Phẫu thuật chín mé

Phòng ngừa  Cách tốt nhất để phòng ngừa là cắt móng cẩn thận. Móng chân nên cắt thẳng và giữ cho đầu móng luôn dài hơn da. Điều này ngăn chặn gốc móng đâm vào da. Không nên cắt tròn hoặc cắt quá ngắn  Mang giày vừa chân, hạn chế mang giày cao gót  Giữ chân sạch và khô

pdf31 trang | Chia sẻ: truongthinh92 | Lượt xem: 2505 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phẫu thuật chín mé, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẪU THUẬT CHÍN MÉ BS PHAN CHUNG THÙY LYNH MỤC TIÊU  Kể được các nguyên nhân gây chín mé  Mô tả được các giai đoạn lâm sàng của chín mé  Thực hiện được phẫu thuật chín mé ở tuyến cơ sở  Thực hiện được việc theo dõi và chăm sóc sau phẫu thuật chín mé  Kể được các biện pháp phòng ngừa chín mé Nguyên nhân  Do di truyền  Do bệnh lý của xương bên dưới, làm biến dạng móng bên trên  Ở những người béo phì, lớp mỡ dày có thể ảnh hưởng đến các nếp của móng  Điều trị HIV – làm tăng tỷ lệ bị ingrown nails  Chấn thương trước đây làm ảnh hưởng đến hình dạng móng Nguyên nhân Mang giày chật hoặc cao gót có thể móng bị đè ép, mọc bất thường Cắt móng không đúng có thể làm các góc cạnh của móng mọc vào trong da, nên cắt móng thẳng và ngang, không nên cắt tròn các góc Nhiễm nấm móng có thể làm cho móng dày lên hoặc rộng ra mọc vào trong da Chấn thương móng cấp hoặc bất cứ những nguyên nhân nào làm cho móng bị chấn thương lặp lại nhiều lần (như các cầu thủ đá bóng) đều có thể gây ra ingrown nail Lâm sàng Giai đoạn 1  Đỏ da  Hơi phù  Đau khi ấn vào nếp bên của móng Lâm sàng Giai đoạn 2 –  Các triệu chứng tăng lên  Chảy dịch  Nhiễm trùng Lâm sàng Giai đoạn 3 –  Các triệu chứng tăng lên  Tăng sinh mô hạt  Phì đại nếp móng KỸ THUẬT PHONG BẾ THẦN KINH Các dây thần kinh chạy dọc 2 bên bờ của ngón KỸ THUẬT PHONG BẾ THẦN KINH KỸ THUẬT PHONG BẾ THẦN KINH Điều trị Giai đoạn I  Chườm nóng  Nhét gạc  Dùng kháng sinh nếu có nhiễm trùng Giai đoạn II  Cắt một phần móng (thành công 30% theo Zuber) Điều trị Giai đoạn III  Cắt lọc mô hoại tử và móng, giường móng ở nếp móng bên  Silver nitrate đốt móng phì đại  Đốt giường móng bằng: Phenol 88% trong 1 phút, Sodium hydroxide 10% trong 1 phút, Laser, Electrosurgical Giải phẫu học Anatomy Phẫu thuật  Găng tiệt trùng  Ống chích có 10-mL lidocaine (Xylocaine) 1%, với kim 30G  Dung dịch sát trùng  Gạc tiệt trùng  Khăn có lỗ  Kéo  Kéo cắt băng  2 kềm  Dây thun tiệt trùng  Cây nâng móng  Tăm bông Phẫu thuật  Bệnh nhân nằm ngữa, gối có thể gấp hoặc duỗi.  Sát trùng bằng dung dịch povidone-iodine.  Gây tê digital nerve block với dung dịch 1% lidocaine (không có epinephrine), dùng ống chích 10-mL với kim 30G. Khoảng 2 - 3 mL dung dịch lidocaine ở mỗi cạnh bên ngón chân thường là đủ để gây tê.  Chờ 5 - 10 phút cho thuốc tê có tác dụng. Phẫu thuật  Sử dụng dây thun cột ở gốc ngón chân để cho trường mổ khô sạch, nhưng chỉ nên sử dụng trong khoảng thời gian ngắn.  Trải khăn có lỗ lên ngón chân  Dùng dụng cụ nâng móng hoặc dùng kềm nâng móng lên tách ra khỏi giường móng và nếp móng. Phẫu thuật  Phần móng cắt bỏ sẽ chiếm 1/4 hoặc 1/5 cả móng. Đường cắt tạo nên một bờ móng mới thẳng và phẳng. Có thể cắt bằng kéo, dụng cụ cắt móng hoặc bằng dao. Cắt từ đầu dưới của móng cho đến gốc móng, lấy cả giường móng và chất nền của móng ở gốc móng.  Sử dụng kềm để nắm phần móng loại bỏ. Phẫu thuật Phẫu thuật  Có thể sử dụng dao điện để cầm máu và để đốt chất nền của móng ở phần móng đã cắt, đốt cả phần mô hạt tăng sinh ở bờ móng. Thường sử dụng dòng điện khoảng 20-40W (cài đặt 2-4), áp khoảng 2-10 giây.  Có thể sử dụng dung dịch phenol 88% để phá hủy chất nền móng ở phần móng bị cắt.  Thường không cần gửi giải phẫu bệnh phần mô vừa cắt, trừ trường hợp nghi ngờ ác tính. Phẫu thuật  Thoa thuốc mỡ kháng sinh lên vết thương và lên gạc trước khi băng, băng thun cầm máu  Sử dụng thuốc kháng sinh và giảm đau sau khi mổ.  Kê chân cao khi nằm Theo dõi  Tái khám sau 2 ngày.  Tái khám ngay nếu vết thương đau nhiều, sưng nề, đỏ, hoặc tăng tiết dịch vì có thể bị nhiễm trùng.  Nếu không cắt hết phần chất nền của móng, có thể bị tái phát.  Kiểm tra lại vết thương sau 3-5 ngày. Chăm sóc sau mổ  Thay băng vào ngày thứ 2 sau mổ.  Vào ngày thay băng, tháo băng và rửa với xà phòng và nước. Sau đó bôi thuốc mỡ kháng sinh và băng lại.  Dùng kháng sinh theo toa.  Giữ vết thương khô sạch.  Trong 3 ngày đầu nên để chân cao sẽ đỡ đau.  Tự vệ sinh bằng nước ấm mỗi ngày, có thể pha betadin. Bôi thuốc mỡ kháng sinh mỗi ngày  Thay băng ngày 1-2 lần cho đến khi lành hẳn.  Hạn chế vận động mạnh hay tập thể dục ít nhất trong 1 tuần.  Thời gian lành thường là vài tuần Biến chứng  Hoại tử ngón chân do thời gian garrote quá lâu.  Tổn thương mô bên dưới do lạm dụng dao điện. Nếu vết thương không lành sau vài tuần, có thể phải chụp x-quang để đánh giá, cắt lọc lại và sử sụng kháng sinh. Biến chứng  Sưng nóng đỏ đau sau 2 tuần, có thể là biến chứng nhiễm trùng tại chổ hoặc là viêm xương.  Tái phát. Cần chú ý lấy hết phần chất nền ở sừng bên của móng, dưới nếp móng. Biến chứng  Giường móng bị xé rách khi cắt móng bằng kéo: nên cắt bằng kéo lưỡi ngắn và thật sắc, đâu kéo cong nhẹ và hướng lên để tránh xé rách giường móng. Thông thường, chảy máu từ những vết thương nông có thể cầm bằng dao điện, những vết thương sâu có thê cần phải khâu.  Bệnh nhân sẽ ngạc nhiên vì sau khi mổ móng chân sẽ nhỏ hơn. Cần giải thích cho bệnh nhân trước mổ. Bệnh nhân cũng có thể bị sốc khi thầy phần mô hạt bị lấy đi nhiều làm cho nếp móng xấu đi, cần giải thích cho họ yên tâm. Phòng ngừa  Cách tốt nhất để phòng ngừa là cắt móng cẩn thận. Móng chân nên cắt thẳng và giữ cho đầu móng luôn dài hơn da. Điều này ngăn chặn gốc móng đâm vào da. Không nên cắt tròn hoặc cắt quá ngắn  Mang giày vừa chân, hạn chế mang giày cao gót  Giữ chân sạch và khô

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbs_lynh_phau_thuat_chin_me_2343.pdf
Tài liệu liên quan