Nhận xét:
- Điểm trung bình cộng của lớp TN cao hơn và
sai số tiêu chuẩn luôn nhỏ hơn lớp ĐC chứng
tỏ chất lượng học tập lớp TN tốt hơn lớp đối
chứng.
- Hệ số biến thiên V của lớp TN luôn nhỏ hơn
lớp đối chứng. Như vậy chất lượng của lớp TN
đều hơn.
- Hệ số kiểm định tTN > tLT nên sự khác nhau
giữa điểm trung bình của lớp TN và lớp ĐC là
có ý nghĩa về mặt thống kê.
- Tỉ lệ học sinh bị điểm yếu - kém ở các lớp TN
luôn nhỏ hơn các lớp ĐC và tỉ lệ học sinh đạt
điểm khá - giỏi ở các lớp TN luôn lớn hơn các
lớp ĐC.
- Đồ thị đường luỹ tích của các lớp TN đều nằm
về phía bên phải và phía dưới so với các lớp
ĐC chứng tỏ là lớp TN có kết quả học tập cao
hơn.
Với xác suất ngẫu nhiên là 1% (α = 0,01), ta thấy
số liệu là đáng tin cậy và sự chênh lệch giữa lớp
TN và lớp ĐC là có ý nghĩa. Sự chênh lệch là do
hiệu quả tác động của áp dụng kĩ thuật dạy học
“Đúng – Sai” chứ không phải do ngẫu nhiên.
3.5 KẾT LUẬN
Thông qua quá trình nghiên cứu, tác giả nhận thấy
rằng việc sử dụng kĩ thuật dạy học “Thử – Sai”
trong dạy học Hóa học ở trường phổ thông là một
hướng đi tốt, có tính khả thi cao trong quá trình
phát triển năng lực nói chung cũng như năng lực
tư duy phê phán nói riêng. Qua đó, góp phần đáng
kể trong định hướng phát triển toàn diện năng lực
và phẩm chất người học mà Nghị quyết 29, Ban
chấp hành Trung ương 8, khóa XI (2013) đã xác
định
11 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 527 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển năng lực tư duy phê phán thông qua việc sử dụng kĩ thuật dạy học “thử – sai” trong dạy học hóa học ở trường Phổ thông - Trịnh Lê Hồng Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Journal of Science – 2016, Vol. 12 (4), 17 – 27 Part D: Natural Sciences, Technology and Environment
17
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY PHÊ PHÁN THÔNG QUA VIỆC SỬ DỤNG
KĨ THUẬT DẠY HỌC “THỬ – SAI” TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC
Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
Trịnh Lê Hồng Phương
Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin chung:
Ngày nhận bài: 23/09/2015
Ngày nhận kết quả bình duyệt:
27/10/2015
Ngày chấp nhận đăng: 12/2016
Title:
A use of “Trial-Error”
technique to develop critical
thinking competence in high
school chemistry teaching
Keywords:
Chemistry, teaching technique,
competence, critical thinking
competence, Trial-Error
Từ khóa:
Hóa học, kĩ thuật dạy học, năng
lực, năng lực tư duy phê phán,
Thử - Sai
ABSTRACT
The use of the “Trial-Error” technique in high school chemistry teaching is one
of the feasable methods that helps the development of critical thinking
competence proceed faster, more easily and efficiently. This report introduces
the “Trial-Error” technique based on the research results relevant to the
concepts, the structures, the manifestations of critical thinking. The technique is
also in compliance with the 6 principles and 10 steps of the process of
developing critical thinking.
TÓM TẮT
Việc sử dụng kĩ thuật dạy học “Thử – Sai” trong dạy học Hóa học ở trường phổ
thông là một trong những biện pháp khả thi giúp quá trình phát triển năng lực
tư duy phê phán diễn ra nhanh chóng, dễ dàng và đạt hiệu quả cao. Bài báo này
giới thiệu kĩ thuật dạy học “Thử – Sai” dựa trên kết quả nghiên cứu về: khái
niệm, cấu trúc, các biểu hiện của năng lực tư duy phê phán và tuân theo 6
nguyên tắc và 10 bước của quy trình phát triển năng lực.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hóa học là môn khoa học thực nghiệm nghĩa là
mọi học thuyết, định luật, khái niệm, quan niệm,...
đều xuất phát từ các hiện tượng, thí nghiệm, quy
trình sản xuất thực tế. Vì vậy để học tập và nghiên
cứu hóa học, người học phải có những kĩ năng:
quan sát, phân tích, đánh giá, phán đoán, vận dụng
hợp lí các kiến thức hóa học để cho ra những kết
quả chính xác và khoa học. Do đó phát triển năng
lực tư duy phê phán là một trong những giải pháp
tối ưu giúp học sinh rèn luyện các kĩ năng trên và
có cái nhìn chính xác, sâu rộng về bản chất của
các đối tượng hóa học.
Thực tế hiện nay cho thấy các trường phổ thông
vẫn chưa chú trọng đến việc phát triển năng lực tư
duy phê phán cho học sinh trong dạy học nói
chung và dạy học Hóa học nói riêng, bởi lẽ đây là
một trong những năng lực đòi hỏi sự chủ động,
tích cực, sáng tạo cao từ phía người học lẫn sự nỗ
lực đầu tư công sức, trí tuệ của người dạy.
Trước thực trạng đó, các nhà nghiên cứu giáo dục
đã chỉ ra rằng việc đổi mới phương pháp dạy học
không chỉ giúp giáo viên nâng cao năng lực giảng
dạy mà còn giúp học sinh hứng thú, yêu thích bộ
môn hơn (Trinh Văn Biều, 2013, 35). Một trong
xu hướng đổi mới hiện nay là kĩ thuật dạy học
“Thử -Sai”. Đây là một trong những kĩ thuật dạy
học phát huy cao tính tích cực, năng động, tự lực,
sáng tạo cho học sinh đồng thời rèn luyện kĩ năng
hợp tác, phân tích, suy nghĩ và giải quyết vấn đề
Journal of Science – 2016, Vol. 12 (4), 17 – 27 Part D: Natural Sciences, Technology and Environment
18
một cách hiệu quả. Thông qua việc sử dụng kĩ
thuật dạy học “Thử - Sai” trong dạy học hóa học ở
trường phổ thông , học sinh sẽ nắm vững các kỹ
năng quan trọng để có thể thành công trong môn
học hoặc trong nghề nghiệp sau này. Ngoài ra,
học sinh sẽ hăng hái hơn trong việc tự học, dễ
dàng hội nhập trong cuộc sống, đáp ứng được
mục tiêu đổi mới của ngành giáo dục và nhu cầu
của xã hội hiện đại đề ra.
Xuất phát từ những lí do trên, tác giả nhận thấy
rằng việc sử dụng kĩ thuật dạy học “Thử – Sai”
trong dạy học hóa học ở trường phổ thông là một
trong những biện pháp khả thi giúp quá trình phát
triển năng lực tư duy phê phán diễn ra nhanh
chóng, dễ dàng và đạt hiệu quả cao.
2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2.1 Cơ sở khoa học của việc phát triển năng
lực tư duy phê phán cho học sinh phổ
thông
2.1.1 Khái niệm năng lực tư duy phê phán
Theo Trần Thị Tuyết Oanh (2010), “Năng lực tư
duy phê phán là khả năng đánh giá của con người,
thể hiện sự tương tác tích cực của con người về
thế giới xung quanh” (Trần Thị Tuyết Oanh,
2010, 226). Trên cơ sở đó và tính chất đặc thù của
bộ môn Hóa học, tác giả quan niệm rằng: “Năng
lực tư duy phê phán là khả năng thực hiện các
thao tác tư duy (phân tích, tổng hợp, so sánh, khái
quát hóa, trừu tượng hóa) để đưa ra những nhận
xét, kết luận và phương án giải quyết tối ưu đối
với các vấn đề nảy sinh trong quá trình học tập và
nghiên cứu bộ môn Hóa học”. Đây là một trong
những năng lực đòi hỏi sự nỗ lực cao độ của hoạt
động trí óc, đồng thời là cơ sở để học sinh tiến tới
quá trình tự giáo dục ở các bậc học cao hơn.
2.1.2 Cấu trúc năng lực tư duy phê phán
Dựa trên khái niệm năng lực tư duy phê phán,
chương trình Hóa học phổ thông, kết quả của việc
phân tích tổng hợp ý kiến của 56 học viên cao học
chuyên ngành "Lí luận và Phương pháp dạy học bộ
môn Hóa học" khóa 23 (2013-2015); khóa 24
(2014 – 2016) Trường Đại học Sư phạm (ĐHSP)
TPHCM và 15 chuyên gia ngành “Lí luận và
Phương pháp dạy học bộ môn Hóa học” ở các
trường ĐHSP Hà Nội, ĐHSP TPHCM, ĐHSP
Huế tác giả đã xác định cấu trúc của năng lực tư
duy phê phán như sau:
Nếu tiếp cận chương trình Hóa học dựa vào kết
quả đầu ra hay còn gọi là tiếp cận theo định
hướng phát triển năng lực người học thì năng lực
tư duy phê phán gồm: năng lực phân tích vấn đề
hóa học, năng lực đánh giá vấn đề hóa học, năng
lực giải quyết vấn đề hóa học. Đây chính là cấu
trúc phát triển của năng lực tư duy phê phán.
Trong đó:
Năng lực phân tích vấn đề hóa học là khả năng
phát hiện bản chất mối liên hệ giữa các đối tượng
trong các vấn đề hóa học khác nhau dựa trên kiến
thức của tất cả bộ môn.
Năng lực đánh giá vấn đề hóa học là khả năng
sử dụng các luận cứ khoa học để bảo vệ quan
điểm, nhận định của bản thân, từ đó đưa ra những
kết luận có giá trị về vấn đề hóa học đang xét.
Năng lực giải quyết vấn đề hóa học là khả năng
phát hiện và thực hiện sáng tạo các phương án
khắc phục những hạn chế còn tồn tại bên trong
vấn đề hóa học.
2.1.3 Các biểu hiện của năng lực tư duy phê
phán
Dựa trên cơ sở của việc xác định cấu trúc năng lực
tư duy phê phán, đặc điểm tâm sinh lý của học sinh
phổ thông, chương trình Hóa học phổ thông cùng
với việc sử dụng phương pháp chuyên gia, tác giả
đã xác định các biểu hiện của năng lực tư duy phê
phán hóa học như sau:
Journal of Science – 2016, Vol. 12 (4), 17 – 27 Part D: Natural Sciences, Technology and Environment
19
Bảng 1. Các biểu hiện của năng lực tư duy phê phán
Các năng lực
thành phần
Các biểu hiện
Năng lực phân tích
vấn đề hóa học
1- Nhận ra quy luật hoạt động bên trong vấn đề hóa học.
2- Đặt câu hỏi liên quan đến vấn đề hóa học đang xét.
3- Giải thích vấn đề hóa học.
Năng lực đánh giá
vấn đề hóa học
4- Xác định những hạn chế cần khắc phục.
5- Bảo vệ quan điểm, nhận định của bản thân.
6- Kết luận về vấn đề hóa học đang xét.
Năng lực giải quyết
vấn đề hóa học
7- Đề xuất các giả thiết khoa học khác nhau.
8- Xây dựng kế hoạch giải quyết.
9- Thực hiện kế hoạch độc lập, sáng tạo.
10- Tự điều chỉnh kế hoạch thực hiện khi giải quyết vấn đề không thành công.
2.1.4 Nguyên tắc phát triển năng lực tư duy phê
phán
Để đảm bảo tính khả thi và khoa học trong việc
phát triển năng lực tư duy phê phán cho học sinh
phổ thông, tác giả xác định một số nguyên tắc có
tính phương pháp luận sau:
Nguyên tắc 1. Đảm bảo tính đặc thù của bộ môn
Hóa học
Hóa học là môn khoa học thực nghiệm, cung cấp
các thuyết, định luật, khái niệm, quan niệm về
chất cũng như sự biến đổi giữa các chất. Điều này
làm cho đối tượng nhận thức của bộ môn trở nên
vi mô và trừu tượng. Bên cạnh đó, tất cả chúng
đều xuất phát từ các hiện tượng, thí nghiệm, quy
trình sản xuất thực tế. Vì vậy để đạt hiệu quả cao
trong quá trình học tập và nghiên cứu hóa học, đòi
hỏi người học phải có những kĩ năng: quan sát,
phân tích, đánh giá, khái quát hóa, trừu tượng
hóa,... Để đáp ứng yêu cầu đó, việc phát triển
năng lực tư duy phê phán phải luôn gắn liền giữa
lí thuyết với thực nghiệm nhằm giúp các em có
cái nhìn chính xác, sâu rộng, toàn diện về các đối
tượng hóa học.
Nguyên tắc 2. Đảm bảo tính định hướng vào
mục tiêu của chương trình
Mục tiêu chương trình hóa học phổ thông là tạo ra
môi trường thuận lợi để phát triển toàn diện
những năng lực, phẩm chất của người học thông
qua việc cung cấp những kiến thức hóa học cơ
bản cùng với việc rèn luyện các kĩ năng đặc thù
của bộ môn. Vì vậy, việc phát triển năng lực tư
duy phê phán cho học sinh chỉ đạt hiệu quả cao
khi các biện pháp đề xuất hướng vào các “mục
tiêu về chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về
thái độ của chương trình” (Nguyễn Công Khanh,
2013, tr. 215).
Nguyên tắc 3. Đảm bảo tính sư phạm
Nguyên tắc này yêu cầu việc phát triển năng lực
tư duy phê phán phải phù hợp với đặc điểm tâm
sinh lí, khả năng nhận thức của từng học sinh. Do
đó nội dung kiến thức, mục tiêu dạy học trong
mỗi biện pháp cần được “phân tán và sắp xếp theo
thứ tự từ đơn giản đến phức tạp, từ cụ thể đến
khái quát” (Trịnh Văn Biều, 2002, tr. 25). Điều
này sẽ phát huy tối đa tính tích cực, năng động ở
học sinh bên cạnh đó còn khơi dậy niềm đam mê,
sáng tạo của các em đối với bộ môn.
Nguyên tắc 4. Đảm bảo tính toàn diện
Để đảm bảo nguyên tắc này, tác giả đã vận dụng
quan điểm hệ thống – cấu trúc vào việc phát triển
năng lực tư duy phê phán nghĩa là mỗi biện pháp
được đề xuất đều dựa trên mối liên hệ biện chứng
giữa các năng lực thành phần của năng lực tư duy
phê phán, bên cạnh đó mỗi hoạt động dạy học
Journal of Science – 2016, Vol. 12 (4), 17 – 27 Part D: Natural Sciences, Technology and Environment
20
phải hướng đến mục đích phát triển từng năng lực
thành phần, tổng điểm các năng lực thành phần là
cở sở để đánh giá sự phát triển năng lực tư duy
phê phán.
Nguyên tắc 5. Đảm bảo tính thực tiễn
Nguyên tắc này yêu cầu việc phát triển năng lực
tư duy phê phán cho học sinh phải xuất phát từ
việc tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng việc
phát triển năng lực cho học sinh ở các trường phổ
thông. Vì vậy, các biện pháp do tác giả đề xuất
luôn đi từ: đặc điểm vùng miền, điều kiện cơ sở
vật chất, đội ngũ giáo viên,... ở các trường phổ
thông.
Bên cạnh đó, nguyên tắc này còn yêu cầu các biện
pháp phải được tiến hành thường xuyên và liên
tục. Đây có xem là yêu cầu chung, bắt buộc đối
với tất cả các bộ môn, trong đó có Hóa học. Để
đảm bảo nguyên tắc này khi đề xuất các biện pháp
cần:
- Căn cứ vào đặc điểm, cấu trúc và mục tiêu dạy
học của chương trình Hóa học phổ thông.
- Căn cứ vào mục tiêu của mỗi hoạt động mà
học sinh phải thực hiện trong bài học: hoạt
động cơ bản, hoạt động thực hành, hoạt động
ứng dụng.
- Sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
để tham khảo ý kiến giáo viên bộ môn Hóa
học ở các trường phổ thông cùng với các
chuyên gia ngành Lí luận và Phương pháp dạy
học bộ môn Hóa học về biện pháp đã đề xuất.
Nguyên tắc 6. Đảm bảo tính khách quan và
chính xác khi đánh giá sự phát triển năng lực tư
duy phê phán
Bên cạnh việc đề xuất các biện pháp có tính hiệu
quả, khả thi thì cần đảm bảo tính chính xác, khách
quan khi đánh giá sự phát triển năng lực tư duy
phê phán. Để đảm bảo nguyên tắc này thì việc
đánh giá cần hướng đến các yêu cầu sau:
- Thang đánh giá năng lực phải đảm bảo tính
chính xác khi đo lường các mức độ biểu hiện
năng lực của người học. Để làm được điều này
thì cấu trúc của thang đánh giá phải khoa học,
rõ ràng, thể hiện mối liên hệ mật thiết giữa
mục tiêu – nội dung – phương pháp – hình
thức tổ chức, có sự tương quan hợp lí giữa các
tiêu chí đánh giá (Nguyễn Công Khanh, 2013,
215). Bên cạnh đó, từ ngữ được dùng trong
thang đánh giá phải dễ hiểu và chính xác về
mặt khoa học.
- Mỗi tiêu chí đánh giá phải được thể hiện bằng
các điểm số cụ thể tương ứng với kết quả thực
hiện hành động của người học. Điều này sẽ
đảm bảo tính khách quan trong quá trình đánh
giá.
- Đa dạng hóa và kết hợp các công cụ đánh giá
khác nhau (đánh giá qua bài kiểm tra, đánh giá
qua sản phẩm học tập, đánh giá qua bảng quan
sát, đánh giá qua nhận xét,...) nhằm đảm bảo
độ tin cậy khi đánh giá năng lực. Không những
thế, học sinh sẽ cảm thấy thỏa mãn về mặt tinh
thần, kích thích tính tích cực trong học tập,
củng cố uy tín, lòng tin yêu của học sinh đối
với giáo viên.
- Quy trình phát triển năng lực tư duy phê phán.
Dựa trên cơ sở lí luận, thực tiễn, nguyên tắc phát
triển năng lực ở trên, tác giả xây dựng quy trình
phát triển năng lực tư duy phê phán cho học sinh
phổ thông như sau:
- Bước 1. Sử dụng phương pháp điều tra bằng
bảng hỏi để tham khảo ý kiến của các chuyên
gia ngành Lí luận và phương pháp dạy học bộ
môn Hóa học về cấu trúc, biểu hiện, thang
đánh giá năng lực tư duy phê phán cho học
sinh phổ thông.
- Bước 2. Đề xuất các biện pháp phát triển năng
lực tư duy phê phán.
- Bước 3. Sử dụng phương pháp chuyên gia: xin
ý kiến giáo viên bộ môn Hóa học ở các trường
phổ thông và các nhà khoa học ngành Lí luận
và Phương pháp dạy học bộ môn Hóa học về
các biện pháp đã đề xuất. Sau đó chỉnh sửa lần
đầu theo sự góp ý từ các chuyên gia.
Journal of Science – 2016, Vol. 12 (4), 17 – 27 Part D: Natural Sciences, Technology and Environment
21
- Bước 4. Thử nghiệm các biện pháp trong dạy
học Hoá học ở trường phổ thông, cụ thể như
sau:
+ Lập kế hoạch phát triển năng lực tư duy
phê phán được thể hiện qua giáo án, kế hoạch
bài học môn Hóa học;
+ Lựa chọn các phương pháp dạy học hóa
học, dạng bài, thiết kế giáo án, thiết kế nhiệm
vụ, tình huống, bài tập cho học sinh. Thiết kế
các công cụ đo để đánh giá sự phát triển năng
lực tư duy phê phán.
- Bước 5. Rút ra những bài học kinh nghiệm sau
khi có kết quả thử nghiệm mỗi biện pháp.
- Bước 6. Sử dụng phương pháp thống kế toán
học nhằm lựa chọn các biện pháp tối ưu, khả
thi, hiệu quả để phát triển năng lực tư duy phê
phán cho học sinh phổ thông.
- Bước 7. Bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiện các
biện pháp nhằm đảm bảo tính khoa học, hiệu
quả và khả thi.
- Bước 8. Đưa các biện pháp vào dạy học: tổ
chức, theo dõi, hướng dẫn học sinh thực hiện
trong các hoạt động học tập.
- Bước 9. Đánh giá sự phát triển năng lực tư
duy phê phán của học sinh qua các công cụ:
Bảng kiểm quan sát; Hồ sơ học tập của học
sinh; Phiếu tự đánh giá của học sinh; Bài kiểm
tra.
- Bước 10. Rút kinh nghiệm, điều chỉnh và hoàn
thiện. Tiếp tục triển khai các hoạt động nhằm
phát triển năng lực tư duy phê phán cho học
sinh phổ thông.
2.2 Sử dụng kĩ thuật dạy học “Thử – Sai” để
phát triển năng lực tư duy phê phán
2.2.1 Khái niệm kĩ thuật dạy học “Thử – Sai”
Kĩ thuật dạy học “Thử - Sai” là cách thức tổ chức
dạy học nhằm giúp học sinh hình thành thói quen
hoài nghi khoa học (chấp nhận hay khước từ) khi
tiếp nhận tri thức mới thông qua việc trải nghiệm
(Lê Thị Thanh Chung, 2009, 114), thực hiện các
thao tác “sai” và tự tiến hành lại các thao tác
“đúng” trên cơ sở vận dụng kiến thức, kĩ năng,
kinh nghiệm đã có để phân tích, đánh giá những
cái “sai” đã trải qua.
Dựa trên mục tiêu phát triển lần lượt các năng lực
thành phần của năng lực tư duy phê phán, tác giả
chia tiến trình sử dụng kĩ thuật dạy học “Thử –
Sai” thành 4 giai đoạn sau:
- Giai đoạn “Bắt chước – Làm theo” là giai đoạn
dạy học nhằm mục đích giúp người học được
trải nghiệm và thực hiện các thao tác dẫn đến
kết quả “sai” theo sự hướng dẫn, gợi ý từ giáo
viên.
- Giai đoạn “So sánh – Đối chiếu” là giai đoạn
dạy học nhằm mục đích yêu cầu người học
giải thích nguyên nhân dẫn đến kết quả “sai”,
trên cơ sơ vận dụng kiến thức, kĩ năng, kinh
nghiệm đã có để so sánh, đối chiếu kết quả
thực hiện với kết quả “đúng”.
- Giai đoạn “Đề xuất – Thực hiện” là giai đoạn
dạy học nhằm mục đích yêu cầu người học tự
xây dựng quy trình thực hiện các thao tác mới
để dẫn đến kết quả đúng trên cơ sở phân tích,
đánh giá cái “sai” đã trải qua.
- Giai đoạn “ Lựa chọn – Tối ưu” giai đoạn dạy
học nhằm mục đích yêu cầu người học tự đề
xuất, lựa chọn giải pháp tối ưu để thực hiện
các nhiệm vụ, tình huống học tập mới do giáo
viên đưa ra.
2.2.2 Mục đích sử dụng kĩ thuật dạy học “Thử -
Sai”
a. Đối với giáo viên
- Đảm bảo tính logic của quá trình phát triển
năng lực, nghĩa là các năng lực thành phần của
năng lực tư duy phê phán được phát triển lần
lượt thông qua các hoạt động sau:
o Năng lực phân tích vấn đề hóa học của
học sinh được hình thành và phát triển
khi tiến hành giai đoạn “So sánh – Đối
chiếu”.
o Năng lực đánh giá vấn đề hóa học của
học sinh được hình thành và phát triển
khi tiến hành giai đoạn “Đề xuất – Thực
hiện”.
Journal of Science – 2016, Vol. 12 (4), 17 – 27 Part D: Natural Sciences, Technology and Environment
22
o Năng lực giải quyết vấn đề hóa học của
học sinh được hình thành và phát triển
khi tiến hành giai đoạn “Lựa chọn – Tối
ưu”.
- Tạo môi trường thuận lợi để hình thành và
phát triển năng lực tư duy phê phán cho học
sinh.
- Khơi gợi tiềm năng phê phán ở học sinh khi
tiếp nhận cái mới.
- Kích thích nhu cầu phê phán ở học sinh.
- Nhanh chóng, dễ dàng đánh giá sự phát triển
năng lực tư duy phê phán bởi lẽ kết thúc một
giai đoạn dạy học là kết quả của các năng lực
thành phần xuất hiện.
- Không phụ thuộc quá nhiều vào điều kiện cơ
sở vật chất của nhà trường.
b. Đối với học sinh
- Giúp học sinh hình thành và nhận thức đúng
đắn động cơ phê phán.
- Giúp học sinh có thể tự rèn luyện tư duy phê
phán ở ngoài lớp học.
- Gây hứng thú học tập cho các em thông qua
việc trải nghiệm, thực hiện các thao tác “sai”.
- Giúp cho việc lĩnh hội kiến thức mới diễn ra
một cách tự nhiên không theo một quy chuẩn
nhất định.
- Nâng cao hiệu quả việc tự học của học sinh ở
ngoài lớp học.
2.2.3 Công cụ và thang đánh giá năng lực tư duy
phê phán khi sử dụng kĩ thuật dạy học
“Thử –Sai”
Trên cơ sở xây dựng thang đánh giá năng lực tư
duy phê phán ở trên cùng với đặc điểm của việc
sử dụng kĩ thuật dạy học “Thử – Sai” ở trường
phổ thông, tác giả đã thiết kế công cụ đánh giá
như sau:
Bảng 2. Bảng đánh giá năng lực tư duy phê phán khi sử dụng kĩ thuật dạy học “Thử – Sai”
Năng lực thành
phần
Các giai đoạn dạy
học
Các hoạt động học tập của học
sinh
Điểm mức độ
thực hiện các hoạt
động
3 2 1 0
Năng lực phân
tích vấn đề hóa
học
So sánh – Đối chiếu
Phát hiện chính xác và đầy đủ cái
“sai” trong hoạt động học tập.
Giải thích chính xác, đầy đủ nguyên
nhân dẫn đến cái “sai”.
Đề xuất đầy đủ những cái “sai” cần
khắc phục.
Năng lực đánh
giá vấn đề hóa học
Đề xuất – Thực hiện
Đề xuất các phương án khắc phục
cái “sai”.
Thiết lập chính xác và đầy đủ quy
trình thực hiện khắc phục cái “sai”.
Thực hiện quy trình khắc phục cái
“sai”.
Năng giải quyết
vấn đề hóa học
Lựa chọn – Tối ưu
Chỉ ra đúng những điểm hạn chế
cần khắc phục của vấn đề mới.
Journal of Science – 2016, Vol. 12 (4), 17 – 27 Part D: Natural Sciences, Technology and Environment
23
( 0: không thực hiện; 1: thực hiện sai; 2: thực hiện đúng nhưng chưa đầy đủ ; 3: thực hiện chính xác và đầy đủ)
Trên cơ sở xây dựng công cụ đánh giá năng lực tư duy phê phán ở trên, tác giả đưa ra các kết luận về
năng lực tư duy phê phán của học sinh, tương ứng với các số điểm đạt được như sau:
Bảng 3. Thang đo năng lực tư duy phê phán của học sinh phổ thông
Điểm Kết luận
Từ 0 đến 5 Không thực hiện được các thao tác tư duy phê phán để giải quyết vấn đề hóa học.
Từ 6 đến 14 Thực hiện các thao tác tư duy phê phán để giải quyết các vấn đề hóa học đơn giản.
Từ 15 đến 23
Thực hiện thành thạo các thao tác tư duy phê phán để giải quyết các vấn đề hóa học
phức tạp nhưng tính sáng tạo chưa cao.
Từ 24 đến 30
Thực hiện thành thạo các thao tác tư duy phê phán để giải quyết linh hoạt hầu hết
các vấn đề hóa học đòi hỏi có tính sáng tạo cao.
2.2.4 Tiến trình sử dụng kĩ thuật dạy học “Thử -
Sai”
Bước 1. Chuẩn bị
- Dựa trên mục tiêu của chương, của bài, giáo
viên thiết kế nội dung, giáo án dạy học phù
hợp nhằm phát triển năng lực tư duy phê phán.
- Thiết kế các nhiệm vụ học tập theo các mức độ
phát triển của năng lực tư duy phê phán (từ
năng lực phân tích vấn đề hóa học đến năng
lực đánh giá vấn đề hóa học, cuối cùng là năng
lực giải quyết vấn đề hóa học).
- Dự đoán các hướng giải quyết khác nhau của
học sinh.
- Xác định cách phát triển từng năng lực thành
phần ở mỗi hoạt động, nhiệm vụ học tập.
- Chuẩn bị các công cụ đánh giá năng lực tư duy
phê phán cho phù hợp với từng hoạt động dạy
học.
Bước 2. Tiến hành giai đoạn “Bắt chước – Làm
theo”
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện các
thao tác, hành động để dẫn đến kết quả “sai”
(đáp số không chính xác, không đạt chuẩn) về
mặt khoa học.
- Học sinh tiến hành thực hiện các thao tác theo
sự gợi ý, hướng dẫn của giáo viên.
- Giáo viên yêu cầu học sinh tiến hành kiểm tra
kết quả thực hiện.
Bước 3. Phát triển năng lực phân tích vấn đề
hóa học thông qua việc tổ chức hoạt động ở giai
đoạn “So sánh – Đối chiếu”
- Giáo viên đưa ra kết quả “đúng” về mặt khoa
học.
- Học sinh so sánh, đối chiếu kết quả thực hiện
và kết quả đúng.
- Học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng, kinh
nghiệm đã có để giải thích nguyên nhân dẫn
đến kết quả sai.
- Giáo viên sử dụng công cụ để đánh giá năng
lực phân tích vấn đề hóa học của học sinh.
Đề xuất giải pháp khắc phục những
hạn chế của vấn đề mới.
Lựa chọn chính xác giải pháp tối
ưu.
Thực hiện sáng tạo giải pháp tối ưu.
Tổng cộng
Journal of Science – 2016, Vol. 12 (4), 17 – 27 Part D: Natural Sciences, Technology and Environment
24
Bước 4. Phát triển năng lực đánh giá vấn đề hóa
học thông qua việc tổ chức hoạt động ở giai
đoạn “Đề xuất – Thực hiện”
- Dựa trên việc phân tích kết quả sai, giáo viên
yêu cầu học sinh tự xây dựng lại quy trình
thực hiện dẫn đến kết quả đúng.
- Học sinh tiến hành thực hiện các bước do bản
thân tự đề xuất.
- Học sinh so sánh kết quả thực hiện với kết quả
đúng để tiến hành tự đánh giá.
- Học sinh tự rút ra các phương pháp thực hiện
để dẫn đến kết quả đúng.
- Giáo viên sử dụng công cụ để đánh giá năng
lực đánh giá vấn đề hóa học của học sinh.
Bước 5. Phát triển năng lực giải quyết vấn đề
hóa học thông qua việc tổ chức hoạt động ở giai
đoạn “Lựa chọn – Tối ưu”
- Giáo viên đưa ra các nhiệm vụ, tình huống học
tập mới.
- Học sinh xác định các điểm “sai” cần khắc
phục ẩn chứa bên trong các nhiệm vụ, tình
huống học tập mới.
- Học sinh vận dụng những tri thức, kĩ năng vừa
mới tự lĩnh hội để giải quyết những yêu cầu từ
giáo viên đưa ra.
- Học sinh tiến hành phân tích các dữ kiện, giả
thiết trong các nhiệm vụ, tình huống học tập
mới nhằm lựa chọn một giải pháp tối ưu để
thực hiện.
- Học sinh tiến hành thực hiện theo giải pháp đã
chọn.
- Học sinh so sánh kết quả thực hiện với kết quả
đúng để tự rút ra bài học kinh nghiệm.
- Giáo viên sử dụng công cụ để đánh giá năng
lực đánh giá vấn đề hóa học của học sinh.
Bước 6. Đánh giá và kết luận năng lực tư duy
phê phán
- Giáo viên sử dụng công cụ (bản kiểm quan sát,
phiếu đánh giá và tự đánh giá) và thang đánh
giá để kết luận về năng lực tư duy phê phán
của học sinh.
3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1 Mục đích thực nghiệm
Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của kĩ thuật dạy
học “Thử – Sai” trong việc phát triển năng lực tư
duy phê phán cho học sinh phổ thông. Đồng thời
rút ra các bài học kinh nghiệm khi vận dụng kĩ
thuật này trong dạy học Hóa học ở trường phổ
thông.
3.2 Nội dung thực nghiệm
Tác giả đã tiến hành thực nghiệm kĩ thuật dạy học
“Thử – Sai” trong dạy học hóa học lớp 10 nâng
cao như sau:
Bảng 4. Danh sách các bài học có sử dụng kĩ thuật dạy học “Thử – Sai” trong dạy học Hóa học lớp 10 nâng cao
STT Tên bài học Vị trí bài học
Thời gian thực
hiện
1
Bài 31. Hidroclorua - Axit
clohidric
Lớp 10 – chương 5. Nhóm halogen 1 tiết (45 phút)
2
Bài 38. Bài thực hành số 3:
Tính chất của các halogen
Lớp 10 – chương 5. Nhóm halogen 2 tiết (90 phút)
3
Bài 39. Bài thực hành số 4:
Tính chất các hợp chất của
halogen
Lớp 10 – chương 5. Nhóm halogen 2 tiết (90 phút)
Journal of Science – 2016, Vol. 12 (4), 17 – 27 Part D: Natural Sciences, Technology and Environment
25
3.3 Đối tượng thực nghiệm
Tác giả tiến hành thực nghiệm sư phạm ở lớp 10
năm học 2014 – 2015 tại 4 trường trung học phổ
thông (THPT) thuộc Thành phố Hồ Chí Minh: Võ
Trường Toản (Quận 12), Lương Thế Vinh (Quận
1), Võ Thị Sáu (Quận Bình Thạnh), Bình Chánh
(Quận Bình Chánh). Tác giả thực nghiệm trên 6
cặp lớp thực nghiệm (TN) – đối chứng (ĐC), với
mỗi cặp lớp có trình độ tương đương nhau (dựa
vào điểm trung bình môn của năm học trước).
Bảng 5. Danh sách các lớp thực nghiệm và đối chứng
STT Trường THPT Tên giáo viên
Lớp TN Lớp ĐC
Lớp Số HS Lớp Số HS
1
Võ Trường Toản
Nguyễn Anh Duy
10A1 45 10A2 46
2 10A3 40 10A5 37
3 Đỗ Thị Việt Phương 10A4 42 10A8 42
4 Lương Thế Vinh Lê Trung Thu Hằng 10A2 40 10A5 41
5 Võ Thị Sáu Nguyễn Thị Minh Thanh 10A1 40 10A2 42
6 Bình Chánh Nguyễn Phạm Thùy Linh 10A6 43 10A5 43
Tổng cộng 250 251
3.4 Kết quả thực nghiệm
Qua phân tích định lượng, tác giả nhận thấy kết
quả học tập ở các lớp TN luôn cao hơn các lớp
ĐC, cụ thể như sau:
- Tỉ lệ % học sinh đạt điểm khá giỏi ở các lớp
TN luôn cao hơn ở các lớp ĐC và tỉ lệ % học
sinh đạt điểm yếu, kém và trung bình ở các lớp
TN thấp hơn ở các lớp ĐC. Chứng tỏ học sinh
ở các lớp TN, hiểu bài và vận dụng kiến thức
làm kiểm tra tốt hơn so với các lớp ĐC.
Bảng 6. Tổng hợp kết quả điểm bài kiểm tra 1 tiết
Bảng phân loại kết quả học tập của học sinh
Lần kiểm
tra
Yếu – kém % Trung bình % Khá % Giỏi %
TN ĐC TN ĐC TN ĐC TN ĐC
1 1.20 19.92 35.60 51.39 42.40 27.49 20.80 1.20
2 4.80 21.51 37.20 47.81 37.20 25.10 20.80 5.58
3 0.00 25.10 33.20 44.22 41.20 25.10 25.60 5.58
Tổng 2.00 22.18 35.33 47.81 40.27 25.89 22.40 4.12
- Điểm trung bình ở các lớp TN luôn cao hơn ở
các lớp ĐC, độ lệch chuẩn ở các lớp TN luôn
nhỏ hơn ở các lớp ĐC, chứng tỏ điểm mà học
sinh đạt được ở các lớp TN tập trung quanh
giá trị điểm trung bình hơn so với lớp ĐC.
Journal of Science – 2016, Vol. 12 (4), 17 – 27 Part D: Natural Sciences, Technology and Environment
26
- Đồ thị đường lũy tích của lớp TN luôn nằm ở
bên phải và phía dưới so với đồ thị đường lũy
tích lớp ĐC, chứng tỏ số học sinh đạt điểm xi
trở xuống của các lớp TN luôn ít hơn của các
lớp ĐC, đồng nghĩa với việc số học sinh đạt
điểm cao ở lớp TN nhiều hơn ở lớp ĐC.
- Để đảm bảo tính chính xác và khách quan
trong việc đánh giá sự phát triển năng lực tư
duy phê phán của học sinh, tác giả sử dụng
phép kiểm định độc lập t để so sánh dữ liệu
giữa lớp TN và lớp ĐC. Kết quả được thể hiện
ở Bảng 7 như sau:
Bảng 7. Tổng hợp đại lượng kiểm định T
Lần kiểm
tra
Lớp N
S V % tTN tLT
1
TN 250 7.2 ± 0.09 1.49 20.69
11.5 3.31
ĐC 251 5.67 ± 0.09 1.5 26.46
2
TN 250 7.02 ± 0.1 1.64 23.36
8.62 3.31
ĐC 251 5.76 ± 0.1 1.63 28.3
3
TN 250 7.37 ± 0.09 1.49 20.22
11.9 3.31
ĐC 251 5.61 ± 0.11 1.8 32.09
TN 750 7.19 ± 0.06 1.54 21.42
ĐC 753 5.68 ± 0.06 1.65 29.05
Nhận xét:
- Điểm trung bình cộng của lớp TN cao hơn và
sai số tiêu chuẩn luôn nhỏ hơn lớp ĐC chứng
tỏ chất lượng học tập lớp TN tốt hơn lớp đối
chứng.
- Hệ số biến thiên V của lớp TN luôn nhỏ hơn
lớp đối chứng. Như vậy chất lượng của lớp TN
đều hơn.
- Hệ số kiểm định tTN > tLT nên sự khác nhau
giữa điểm trung bình của lớp TN và lớp ĐC là
có ý nghĩa về mặt thống kê.
- Tỉ lệ học sinh bị điểm yếu - kém ở các lớp TN
luôn nhỏ hơn các lớp ĐC và tỉ lệ học sinh đạt
điểm khá - giỏi ở các lớp TN luôn lớn hơn các
lớp ĐC.
- Đồ thị đường luỹ tích của các lớp TN đều nằm
về phía bên phải và phía dưới so với các lớp
ĐC chứng tỏ là lớp TN có kết quả học tập cao
hơn.
Với xác suất ngẫu nhiên là 1% (α = 0,01), ta thấy
số liệu là đáng tin cậy và sự chênh lệch giữa lớp
TN và lớp ĐC là có ý nghĩa. Sự chênh lệch là do
hiệu quả tác động của áp dụng kĩ thuật dạy học
“Đúng – Sai” chứ không phải do ngẫu nhiên.
3.5 KẾT LUẬN
Thông qua quá trình nghiên cứu, tác giả nhận thấy
rằng việc sử dụng kĩ thuật dạy học “Thử – Sai”
trong dạy học Hóa học ở trường phổ thông là một
hướng đi tốt, có tính khả thi cao trong quá trình
phát triển năng lực nói chung cũng như năng lực
tư duy phê phán nói riêng. Qua đó, góp phần đáng
kể trong định hướng phát triển toàn diện năng lực
và phẩm chất người học mà Nghị quyết 29, Ban
chấp hành Trung ương 8, khóa XI (2013) đã xác
định.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đặng Thị Oanh. (Tháng 3, 2013). Mục tiêu và
chuẩn chương trình giáo dục phổ thông môn
Hóa học sau năm 2015. Hội thảo Một số vấn
X m
Journal of Science – 2016, Vol. 12 (4), 17 – 27 Part D: Natural Sciences, Technology and Environment
27
đề chung về xây dựng chương trình giáo dục
phổ thông sau năm 2015, Hà Nội, Việt Nam.
Nguyễn Công Khanh. (Tháng 3, 2013). Đổi mới
kiểm tra đánh giá học sinh theo cách tiếp cận
năng lực. Hội thảo Một số vấn đề chung về
xây dựng chương trình giáo dục phổ thông sau
năm 2015, Hà Nội, Việt Nam.
Nguyễn Thị Thanh Trà. (Tháng 6, 2010). Mối
quan hệ giữa đánh giá của giáo viên và tự
đánh giá của người học về kết quả học tập
trong quá trình dạy học. Hội thảo Kỉ yếu hội
thảo khoa học nghiên cứu, giảng dạy và ứng
dụng Tâm lí học – Giáo dục học trong thời kì
hội nhập quốc tế, Hà Nội, Việt Nam.
Trần Thị Tuyết Oanh. (Tháng 6, 2010). Dạy học
hướng vào phát triển tư duy phê phán cho sinh
viên đại học. Hội thảo Nghiên cứu, giảng dạy
và ứng dụng Tâm lí học - Giáo dục học trong
thời kì hội nhập quốc tế, Hà Nội, Việt Nam.
Trịnh Lê Hồng Phương. (2014). Xác định hệ
thống các năng lực học tập cơ bản trong dạy
học hóa học ở trường trung học phổ thông
chuyên. Tạp chí khoa học trường Đại học Sư
phạm TP.HCM. 59,109-123.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 03_trinh_le_hong_phuong_1_7117_2024227.pdf