Phương pháp điều chỉnh, phân chia các phân vùng của ổ cứng
Cuối cùng các bạn nhấn Ok Tới đây các bạn nhấn Apply sau đó làm các thao tác và chờ đợi quá trình di chuy ển dữ liệu như trên, khởi dộng lại má y.
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phương pháp điều chỉnh, phân chia các phân vùng của ổ cứng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hà Huy Thành 2009
PHƯƠNG PHÁP
ĐIỀU CHỈNH, PHÂN CHIA CÁC PHÂN VÙNG CỦA Ổ CỨNG
2
Hướng dẫn điều chỉnh lại các phân vùng không mất dữ liệu- Hà Huy Thành
I/ Các vấn đề về phân chia, tăng thêm dung lượng... ổ cứng với Acronis
Có rất nhiều cách và rất nhiều phần mềm giúp các bạn có thể phân chia ổ cứng, tăng
dung lượng trống của phân vùng ổ như: PM v8.05, Acronic Dick director suite..... Và ngay
cả trong Vista cũng có Tool để làm việc này. Tuy nhiên, qua kinh nghiệm bản thân và thăm
dò ý kiến của các 4rum khác tôi thấy phần mềm Acronic Dick Director Suite là dùng ổn
định nhất, an toàn nhất, đơn giản nhất. Phần mềm này chạy trực tiếp trên Win, nó cũng
được tích hợp trong các đĩa Hiren’s Boot CD để chạy trong môi trường DOS, các cửa sổ làm
việc được thiết kế đơn giản mà lại hợp lý, giúp bạn dễ dàng sử dụng và không gặp nhiều khó
khăn. Cửa sổ làm việc được thiết kế trực quan và sinh động, rất quen thuộc chứ không đơn
điệu như giao diện DOS của các phần mềm phân chia ổ cứng khác (ví dụ M 8.05) trển các
đĩa Hirent Boot thường thấy... Và đặc biệt, phần mềm này được đánh gía rất an toàn, bạn sẽ
không lo việc mất dữ liệu khi phân chia thêm các phân vùng ổ khác từ 1 phân vùng ổ cứng
hiện tại hay tăng dụng lượng phân vùng ổ cứng… Chương trình sẽ tự động lấy các phần
trống trong các phân vùng để phân chia nên bạn sẽ an tâm về phần dữ liệu đang có trong
các phân vùng đó. Đặc biệt nó chạy rất ổn định. (Bản thân tôi sau khi thử phân chia bằng PM
8.05 trên đĩa Hirent Boot V9.9 không được, đều bị báo lỗi, khi dùng chương trình này thấy rất
OK.
Sau khi tải phần mềm về các bạn tiến hành cài đặt như 1 chương trình bình thường
khác trên Windows. (Còn nếu các bạn sử dụng đĩa HrBootCD thì không cần cài đặt làm
gì, chỉ cần cho đĩa vào ổ CD, restart PC và tìm đến Acronic Dick director suite- Enter.)
3
Hướng dẫn điều chỉnh lại các phân vùng không mất dữ liệu- Hà Huy Thành
Cài đặt xong nó sẽ yêu cầu Restart:
Khởi động lại máy để thực hiện thay đổi.
4
Hướng dẫn điều chỉnh lại các phân vùng không mất dữ liệu- Hà Huy Thành
Khi chạy chương trình sẽ có 2 Mode làm việc cho bạn chọn lựa là Automatic Mode hoặc
Manual Mode, bạn nên lựa chọn Mode Automatic:
Đây là khung giao diện làm việc đầu tiên của chương trình :
5
Hướng dẫn điều chỉnh lại các phân vùng không mất dữ liệu- Hà Huy Thành
Lấy ví dụ với ổ cứng của tôi có 5 phân vùng : C là ổ Vista, H là ổ chạy MAC OSX, các ổ L, O
là các ổ dữ liệu...., và đặc biệt nên chú ý tới ổ Recovery--- đây chính là phân vùng Recover
của PC, các bạn không nên "đụng chạm" tới phân vùng này!
1. Cách phân chia ổ cứng:
Với 1 số loại laptop khi mua về chỉ có mặc định duy nhất 1 ổ C, điều này thực sự là rất
bất tiện khi 1 ổ vừa chứa dữ liệu và vừa chạy Win. Bạn có thể phân chia nhỏ ổ C ra làm các
phân vùng khác nữa để chứa dữ liệu.
Nhìn vào mấy cửa sổ làm việc bên trái của chương trình bạn thấy cửa sổ
Wizards,trong phần Wizards này lại có các phần nhỏ như : Create Partitions (tạo các phân
vùng), Increase Free space(tăng thêm dung lượng các phân vùng), Copy Partition,Recover
Partitions (recover các phân vùng)
Để phân chia thêm các phân vùng bạn chọn Create Partitions,tiếp đến chọn phân vùng mà
mình muốn phân chia thêm thành các phân vùng con khác - trong trường hợp này là phân
vùng C(Vista):
Nhấn Next để tiếp tục,bạn sẽ thấy 1 khung hiện ra cho biết giá trị tối thiểu và giá trị tối đa của
dung lượng phân vùng mới này, bạn hãy điều chỉnh bằng cách di chuyển thanh trượt hay
điền vào ô Partition Size giá trị dung lượng của phân vùng mà bạn muốn :
6
Hướng dẫn điều chỉnh lại các phân vùng không mất dữ liệu- Hà Huy Thành
Next tiếp---- cửa sổ Partition Type hiện ra, bạn hãy chọn loại định dạng cho phân vùng này.
Ở đây có 3 loại định dạng:
Active: cho phân vùng khởi động mặc định của HDH hiện tại.
Primary: cho các phân vùng khởi động của các HDH khác nhau.
Logical: cho các phân vùng để chứa dữ liệu.
Nếu bạn muốn tạo thêm phân vùng để cài thêm 1 HDH khác thì nên chọn loại là Primary,
nếu đơn giản phân vùng đó chỉ để chứa dữ liệu thì bạn nên chọn là Logical.
7
Hướng dẫn điều chỉnh lại các phân vùng không mất dữ liệu- Hà Huy Thành
Next---- cửa sổ File System hiện ra, bạn hãy chọn loại định dạng cho phân vùng mới: NTFS,
FAT,FAT 32.... hay các định dạng khác.
Next--- cửa sổ Driver Letter: click chọn Yes, I want to assign a.... , nếu bạn muốn đặt tên cho
phân vùng này, bạn có thể chọn các tên tuỳ ý hiện lên trong thanh trượt kéo xuống.
8
Hướng dẫn điều chỉnh lại các phân vùng không mất dữ liệu- Hà Huy Thành
Next----Partition Label: đặt nhãn(tên chính) cho phân vùng:
Next---Hard Dick driver structure : bạn sẽ thấy phân vùng mới bạn vừa tạo ra trong bản đồ
cấu trúc các phân vùng (phân vùng I)
Nhấn Finish.
9
Hướng dẫn điều chỉnh lại các phân vùng không mất dữ liệu- Hà Huy Thành
Bạn nhấn tiếp vào Menu Proceed- hình cái cờ đen trắng đang phất ở trên thanh công cụ bên
trên (ngay dưới chữ Operation) --- click vào chữ Proceed để bắt đầu.
Chương trình sẽ yêu cầu bạn Reboot để hoàn thành việc phân chia, bạn nên đóng tất cả các
cửa sổ ứng dụng của các chương trình khác lại trước khi thực hiện việc Reboot.
10
Hướng dẫn điều chỉnh lại các phân vùng không mất dữ liệu- Hà Huy Thành
Chương trình sẽ tự Reboot lại PC của bạn, sau khi Reboot sẽ vào quá trình hoàn
thành việc phân chia, quá trình này nhanh hay lâu tuỳ thuộc vào số lượng các phân vùng
mới được tạo ra, dung lượng của các phân vùng. Thanh chạy sẽ hiển thị cho bạn biết quá
trình thực hiện được bao nhiêu %.
Khi phân chia xong, PC sẽ tự Reboot lại lần nữa. Bây giờ bạn đã có thêm phân vùng
mới.
Một số vấn đề xảy ra (có thể) khi cài đặt Acronis Disk Director Suite chính là tạo Boot
Menu Selector, quá trình này đôi lúc làm cho các bạn bị hỏng MBR khởi động cho OS của
bạn. Đừng vội cài lại Windows, hãy dùng đĩa setup đó chạy repair lại là ổn.
Chú ý:
Thường thì việc phân vùng đĩa cứng chỉ làm một lần cho nên có thể sử dụng Acronisk
trên các đĩa Hiren cho tiện dụng và nhanh hơn nhiều. Trong trường hợp này khi nhấn vào
Menu Proceed- hình cái cờ đen trắng đang phất ở trên thanh công cụ bên trên (ngay dưới
chữ Operation) --- click vào chữ Proceed để bắt đầu thì quá trình phân chia sẽ diễn ra ngay,
bạn hãy chờ cho quá trình này được thực hiện xong thì khởi động lại PC.
2. Tăng dung lượng cho 1 phân vùng mà không mất dữ liệu.
Trong cửa sổ Wizards, bạn chọn Increase Free Space, cửa sổ Increase free space
Wizards hiện ra bạn hãy chọn phân vùng mà bạn muốn tăng thêm dung lượng (ở đây là
phân vùng O- Setup)
11
Hướng dẫn điều chỉnh lại các phân vùng không mất dữ liệu- Hà Huy Thành
Next--- chọn phân vùng mà bạn sẽ lấy đi dung lượng (phân vùng L- Giaitri))
Next---- Cửa sổ Partition Size hiện ra, bạn điều chỉnh thanh trượt (hoặc điền giá trị cụ thể
vào ô) để có được giá trị dung lượng bạn muốn. Ví dụ ổ O trước đây có dung lượng là 40Gb,
muốn tăng dung lượng lên 53,55Gb thì điều chỉnh thanh trượt tới giá trị là 53,55Gb.
12
Hướng dẫn điều chỉnh lại các phân vùng không mất dữ liệu- Hà Huy Thành
Next---- bản đồ cấu trúc Hard dick driver structure hiện ra, bạn thấy dung lượng của ổ O đã
tăng lên đồng thời dung lượng ổ L đã giảm đi.
Tiếp tục nhấn vào Menu Proceed như ở phần hướng dẫn bên trên- nhấn Proceed & Reboot
lại PC.
13
Hướng dẫn điều chỉnh lại các phân vùng không mất dữ liệu- Hà Huy Thành
3.Các tính năng khác :
+ Copy 1 Partition:
Cách làm tương tự như các phần bên trên: Từ cửa sổ Wizards bạn nhấn vào Menu
Copy Partition & chọn phân vùng bạn muốn Copy:
14
Hướng dẫn điều chỉnh lại các phân vùng không mất dữ liệu- Hà Huy Thành
Chọn phân vùng mà bạn sẽ lấy đi dung lượng để chứa phân vùng mới Copy này. Chú
ý bạn nên chọn phân vùng nào có dung lượng trống ít nhất cũng phải bằng dung lượng của
phân vùng được Copy. Ví dụ: nếu phân vùng bạn Copy có dung lượng 20Gb thì phân vùng
mà bạn lấy đi dung lượng cũng phải còn trống ít nhất 20Gb.
15
Hướng dẫn điều chỉnh lại các phân vùng không mất dữ liệu- Hà Huy Thành
Điều chỉnh giá trị của phân vùng vừa được copy.
Chọn loại của phân vùng (Partition Type) : Active hoặc Primary.
16
Hướng dẫn điều chỉnh lại các phân vùng không mất dữ liệu- Hà Huy Thành
Chọn định dạng của phân vùng vừa Copy
Đặt tên cho phân vùng đó.
Đặt nhãn (tên chính cho phân vùng).
17
Hướng dẫn điều chỉnh lại các phân vùng không mất dữ liệu- Hà Huy Thành
Nhấn Finish.
Tiếp tục nhấn vào Menu Proceed như ở phần hướng dẫn bên trên- nhấn Proceed &
Reboot lại PC.
+ Phục hồi lại các Partition :
18
Hướng dẫn điều chỉnh lại các phân vùng không mất dữ liệu- Hà Huy Thành
Trong Menu Wizards chọn Recover Partitions:
Các bạn chú ý là quá trình làm việc của Acronic nhanh hay chậm phụ thuộc vào số
lượng các tác vụ mà bạn chọn trong Acronic: dung lượng của ổ cứng, dung lượng của các
phân vùng tăng hay giảm... nên có thể thời gian phân chia, tăng giảm dung lượng sẽ nhanh
hay chậm (có thể tới 30'). Nhưng các bạn hãy kiên nhẫn chờ đợi cho nó chạy xong hết các
quá trình. (Nếu không kiên nhẫn mà thấy lâu quá, nhấn nút nguồn tự khởi động nóng lại....là
lĩnh đủ luôn đấy!!!).
19
Hướng dẫn điều chỉnh lại các phân vùng không mất dữ liệu- Hà Huy Thành
II/ Các vấn đề về phân chia, tăng thêm dung lượng... ổ cứng với
phần mềm Partition Magic Pro.
Chuẩn bị: 01 đĩa CD Hirent's Boot. Đặt chế độ khởi động ổ CD đầu tiên cho máy tính.
Tiến hành: Đưa đĩa CD vào ổ CD và khởi động lại máy tính chọn Start BootCD và
truy cập vào DOS thật. Tại cửa sổ lệnh bạn gõ chữ "M" và nhấn Enter để vào memu chính
trên đĩa Boot. Tại Menu điều khiển bạn chọn dòng đầu tiên Partition Tools -> Partition
Magic Pro. Sau khi đăng nhập được vào chương trình Partition Magic Pro các bạn sẽ nhìn
thấy các ổ cứng, dung lượng, tên của chúng. Lúc này bạn phải xác định:
+ Thứ nhất bạn muốn tạo thêm một ổ cứng nữa hay là chỉ muốn phân chia lại dung
lượng các ổ (phân vùng) mà thôi.
+ Nếu bạn muốn tạo thêm một phân vùng nữa thì bạn muốn lấy khoảng trống ở phân
vùng nào trên các phân vùng đã có, hay là bạn lấy ở phân vùng này một ít và phân vùng kia
một ít.
+ Phần nào các bạn có thể lấy mà phần nào các bạn không thể lấy ở trên các phân
vùng đã có dữ liệu.
Các bạn phải chú ý một chi tiết rất quan trọng ở chỗ này là khi bạn xem một phân
vùng đã có dữ liệu ở trên máy tính bằng Partition Magic Pro (PQmagic), bạn sẽ thấy phân
vùng đó có hai phần, một phần đậm, một phần nhạt màu hơn: phần đậm màu hơn là phần
đang chứa dữ liệu còn phần nhạt màu hơn là phần còn trống chưa có dữ liệu được ghi lên.
Tôi hướng dẫn các bạn thu dung lượng của một phân vùng để tạo một phân vùng mới
và thu dung lượng của một phân vùng để tăng dung lượng cho phân vùng còn lại (Tổng hợp
hai bài này lại khi các bạn tiến hành làm các bạn sẽ tự định hướng được cách chia khác theo
ý mình).
1/ Thu dung lượng của một phân vùng để tạo một phân vùng mới.
Trong bài này mình lấy dung lượng trống từ ổ C: để tạo một phân vùng mới.
+ Các bạn làm như sau: Chuột phải vào phân vùng C:\ (Tên của ổ C: được đặt trong
bài là DATA), chọn Resize/Move... một cửa sổ mới hiện ra các bạn sẽ thấy như hình bên
dưới:
20
Hướng dẫn điều chỉnh lại các phân vùng không mất dữ liệu- Hà Huy Thành
Các bạn để ý hình thứ 2, nơi có mũi tên đỏ chỉ vào. Sau khi cửa sổ Resize/Move..
hiện ra các bạn để chuột vào cái mép của bảng nơi mũi tên đỏ chỉ vào, sẽ thấy con trỏ chuột
chuyển thành mũi tên 4 chiều. Lúc này bạn nhấn chuột trái và giữ nó rồi kéo nó sang bên
trái. Nếu trên ổ C có dữ liệu thì bạn chỉ kéo chạm đến phần dữ liệu, không thể kéo thu hẹp ổ
C được nữa - Nếu bạn kéo hết đến như vậy và để như thế thì đồng nghĩa với việc dung
lượng trống của ổ C sẽ không còn).
Sau khi chia đạt được dung lượng như mong muốn các bạn chọn Ok để sang bước
tiếp theo. Tại đây các bạn sẽ thấy có thêm một phân vùng trống mới mà các bạn vừa cắt ra
từ ổ C, nó sẽ có màu sắc khác so với hai các phân vùng xung quanh, các bạn chuột phải vào
nó và chọn Create:
Tại mục Partition Type các bạn chọn kiểu ghi dữ liệu cho phân vùng này thường là
FAT32 (nếu các phân vùng còn lại của bạn để NTFS thì bạn chọn NTFS), tiếp đó ở mục
Lable (nhãn) các bạn gõ tên mà bạn muốn đặt cho phân vùng mới.
21
Hướng dẫn điều chỉnh lại các phân vùng không mất dữ liệu- Hà Huy Thành
Tiếp đến nhấn OK -> Apply rồi chọn Yes ở bước tiếp theo. Công việc tIếp đến của
bạn là chờ đợi để quá trình dịch chuyển dữ liệu và tạo phân vùng mới được tiến hành. Quá
trình này có thể diễn ra khá lâu nếu phần dữ liệu trên ổ bạn vừa tiến hành Resize có dung
lượng lớn.
Sau khi quá trình Resize thực hiện xong bạn nhấn Ok rồi Exit một cửa sổ hiện ra bảo
bạn rằng bạn cần phải khởi động lại máy tính để hoàn chỉnh quá trình, bạn nhấn OK và chờ
máy tính khởi động lại rồi xem kết quả.
2/ Thu dung lượng của một phân vùng để tăng dung lượng cho phân vùng còn
lại.
22
Hướng dẫn điều chỉnh lại các phân vùng không mất dữ liệu- Hà Huy Thành
Cái này thật ra còn đơn giản hơn bước trên. Các bạn tiến hành các bước thu hẹp
dung lượng của phân vùng còn nhiều khoảng trống lại để có một phân vùng nguyên thủy
chưa được định dạng và chưa có Lable như ở trên. Tới đây thay vì lúc trước các bạn phải
chuột phải vào vùng đó và Create rồi đặt tên và fomat nó thì các bạn Chuột phải vào Phân
vùng nằm bên cạnh nó mà các bạn muốn cộng thêm phần đó vào (Ví dụ phân vùng D)
Chuột phải vào phân vùng D, chọn Resize/Move... sau đó các bạn sẽ nhìn thấy phía
bên trái của D có phân vùng trống mà bạn vừa lấy ra từ phân vùng C, không gì đơn giản
hơn, chỉ việc dùng chuột để kéo phân vùng D sang bên trái để cộng vùng mới tạo đó vào, kết
quả sẽ giống như các hình bên dưới.
23
Hướng dẫn điều chỉnh lại các phân vùng không mất dữ liệu- Hà Huy Thành
Cuối cùng các bạn nhấn Ok
Tới đây các bạn nhấn Apply sau đó làm các thao tác và chờ đợi quá trình di chuyển dữ liệu
như trên, khởi dộng lại máy.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cac_van_de_ve_phan_chia_o_cung_6212.pdf