các hệ thống chuyển mạch kể cả hệ thống chuyển
mạch thanh cheó phát triển trước đây đều được thực hiện theo phương
pháp này.
Mạch logic lưu trữ là phương pháp thực hiện các phép tính logic theo chỉ
thị trên mạch nhớ bằng cách sử dụng một máy tính điện tử đa nǎng. Thí
dụ, CPU của máy tính điện tử chỉ gồm có một mạch cộng và mạch logic
cơ sở.Những phép tính và thao tác phức tạp có thể thực hiện bằng cách
dùng mạch cơ sở nhiều lần theo thông tin nhớ đã ghi lại trong chương
trình. Các loại thao tác này được xác định bởi các mạch dây đặc định
(hardware: phần cứng) và các chương trình đưa vào bộ nhớ (phần mềm)
quyết định, và các thao tác đó được gọi là những phép logic lưu trữ.
Phương pháp điều khiển dùng các mạch logic lưu trữ gọi là điều khiển
bằng chương trình lưu trữ (SPC). Mạch nối dây toàn phần dùng cho các
thao tác chuyển mạch nhất định như xác định thuê bao chủ gọi, chọn
đường, hệ số xung quay số không có ở trong CPU thực hiện điều khiển
chung trong phương pháp này. Như trong trường hợp máy tính điện tử
tổng hợp, hệ thống chỉ có các mạch cơ bản có chức nǎng logic và số học.
Trình tự thực hiện thao tác chuyển mạch được lưu trong mạch nhớ dưới
dạng những lệnh chương trình và sau đó theo các lệnh đó thực hiện thao
tác chuyển mạch bằng cách kích hoạt các mạch cơ sở nhiều lần. Phương
pháp này đòi hỏi sự biến đổi logic tốc độ cáp và mạch nhớ có dung
lượng lớn. Do đó nó được sử dụng rộng rãi với sự xuất hiện của mạch
điện tử vận hành đơn giản.
Lợi thế đáng kể nhất của phương pháp điều khiển bằng chương trình lưu
trữ là điều khiển rất linh hoạt. Trước đây, các hệ thống truyền thông chủ
yếu sử dụng truyền tiếng nói 1:1. Tuy nhên ngày nay các hệ thống
chuyển mạch phải có khả nǎng xử lý những dịch vụ truyền thông mới
như truyền tiếng nói/hình ảnh và các loại trao đổi số liệu và dịch vụ
chuyển mạch điện thoại như quay số tắt và điện thoại hội nghị, điều đó
đòi hỏi phải có tính linh hoạt, tính có thể mở rộng và tính sẵn sàng. hệ
thống tổng đài điện tử (ESS) đã được phát minh để phục vụ những loại
dịch vụ này. ESS hoạt động theo phương pháp điều khiển bằng chương
trình lưu trữ này.
A. Nguyên tắc mạch logic lưu trữ
Trước hết, nó khác với các mạch logic nối dây thông thường ở những
điểm sau. Hình 2.12 minh hoạ một mạch tuần tự sử dụng logic nối dây
gồm các cổng logic như Và, Hoặc và Không, những mạch logic kết hợp
bằng nối dây để đáp ứng các nhu cầu của mạch điểm tiếp xúc và mạch
nhớ để lưu trữ các bản tin về thao tác đã qua và sau đó chỉ thị trạng thái
thao tác. Hoạt động của mạch logic nối dây được xác định thông qua
việc thực hiện nối dây. Quá trình này tương tự như việc vận hành của
công nhân lành nghề.Nghĩa là, mạch này xử lý những công việc thường
lệ đơn giản liên quan tới trạng thái dòng điện và thông tin đưa vào. Do
đó nó có thể thực hiện những công việc đặc biệt nhưng không thực sự
linh hoạt. Mạch logic lưu trữ đặc biệt đưlợc thể hiện trong hình 2.13.
Chương trình lưu trữ trong mạch nhớ là một bộ lệnh thể hiện mức thao
tác. Mặt khác nó thể hiện chức nǎng phù hợp với đơn vị mạch logic kết
hợp của mạch logic dây dẫn. Mạch xử lý số học logic diễn giải các mệnh
lện đã được đọc và chỉ định địa chỉ bộ nhớ của lệnh được đọc tiếp đó.
Phần lớn những thông tin trong địa chỉ này được ghi lại khi nhập lệnh.
Mạch xử lý số học logic qua đánh giá địa chỉ từng phần và thông tin đàu
vào tại thời điểm đó để xác định địa chỉ đầy đủ của mệnh lệnh sẽ được
xử lý tiếp theo. Khi hoàn tất một loạt các thao tác bằng cách thực hiện
các lệnh một cách tuần tự như đã bàn tới, và sau đó đi tới những lệnh thể
hiện kết quả điều khiển đó là đầu ta và sau đó đọc.
B. Phương pháp chuyển mạch điều khiển bằng chương trình lưu trữ
Việc điều khiển bằng chương trình lưu trữ của hệ thống tổng đài điện tử
có một bộ nhớ cố định để ghi nhớ các chương trình và một bộ nhớ tạm
thời để viết và đọc các dữ liệu một cách tự do. Trong bộ nhớ cố định,
các lệnh thao tác chuyển mạch, số điện thoại, số của thiết bị đầu cuối,
thông tin chọn đường trong mạng, loại dịch vụ đầu cuối, và các loại
thông tin dịch số được lưu trữ cố định. Mặt khác, bộ nhớ tạm thời được
dùng để nhớ trạng thái của từng thiết bị đàu cuối và các cuộc gọi được
điều khiển, các giai đoạn
Hình 2.12. Mạch logic dây dẫn.
Hình 2.13. Mạch logic lưu trữ.
điều khiển, và kết quả tạn thời của các phép tính số học đang thực hiện.
Trong hình 2.14, cấu hình của hệ thống tổng đài điện tử sử dụng điều
khiển bằng chương trình lưu trữ được minh hoạ. Mạng chuyển mạch
cuộc gọi thực hiện nối và cắt các cuộc gọi. Bộ quét được sử dụng để xác
định trạng thái của từng trạm đầu cuối của mạch gọi, như các mạch
đường thuê bao, đường trung kế, và thiết bị nhận xung quay số; nó quét
trạng thái bật-tắt theo chu kỳ và sau đó gửi thông tin đầu vào cho mạch
điều khiển trung tâm. Mạch điều khiển trung tâm, một mạch điều khiển
điện tử gồm một mạch điều khiển và từng thanh ghi, để quản lý và vận
hành toàn bộ hệ thống điều khiển.
Nó cũng được dùng cho thiết bị thao tác số học của máy tính điện tử
tổng hợp. Nó hoạt động theo chương trình lưu trữ trong mạch nhớ cố
định. Bằng cách truyền các trạng thái ghi trong mạch nhớ tạm thời một
cách tuần tự theo thông tin đầu vào, nó thực hiện điều khiển cuộc gọi
bằng cách sử dụng phương pháp phân chia thời gian. Mạch bộ nhớ cố
định là một bộ lưu trữ chương trình sử dụng chủ yếu để nhớ các chương
trình và mạch nhớ tạm thời được dùng để nhớ trạng thái xử lý cuộc gọi
và do đó gọi là bộ lưu trữ cuộc gọi. Bộ xử lý trung tâm gồm 2 bộ phận
đó.
Chức nǎng điều khiển mạng chuyển mạch được dùng để thực hiện
mở/đóng chuyển mạch gọi, điều khiển đường trung kế hoặc các phép
kiểm tra có liên quan với các đường gọi. Mạch điều khiển trung tâm, dựa
vào kết quả các giai đoạn lệnh đã thực hiện, ghi ra danh sách các lệnh có
liên quan tới trình tự thao tác của mạch chuyển mạch gọi trong mạch
nhớ tạn thời: Danh sách lệnh đã hoàn tất được gửi đến mạch kích hoạt
chuyển mạch để chỉ thị phương pháp thao tác cho mạch chuyển mạch
gọi.
Hệ thống tổng đài điện tử, cùng với các mạch cơ bản nói trước đây, nói
chung có một bàn vận hành và bảo dưỡng cho các dịch vụ sửa chữa. Hệ
thống này cũng thực hiện một chương trình sửa chữa phục hồi những lỗi
xảy ra trong hệ thống và tự động chẩn đoán các vị trí lỗi. Kết quả thực
hiện
Hình 2.14. Thiết lập hệ thống tổng đài điện tử.
những chức nǎng này được in ra qua máy in. Nhân viên sửa chữa cǎn cứ
vào các bản báo cáo đó, thay các bảng lỗi để sửa chữa. Ngoài ra bàn bảo
dưỡng và sửa chữa được dùng để thay các số quay, đường rơ- le và các
chức nǎng dịch vụ. Người quản trị có thể thực hiện việc này bằng cách
thay đổi thông tin diễn giải tương ứng hoặc các chương trình. Nói
chung, những điều kiện sau đây phải được đáp ứng cho hoạt động thích
hợp của hệ thống tổng đài điện tử sử dụng phương pháp điều khiển bằng
chương trình lưu trữ.
(1) Viết các chương trình hiệu quả
(2) Dung lượng lớn và mạch nhớ tiết kiệm
(3) Điều khiển tốc độ cao
(4) Độ tin cậy cao
(5) Dịch vụ mới dễ thích ứng
(6) Mạch được tiêu chuẩn hoá
(7) Chức nǎng tự chẩn đoán và sửa chữa
C. Các loại dich vụ chuyển mạch cuộc gọi
Có 2 loại dịch vụ trong hệ thống chuyển mạch chung: thông tin và dịch
vụ chuyển mạch cuộc gọi và truyền và xử lý dữ liệu. Trong phần sau đây
sẽ mô tả vắn tắt các dịch vụ thoại trong hệ thống chuyển mạch chung:
(1) Quay số tắt: Các số của máy thuê bao thường gọi tắt bằng 2 hay 3
số đặc biệt
(2) Giữ chỗ: Nều máy thuê bao bị gọi bận, thì cuộc gọi tới thuê bao đó
được tự động thực hiện lại khi thuê bao được giải phóng bằng cách
quay một số đặc biệt
(3) ấn định cuộc gọi tự động: Một cuộc gọi có thể thiết lập giữa bên
chủ gọi và bên được gọi vào thời gian định trước.
(4) Hạn chế gọi: Hạn chế gọi đi (PBX và loại khác )
(5) Gọi vắng mặt: Bản tin đã ghi được kích hoạt khi thuê bao bị gọi
vắng mặt
(6) Hạn chế gọi đến : Còn gọi là vận hành đối ngẫu. Chỉ những thuê
bao dặc biệt mới được phép gọi.
(7) Chuyển thoại: Một cuộc gọi đến sẽ được chuyển tới một máy điện
thoại khác
(8) Tự động chuyển tới số mới: Dùng khi thay đổi số điện thoại
(9) Chọn lựa số đại diện: Số đại diện có thể lựa chọn tự do
(10) Nối số đại diện phụ: Một cuộc gọi được tự động chuyển tới số
tiếp theo khi không có trả lời của số đại diện đã quay
(11) Báo có cuộc gọi đến khi đang bận: Khi nhận được các cuộc gọi
khác trong lúc đang bận
(12) Chờ cuộc gọi: Nhận được cuộc gọi từ bên thứ ba khi đang bận thì
có thể đặt tự động cuộc gọi với bên thứ ba
(13) Gọi cho thao tác viên khi bận : Gọi cho điện báo viên khi bận
(14) Thoại 3 đường: 3 Thuê bao có thể gọi cùng lúc
(15) Gọi hội nghị: 3 hay nhiều hơn máy thuê bao có thể tham gia gọi
cùng lúc
(16) Giữ máy: Thuê bao có thể gọi cho bên thứ ba sau khi giữ máy với
người đang nói
(17) Đặt gọi tất cả: Tất cả hay một số điện thoại trong tổng đài được
gọi cùng lúc để thông báo
(18) Tính cước tức thì: Có thể tính cước ngay lập tức
(19) Dịch cụ tính cước chi tiết: Có chi tiết về cước cho các cuộc gọi
(20) Báo thức: Tín hiệu báo thức vào giờ định trước
(21) Tìm cuộc gọi ý đồ xấu: Có thể tự động tìm ra số của máy chủ gọi
Một trong số các chức nǎng nói trên đang được đưa vào hệ thống chuyển
mạch dùng thanh chéo. Tuy vậy, hệ thống tổng đài điện tử sử dụng mạch
nhớ dung lượng lớn và phương pháp điều khiển bằng chương trình lưu trữ có
tính linh hoạt có thể cung cấp dịch vụ đó một cách tiết kiệm và hiệu quả hơn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phương pháp điều khiển bằng chương trình lưu trữ.pdf