Phát triển kinh tế tri thức – sự lựa chọn tất yếu của Việt Nam hiện nay

Knowledge Economy is becoming the mainstream of the world economy. Initially, this article analyzes an overview of the process of formation, concepts and characteristics of the knowledge economy. Since then, the author analyzes economic trends in the manner of the knowledge economy in the developed countries today. According to this general trend, the choice of Vietnam as economic trends in the knowledge of economic development is an indispensable requirement and objective to be able to get the country out of poverty, backwardness, making Vietnam soon become a developed industrial countries.

pdf6 trang | Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 359 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển kinh tế tri thức – sự lựa chọn tất yếu của Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lê Thị Sự Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 98(10): 91 - 96 91 PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC – SỰ LỰA CHỌN TẤT YẾU CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY Lê Thị Sự* Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Bài viết phân tích một cách khái quát về quá trình hình thành, khái niệm và đặc trưng của kinh tế tri thức. Từ đó tác giả phân tích xu hướng phát triển kinh tế theo cách thức của kinh tế tri thức ở các nước phát triển hiện nay. Theo xu thế chung đó, sự lựa chọn của Việt Nam theo xu hướng kinh tế tri thức trong quá trình phát triển kinh tế là một yêu cầu tất yếu và khách quan để có thể đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, đưa Việt Nam sớm trở thành một nước công nghiệp phát triển. Từ khóa: Kinh tế tri thức; xu hướng phát triển; quá trình hội nhập, toàn cầu hóa; chiến lược phát triển Kinh tế tri thức (KTTT) là một khái niệm mới xuất hiện, nó được hiểu như một giai đoạn phát triển mới, cao hơn của nền kinh tế nhân loại. Mặc dù mới xuất hiện, nhưng với tốc độ phát triển nhanh chóng của mình, KTTT đã làm thay đổi một cách căn bản và sâu sắc cục diện nền kinh tế thế giới. Với sự xuất hiện của công nghệ sinh học, công nghệ năng lượng, công nghệ vật liệu mới, đặc biệt là sự xuất hiện của công nghệ thông tin, nền kinh tế thế giới đã có những bước nhảy vọt mạnh mẽ chưa từng có trong lịch sử. Ở các nước như Mỹ, Nhật Bản, Hà Lan, việc phát triển theo xu hướng tri thức hóa nền kinh tế đã làm cho nền kinh tế của họ phát triển vượt xa nền kinh tế của các nước kém phát triển. Việt Nam đang là một quốc gia đang trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, việc lựa chọn con đường phát triển của KTTT là một yêu cầu khách quan của thời đại, nếu không, chẳng những chúng ta không thể “đi tắt, đón đầu” được mà nền kinh tế sẽ càng tụt hậu hơn so với nền kinh tế thế giới.* KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA KINH TẾ TRI THỨC Khái niệm kinh tế tri thức Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại là tiền đề cho sự hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức. Với ba phát minh vĩ đại của trí tuệ nhân loại nửa đầu thế kỷ XX: Thuyết tương đối của Anhxtanh, Thuyết * Tel: 01256 356666, Email; lesudhkhtn@gmail.com lượng tử của Blăngcơ và phát hiện ra mật mã di truyền của Oatxơn và Gricơ đã mở đầu cho một thời kỳ mới của khoa học và công nghệ hiện đại. Từ đây, đã tạo ra một hệ thống công nghệ mới, đó là các công nghệ vi điện tử, máy tính, quang điện, laze, vật liệu mới, hạt nhân, gen, tế bào Đến giữa thập kỷ 70 của thế kỷ XX, cuộc cách mạng khoa học – công nghệ chuyển sang giai đoạn mới, giai đoạn bùng nổ công nghệ. Từ đó tạo ra một cuộc chạy đua ráo riết để chiếm lĩnh công nghệ cao trước thiên niên kỷ mới. Cuộc cách mạng công nghệ này đã tạo nên bộ mặt mới của nền kinh tế, tạo tiền đề hình thành KTTT và xã hội thông tin. Trong nền kinh tế mới này, tri thức và thông tin đã trở thành yếu tố sản xuất quan trọng nhất, hơn cả vốn, nguyên, nhiên liệu và năng lượng. Ngày nay, sự xuất hiện của các ngành công nghệ cao như công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ năng lượng và công nghệ thông tin đã phát triển rất mạnh mẽ, trở thành trụ cột của các nền kinh tế, tạo ra những biến đổi to lớn trong lực lượng sản xuất và toàn bộ xã hội loài người. Các chuyên gia của tổ chức Liên hợp quốc dự đoán, vào khoảng những năm 2030, ở các quốc gia phát triển, nền KTTT về cơ bản sẽ hình thành, và đến cuối thế kỷ XXI, nhân loại sẽ bước vào thời đại KTTT. Những năm gần đây, người ta đã dùng nhiều tên gọi khác nhau để chỉ giai đoạn phát triển mới của nền kinh tế này như: “Kinh tế thông Lê Thị Sự Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 98(10): 91 - 96 92 tin”, “kinh tế mạng”, “kinh tế số”; “Kinh tế học hỏi”; “Kinh tế dựa vào tri thức”, “kinh tế dẫn dắt bởi tri thức”, “kinh tế tri thức”. Trong số các tên gọi trên, “kinh tế tri thức” là tên gọi thường được dùng nhất. Tổ chức OECD (Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế) chính thức dùng từ năm 1996. Cách gọi này nói lên được nội dung của nền kinh tế mới xuất hiện này. Theo tổ chức này, KTTT được định nghĩa là những nền kinh tế dựa trực tiếp vào việc sản xuất, phân phối và sử dụng tri thức, thông tin [5; 98]. Tức là việc sản xuất, phân phối và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định trong phát triển kinh tế, tạo ra của cải vật chất, nâng cao chất lượng cuộc sống.. Ngoài ra còn có nhiều cách hiểu khác nhau về nền kinh tế mới này. Tuy nhiên, tất cả cách tiếp cận đó đều xoay quanh định nghĩa khái quát của tổ chức OECD. Đặc trưng của kinh tế tri thức Hiện nay, khi nhận định về đặc trưng của KTTT, các ý kiến phần lớn là giống nhau, chỉ khác nhau ở số lượng các đặc trưng. Dưới đây, chúng tôi xin trình bày một số đặc trưng chủ yếu của nền KTTT như sau: Đặc trưng cơ bản nhất của KTTT đó là nền kinh tế dựa chủ yếu vào tri thức hay tri thức trở thành nguồn lực có ý nghĩa quyết định nhất đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Khác với các nền kinh tế đã có trong lịch sử (nền kinh tế nông nghiệp, nền kinh tế công nghiệp), tri thức là nguồn lực có vị trí quyết định nhất của sản xuất, là động lực quan trọng nhất cho sự phát triển kinh tế trong nền kinh tế tri thức. Trong nền KTTT, tri thức tham gia vào quá trình quản lý, điều khiển sản xuất, đồng thời trực tiếp là một thành tố trong các sản phẩm cũng như nguyên liệu sản xuất. Ngày nay, đúng như dự báo của C.Mác: Tri thức trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Xu hướng này ngày càng được thấy rõ, có hơn 50% GDP hàng năm của các nước OECD có nguồn gốc từ tri thức, có tới 60% công nhân Mỹ là công nhân tri thức, trong cơ cấu giá trị các sản phẩm, giá trị của nó được cấu thành từ tri thức chiếm 70% – 80%, thậm chí có những sản phẩm còn cao hơn. Nền KTTT mang tính chất toàn cầu. Quá trình phát triển khoa học công nghệ, nhất là công nghệ thông tin và truyền thông, phát triển KTTT, cùng với quá trình phát triển thương mại, thị trường và quá trình toàn cầu hóa, nhất thể hóa các nền kinh tế là những quá trình đi liền nhau, gắn quyện với nhau, tác động qua lại, thúc đẩy nhau phát triển. Ngày nay, sự sản sinh ra, truyền bá và sử dụng tri thức không còn nằm trong phạm vi biên giới một quốc gia. Nền KTTT ra đời trong điều kiện nền kinh tế thế giới toàn cầu hóa; bất cứ ngành sản xuất nào, dịch vụ nào cũng đều dựa vào nguồn cung ứng từ nhiều nước và được tiêu thụ trên toàn thế giới. Người ta thường gọi nền KTTT là nền kinh tế toàn cầu hóa nối mạng, hay là nền kinh tế toàn cầu dựa vào tri thức. Phương thức phát triển cơ bản của nền KTTT là xã hội học tập, học tập suốt đời cho mọi người. Để có được tri thức, mọi người cần học tập thường xuyên hơn nữa, có tổ chức và dưới nhiều hình thức, mới có thể tiếp thu và biến tri thức chung thành cái của mình. Hơn nữa, muốn sử dụng tri thức chung như một loại hàng hóa thông thường, mỗi người lại phải biết chuyển hóa những tri thức đó thành kỹ năng. Với nền KTTT, việc có được nhiều hay ít tri thức là do quá trình học tập, tiếp thu tri thức và năng lực chuyển hóa tri thức của mỗi người. Nền KTTT là nền kinh tế phát triển bền vững và thân thiện với môi trường. Trong nền KTTT, sự phát triển của nó là dựa trên cơ sở kinh tế công nghệ cao, sử dụng một cách hợp lý, hiệu quả các nguồn tài nguyên và không gây ô nhiễm môi trường sống của con người, đồng thời khai phá nguồn tài nguyên thiên nhiên còn chưa được tận dụng hết để thay thế nguồn tài nguyên thiên nhiên quý hiếm đang gần cạn kiệt. Ví dụ, hiện nay nguồn năng lượng hóa thạch đang gây ô nhiễm nặng nề, với mối đe dọa về sự cạn kiệt dầu khí (giá dầu hiện nay có lúc đã lên đến hơn 130USD/thùng) đang là nguy cơ đối với tính bền vững, thì nhờ hệ thống công nghệ cao, Lê Thị Sự Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 98(10): 91 - 96 93 nền KTTT có thể chuyển sang hệ năng lượng mới rẻ tiền và phân phối đồng đều như năng lượng mặt trời, năng lượng nhiệt hạch, và nhân loại sẽ bước vào thời kỳ phát triển bền vững. Nền KTTT làm biến đổi cơ bản thị trường truyền thống. KTTT sinh ra trong điều kiện của nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa và hàng hóa tri thức ngày càng trở nên áp đảo trong thị thị trường đó. Tình hình này dẫn đến những thay đổi cơ bản trong thị trường truyền thống. Trước hết là vấn đề tài sản vô hình ngày càng trở thành vốn đầu tư chính. KTTT tất nhiên cũng cần các loại vốn thông thường (tiền, tài sản), nhưng thông tin, tri thức, tài sản trí tuệ, vốn người ngày càng trở nên quan trọng áp đảo (so với vốn tiền). Trong nền kinh tế Mỹ hiện nay, ở các doanh nghiệp công nghệ cao (Công nghệ phần mềm, viễn thông), số vốn vô hình chiếm tới trên 60% tổng số vốn hữu hình (tiền, tài sản). KTTT làm thay đổi cơ cấu xã hội và thang giá trị xã hội. Trong nền KTTT, thành phần lao động dịch vụ tăng mạnh (có thể lên tới 80% - 85%), thành phần công nghiệp giảm xuống dưới 10% - 15% và lao động nông nghiệp chỉ còn khoảng dưới 5%. Những người lao động tri thức chiếm tỷ lệ rất cao (≈70%), trong số đó, những công nhân tri thức tuy ít nhưng có trình độ và vai trò quyết định trong sản xuất. Trong xã hội xuất hiện các cộng đồng dân cư kiểu mới. Đó là các tổ hợp vừa sản xuất, vừa nghiên cứu, học tập, các làng khoa học, các công viên khoa học, các vườn ươm khoa học, được xây dựng. KINH TẾ TRI THỨC – CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC VỚI VIỆT NAM Thực trạng kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay Nắm bắt được xu thế vận động của thời đại, ngay từ đầu Đảng ta đã rất coi trọng việc tạo ra động lực cho việc hình thành và phát triển KTTT. Tuy nhiên, hiện nay về cơ bản nền kinh tế Việt Nam vẫn là nền kinh tế mang những dấu ấn của kinh tế nông nghiệp, đang chuyển dần sang kinh tế công nghiệp. Vị trí của Việt Nam trong nền kinh tế tri thức toàn cầu là rất thấp. Những chỉ số về kinh tế tri thức của Việt Nam đều ở nửa dưới của bảng xếp hạng. Chỉ số chung về KTTT (KEI) của Việt Nam hiện đang là 3,51, trong khi đó chỉ số KEI của một số nước trong khu vực là rất cao: Singapore là 8,44; Malaysia là 6,07; Thái Lan là 5,52 [6]. Cơ cấu kinh tế - lao động của Việt Nam hiện nay vẫn là lạc hậu: tỷ trọng các ngành dịch vụ, công nghiệp trong GDP còn hạn chế, ngành nông nghiệp còn cao (năm 2010, nông nghiệp chiếm 20,6% GDP, công nghiệp 41,1% và dịch vụ 38,3%). Cơ cấu lao động cũng chưa chuyển biến mạnh mẽ: lao động trong lĩnh vực nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng rất cao, chất lượng lao động còn nhiều hạn chế. Trong khi đó hiện nay ở Mỹ khoảng 80% lực lượng lao động làm việc trong các ngành dịch vụ, nghiên cứu, ứng dụng và triển khai. Thời cơ và thách thức của Việt Nam khi phát triển kinh tế tri thức Trong xu thế phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ và toàn cầu hóa hiện nay, các nước đang phát triển như Việt Nam có nhiều cơ hội nắm bắt các tri thức mới, công nghệ mới để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế. Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ các mô hình kinh tế đi trước cùng với việc biết phát huy nội lực và những lợi thế so sánh, tranh thủ nguồn ngoại lực sẽ giúp chúng ta có những bước đi phù hợp để phát triển nền kinh tế tri thức ở Việt Nam. Đó là một thời cơ lớn của đất nước. Tuy nhiên, Việt Nam bước vào xây dựng nền KTTT với điểm xuất phát thấp, còn nhiều thách thức rất gay gắt cần được khắc phục trong quá trình phát triển. Đó là những thách thức nảy sinh từ thực trạng nền kinh tế còn non yếu của chúng ta đứng trước bối cảnh nền kinh tế thế giới đang trong quá trình toàn cầu hóa mạnh mẽ, do chủ nghĩa tư bản chi phối, làm gia tăng nhanh khoảng cách phát triển và khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc gia, làm cho các mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc và gay gắt. Việt Nam bước vào KTTT trong khi sự chênh lệch về công nghệ với các nước phát triển là Lê Thị Sự Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 98(10): 91 - 96 94 rất xa, những lợi thế về tài nguyên và nguồn lao động rẻ không còn là ưu thế, trong khi đó, chúng ta lại phải đi mua các sản phẩm công nghệ với giá rất cao. Mặt khác, các nước giàu đang dần đẩy các công nghiệp tốn nhiều năng lượng, nguyên liệu, và gây ô nhiễm sang các nước đang phát triển dưới hình thức đầu tư, khiến cho nguy cơ rủi ro của nền kinh tế chúng ta ngày càng lớn. Cộng vào đó là nạn chảy máu chất xám làm cho Việt Nam mất đi một nguồn lực đáng kể. TÍNH TẤT YẾU CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Kinh tế tri thức – xu thế phát triển của nền kinh tế thế giới Bản chất, đặc điểm cũng như biểu hiện của KTTT đã chứng tỏ rằng nền KTTT không phải là sự kỳ vọng hay mơ ước viển vông, mà đó là một xu thế vận động, phát triển được hiện thực hóa khá nhanh. Lực lượng sản xuất vốn là yếu tố động, cách mạng, vì thế nó không ngừng phát triển theo hướng tích cực, làm cho nền kinh tế chuyển biến từ kinh tế nông nghiệp đến kinh tế công nghiệp và ngày nay đang chuyển dần lên KTTT. KTTT là giai đoạn phát triển cao của lực lượng sản xuất, cũng như các nền kinh tế trước nó, KTTT là sự phát triển tất yếu của lực lượng sản xuất. Khi lực lượng sản xuất chủ yếu dựa vào lao động thủ công và đất đai thì ra đời nền kinh tế nông nghiệp, khi sản xuất dựa chủ yếu vào máy móc và tài nguyên thiên nhiên thì ra đời kinh tế công nghiệp, đến khi sự sản xuất ra của cải vật chất dựa chủ yếu vào tri thức thì ra đời KTTT. Đã gọi là xu thế khách quan thì không thể quay lưng lại hay từ chối nó mà có thể phát triển được. Nhờ sớm biết sử dụng tri thức để phát triển mà nền kinh tế của các nước phát triển đã vượt xa các nước đang phát triển cả về trình độ và tốc độ phát triển. Do tính linh hoạt, hiệu quả cao, các sáng kiến, phát minh khoa học xuất hiện ngày càng nhiều và điều quan trọng hơn là chúng được phổ biến cực nhanh trên diện rộng thông qua mạng internet siêu cao tốc đã tạo ra sự bứt phá nhanh trong tăng trưởng kinh tế. Theo tính toán của giới chuyên môn, chỉ tính riêng quá trình chuyển giao công nghệ được rút ngắn, có thể đẩy mức tăng trưởng kinh tế thế giới lên đến 1% hằng năm, tương đương với 300 tỷ USD và còn cao gấp bội theo mức gia tăng của tổng sản phẩm thế giới trong thế kỷ 21. Thành quả của KTTT là rất to lớn; bởi vậy, việc nắm bắt được xu thế phát triển của nền KTTT, đưa ra được những đối sách thích hợp trong chiến lược phát triển kinh tế có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với triển vọng phát triển của mỗi quốc gia hiện nay. Các nước đang phát triển hiện nay đang đứng trước những cơ hội mới, đồng thời cũng gặp không ít thách thức. Cơ hội lớn nhất là thông qua KTTT để đón đầu các công nghệ hiện đại sử dụng vào phát triển kinh tế - xã hội. Nếu nắm bắt được cơ hội lớn này, các nước đang phát triển có thể nhanh chóng bứt phá vươn lên, rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển để không rơi vào nguy cơ tụt hậu. Xu thế toàn cầu hóa do KTTT đặt ra cho phép các nước chậm phát triển thực hiện chủ trương đa phương hóa quan hệ kinh tế và khoa học công nghệ với thế giới. Trên nền tảng quan hệ kinh tế, các nước chậm phát triển có khả năng chủ động khai thác những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến của các cường quốc trên thế giới. Kinh tế tri thức – sự lựa chọn của Việt Nam KTTT xuất hiện với tiền đề của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đang trở thành khuynh hướng tất yếu và khách quan của nền kinh tế thế giới trong thời đại ngày nay. Bất kỳ một nền kinh tế nào muốn tồn tại và phát triển được thì cũng không có con đường nào khác ngoài hướng cho nền kinh tế của mình đi theo cách thức phát triển mà nền KTTT yêu cầu. Đặc biệt, sự xuất hiện và phát triển của nền kinh tế mới này lại gắn liền với quá trình toàn cầu hóa. Do vậy, phát triển KTTT đồng thời phải đưa nền kinh tế hội nhập vào quá trình này. Không thể phát triển KTTT mà lại từ chối toàn cầu hóa và ngược lại, không thể tham gia vào quá trình toàn cầu hóa mà lại không phát triển KTTT. Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, tham gia vào nền kinh tế thế giới với điểm Lê Thị Sự Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 98(10): 91 - 96 95 xuất phát thấp, chúng ta cũng như các nước đang phát triển khác, đứng trước hai khả năng: hoặc biết tranh thủ thời cơ, có đường lối và chiến lược phát triển đúng, thông minh sáng tạo thì hoàn toàn có thể vươn lên, đi nhanh, sớm khắc phục tình trạng kém phát triển, sớm tiến kịp các nước đi trước; hoặc không đủ bản lĩnh chớp lấy thời cơ thì đất nước không thể thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, tụt hậu ngày càng xa hơn, thậm chí bị gạt ra ngoài lề con đường phát triển của nền kinh tế thế giới. Do đó, đứng trước ngưỡng cửa của nền KTTT, ở Việt Nam vẫn có những quan điểm trái chiều. Có người ủng hộ xu thế mới này nhưng cũng có người không tin tưởng vào khả năng hội nhập của nền kinh tế nước ta. Nhận thức rõ được xu thế của thời đại, Đảng ta đã không ngừng đưa ra những chính sách đổi mới kịp thời, trở thành những chiến lược đúng đắn cho con đường đi lên của Việt Nam. Tại Đại hội lần thứ IX, Đảng ta đã xác định: “Thế kỷ XXI sẽ có nhiều biến đổi. Khoa học và công nghệ sẽ có bước tiến nhảy vọt. KTTT sẽ có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất” [1; 91]. Đến Đại hội X, Đảng ta chỉ rõ: “Chúng ta tranh thủ các cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với phát triển KTTT. Phải coi KTTT là yếu tố quan trọng của nền kinh tế công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phát triển mạnh các ngành kinh tế và các sản phẩm kinh tế có giá trị gia tăng cao và dựa nhiều vào tri thức” [2; 28-29]. Như vậy, Đảng ta đã khẳng định, cần nắm bắt khoa học công nghệ hiện đại và KTTT để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Muốn rút ngắn phải biết tăng tốc và biết đi tắt, bỏ qua những bước đi mà các nước đi trước đã phải đi vòng do lúc đó chưa có điều kiện. Đảng ta quan niệm, KTTT là một thực tế khách quan, một trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, nhưng đó không phải là một hình thái kinh tế - xã hội mới, cũng không phải là một lĩnh vực kinh tế độc lập, nằm ngoài các ngành kinh tế khác. Do vậy, chúng ta cần biết vận dụng những thành tựu của tri thức nhân loại để tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đưa nền kinh tế đất nước tiến kịp với nền kinh tế nhân loại, đồng thời xây dựng một xã hội xã hội chủ nghĩa công bằng và tiến bộ. Hội nhập vào nền kinh tế thế giới là một xu thế tất yếu, vì hiện nay không có một nền kinh tế nào có thể đứng độc lập mà phát triển được. Nhưng hội nhập mà không đủ năng lực nội sinh, không biết tận dụng các yếu tố thuận lợi của thời đại để phát triển nhanh thì sẽ bị cuốn hút, đè bẹp. Nguy cơ tụt hậu về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực vẫn là thách thức to lớn và gay gắt do điểm xuất phát của Việt Nam quá thấp, lại phải phát triển trong môi trường cạnh tranh khốc liệt. Những khó khăn của đất nước khi hội nhập buộc chúng ta phải có những chiến lược phát triển phù hợp. Sự xuất hiện của KTTT là vận hội chưa từng có để Việt Nam đi tắt, đón đầu, từng bước đuổi kịp các nước tiên tiến trên thế giới. Muốn làm được điều đó, điều quan trọng là phải có một thiết chế chính sách cụ thể, phù hợp cả trong đầu tư phát triển nguồn nhân lực lẫn chính sách phát triển kinh tế hợp lý, cơ chế phát triển thông thoáng của hệ thống chính sách của nhà nước. KẾT LUẬN KTTT là vận hội để chúng ta đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việt Nam cần tận dụng cơ hội đó để thực hiện chiến lược phát triển đi tắt, đón đầu, rút ngắn khoảng cách, không bị tụt hậu so với nền kinh tế thế giới. Đi tắt cũng có nghĩa là phải kết hợp hai quá trình: chuyển từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp và từ kinh tế công nghiệp lên KTTT. Ở Việt Nam, hai quá trình ấy phải tiến hành đồng thời, lồng ghép vào nhau, hỗ trợ cho nhau. Thực hiện được điều đó là một khó khăn rất lớn, đồng thời cũng là một lợi thế của các nước đi sau như Việt Nam chúng ta. Lê Thị Sự Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 98(10): 91 - 96 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [2]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [3]. Phạm Thị Hồng Điệp, “Nguồn lực con người và phát triển bền vững KTTT”, Tạp chí Khoa học xã hội, số 1 – 2008. [4]. Phạm Minh Hạc (Chủ nhiệm, 1996), Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. [5]. Đặng Hữu (2004), KTTT, thời cơ và thách thức đối với xã hội Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [6]. Nguyễn Trọng Tuấn SUMMARY KNOWLEDGE ECONOMY – THE INEVITABLE CHOICE OF VIETNAM TODAY Le Thi Su* College of Sciences – TNU Knowledge Economy is becoming the mainstream of the world economy. Initially, this article analyzes an overview of the process of formation, concepts and characteristics of the knowledge economy. Since then, the author analyzes economic trends in the manner of the knowledge economy in the developed countries today. According to this general trend, the choice of Vietnam as economic trends in the knowledge of economic development is an indispensable requirement and objective to be able to get the country out of poverty, backwardness, making Vietnam soon become a developed industrial countries. Keywords: Knowledge Economy; development trend; intergration strategy; globalization; development strategy Ngày nhận bài: 31/5/2012, ngày phản biện: 01/6/2012, ngày duyệt đăng:12/11/2012 * Tel: 01256 356666, Email; lesudhkhtn@gmail.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbrief_36367_39967_4220139201691_5268_2052205.pdf
Tài liệu liên quan