Tóm tắt lại, những người làm công tác xã hội hôm nay cần những điều sau đây:
(a) Một khuôn khổ thể chế thích hợp, chặt chẽ và đồng thời rộng mở. Và khuôn khổ thể
chế này không chỉ nằm trên giấy hay trong các cuộc hội nghị, mà cần được thực hiện
trong thực tế; (b) Một mạng lưới hợp tác rộng rãi giữa những tổ chức và những người làm
công tác xã hội; (c) Một chương trình quốc gia dài hạn về đào tạo công tác xã hội, đặc biệt
các hình thức đào tạo cơ bản.
7 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 303 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phúc lợi xã hội và công tác xã hội ở Việt Nam trong những năm 90, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xã hội học số 3&4 (67&68), 1999 3
phúc lợi xã hội và công tác xã hội ở việt nam
trong những năm 90∗
Bùi Thế C−ờng
Khái niệm phúc lợi xã hội
Thuật ngữ phúc lợi xã hội đã đ−ợc sử dụng từ vài chục năm qua ở Việt Nam với
những phạm vi khác nhau. Từ những năm 60, thuật ngữ này sử dụng ở miền Bắc để chỉ
những chế độ chính sách áp dụng cho cán bộ công nhân viên nhà n−ớc (chẳng hạn, quỹ
phúc lợi xã hội xí nghiệp), đây là một thực tế vẫn tồn tại đến ngày nay. Đôi khi cũng thấy
thuật ngữ "phúc lợi hợp tác xã" khi nói đến những chế độ chính sách cho xã viên các hợp
tác xã nông nghiệp, thủ công nghiệp, cũng nh− những thành viên gia đình ăn theo. Sau
này, ng−ời ta sử dụng một số thuật ngữ khác, nh− an toàn xã hội, bảo đảm xã hội, an sinh
xã hội, dịch vụ xã hội,...
Là một mảng hiện thực xã hội, phúc lợi xã hội có thể đ−ợc xem xét nh− là một hệ
thống hay một thiết chế, mà chức năng xã hội của nó là đảm bảo những nhu cầu xã hội
thiết yếu của các tầng lớp dân c− theo những điều kiện của cấu trúc xã hội. Nh− vậy, nội
dung của phúc lợi xã hội tùy thuộc vào phạm vi những nhu cầu thiết yếu xã hội, đồng thời
việc xác định những nhu cầu này do cấu trúc xã hội quy định. Thông th−ờng, phạm vi các
nhu cầu xã hội cơ bản này liên quan đến nhu cầu về l−ơng thực thực phẩm, việc làm và
phát triển nghề nghiệp, thu nhập, nhà ở, chăm sóc sức khỏe và học tập. Với chức năng
nh− vậy, phúc lợi xã hội có vai trò lớn trong việc khắc phục khác biệt xã hội, tăng c−ờng
liên kết xã hội và đảm bảo ổn định chính trị-xã hội (Harol L. Wilensky & Charles N.
Lebeaux, 1965; International Labour Conference, 1993; Manfred G. Schmidt, 1988).
Phúc lợi xã hội th−ờng đ−ợc phân tích từ bốn tiếp cận d−ới đây:
• Chính trị học phúc lợi xã hội (khía cạnh quyền lực và chính sách).
• Kinh tế học phúc lợi xã hội (khía cạnh kết quả và hiệu quả của phúc lợi xã hội về
mặt kinh tế và tài chính).
• Xã hội học phúc lợi xã hội (nghĩa hẹp: khía cạnh nhân khẩu, xã hội và văn hóa
của các nhóm xã hội tham gia vào hệ thống phúc lợi xã hội).
• Quản lý phúc lợi xã hội (khía cạnh quản lý, tổ chức và hành chính).
Để kết nối bốn tiếp cận này cần có một tiếp cận chung (xã hội học phúc lợi xã hội hiểu
∗ Bài viết trong khuôn khổ đề tài cấp Bộ năm 2000 của Viện Xã hội học “Phúc lợi xã hội Việt Nam: hiện trạng và xu
h−ớng” (VNSW 2000).
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Phúc lợi xã hội và công tác xã hội ở Việt Nam trong những năm 90 4
theo nghĩa rộng). Giống nh− việc nghiên cứu mọi hệ thống xã hội, ph−ơng thức hay là cái
cách thức tổng quát mà hệ thống này thực hiện chức năng xã hội của nó là một điểm quan
trọng của nghiên cứu, vì nó đem lại chìa khóa để hiểu sự vận hành cụ thể của hệ thống.
Đổi mới và phúc lợi xã hội
Trong những năm 90, xã hội Việt Nam thay đổi mạnh mẽ về cấu trúc xã hội và
văn hóa, do quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung còn mang nặng
tính nông nghiệp sang nền kinh tế thị tr−ờng có sự quản lý của nhà n−ớc theo định h−ớng
xã hội chủ nghĩa.
Ba thiết chế trụ cột trong một nhà n−ớc hiện đại là chính trị, kinh tế và phúc lợi xã
hội. Hệ thống phúc lợi xã hội có vai trò thiết yếu vì nó nhằm đảm bảo các nhu cầu xã hội cơ
bản của các tầng lớp dân c− và hình thành nên những quan hệ xã hội. Với chức năng nh−
vậy, phúc lợi xã hội có tác động lớn trong việc giảm khác biệt xã hội và tăng c−ờng liên kết xã
hội (International Labour Conference, 1993).
Kinh nghiệm những năm đầu Đổi Mới cho thấy, trong những năm 1988-1993 việc
duy trì ở mức cao ngân sách nhà n−ớc dành cho phúc lợi xã hội đã góp phần vào việc
chuyển đổi thành công nền kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang thị tr−ờng
trong giai đoạn đầu tiên của nó (The World Bank, 1995). Kinh nghiệm gần đây chỉ ra
rằng hệ thống phúc lợi xã hội sẽ tiếp tục có vai trò ngày càng tăng khi tiến trình Đổi Mới
đi vào chiều sâu.
Ch−ơng trình nghị sự lĩnh vực phúc lợi xã hội của nhà n−ớc đang đặt ra một loạt
những vấn đề bức xúc cần có những giải pháp vừa cơ bản vừa cấp bách. Chẳng hạn, cuộc Điều
tra hộ gia đình đa mục tiêu do Tổng cục thống kê tiến hành trong thời kỳ 1994-1997 cho thấy
khoảng cách chênh lệch giàu nghèo không thu hẹp mà đang tăng lên. Năm 1994, mức chênh
lệch giữa 20% hộ giàu nhất và 20% hộ nghèo nhất là 6,5 lần. Mức chênh lệch này là 7,3 lần
vào năm 1996. 20% hộ giàu nhất chiếm 47%, trong khi 20% hộ nghèo nhất chỉ chiếm có 6,4%
tổng thu nhập năm 1996 (Tổng cục thống kê, 1998).1 Trong khi mức chi phúc lợi xã hội là khá
lớn, việc phân tích cơ cấu chi xã hội do Ngân hàng Thế giới tiến hành đi đến nhận xét chính
sách xã hội của Việt Nam ch−a thật sự cho ng−ời nghèo (non pro-poor. The World Bank,
1995; Ngân hàng thế giới, 1999; David Preston, 1999).
Nghiên cứu phúc lợi xã hội
Trong 15 năm Đổi Mới, cùng với sự bùng nổ của nghiên cứu khoa học xã hội, đã có
nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến hệ thống phúc lợi xã hội.
ở cấp quốc gia, trong thời kỳ 1991-1995 đã có Ch−ơng trình nghiên cứu quốc gia KX-
04 về hệ thống chính sách xã hội và quản lý xã hội.
Một phần đáng kể trong các mối quan tâm của các cơ quan hợp tác quốc tế đa ph−ơng
và song ph−ơng (UNDP, UNICEF, Ngân hàng Thế giới, các NGO quốc tế,...) là phúc lợi xã
hội. Do đó, trong khu vực này đã tiến hành nghiên cứu và công bố hàng loạt những công trình
liên quan đến các vấn đề nghèo khổ, bảo đảm xã hội, các nhóm xã hội thiệt thòi, v.v...
Nhiều công trình và báo cáo về các khía cạnh khác nhau của phúc lợi xã hội đã đ−ợc
tiến hành bởi các cơ quan nhà n−ớc có chức năng trong lĩnh vực này nh− Quốc hội, Bộ Y tế,
Bộ Giáo dục, Bộ Lao động, Th−ơng binh và Xã hội, ủy ban Bảo vệ và Chăm sóc Trẻ em, ủy
1 Số liệu cuộc Khảo sát mức sống dân c− Việt Nam 1998 cũng đ−a ra những chỉ số t−ơng tự (Tổng cục thống kê, 1999).
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn
Bùi Thế C−ờng 5
ban Dân tộc Miền núi, ủy ban Dân số và Kế hoạch hóa Gia đình,...
Hiện nay đã chín muồi một nhu cầu hệ thống hóa lại khối l−ợng tài liệu phong
phú đã tích lũy đ−ợc trong thời kỳ Đổi mới, trên cơ sở một lý thuyết nhất định về phúc lợi
xã hội, nhằm đ−a ra những kiến nghị và giải pháp cho việc định hình một hệ thống phúc
lợi xã hội mới.
Sơ đồ 1: Ba mô hình phúc lợi xã hội ở Việt Nam
Mô hình
Thiết chế
Đặc điểm
Phúc lợi xã hội truyền
thống
• Gia đình
• Gia đình mở rộng, họ
hàng
• Cộng đồng (hàng xóm,
làng xã, các hiệp hội,
tổ chức tôn giáo, v.v...)
• Nhà n−ớc
• Phúc lợi xã hội làng xã: gia đình và gia đình mở
rộng đóng vai trò đầu tiên, nh−ng dòng họ và
các thiết chế cộng đồng có vai trò rất quan
trọng.
• Nhà n−ớc đ−a ra khuôn khổ luật pháp và các
điều chỉnh đối với phúc lợi xã hội làng xã.
Phúc lợi xã hội dựa
trên nền kinh tế kế
hoạch hóa xã hội
chủ nghĩa
(từ cuối những năm
1950 ở miền Bắc và
từ cuối những năm
1970 trên cả n−ớc
đến cuối những năm
1980)
• Nhà n−ớc
• Cơ quan/xí nghiệp nhà
n−ớc
• Hợp tác xã
• Đoàn thể quần chúng
• Cộng đồng
• Tổ chức quốc tế
• Bảo đảm xã hội toàn dân thông qua việc gắn
ng−ời dân vào hệ thống phúc lợi xã hội khu
vực nhà n−ớc và tập thể.
• Phát triển bảo hiểm xã hội cho ng−ời lao động
trong khu vực nhà n−ớc và một hệ thống bảo
đảm xã hội cho khu vực tập thể, đặc biệt ở
nông thôn.
• Nhấn mạnh vào kế hoạch hóa và quản lý của
nhà n−ớc trung −ơng đối với phúc lợi xã hội.
Phúc lợi xã hội dựa
trên nền kinh tế thị
tr−ờng định h−ớng xã
hội chủ nghĩa
(từ cuối những năm
1980 đến nay)
• Nhà n−ớc
• Tổ chức kinh
doanh/đơn vị cơ quan
nhà n−ớc và không nhà
n−ớc
• Đoàn thể quần chúng
• Gia đình
• Cộng đồng
• Xã hội dân sự
• Cá nhân
• Tổ chức quốc tế
• Nhà n−ớc đóng vai trò nòng cốt, đồng thời thu
hút và phát huy sự tham gia của mọi thành
phần, lĩnh vực vào phúc lợi xã hội.
• Thừa nhận và nâng cao vai trò của khu vực t−
nhân.
• Tăng c−ờng vai trò của nhà n−ớc địa ph−ơng.
• Đề cao vai trò của hộ gia đình.
• Mở rộng bảo đảm xã hội và bảo hiểm xã hội
cho toàn dân, cho mọi khu vực xã hội.
• Tăng c−ờng tự chủ kinh tế và hành chính cho
các tổ chức bảo hiểm xã hội nhà n−ớc.
• Mở rộng giúp đỡ quốc tế.
Nguồn: Bui The Cuong, Truong Si Anh, Daniel Goodkind, John Knodel and Jed Friedman. Vietnamese Elderly Amidst
Transformations in Social Welfare Policy. PSC Reports. 1999
Ba mô hình phúc lợi xã hội
Sơ đồ 1 mô tả ba kiểu phúc lợi xã hội mà Việt Nam đã và đang trải qua. Tôi tạm
gọi ba kiểu này là phúc lợi xã hội truyền thống, phúc lợi xã hội của nền kinh tế xã hội chủ
nghĩa kế hoạch hóa tập trung và phúc lợi xã hội của nền kinh tế thị tr−ờng định h−ớng xã
hội chủ nghĩa. Cột 2 trình bày những thiết chế (tác viên) cơ bản tham gia vào việc vận
hành hệ thống phúc lợi xã hội. Cột 3 thể hiện những đặc điểm (nguyên tắc) vận hành
chính của mỗi hệ thống.
Ba kiểu phúc lợi xã hội nêu trên tr−ớc hết là các mô hình đ−ợc trừu t−ợng hóa từ thực
tế. Về mặt lịch sử, chúng lần l−ợt thay thế nhau theo thời gian. Tuy nhiên, thực tế hiện nay
là sự pha trộn, kết hợp theo những cách thức khác nhau của cả ba kiểu phúc lợi xã hội đó.
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Phúc lợi xã hội và công tác xã hội ở Việt Nam trong những năm 90 6
Hiện trạng phúc lợi xã hội
Dựa trên những quan sát và nghiên cứu trong thời gian qua, d−ới đây tôi thử đ−a ra
15 nhận xét có tính chất nh− là những giả thuyết liên quan đến hiện trạng của phúc lợi xã
hội n−ớc ta trong những năm 90. Các giả thuyết này cần đ−ợc kiểm chứng bởi những nghiên
cứu thực nghiệm thích hợp.
1. Thực tế phúc lợi xã hội hiện đại ở Việt Nam thời gian qua đã trải qua ba mô hình
phúc lợi xã hội đ−ợc mô tả trong sơ đồ 1. Quá trình này không dẫn đến việc thay thế nhau
hoàn toàn, mà mô hình ở giai đoạn tr−ớc còn bảo l−u nhiều đặc điểm trong giai đoạn sau, dẫn
đến một sự kết hợp, pha trộn của cả ba mô hình trong thời điểm hiện nay. Kiểu quá độ trên
đã giúp cho nhà n−ớc và xã hội Việt Nam trải qua (khắc phục) một cách thành công nhiều
biến cố (khó khăn) lịch sử nh− chiến tranh, khủng hoảng, cấm vận, chuyển đổi mô hình kinh
tế-xã hội. Nh−ng bên cạnh đó, chính kiểu quá độ này cũng tạo ra những khó khăn và thách
thức rất lớn mà hệ thống phúc lợi xã hội đang phải đ−ơng đầu.
Liên quan đến những giả thuyết trên, nổi lên một thực trạng là còn thiếu những công
trình nghiên cứu phúc lợi xã hội cơ bản nhằm phân tích lĩnh vực này từ góc độ lý thuyết để
xác định kiểu hệ thống phúc lợi xã hội hiện nay ở n−ớc ta, cũng nh− góp phần định hình lại
hệ thống này trên một cơ sở lý thuyết nhất định.
2. Những năm 1990 đ−ợc đánh dấu nh− là một thời kỳ phát triển nhanh chóng khuôn
khổ pháp lý và chính sách cho lĩnh vực phúc lợi xã hội dựa trên thị tr−ờng định h−ớng xã hội
chủ nghĩa.
3. Phúc lợi xã hội là một lĩnh vực đ−ợc nhà n−ớc quan tâm đầu t− cao so với nhiều
n−ớc có trình độ kinh tế t−ơng tự, song kết quả và hiệu quả đầu t− còn là một vấn đề bức xúc.
Đặc biệt khía cạnh kinh tế học phúc lợi xã hội rất bị xem nhẹ.
4. Đang nổi lên những trở ngại căn bản trong một số thành tố cơ bản của hệ thống
phúc lợi xã hội, tr−ớc hết trong bảo hiểm xã hội, phúc lợi xã hội trong y tế, và phúc lợi xã hội
trong giáo dục. Một điểm chung của những trở ngại này là nhiều mặt trong hệ thống phúc lợi
xã hội đã thị tr−ờng hóa mà thiếu một khung khổ quản lý chính thức có hiệu quả. Điều này
thể hiện rõ trong lĩnh vực phúc lợi xã hội y tế và giáo dục.
5. Phúc lợi xã hội dân sự (không phải truyền thống) đã phát triển mạnh, nh−ng
khung khổ thể chế và quản lý cho khu vực này còn đi chậm hơn sự phát triển của nó khiến
cho không giải phóng đ−ợc mọi tiềm năng của khu vực này.
6. Phúc lợi xã hội trong khu vực sản xuất kinh doanh (nhà n−ớc và phi nhà n−ớc) ch−a
đ−ợc cấu trúc lại một cách căn bản, dẫn đến một mặt còn thiếu nhiều chính sách phúc lợi cần
thiết, mặt khác nhiều chính sách phúc lợi gây cản trở cho tăng tr−ởng và hiệu quả kinh tế. Vấn
đề thất nghiệp, thất nghiệp trá hình, thừa nhân công trong các tổ chức, năng suất lao động thấp,
thiếu các chế độ bảo vệ xã hội cho ng−ời làm công,... là những ví dụ nổi bật.
7. Còn thiếu những chính sách phúc lợi xã hội có hệ thống cho một số lĩnh vực quan
trọng, chẳng hạn phúc lợi xã hội trong hệ thống t− pháp (tòa án, nhà tù, nhà giáo d−ỡng, nhà
tập trung,...).
8. Đa dạng hóa phúc lợi xã hội theo tất cả mọi nghĩa (khu vực, vùng, ph−ơng cách,...)
đã mở rộng nhanh chóng trong những năm 1990, đáp ứng đ−ợc nhu cầu phúc lợi xã hội ngày
càng cao của dân c−. Nh−ng nó cũng đặt ra nhiều thách thức cho công tác quản lý phúc lợi xã
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn
Bùi Thế C−ờng 7
hội nhà n−ớc. Công tác quản lý này đang đi rất chậm so với nhu cầu.
9. Đang diễn ra quá trình phi tập trung hóa hệ thống quản lý phúc lợi xã hội. Tuy
nhiên quá trình này còn thiếu những khung khổ thể chế, chính sách và quản lý có hiệu quả.
10. Nghiên cứu và đào tạo cán bộ phúc lợi xã hội (bao gồm cán bộ công tác xã hội và
ng−ời làm chính sách xã hội) đã đ−ợc thúc đẩy trong những năm 1990. Tuy nhiên, tình trạng
nghiên cứu và đào tạo còn rất lỗi thời về mặt lý thuyết, ph−ơng pháp và kỹ thuật. Mặc dù đã
xuất hiện trong thực tế, song vẫn còn thiếu một sự nhân rộng đối với hình mẫu nhà nghiên
cứu phúc lợi xã hội chuyên nghiệp cũng nh− ng−ời cán bộ phúc lợi xã hội hiện đại. Còn rất ít
những giáo trình tốt, những công trình nghiên cứu cơ bản về phúc lợi xã hội.
Truyền thống công tác xã hội đa dạng
Trong bài này tôi hiểu công tác xã hội là làm việc với lĩnh vực phúc lợi xã hội hiểu
theo nghĩa rộng. Công tác xã hội Việt Nam hiện nay bao gồm nhiều nguồn gốc hợp thành,
nh−: truyền thống giúp đỡ lẫn nhau đ−ợc quy định trong hệ thống gia đình và thân tộc, trong
nền văn hóa làng; các giá trị và chuẩn mực của Nho giáo, Phật giáo và Thiên chúa giáo; công
tác xã hội trong hệ thống nhà n−ớc xã hội chủ nghĩa; công tác xã hội theo mô hình của các
n−ớc công nghiệp phát triển.
Đổi Mới mở ra một thời kỳ cho công tác xã hội với những thách thức và cơ hội mới.
Nảy sinh những vấn đề xã hội từ lâu ch−a đ−ợc biết đến với những quy mô nh− ngày nay.
Hình thành khuôn khổ thể chế mới cho hoạt động công tác xã hội, nh− việc xuất hiện những
chủ thể công tác xã hội mới (chẳng hạn, khu vực công tác xã hội ngoài nhà n−ớc), phân bố lại
cấu trúc các vai trò công tác xã hội. Xuất hiện những tiếp cận, nguyên lý và ph−ơng pháp
công tác xã hội mới. Thực tế chuyển đổi hiện nay ở Việt Nam có lẽ là một trong những không
gian thử nghiệm lý thú nhất cho công tác xã hội với tính cách là một chính trị, một khoa học,
một nghệ thuật.
Đóng góp vừa qua của công tác xã hội
Công tác xã hội đã có đóng góp nh− thế nào trong quá trình chuyển đổi vừa qua? Cho
đến nay, ch−a có một công trình nghiên cứu nào đánh giá một cách hệ thống để có cơ sở khoa
học cho câu trả lời. Nh−ng hàng loạt những nghiên cứu l−ợng giá đối với các ch−ơng trình hay
dự án cụ thể đã vẽ nên một bức tranh với nhiều điểm sáng, có thể tóm tắt nh− sau:
1. Chính sách nhà n−ớc coi trọng lĩnh vực xã hội đã dẫn đến việc phát triển một loạt
các ch−ơng trình xã hội lớn ở các cấp hành chính khác nhau. Điều này tác động một cách
quyết định đến việc cải thiện hoàn cảnh xã hội cho đông đảo quần chúng ở mọi vùng đất n−ớc
cũng nh− cho những nhóm xã hội chịu thiệt thòi. Bằng chứng rõ rệt là mức nghèo khổ đã
giảm từ khoảng một nửa số hộ gia đình xuống còn 30-35% trong thời kỳ 1993-1998, dựa trên
số liệu hai cuộc khảo sát mức sống dân c−. Hầu nh− không có n−ớc nào trên thế giới đạt đ−ợc
mức độ và tốc độ giảm nghèo thành công nh− vậy trong thập niên 90.
2. Các đoàn thể quần chúng, vốn đ−ợc nhà n−ớc hỗ trợ mạnh mẽ và có hệ thống tổ
chức từ trung −ơng đến cơ sở, lại có bề dày kinh nghiệm công tác quần chúng, đã có nhiều cố
gắng nhằm khắc phục nh−ợc điểm, đổi mới ph−ơng thức hoạt động của mình thích hợp với
tình hình mới.
3. Khuôn khổ chính sách do Đổi Mới đem lại đã tạo nên một lĩnh vực hoạt động
công tác xã hội phong phú mới, bên cạnh các cơ quan và đoàn thể chính thức. Đó là hoạt
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Phúc lợi xã hội và công tác xã hội ở Việt Nam trong những năm 90 8
động của các tổ chức công tác xã hội đ−ợc thành lập bởi những ng−ời tình nguyện, nh− các
tổ chức giúp đỡ trẻ em, ng−ời già, ng−ời khuyết tật, ng−ời có công với n−ớc, v.v...
4. Với chính sách mở cửa, giúp đỡ quốc tế đạt tới một giai đoạn mới. Hàng trăm tổ
chức quốc tế đã tiến hành những ch−ơng trình công tác xã hội nhằm giúp đỡ nhà n−ớc và
nhân dân ta phát triển. Qua việc cùng tham gia vào các ch−ơng trình giúp đỡ quốc tế này,
nhiều cán bộ chúng ta có dịp làm quen với những ph−ơng pháp công tác xã hội mới mà kinh
nghiệm thế giới đã đúc kết.
Những tồn tại trong công tác xã hội
Phần trên, mới chỉ nói đến mặt tích cực của công tác xã hội. Để suy nghĩ cho giai đoạn
tới, cần trở lại với những vấn đề đang tồn tại. Trong hiểu biết của mình, tôi thấy có 5 điểm
cần chú ý:
1. Ch−a có sự t−ơng xứng giữa đầu t− của nhà n−ớc và xã hội cho các ch−ơng trình
công tác xã hội với kết quả thu đ−ợc. Nhiều đồng tiền đ−a vào lĩnh vực xã hội còn bị kém hiệu
quả, vì ba điều căn bản: (a) Nó không đến đầy đủ với ng−ời cần đ−ợc giúp đỡ, (b) Không phải
mọi lúc mọi nơi nó đều đ−ợc giao cho những ng−ời có năng lục nhất, có thẩm quyền nhất
trong những ng−ời có chức năng làm công việc giúp đỡ, (c) Nó không đ−ợc giám sát tốt.
Tôi cho rằng đây là điều đáng lo ngại. Khi đang ốm nặng, bạn có mong đ−ợc điều trị
bởi những ng−ời thầy thuốc xuất sắc nhất không? Khi ng−ời thân của bạn đang ốm đau, mà
bạn thì có quyền, có khả năng, bạn có tìm cách cử ng−ời thầy thuốc giỏi nhất đến không? Và
với đồng tiền bạn chắt chiu, bạn có muốn mua đ−ợc thứ thuốc tốt nhất không, mua đ−ợc dịch
vụ chất l−ợng nhất không? Câu trả lời là hiển nhiên. Vậy tại sao trong lĩnh vực của chúng ta
hiện nay, lĩnh vực có thể ví nh− là “chữa bệnh cho xã hội”, không phải lúc nào những ng−ời
công tác xã hội giỏi nhất cũng đ−ợc lựa chọn cho những công việc xã hội quan trọng nhất, liên
quan đến sức khỏe xã hội của đất n−ớc, của ng−ời dân? Và không phải lúc nào ng−ời dân cũng
nhận đ−ợc thuốc thật, ch−a nói đến thuốc có chất l−ợng cao nhất. Ví dụ về điều này có thể tìm
thấy hàng ngày trên báo chí.
2. Các cơ quan nhà n−ớc và đoàn thể quần chúng đã có nhiều nỗ lực để khắc phục lối
hoạt động công tác xã hội theo kiểu quan liêu hành chính xơ cứng tr−ớc kia, nhằm thích ứng
với tình hình mới. Tuy nhiên, những nỗ lực này vẫn còn xa mới t−ơng xứng với yêu cầu. Và
cho dù hệ thống này có thể đạt đ−ợc “công suất” cao nhất, thì bản thân nó cũng không đủ khả
năng đảm đ−ơng toàn bộ quy mô các vấn đề xã hội to lớn và phức tạp hiện nay. Cần mở rộng
hơn nữa lĩnh vực những tổ chức và những ng−ời làm công tác xã hội.
Vào năm 1994, trong bài viết “Nghiên cứu thực nghiệm chính sách xã hội”, tôi nêu lên
nhận xét: cho đến nay, ch−a có một khuôn khổ pháp lý đầy đủ và có hệ thống cho hoạt động
công tác xã hội. Ngay cả khi đã có một khuôn khổ pháp lý đúng đắn, thì cũng cần thay đổi rất
nhiều về mặt thái độ và ứng xử trong thực tế đối với khu vực công tác xã hội ngoài nhà n−ớc,
để tạo ra một môi tr−ờng thuận lợi cho hoạt động của khu vực này. Vẫn còn tồn tại sự phân
biệt đối xử giữa những tổ chức và cán bộ công tác xã hội “chính thống” nhà n−ớc với ngoài nhà
n−ớc, giữa các nhà công tác xã hội “n−ớc ngoài” (có nhiều tiền) với các nhà công tác xã hội
trong n−ớc. Điều nói trên cách đây sáu năm hình nh− vẫn còn đúng cho đến ngày hôm nay.
3. Dĩ nhiên, thực tế hoạt động công tác xã hội cũng đã tạo nên một mạng l−ới các
quan hệ công việc, hiểu biết và trao đổi thông tin giữa các tổ chức và những ng−ời làm công
tác xã hội. Tuy nhiên, có thể nói rằng cho đến nay đây mới chỉ là một mạng l−ới tự phát, bó
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn
Bùi Thế C−ờng 9
hẹp. Đã đến lúc cần xây dựng mạng l−ới rộng lớn hơn nữa, mang tính tổ chức hơn, có khả
năng đem lại nhiều điều bổ ích hơn cho công tác xã hội.
4. Những ng−ời làm công tác xã hội chuyên nghiệp ở n−ớc ta hiện nay rất đông đảo.
Và cũng giống nh− trên thế giới, họ là lực l−ợng nòng cốt trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, một
trong những nh−ợc điểm căn bản là họ còn ch−a đ−ợc trang bị một cách có hệ thống kiến thức
và kỹ năng công tác xã hội hiện đại, và nếu có đ−ợc trang bị rồi thì khi trở về thực tế họ cũng
không hoặc không có khả năng sử dụng, do có quá nhiều trở ngại về mặt thiết chế và tổ chức.
T−ơng đ−ơng với quy mô to lớn của lĩnh vực công tác xã hội, chúng ta cũng đã có một
tập hợp không nhỏ các cơ sở đào tạo về công tác xã hội hay có liên quan mật thiết đến đào tạo
công tác xã hội. Tuy nhiên, ở phần lớn các cơ sở này, chất l−ợng đào tạo còn rất yếu, cách
giảng dạy cũ kỹ so với sự phát triển chung của công tác xã hội hiện đại trên thế giới. Nguyên
nhân do thiếu nhân lực tốt và do công tác tổ chức kém, đặc biệt là công tác tổ chức ở cấp
trung mô. Điều thứ hai là nguyên nhân chủ chốt. Tôi cho rằng nếu đ−ợc tập hợp, chúng ta
chắc chắn có đ−ợc một đội ngũ cán bộ giảng dạy công tác xã hội cho cấp đại học mà trình độ
t−ơng đ−ơng với khu vực.
5. Tóm tắt lại, những ng−ời làm công tác xã hội hôm nay cần những điều sau đây:
(a) Một khuôn khổ thể chế thích hợp, chặt chẽ và đồng thời rộng mở. Và khuôn khổ thể
chế này không chỉ nằm trên giấy hay trong các cuộc hội nghị, mà cần đ−ợc thực hiện
trong thực tế; (b) Một mạng l−ới hợp tác rộng rãi giữa những tổ chức và những ng−ời làm
công tác xã hội; (c) Một ch−ơng trình quốc gia dài hạn về đào tạo công tác xã hội, đặc biệt
các hình thức đào tạo cơ bản.
tài liệu tham khảo
1. Bui The Cuong, Truong Si Anh, Daniel Goodkind, John Knodel and Jed Friedman. Vietnamese
Elderly Admist Transformations in Social Welfare Policy. PSC Reports. 1999.
2. Bùi Thế C−ờng. Nghiên cứu thực nghiệm chính sách xã hội. Trong: T−ơng Lai (Chủ biên). Xã hội
học từ nhiều h−ớng tiếp cận. Hà Nội, 1994.
3. David Preston. Social Safety Nets in Viet Nam. International Labour Organisation. October, 1999.
4. Harol L. Wilensky & Charles N. Lebeaux. Industrial Society and Social Welfare. The Free Press.
New York, 1965.
5. International Labour Conference, 80th Session. Social Insurance and Social Protection. Report of
the Director-General (Part I). Geneva, 1993.
6. Manfred G. Schmidt. Sozialpolitik. Historische Entwicklung and Internationaler Vergleich. Leske
+ Budrich. Opladen, 1988.
7. Ngân hàng thế giới, Hội nghị nhóm t− vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam, 14-15/12/1999. Báo cáo
phát triển của Việt Nam năm 2000: tấn công nghèo đói.
8. Paul E. Weinberger. Perspectives on Social Welfare: An Introductory Anthology. Macmillan
Publishing Co., Inc. New York, 1974.
9. Tổng cục thống kê. Điều tra hộ gia đình đa mục tiêu. Hà Nội, 1998.
10. Tổng cục thống kê/VIE/95/043. Điều tra mức sống dân c− Việt Nam 1997-1998. Hà Nội, 8/1999.
11. The World Bank. Viet Nam: Poverty and Assessment. Washington D.C. 1995.
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phuc_loi_xa_hoi_va_cong_tac_xa_hoi_o_viet_nam_trong_nhung_na.pdf