Phục hồi mật khẩu Windows khi hữu sự
Nếu chính chủ nhân của chiếc máy tính quên mất mật khẩu tài khoản (Account password) đăng nhập máy tính mà không có account dự phòng (Backup account) thì sao?
Có rất nhiều cách để phục hồi lại các account bị mất password nhưng khá rắc rối phức tạp và đòi hỏi phải có một số kiến thức chuyên môn nhất định.Xin giới thiệu một cách xử lý rất đơn giản và nhanh chóng mà bất cứ ai cũng có thể làm được.
2 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2038 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phục hồi mật khẩu Windows khi hữu sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nếu chính chủ nhân của chiếc máy tính quên mất mật khẩu tài khoản (Account
password) đăng nhập máy tính mà không có account dự phòng (Backup account) thì
sao?
Có rất nhiều cách để phục hồi lại các account bị mất password nhưng khá rắc rối phức
tạp và đòi hỏi phải có một số kiến thức chuyên môn nhất định.Xin giới thiệu một cách
xử lý rất đơn giản và nhanh chóng mà bất cứ ai cũng có thể làm được.
Công cụ duy nhất ta cần là một đĩa Hiren’s BootCD phiên bản mới nhất có thể mua ở bất
cứ cửa hàng phần mềm nào. Trước tiên, vào BIOS thiết lập cho máy tính bị mất
Password khởi động bằng đĩa Hiren’s BootCD, chọn trình đơn “9. Next…” rồi Enter để
chuyển sang các trình đơn tiếp theo rồi chọn “4. Password & Registry Tool…” Enter
Chọn “1. Active Password Changer 3.0 (NT/2000/XP/2003)” Enter. Chương trình Active
Password Changer 3.0 sẽ được giải nén và khởi động để bắt vô hiệu hóa password của
Windows.
Đầu tiên ta chọn ổ đĩa đã cài đặt Windows bằng phím số “1” (Choose Logical Drive),
chương trình sẽ dò tìm các đĩa cứng có trong máy tính và trình bày dưới dạng danh
sách.
Chọn đĩa cứng đã cài đặt Windows bằng phím số từ “0” đến “9” tương ứng với danh
sách hiển trị trên màn hình, chương trình sẽ dò tìm tập tin SAM chứa các thông tin về
account người dùng của Windows trong đĩa cứng và màn hình sẽ hiện lên đường dẫn
nơi tìm thấy tập tin này.
Tiếp tục Enter với file SAM tương ứng, Active Password Changer 3.0 sẽ giải mã tập tin
này và hiển thị lên tất cả các account tìm thấy với số thứ tự đại diện màu vàng trong cột
“No” đầu dòng.
Bạn có thể vô hiệu hóa password của bất kỳ account nào để đăng nhập hệ thống nhưng
tốt nhất nên chọn administrator ở vị trí số “0” vì đây là account có quyền cao nhất. Nếu
không tìm thấy administrator thì bạn cũng đừng lo lắng vì account này có thể được đổi
sang một cái tên khác để tránh sự xâm nhập của Hacker, lúc này bạn nên tìm sang các
account khác để sử dụng, chú ý các tên Admin, Root. Ở đây ta nhập số “0” Enter để
chọn administrator, các thông tin về account đã chọn sẽ hiện ra.
Bây giờ tìm đến dòng “Clear this User’s Password” được in màu vàng và chắc chắn rằng
dòng này đã được đánh dấu “X” để chương trình xóa password của account này, sau đó
nhấn phím “Y”. Sau khi password đã được xóa, bạn sẽ nhìn thấy dòng chữ thông báo
“User’s attributes has been successfully changed. (Press any key…)” thông báo thành
công. Nhấn phím “Esc” 4 lần để thoát khỏi chương trình và khởi động lại máy tính vào
Windows.
Bây giờ bạn đã có thể đăng nhập máy tính bằng Administrator và để trống ô password
với quyền quản trị cao nhất. Nếu bạn không thể thực hiện các tác vụ hệ thống do
account administrator không được cấp quyền thì cứ bình tĩnh, đơn giản vì đây là một
account quản trị hệ thống giả mạo (Fake account) để đánh lừa Hacker mà thôi, tiếp tục
vô hiệu hóa mật khẩu của các account khác đến khi nào bạn không bị giới hạn quyền hệ
thống nữa thì thôi. Chúc bạn thành công để không bị đáng mất toàn bộ dữ liệu quan
trọng bởi tính hay quên password của chính mình.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phục hồi mật khẩu WINDOWS khi hữu sự.pdf