Phong cách học tập của sinh viên trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế - Nguyễn Thị Hà

Thứ tư: Gợi ý một số cách học phù hợp với PCHT của sinh viên - Phong cách học tập thị giác: sinh viênnên dùng nhiều vật dụng trực quan như: tranh, biểu đồ, sơ đồ, đồ thị Khi đọc tài liệu, sách, cần dùng màu sắc để làm nổi bật các điểm quan trọng trong bài đọc, hay ghi chú bằng các mã màu để dễ ghi nhớ. Nên sử dụng sơ đồ tư duy màu sắc trong các bài học để tổ chức thông tin cho một bài tập hoặc cho một kỳ thi và đặt các bản đồ tư duy đó trên các bức tường trong khu vực học tập của bạn, như vậy sẽ nắm được bài và hiểu bài nhanh hơn. Hoặc khi lên lớp cần ghi chép lại các điểm chính và sao chép lại các thông tin có ở trên bảng, cần học ở nơi yên lặng để tránh sự ồn ào và những nơi không có quá nhiều hình ảnh không liên quan tới bài học gây mất tập trung - Phong cách học tập thính giác: Với những người học thính giác, trong giờ học nên tập trung lắng nghe hoặc dùng máy ghi âm trong suốt quá trình nghe giảng thay cho việc ghi chép. Khi học bài ở nhà cần đọc to thành tiếng các tài liệu để tiếp nhận thông tin nhanh hơn; lên lớp tăng cường phát biểu, trao đổi thông tin bằng ngôn ngữ nói. - PCHT xúc giác – vận động: Người học nên tự làm, tự thực hành để tiếp thu và ghi nhớ thông tin dễ dàng hơn. Trên lớp học, cần tham gia vào các hoạt động nhóm, các trò chơi hay giờ thực hành và thường xuyên nghỉ giải lao khi thời gian đọc quá nhiều. Bên cạnh đó, người học xúc giác cần đi thực tế, trải nghiệm mới học hỏi, lĩnh hội kiến thức hiệu quả nhất, chẳng hạn: sinh viên kinh tế có thể đi làm thêm, làm cộng tác viên ở các công ty, các nhà hàng, các địa điểm kinh doanh Là sinh viên kinh tế ngoài kiến thức lý thuyết, những chuyến đi thực địa là rất cần thiết. - Phong cách học tập cá nhân: Người học PCHT cá nhân cần phải học ở những nơi thật yên tĩnh; cần xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng môn học; chuẩn bị đầy đủ các tài liệu tham khảo, sách hướng dẫn, giáo trình liên quan để thuận lợi cho việc tự nghiên cứu; cố gắng kiên trì, xem xét kỹ trước khi giải quyết vấn đề. Cần học ở những nơi ít người, có không gian học tập riêng. - Phong cách học tập nhóm: Người thiên về PCHT nhóm cần: tích cực tham gia nhiều vào các hoạt động thảo luận, trao đổi ý kiến với thầy cô bạn bè trong giờ học. Tích cực bày tỏ ý kiến trong các cuộc thảo luận hay tương tác với những người khác. Cần tìm những người phù hợp để tạo nhóm, tham gia nhiều vào các hoạt động tập thể, rèn luyện các kỹ năng làm việc nhóm như: kỹ năng nêu và giải quyết vấn đề, kỹ năng thuyết trình

pdf8 trang | Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 730 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phong cách học tập của sinh viên trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế - Nguyễn Thị Hà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 03(35)/2015: tr.79-87 PHONG CÁCH HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌCKINH TẾ, ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ HÀ - NGUYỄN VĂN BẮC Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế Tóm tắt: Phong cách học tập (PCHT) tổng hợp những đặc điểm nhận thức, tình cảm và các yếu tố sinh lý mang tính tương đối ổn định của người học, nó cho biết cách người học tương tác và đáp ứng các môi trường học tập. PCHT có tác động lớn tới kết quả và chất lượng học tập của sinh viên.Nghiên cứu này khảo sát nhận thức và biểu hiện về PCHT của sinh viên các chuyên ngành khác nhau của trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế. Kết quả nghiên cứu cho thấy sinh viên nhận thức khá đúng đắn về tầm quan trọng của PCHT.PCHT ưu thế của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Kinh tế là phong cách thiên về xúc giác – vận động và nhóm. Có mối tương quan thuận, khá chặt giữa PCHT thính giác, xúc giác - vận động, nhóm với kết quả học tập.Theo đánh giá của sinh viên, PCHT của họ chịu ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố phương pháp giảng dạy của giảng viên, tiếp theo là yếu tố sở thích cá nhân, đến sức khỏe – thái độ - phương pháp học, tính cách bản thân, trí thông minh, môi trường văn hóa xã hội, điều kiện môi trường học tập. Từ những kết quả đó, nghiên cứu đã đề xuất các biện pháp giúp sinh viên phát huy hiệu quả của PCHT ưu thế. Từ khóa: sinh viên, phong cách học tập, Đại học Kinh tế - Đại học Huế 1. MỞ ĐẦU Phong cách học tập được xem là tổng hợp những đặc điểm nhận thức, tình cảm và các yếu tố sinh lý mang tính tương đối ổn định của người học, nó cho biết cách người học tương tác và đáp ứng các môi trường học tập (Tobias, 2014). Khái niệm PCHT được chú trọng nghiên cứu từ những năm 1980 kể từ khi Kolb (1985) đưa ra danh mục bảng hỏi khảo sát phong cách học tập LSI (learning styles intenvory) (Noguera và Wageman, 2011). PCHT được đặc biệt quan tâm trong lĩnh vực tâm lý và giáo dục (Morand, 1991) bởi nó được cho là có mối quan hệ đặc biệt gần gũi với chiến lược học tập (McCarthy, 1980; Noguera và Wageman, 2011).Trong học tập, mỗi người đều có một cách tiếp thu, lưu giữ và cách xử lý thông tin khác nhau (Topias, 2014). Tùy theo khả năng, sở thích, tính cách của mỗi người mà họ hình thành một PCHT riêng. PCHT là những đặc điểm tâm lý ưu thế và bền vững của mỗi cá nhân trong quá trình học tập (Nguyễn Công Khanh, 2007). Theo Đinh Thị Hồng Vân (2006), PCHT được chia thành 05 loại cơ bản, bao gồm: thị giác, thính giác, xúc giác-vận động, cá nhân, và nhóm. Trong đó, người có PCHT thị giác/không gian (visual/spatial learning style) sẽ có thể học nhanh hơn khi được nhìn thấy sự vật, hiện tượng, hình ảnh đang học. Người có PCHT thính giác (audio learning style) thì nhạy cảm với âm thanh và việc học sẽ hiệu quả hơn nếu có phần hỗ trợ về âm thanh (ví dụ học trên nền nhạc). Người học có PCHT thuộc nhóm xúc giác-vận động (tactile 80 NGUYỄN THỊ HÀ - NGUYỄN VĂN BẮC movement) thì tương tác tốt với nội dung đang học nếu được chạm vào vật thể hoặc vận động phù hợp với nội dung kiến thức đó. PCHT cá nhân (individual) có thể thấy ở những người học hướng nội thích tự suy luận, nghiên cứu độc lập. PCHT nhóm (interpersonal) thể hiện ở những người học có nhu cầu trao đổi, liên hệ, thảo luận với những đối tượng khác về các nội dung đang học để có thể tiếp thu tốt hơn. Nếu có cách học phù hợp với PCHT thì việc tiếp thu, lĩnh hội tri thức sẽ có hiệu quả cao và việc học diễn ra một cách nhẹ nhàng, thoải mái hơn. Tuy nhiên hiện nay, tại nhiều nước đang phát triển, PCHT của sinh viên chưa được quan tâm nghiên cứu nhiềuvà giảngviên, sinh viên còn khá “lạ lẫm” với thuật ngữ này. Nhiều giảng viên dạydựa trên phong cách yêu thích của mình chứ chưa để ý đến PCHT của người học. Sinh viên thì đa phần học theo thói quen,sở thích của bản thân hoặc bắt chước theo bạn bè. Sinh viên năm thứ nhất là những người mới bước vào môi trường đại học, những kiến thức mới lạ, các phương pháp dạy học khác với phổ thông đã khiến không ít sinh viên gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức hoạt động học tập của mình. Một trong những lý do cơ bản của thực trạng này là do sinh viên chưa biết các thế mạnh trong cách học của bản thân. Xuất phát từ lý do trên, chúng tôi tiến hành khảo sát PCHT của sinh viênnăm thứ nhất trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế (ĐHKT – ĐHH) và từ đó đề xuất các cách học phù hợp với PCHT của sinh viên, nhằm giúp sinh viênnâng cao hiệu quả học tập. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để nghiên cứu PCHT của sinh viên, chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến của 300 sinh viên (gồm 110 nam và 190 nữ thuộc 6 ngành học khác nhau) và 15 giảng viên. Phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng là điều tra bằng bảng hỏi nhằm khảo sát, tìm hiểu thực trạng PCHT của sinh viên năm thứ nhất, trường ĐHKT – ĐHH. Năm loại phong cách cơ bản bao gồm: thị giác, thính giác, xúc giác-vận động, cá nhân, nhóm và được phân thành 3 nhóm: nhóm PCHT ưu thế (38 - 50 điểm), nhóm PCHT ít ưu thế (25-37 điểm), nhóm PCHT không rõ ràng (0-24 điểm). Ngoài ra, nghiên cứu còn sử dụng phương pháp quan sát và phương pháp phỏng vấn sâu. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Mức độ nhận thức của sinh viên về phong cách học tập của bản thân Số liệu ở bảng 1 cho thấy hơn 50% sinh viên năm thứ nhất trường ĐHKT Huế có khả năng nhận biết được PCHT của bản thân, trong đó, 11% sinh viên khẳng định biết rất rõ và 43,7% biết về phong cách học của mình. Bên cạnh đó, một bộ phận không nhỏ sinh viên “không biết” và “biết không rõ ràng” về PCHT của cá nhân mình. Cụ thể, có 41,7% sinh viênhơi đoán biết nhưng không rõ ràng và 3,6% sinh viên hoàn toàn không biết gì về PCHT của bản thân. Như vậy, phần lớn sinh viên hận thức khá tốt về PCHT của bản thân nhưng vẫn còn một bộ phận không nhỏ sinh viên không biết rõ về PCHT của mình, đây là khó khăn cản trở sinh viên sử dụng hiệu quả PCHT của bản thân vào hoạt động học tập. PHONG CÁCH HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNGĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐẠI HỌC HUẾ 81 Bảng1. Nhận thức của sinh viên về phong cách học tập của bản thân 3.2. Nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của phong cách học tập Số liệu ở bảng 2 cho thấy đa số sinh viên nhận thức được tầm quan trọng của PCHT với hoạt động học tập. Phần lớn sinh viên cho rằng PCHT có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc dạy và học. Việc xác định được PCHT sẽ giúp cho giảng viên hiểu rõ người học, tiến hành hoạt động dạy học phù hợp với từng đối tượng và giúp cho người học hình thành được cách học phù hợp với thế mạnh của mình, tổ chức quá trình tự học có hiệu quả, phát huy được thế mạnh và khắc phục điểm yếu của bản thân. Có nhiều sinh viên đồng ý “PCHT giúp người học tổ chức quá trình tự học hiệu quả, phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu của bản thân” (chiếm 22,7%). Bên cạnh đó, có 13% sinh viên nhận thấy PCHT có thể giúp người học hình thành được cách học phù hợp với thế mạnh của mình và 6,3% ý kiến lại cho rằng xác định được PCHT sẽ giúp giáo viên hiểu rõ người học và tiến hành hoạt động dạy học phù hợp với từng đối tượng. Bảng 2.Nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của phong cách học tập STT Ý nghĩa của PCHT Số lượng Tỉ lệ 1 Giúp giáo viên hiểu rõ người học và tiến hành hoạt động dạy học phù hợp với từng đối tượng 19 6,3 2 Giúp người học hình thành được cách học phù hợp với thế mạnh của mình 39 13,0 3 Giúp người học tổ chức quá trình tự học hiệu quả, phát huy được thế mạnh và khắc phục điểm yếu của bản thân 68 22,7 4 Cả ba nội dung trên 174 58,0 Tổng 300 100,0 Như vậy, phần lớn sinh viên đã đánh giá cao tầm quan trọng, ý nghĩa của PCHT đối với hoạt động học tập và điều này có lợi đối với chất lượng học tập ở sinh viên. Tuy nhiên, còn nhiều sinh viên nhận thức, đánh giá chưa đầy đủ về ý nghĩa của PCHT và điều này cho thấy khả năng hiểu biết của sinh viên về PCHT còn nhiều hạn chế. Do đó, sinh viên chưa thực sự quan tâm, hứng thú tìm hiểu và sử dụng PCHT trong hoạt động học tập của bản thân. Vấn đề này ít nhiều cũng ảnh hưởng không tốt đến kết quả học tập của sinh viên. STT Mức độ nhận thức Số lượng Tỉ lệ 1 Biết rất rõ về PCHT của mình 33 11,0 2 Biết PCHT của mình 131 43,7 3 Hơi đoán biết về PCHT của mình 125 41,7 4 Không biết PCHT của mình 11 3,6 Tổng 300 100 82 NGUYỄN THỊ HÀ - NGUYỄN VĂN BẮC 3.3. Biểu hiện phong cách học tập của sinh viên Số liệu từ bảng 3 cho thấycác PCHT đều nằm mức giới hạn điểm của PCHT ưu thế và PCHT ít ưu thế, không có phong cách không rõ ràng. PCHT ưu thế là PC xúc giác - vận động và PC nhóm (38 - 50 điểm), các PC nhìn - nghe - cá nhân nằm trong giới hạn điểm của PC ít ưu thế (25 - 37 điểm).Tuy nằm cùng trong một mức điểm nhưng điểm trung bình (ĐTB) của mỗi PCHT rất khác nhau. Cùng nằm trong giới hạn điểm PCHT ưu thế nhưng PCHT xúc giác - vận động có ĐTB là 41,22 và điểm thấp nhất là 26, điểm cao nhất là 50, cao hơn so với PCHT nhóm (ĐTB là 39,25 và điểm thấp nhất là 18, điểm cao nhất là 50). Tương tự ở nhóm PCHT ít ưu thế: PC thị giác có ĐTB cao nhất (31,47), điểm thấp nhất là 16 và cao nhất là 48; PCHTcá nhân ĐTB là 29,51 điểm, điểm thấp nhất là 10 và cao nhất là 50; PCHT thính giác có ĐTB là 29,43, điểm thấp nhất là 10 và điểm cao nhất là 46. Bảng 3. Phong cách học tập của sinh viên năm thứ nhất STT Phong cách học tập Điểm thấp nhất Điểm cao nhất Điểm trung bình Độ lệch chuẩn 1 Thị giác 16 48 31,47 5,935 2 Thính giác 10 46 29,43 6,284 3 Xúc giác - vận động 26 50 41,22 4,821 4 Cá nhân 10 50 29,51 7,481 5 Nhóm 18 50 39,25 5,564 Như vậy, PCHT ưu thế nổi bật của sinh viên qua bảng hỏi là PCHT xúc giác – vận động và nhóm. Tuy nhiên, trong thực tế, sinh viên lại tự xác định PCHT ưu thế của họ là cá nhân và nhóm. Điều này chứng tỏ sinh viên chưa nhận thức đúng về PCHT thực sự của bản thân, nhận thức của các em còn thiếu chính xác, mang tính chất “suy đoán” nhiều hơn. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy có sự khác biệt về PCHT ở một số ngành học. Cụ thể, trong PCHT thị giác có sự khác biệt rõ rệt về điểm trung bình giữa ngành kinh doanh thương mại và quản trị nhân lực (ĐTB khác biệt = -4,040;p = 0,009 < 0,05), giữa ngành quản trị nhân lực và hệ thống thông tin quản lý (ĐTB khác biệt = 3,089;p = 0,0021 < 0,05). Ở PCHT thính giác có sự khác biệt giữa ngành kinh tế và kinh doanh thương mại (ĐTB khác biệt = 2,180;p= 0,040 < 0,05). Ở PCHTxúc giác – vận động chỉ có sự khác biệt giữa ngành quản trị kinh doanh và marketing (ĐTB= 2,478; P=0,032 < 0,05). Trong PCHTcá nhân có sự khác biệt giữa ngành kinh tế và hệ thống thông tin quản lý (ĐTB= 3,395;p = 0,031 <0,05). Có thể thấy, sinh viên trường Kinh tế thường năng động, hăng hái trong học tập hơn sinh viên ở những môi trường khác. Hơn nữa với những đặc điểm đặc trưng của các ngành học kinh tế luôn đòi hỏi người học phải linh hoạt, nhạy bén trước các tình huống thực tiễn xảy ra khi kinh doanh và những kỹ năng cần có như làm việc nhóm, thuyết trình, giao tiếpBên cạnh đó, khi học một số môn học chuyên ngành kinh tế, người học cần phải trực tiếp tìm hiểu ở những địa điểm kinh doanh hay đi thực tế ở những nơi liên quan đến PHONG CÁCH HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNGĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐẠI HỌC HUẾ 83 môn học để nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm, cập nhật thông tin, nắm bắt kiến thức một cách đầy đủ nhất. Chẳng hạn như: ngành marketing, hệ thống thông tin quản lý, kinh doanh thương mại Hơn nữa, ở trường kinh tế, khi giảng dạy, giảng viên thường xuyên sử dụng phương pháp chia nhóm học tập và yêu cầu sinh viên thâm nhập thực tế để viết bài thu hoạch, làm bài tiểu luậnVì vậy, PCHT xúc giác – vận động và nhóm sẽ là những PCHT phù hợp và mang lại hiệu quả cho hoạt động học tập của sinh viên. 3.4. Mối tương quan giữa phong cách học tập và kết quả học tập của sinh viên Kết quả ở bảng 4 cho thấy, có mối tương quan thuận, khá mạnh giữa PCHT thính giác, xúc giác - vận động, nhóm với kết quả học tập. Hệ số tương quan giữa kết quả học tập với PCHT thính giác (r= 0,193, p= 0,001) với PCHT xúc giác – vận động(r= 0,635, p = 0,000), với PCHT nhóm (r= 0,436, p = 0,000) cho thấy rõ mối quan hệ khá chặt chẽ giữa kết quả học tập và các loại PCHT này. Điều này chứng tỏ sinh viên càng thiên về các PCHT đóthì kết quả học tập sẽ cao.Như vậy, ta có thể khẳng định rằng trong việc học ngành kinh tế, những sinh viên có PCHT ưu thế là xúc giác-vận động và nhóm sẽ học thuận lợi hơn so với những sinh viên có PCHT thị giác, cá nhân. Bảng 4. Tương quan giữa phong cách học tập và kết quả học tập của sinh viên Stt Cặp biến xét tương quan Hệ số tương quan (r) Mức ý nghĩa thống kê (p) 1 PCHT thị giác - KQHT 0,06 0,27 2 PCHT thính giác - KQHT 0,19** 0,00 3 PCHTxúc giác vận động - KQHT 0,64** 0,00 4 PCHT cá nhân - KQHT -0,09 0,14 5 PCHT nhóm - KQHT 0,44** 0,00 Ghi chú: **: Tương quan nhị biến có ý nghĩa ở mức 0,01 Kết luận này càng được củng cố khi kết quả điều tra cho thấy rằng PCHT mà sinh viên tự xác định (cá nhân) chưa mang lại hiệu quả cao. Có 60% sinh viên cho rằng PCHT cá nhân của các em ít hiệu quả và khoảng 21% tự đánh giá là PCHT “không có hiệu quả”, trong khi chỉ có 15,7% sinh viên cho là “có hiệu quả” và chỉ có 3% là “rất hiệu quả” (xem bảng 5). Đây là thực tế đáng lo ngại cho hoạt động học tập của sinh viên. Việc không xác định rõ PCHT ưu thế sẽ khiến sinh viên gặp nhiều khó khăn trong tiếp nhận và xử lý các thông tin học tập. Do đó, cần có sự hướng dẫn, điều chỉnh PCHT cho sinh viên ngay từ đầu năm học. Bảng 5. Đánh giá của sinh viên về hiệu quả của phong cách học tập hiện tại đối với hoạt động học tập STT Mức độ Số lượng Tỉ lệ Thứ bậc 1 Rất hiệu quả 9 3,0 4 2 Hiệu quả 47 15,7 3 3 Ít hiệu quả 180 60,0 1 4 Không hiệu quả 64 21,3 2 Tổng 300 100 84 NGUYỄN THỊ HÀ - NGUYỄN VĂN BẮC Từ những kết quả nghiên cứu trên, ta có thể thấy rõ việc xác định PCHT ưu thế sẽ mang lại hiệu quả và tạo được lợi thế cho sinh viên năm thứ nhất, trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế trong hoạt động học tập. 3.5. Nhận thức của sinh viên về các yếu tố ảnh hưởng tới phong cách học tập Số liệu ở bảng 6 cho thấy theo đánh giá của sinh viên, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến PCHT và mức độ ảnh hưởng của chúng là không giống nhau. Yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất là phương pháp giảng dạy của giảng viên, tiếp theo là yếu tố sở thích cá nhân, đến sức khỏe - thái độ - phương pháp học, tính cách bản thân, trí thông minh, môi trường văn hóa xã hội, điều kiện môi trường học tập. Giới tính là yếu tố ít ảnh hưởng nhất đến PCHT. Bảng 6. Nhận thức của sinh viên về các yếu tố ảnh hưởng đến phong cách học tập Stt Yếu tố ảnh hưởng Mức độ Không ảnh hưởng Ít ảnh hưởng Ảnh hưởng nhiều SL % SL % SL % 1 Sở thích cá nhân 20 6,7 93 31,0 187 62,3 2 Trí thông minh 18 6,0 119 39,7 163 54,3 3 Môi trường văn hóa xã hội 26 8,7 114 38,0 160 53,3 4 Phương pháp giảng dạy của giảng viên 17 5,7 79 26,3 204 68,0 5 Các điều kiện của môi trường học tập 22 7,3 129 43, 0 149 49,7 6 Tính cách bản thân 28 9,3 97 32,3 175 58,3 7 Sức khỏe, thái độ, xu hướng 24 8,0 90 30,0 186 62,0 8 Giới tính 180 60,0 92 30,7 28 9,3 4. ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP TÁC ĐỘNG Với mục đích nhằm giúp sinh viên nhận thức và xây dựng được PCHT phù hợp, chúng tôi đề xuất một số biện pháp như sau: Thứ nhất: Nâng cao nhận thức cho sinh viên về PCHT của bản thân. Để nâng cao nhận thức cho sinh viên về PCHT các nhà quản lý giáo dục cần lồng ghép PCHT vào các chương trình, hoạt động trong trường học để sinh viên có cơ hội tiếp xúc và tìm hiểu PCHT một cách chính xác, khoa học nhất. Bổ sung thêm nguồn tài liệu về PCHT trong hệ thống thư viện ở các trường học, để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu của giảng viên và sinh viên. Hay lồng ghép vào các môn học để đưa vào giảng dạy trực tiếp trên lớp học, chẳng hạn như môn Tâm lý học... Đồng thời nhà trường cần tổ chức các buổi diễn thuyết, tọa đàm về PCHT giúp SV lĩnh hội được nhiều thông tin và kiến thức hơn. Thứ hai: Làm cho giảng viên nhận biết được PCHT của sinh viên để điều chỉnh cách dạy phù hợp Các nhà quản lý giáo dục cần tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề, các đợt tập huấn, bồi PHONG CÁCH HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNGĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐẠI HỌC HUẾ 85 dưỡng chuyên môn về PCHT cho đội ngũ giáo viên nói chung và giảng viên nói riêng.Cần xây dựng chủ trương yêu cầu dạy học phù hợp với đặc điểm, cách học của sinh viên. Thứ ba: Cố vấn học tập cần tư vấn giúp đỡ sinh viên lựa chọn PCHT Giảng viên, đặc biệt là các cố vấn học tập cần giúp sinh viên hiểu được những đặc điểm, đặc trưng mà chuyên ngành mà các em đang theo học. Giúp sinh viên nhận biết những điểm mạnh hay điểm hạn chế của PCHT hiện tại của các em đối với chuyên ngành học của mình. Thứ tư: Gợi ý một số cách học phù hợp với PCHT của sinh viên - Phong cách học tập thị giác: sinh viênnên dùng nhiều vật dụng trực quan như: tranh, biểu đồ, sơ đồ, đồ thị Khi đọc tài liệu, sách, cần dùng màu sắc để làm nổi bật các điểm quan trọng trong bài đọc, hay ghi chú bằng các mã màu để dễ ghi nhớ. Nên sử dụng sơ đồ tư duy màu sắc trong các bài học để tổ chức thông tin cho một bài tập hoặc cho một kỳ thi và đặt các bản đồ tư duy đó trên các bức tường trong khu vực học tập của bạn, như vậy sẽ nắm được bài và hiểu bài nhanh hơn. Hoặc khi lên lớp cần ghi chép lại các điểm chính và sao chép lại các thông tin có ở trên bảng, cần học ở nơi yên lặng để tránh sự ồn ào và những nơi không có quá nhiều hình ảnh không liên quan tới bài học gây mất tập trung - Phong cách học tập thính giác: Với những người học thính giác, trong giờ học nên tập trung lắng nghe hoặc dùng máy ghi âm trong suốt quá trình nghe giảng thay cho việc ghi chép. Khi học bài ở nhà cần đọc to thành tiếng các tài liệu để tiếp nhận thông tin nhanh hơn; lên lớp tăng cường phát biểu, trao đổi thông tin bằng ngôn ngữ nói. - PCHT xúc giác – vận động: Người học nên tự làm, tự thực hành để tiếp thu và ghi nhớ thông tin dễ dàng hơn. Trên lớp học, cần tham gia vào các hoạt động nhóm, các trò chơi hay giờ thực hành và thường xuyên nghỉ giải lao khi thời gian đọc quá nhiều. Bên cạnh đó, người học xúc giác cần đi thực tế, trải nghiệm mới học hỏi, lĩnh hội kiến thức hiệu quả nhất, chẳng hạn: sinh viên kinh tế có thể đi làm thêm, làm cộng tác viên ở các công ty, các nhà hàng, các địa điểm kinh doanh Là sinh viên kinh tế ngoài kiến thức lý thuyết, những chuyến đi thực địa là rất cần thiết. - Phong cách học tập cá nhân: Người học PCHT cá nhân cần phải học ở những nơi thật yên tĩnh; cần xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng môn học; chuẩn bị đầy đủ các tài liệu tham khảo, sách hướng dẫn, giáo trình liên quan để thuận lợi cho việc tự nghiên cứu; cố gắng kiên trì, xem xét kỹ trước khi giải quyết vấn đề. Cần học ở những nơi ít người, có không gian học tập riêng. - Phong cách học tập nhóm: Người thiên về PCHT nhóm cần: tích cực tham gia nhiều vào các hoạt động thảo luận, trao đổi ý kiến với thầy cô bạn bè trong giờ học. Tích cực bày tỏ ý kiến trong các cuộc thảo luận hay tương tác với những người khác. Cần tìm những người phù hợp để tạo nhóm, tham gia nhiều vào các hoạt động tập thể, rèn luyện các kỹ năng làm việc nhóm như: kỹ năng nêu và giải quyết vấn đề, kỹ năng thuyết trình 86 NGUYỄN THỊ HÀ - NGUYỄN VĂN BẮC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] McCarthy, B. (1980). The 4MAT system: Teaching to learning styles with right/left mode techniques. Barrington, IL: Excel. [2] Kolb, A. Y., & Kolb, D. A. (2006). Learning styles and learning spaces: A review of the multidisciplinary application of experiential learning theory in higher education. In Sims, R. R. & Sims,S. J. (Eds.), Learning styles and learning (pp. 45-91). New York: Nova Science Publishers. [3] Kolb, D. A. (1985). Learning style inventory. Retrieved from media/2010/08.pdf. [4] Moran, A. (1991). What can learning styles research learn from cognitive psychology? Educational Psychology, 11(3/4), 239-246. [5] Nguyễn Công Khanh (2007), “Nghiên cứu phong cách học tập của sinh viên”, Tạp chí Giáo dục, (202), tr7-10. [6] Noguera, J. S., & Wageman, J. (2011). Spanish EFL undergraduate students' perceptions of learning styles.Nordic Journal of English Studies, 10(1), 77. [7] Tobias. C.U. (2014). Mỗi đứa trẻ một phong cách học - Đi tìm phong cách học tập của con bạn. NXB Lao động xã hội. [8] Đinh Thị Hồng Vân (2006). Nghiên cứu phong cách học tập của sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế. Luận văn Thạc sỹ Tâm lý học, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế Title: LEARING STYLES: COLLEGE OF ECONOMICS, HUE UNIVERSITY STUDENTS’ PERCEPTIONS AND IMPLICATIONS FOR IMPROVEMENT Abstract: Learning style has a great impact on learners’ learning outcomes. It is the stable combination of cognitive, sentimental, physical elements of learners. It interacts and responds to the learning environment. It is more likely for a learner with suitable learning styles to learn effectively and to obtain better learning achivements. This study investigates Hue University of Economics students’ perceptions, attitudes and manifestations of learning styles. The findings show that although they have relativey good perceptions of learning styles, there are a number of students who do not yet have suitable attitudes towards and desirable manifestations of learning styles. Their most dominant learning style is intrapersonal. The study also indicates the strong relationship between students’ learning styles and their learning outcomes. In addition, it shows students’ awareness of factors influential to their learning styles. Based on the findings, relevant suggestions to improve students’ learning styles are made. Keywords: students, learning style, College ofEconomics, Hue University NGUYỄN THỊ HÀ Học viên Cao học, chuyên ngành Tâm lý học, khóa 22 (2013-2015),trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế ĐT: 0164 984 7599, Email: nguyenha.09ctl@gmail.com PGS. TS.NGUYỄN VĂN BẮC Khoa Tâm lý- Giáo dục, trường Đại học sư phạm, Đại học Huế ĐT: 0988 878 070, Email: nguyenv_bac@yahoo.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf29_457_nguyenthiha_nguyenvanbac_12_nguyen_van_bac_1486_2020382.pdf
Tài liệu liên quan