Nhóm giải pháp phát triển ngành hàng
bưởi quả Đoan Hùng ở tỉnh Phú Thọ
Giải pháp chung để quản lý ngành hàng của
tỉnh Phú Thọ: Quản lý diện tích vườn bưởi
Đoan Hùng đã cho thu hoạch ổn định thông
qua hệ thống hồ sơ sổ sách ghi chép của hộ và
bản đồ giải thửa. Chuẩn hoá các qui trình
chăm sóc cho từng nhóm cây phân theo các
độ tuổi và hình thức canh tác khác nhau. Xây
dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng bưởi
Đoan Hùng. Hoàn thiện các quy trình quản lý
chất lượng bưởi Đoan Hùng đồng bộ từ sản
xuất - tiêu thụ. Giải pháp đối với từng tác
nhân ngành hàng bưởi quả Đoan Hùng của
tỉnh Phú Thọ: Hộ trồng bưởi Đoan Hùng của
tỉnh, người bán buôn, người bán lẻ, thị trường
đầu ra cho phát triển sản xuất bưởi Đoan
Hùng ở tỉnh Phú Thọ theo hướng sản xuất
hàng hóa.
6 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 25/03/2022 | Lượt xem: 221 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển bưởi Đoan Hùng theo hướng sản xuất hàng hóa ở tỉnh Phú Thọ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Thị Thu Hương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 11 - 16
11
PHÁT TRIỂN BƯỞI ĐOAN HÙNG THEO HƯỚNG SẢN XUẤT
HÀNG HÓA Ở TỈNH PHÚ THỌ
Nguyễn Thị Thu Hương1*, Đỗ Thị Bắc2, Nguyễn Ngọc Sơn Hải3
1Trường Đại học Hùng Vương
2Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh – ĐH Thái Nguyên
3Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Phú Thọ là một tỉnh trung du miền núi, cách thủ đô Hà Nội 80 km, có diện tích tự nhiên là
353.342,5 ha, đất nông nghiệp chiếm 27,99 %. Dân số năm 2012 là 1.340.813 người, trong đó dân
số nông thôn chiếm tới 80,12 %. Phú Thọ có 362.442 hộ nông thôn, trong đó hộ nông nghiệp
chiếm 77,56%. Tổng giá trị sản xuất 47.233.746 triệu đồng, ngành nông nghiệp chiếm 22,09%.
Bưởi Đoan Hùng thuộc tỉnh Phú Thọ là cây ăn quả đặc sản, có giá trị kinh tế cao. Nếu phát triển
giống bưởi này theo hướng sản xuất hàng hóa sẽ khai thác được thế mạnh của tỉnh, tăng hiệu quả
sản xuất và nâng cao đời sống của nông hộ. Tuy nhiên, việc phát triển bưởi Đoan Hùng theo
hướng này còn chậm và chưa ổn định. Chính vì vậy, chúng tôi đã nghiên cứu và đề xuất các giải
pháp nhằm phát triển bưởi Đoan Hùng theo hướng sản xuất hàng hóa.
Từ khoá: Phát triển, bưởi Đoan Hùng, sản xuất, hàng hóa, Phú Thọ
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Phú Thọ là một tỉnh trung du miền núi, cách
thủ đô Hà Nội 80 km, có diện tích tự nhiên là
353.342,5 ha, đất nông nghiệp chiếm 27,99
%. Dân số năm 2012 là 1.340.813 người,
trong đó dân số nông thôn chiếm tới 80,12 %.
Phú Thọ có 362.442 hộ nông thôn, trong đó
hộ nông nghiệp chiếm 77,56%. Tổng giá trị
sản xuất 47.233.746 triệu đồng, ngành nông
nghiệp chiếm 22,09% [1]. Bưởi Đoan Hùng
thuộc tỉnh Phú Thọ là cây ăn quả đặc sản, có
giá trị kinh tế cao. Nếu phát triển giống bưởi
này theo hướng sản xuất hàng hóa sẽ khai
thác được thế mạnh của tỉnh, tăng hiệu quả
sản xuất và nâng cao đời sống của nông hộ.
Tuy nhiên, việc phát triển bưởi Đoan Hùng
theo hướng này còn chậm và chưa ổn định.
Chính vì vậy, chúng tôi đã nghiên cứu và đề
xuất các giải pháp nhằm phát triển bưởi Đoan
Hùng theo hướng sản xuất hàng hóa.
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BƯỞI ĐOAN
HÙNG Ở TỈNH PHÚ THỌ THEO HƯỚNG
SẢN XUẤT HÀNG HÓA
Tình hình diện tích, năng suất, sản lượng,
kết quả sản xuất bưởi Đoan Hùng (bưởi
Sửu và bưởi Bằng Luân) của tỉnh theo
hướng sản xuất hàng hóa
* Tel: 0916 035715
Tỉnh Phú Thọ năm 2012 diện tích trồng bưởi
Đoan Hùng 852,05 ha (bưởi Đoan Hùng gồm
có 2 giống: bưởi Sửu 115,55 ha chiếm 13,56
% và bưởi Bằng Luân 736,50 ha, chiếm
86,44%). Diện tích bưởi Bằng Luân có
736,50 chiếm 86,44% diện tích bưởi Đoan
Hùng trong vùng trồng trên các xã: Bằng
Luân, Bằng Doãn, Quế Lâm, Đông Khê,
Nghinh Xuyên. Diện tích trồng bưởi Sửu
trong giai đoạn sản xuất kinh doanh tập trung
chủ yếu ở vùng 1 là xã Chí Đám, đây là các
khu vực trồng bưởi Đoan Hùng truyền thống,
trên bản đồ phân vùng trồng bưởi Đoan Hùng
(bảng 1).
- Vùng 2: Là vùng phát triển tự nhiên do
người dân tự chiết ghép nhân giống và tác
động của các dự án gồm các xã như Bằng
Doãn, Hùng Quan, Tây Cốc,...
- Vùng 3: Là vùng phát triển bưởi có sự tác
động của các chương trình dự án phát triển
cây bưởi, gồm các xã: Phúc Lai, Ca Đình,
Phong Phú, Ngọc Quan,...
Năng suất bưởi Bằng Luân độ tuổi trên 20
năm đạt 6,6 tấn quả/ha, ở độ tuổi trung bình
50 - 70 năm, cây bưởi Bằng Luân vẫn cho thu
quả ổn định, đạt chất lượng ngon, ngọt và
mọng nước. Năng suất bưởi Sửu trên 10 năm
lên đến 9,9 tấn quả/ha.
Tuy vậy, năm 2012 sản lượng bưởi Sửu chỉ
chiếm 5,6% còn lại tới 94,4% là bưởi Bằng
Luân, tương ứng 4.381,02 tấn.
Nguyễn Thị Thu Hương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 11 - 16
12
Bảng 1. Diện tích sản xuất kinh doanh bưởi Sửu và bưởi Bằng Luân (bưởi Đoan Hùng)
(Tính đến năm 2012)
Diễn giải Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
Tổng số 852,05 100
1. Phân theo độ tuổi cây
- Từ 6 - 10 năm 458,35 53,79
- Từ 11 - 20 năm 258,45 30,33
- Trên 20 năm 135,25 15,88
2. Phân theo giống
- Bưởi Sửu 115,55 13,56
- Bưởi Bằng Luân 736,50 86,44
Nguồn: Phòng Thống kê, Phòng Kinh tế huyện Đoan Hùng [3].
Bảng 2. Diện tích bưởi Đoan Hùng tại các vùng ở Phú Thọ năm 2008-2012
Diễn giải
Số xã
(xã)
2008 2012 Tốc độ PTBQ
2008-2012
(%)
Diện tích
(ha)
Cơ cấu
(%)
Diện tích
(ha)
Cơ cấu
(%)
Tổng số 18 696,14 100 1.758,48 100 126,30
1. Vùng 1 5 165,27 23,74 242,57 13,79 110,07
2. Vùng 2 5 263,27 37,82 666,83 37,92 126,15
3. Vùng 3 8 267,6 38,44 849,08 48,29 133,46
Nguồn: UBND huyện Đoan Hùng [3] và tính toán từ phiếu điều tra [2]
Bảng 3. Sản lượng và giá trị bưởi Đoan Hùng ở tỉnh Phú Thọ qua các hộ điều tra năm 2012
Diễn giải Đơn vị Khối lượng Tỷ lệ (%)
1. Sản lượng Tấn 4.640,91 100,00
- Bưởi Sửu Tấn 259,89 5,60
- Bưởi Bằng Luân Tấn 4.381,02 94,40
2. Giá trị triệu đồng 77.150,46 100,00
- Bưởi Sửu triệu đồng 11.435,16 19,04
- Bưởi Bằng Luân triệu đồng 65.715,3 80,96
Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra [2]
Tình hình tiêu thụ bưởi Đoan Hùng của tỉnh Phú Thọ
Bưởi Đoan Hùng được tiêu thụ chủ yếu qua hình thức thỏa thuận miệng với giá bán không ổn
định. Năm 2012, bưởi có chất lượng ngon nhất là bưởi Sửu có giá bán lên đến 80 nghìn đồng/kg,
nhưng thấp nhất với loại quả này là 15 nghìn đồng/kg với quả có chất lượng kém nhất. Bảng giá
bán được thể hiện qua bảng 4:
Bảng 4. Giá bán bưởi quả Đoan Hùng trên thị trường qua điều tra
ĐVT: Nghìn đồng/kg
Diễn giải
Năm 2008 Năm 2012
Giá
trung
bình
Giá thấp
nhất
Giá cao
nhất
Giá
trung
bình
Giá thấp
nhất
Giá cao
nhất
Bằng Luân 6,5 2,5 15 20 7 50
Bưởi Sửu 30 18 50 35 15 80
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra [2]
Nguyễn Thị Thu Hương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 11 - 16
13
Quả loại A không ngừng tăng lên ở tất cả bưởi Bằng Luân và bưởi Sửu của tỉnh. Cụ thể: tỉ lệ quả
loại C của cây bưởi Bằng Luân chỉ còn 9,53 %, giảm 13,17 % tức 2,38 lần so với năm 2008 (22,7
%) [2]. Nguyên nhân có sự giảm đáng kể sản phẩm quả có chất lượng thấp này là do yêu cầu của
thị trường người mua luôn ưa thích và sẵn sàng trả giá cao cho sản phẩm quả có chất lượng tốt và
không thích sản phẩm loại kém chất lượng mặc dù giá rẻ là động lực buộc người trồng bưởi Đoan
Hùng phải tìm tòi và đầu tư thời gian chăm sóc tìm hiểu cách làm và bằng mọi biện pháp để nâng
cao chất lượng sản phẩm quả đáp ứng yêu cầu của khách hàng từ đó thu được tiền từ khách hàng
dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Bảng 5. Tỷ lệ chất lượng bưởi Sửu, Bằng Luân trong giá trị sản phẩm bưởi Đoan Hùng hàng hóa
của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2008-2012
ĐVT: %
Sản phẩm Loại 2008 2009 2010 2011 2012
Bưởi Bằng Luân
Loại A 28,75 35,15 43,45 50,36 66,35
Loại B 48,55 45,58 44,56 39,15 24,12
Loại C 22,70 19,27 11,99 10,49 9,53
Bưởi Sửu
Loại A 58,25 61,13 62,23 63,46 65,5
Loại B 33,60 26,77 32,42 34,09 32,8
Loại C 8,15 12,1 5,35 2,45 1,7
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra [2]
Giá trị sản phẩm bưởi Đoan Hùng hàng hóa đã tăng qua từng năm với tốc độ phát triển bình quân
đạt 140,17 %, tức tăng 40,17 %, trong đó năm 2009 tăng mạnh nhất, tăng 111,38% so với năm
2009 (bảng 6).
Bảng 6. Giá trị sản phẩm hàng hóa bưởi Bằng Luân (BL), bưởi Sửu của tỉnh Phú Thọ
giai đoạn 2008-2012
ĐVT: Triệu đồng
Sản
phẩm
2008 2009 2010 2011 2012
Tốc độ phát triển (%)
2009/
2008
2010/
2009
2011/
2010
2012/
2011
BQ 2008
-2012
Tổng 18.163,1 38.392,45 38.978,32 41.336,83 70.112,24 211,38 101,53 106,05 169,61 140,17
Bưởi BL 17.283,31 36.130,77 36.025,26 38.042,43 62.749,72 209,05 99,71 105,6 164,95 138,04
Loại A 4.739,52 12.700,34 15.221,16 21.090,95 43.196,6 267,97 119,85 138,56 204,81 173,75
Loại B 8.197,14 16.883,66 16.780,17 12.683,17 14.859,6 205,97 99,39 75,58 117,16 116,03
Loại C 4.346,65 6.546,77 4.023,93 4.268,31 4.693,52 150,62 61,46 106,07 109,96 101,94
Bưởi
Sửu
1.479,79 2.261,68 2.953,06 3.294,4 7.362,52 152,84 130,57 111,56 223,49 149,35
Loại A 876,78 1.414,21 1.991,59 2.389,7 6.490,11 161,3 140,83 119,99 271,59 164,95
Loại B 556,40 780,75 904,78 854,62 831,91 140,32 115,89 94,46 97,34 110,58
Loại C 46,61 66,72 56,69 50,07 40,49 143,14 84,97 88,32 80,87 96,54
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra [2]
Để phát triển bưởi Đoan Hùng theo hướng sản xuất hàng hóa chỉ tiêu cần phải xem xét đó là tỷ
suất hàng hóa, tỷ suất hàng hóa với các loại quả là đối tượng điều tra nghiên cứu được trình bày
qua bảng 7.
Nguyễn Thị Thu Hương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 11 - 16
14
Bảng 7. Tỷ suất quả hàng hóa của bưởi Đoan Hùng ở tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2008-2012
ĐVT: %
Sản phẩm 2008 2009 2010 2011 2012
Tốc độ phát triển
2009/
2008
2010/
2009
2011/
2010
2012/
2011
BQ
2008 –
2012
Tổng 67,32 82,84 82,51 67,35 78,41 123,05 99,6 81,63 116,42 103,89
Bưởi BL 65,03 97,28 94,80 68,67 95,49 149,58 97,45 72,44 139,05 110,08
Loại A 62,03 97,28 92,18 75,60 99,07 156,83 94,76 82,02 131,05 112,42
Loại B 63,53 99,73 99,09 58,48 86,57 156,97 99,36 59,02 148,04 108,04
Loại C 72,05 91,47 88,31 73,45 94,85 126,95 96,55 83,17 129,14 107,11
Bưởi Sửu 69,70 70,55 71,82 66,06 64,38 101,21 101,80 91,98 97,46 98,04
Loại A 70,90 72,16 77,83 75,51 86,65 101,78 107,85 97,03 114,75 105,14
Loại B 78,00 90,97 67,87 50,27 22,18 116,62 74,61 74,06 44,13 73,03
Loại C 26,94 17,20 25,77 40,98 20,83 63,84 149,85 159,02 50,83 93,77
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra [2]
Tỷ suất hàng hóa của cây bưởi Bằng Luân, bưởi Sửu tăng giảm không đều và đạt tốc độ phát
triển bình quân qua năm năm là 103,89%. Sự tăng giảm về tỷ suất hàng hóa phản ánh chất lượng
sản phẩm quả của tỉnh chưa ổn định dẫn đến mức chấp nhận của người tiêu dùng không cao.
Bưởi Bằng Luân có tỷ suất hàng hóa cao hơn bưởi Sửu, nguyên nhân là do bưởi Sửu có số lượng ít
nhưng chất lượng quả mang tính đặc trưng cao, thường để làm quà biếu cho bà con nơi xa. Đây cũng
là tâm lý của người Việt khi trong nhà có của ngon vật lạ thường đem biếu, tặng làm quà quê.
Kết quả và hiệu quả phát triển bưởi Đoan Hùng hướng sản xuất hàng hóa ở tỉnh Phú Thọ
Bưởi Sửu có kết quả và hiệu quả kinh tế cao hơn so với bưởi Bằng Luân, cụ thể năm 2012 tính
cho 100kg bưởi Sửu ở độ tuổi trên 10 năm có thu nhập hỗn hợp trên chi phí trung gian đạt 36,21
lần trong khi đó bưởi Bằng Luân chỉ 12,09 lần ở độ tuôi 11-20năm. Vì vậy, trong thời gian tới
tỉnh phải có sự đầu tư thỏa đáng để phát triển bưởi Sửu theo hướng thị trường có nhu cầu cao
(bảng 8).
Bảng 8. Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất bưởi Đoan Hùng của hộ điều tra
(Tính cho 100 kg bưởi Đoan Hùng quả theo giá tài chính năm 2012)
Diễn giải ĐVT
Bưởi Sửu Bưởi Bằng Luân
6 - 10
năm
Trên 10
năm
6 - 10
năm
11 - 20
năm
Trên 20
năm
1. Giá bán (P) 1000đ 35,5 45,7 11,1 25,25 38,22
2. Doanh thu (TR) 1000đ 3.550 4.570 1110 2525 3822
3. Chi phí trung gian (IC) 1000đ 193,73 122,25 432,06 191,97 126,45
4. Giá trị gia tăng (VA) 1000đ 3.356,27 4.447,75 677,94 2.333,03 3.695,55
5. Thu nhập hỗn hợp (MI) 1000đ 3.317,56 4.427,22 653,31 2.320,59 3.683,44
6. TR/IC lần 18,32 37,38 2,57 13,15 30,23
7. VA/IC lần 17,32 36,38 1,57 12,15 29,23
8. MI/IC lần 17,12 36,21 1,51 12,09 29,13
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra [2]
Nguyễn Thị Thu Hương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 11 - 16
15
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BƯỞI ĐOAN
HÙNG Ở TỈNH PHÚ THỌ THEO HƯỚNG
SẢN XUẤT HÀNG HÓA ĐẾN NĂM 2020
Quy hoạch phát triển bưởi Đoan Hùng theo
hướng sản xuất hàng hóa ở tỉnh Phú Thọ
- Quy hoạch nguồn lực đất đai: Diện tích
trồng cây ăn quả trong toàn tỉnh năm 2020 đạt
11.350ha, tăng 3.153,1 ha so với năm 2010
Giá trị sản xuất cây ăn quả toàn tỉnh đạt
khoảng 544,999 tỷ đồng năm 2020, trong đó
giá trị của cây bưởi Đoan Hùng và cây hồng
Gia Thanh tương ứng 486,75 tỷ đồng, chiếm
89,3% tổng giá trị sản xuất.
- Quy hoạch đào tạo nguồn nhân lực cho sản
xuất và phát triển sản xuất bưởi Đoan Hùng ở
tỉnh Phú Thọ:
+ Mở rộng các hình thức đào tạo kỹ thuật nghề.
+ Nâng cao năng lực tổ chức quản lý kinh
doanh cho người trồng bưởi Đoan Hùng ở
tỉnh Phú Thọ.
Hoàn thiện chính sách đầu tư công, dịch vụ
công, khuyến nông và xúc tiến thương mại
nhằm tạo ra vùng trồng bưởi Đoan Hùng
hàng hóa ở tỉnh Phú Thọ
- Hoàn thiện chính sách dầu tư công, dịch vụ
công của tỉnh, đảm bảo các chính sách về đầu
tư công theo hướng sản xuất hàng hóa một
cách ổn định. Chính sách đầu tư đạt hiệu quả
sẽ cho thấy sự thay đổi tương ứng về cơ sở hạ
tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật ở nông thôn.
- Tăng cường công tác hỗ trợ cho nông dân
tiếp cận với các thông tin thị trường, đa
dạng giống bưởi Đoan Hùng mới, đổi mới
kỹ thuật chăm sóc, thị trường tiêu thụ sản
phẩm, cũng như nguồn cung cấp vật tư đầu
vào cho sản xuất.
- Coi trọng đầu tư công, khuyến nông và xúc
tiến thương mại. Phát triển và nâng cao trình
độ của các cán bộ làm công tác khuyến nông
ở các xã và thôn bản, thông qua mở các lớp
bồi dưỡng ngắn ngày và thường xuyên đổi
mới kiến thức. Đồng thời có chế độ chính
sách thoả đáng để đảm bảo đời sống cho các
cán bộ làm công tác khuyến nông, khuyến
công tại cơ sở.
Tổ chức các tác nhân phân phối sản phẩm
bưởi Đoan Hùng theo hướng sản xuất hàng
hóa ở tỉnh Phú Thọ
Từ việc phân tích sự tham gia của các chủ thể
tham gia vào quá trình sản xuất và tiêu thụ.
Các nhà cung ứng đầu vào của sản xuất; các
nhóm hộ trồng bưởi Đoan Hùng; các thương
lái thu mua bưởi quả Đoan Hùng đem đi tiêu
thụ, bảo quản; các nhà buôn bán, bán lẻ và
cuối cùng là người tiêu dùng. Để nâng cao giá
trị gia tăng trong chuỗi, các chủ thể này phải
liên kết với nhau vì lợi ích của mình và tôn
trọng lợi ích của các chủ thể khác trong chuỗi.
- Thiết lập thêm các hình thức thành viên
thương mại
- Đối với các doanh nghiệp nhà nước, công ty
cổ phần, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
không chỉ bảo đảm việc tiêu thụ sản phẩm
cho nông dân, HTX, các trang trại mà còn
hướng dẫn nông dân thực hiện theo quy trình
VietGAP, tiến tới GlobalGap.
Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất
bưởi Đoan Hùng ở tỉnh Phú Thọ
- Nâng cao vai trò của hình thức hợp tác xã,
hiệp hội bưởi Đoan Hùng, xây dựng cơ chế
quản lý phù hợp, tìm kiếm và chủ động hơn
trong cung ứng nguồn vật tư đầu vào, hỗ trợ
bao tiêu sản phẩm đầu ra cho các hộ xã viên
hợp tác xã. Trong sản xuất, tạo điều kiện để
các hộ chủ động đầu tư cải tạo, chăm sóc
vườn bưởi Đoan Hùng tốt hơn.
- Hình thức hộ gia đình: Cần được tập huấn,
đào tạo nhằm cải tiến kỹ thuật trong trồng
bưởi Đoan Hùng nhằm nâng cao chất lượng
sản phẩm
- Hình thức trang trại: Cần khuyến khích phát
triển các hình thức trang trại bưởi Đoan Hùng
có quy mô sản xuất lớn, quan tâm đặc biệt
đến hình thức trang trại gia đình.
Hoàn thiện một số chính sách kinh tế vĩ mô
nhằm phát triển sản xuất bưởi Đoan Hùng
ở tỉnh Phú Thọ
Tỉnh Phú Thọ trong sản xuất bưởi Đoan Hùng
trọng điểm, trước hết cần phải xây dựng và
hoàn thiện một số chính sách sau: Chính sách
Nguyễn Thị Thu Hương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 11 - 16
16
đất đai, chính sách vốn, chính sách phát triển
khoa học, công nghệ
Nhóm giải pháp phát triển ngành hàng
bưởi quả Đoan Hùng ở tỉnh Phú Thọ
Giải pháp chung để quản lý ngành hàng của
tỉnh Phú Thọ: Quản lý diện tích vườn bưởi
Đoan Hùng đã cho thu hoạch ổn định thông
qua hệ thống hồ sơ sổ sách ghi chép của hộ và
bản đồ giải thửa. Chuẩn hoá các qui trình
chăm sóc cho từng nhóm cây phân theo các
độ tuổi và hình thức canh tác khác nhau. Xây
dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng bưởi
Đoan Hùng. Hoàn thiện các quy trình quản lý
chất lượng bưởi Đoan Hùng đồng bộ từ sản
xuất - tiêu thụ. Giải pháp đối với từng tác
nhân ngành hàng bưởi quả Đoan Hùng của
tỉnh Phú Thọ: Hộ trồng bưởi Đoan Hùng của
tỉnh, người bán buôn, người bán lẻ, thị trường
đầu ra cho phát triển sản xuất bưởi Đoan
Hùng ở tỉnh Phú Thọ theo hướng sản xuất
hàng hóa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cục Thống kê Phú Thọ (2012), Niên giám
thống kê tỉnh Phú Thọ năm 2013, Phú Thọ.
2. Nguyễn Thị Thu Hương, Kết quả điều tra
nghiên cứu phát triển cây bưởi Đoan Hùng ở tỉnh
Phú Thọ năm 2008 - 2012.
3. Phòng Thống kê, phòng Kinh tế, UBND huyện
Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ. Số liệu thống kê, báo
cáo năm 2012.
SUMMARY
DEVELOPMENT OF DOAN HUNG GRAPEFRUIT
IN PHU THO PROVINCE TOWARDS COMMODITY PRODUCTION
Nguyen Thi Thu Huong1*, Do Thi Bac2, Nguyen Ngoc Son Hai3
1Hung Vuong University
2College of Economics and Business Administration - TNU
3College of Agriculture and Forestry - TNU
Phu Tho is a mountainous midland province, far from Hanoi capital 80 km, with a natural area of
353,342.5 hectares, agricultural land accounts for 27.99 %. The populations in 2012 are 1,340,813
people, of which rural populations account for 80.12 %. Phu Tho has 362,442 rural households,
agricultural households account for 77.56 %. Total production value is 47,233,746 million VND,
in which agricultural sector accounts for 22.09 %. In the last years, Doan Hung grapefruit towards
commodity production in Phu Tho province have developed but still slowly, unstably, the lives of
rural people need to be improved. Therefore, development of Doan Hung grapefruit towards
commodity production in Phu Tho province is in order to increase efficiency, improve living
standards of people, exploit strengths and it requires performing proper solutions for development
of Doan Hung grapefruit in Phu Tho province towards commodity production.
Key words: Development, Doan Hung grapefruit, production, commodity, Phu Tho
Ngày nhận bài:19/6/2014; Ngày phản biện:26/6/2014; Ngày duyệt đăng: 20/8/2014
Phản biện khoa học: TS. Nguyễn Thanh Minh – Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh – ĐHTN
* Tel: 0916 035715
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phat_trien_buoi_doan_hung_theo_huong_san_xuat_hang_hoa_o_tin.pdf