Phát kiến địa lý

Phát kiến địa lý PHẦN 1 NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA NHỮNG CUỘC PHÁT KIẾN ĐỊA LÍ -------------***------------- Trong thời cổ đại và đầu thời trung đại, hoạt động đường biển quen thuộc của những người châu Âu là đi lại quanh vùng biển Địa Trung Hải (đối với các nước ở phía Nam) và đi lại ven bờ Bắc Hải (đối với các nước ở phía Bắc). Nhưng từ cuối thế kỷ XV – đầu thế kỷ XVI, người châu Âu đột nhiên đã tiến hành nhiều cuộc mạo hiểm đường biển vòng quanh châu Phi sang Ấn Độ và vượt Đại Tây Dương đi tìm đất mới, mà người ta gọi là phong trào “phát kiến địa lý”. Vậy nguyên nhân nào đã dẫn đến phong trào phát kiến địa lý? Những phát kiến lớn về địa lí diễn ra do những mâu thuẫn về kinh tế, xã hội nảy sinh trong quá trình phát triển của sức sản xuất trong hoàn cảnh lịch sử Tây Âu bước vào thời kì quá độ từ chủ nghĩa phong kiến sang chủ nghĩa tư bản. Nguyên nhân quan trọng nhất là do nguy cơ bế tắc trong việc buôn bán trực tiếp với phương Đông của người châu Âu. Con đường thông thương chủ yếu lúc bấy giờ giữa châu Âu với phương Đông là vùng Trung Cận Đông lại bị người Turks Ottoman chiếm đóng và kiểm soát chặt chẽ. Từ trước, bọn quý tộc phong kiến, tăng lữ và thị dân giàu châu Âu đã tiêu thụ khá nhiều hàng hóa của phương Đông , nhất là các hàng xa xỉ như hương liệu, tơ lụa, đồ châu ngọc và cả đường mía mang từ Ấn Độ, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á sang. Việc vận chuyển các hàng hóa phương Đông này được thực hiện theo “Con đường tơ lụa” từ Trung Quốc sang Trung Á và từ Ấn Độ sang vùng Trung Cận Đông, từ đó hàng hóa phương Đông qua tay người Ảrập đưa vào Hắc Hải và Đông Địa Trung Hải. Làm trung gian trong việc buôn bán này, người Ảrập đã thu được những món lời khổng lồ. Họ bán lại hàng hóa mua của phương Đông với giá đắt gấp 8-9 lần giá mua. Sau đó, hàng hóa phương Đông còn qua tay các thương nhân Italia mới đến tay người tiêu dùng châu Âu. Từ khi người Turks xâm chiếm vùng Cận Đông (Tiểu Á và bán đảo Balkans giữa thế kỷ XV), họ đã ngăn chặn con đường thương mại của người Ảrập và thường xuyên cướp bóc hàng hóa, đánh thuế cao, quấy nhiễu việc buôn bán của người Ảrập, khiến cho hàng hóa phương Đông khan hiếm và giá cả tăng vọt. Thương nhân Italia cũng không thể buôn bán với người Ảrập được nữa. Những cuộc chiến tranh, cùng với việc cướp bóc và thiết lập sự kiểm soát chặt chẽ của quân Turks đã buộc thương nhân Italia phải bỏ các thương điếm của họ ở miền Địa Trung Hải. Đây chính là nguyên nhân trực tiếp thúc đẩy người Italia nói riêng và người châu Âu nói chung phải tìm kiếm con đường mới sang Ấn Độ. Một con đường buôn bán khác là con đường xuyên qua đại lục châu Á đến Trung Quốc cũng đã mất hết tác dụng do bị dân du mục của nước Apganixtan thay nhau chiếm giữ. Trong tình hình bế tắc đó, cuộc thám hiểm để tìm đường biển sang phương đông đã trở nên có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Một nguyên nhân khác của phong trào phát kiến địa lý là lòng tham vàng của bọn quý tộc phong kiến và thị dân châu Âu. Vào thế kỷ XV-XVI, khi vương quyền mạnh lên, các vua chúa và bọn quý tộc phong kiến càng tăng cường đời sống xa xỉ. Chúng mong muốn có nhiều vàng bạc để ăn chơi tiêu phí xa hoa trong triều đình, nuôi bộ máy quan lại cồng kềnh và lực lương quân đội đông đúc. Muốn thế, vua chúa phương Tây chỉ còn một cách là giúp đỡ các nhà hàng hải tìm con đường thông thương mới sang phương Đông. Thị dân châu Âu, trước hết là các thương nhân và chủ xưởng, cũng rất cần vàng bạc để thực hiện cuộc “tích lũy tư bản nguyên thủy” đang chín muồi. Trong khi đó, châu Âu rất hiếm vàng, thương nhân châu Âu buôn bán với phương Đông thường xuyên nhập siêu khiến cho vàng cứ chảy qua phương Đông. “Cơn khát vàng” đã lôi cuốn những kẻ mạo hiểm châu Âu tìm đường sang phương Đông. Phương Đông dược tô vẽ thành một thế giới thần tiên trong cuốn truyện của người Ảrập Nghìn lẻ một đêm và cuốn du ký Mô tả thế giới (A Description of the World) của Marco Polo (1254-1324) (thương nhân thành Venezia, Italia) (năm 1271, ông đã cùng cha, chú mình sang Trung Quốc và được hoàng đế nhà Nguyên Khubilai (Hốt Tất Liệt) trọng dụng và khi trở về nước năm 1295, ông đã kể lại những sự giàu sang của các nước phương Đông như trong huyền thoại) và chính người châu Âu cũng đã từng chứng kiến cảnh huy hoàng của kinh thành Constantinopolis trong thời kỳ Thập tự chinh. Do vậy, ý định trước tiên của những người tham gia phát kiến địa lý là kiếm vàng và hàng hóa quý hiếm của phương Đông. Hành trình của Marco Polo Từ lâu người châu Âu đã có ý định tìm một con đường mới sang thẳng Ấn Độ buôn bán mà không cần người Ảrập làm môi giới. Từ năm 1467 đến năm 1472, một thương nhân người Nga là Afanasi Nikitin ( ?- khoảng 1474/1475) đã hoàn thành cuộc hành trình từ Tiflis (Nga) đến Ấn Độ qua Iran. Khi về, ông đã viết một cuốn du ký rất tỉ mỉ, kể lại rất nhiều hứng thú về các mặt buôn bán, tôn giáo, quân sự và tự nhiên ở Ấn Độ. Nhưng đường bộ sang Ấn Độ khó khăn và nguy hiểm quá, người châu Âu nghĩ là đường biển có lẽ là dễ đi hơn. Tượng Afanasi Nikitin ở Tver (Nga) Từ thế kỷ XIV-XV, những điều kiện mới để tạo ra những khả năng cho các nhà hàng hải châu Âu thực hiện những cuộc thám hiểm đường biển xuất hiện. Trước hết, đó là những thành tựu khoa học - kỹ thuật về hàng hải. Kỹ thuật đóng tàu được cải tiến. Người ta đã đóng được những con tàu có thành cao, đáy nhọn, dùng ba cột và năm buồm lợi dụng được cả gió thấp và gió cao, có bánh lái thay mái chèo, thích hợp với sóng gió đại dương hơn, đó là tàu Caravella. Việc sử dụng kim chỉ nam – một phát minh của người Trung Quốc thông qua người Ảrập sang châu Âu – đã giúp cho người đi biển xác định được phương hướng, khiến họ không sợ lạc hướng, làm cho họ gan dạ hơn khi ra khơi xa. Những tiến bộ về quân sự như phát minh ra vũ khí lửa (súng đại bác, súng tay ) cũng giúp cho những người mạo hiểm dễ dàng thực hiện ý đồ “kiếm vàng và hàng hóa quý” của mình. Về kiến thức địa lý, thì từ thế kỷ XIV, các thủy thủ Italia đã lập được bản đồ biển, nhưng chỉ là khu vực Địa Trung Hải mà họ quen thuộc. Nhà thiên văn học người Italia Paolo dal Pozzo Toscanelli (1397-1482) dựa theo học thuyết của nhà thiên văn-địa lý học Hy Lạp cổ đại Ptoleumais (thế kỷ II) về trái đất hình cầu , đã dự đoán là đi về phía Tây cũng có thể đến được châu Á. Toscanelli đã lập một bản đồ thế giới, trong đó Ấn Độ ở vào bên kia của Đại Tây Dương, mà bờ bên này là châu Âu. Dĩ nhiên, Toscanelli chưa thể biết được giữa châu Âu và châu Á còn có một đại lục là châu Mỹ và hai đại dương rộng lớn. Cuộc vượt Đại Tây Dương của Christoforo Colombo là chịu ảnh hưởng của học thuyết Toscanelli.

docx15 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 4985 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát kiến địa lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đại tây Dương, vừa mới hoàn thành công cuộc “Khôi phục” đất nước (Reconquista) , vừa mới tiêu diệt quốc gia cuối cùng của người Hồi giáo Moore ở Tây Ban Nha là tổng trấn Granada (năm 1492), cùng muốn tiến hành phát kiến địa lý tìm đường sang Ấn Độ. Đúng lúc đó thì nhà hàng hải Italia Christopher Colombus đề xướng một dự án vượt Đại Tây Dương sang Ấn Độ và Trung Hoa, mà theo Colombus thì ngắn hơn nhiều con đường vòng quanh châu Phi của người Bồ. Nữ hoàng Isabel (1451-1504) và vua Tây Ban Nha Fernando II (1452-1516) đã chấp nhận dự án đó của Colombo. Christopher Colombus sinh vào mùa thu năm 1451 trong một gia đình thợ dệt tại Genoa (Bắc Italia). Cha của ông là Domenico Colombus, mẹ của ông là Suzanna Fontanarossa. Mặc dù sinh ra trong gia đình thợ dệt nhưng Christopher Colombus không mấy thích thú với nghề nghiệp của cha mình. Từ thưở nhỏ Christopher Colombus đã nhiều lần đi biển và luôn mơ ước được lênh đênh trên biển cả. Ông thường xuyên tiếp xúc với những thủy thủ dày dạn nghề đi biển và say sưa tìm hiểu những kiến thức liên quan đến kĩ thuật hàng hải. Vào năm 20 tuổi, ông trở thành thủy thủ trên một chiếc tàu buồm lớn – tàu Genoa, do một người Pháp thuê mướn. Do những hiểu biết và lòng can đảm của mình, từ một thủy thủ bình thường, ông được giao làm thuyền trưởng và đi buôn bán đến tận các nước Bồ Đào Nha, Anh… Là người thông minh, hiếu học, lại có hoài bão, ông không ngừng nâng cao trình độ văn hóa của mình. Ông đọc nhiều sách và ghi lại những kiến thức đã đọc để ghi nhớ, do đó trình độ của ông được nâng cao. Từ năm 1485 đến 1490, Christopher Colombus tiếp tục tích lũy tri thức khoa học và văn hóa, đây là cơ sở quan trọng để hành trình ý định đi về phương Tây. Cuốn sách ĐỊA LÍ HỌC của Ptolemy là một cuốn sách quan trọng mà Christopher Colombus đã say sưa đọc và nghiên cứu. Ông cũng rất thích cuốn DU KÍ của Marco Polo. Ông còn đọc nhiều quyển sách khác nói về các vùng đất tiếp giáp xa nhất với Tây Ban Nha. Qua những cuốn sách đó. Christopher Colombus đã hiểu được quả đất hình tròn, khoàng cách giữa phía tây và phía đông bị ngăn cách bởi biển cả nhưng rất gần với Ấn Độ. Nguyện vọng của ông là được thám hiểm con đường sang Ấn Độ, nhưng các nhà cầm quyền ở Italia lại không có ý đồ đó, nên năm 1476, ông đã bỏ sang Bồ Đào Nha. Ông đã đề xuất với vua Bồ dự án vượt đại dương sang hướng Tây tới Nhật Bản và Trung Quốc, mà theo ông là ngắn hơn nhiều so với con đường vòng quanh Châu Phi, mà người Bồ đang tiến hành. Nhưng vua Bồ Đào Nha không chấp thuận dự án của ông, vì người Bồ đã sắp tới đích rồi, chẳng có lý do gì lại bỏ cuộc. Năm 1485, Colombo sang Tây Ban Nha và vận động trong suốt bảy năm mới được nữ hoàng Isabel và vua Tây ban Nha Fernando II chấp nhận bảo trợ cho ông tiến hành cuộc thám hiểm. Bấy giờ người ta đã biết trái đất hình cầu nên đi theo hướng tây cũng sang được phương Đông. Ngày 17 – 4 – 1492, đại biểu của Quốc vương đã kí với Christopher Colombus một bản cam kết với những điều khoản: 1. Phong cho Christopher Colombus chức Tư lệnh viễn chinh ở những vùng đất và hòn đảo mới phát hiện được. Chức vụ này là chức vụ trọn đời và có thể kế thừa lâu dài. 2. Có quyền tiến cử lên nhà vua ba người để nhà vua chọn một người giữ quyền Tổng đốc tại các vùng đất và các hòn đảo nói trên. 3. Tư lệnh quân đội viễn chinh được quyền lấy 1/10 tài sản và hàng hóa chiếm được trong phạm vi cai quản của mình. 4. Nếu xảy ra tranh chấp về mặt tài sản và hàng hóa trên vùng đất mới phát hiện mà thuộc về phạm vi chức quyền thì quốc vương sẽ ban quyền cho Christopher Colombus hoặc người phụ tá chịu trách nhiệm giải quyết. 5. Cho phép đầu tư 1/8 vào đoàn thuyền tiến hành mậu dịch với những vùng đất mới phát hiện, đồng thời hưởng được 1/8 lợi nhuận thu được. * Chuyến đi đầu tiên Ngày 3-8-1492, Colombus được phong chức Đô đốc (mang tên Tây Ban Nha là Don Cristobal) chỉ huy một hạm đội nhỏ gồm ba tàu buồm caravella (mang tên Santa Maria, Nina và Pinta) cùng 87 thủy thủ, đa số là người Nam Tây Ban Nha, rời cảng Palos (Nam Tây Ban Nha) bắt đầu cuộc thám hiểm vượt Đại Tây Dương theo hướng Tây. Ngày nay ở đầu bến cảng Palos trông ra khơi có đặt sừng sững một bức tượng khổng lồ của Colombus – người phát hiện vĩ đại, đang rõi nhìn chân trời, cặp mắt hướng về Châu Mỹ. Không phải như truyền thuyết đã tô vẽ về buổi tiễn đưa long trọng của triều thần và dân chúng đói với hạm đội của ông, thực ra chuyến đi được giữ bí mật , hầu như lén lút trong buổi sáng mù sương, vì không ai tin tưởng vào cuộc phưu lưu mạo hiểm này. Colombus là người đầu tiên vượt Đại tây Dương, mà trước ông chưa có người nào vượt qua, nên chưa có kinh nghiệm trong cuộc hành trình. Ông luôn luôn phải dõi nhìn sóng biển, quan sát mọi dấu hiệu của biển cả, của các ngôi sao để tìm ra hướng đi đúng. Để có thể lợi dụng được gió biển thổi đoàn tàu sang hướng Tây, ông phải tiếp cận với luồng gió tín phong (alize) thổi ở Bắc bán cầu theo hướng đông bắc xuống Tây Nam. Tuy đoàn thủy thủ khâm phục và tin cậy vào ông, nhưng họ vẫn hết sức lo ngại khi đoàn tàu đi hết ngày này qua ngày khác mà không gặp một hòn đảo, một mảnh đất nào. Họ vẫn bị ám ảnh về những con quái vật của biển, về những thảm họa do biển cả gây ra như bão biển, đá ngầm…Cuộc sống trên tàu lại quá khó khăn , gian khổ, chỉ có bánh khô, các khô, mỡ lợn và quả khô, một số người đã bị mắc chứng bệnh hoại tử máu (scorbut) vì thiếu vitamin. Nhiều thủy thủ không muốn tiếp tục cuộc hành trình nữa, mà muốn quay trở về Tây Ban Nha. Colombo phải ra sức thuyết phục và tỏ thái đọ cương quyết với họ. Cuối cùng lòng tin vào thắng lợi của ôn g đã được đền bù. Lúc 2h sáng ngày 12-10-1492, đoàn tàu của Colombus đã trông thấy mọt bờ biển dốc trắng lấp lánh dưới ánh trăng. Đó là một hòn đảo san hô nhỏ của quần đảo Bahama. Như vậy là sau 70 ngày lênh đênh ngoài đảo khơi Đại Tây Dương đầy gian khổ và lo âu, Colombus và đoàn thủy thủ đã đổ bộ lên đất liền. Để tỏ lòng biết ơn đến Đấng Cứu thế đã ban phước lành cho đoàn thám hiểm, ông đặt tên cho hòn đảo này là San Salvador ( tiếng Tây Ban nha có nghĩa là “Thánh Cứu thế”) Colombus đã bỏ ra hai ngày để thám hiểm đỏa San Salvador. Ông đã gặp người thổ dân đầu tiên mà ông ghi lại trong nhật kí :  “ Chúng tôi thấy nhiều người tất cả đều trần truồng. Đối với phụ nữ cũng như vậy, trừ một cô gái có mang một cái khố. Những người mà chúng tôi nhìn thấy đều trẻ, không có người nào quá 30 tuổi. Tất cả đều có bộ mặt đẹp và thân hình cân đối. Những bộ tóc của họ cứng, ngắn, trù một số ít người có tóc dài. Tất cả đều có hình vẽ trên người, vẽ mình, vẽ mắt vẽ mũi với những màu sắc khác nhau. Họ không mang theo vũ khí và không hiểu vũ khí gì. Khi tôi đưa cho họ thanh kiếm, họ cầm dằng lưỡi mà không biết dùng để chém. Họ không có vũ khí mà chỉ có những chiếc lao có vài cái chạc, một vài trước có đầu nhọn bịt bằng một chiếc răng cá hoặc các thứ khác.” Hai tuần sau, Colombo lại khám phá ra một hòn đảo khác lớn hơn, đó là đảo Cuba, rồi tiếp tục là đảo Haiti ( mà ông đặt tên là Hispaniola- nghĩa là “ Đất Tây Ban Nha”). Ông tưởng mình đã tới quần đảo phía đông của Ấn Độ, cho nên ông đã gọi cư dân ở đây là “người Ấn Độ”(Indians). Có điều lạ là ông và các thủy thủ không tìm thấy hồ tiêu và hương liệu, là những sản phẩm quý của người phương Đông mà người Châu Âu rất thèm khát. Mặc dù đã sục tìm khắp nửa năm. Cuối cùng ông lấy được một ít vàng, đường mía và bắt một vài người thổ dân đưa về Tây Ban Nha. Tháng 3-1493, ông quay về Tây Ban Nha để báo tin mừng thắng lợi. Ông đươc nhân dân và triều đình Tây Ban Nha nhiệt liệt hoan nghênh như chào đón một vị anh hùng. Những người đỡ đầu ông lúc khởi hành hãy còn hờ hững, nay tỏ ra thân thiết với ông như họ hàng ruột thịt. Vua Fernndo II loan báo tin này khắp Châu Âu và phong tước Phó vương vùng đấy mà ông vừa đặt chân tới. Niềm vinh quang của Colombus làm cho nhiều kẻ trong giới quý tộc ghen tị gièm pha. Trong một bữa tiệc do một đại quý tộc người Tây Ban Nha tổ chức, mời Colombus và các vị quý tộc khác tham dự, nhiều vị quý tộc đã tỏ ý coi thường công lao tìm ra “Đất mới của ông. Colombo ngồi im lặng chịu đựng một lúc lâu, rồi ông cầm một quả trứng luộc hỏi xem ai có thể đặt được quả trứng đứng yên trên đầu nhọn không? Nhiều người thử làm nhưng đều thất bại. Sau đó Colombus cầm một quả trứng đập đập một đầu và dễ dàng đặt nó đứng yên trên mặt đĩa. Bọn quý tộc mới kêu ầm lên: “ Làm thế ai mà chẳng làm được” Đến lúc đó Colombus mới mỉm cười đáp: “Đúng thế và tôi cũng xin nhắc lại câu nói vừa rồi của các vị: Chỉ cần nghĩ ra điều đó thôi, chẳng có gì là sự phát hiện cả”. Bọn quý tộc bẽ mặt không dám ho he một tiếng nào nữa. Từ đó “quả trứng của Colombus” đã trở thành câu chuyện ngụ ngôn được cả thế giới biết đến, nó dành cho những kẻ bất lực, nhưng lại coi thường công lao của người khác. * Chuyến đi thứ hai Đô đốc Colombus rời Cádiz, Tây Ban Nha, để tìm các lãnh thổ mới ngày 24 tháng 9, 1493, với 17 chiếc tàu chở lương thực dữ trữ và khoảng 1.200 người để thực dân hóa một cách hòa bình vùng đất ấy. Ngày 13 tháng 10, những chiếc tàu rời Quần đảo Canary như trước kia, và đi theo hướng chếch hơn về phía nam. Ngày 3 tháng 11 1493, Colombus nhìn thấy một hòn đảo gồ ghề và ông đặt tên cho nó là Dominica. Cùng ngày, ông đổ bộ xuống Marie-Galante, và đặt tên cho nơi này là Santa Maria la Galante. Sau khi đi qua Les Saintes (Todos los Santos), ông tới Guadaloupe (Santa Maria de Guadalupe), và đã thám hiểm nơi này trong khoảng thời gian từ mùng 4 tháng 11 tới 10 tháng 11, 1493. Tuyến đường đi chính xác của ông xuyên qua Tiểu Antilles vẫn chưa được nhất trí, nhưng có lẽ ông đã quay về hướng bắc, phát hiện và đặt tên nhiều hòn đảo gồm cả Montserrat (Santa Maria de Monstserrate), Antigua (Santa Maria la Antigua), Redondo (Santa Maria la Redonda), Nevis (Santa María de las Nieves), Saint Kitts (San Jorge), Sint Eustatius (Santa Anastasia), Saba (San Cristobal), Saint Martin (San Martin), và Saint Croix (Santa Cruz). Ông cũng phát hiện ra dãy Quần đảo Virgin, đặt tên nó là Santa Ursulay las Once Mil Virgines, và đặt tên các quần đảo Virgin Gorda, Tortola, vvà Đảo Peter (San Pedro). Ông tiếp tục đi tới Đại Antilles, và đổ bộ tại Puerto Rico (San Juan Bautista) ngày 19 tháng 11, 1493. Cuộc giao tranh nhỏ đầu tiên giữa người Châu Mỹ và người Châu Âu từ thời Vikings diễn ra khi những thủy thủ của ông cứu hai chú bé vừa bị những kẻ bắt giữ thiến. Ngày 22 tháng 11, ông quay lại Hispaniola, biết rằng những người thủy thủ cũ của mình đã rơi vào một cuộc tranh cãi với thổ dân vùng trong và bị giết hại, nhưng ông không buộc tội vị thủ lĩnh Guacanagari, đồng minh của ông về việc đó. Một vị thủ lĩnh khác, tên là Caonabo, bị gán trách nhiệm vụ này và trở thành chiến binh kháng chiến đầu tiên của người thổ dân Châu Mỹ. Colombus đã lập ra một khu định cư mới tại Isabella, trên bờ biển phía bắc Hispaniola, nơi lần đầu tiên ông tìm ra vàng, nhưng đây là một vị trí không thích hợp và khu định cư này nhanh chóng bị bỏ hoang. Ông bỏ một số thời gian thám hiểm vùng trong đảo để tìm vàng. Tìm thấy một ít, ông đã thành lập một pháo đài nhỏ ở sâu trong đất liền. Ông rời Hispaniola ngày 24 tháng 4, 1494, và tới Cuba (mà ông đặt tên là Juana) ngày 30 tháng 4 và Jamaica ngày 5 tháng 5. Ông đã thám hiểm bờ biển phía nam Cuba, mà ông tin là một bán đảo chứ không phải là một hòn đảo, và nhiều hòn đảo xung quanh gồm cả Đảo Youth (La Evangelista), trước khi quay trở lại Hispaniola ngày 20 tháng 8. Trước khi rời Tây Ban Nha cho chuyến đi thứ hai, Colombus đã được Ferdinand và Isabella ra lệnh giữ quan hệ hòa bình, thân ái với những người bản xứ. Tuy vậy ông đã gửi một bức thư về triều đình đề xuất bắt làm nô lệ một số người dân bản xứ, đặc biệt là người Carib, vì sự hiếu chiến và sự đối đầu của họ với người Taino. Dù hoàng gia khước từ đề xuất này, tháng 2 năm 1495 Colombus bắt 1.600 người Arawak (một bộ tộc khác, cũng là đối thủ của người Carib) làm nô lệ. Vì không có nơi canh giữ, 400 người được trả tự do. Các cuộc thám hiểm mang tính khám phá không thể bù đắp chi phí cho chúng; bởi vì ở thời Phục hưng không có khoản tiền nào được chi cho mục đích thuần túy khoa học. Colombus đã cùng Isabella lập kế hoạch mở các địa điểm thương mại với các thành phố ở Viễn Đông, từng nổi tiếng sau những cuộc du lịch của Marco Polo, nhưng đã phải dừng lại như nói ở đầu bài. Tất nhiên, Colombus sẽ không bao giờ tìm thấy Cathay (Trung Quốc) hay Zipangu (Nhật Bản), và cũng không còn một vị Đại Hãn nào nữa. Chế độ Nô lệ đang phổ biến trong nhiều chủng tộc trên thế giới vào thời điểm ấy, gồm cả một số bộ lạc da đỏ. Đối với những người Bồ Đào Nha - mà Colombus học hỏi được đa số các kiến thức hàng hải của mình - chế độ nô lệ đã mang lại khoản thu tài chính đầu tiên sau cuộc đầu tư 75 năm ở Châu Phi. Năm trăm sáu mươi nô lệ được chở về Tây Ban Nha; 200 người chết trên đường và nửa số còn lại bị ốm khi tới nơi. Sau những thủ tục pháp lý, một số người sống sót được thả và được ra lệnh dùng tàu về quê hương, những người khác được Isabella gửi đi làm nô lệ trên tàu. Colombus, tuyệt vọng vì không thể trả được tiền cho những nhà đầu tư, và cũng không nhận ra rằng Isabella và Ferdinand không còn muốn theo đuổi chính sách chinh phục biển cả như những người Bồ Đào Nha. Việc bắt nô lệ đã dẫn tới trận chiến lớn đầu tiên giữa người Tây Ban Nha và những người thổ dân tại Tân thế giới. Colombus cũng áp đặt một hệ thống nộp cống tương tự hệ thống của người Aztec trong lục địa. Tất cả những người thổ dân tại Cicao ở Haiti trên 14 tuổi đều phải nộp một số vàng, và được trao một vật làm dấu đeo trên cổ. Những người không nộp đủ sẽ bị chặt tay. Dù có những biện pháp man rợ như vậy, Colombus không thể kiếm được nhiều và nhiều "người định cư" không thích hợp với thời tiết cũng như không còn ảo tưởng về những cơ hội làm giàu nhanh chóng. Một cuộc đổ xô đi tìm vàng đã diễn ra và sẽ mang lại những hậu quả thảm thương cho những người dân vùng Caribe, dù những nhà nhân loại học đã chứng minh rằng đã diễn ra nhiều cuộc hôn nhân khác chủng và sự đồng hóa hơn so với những gì chúng ta từng tin tưởng (xem Black Legend). Colombus đã cho phép những người định cư được trở về nhà cùng với những người vợ thổ dân hay với tư cách nô lệ của họ, điều này đã làm Isabella giận dữ. Từ Haiti cuối cùng ông quay trở về Tây Ban Nha. * Chuyến đi thứ ba Ngày 4-8-1498, chuyến vượt Đại Tây Dương lần thứ ba được tiến hành. Colombus chưa đến 50 tuổi, mà râu tóc đã bạc trắng, vì những vất vả trong cuộc phưu lưu mạo hiểm này. Lần này, sau khi khám phá ra hòn đảo Trinidad, ông tiến vào đại lục Nam Mỹ, vùng phía đông Sông Orinoco thuộc bờ biển vào đại lục nam Mỹ, vùng phái đông sông Orinoco thuộc bờ biển Venezuela (miền bắc Nam Mỹ). Ông viết lại trong nhật kia hành trình: “Thật là một điều kì lạ khi con sông chảy tới đây lại lớn đến nỗi làm cho nước biển trở thành ngọt tới 48 dặm. tôi có niềm tin trần gian đã ở đâu đây”. Nhưng những cuộc cướp bóc của bọn thực dân Tây Ban Nha đã gây ra cuộc nổ loạn của bọn thực dân da đở ở Hispaniola (Haiti), buộc ông phải chấm dứt cuộc thám hiểm lần thứ ba. * Chuyến đi thứ tư Colombus còn tiến hành cuộc thám hiểm lần thứ tư (1502-1504), khám phá thêm vùng biển Trung Mĩ từ Honduras đến Colombia. Tới đây ông mới vỡ lẽ ra là không có eo biển nào đi sang Ấn Độ Dương và vùng “đất mới” mà ông khám phá không phải là Ấn Độ. Nhưng về sau người ta vẫn để nguyên tên Ấn Độ như ông đã gọi, nhưng gọi là Tây Ấn Độ để khỏi nhầm với Ấn Độ chính thức., mà thời ấy gọi là Đông Ấn Độ. Cuộc thám hiểm lần thứ tư là cuộc thám hiểm lần cuối cùng và là một thất bại khủng khiếp của Colombus. Ông bị mắc cạn ở Jamaica và bị tắc nghẽn ở vùng này trong vòng gần một năm. Ông cùng một số thủy thủ trên tàu bị người Idians bắt giữ một thời gian. Nhờ hiểu biết về thiên văn ông đã tính trước được sắp xảy ra nhật thực, nên ông dọa những thổ dân mê tín rằng nếu không trả tự do cho ông và các bạn của ông, ông sẽ lấy mặt trời của họ. Và quả nhiên đúng ngày hẹn, mặt trời bỗng tối sầm lại. Người dân vô cùng kinh sợ, phải thả ông và các bạn của ông ra và tôn thờ ông như một vị thánh. Sau đó nhờ một con tàu đi qua, ông đã trở về được Tây Ban Nha. Cuộc thám hiểm của Colombus kéo dài 12 năm (1492-1504), đã khám phá ra vùng đất mới là những quần đảo Antille và vùng ven biển phía đông Trung Mĩ từ Honduras cho đến Vennezuela, một lục địa mới mà cho đến lúc đó, nguời Châu Âu chưa biết tới. Nhưng mục đích của những cuộc vượt biển của ông là tìm đường sang Ấn Độ và Trung Hoa cũng như tìm vàng và hương liệu, đã không thực hiện được. Số vàng và của cải ông mang về cho vua Tây Ban Nha quá ít ỏi, nên ông không được nhà vua trọng dụng nữa. lại khi ông quay trở về Tây Ban Nha (1504), thì nữ hoàng Isabel đã mất, vương quốc Fernando II đối xử với ông rất tồi tệ. Nhà vua đã trao chức Phó vương vùng “Đất mới” cho người khác. Vào cuối đời, ông bị mắc bệnh thống phong, rồi bị mù lòa. Ông sống ở thành phố Valladolid, một thành phố nhỏ, lạnh lẽo, u buồn ở miền Bắc Tây Ban Nha, trong cảnh nghèo nàn, khổ cực và bị lãng quên. Nhà hàng hải vĩ đại, con người phưu lưu phi thường – Cristoforo Colombo đã mất vào ngày 20-5-1506. lễ tang của ông đã diễn ra một cách im lìm và vắng vẻ, không một vị thầy tu hay quan chức nào của triều đình Tây Ban Nha được cử đến đưa viếng ông. Nhà chính thức của triều đình cũng chẳng nói gì việc ông qua đời cùng lễ tang của ông. Triều đình Tây ban Nha đã không nhận thấy công lao của ông trong việc phát hiện ra Tân thế giới. Họ tên của ông cũng không được đặt cho lục địa mới tìm ra, mà chỉ có một quốc gia ở Trung Mĩ đặt theo tên của ông (quốc gia Colombia). Một thời gian sau, một nhà hàng hải ở thành phố Firenze (Italia) là Amerigo Vespucci (1454-1512), từng phụ trách một trường hàng hải ở Seville (Tây Ban Nha), đã nhiều lần sang thám hiểm lại vùng “Đất mới” (Vào các năm 1497, 1499, 1501, 1503).  Amerigo Vespuccy sinh năm 1451 trong một gia đình công cức giàu có tại thành phố Florence. Gia tộc của Amerigo Vespuccy nguyên là một danh môn vọng tộc rất có tiếng tăm tại địa phương. Đến thời cha ông thì gia đình bị suy sụp. Lúc còn nhỏ, Amerigo Vespuccy đã ở trọ trong một gia đình người chú – Giorgio Antonio Vespuccy – là một tu sĩ tại giáo đường St. Mark, nổi tiếng có học thức uyên bác. Mặc dù tư chất không được thông minh nhưng nhờ chăm chỉ và cố gắng học hỏi nên Amerigo Vespuccy đã tiếp thu được nhiều kiến thức từ chú và thầy Michlangel. Ông tiếp nhận sự giáo dục theo chủ nghĩa nhân văn, học giỏi tiếng La tinh và những môn khoa học tự nhiên như Số học, Thiên văn học là những môn giúp ích rất nhiều cho sự nghiệp thám hiểm của ông sau này. Sau khi học xong Amerigo Vespuccy làm thuê cho một ngân hàng. Công việc ngân hàng đối với ông rất buồn chán và tẻ nhạt. Những câu chuyện về vùng đất xa lạ và giàu có đã kích thích long khao khát của ông. Ông mong muốn được gia nhập vào những đoàn thám hiểm đi tìm vàng để thoát ra khỏi cảnh khốn khó, nghèo hèn. Cuối cùng ông quyết định ra đi để tìm những vùng đất mới. Amerigo Vespucci Vasco Nunez de Balbao Sau nhiều lần khảo sát vùng đất ở Venezuela mà Colombo đã phát hiện, ông đã viết nhiều bức thư gửi về Tây Ban Nha khẳng định vùng đất này không phải là Ấn Độ hay Châu Á, mà là một “thế giới mới” (Mundus Novus). Năm 1505, ông đã viết cuốn sách Bốn cuộc du hành (four voyages) mô tả những đất đai được phát hiện bởi Colombo thuộc về lục địa mới. Năm 1507, các nhà địa đồ xứ Lorraine (Pháp) khi in thành những tập bản đồ thế giới mới, đã lấy tên Amerigo để đặt cho lục địa mới, gọi là lục đại America hay Châu Mĩ.  Năm 1513, nhà thám hiểm Tây Ban Nha Vasco Nunez de Balbao (1475-1529) đã đi xuyên qua Panama ( Trung Mĩ) và nhìn thấy một đại dương ở phía Tây lục địa mới, càng xác minh lục địa này không phải là Châu Á. 2. Cuộc thám hiểm vòng quanh thế giới lần đầu tiên của Magellan Việc thám hiểm ra Châu Mỹ của Cristoforo Colombo chưa làm vừa lòng các vua Tây Ban Nha, các vua này muốn giao thiệt trực tiếp với Ấn Độ và Trung Hoa . Vì thế, năm 1519, vua Tây Ban Nha Carlos I (sau này lên ngôi hoàng đế đế quốc La Mã thần thánh, hiệu là Kark V hay Charler Quint ) đã ủng hộ dự án của Ferdinand Magellan (1480-1521), một nhà hàng hải Bồ Đào Nha, thực hiện cuộc thám hiểm tìm đường sang Châu Á theo hướng Tây. Charles Quint Ferdinand Magellan F. Magellan sinh năm 1480 trong một gia đình hiệp sĩ suy tàn tại Porto ở phía bắc Bồ Đào Nha. Ngay từ năm 10 tuổi ông đã được đưa vào phục vụ trong hoàng cung. Năm 1492, ông trở thành người hầu cho hoàng hậu. được tiếp nhận một nền giáo dục tốt đẹp lại rất ham học hỏi, tìm tòi F. Magellan thường quan tâm đến những câu chuyện kể về phương Đông huyền thoại và giàu có. Chính những hiểu biết này đã nhen nhóm trong ông lòng khao khát được tìm đến những vùng đất mới. Năm 1496, Magellan được vào làm việc tại Cục sự vụ hàng hải quốc gia. Nhờ môi trường công tác thuận lợi này mà ông được đọc rất nhiều báo cáo bí mật về hàng hải của đội viễn chinh quốc gia, đồng thời cũng học hỏi được nhiều kiến thức mới về địa lí và hàng hải. Ông đã từng tham gia đội viễn chinh của Bồ Đào Nha, giao chiến với Ấn Độ và Châu Phi. Trong một lần giao chiến ở Morocco vào năm 1513, ông đã bị thương tật suốt đời, nhưng ông vẫn yêu cầu ở lại trong quân đội để phục vụ cho quốc gia. Magellan có hoài bão khám phá ra những vùng biển phía Tây châu Mỹ (Thời đó gọi là “Biển lớn phương Nam”) mà Vasco Nunes de Balboa đã nhìn thấy khi vượt qua eo đất Panama. Trước Magellan cũng đã có nhiều nhà du hành thăm dò con đường biển vòng qua châu Mỹ theo hướng bắc hoặc hướng nam nhưng chưa thành công. Ở Bồ Đào Nha ông đã vận động vua Bồ chấp nhận kế hoạch thám hiểm vòng qua cực nam châu Mỹ của ông trong mấy năm trời nhưng không đạt kết quả. Tuy không nhận được sự ủng hộ của vua Bồ Đào Nha, Magellan vẫn bí mật chuẩn bị kế hoạch cho một cuộc thám hiểm lớn. Ông thường xuyên đến thư viện của hoàng gia để tìm đọc tư liệu và nghiên cứu bản đồ. Ông còn làm quen được với nhà Thiên văn – địa lí học R.Faleiro, nhờ đó mà ông biết thêm các hải đồ, la bàn và những dụng cụ hàng hải. Những hiểu biết về những phương tiện đó như chắp thêm cánh cho kế hoạch của F. Magellan. Năm 1517, ông đã rời bỏ Tổ Quốc và sang sống ở Tây Ban Nha. Tại đây, ông đã gia nhập vào hội thiên văn và tham gia thảo luận trong “ Hội đồng Ấn Độ” của Tây Ban Nha. Ông đã trình bày chủ trương thám hiểm của mình với quốc vương Tây Ban Nha Carlos I và sau những cuộc thương lượng kéo dài, ông đã đựơc nhà vua đồng ý cung cấp cho kinh phí để mua sắm tàu thuyền, vũ khí, lương thực và chiêu mộ thủy thủ. Vua Tây Ban Nha là người có nhiều tham vọng, nhà vua không vừa ý với những phát hiện của Colombo ở vùng đất mới, đang muốn tiếp tục cuộc thám hiểm sang phía Đông để đến được đích thực sứ sở giàu sang như trong thần thoại là Trung Quốc và Ấn Độ, nên đã phê chuẩn kế hoạch giúp đỡ tiền bạc, chi phí cho chuyến thám hiểm cuả Magellan.  Sau những cuộc thương lượng kéo dài với vua Charles II, hai bên thỏa thuận kí kết với nhau hợp đồng như sau: Magellan, Falin và những người thừa kế họ sẽ là thủ lĩnh ở những vùng đất mới được phát kiến, được hưởng 20% lợi nhuận của chuyến đi đầu tiên và 5% lợi tức của nhà vua đối với những vùng đất mới. Họ được quyền hàng năm buôn bán 1.000 kiện hương liệu với thuế 5% tính theo giá trị hương liệu. Nhờ được triều đình và giới quý tộc Tây Ban Nha hết sức ủng hộ, ông đã hoàn thành việc chuẩn bị thám hiểm cho một chuyến thám hiểm chưa biết lúc nào mới kết thúc. Ông đã mua đựơc năm chiếc thuyền buồm cũ, rồi đem sửa chữa lại, mua thiết bị và lương thực đủ dùng trong hai năm và huấn luyện thêm đoàn thủy thủ. Công việc đó không dễ dàng vì những thuyền trưởng Tây Ban Nha đầy kiêu ngạo đã ghen tỵ với ông, một người nước ngoài (ông là người Bồ Đào Nha) , mà lại được giao trách nhiệm thực hiện một nhiệm tuy hết sức khó khăn nhưng lại hết sức vinh quang. Họ cố sức cản trở kế hoạch chuẩn bị của ông. Đoàn thủy thủ của ông gồm đủ loại dân tộc : Người Tây Ban Nha, Đức, Anh, Italia,…trong đó có cả những tên tội phạm lưu manh trốn sang Tây Ban Nha tham gia vào đoàn thám hiểm của ông. Nhưng ông đã kiên trì và khắc phục hết những khó khăn đó. Ngày 20.9.1519, Magenllan chỉ huy một đoàn thám hiểm gồm 5 chiếc tàu buồm cùng với 237 thủy thủ, rời hải cảng Sevilla ( ở miền Nam Tây Ban Nha) bắt đầu cuộc hành trình. Đoàn tàu của Magellan gồm 5 chiếc: 1. Trinidad có tải trọng 110 tấn, 55 ngừơi, dứơi sự điều khiển của Magienlan. 2. San Antonio 120 tấn , 60 người, dưới sự điều khiển của Juan de Categena 3. Concepción, 90 tấn , dưới sự điều khiển của Gomes. 4. Victoria 85 tấn, 42 người dưới sự điều khiển của Gaspar de Quesada. 5. Santiago , 75 tấn, 32 người, dưới sự điều khiển của Luis de Mendoza. Ngoài ra trong đoàn còn có nhà thiên văn Saint Martin, và Pigafetta, người chịu trách nhiệm ghi chép nhật kí cuộc hành trình.  Ngày 10 tháng 10 năm 1519, đoàn thám hiểm rời cáng San Lucas ở Tây Ban Nha và đi đến đảo Canar. Sau đó họ theo đường tây nam đi về bờ biển Brazil. Những ngày đầu cả cuộc hành trình, trong đoàn xảy ra mâu thuẫn giữa Magellan (người Bồ Đào Nha) với các thuyền trưởng người Tây Ban Nha. Họ nghi ngờ và ghen tức với Magellan vì ông là người ngoại quốc. Cartagena, thuyền trưởng tàu San Antonio yêu cầu Magellan phải bàn bạc với ông bất cứ mọi chủ trương của đoàn. Nhà thám hiểm Bồ Đào Nha Magellan trả lời “ Trách nhiệm của người là ban ngày theo cờ lệnh tôi, ban đêm theo đèn của tôi”. Sau vài ngày, khi tất cả các thuyền trưởng họp mặt ở tàu đô đốc, Cartagena lại đưa ra ý kiến đòi tham gia lãnh đạo. Magellan kiên quyết không đồng ý, cách chức và bắt giam Cartagena. Alvaro de Mesquita được cử thay Cartagena chỉ huy tàu San Antonio. Cuối tháng 11, đoàn thám hiểm tới Nam Mỹ, trung tuần tháng 1 đến của sông La Palata. Họ đi quá về phía nam và tới một dãi hoang mạc lạnh hơn nhiều so với Tây Âu, mặc dù có cùng vĩ tuyến như nhau nhưng chỉ khác ở nam và bắc bán cầu. Ngày 1 tháng 4 năm 1520, nam bán cầu đã bước vào mùa đông. Magellan quyết định trú đông ở San Kulias (490nam), bốn tàu chiến đỗ trong vịnh. Còn tàu của Magellan đỗ ở ngoài cửa vịnh. Những thuyền trưởng bất mãn đã nổi loạn ngay đêm hôm đó. Cartagena được trả lại tự do. Các thủy thủ nổi loạn chiếm lấy 3 tàu Victoria, Concepcion, và San Antonio. Thuyền trưởng Mesquita bị bắt giam. Các thuyền trưởng nổi loạn chĩa đại bác sang tàu Magellan, đòi Magellan phải thương thuyết với họ. Như vậy Magellan chỉ có 2 tàu chống lại với 3 tàu nổi loạn. Song các thuyền trưởng nổi loạn đã không được các thủy thủ đồng tình và họ đã bị tước khí giới ở một tàu. Trước tình hình rối ren này Magellan rất bình tĩnh. Ông cử một số thủy thủ đáng tin cậy sang tàu Victora và mời thuyền trưởng Mendoza đến gặp ông để thương lượng. Tất nhiên Mendoza từ chối. lập tức Mendoza bị các thủy thủ nói trên đánh chết và Duarte Barbosa được cử làm thuyền trưởng tàu Victoria thay Mendoza. Tàu San Antiano định vượt ra biển khơi. Song ngay loạt đạn đầu bắn vào tàu Magellan, các thủy thủ đã chống lại các sĩ quan chỉ huy của mình và xin hàng. Sự việc cũng xảy ra như vậy ở tàu Concepcion.  Sau sự việc này Magellan nghiêm trị những thuyền trưởng nổi loạn. Quesada bị xử trảm, xác của Mendoza bị chặt ra làm bốn, vứt lên bờ. Một số khác tòng phạm được ân xá trong đó có một người đã điều khiển đại bác bắn vào tàu của đô đốc. Vào trung tuần tháng 5, Magellan cử thuyền trưởng Serrao đi trước dò đường và đi trên tàu Santiago. Tàu của Serrao đi về phía nam chưa xa ở vĩ tuyến 500 nam thì bị vướng đá ngầm và bị đắm. Các thủy thủ được cứu thoát và chỉ có một người chết. Sau đó Magellan cử Serrao làm thuyền trưởng tàu Concepcion. Ở nơi trú đông đoàn thám hiểm chỉ còn 4 tàu. Tại nơi này các thủy thủ đã gặp các thổ dân. Họ có khổ người cao lớn, cao hơn người châu Âu vài centimet. Những thổ dân này có bàn chân to lớn, nên các thủy thủ Tây Ban Nha đặt tên cho đất này là Patagea. (Tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là bàn chân to). Cuối tháng 8 năm 1520, đoàn thám hiểm rời khỏi nơi trú đông và đi tới sông Santa Cruz. Đoàn đỗ lại ở đây tới trung tuần tháng 10 để đợi mùa xuân (Ở nam bán cầu). Ngày 18 tháng 10, đoàn thám hiểm đi về phía nam dọc theo bờ biển Patagea. Trước khi xuất phát Magellan ra lệnh cho đoàn phải tìm cho được eo biển thông Đại Tây Dương với các “biển phía nam” và chỉ quay lại phía Tây trong trường hợp đã tới vĩ tuyến 750 Nam mà không tìm thấy eo biển này. Trong thâm tâm Magellan cũng nghi ngờ về sự tồn tại này, song ông cũng đi tới cùng để xem thực hư ra sao.  Ngày 21/10/1520, Magellan tìm thấy ở phía sau một mũi đất cao, có một vịnh ảm đạm ăn sâu vào lục địa với nước đen sẫm và nổi song dữ dội. Magellan phái hai chiếc tà đi trinh sát vài ngày sau họ trở về khẳng định eo biển thông sang được đại dương bên kia. Eo biển này vừa dài vừa hẹp ngăn cách đại lục với đảo Đất lửa, một hòn đảo ở mỏm cực nam châu Mĩ (về sau, eo biển này mang tên ông, eo Magellan). Bốn chiếc tàu còn lại hết sức thận trọng và chậm rãi kết thúc cuộc hành trình. Hạm đội của Magellan phải mất tháng mới vượt qua eo biển vừa tìm thấy, một “cửa mở” vào một đại duong mới, mà người châu Âu chưa biết đã hiện ra trước mắt ông. Magellan vốn bản tình gnhieem nghị cũng không cầm được nước mắt vì sung sướng. Nhưng trước khi bước vào cuộc thám hiểm đại dương mới, Magellan lại gặp phải một tai họa mới. Viên thuyền phó tàu San Antonio đã xúi dục thủy thủ trên tàu nổi loạn và bí mật đưc tàu về Tây Ban Nha kẻ phản bội đã làm Magellan tổn thất năng nề. Tàu San Antonio đã mang đi phần lớn dự trữ lương thực tốt nhất của hạm đội vì tàu có trọng tải lớn nhất. nguyên nhân của sự đào ngũ này là do một số thủy thủ cầm đầu thiếu tin tưởng vào sự thành công của cuộc thám hiểm. Để bào chữa cho tội lỗi của họ, khi về đến Tây Ban Nha họ buộc cho Magellan tội phản bội. Gia đình Magellan bị cắt khoảng trợ cấp của nhà vua và vợ con Magellan bị chết đói. Như vậy, sau khi tàu San Antonio đào ngũ thì đoàn thám hiểm chi còn 3 tàu và nhân số cùng lương thực bị giảm đi. Bờ biển Patagea hầu như vắng thổ dân, nhưng ở bờ nam về ban ngày các thủy thủ trông thấy có khói và ban đêm có lửa đốt. Magellan đặt tên cho mảnh đất này là “Đất Lửa” mặc dầu ông chưa biết đất này rộng hẹp ra sao. Ngày 28/11/1520, hạm đội của Magellan bước vào cuộc thám hiểm một đại dương mới. Tại đây, vào lúc này, thời tiết thật êm dịu, trời trong vắt không một đám mây, mặt trời ấm áp sưởi ấm những thủy thủ đã bị giá rét trong suốt một mùa đông dài ở nam Mĩ, từng cơn gió nhẹ đẩy tàu đi về hướng tây. Cảnh thanh bình đó đã khiến cho Magellan đặt cho đại dương mới tên là “Thái Bình Dương”. Sau này, người ta mới rõ tên đó không thích hợp với đại dương này, ở đây có nhiều trận phong ba bão táp, động đất, sóng thần còn khủng khiếp hơn Đại Tây Dương, nhưng người ta vẫn giữ tên đó để kỉ niệm chuyến vượt biển đầu tiên của Magellan ở đại dương này.  Ngày 1/12/1520, họ trông lần cuối cùng đất liền ở vĩ tuyến 480 nam đó là một đảo thuộc quần đảo Silicis. Đoàn thám hiểm đi về phía bắc tới vĩ tuyến 30, 30 nam và sau đó đi về phía tây – tây bắc để tới quần đảo Molux. Magellan biết rằng quần đảo này ở về xíh đạo và đó là lí do để đoàn thám hiểm đi dọc theo đường vĩ tuyến 100 bắc. Pigfetta viết : “chúng tôi bơi trong 3 tháng 20 ngày, hoàn toàn không có thức ăn tươi. Bánh mì khô mang theo đã bị mục ra thành bột lẫn với nhiều sâu bọ, có mùi hôi và chuột làm bẩn. Chúng tôi uống nước để lâu ngày nên cũng có mùi hôi… Chúng tôi ăn da, da đem ngâm vào nước biển rà sau đó nướng, thỉnh thoảng chúng tôi ăn chuột, mạt cưa…” Hầu như cả đoàn mắc bệnh hoại huyết, 9 người bị chết trong số đó có cả tù binh người Patagea và người Brazil bị Magellan bắt mang đi theo. Pigfetta viết tiếp: “trong thời gian này chúng tôi cũng không tìm thấy đất liền ngoài hai đảo hoang. Trên các đảo này chúng tôi chỉ lấy được củi và bắt chim…”. Đảo thứ nhất tìm thấy ngày 24/1/1521 ở vĩ tuyến 16015’ nam và được gọi là đảo San Pablo, đảo thứ hai tìm thấy 4/2 tại vĩ tuyến 11045 nam và được đặt tên là đảo cá mập vì ở vùng này có rất nhiều cá mập. Cá mập bơi theo thuyền của đoàn thám hiểm.  Đến ngày 6 tháng 3 năm 1521, ở phía tây xuất hiện 3 đảo nhỏ có người ở, thuộc quần đảo Mirian. Mười thuyền của thổ dân đến gặp đoàn thám hiểm. Thuyền của họ có những cánh buồm “la tinh” hình tam giác. Magellan đặt tên cho những đảo này là “Quần đảo cánh buồm la tinh”. Magellan muốn dừng lại ở một đảo lớn nhất (có lẽ đây là đảo Guam ở vĩ tuyến 130 bắc) để kiếm nước và lương thực. Ý định này không thực hiện được vì thổ dân leo lên tàu của đoàn thám hiểm, lấy cắp tất cả các thứ. Pigafetta kể lại:  “Thổ dân ở đảo rất nghèo, nhưng rất khéo léo và ăn cắp rất tài tình, vì vậy chúng tôi đặt tên đảo này là đảo “Voleur”  Khi thấy thổ dân cướp những thuyền lương thực thì Magellan cùng với 40 thủy thủ ở trên bờ liền trả thù bằng cách đốt vài chục nóc nhà của thổ dân và giết chết 7 người. sau đó, đoàn xuống tàu và rời khỏi nơi này. Pigafetta kể lại: “ Khi người của chúng tôi bị thương do thổ dân bắn phải, đầu tiên họ cảm giác thấy nhức đầu, trong người bứt rứt khó chịu và cuối cùng một vài người bị chết. Khi thấy chúng tôi đi xa khỏi bờ thì thổ dân đuổi theo chúng tôi trên khoảng 100 chiếc thuyền… Trên thuyền chúng tôi thấy những người đàn bà khóc sướt mướt, họ vật vã đầu tóc. Có lẽ đó là những người đàn bà có chồng bị chúng tôi giết chết”. Sau 10 ngày, đoàn thám hiểm đi được thêm 2.000 km và tới quần đảo Philippines.  Sự khám phá ra eo biển nối liền Đại Tây Dương với Thái Bình Dương, cuộc hành trình qua Thái Bình Dương của Magellan là một cống hiến to lớn đối với việc nghiên cứu địa lí. Từ đó người ta mới hiểu rằng đại dương chiếm đại bộ phận diện tích trái đất, các đại dương nối liền với nhau thành một đại dương thế giới. Như vậy Magellan phải mất trên 3 tháng mới bơi qua được Thái Bình Dương trong điều kiện thuận lợi và xuôi gió. Ở Đại Tây Dương chỉ cần trên một tháng. Đoàn thám hiểm tiếp tục cuộc hành trình đi về phía các biển ở phía đông châu Á và Ấn Độ Dương. Tại những biển này, đoàn xác định được chính xác những địa điểm và kinh vĩ độ. Còn như ở Thái Bình Dương, việc xác định kinh vĩ độ chỉ là tương đối. Chính vì thế bản đồ vẽ lại đường đi của Magellan qua Thái Bình Dương chỉ là giả thiết. Một nhà địa lí Hoa Kì cho rằng đường đi của Magellan vạch trên bản đồ ngày nay chưa đúng. Căn cứ vào hành trình của Magellan chỉ gặp có hai hoang đảo thì hành trình của ông sẽ theo lộ trình sau: đầu tiên Magellan đi dọc theo bờ biển tây nam Nam Mỹ, sau đó đi theo hướng tây bắc (chứ không phải đi theo hướng tây – tây bắc) tới vĩ độ 150 bắc thì rẽ về phía tây. Đoàn Magellan đã lợi dụng gió xuôi chiều, đi xuôi dòng các dương lưu, đầu tiên theo dương lưu lạnh Pêru, sau đó theo dương lưu nóng bắc xích đạo. Ngày 16/03/1521, đoàn đi đến vĩ tuyến 100 bắc, tới đảo Siargao, là một đảo ở về phía cực đông Philippines (phía bắc đảo Mindanao). Đoàn nghỉ tại đảo này vài ngày. Thổ dân đảo này tiếp đoàn vui vẻ, hữu nghị. Sau đó đoàn thám hiểm tiếp tục đi về phía tây và tây bắc qua eo biển Xurigao giữa hai đảo Leyte và Mindanao. Đoàn thám hiểm lấy lương thực tại một trong hai đảo này. Nhà cầm quyền đảo này cung cấp cho đoàn hoa tiêu. Người hoa tiêu dẫn đoàn thám hiểm tới thành phố Cebu trên đảo Cebu nằm ở trung tâm Philippines. Ở hải cảng Cebu, đoàn thám hiểm đã gặp lại những cảnh sinh hoạt của nền văn minh đương thời. Nhà cầm quyền thành phố Cebu yêu cầu đoàn thám hiểm đóng thuế hải quan. Magellan từ chối việc đóng thuế và đề nghị nhà cầm quyền Cebu đặt quan hệ hữu nghị, viện trợ quốc phòng giữa Tây Ban Nha và Cebu. Ở hải cảng Cebu cũng có nhiều tàu đi từ Đông Nam Á tới cập bến. Một thuyền trưởng ở các tàu này cho chính quyền của đảo biết là người Bồ Đào Nha đã chiếm mất đảo Malacca và Calicut. Chính quyền đảo hoang mang lo sợ, nhận sự che chở, giúp đơã của Magellan, mặc dầu lời hứa này khó bề thực hiện. Chính quyền đã mở tiệc chiêu đãi đoàn của Magellan. Nhân danh là kẻ bảo hộ chính quyền đảo, Magellan đã can thiệp vào sự tranh chấp giữa các phe phái trong đảo: ông đã tham gia đốt nhà của các làng đối lập. Ngày 27 tháng 4 năm 1521, Magellan cầm đầu một toán vài chục thủy thủ đi trên 3 chiếc. Song vì nước cạn nên không thể ra khơi được. Magellan cùng 55 thủy thủ lội nước tới một đảo, đốt các nhà ở ven đảo. Dân nơi đây đã bỏ đi. Bất ngờ ở tứ phía một toán thổ dân rất đông tới bao vây Magellan và các thủy thủ. Một cuộc chiến ác liệt xẩy ra. Các thủy thủ phải bắn rất rát mới rút được ra khỏi bờ. cuộc chiến đấu tiếp tục ở dưới nước. Magellan đã dũng cảm chiến đấu để bảo vệ cho đồng đội rút. Cuối cùng ông đã bị chết cùng 7 thủy thủ trong đoàn (Ngày 6 tháng 3 năm 1521). Số còn lại đã rút ra xa bờ, tới thuyền và bơi về địa điểm xuất phát. Cuộc đời của nhà hàng hải nổi tiếng đã kết liễu ở đây, mà chưa hoàn thành được sự nghiệp vòng quanh thế giới của mình. Hải trình vòng quanh thế giới của Ferdinand Magellan Sau khi Magellan chết, đoàn tàu được giao cho nhà hàng hải Tây Ban Nha Jaun Sebastian Elcano (1486 – 1526) chỉ huy. Họ tiếp tục cuộc hành trình tới đảo Molucca mặc dù không ai rõ đảo này ở đâu. Chính quyền đảo cebu được tin này bèn mở yến tiệc chiêu đãi từ biệt đoàn, 27 người Tây Ban Nha đã đến dự. Trong khi đang yến tiệc thì họ bị những người chống đạo KiTô tấn công và bị bắt trói. Trong số những người bị giết có viên chỉ huy thuyền trưởng Serrao và nhà thiên văn Martin. Sau cuộc thiệt hại này tổng số nhân viên của đoàn còn chưa đến 120 người, trong số này có nhiều người bị ốm yếu. Với số lượng ít như vậy họ đành phải bỏ lại một tàu và tàu Concepcion bị đốt hủy tại eo biển giữa hai đảo Cebu và Bohol, như vậy đoàn chỉ còn lại hai tàu. Tàu Victoria và tàu Trinidad. Đoàn tiếp tục cuộc hành trình đi về phía tây nam dọc theo phía tây đảo Mindanao. Chỉ huy của đoàn tàu được cử ra là Carvalio. Rời đảo Mindinao, đoàn đi về phía tây và tới đảo Palawan, đảo cực tây của Philippines. Từ đó họ lại tới đảo Borneo. Họ là những người châu Âu đầu tiên tới đảo này. Ngày 8 tháng 7 đoàn đã cắm neo đỗ lại ở thành phố Brunei. Họ dừng lại thành phố này để mua lương thực và hàng hóa. Cho đến lúc này học cũng chưa tìm thấy đảo Hương liệu như mục đích mà họ muốn. Từ Brunei đoàn thám hiểm lại quay trở về đảo Palawan rồi tới Mindanao. Đoàn đi lạc hướng như vậy cho đến cuối tháng 10 năm 1521. Cuối cùng đến ngày 8 tháng 11 họ mới tới chợ hương liệu ở đảo Tidore (một đảo lớn thuộc quần đảo Molucca) Ở Tidore đoàn mua đinh đóng thuyền, mua các loại hương liệu. Tàu Trinidad được tu sửa lại. Sau khi sửa xong tàu, đoàn quyết định trở về Tây Ban Nha theo hai đường. Tàu Trinidad sẽ quay lại đường cũ vượt Thái Bình Dương qua eo Magellan. Còn Elkano sẽ đi về phía Ấn Độ Dương, qua mũi Hảo Vọng để về Tây Ban Nha. Ngày 21 tháng 12, tài Victoria với số lượng 60 người, trong đó có 13 người Mã Lai bị bắt đi theo đoàn ở các đảo khác nhau, nhổ neo rời đảo Tidora và đi về phía nam. Cuối tháng giêng năm 1522, người hoa tiêu Mã Lai dẫn thuyền Victoria tới đảo Timor, một đảo phía cực tây nam của Indonesia. Ngày 13 tháng 2, đoàn rời khỏi đảo Timor đi về mũi Hảo Vọng. ELkano biết rằng, đoàn của ông phải đi con đường xa về phía nam, tránh con đường hàng hải của người Bồ Đào Nha. Người Bồ Đào Nha đã tìm ra đảo Molucca 10 năm trước đây. Họ giữu độc quyền đường này và bắt bớ chém giết, bỏ tù các tàu ở các nước khác đi qua. Ở phía nam Ấn Độ Dương đoàn thám hiểm chỉ gặp có một đảo ở vĩ tuyến 37030’ nam, đó là đảo Amsterdam. Đầu tháng 5, tàu Victoria tới bờ biển châu Phi và ngày 20 tháng 5 vòng qua mũi Hão Vọng. Đến đây đoàn chỉ còn 30 người. Tại Cap Vert (ở Santiago) 13 người trong số 30 người trên bị người Bồ Đào Nha bắt giữ (chưa kể một người Mã Lai bị bắt đi theo đoàn ở Indonesia). Ngày 6 tháng 9 năm 1522, tàu Victoria về tới Tây Ban Nha và cắm neo ở cửa sông Guadalquivir. Còn tàu Trinidad thì không bao giờ quay trở về Tây Ban Nha nữa. Sauk hi không tìm thấy dãi gió Tây ở Thái Bình Dương, tàu Trinidad lại quay về đảo Molucca. Các thủy thủ bị người Bồ Đào Nha bắt và đem bỏ tù họ ở Ấn Độ. Hầu hết các thủy thủ đã bị chết và chỉ còn 4 người quay trở về Tây Ban Nha. Như vậy, trong số 4 tàu vượt Thái Bình Dương thì có 1 tàu trở về nước với 13 người (không kể 3 người Mã Lai đi theo). Về sau 17 người bị bắt ở Cap Vert và 4 người ở tàu Trinidad cũng trở về nước. Tổng cộng 34 người trong số 265 người ra đi. Các hương liệu mang về theo bán được món tiền lớn đủ chi phí cho vốn đã bỏ về cuộc hành trình và trả trợ cấp cho gia đình các thủy thủ bị nạn. Còn chính phủ Tây Ban Nha giưa quyền khám phá ra Thái Bình Dương. Như vậy là chuyến thám hiểm đầu tiên vòng quanh trái đất đã hoàn thành, kaos dài trong hai năm rưỡi (20 /9 /1519 – 15/4/1522). Magellan tuy không về được tới đích, nhưng đoàn thám hiểm do ông tổ chức đã hoàn thành nhiệm vụ, khẳng định trái đất hình cầu. Tiếp sau sự phát hiện ra châu Mỹ của Cristoforo Colombus, Magellan đã phát hiện ra một đại dương bao la (Thái Bình Dương) nằm giữa châu Mỹ và châu Á. Những cuộc phát kiến địa lí về cơ bản đã được thực hiện. PHẦN III NHỮNG KẾT QUẢ CỦA NHỮNG CUỘC PHÁT KIẾN ĐỊA LÍ  --------------***-------------- Những cuộc phát kiến địa lí vĩ đại nói trên của các nhà hàng hải châu Âu đã đem lại nhiều kết quả to lớn. vượt xa mục đích ban đầu, có ý nghĩa trọng đại trong lịch sử loài người. - Những phát kiến địa lí lớn diễn ra vào cuối thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI đã tìm ra một lục địa mới là châu Mỹ, một đại dương mới mà người châu Âu chưa biết, được đặt tên là Thái Bình Dương, mở ra những con đường biển đến các châu lục, thúc đẩy công cuộc thám hiểm và tìm kiếm những vùng đất mới. Nó đem lại những khả năng mới cho sự giao lưu kinh tế văn hóa, tạo cho sự tiếp xúc giữa các nền văn minh thế giới. Đó là thành tựu của ý chí con người và những tiến bộ khoa học kĩ thuật. Cuộc hành trình vòng quanh thế giới đã bác bỏ những lí lẽ sai trái của giáo hội đã từng đưa ra trong các vụ xét xử các nhà khoa học như Brunô, Galilê…và khẳng định giả thuyết về trái đất hình cầu là hoàn toàn đúng đắn. Chân lí khoa học được sang tỏ, sự kiên trì khám phá bí ẩn của hành tinh và tinh thần sẵn sang hi sinh của các nhà khoa học để bảo vệ chân lí được loài người ngưỡng mộ. Đối với nền khoa học kĩ thuật, những cuộc phát kiến địa lí với những cuộc hành trình thám hiểm đầy gian khổ đã đem lại nhiều kinh nghiệm về hàng hải, nhiều kiến thức về thiên văn học, địa lí học. Ngoài ra những cuộc phát hiện ra nhiều vùng “đất mới”, ở đó có những dân tộc có những nền văn hóa, phong tục tập quán khác nhau và những vùng tự nhiên đa dạng đã mở ra một phạm vi nghiên cứu rộng lớn cho những ngành khoa học khác như dân tộc học, nhân chủng học, ngôn ngữ học, sinh vật học, địa chất học.v.v… - Sau những cuộc phát kiến địa lí đã diến ra những cuộc di chuyển cư dân trên quy mô lớn. Thương nhân vội vã giành giật thị trường và nguyên liệu ở các địa bàn mới. Quân đội và quan chức được phái đi xâm chiếm các thuộc địa và thiết lập chế độ cai trị thực dân. Dân di thực kéo nhau đến những vùng đất mới chinh phục để khai phá, tìm vàng và lập nghiệp. Người da đen bị đưa sang châu Mỹ, biến thành nô lệ trong các đồn điền và hầm mỏ. Các nhà truyền giáo mang Kinh Thánh tới mọi nẻo để mở rộng phạm vi truyền bác của đạo Kitô. Như vậy những cuộc đi lại của những thương nhân, các nhà truyền giáo, dân di thực, quân lính, nô lệ…, đã tạo nên sự tiếp xúc giữa các nền văn minh của các châu lục. Người châu Âu tiếp nhận văn minh truyền thống của phương Đông, người châu Á và châu Phi tiếp nhận với trình độ công nghệ cao hơn của người châu Âu.Ở Âu Mỹ dần dần hình thành nền văn minh rất đa dạng do sự hòa hợp giữa các yếu tố văn hóa của người Âu, người Phi và người bản địa. Đặc biệt là sự phát hiện ra nền văn minh vốn có từ lâu đời ở châu Mỹ được gọi là văn minh tiền Côlông mà trước đây ở châu Âu chưa biết đến. ở đó có 3 tộc người chính là Maya, Aztếch và Inca.  Kết quả tất nhiên của những cuộc di dân là sự tăng cường giao lưu văn hóa giữa các cư dân của các châu lục, giữa các dân tộc: trao đổi về giống cây trồng(cacao, thuốc lá, cà phê, chè, khoai tây…), kĩ thuật sản xuất (nông nghiệp, thủ công nghiệp), các hình thức sinh hoạt văn hóa (lễ hội, phong tục, các điệu múa, nhạc…) Một số ngôn ngữ châu Âu được sử dụng trong các thuộc địa như tiếng Tây Ban Nha, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Anh, tiếng Pháp… Các tôn giáo được truyền bá rộng rãi trên nhiều nước, đặc biệt là sự lan truyền của đạo KiTô. Hoạt động thương mại trở nên nhộn nhịp, các thành thị trở nên sầm uất. Việc buôn bán được mở rộng trên phạm vi thế giới. Thương nhân châu Âu chuyên chở hàng hóa công nghiệp (lên dạ, vải lụa, rượu vang, đồ mỹ phẩm…) sang bán ở các thị trường châu Á, châu Phi, châu Mỹ La Tinh và mua từ những nơi đó những sản phẩm địa phương (gạo, bong, thuốc lá, hồ tiêu, cacao, cà phê, hương liệu…) chở về châu Âu. Do những hoạt động trên, dần dần hình thành các tuyến đường thương mại nối liền châu Âu - châu Phi – châu Á, và tạo nên tam giác mậu dịch Đại Tây Dương giữa châu Âu, châu Phi và châu Mỹ. Nếu trước đây hoạt động thương mại chỉ thu hẹp trong từng quốc gia hay trừng khu vực thì nay đã mở rộng thành thị trường thế giới. Những hoạt động giao lưu kinh tế giữa các quốc gia, các khu vực được đẩy mạnh. Nhiều công ti thương mại lớn được thành lập (công ti Đông Ấn, công ti Tây Ấn của Hà Lan, của Anh, của Pháp…) chẳng những được hưởng độc quyền buôn bán mà còn được cử quân đội và viên chức để tổ chức bộ máy cai trị ở địa phương. Nhiều thành phố và trung tâm thương mại xuất hiện. - Đối với châu Âu, các cuộc phát kiến địa lí là đem lại sự phát triển nhanh chóng cho thương nghiệp, công nghiệp và tín dụng ở châu Âu. Trước thế kỉ XV, hoạt động thương mại của châu Âu rất hạn chế, chủ yếu là buôn bán trong nội địa và chạy theo các con sông hay ven bờ Địa Trung Hải và Bắc Hải. Việc buôn bán quốc tế với phương Đông, chủ yếu là ở khu vực Địa Trung Hải, phải qua sự môi giới của người Ảrập. các thành thị ở Italia (như Venezia, Genova, Firenze…) nằm ở khu vực Địa Trung Hải là những thành thị giàu có nhất châu Âu. Các cuộc phát kiến địa lí đã mở ra nhiều con đường thông thương mới. Trung tâm thương mại thế giới đã chuyển từ Địa Trung Hải sang Đại Tây Dương. Những đoàn tầu buôn của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha xuất phát từ các hải cảng trên bờ Đại Tây Dương đi vòng qua Ấn Độ Dương sang Ấn Độ hoặc vượt qua Đại Tây Dương theo hướng tây sng châu Mỹ, rồi lại qua Thái Bình Dương sang châu Á. Một hệ thống thương mại thế giới đã được hình thành, nối liền cả 4 châu Âu, Á, Phi, Mỹ. Các thành thị Italia đã từng sầm uất một thời nay sa sút dần, phải nhường lại hoạt động thương mại cho các thương nhân Tây, Bồ rồi tiếp đó là Nederland, Anh, Pháp… Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha là những nước tiến hành đầu tiên các cuộc phát kiến địa lí, tổ chức xâm chiếm thuộc địa và cướp bóc tài nguyên, của cải ở châu Mỹ, châu Á và châu Phi, đã mang về nước rất nhiều vàng bạc và hàng hóa quí giá của phương Đông. Nhưng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha không phải là những dân tộc sống bằng công thương nghiệp; vàng bạc và của cải cướp bóc ở phương Đông mang về, bọn quý tộc chỉ dùng để ăn chơi xa xỉ và tiêu phí trong chiến tranh. Bọn thương nhân ở các nước có nền công thương nghiệp phát triển như Nederland, Anh, Pháp…còn đẩy mạng sản xuất công thương nghiệp để bán những hàng hóa công nghiệp đó cho bọn quý tộc Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha để thu vàng bạc về. Các nhà ngân hàng của các nước này cũng đẩy mạnh hoạt động cho các triều đình và bọn quý tộc Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha vay tiền. Do đó sự giàu có và hùng mạnh của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha chỉ tồn tại được một thời gian, rồi lại chuyển sang các nước có nền công thương nghiệp và ngân hàng phát triển. Vào thế XVI, trung tâm thương mại lớn nhất châu Âu là Antwer (Nederland), London (Anh), Paris (Pháp)… - Một kết quả nữa đó là việc xuất hiện cuộc cách mạng giá cả. Bọn thực dân Tây Ban Nha, Bồ Đồ Nha cướp đoạt được rất nhiều vàng bạc và kim khí quý ở châu Mỹ và châu Á, chúng tung vàng bạc ra để ăn chơi xa xỉ, hoang phí, do đó giá vàng bạc và kim khí quý ngày càng giảm. Nhưng nông sản phẩm và các hàng hóa thiết yếu khác lại không tăng thêm bao nhiêu, không đủ cung cấp cho nhu cầu của bọn quý tộc Tây – Bồ tăng lên gấp bốn năm lần. Các nước ở Tây Âu khác cũng bị ảnh hưởng theo như Anh, Pháp, Đức, giá cả cũng tăng trung bình từ 2 đến 2.5 lần. Sự tăng đột biến giá cả này người ta gọi là “cuộc cách mạng giá cả. Cuộc cách mạng giá cả đã làm cho bọn quý tộc phong kiến sống bằng địa tô tiền cố định càng nghèo đi, nhưng đặc biệt tai hại đối với lao động làm thuê (công nhân, nông dân làm thuê) và những người sản xuất nhỏ (thợ thủ công, tiểu thương, nông dân nghèo), họ bị bần cùng, phá sản. Đội ngũ lao động làm thuê ngày càng thêm đông đảo. Những cuộc phát kiến địa lí đã tạo điều kiện cho cuộc tích lũy tư bản nguyên thủy được đẩy mạnh và chủ nghĩa tư bản ra đời ở châu Âu. Nhưng đối với phương Đông, những cuộc phát kiến địa lí đi kèm với nó là những vụ cướp bóc hàng hóa, bắt nô lệ và xâm chiếm đất đai ở phương Đông của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha rồi tiếp đến là Hà Lan (tách ra từ Nederland), Anh, Pháp…đã hình thành hệ thống thuộc địa của các nước phương Tây ở phương Đông. Thuộc địa trở thành nơi tiêu thụ hàng hóa, cung cấp nguyên vật liệu và nguồn nhân công rẻ mạc cho bạn thực dân Tây Âu. Các nước phương Đông trước kia có một nền văn minh rực rỡ, nay bị tàn phá nặng nề, nhân dân bị tàn sát và bị nô dịch hàng thế kỉ. Các quốc gia châu Âu thường khoe khoang rằng họ đã tiến hành công cuộ khai phá văn minh trong những xứ sở lạc hậu. Không phủ nhận những hậu quả khách quan của việc lôi cuốn các vùng xa xôi vào quỹ đạo của kinh tế tư bản, nhiều công trình mới được xây dựng phục vụ hoạt động thương mại nhưng những việc làm đó không xuất phát từ mục đích phục vụ nhân dân thuộc địa mà chỉ tạo ra những phương tiện thuận lợi cho sự cai trị và bóc lột của bọn thực dân tạo nên ách áp bức dân tộc rất dã man, được coi như những vết nhơ trong lịch sử văn minh của loài người. *** THAY LỜI KẾT Nhìn chung những cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV – XVI đã đóng góp rất lớn vào sự phát triển của nền văn minh nhân loại, mở rộng sự giao lưu kinh tế - văn hóa trên phạm vi thế giới, tạo tiền đề cho những biến đổi sâu sắc trong nền kinh tế - xã hội, đẩy nhanh sự ra đời của chủ nghĩa tư bản. Sự tiếp xúc giữa những nền văn minh của loài người là những thành tựu vĩ đại của trí sang tạo và tinh thần quả cảm nhưng cũng thấm đầy máu và nước mắt; nó thúc đẩy lịch sự có những bước tiến dài, trước đó không thể tưởng tượng nổi; song cũng để lại không ít hậu quả đau khổ cho một phần nhân loại mà thế hệ sau vẫn không ngừng khắc phục.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxPhát kiến địa lý.docx