ðịch bình định bằng sức mạnh tổng hợp nhưng chúng đều phải bắt đầu từ
bạo lực quân sựvà phải luôn duy trì bạo lực ấy. Ta đánh phá bình định bằng sức
mạnh tổng hợp và trước hết đánh thẳng vào những công cụbạo lực của các
chương trình bình định, đánh thẳng vào mục tiêu hàng đầu của chính sách này là
an ninh lãnh thổ. Cuộc “chiến tranh lãnh thổ” gồm nhiều mục tiêu chương trình
đã hoàn toàn phải phụthuộc vào vấn đề căn bản là an ninh, từ đó tác động trực
tiếp và từnhiều phía đến các mục tiêu chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội.
58 trang |
Chia sẻ: phanlang | Lượt xem: 1997 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phong trào chống phá bình định nông thôn ở Nam Bộ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (giai đoạn 1969 – 1972), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của chúng không lấy gì làm khả quan. Năm
1970, ñịch ñánh giá có 27 trong số 44 tỉnh ở miền Nam mức an ninh không ñảm
bảo. Giữa năm 1971 chúng lại thấy có 13 trong số 43 tỉnh an ninh kém (trong ñó
Nam Bộ là các tỉnh Hậu Nghĩa, Kiến Hoà, Vĩnh Bình, Chương Thiện, An
Xuyên), số có an ninh thì sau khi kiểm tra chỉ có 18 có an ninh thật sự, tỉnh Bình
ðịnh ñược coi là “tủ kính” an ninh lại chính là tỉnh chót (kém an ninh) nhất.
Nguyễn Văn Thiệu nhận xét ngày 29 tháng 2 năm 1972: Bình ñịnh năm 1971ñã
không thuận lợi dễ dàng như năm 1970.
Về phía cách mạng, yêu cầu của chống phá bình ñịnh nă 1971 là phải tạo ra
ñược một thế tấn công chiến lược mới trên các chiến trường, nhất là trên chiến
trường ñồng bằng sông Cửu Long và xung quanh Sài Gòn, ñặt cơ sở ñể tiến lên
mở mảng mở vùng trong buớc tiếp theo.
Hoạt ñộng bung ra sản xuất, trở về ruộng vườn cũ ñến cuối năm 1971 ñã
trở thành phổ biến ở tất cả các ñịa phương với hàng chục vạn dân, hàng ngàn gia
ñình phá hàng rào khu ấp chiến lược, về chốn cũ cất chòi và tự do ñi lại làm ăn.
Hoạt ñộng chống khủng bố gom dân, cào nhà ủi phá ñịa hình cũng diễn ra liên
tục ở nhiều vùng trọng ñiểm. ðấu tranh trực diện tại chỗ ñược tổ chức khá tốt,
1
Ban Thống Nhất Trung ương , Báo cáo của tổ nông thôn, vụ 3 năm 1970:Một số tài liệ, số liệu về bình ñịnh
nông thôn của ñịch và chống phá bình ñịnh giành quyền làm chủ của ta trong năm 1970.
nhiều nơi ở Trà Vinh, Mỹ Tho, Bến Tre quần chúng ñấu tranh trực diện còn kéo
lên cả thị xã, thị trấn. Trong năm 1971, ta cũng phát ñộng tuyên truyền giáo dục
53.785 người và 1.457 quần chúng làm công tác binh vận, tuyên truyền giáo dục
3.942 binh sĩ nguỵ, làm rã 13.702 tên, kết hợp nội ứng diệt 50 ñồng tua (ở Phân
khu 1, Phân khu 23 và T3), trung lập 2.232 ñồn tua khác (ở T2 và T3), phát
ñộng tám ñồn tua khởi nghĩa (T3), thu 828 súng các loại, phá rã và giải tán
20.795 phòng vệ dân sự, tước 595 súng, xây dựng thêm nhiều cơ sở trong lòng
ñịch, phân hoá cô lập nhiều ñồn bót ñịch.
Trong khi ñó, lực lượng vũ trang ba thứ quân cũng ñẩy mạnh hoạt ñộng
xoay quanh nhiệm vụ trung tâm là chống phá bình ñịnh. Cả năm 1971, ta ñã
ñánh loại 134.055 tên ñịch, trong ñó du kích diệt 49.591 tên, bắt giáo dục 6.243
tề ñiệp. Bộ ñội và du kích các ñịa phương phối hợp bao vây 1.700 ñồn bót, diệt
5 chi khu và 456 ñồn tua, bức rút 130 ñồn tua khác, thu 7.278 súng các loại, phá
huỷ nhiều phương tiện chiến tranh, làm cho hệ thống kìm kẹp của ñịch ở các ñịa
phương không thể dựa vào lực lượng chiếm ñóng ñể hoành hành như trước ñược
nữa.
Về chuyển ấp và giành quyền làm chủ cho nhân dân, ñến cuối năm 1971, ta
ñã chuyển 1960 ấp lên giành quyền làm chủ ở nhiều mức ñộ khác nhau. So với
năm 1970, số ấp giải phóng và tranh chấp mạnh có sụt ñi nhưng tiêu chuẩn
lượng giá ấp năm 1971 có chất lượng thực tế hơn.
Về xây dựng thực lực, các ñịa phương Nam Bộ ñã tích cực kết hợp giữa tấn
công ñịch với nhiệm vụ xây dựng lực lượng. Trong năm 1971 ta ñã phát triển
thêm 5.633 du kích các loại, 38 xã ñội, 53 ấp ñội, nâng tổng số du kích lên
31.946 người.(1)
So với năm 1970 số lượng này có sụt ñi 11,9 phần trăm nhưng chất lượng
ñược nâng lên káh rõ khi ngày càng có nhiều ñội du kích hoạt ñộng rất có hiệu
quả về tiêu diệt tiêu hao ñịch và thu vũ khí. Lực lượng ðảng ñoàn và các tổ chức
quần chúng ñược củng cố và phát triển thêm 1915 ðảng viên (có 117 ðảng viên
không lộ), 2225 ñoàn viên (có 187 ñoàn viên không lộ), 5342 hội viên nông hội,
2104 nòng cốt, 623 an ninh cơ sở.(2)
So với yêu cầu thì việc phát triển thực lực nói chung, du kích ở xã ấp nói
riêng trong năm 1971 còn rất thấp và chậm. Nhưng cùng với những thắng lợi
quân sự trên chiến trường ba nước ðông Dương và sự phát triển của phong trào
chính trị ở ñô thị, hoạt ñộng chống phá bình ñịnh ở Nam Bộ ñến năm 1971 ñã
từng bước khắc phục dần những khó khăn và yếu kém của mình, ñể phát triển
phù hợp với tình hình thực tế ở chiến trường, tạo ra một thế chiến lược mới cho
nông thôn. ðó là việc quần chúng các ñịa phương ñang ñẩy mạnh ñoàn kết nổi
1
Quân giải phóng miền Nam, ðề cương kết luận hội nghị trao ñổi kinh nghiệm ñánh phá bình ñịnh lấn chiếm
(tháng 6 năm 1974).
2
Quân giải phóng miền Nam, Báo cáo phong trào du kích chiến tranh nhân dân và chống phá bình ñịnh năm
1971 (ngày 6 tháng 4 năm 1972).
dậy phá bộ máy khó khăn, muốn “ñổi ñời” chứ không thể sống mãi với chính
quyền Mỹ, nguỵ. Quần chúng ñang bung ra sản xuất, trở về ruộng vườn cũ; lực
lượng chính trị và vũ trang tại chỗ ñã và ñang bám chắc trở lại các xã ấp, củng
cố xây dựng thực lực cách mạng; ñặc biệt lực lượng vũ trang ñã và ñang có
những hoạt ñộng tác chiến ñúng hướng, nhằm ñúng ñối tượng ñể tiêu diệt là bọn
ñầu sỏ ác ôn và các ñơn vị cơ ñộng hỗ trợ bình ñịnh; công tác binh vận cũng
ngày càng có hiệu quả trong việc phân hoá tề, nắm phòng vệ dân sự, trung lập
hoá lực lượng ñồn bót, bộ máy tề và lực lượng khó khăn của ñịch ở xã ấp ngày
càng kém hiệu lực, xộc xệch và lỏng rã ra, kể cả trong vùng yếu và vùng ven,
lực lượng của quần chúng còn dày ñặc; vùng tranh chấp ñang chuyển vùng,
chuyển nhanh lên làm chủ với nhiều mức ñộ khác nhau. Ở vùng căn cứ giải
phóng dù bị ñánh phá ác liệt, nhưng các lực lượng cách mạng vẫn chiến ñấu
chống ñịch càn quét ñánh phá; ñịch bị nhiều thiệt hại, mức ñộ hoạt ñộng của
chúng năm 1971 giảm ñi, sa sút cả về tinh thần lẫn quân số…
Như vậy, sau hơn ba năm giành giật quyết liệt giữa ñịch và ta ở mặt trận
nông thôn Nam Bộ, cho ñến cuối năm 1971, cuộc chống phá bình ñịnh ñã giành
ñược những thắng lợi bước ñầu là:
− Diệt một bộ phận sinh lực ñịch gồm cả lực lượng khó khăn ở cơ sỏ, lực
lượng hỗ trợ bình ñịnh, mở rộng ñược diện diệt ác, bao vây ñồn bót, làm tan rã
một phần phòng vệ dân sự của ñịch.
− Phát triển thêm nhiều cơ sở chính trị cả trong vùng yếu, vùng trắng, cả về
số lượng, chất lượng, từ ñó ta ñã chuyển dần thế tấn công ở nhiều nơi, củng cố
vững chắc hơn ñịa bàn ñứng chân, bước ñầu phá ñược thế chia cắt chiến trường.
Nhìn chung là quần chúng ñấu tranh chính trị phát triển lan rộng, cả thành
thị, và nông thôn lực lượng vũ trang ñã ñược ñiều chỉnh lại theo hướng tăng
cường cho cơ sở và dần dần bám chắc vào nhiệm vụ trung tâm chống phá bình
ñịnh; lãnh ñạo các cấp ñã bám sát chiến trường, chỉ ñạo ngày càng sâu sát cụ thể
hơn. Như kiểm ñiểm của Trung ương Cục ngày 20 tháng 11 năm 1971, “trên
mặt trận nông thôn ta và ñịch còn giành giật quyết liệt nhưng ta ñã vượt qua giai
ñoạn khó khăn nhất và hiện nay ta chặn ñịch lại ñược, có nơi ñã ñẩy lùi chúng
một mức, nói chung ta ñang tạo ra những ñiều kiện rất cơ bản cần ñược tiếp tục
củng cố phát triển một cách khẩn trương và vững chắc ñể kịp thời chuyển sang
bước 2 ñánh phá bình ñịnh.(1)
Tuy vậy, những khuyết nhược ñiểm của phong trào cũng rất lớn và cần
ñược khắc phục. Cụ thể là: việc quán triệt tư tưởng tấn công chưa cao, chưa bám
sát và chưa mạnh bạo phát ñộng quần chúng, phát triển thực lực cách mạng ở cơ
sở còn chậm và yếu, lực lượng vũ trang ñịa phương chưa ñược củng cố ñều cả
về số và chất lượng, chưa phát huy hết chức năng của mình trong vai trò ñòn xeo
chống phá bình ñịnh…
1
Trung ương Cục miền Nam. Chỉ thị số 13/CT71 ngày 20 tháng 11 năm 1971: Nắm vững thời cơ thuận lợi mới
khẩn trương hoàn thành bước 1, kịp thời chuyển sang bước 2.
III. CHỐNG PHÁ BÌNH ðỊNH Ở NAM BỘ TỪ SAU XUÂN HÈ 1972
ðẾN TRƯỚC KHI HIỆP ðỊNH PARIS ðƯỢC KÝ KẾT.
1. Mỹ, ngụy tiếp tục bình ñịnh với những cố gắng cao nhất, nhưng
chúng bị bất ngờ trước cuộc Tiến công chiến lược xuân hè 1972 của ta.
Trong những năm từ cuối 1968 ñến ñầu 1971, các chương trình bình ñịnh
ñược triển khai ồ ạt ñã giúp cho Mỹ, nguỵ giải quyết ñược một số khó khăn lớn.
Chúng tạo ra ñược sức mạnh cho quân nguỵ, tạo ñược một vùng “an toàn” và
khai thác ñược nhân tài vật lực ở ñó ñể nuôi chiến tranh. Về hình thức trên chiến
trường, Mỹ ñã dần phi Mỹ hoá cuộc chiến tranh xâm lược, chuyển giao cho
nguỵ quân nguỵ quyền Sài Gòn tiếp tục kéo dài chiến tranh dưới sự tiếp sức,
viện trợ của Mỹ. Bình ñịnh của ñịch trong những năm ñầu Việt Nam hoá chiến
tranh nhằm vào vùng nông thôn chiến lược của ta ñể tập trung ñánh phá ác liệt,
phối hợp chặt chẽ cả quân sự, chính trị, kinh tế, chiến tranh tâm lý, chiến tranh
gián ñiệp; yêu cầu chúng ñặt ra có tính toán ñến khả năng thực thi và có lãnh
ñạo chỉ huy thống nhất. ðặc biệt là từ khi chuyển sang thực hiện chương trình
“Cộng ñồng tự vệ, cộng ñồng phát triển ñịa phương 1971”, ñịch ñã lấn chiếm
ñược trên diện rộng ở nông thôn, kềm ñược dân, tăng cường ñược lực lượng cơ
ñộng ứng cứu, hình thành thế phòng thủ liên hoàn có kết hợp chặt chẽ giữa hệ
thống căn cứ, cứ ñiểm, khu dồn dân, ấp chiến lược với mạng lưới ñồn bót dày
ñặc, có khả năng giữ thành thị, căn cứ và giao thông chiến lược và ra sức giành
dân với ta.
ðịch còn quân ñông, nhất là lực lượng ñịa phương, có phân công, phân
nhiệm rõ ràng, hoả lực mạnh, cơ ñộng phản ứng nhanh, thông tin liên lạc tốt;
chúng củng có hệ thống phòng thủ tương ñối vững chắc với nhiều tuyến ngăn
chặn ta, ñồng thời chúng vẫn còn giữ ñược hệ thống kềm kẹp tận cơ sở, khống
chế ñược dân, ñôn ñược quân, bắt ñược lính; hơn nữa nguỵ còn tiếp tục ñược
Mỹ chi viện nên tiềm lực mọi mặt của chúng còn ñược duy trì cùng với những
âm mưu thủ ñoạn ngày càng thâm hiểm. Tuy nhiên, việc Mỹ tiếp tục phải rút
quân trong khi nguỵ vừa mạnh lên chưa ñược củng cố, lại ñang bị căng mỏng ra
ñể chiến giữ bình ñịnh. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội miền Nam sau mấy
năm chiến tranh trong chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh của Mỹ, không phải
không có những mâu thuẫn, phức tạp khó giải quyết.
Chính trên bối cảnh tình hình trên ñây ñịch ñã thiết lập kế hoạch tứ niên
nhan ñề là “Kế hoạch cộng ñồng tự vệ. cộng ñồng phát triển ñịa phương 1972 –
1975” (kế hoạch tứ niên), ban hành và bắt ñầu thực hiện từ 1 tháng 2 năm 1972.
Kế hoạch tứ niên vẫn nhằm các nỗ lực vào ba mục tiêu như năm 1971 là: tự
phòng, tự quản và tự túc phát triển; tức là củng cố, mở rộng các vùng an ninh,
kiện toàn cơ cấu hạ tầng cơ sở của chế ñộ nguỵ, cải tiến về hành chính ñịa
phương, phát triển kinh tế - xã hội tiến tới tự túc tự cường. Theo kế hoạch dài
hạn này và ñể bắt ñầu triển khai ngay trong năm 1972, ba mục tiêu trên ñều có
những nội dung căn bản thiết yếu và những chương trình với các chỉ tiêu cụ thể:
− Mục tiêu tự phòng nhằm “thực hiện một tình trạng tốt ñẹp tại xã, ấp,
phường, khóm ñể từ ñó phát triển tất cả các chương trình ñịa phương cũng như
quốc gia. Mọi hình thức phá hoại, lũng ñoạn, khuynh ñảo của cộng sản phải
ñược loại trừ”. Mục tiêu này ñược triển khai thành sáu chương trình: an ninh
lãnh thổ, nhân dân tự vệ, cảnh sát quốc gia, bảo vệ dân chúng chống khủng bố,
bảo vệ hành chánh, chiêu hồi.
− Mục tiêu tự quản nhằm “kiện toàn các tổ chức chính quyền dân cử tại hạ
tầng và cải tiến liên tục nền hành chánh ñịa phương trong bốn năm tới, ñể có khả
năng tự quản trong các lĩnh vực hành chánh, kinh tế và tài chánh. Công cuộc tự
quản các ñịa phương phải ñược quảng bá sâu rộng trong dân chúng ñể toàn dân
có thể trực tiếp kiểm soát và hỗ trợ ñắc lực nhằm mang lại tiến bộ và thịnh
vượng chung”. Có năm chương trình của mục tiêu này gồm: Hành chánh ñịa
phương, Tăng thu hoa lợi ñịa phương, Tổ chứ nhân dân, Thanh niên, Thông tin
ñại chúng.
− Mục tiêu tự túc phát triển dựa trên kết quả của hai mục tiêu trên, là mục
tiêu của hai mục tiêu trên ñây. Chủ trương kế hoạch là “các nỗ lực phát triển
kinh tế, xã hội và tiện ích công cộng phải ñược ñặt nặng và thúc ñẩy mạnh mẽ
hơn tại ñịa phương ñể yểm trợ hữu hiệu công cuộc phát triển quốc gia”. Vì vậy
ñịa phương phải thực hiện 14 chương trình là: kinh tế, Tài Chánh, Phát triển
nông – lâm – ngư mục, Tín dụng nông thôn, Phát triển nhân lực, Cải cách ñiền
ñịa, Y tế, Giáo dục, Xã hội, Cựu chiến binh, Công chánh, Giao thông bưu ñiện,
Tự túc phát triển xã, Tự túc phát triển ðô – Tỉnh – Thị.(1)
Ngoài ra trong kế hoạch tứ niên, ñịch còn ñề ra những chương trình ñặc
biệt gồm nhiều nội dung: phát triển thị tứ, bài trừ tệ ñoan xã hội, cải cách thủ tục
hành chính, phát triển sắc tộc. Như vậy so sánh với kế hoạch cộng ñồng năm
1971, kế hoạch tứ niên có mở rộng hơn về quy mô và tham vọng.
Thực hiện kế hoạch tứ niên, ñịch tiếp tục triển khai hệ thống tổ chức chỉ
ñạo và tiến hành bình ñịnh như ñã có. ðặc biệt trong năm 1972, chúng cố gắng
tăng cường hiệu lực hoạt ñộng của các lực lượng kìm kẹp ở cơ sở, sát nhập tổ
chức Phượng hoàng vào cảnh sát quốc gia, ñẩy mạnh hơn bao giờ hết các
chương trình tổ chức nhân dân…
Mặt khác, trên chiến trường ba nước ðông Dương từ xuân hè 1970 ñến
xuân hè 1971, chính sách Việt Nam hóa chiến tranh và ðông Dương hóa chiến
tranh của Mỹ ñã bị các lực lượng cách mạng của ba nước Việt Nam, Lào,
Campuchia phối hợp giáng cho những ñòn ñích ñáng. Thế và lực về quân sự của
Mỹ ở miền Nam sau cuộc phản công cuối cùng Lam Sơn 719 ra ñường 9 – Nam
Lào có sự thay ñổi lớn theo hướng rút về phòng ngự. Chương trình bình ñịnh
của ñịch ñã bắt ñầu bị ñẩy lùi từng bước ở một số nơi, nhất là tại các trọng ñiểm
như ñồng bằng sông Cửu Long, ven ñô thị Sài Gòn và miền ðông Nam Bộ. So
1
Theo tài liệu Công cuộc bình ñịnh và phát triển tại Việt Nam Cộng hoà, Sài Gòn 1972.
sánh với năm 1970, số ấp ñịch kiểm soát năm 1971 giảm 2.000 ấp, có tới 70
phần trăm trong số 117 xã ñược kiểm tra là có cơ sở cách mạng ñang hoạt
ñộng.(1)
Thế ñứng chân của lực lượng vũ trang ta ở nông thôn ñồng bằng bước ñầu
ñược khôi phục, có những chuyển biến về so sánh lực lượng nông thôn theo
hướng có lợi cho cách mạng.
Cuối năm 1971, trong chỉ thị 13/CT71, Trung ương Cục ñã phân tích rằng,
âm mưu thủ ñoạn của ñịch hiện nay còn rất ngoan cố xảo quyệt, nhưng chúng
ñang ñứng trước khó khăn mâu thuẫn lớn không thể giải quyết ñược, do ñó ta
cần phải ñẩy mạnh chống phá bình ñịnh “khẩn trương hoàn thành bước 1 ñể
chuyển sang bước 2, phối hợp với ñấu tranh ngoại giao nhằn ñánh cho ngụy
quân ngụy quyền suy sụp một bước nghiêm trọng, ñánh bại về cơ bản chính sách
Việt Nam hóa chiến tranh”.
Chỉ thị 01/CT72 ñánh giá thắng lợi của chống phá bình ñịnh năm 1971 ñã
nhận ñịnh: “Chẳng những ta ñã vượt qua ñược những thử thách lớn nhất mà còn
làm chính sách Việt Nam hóa liên tiếp bị những thất bại nghiêm trọng, tạo ra
ñược thế mới, lực lượng mới ngày càng thuận lợi… So sánh lực lượng giữa ta và
ñịch ñã có bước chuyển biến lớn. Thời cơ thất bại của ñịch và thắng lợi của ta ñã
rõ. Tình hình ñã chín muồi ñể ta chuyển phong trào lên một bước phát triển nhảy
vọt, phát ñộng toàn ðảng, toàn quân toàn dân ta xốc tới, ñánh bại về cơ bản
chính sách Việt Nam hóa chiến tranh, giành thắng lợi lớn nhất”.
Yêu cầu của ta lúc này là khẩn trương hoàn thành bước 1, kịp thời chuyển
sang bước 2, ñẩy mạnh tấn công và nổi dậy ñồng loạt ñánh bại về cơ bản bình
ñịnh của ñịch. Cụ thể là: phải giành lại phần lớn dân vùng giải phóng cũ và vùng
làm chủ mạnh trước ñây ở ñồng bằng sông Cửu Long và một số khu vực ở miền
ðông, giành tới ñâu giữ tới ñó và xây dựng củng cố lực lượng; ñưa lên thế làm
chủ nhiều mức ñộ và tranh chấp mạnh ñại bộ phận vùng yếu nông thôn còn lại,
vùng ven ñô thị phải triệt ñể tranh thủ khả năng hợp pháp và dựa vào thế phía
sau ñể phát triển thế lực tại chỗ; khôi phục, củng cố, xây dựng các căn cứ ñịa
cho toàn miền và cho từng khu, tỉnh… Trong ñó “Nội dung cốt tủy nhất là trong
bước hai phải tiến tới làm cho tương quan ta – ñịch ở nông thôn nói chung thay
ñổi về cơ bản, cả thế và lực, ñặc biệt là một số khu vực quan trọng của ñồng
bằng. Mỗi vùng, mỗi ñịa phương, mỗi xã ấp từ mạnh nhất ñến yếu nhất ñều phải
nỗ lực giành thắng lợi cao nhất, phù hợp với tương quan cụ thể của mình và với
sự phát triển của tình hình chung”.
Từ tháng 5 năm 1971, Bộ Chính trị Trung ương ðảng ñã họp ñề ra chủ
trương: “kịp thời nắm lấy thời cơ lớn, trên cơ sở phương châm chiến lược ñánh
lâu dài, ñẩy mạnh tiến công quân sự, chính trị và ngoại giao, phát triển thế tấn
công chiến lược mới trên toàn chiến trường miền Nam… giành thắng lợi quyết
1
Lịch sử ðảng Cộng sản Việt Nam (1954 – 1975), tập 2, Viện nghiên cứu Chủ nghĩa Mác – Lênin và Tư tưởng
Hồ Chí Minh, nxb Chính trị Quốc gia, H.1995, Tr.513.
ñịnh trong năm 1972”. Sau ñó trong hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần
thứ 20 (ñầu năm 1972), ðảng ta ñã quyết tâm giáng cho ñịch ba ñòn chiến lược:
ñòn chiến lược của bộ ñội chủ lực trên những chiến trường có lợi; ñòn chiến
lược tiến công và nổi dậy ở vùng nông thôn ñồng bằng; ñòn ñấu tranh cách
mạng của quần chúng ở các ñô thị. Ngày 31 tháng 3 năm 1972 cuộc tiến công
chiến lược xuân hè 1972 của ta ở miền Nam bắt ñầu. Lực lượng vũ trang Quân
giải phóng dùng lối ñánh phối hợp binh chủng hiện ñại, tiến công mãnh liệt vào
các vị trí có ý nghĩa chiến lược của ñịch chọc thủng hệ thống phòng thủ vòng
ngoài của chúng ở các chiến trường Trị Thiên, Khu V, Tây Nguyên và miền
ðông Nam Bộ.
Tại Nam Bộ, phối hợp với tiến công của bộ ñội chủ lực ở rừng núi quân
dân ta ở ñồng bằng cũng mở cuộc tấn công và nổi dậy chống phá bình ñịnh nông
thôn. Tại ñây, ta sử dụng lực lượng ba mũi giáp công, kết hợp chặt chẽ hoạt
ñộng của lực lượng vũ trang quần chúng, với tiến công quân sự của lực lượng vũ
trang Khu, tỉnh, huyện, diệt ác, phá bộ máy kìm kẹp, gỡ ñồn, nhổ bót, giành
quyền làm chủ cho nhân dân. Báo cáo kết quả ñánh phá bình ñịnh trong hai
tháng 4-5 năm 1972 của Bộ chỉ huy Miền cho biết, ở nông thôn ta ñã mở ra thế
và lực mới, làm thay ñổi nhanh chóng tương quan ta - ñịch từ cơ sở, lực lượng
vũ trang ba thứ quân ñã ñánh 2.842 trận, diệt và làm tan rã 53.878 tên ñịch các
loại, giải phóng 46 xã (hai huyện); miền ðông giải phóng hoàn toàn 29 xã, ñưa
tổng số dân vùng giải phóng ở miền ðông lên 101.430 người, miền Tây giải
phóng hoàn toàn 17 xã, 317 ấp, ñưa tổng số dân vùng giải phóng ở ñây lên
206.746 người; ta cũng chuyển lên thế làm chủ ở 733 ấp với 732.673 dân, phát
ñộng quần chúng 357.987 lượt người, tổ chức nổi dậy cho 240.922 lượt người
khác, ñưa ñi ñấu tranh trực diện 25.758 lượt người, trong ñó có hàng ngàn lượt
người nhà gia ñình binh sĩ ngụy; giáo dục chính sách 10 ñiểm binh vận cho
27.252 lượt người; binh vận làm cho 6.422 binh sĩ ñịch ñào rã ngũ và 21 vụ binh
biến… Quá trình ấy ta phát triển thêm 2.637 du kích (có 543 người từ phòng vệ
dân sự), xây dựng thêm 2.188 lực lượng chính trị các loại, 41.835 cơ sở quần
chúng các loại, 8 lõm chính trị, 26 chi bộ, 5 chi ñoàn…(1)
Phong trào du kích chiến tranh chống phá bình ñịnh, theo phương châm ba
mũi giáp công trong cuộc tiến công nổi dậy 1972, thực sự là hình thức phát triển
phổ biến nhất ở nông thôn Nam Bộ lúc này. Lực lượng du kích ở xã ấp ñẩy
mạnh hoạt ñộng vũ trang và trở thành nòng cốt cho phong trào quần chúng nổi
dậy. Trong sáu tháng ñầu năm 1972, du kích ñộc lập tác chiến ñánh 898 trận,
diệt 3.191 tên ñịch (riêng du kích mật ñánh 74 trận diệt 250 tên), du kích phối
hợp tác chiến ñánh 394 trận, loại khỏi vòng chiến ñấu 13.130 tên, các lực lượng
vũ trang ñịa phương bao vây 1.827 ñồn bót, diệt và bức hàng bức rút 714 ñồn
1
Theo báo cáo của quân giải phóng miền Nam:ðề cương khái quát kết quả ñánh phá bình ñịnh tháng 4-5 năm
1972
bót, trong ñó chủ yếu là bị bức rút, bức hàng (550/714 ñồn bót). Tương quan lực
lượng giữa ta và ñịch ở xã ấp bắt ñầu chuyển biến có lợi cho ta.(1)
ðánh giá kết quả ñợt tấn công Xuân hè trên mặt trận chống phá bình ñịnh,
tại Hội nghị mở rộng tháng 7 năm 1972, Trung ương Cục ghi nhận: “Ta ñã tiêu
diệt và ñánh thiệt hại nặng gần 1/5 số ñơn vị d, c và tương ñương lực lượng ñịa
phương ñịch, diệt khoảng 5 phần trăm số b dân vệ, gỡ khoảng 1/8 số ñồn bót,
giải phóng hoàn toàn trên 40 vạn dân, hai huyện, gần 50 xã và trên 400 ấp,
chuyển lên thế làm chủ và nâng thế tranh chấp thêm gần 1.000 ấp, khoảng 1
triệu dân. Ta chưa mở ra ñược những vùng giải phóng toàn huyện ở những vùng
ñông dân cư, nhưng phần lớn các ñịa phương ñều mở ñược những mảng và lõm
giải phóng ở các trọng ñiểm, trong ñó có những mảng quan trọng như vùng ven
biển An Biên, vùng ruột U Minh, vùng ruột bốn tỉnh Hậu Giang, vùng trung tâm
ðồng Tháp ở ñồng bằng, vùng ñường 14 – Trung Hòa bắc Gia Kiệm, một số
lõm phía Tây bắc Sài Gòn (thuộc Tây Ninh, ðức Hòa, Long An), vùng ñường số
2 và 23 ở Bà Rịa, Long Khánh…, qua ñó ñã làm cho hình thái chiến trường ở
ñồng bằng cũng như miền ðông có một sự thay ñổi rất thuận lợi cho ta; nhìn
chung ta ñã khôi phục ñược một bước thế nối liền tuyến ngoài với tuyến giữa,
tạo ra những bàn ñạp mới ñể phát triển thế tiến công áp sát vào các vùng ñông
dân, bao vây các ñô thị, kể cả Sài Gòn”. Hiện ñang tồn tại hai khả năng:
a) Nếu Việt Nam hóa chiến tranh tiếp tục bị ñánh bại thêm một bước trên
chiến trường, thì ñịch có thể kết thúc chiến tranh nhằm phục vụ cho cuộc tranh
cử của Nixon.
b) Ngược lại, nếu Việt Nam hóa chiến tranh chưa có nguy cơ ñổ vỡ lớn
hơn, Mỹ tiếp tục tìm ñược biện pháp khắc phục khó khăn trong nước ñể Nixon
thắng cử thì chiến tranh còn tồn tại.
Như vậy, ta phải tranh thủ khả năng thứ nhất ñể ñi ñến giải pháp chính trị,
ñồng thời chủ ñộng, sẵn sàng ñánh thắng ñịch trong trường hợp chiến tranh tiếp
tục.
2. Chiến dịch tấn công tổng hợp chống phá bình ñịnh nông thôn ở Nam
Bộ sau Xuân–Hè 1972
ðể ñối phó với tấn công Xuân – hè của ta, Mỹ, ngụy ñã có nhiều thủ ñoạn
mới rất ngoan cố và xảo quyệt. Chúng chia các tỉnh miền Nam ra ba loại ñể áp
dụng những kế hoạch ñối phó cụ thể:
a) Tỉnh có chiến cuộc nặng – loại I (Quảng Trị, Kon Tum, Bình ðịnh, Bình
Long) sẽ có những kế hoạch ñặc biệt ñể chống ñỡ và khôi phục bình ñịnh với
nhân sự, cán bộ và phương tiện ñặc biệt.
1
Nguồn: Quân giải phóng miền Nam, Số liệu hoạt ñộng ba mũi ñánh phá bình ñịnh của phong trào du kích
chiến tranh tháng 4-5-6 năm 1972.
b) Tỉnh có chiến cuộc trung bình – loại II (12 tỉnh, trong ñó có chín tỉnh
thuộc quân khu III và quân khu IV) sẽ ñược tập trung yểm trợ và kiên quyết
phục hồi an ninh hòng tiếp tục bình ñịnh.
c) Tỉnh, thị có chiến cuộc nhẹ - loại III (32 tỉnh, thị còn lại, trong ñó có 19
tỉnh, thị thuộc quân khu III và quân khu IV) cũng có thêm nhiều biện pháp
phòng thủ và tăng cường bình ñịnh.
Huấn thị “Hướng dẫn ñặc biệt” của Trần Thiện Khiêm, thủ tướng kiêm chủ
tịch hội ñồng bình ñịnh phát triển trung ương của ngụy ngày 5 tháng 5 năm
1972, ñã ñưa ra những biện pháp cấp thiết:
- Tỉnh loại I, phải sử dụng tối ña lực lượng lãnh thổ phối hợp lực lượng chủ
lực ñể chiến ñấu chống trả, ñồng thời sẵn sàng rút bỏ khi cần thiết, nhưng sau ñó
quyết tâm tấn công bình ñịnh trở lại.
- Tỉnh loại II, cũng phải sử dụng lực lượng lãnh thổ và lực lượng chủ lực ñể
giữ và phòng thủ, phải tập trung tiêu diệt lực lượng hạ tầng cơ sở cách mạng,
tăng cường công tác phòng vệ dân sự và các kế hoạch lôi kéo tổ chức dân chúng.
- Tỉnh loại III, dù còn an ninh cũng phải liên tục hành quân càn quét, tiêu
diệt tối ña lực lượng cách mạng, tăng cường phòng thủ xã, ấp…
ðịch dự kiến trong vòng từ một ñến ba tháng kể từ tháng 5 năm 1972 phải
phục hồi ñược công cuộc bình ñịnh phát triển tại các ñịa phương. Mục tiêu là
phục hồi mức ñộ an ninh cần thiết, tái lập chính quyền xã ấp, cứu trợ và ñịnh cư
các thành phần gọi là “nạn nhân chiến cuộc” ñể tranh thủ dân chúng, phục hồi
tinh thần cho ngụy quân ngụy quyền.
Trước tình hình ñịch còn ngoan cố, nhưng diễn biến chiến trường có nhiều
bất lợi cho chúng, ta nêu cao quyết tâm giành thắng lợi quyết ñịnh, tạo cơ sở tiến
lên giành thắng lợi hoàn toàn. Nhiệm vụ trung tâm cấp bách của ta lúc này là
ñẩy mạnh cuộc tấn công, tranh thủ thời cơ thuận lợi giành thắng lợi cao nhất. Ở
Nam Bộ, ta ñề ra yêu cầu trước mắt: “Phải ñưa cuộc tấn công nổi dậy ñánh phá
bình ñịnh nông thôn chuyển lên một bước mới, tao cho ñược một cục diện mới
có lợi rõ rệt cho ta ở ñồng bằng sông Cửu Long, ñồng thời ñẩy mạnh ngọn ñòn
của chủ lực trên chiến trường miền ðông, nhằm tiếp tục tiêu diệt một bộ phận
quan trọng sinh lực ñịch, và hỗ trợ, phối hợp với lực lượng ñịa phương, mở rộng
vùng nông thôn các phân khu, tăng cường uy hiếp Sài Gòn hơn nữa; kết hợp với
mặt trận chống phá bình ñịnh nông thôn và mặt trận chủ lực, phải ra sức tăng
cường chỉ ñạo Sài Gòn và các ñô thị, ñể trước mắt làm chuyển biến phong trào
một bước, và ráo riết chuyển bị cho bước phát triển cao của Sài Gòn và các ñô
thị khi có tình thế mới”(1)
Trong chỉ ñạo, ta ñặc biệt chú trọng ñồng bằng sông Cửu Long, gồm cả T2
và T3 (Khu 8 và Khu 9), trong ñó T2 có vị trí quan trọng ñối với việc cắt ñứt Sài
1
Trung ương Cục miền Nam, Báo cáo trong hội nghị Trung ương Cục mở rộng ñầu năm 1972: phát huy thắng
lợi to lớn của xuân hè, tranh thủ thời cơ nỗ lực cao ñộ làm chuyển biến cục diện…
Gòn với miền Tây, cùng với các phân khu hình thành thế bao vây Sài Gòn , vì
thế cần tập trung lực lượng ñể thực hiện ý ñồ giải phóng dân, chiếm lĩnh cho
ñược ñịa bàn này. Về phương thức, ta ñặc biệt nhấn mạnh ñến chiến dịch Tấn
công tổng hợp, nhằm ñảm bảo tạo ra ñược một ñòn xeo vũ trang thực sự có hiệu
quả, kết hợp với một cuộc nổi dậy thực sự của quần chúng và cao trào binh vận.
Trong ñiện số 425 ngày 8 tháng 6 năm 1972 gửi các chiến trường, Quân ủy
Trung ương cũng ñã nhắc nhở “Cần mở những chiến dịch tổng hợp, với những
lực lượng quân sự mạnh, với một loạt cuộc chiến ñấu với nhiều hình thức, thì
mới phá vỡ ñược kế hoạch bình ñịnh của ñịch”.
Thực hiện sự chỉ ñạo trên ñây, ngay từ tháng 6 năm 1972, ta tăng cường
một bộ phận chủ lực Miền về ñồng bằng, trước hết là T2 (Khu 8) ñể cùng các
lực lượng Khu và tỉnh ở ñây mở chiến dịch tấn công tổng hợp.
Ở Khu 8, ngay từ ñầu Xuân – Hè 1972, Khu và các tỉnh ñã thống nhất hình
thành các hướng chiến dịch, gồm nhiều hướng theo thế bố trí phối hợp:
+ Hướng thu hút tiêu diệt ñịch có kết hợp mở mảng giành dân là Kiến
Tường và vùng biên giới.
+ Hướng trọng ñiểm mở mảng giành dân là: phần lớn Mỹ Tho, Vùng 4
Kiến Tường, một phần Kiến Phong, Bến Tre.
+ Hướng căng kéo kềm chân ñịch là lộ 4, thị xã Mỹ Tho, các thị trấn.
+ Hướng phối hợp là Kiến Phong…
Mỹ Tho là trọng ñiểm của Khu 8 trong ñợt hoạt ñộng này, hoạt ñộng mở
mảng chuyển vùng ở ñây rất sôi nổi và khá thành công. Trong hai tháng 6-7 năm
1972 Mỹ Tho ñã mở ba mảng ñồng thời là:
- Mảng 1: Cai Lậy bắc – bắc Cái Bè
- Mảng 2: Vùng 20-7 nam lộ 4 (một phần Cái Bè, toàn bộ Cai Lậy nam,
một phần Châu Thành nam)
- Mảng 3: Một phần Cai Lậy bắc và Châu Thành bắc từ lộ 12 ñến kinh
Nguyễn Tấn Thành.
Tại mảng 3, tỉnh chọn “ñiểm” vây bức là các ñồn bót thuộc các xã Mỹ
Phước Tây, Mỹ Hạnh Trung, Mỹ Hạnh ðông, Tân Hòa, Tân Phước; còn “diện”
là các xã ñông – tây kinh Nguyễn Tấn Thành, ven lộ 4, lộ 12. ðêm 6 tháng 4
năm 1972, Mỹ Tho cùng toàn Khu và cả miền ñồng bằng bước vào “ðồng
khởi”. ðến giữa tháng 8 năm 1972 kết thúc chiến dịch, ở Mảng 3, lực lượng vũ
trang Khu, tỉnh, huyện, xã phối hợp ñánh 854 trận, diệt và bắt sống 6.850 tên
ñịch, làm rã ngũ 500 tên khác, bắn chìm sáu tàu, diệt 13 xe quân sự, thu trên 200
súng và 10 máy thông tin, bức rút, bức hàng 32 ñồn bót ñịch, giải phóng 7 xã
với trên 15.000 dân(1).
Trong khi ñó ở Khu 9, ta chọn trọng ñiểm ñợt hoạt ñộng là vùng Chương
Thiện – U Minh. Tại ñây chiến dịch mở mảng chuyển vùng kéo dài 5 tháng bắt
ñầu từ ngày 6 tháng 4 năm 1972. Với 10 cao ñiểm nối tiếp nhau, chiến trường
mở ra khá rộng nhưng phối hợp khá chặt chẽ giữa ñiểm và diện, ta ñã giành
thắng lợi to lớn ở Chương Thiện. Toàn chiến dịch ta loại khỏi vòng chiến ñấu
12.000 tên ñịch, thu trên 1.000 súng các loại, diệt ba chi khu, 57 ñồn, ñánh thiệt
hại hai căn cứ, mot chi khu khác, bức hàng 6 ñồn, bức rút 262 ñồn, tạo binh biến
bảy ñồn, giải phóng 165 ấp với 11 xã ñược giải phóng hoàn toàn gồm 182.000
dân, thu hồi căn bản các vùng căn cứ cách mạng, khai thông trục hành lang U
Minh – Giồng Riềng, tạo bàn ñạp tấn công và uy hiếp ñịch ở nhiều ñịa bàn quan
trọng. Thắng lợi của chiến dịch tổng hợp ở Chương Thiện còn thúc ñẩy phong
trào phá gỡ ñồn bót ñịch trong toàn Khu, mở nhiều lõm giải phóng, bẻ gãy kế
hoạch lấn chiếm U Minh của ñịch, ñẩy lùi toàn bộ chương trình bình ñịnh phát
triển của ñịch tại trọng ñiểm này. ðây là chiến dịch ñạt hiệu suất chiến ñấu, tốc
ñộ tiến công, quy mô tác chiến hiệu quả chiến dịch cao nhất từ trước ñến lúc ñó
ở Chương Thiện (2).
Ở miền ðông Nam Bộ và vùng ven Sài Gòn, những trận ñánh của bộ ñội
chủ lực ñã kết hợp chặt chẽ với hoạt ñộng chống phá bình ñịnh của các ñịa
phương. Ngay tại vùng ven, gồm cả vùng ngoại ô, vùng nông thôn ven và vùng
trung tuyến, hoạt ñộng ba mũi giáp công của ta cũng từng bước phát triển. Nhiều
phong trào nổi dậy của quần chúng ñã diễn ra trong suốt nửa cuối năm 1972
như: phong trào chống bắt lính ñôn quân, phong trào ñấu tranh ñòi quyền lợi
thiết thực của ñời sống, phong trào xé rào, phá bộ máy kềm kẹp và các luật lệ
của ñịch, phong trào ñòi hòa bình, phong trào bung ra sản xuất, bám lại ruộng
vuờn cũ, phong trào quần chúng làm công tác binh vận, tề vận, phong trào du
kích chiến tranh…
Phong trào du kích chiến tranh ở nông thôn ven ñô từ khi có lực lượng vũ
trang cách mạng về bám trụ, ñã không ngừng phát triển. Từ tháng 7 – 11 năm
1972, du kích vùng ven ñã phối hợp diệt 1.150 tên ñịch, chủ yếu là ở Thủ ðức
và Bình Chánh, bức rút sáu tua bót, ñánh hư tám tua bót khác, thu 79 súng các
loại, du kích cùng nhân dân ñã ñắp 1.351 mổ ụ chiến ñấu(3)
ðến cuối năm 1972, từ T6 trở vào, trong ñó rõ rệt nhất là ở Nam Bộ, ñã co
sự thay ñổi lớn trong tương quan ta – ñịch. Vùng giải phóng và vùng tranh chấp
so vớinăm 1971 ñã mở rộng, hình thành thế cài răng lược rất có lợi cho sự phát
1
Huyện Cai Lậy bắc (Mỹ Tho), Tổng kết kinh nghiệm tổ chức chỉ ñạo chỉ huy thực hiện chiến dịch mở mảng 3
Cai Lậy bắc năm 1972.
2
Quân giải phóng miền Nam, Báo cáo chiến dịch tấn công tổng hợp của Quân khu 9 (1972-1873)
3
Thành ủy Sài Gòn – Gia ðịnh, Thông báo tình hình từ tháng 7 năm 1972 ñến tháng 11 năm 1972 của Sài Gòn
– Gia ðịnh.
triển cách mạng; vùng kềm tuy còn ñông dân, nhiều ấp hơn vùng giải phóng và
vùng tranh chấp, nhưng phần lớn chỉ là hình thức.
Mặt khác, quá trình tấn công nổi dậy chống phá bình ñịnh, cũng là quá
trình ta tích cực xây dựng phát triển thực lực cách mạng ở cơ sở xã ấp. Chỉ tính
riêng trong ba tháng 4-5-6 năm 1972, lực lượng chính trị và vũ trang ñược phát
triển thêm ñã bằng cả năm 1971. Lực lượng chính trị các loại ở miền ðông phát
triển thêm 3.040 người, ở miền Tây phát triển thêm 7.419 người. ðặc biệt là lực
lượng vũ trang phát triển khá nhanh, trong ñó các ñịa phương ñều có một bộ
phận du kích và tân binh từ lực lượng phòng vệ dân sự của ñịch trở về tham gia
cách mạng. Ở miền ðông, phát triển thêm 888 du kích (có 20 từ phòng vệ dân
sự), rút ñược 1.245 tân binh (có 64 từ phòng vệ dân sự); ở ñồng bằng phát triển
thêm 3.702 du kích (có 433 từ phòng vệ dân sự) và rút ñược 1968 tân binh (có
207 từ phòng vệ dân sự). ðến giữa năm 1972, toàn Miền ñã phát triển thêm 13
phần trăm dân quân du kích và 7 phần trăm bộ ñội huyện(1)
Trung ương Cục trong chỉ thị 06/CT72 ngày 12 tháng 7 năm 1972 ñã chỉ
ñạo: các ñịa phương nỗ lực xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang ñiạ
phương, tạo thành thế bố trí hoàn chỉnh trên cả ba vùng, ñể ñáp ứng tình hình
tiếp tục có nhiều chuyển biến thuận lợi cho ta. Cụ thể là: bộ ñội tình phải có tới
cấp trung ñoàn bộ binh và ñơn vị binh chủng nhỏ (tỉnh nhỏ phải có một tỉểu
ñoàn); bộ ñội và du kịch huyện phải có tới cấp tiểu ñoàn và các ñại ñội ñộc lập;
xã giải phóng và tranh chấp phải có một ñại ñội du kích và các trung ñội binh
chủng; xã vùng sâu phải có từ 6-10 tổ du kích mật; lõm chính trị phải có du kích
lộ; ấp phải có tiểu ñội hay tổ du kích, ñặc công, công binh… Các loại lực lượng
trên ñây phải ñược bố trí thành thế hoàn chỉnh, từ phía sau ra phía trước, từ căn
cứ giải phóng ñến vùng ven vào ñô thị, xoá bỏ vùng trắng. ðây là mức phấn ñấu
khá cao trong ñiều kiện ñịch ñang có ưu thế về lực lượng so sánh, nhưng chỗ
dựa (quần chúng nhân dân) ñể xây dựng lực lượng vũ trang khá vừng chắc, ñó là
ñiều ta vốn có ưu thế hơn ñịch, kể cả lúc chúng tưởng như ñã thắng trong cuộc
chinh phục trái tim khối óc nhân dân bằng nhìều biện pháp thâm ñộc và xảo
quyệt. Thật vậy, sau chỉ ñạo này, nhiều ñịa phương Nam Bộ có sự phát triển
nhảy vọt về xây dựng phát triển lực lượng vũ trang như, như:
Xã Nhị Long (Trà Vinh) có chín du kích xã và 60 du kích ấp; sau khi phát
ñộng phong trào xây dựng lực lượng vũ trang, ñã có thêm 75 người gia nhập du
kích xã và 30 người gia nhập du kích ấp.
Xã Tân Hoà (Kiến Tường) từ chỗ chỉ có 19 du kích, ñã phát triển lên 184
dân quân du kích, chiếm tỷ lệ 4 phần trăm dân số toàn xã.
Xã Thạnh Phú ðông (Bến Tre) ñầu năm 1972 có 60 du kích, cuối năm
1972 ñã phát triển thành lực lượng ñông, chiếm 17 phần trăm dân số với 170 du
kích và 457 dân quân.
1
Trung ương Cục miền Nam, Chỉ thị số 06/CT70 ngày 12 tháng 7 năm 1972: Nỗ lực xây dựng và phát triển lực
lượng vũ trang ñịa phương…
Xã Thanh ðiền (Lộc Ninh) từ vài du kích xây dựng thành ñội du kích có
182 người, chiếm 9 phần trăm dân số.
Các huyện có phong trào du kích chiến tranh mạnh ñều có tốc ñộ tăng
nhanh lực lượng vũ trang xã ấp: du kích Củ Chi từ 125 người lên 456 người (gấp
3,6 lần), du kích Lộc Ninh tăng ừt 55 lên 990 người (gấp 18 lần)(1).
Tháng 10 năm 1972, toàn chiến trường miền Nam lại ñứng trước một cơ
hội mới khi ta ñẩy mạnh ñấu tranh trên bàn hội nghị, tranh thủ thời ñiểm chính
trị của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, một hiệp ñịnh hoà bình kết thúc chiến tranh
giữa ta và Mỹ có thể ñược ký kết. Song Mỹ ñã ngoan cố và lắt léo ñánh lừa dư
luận. Những bản tuyên bố ngày 26 tháng 10 và 28 tháng 10 của chính phủ Việt
Nam Dân chủ Cộng hoà và chính phủ Cách mạng lâm thời cộng hoà miền Nam
Việt Nam ñã vạch trần bộ mặt xảo trá của Mỹ. ðây cũng là cơ hội thuận lợi cho
ta tập hợp mọi tầng lớp nhân dân và các thành phần dân tộc, hình thành một mặt
trận rộng rãi ñứng lên chống lại chế ñộ Mỹ Thiệu. Trung ương Cục trong chỉ thị
16/CT72, ñã chủ trương chỉ ñạo các ñịa phương giương cao khẩu hiệu Hoà bình
– ðộc lập – Dân chủ - Hoà hợp dân tộc, tăng cường các mặt tấn công, buộc ñế
quốc Mỹ phải ký kết hiệp ñịnh và sẵn sàng ñối phó với khả năng chiến tranh còn
tiếp tục, “nếu ta kịp thời chớp lấy thời cơ thuận lợi này ñể ñẩy mạnh các mặt tấn
công quân sự, chính trị, ngoại giao thì có thể buộc ñịch phải chịu ký kết nghiêm
chỉnh. Nếu ñịch còn ngoan cố tiếp tục chiến tranh thì thế của chúng sẽ suy yếu
hơn trước, ta càng có ñiều kiện ñẩy mạnh cuộc kháng chiến tiến lên giành thắng
lợi mới”(2).
Theo chỉ ñạo ñó, các ñịa phương Nam Bộ tiếp tục khẩn trương xây dựng
quyết tâm và ý ñồ mới, tập trung vào nhiệm vụ chính và cấp bách là chống phá
bình ñịnh với nội dung cụ thể: mở rộng diện diệt ác, phá bộ máy kềm kẹp , nâng
cao diện làm chủ tại chỗ, mạnh ñều khắp với nhiều mức ñộ; khẩn trương và nỗ
lực ñưa dân về chốn cũ, giải phóng xã ấp, xây dựng những lõm chính trị và lõm
giải phóng; xây dựng, phát triển lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang.
3. ðưa hoạt ñộng chống phá bình ñịnh lên ngang tầm với sự chuyển
biến nhanh của tình hình cách mạng trước khi ký kết Hiệp ñịnh Paris
Ba tháng trước ngày Hiệp ñịnh Paris ñược ký kết, là khoảng thời gian
“nước rút” ñối với cả ta và ñịch ñể ñưa chiến tranh ñến bước ngoặt quyết ñịnh.
ðịch ñã chuẩn bị khá kỹ ñể ñối phó với tình hình nếu có ngưng bắn. Chúng
kéo dài thời gian ký kết ñể cho nguỵ hoàn chỉnh kế hoạch chống phá hiệp ñịnh;
tranh thủ tuôn ñổ thêm nhiều vũ khí, phương tiện chiến tranh vào miền Nam;
dốc sức ñánh phá miền Bắc với mức ñộ tập trung cao nhất ở Hà Nội, Hải Phòng
ñể phá hoại tiềm lực kinh tế, quốc phòng của hậu phương miền Bắc, thử thách ý
1
Theo báo cáo của Quân giải phóng miền Nam: Tổng kết mấy bài học kinh nghiệm trong xây dựng các lực
lượng vũ trang ñịa phương năm 1972.
2
Trung ương Cục miền Nam, Chỉ thị 16/CT72 ngày 30 tháng 10 năm 1972: tăng cường các mặt tấn công… Sẵn
sàng ứng phó với khả năng chiến tranh còn tiếp tục.
chí quyết tâm của ta, ñồng thời cố ép ta nhượng bộ trên bàn ñàm phán. Tháng 8
năm 1972, chúng chính thức cho lập tới cấp quận và xã các “Trung tâm ñiều
hợp” ñể tăng cường ñiều hành hoạt ñộng bình ñịnh ở các cấp. Tháng 10 năm
1972, chúng ñề ra “Kế hoạch Trần Bình Trọng” ñẩy mạnh những hoạt ñộng
chuẩn bị cho cuộc chiến tranh chính trị với ta khi có hiệp ñịnh. Chúng lập ra
“Ủy ban ñấu tranh chính trị” các cấp từ Trung ương ñến tận các phường xã, lập
những “Toán cán bộ lưu ñộng”, “ðoàn thuyết trình”, “ðoàn cán bộ cơ sở” và
huy ñộng hầu hết các lực lượng quân sự, dân sự, chính trị của chính quyền nguỵ
vào những hoạt ñộng hội thảo, tập huấn, tuyên truyền cho cái gọi là “ñấu tranh
chính trị với Cộng sản”. Trước ñó ñịch ñã chuẩn bị “Kế hoạch X.18”, âm mưu
“sử dụng tối ña lực lượng quân sự và dân sự võ trang, tung ra ñều khắp và phân
tán mỏng tại các ñịa ñiểm cần thiết, ñể chứng minh cho sự hiện diện của chính
quyền quốc gia tại khắp nơi”. Tháng 10-11-12 năm 1972 và tháng 1 năm 1973,
ñịch tăng cường xua quân ñi càn quét, dồn dân, ñóng ñồn bót, cố gắng lấn chiếm
mở rộng vùng chúng kiểm soát và phát triển nhanh bộ máy kềm kẹp của chúng ở
ấp xã. Kết quả ñến trước ngày ký kết hiệp ñịnh: số ấp A về quân sự toàn miền
Nam tăng từ 27,3 phần trăm (tháng 3 năm 1972) lên 32,1 phần trăm (tháng 1
năm 1973), trong ñó ở quân khu III là 51,3 phần trăm, quân khu IV là 32,7 phần
trăm; ấp V giảm từ 1.164 ấp (cuối tháng 5 năm 1972) xuống còn 715 ấp (cuối
tháng 2 năm 1973) trong ñó quân khu III và quân khu IV chỉ có 85 ấp; dân trong
ấp AB tăng từ 70 phần trăm (tháng 10 năm 1972) lên 79,4 phần trăm (cuối tháng
2 năm 1973); thiết lập ñược 2.130 cuộc cảnh sát quốc gia xã trên tổng số 2.117
xã ABC (97 phần trăm); nhân dân tự vệ ñảm trách an ninh tại 5.542 ấp trong
tổng số 10.042 ấp ABC; thành lập ñược 9.830 tổ chức nhân dân…(1)
Ta ñã nhận thức rõ âm mưu của ñịch trong lúc chuẩn bị có giải pháp chính
trị này. Công cuộc bình ñịnh của ñịch trong những năm 1969-1972 ñã giành
ñược những kết quả ban ñầu tuy còn tạm thời và ñang bị ñánh phá quyết liệt,
nhưng về cơ bản là chưa bị thất bại. Do ñó, ñể thúc ñẩy nhanh sự chuyển biến
của tình hình ñang có lợi thế cho cách mạng, nhất là vào thời ñiểm nước Mỹ tiến
hành bầu cử tổng thống, ta phải tiếp tục nỗ lực lớn hơn trong việc ñánh bại
những âm mưu chiến lược của Mỹ, buộc chúng phải kết thúc chiến tranh xâm
lược. Ở Nam Bộ từ cuối năm 1972, ta tiếp tục ñẩy mạnh tấn công và nổi dậy
chống phá bình ñịnh, chống ñịch lấn chiếm cắm cờ, ñã thu hẹp hơn nữa vùng
kiểm soát của ñịch, mở rộng vùng làm chủ nhiều mức ñộ của ta. ðến cuối năm
1972, theo phúc trình của chính phụ nguỵ về kết quả bình ñịnh năm 1972, ñã kết
luận: “Kế hoạch tứ niên cộng ñồng tự vệ và cộng ñộng phát triển ñịa phương
1972-1975, thực thi trong một năm qua ñã gặp nhiều trở ngại do tình hình chiến
cuộc gây nên. Các tỉnh Quảng Trị, Kon Tum và Bình Long ñã không thực thi
ñược kế hoạch. Các tỉnh còn lại kế hoạch vẫn ñược thực thi nhưng các chương
trình ñã không tiến triển tốt ñẹp như dự trù”.
1
Theo Phúc trình của chính phủ Việt Nam cộng hoà: Kế hoạch tứ niên cộng ñồng tự vệ - cộng ñồng phát triển
ñịa phương1972 – 1975, ñến tháng 2 năm 1973, Sài Gòn 1973. Tr.2-7
Thực tiễn tình hình cách mạng miền Nam, ñến trước ngày ký kết Hiệp ñịnh
Paris càng chứng tỏ rằng, âm mưu cơ bản của Mỹ là tiếp tục dùng quân nguỵ Sài
Gòn làm công cụ ñể thực hiện chủ nghĩa thực dân mới và bám lấy miền Nam.
Quân uỷ Trung ương trong ñiện chỉ ñịnh dịch gửi các chiến trường, trong khi
nhắc ñến sáu mục ñích trước mắt của cách mạng miền Nam và ñề ra những vấn
ñề cần thiết cho việc giành dân, giành quyền làm chủ, giành thế mạnh ñể thắng
ñịch, ñã nhấn mạnh rằng: “…phá bình ñịnh lấn chiếm, giành dân, giành quyền
làm chủ là nhiệm vụ trung tâm số một. Phá bình ñịnh, chống lấn chiếm là một
cuộc chiến ñấu toàn diện, kết hợp các mặt ñấu tranh chính trị, quân sự, binh vận,
pháp lý, kinh tế, văn hoá; vừa ñấu tranh trong vùng ñịch kiểm soát và vùng tranh
chấp, vửa phát huy sức mạnh của vùng ta ñể tác ñộng vào vùng ñịch”.
Trung ương Cục trong chỉ thị 03/CT73 cũng ñã nhận ñịnh một cách chính
xác rằng: “Tình hình phát triển như thế nào tuỳ thuộc vào nỗ lực chủ quan của
ta, nhất là ở chỗ ta có nắm vững tư tưởng chiến công hay không, ở chỗ ta chuyển
hướng ñược trong phương châm phương thức ñấu tranh cho phù hợp với tình
hình mới, có kiên trì xây dựng ta về mọi mặt ñể có lực lượng làm thay ñổi tương
quan giữa ta và ñịch hay không”(1). Với chỉ ñạo những ñịnh hướng ấy, một số
chiến trường ở miền Nam càng có thêm căn cứ ñể ñẩy mạnh hoạt ñộng linh hoạt
sáng tạo.
Các chiến trường ở Nam Bộ có những thuận lợi, khó khăn không giống
nhau, nên hoạt ñộng có nhiều ñiểm nổi bật khác nhau.
ở miền ðông Nam Bộ, có sự hỗ trợ lớn của khối chủ lực và lực lượng vũ
trang tập trung mạnh, việc bảo vệ, xây dựng, củng cố vùng giải phóng, căn cứ có
ý nghĩa rất quan trọng. Chống bình ñịnh ở ñây nhất là các tỉnh Phước Tuy, Tây
Ninh, Tân Phú, Thủ Dầu Một tập trung vào việc chống ñịch ủi phá ñịa hình,
chống dồn dân gom dân vào ấp chiến lược.
Ở Sài Gòn – Gia ðịnh, ta tập trung chỉ ñạo chống phá bình ñịnh vùng ven
ñô với những nhận thức mới theo vùng cụ thể: vùng nông thôn ngoại ô ñô thị
gồm các xã ấp giáp ranh nội ô ñô thành, sẽ hoạt ñộng theo phương châm ñô thị.
Vùng nông thôn ven (khoảng 500.000 dân) có hai loại xã thuần nông và bán
nông bán thị, sẽ hoạt ñộng theo cả hai phương châm nông thôn và ñô thị. Vùng
trung tuyến gồm Củ Chi (Hậu Nghĩa) và Phú Hoà (Bình Dương) có cả căn cứ
giải phóng, xã tranh chấp và xã thị tứ (khoảng 86.000 dân), ñây là bàn ñạp của ta
và ñược chỉ ñạo hoạt ñộng theo phương châm vùng tranh chấp mạnh.
Ở Trung Nam Bộ và Tây Nam Bộ (T2, T3), ta vẫn duy trì ñược khí thế
ñồng khởi tiến công nổi dậy từ Xuân hè 1972 ñến ñầu năm 1973, kể cả khi có
Hiệp ñịnh Paris. Phương thức chiến dịch tấn công tổng hợp ở vùng ñồng bằng
này phát triển tốt, ñem lại hiểu quả cao, nhưng chưa tập trung ñúng mức lực
lượng chủ lực hoạt ñộng hỗ trợ trực tiếp cho chống phá bình ñịnh (năm 1972 ta
1
Trung ương Cục miền Nam, Chỉ thị số 03/CT73 ngày 27 tháng 3 năm 1973: Về nhiệm vụ trước mắt và một số
công tác cấp bách sau 60 ngày thì hành hiệp ñịnh.
chủ trương xây dựng ở ñồng bằng những ñơn vị chủ lực ñể tiến tới thành lập
những trung ñoàn ñộc lập; ñến cuối năm 1972 ñầu năm 1973, ta lại chủ trương
tập trung chủ lực về miền ðông ñể củng cố phát triển thành những quả ñấm chủ
lực ở ñây). Tuy vậy, so với chiến trường rừng núi và ñô thị, thì tỷ lệ lực lượng
ñịa phương ta – ñịch ở ñây vẫn rất khả quan.
Mặt khác, cho ñến ñầu năm 1973, việc ñánh giá ñúng tình hình, nắm vững
quan ñiểm bạo lực cách mạng, kiên quyết phản công và tấn công ñịch, có
phương thức hoạt ñộng và sử dụng lực lượng phù hợp nhằm phát huy sức mạnh
của ba vùng, ba thứ quân và sự nổi dậy của quần chúng… ñó là hàng loạt vấn ñề
ñang ñược nhận thức lại và vận dụng có hiệu quả ở các ñịa phương. Thắng lợi
của cách mạng ở nhiều nơi Nam Bộ sau Hiệp ñịnh Paris, cho thấy khả năng ta có
thể tiếp tục ñẩy lùi ñịch, thắng ñịch trên trọng ñiểm ñồng bằng sông Cửu Long,
nơi chúng tập trung cố gắng cao nhất. Sáu bài học thực tế cần ñược quán triệt
vận dụng cũng là sáu nội dung yêu cầu lớn của nhiệm vụ chống phá bình ñịnh
lúc này gồm:
a) Phải nắm thật vững nhiệm vụ chính trị hàng ñầu trước mắt, là ñánh bại
cơ bản chính sách bình ñịnh của ñịch, giành dân, giành ñất, mở mảng, mở vùng,
xây dựng phát triển thực lực của ta.
b) Phải nắm vững tư tưởng chiến lược tiến công và quan ñiểm bạo lực cách
mạng. Hiện tại ñó là việc kết hợp chặt chẽ chống phá bình ñịnh, giữa tấn công
và làm suy sụp, tan rã ñịch với xây dựng củng cố ta mọi mặt, không ngừng. Từ
tỉnh ñến xã ñều phải quán triệt tình ấy và phải nêu cao tinh thần tự lực, tự cường,
chủ ñộng và kiên quyết, táo bạo ñể ñánh ñịch, chống phá bình ñịnh.
c) Phải tấn công ñịch theo kiểu tổng hợp các lĩnh vực quân sự với chính trị,
chính trị với quân sự, tấn công với nổi dậy, nổi dậy với tấn công, kết hợp chặt
chẽ ba mũi giáp công, ba thứ quân trên cả ba vùng chiến lược; trong ñó: phải
nắm vững phương thức chiến dịch tấn công tổng hợp, ñể mở mảng, mở vùng,
giải phóng xã ấp. Phải nắm vững phương thức ba mũi tấn công, bao vây gỡ ñồn
bót, mở thế kềm kẹp, giành quyền làm chủ. Phải nắm vững phương thức hoạt
ñộng của lực lượng tại chỗ, phối hợp với lực lượng bên trong bên ngoài ñể phát
ñộng quần chúng diệt ác, phá bộ máy kềm kẹp, chuyển ấp, chuyển vùng.
d) Phải nắm vững quy luật trong ñánh phá bình ñịnh là tấn công – xây
dựng, xây dựng – tấn công. Xây dựng tốt thì tấn công mới mạnh, tấn công ñể
xây dựng tốt hơn trong ñó phải phát ñộng tổ chức cho ñược quần chúng tấn
công, quần chúng xây dựng.
e) Phải biết phối hợp chặt chẽ ñỉểm và diện, lấy diện làm nền tảng, ñiểm ñể
ñột phá gây thối ñộng mạnh, tạo ñiều kiện cho diện giành thắng lợi, phối hợp
cao ñiểm và thường xuyên, lấy hoạt ñộng thường xuyên ở các xã ấp làm diện cơ
bản.
f) Phải có sự chỉ ñạo, chỉ huy thống nhất, tập trung ñể chủ ñộng trong mọi
tình huống. Phải tăng cường sự lãnh ñạo của ðảng, tập trung ñúng mức. ðó là
nhân tố cơ bản hàng ñầu quyết ñịnh thắng lợi ñánh phá bình ñịnh ở mọi cấp, mọi
lục, mọi nơi(1).
Với sự chỉ ñạo mới trên ñây, từ mùa khô 1973-1974 trở ñi, hoạt ñộng
chống phá bình ñịnh ở Nam Bộ cũng như toàn miền Nam ñã bước vào giai ñoạn
phát triển cuối cùng.
*
* *
Như vậy, bốn năm bình ñịnh nông thôn (1969-1972), trong khuôn khổ
chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh, ñịch ñã triển khai những chương trình
bình ñịnh là những kế hoạch tổng thể, mang tính chất “quốc sách” của cả chế ñộ
thực dân mới ở miền Nam Việt Nam, lấy nông thôn Nam Bộ làm một trọng
ñiểm, thể hiện quyết tâm của Mỹ, nguỵ muốn có lực lượng tổng hợp, bạo lực
tổng hợp ñể tiến hành chiến tranh.
Có thể chia quá trình bình ñịnh – chống phá bình ñịnh những năm 1969-
1972 thành ba giai ñoạn nhỏ:
+ Từ ñầu 1969 ñến cuối 1970: ñịch phát triển mở rộng chiến tranh bình
ñịnh; ta vượt qua nhiều khó khăn ñể từng bước chống ñỡ những âm mưu giành
dân, chiếm ñất của ñịch.
+ Từ cuối 1970 ñến cuối năm 1971: ñịch cố gắng ñưa bình ñịnh Việt Nam
hoá chiến tranh lên mức cao nhất; ta cố gắng chuyển thế phong trào nông thôn
và xác ñịnh bước ñi cho nhiệm vụ chống phá bình ñịnh.
+ Từ ñầu năm 1972 ñến khi ký kết Hiệp ñịnh Paris: ñịch chống ñỡ với ñòn
tiến công chiến lược của ta; trận tuyến chống phá bình ñịnh ñã vượt qua hẳn giai
ñoạn khó khăn ñể từng bước làm thay ñổi so sánh lực lượng ở nông thôn, góp
phần vào việc giành thắng lợi quyết ñịnh cho cuộc kháng chiến.
Chính sách bình ñịnh nông thôn của Mỹ, Thiệu thời kỳ Việt Nam hoá chiến
tranh là chính sách vừa dã man tàn bạo, vừa thâm ñộc xảo quyệt. Những chương
trình bình ñịnh từ năm 1968-1971 (bình ñịnh cấp tốc, bình ñịnh ñặc biệt, bình
ñịnh bổ túc, bình ñịnh xây dựng phát triển) có thể còn rời rạc, thiếu tính chiến
lược lâu dài, thừa tính tàn bạo. Từ năm 1972 trở ñi, các chương trình “cộng
ñồng” ñược triển khai thì bình ñịnh của ñịch là một chính sách “hoàn hảo về
ñường lối”, nhất quán về nội dung và khắc phục ñược nhiều khiếm khuyết của
chính sách này. Việc triển khai kế hoạch tứ niên cho thấy ñịch ñã có ñược một
“chính sách quốc gia” dài hạn, một lực lượng thống nhất, một mục tiêu hỗn hợp,
một quyết tâm ý chí lớn ñể thực hiện bình ñịnh.
1
Tỉnh uỷ Tân Phú, Nghị quyết ngày 15 tháng 11 năm 1974: ñánh phá bình ñịnh lấn chiếm mới của ñịch trong
năm 1975 và sáu tháng mùa khô 1974-1975
Trong quá trình ấy, Nam Bộ và cả miền Nam ñã từng bước vượt qua khó
khăn, phức tạp của tình hình, ñã xây dựng lại thế tiến công, nổi dậy và phát triển
cuộc tiến công, nổi dậy chống phá bình ñịnh, giành thắng lợi mỗi ngày một vững
chắc hơn và nhiều hơn. Với kinh nghiệm và phương thức hoạt ñộng ñã có ñể
chống phá bình ñịnh, dùng cả ba thứ quân, ñẩy mạnh ñấu tranh bằng ba mũi giáp
công trên cả ba vùng chiến lược, những năm 1969-1972, quân dân Nam Bộ ñã
sử dụng khá thành công hình thức chiến dịch tấn công tổng hợp, ñể có ñủ sức
mạnh chống phá bình ñịnh. ðặc biệt từ năm 1972, cuộc tấn công và nổi dậy theo
tinh thần ñồng khởi chống phá bình ñịnh, ñã ñưa quá trình ñánh phá bình ñịnh
nông thôn sang bước 2, giáng những ñòn quyết ñịnh vào các chỗ dựa căn bản
của chiến luợc Việt Nam hoá chiến tranh, góp phần giành thắng lợi quyết ñịnh
cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Từ ñó cho ñến khi kết thúc chiến
tranh, cuộc chống phá bình ñịnh ở Nam Bộ ñã diễn ra với khí thế và quyết tâm
ñồng khởi ñổi ñời. Nhiều khả năng mới, nhân tố mới lần lượt xuất hiện, thắng
lợi trước tạo ñà cho thắng lợi sau ñể ñi ñến thắng lợi hoàn toàn.
ðịch bình ñịnh bằng sức mạnh tổng hợp nhưng chúng ñều phải bắt ñầu từ
bạo lực quân sự và phải luôn duy trì bạo lực ấy. Ta ñánh phá bình ñịnh bằng sức
mạnh tổng hợp và trước hết ñánh thẳng vào những công cụ bạo lực của các
chương trình bình ñịnh, ñánh thẳng vào mục tiêu hàng ñầu của chính sách này là
an ninh lãnh thổ. Cuộc “chiến tranh lãnh thổ” gồm nhiều mục tiêu chương trình
ñã hoàn toàn phải phụ thuộc vào vấn ñề căn bản là an ninh, từ ñó tác ñộng trực
tiếp và từ nhiều phía ñến các mục tiêu chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội.
Giai ñoạn sau ñó (1973-1975), cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước kết
thúc thắng lợi, có phần ñóng góp không nhỏ, vô cùng quan trọng, từ phong trào
chống phá bình ñịnh những năm 1969-1972.
Từ những diễn biến chính trên ñây của quá trình chống phá bình ñịnh, có
thể ñi ñến những nhận xét, ñánh giá và rút ra một số vấn ñề có tính qui luật của
trận tuyến gay go, quyết liệt và phức tạp này.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phong_trao_chong_pha_binh_dinh_nong_thon_o_nam_bo_trong_cuoc_khang_chien_chong_my_cuu_nuoc_1969_1972_p1_5181.pdf