Tên đề tài : Phát huy sức mạnh tổng hợp Khi bàn về phương pháp cách mạng Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn đã chỉ ra rằng: “Thực tiễn kinh nghiệm lịch sử cho thấy: nhiều khi cách mạng dậm chân tại chỗ không phát triển được, thậm chí thất bại nữa, không phải vì thiếu mục tiêu và phương pháp rõ rầng mà chủ yếu là thiếu phương pháp cách mạng thích hợp”.
Như vậy, thực tiễn lịch sử đã chứng minh phương pháp cách mạng có vai trò hết sức quan trọng. Để nhận thức đúng vai trò của phương pháp cách mạng và sự vận dụng của Đảng ta trong cách mạng DTDCND, trong cách mạng XHCN và sự nghiệp đổi mới, chúng ta nghiên cứu chủ đề: Phương pháp phát huy sức mạnh tổng hợp của cách mạng VN.
I. Mục đích, yêu cầu
- Giúp học viên nắm vững những nội dung cơ bản về phương pháp cách mạng; sự hình thành và phát triển phương pháp cách mạng của Đảng trong cách mạng DTDCND.
- Vận dụng phát huy sức mạnh tổng hợp của cách mạng DTDCND vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc XHCN hiện nay.
II. Nội dung: Kết cấu làm 3 phần (trọng tâm là phần II)
1. Một số vấn đề chung về phương pháp cách mạng.
2. Sự hình thành và phát triển phương pháp cách mạng bạo lực tổng hợp trong cách mạng DTDCND.
3.Vận dụng phương pháp phát huy sức mạnh tổng hợp trong cách mạng DTDCND vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN hiện nay.
III. Thời gian: 4 tiết.
IV. Phương pháp: Qui nạp, diễn dịch, nêu vấn đề và trực quan (trình chiếu)
V. Tài liệu
1. Giáo trình LSĐCSVN, tập 1, Đảng lãnh đạo cách mạng DTDCND, Nxb. QĐND, H.2008, tr.211-217.
2. Lịch sử ĐCSVN (Tập bài giảng), Nxb.CTQG, H.2007, tr.450-479.
3. Giáo trình LSĐCSVN, Nxb. CTQG, H.2004.
4. Lê Duẩn, Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập tự do, .Nxb.ST, H.1976
5. Văn kiện ĐH IX, ĐHX và ĐH XI, Nxb.CTQG, H.2001-2011.
NỘI DUNG
I. Một số vấn đề chung về phương pháp cách mạng (Khái quát)
1. Khái niệm: Phương pháp cách mạng là một phạm trù lý luận chính trị, chỉ chung cho tất cả các hình thức hoạt động, cách thức tiến hành cách mạng mà chính đảng của giai cấp VS sử dụng, để đưa đông đảo quần chúng tham gia tích cực vào phong trào cách mạng, nhằm thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách cách mạng, phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng đặt ra.
-> Từ khái niệm trên cho thấy:
* PP cách mạng là tập hợp nhiều phương thức, hình thức, biện pháp tiến hành cách mạng cụ thể.
* Do chính đảng cách mạng sử dụng nó trong hoạt động thực tiễn.
* Huy động được đông đảo quần chúng cách mạng nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng.
2. Mối quan hệ giữa phương pháp cách mạng và đương lối chiến lược
PP cách mạng bao giờ cũng xuất phát từ đường lối chiến lược, là bộ phân hữu cơ của đường lối chiến lược, bảo đảm thực hiên thắng lợi đường lối chiến lược đã vạch ra.
- PP cách mạng xuất phát từ đường lối chiến lược và quan hệ chặt chẽ với đường lối (có đường lối mới có phương pháp cách mạng)
- PP cách mạng có tính độc lập tương đối rất cao, giữ vai trò sáng tạo ra các hình thức, biện pháp tổ chức lực lượng và đấu tranh thực hiện thắng lợi đường lối chiến lược đề ra (tính năng động)
-> Nếu nói cách mạng là sáng tạo thì không có lĩnh vực nào lại đòi hỏi phải sáng tạo nhiều hơn lĩnh vực PP cách mạng.
Ví dụ: Đường lối đổi mới ĐH VI (12/1986)
+ Từ đổi mới từng phần - đổi mới toàn diện đồng bộ
+ Từ đổi mới về KT - đổi mới về CT (Đổi mới tư duy kinh tế về cơ chế, về chính sách)
-> PP cách mạng đúng đắn sẽ hạn chế được sai lầm của Đảng Cộng sản. Do đó, PP cách mạng có vai trò rất quan trọng đối với thực hiện đường lối chiến lược và toàn bộ cuộc cách mạng vì:
Cách mạng trước hết phải có đường lối đúng (định hướng cho toàn bộ quá trình lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng của Đảng, là cơ sở để xác định mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể của từng giai đoạn, nó chi phối, qui định việc xác định PP tiến hành cách mạng như thế nào cho đúng và thích hợp)
Song đường lối đúng mà thiếu PP cách mạng thích hợp sẽ dẫn đến đổ vỡ.
Ví dụ: Cải
20 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 3358 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát huy sức mạnh tổng hợp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khi bàn về phương pháp cách mạng Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn đã chỉ ra rằng: “Thực tiễn kinh nghiệm lịch sử cho thấy: nhiều khi cách mạng dậm chân tại chỗ không phát triển được, thậm chí thất bại nữa, không phải vì thiếu mục tiêu và phương pháp rõ rầng mà chủ yếu là thiếu phương pháp cách mạng thích hợp”.
Như vậy, thực tiễn lịch sử đã chứng minh phương pháp cách mạng có vai trò hết sức quan trọng. Để nhận thức đúng vai trò của phương pháp cách mạng và sự vận dụng của Đảng ta trong cách mạng DTDCND, trong cách mạng XHCN và sự nghiệp đổi mới, chúng ta nghiên cứu chủ đề: Phương pháp phát huy sức mạnh tổng hợp của cách mạng VN.
I. Mục đích, yêu cầu
- Giúp học viên nắm vững những nội dung cơ bản về phương pháp cách mạng; sự hình thành và phát triển phương pháp cách mạng của Đảng trong cách mạng DTDCND.
- Vận dụng phát huy sức mạnh tổng hợp của cách mạng DTDCND vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc XHCN hiện nay.
II. Nội dung: Kết cấu làm 3 phần (trọng tâm là phần II)
1. Một số vấn đề chung về phương pháp cách mạng.
2. Sự hình thành và phát triển phương pháp cách mạng bạo lực tổng hợp trong cách mạng DTDCND.
3.Vận dụng phương pháp phát huy sức mạnh tổng hợp trong cách mạng DTDCND vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN hiện nay.
III. Thời gian: 4 tiết.
IV. Phương pháp: Qui nạp, diễn dịch, nêu vấn đề và trực quan (trình chiếu)
V. Tài liệu
1. Giáo trình LSĐCSVN, tập 1, Đảng lãnh đạo cách mạng DTDCND, Nxb. QĐND, H.2008, tr.211-217.
2. Lịch sử ĐCSVN (Tập bài giảng), Nxb.CTQG, H.2007, tr.450-479.
3. Giáo trình LSĐCSVN, Nxb. CTQG, H.2004.
4. Lê Duẩn, Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập tự do,...Nxb.ST, H.1976
5. Văn kiện ĐH IX, ĐHX và ĐH XI, Nxb.CTQG, H.2001-2011.
NỘI DUNG
I. Một số vấn đề chung về phương pháp cách mạng (Khái quát)
1. Khái niệm: Phương pháp cách mạng là một phạm trù lý luận chính trị, chỉ chung cho tất cả các hình thức hoạt động, cách thức tiến hành cách mạng mà chính đảng của giai cấp VS sử dụng, để đưa đông đảo quần chúng tham gia tích cực vào phong trào cách mạng, nhằm thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách cách mạng, phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng đặt ra.
-> Từ khái niệm trên cho thấy:
* PP cách mạng là tập hợp nhiều phương thức, hình thức, biện pháp tiến hành cách mạng cụ thể.
* Do chính đảng cách mạng sử dụng nó trong hoạt động thực tiễn.
* Huy động được đông đảo quần chúng cách mạng nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng.
2. Mối quan hệ giữa phương pháp cách mạng và đương lối chiến lược
PP cách mạng bao giờ cũng xuất phát từ đường lối chiến lược, là bộ phân hữu cơ của đường lối chiến lược, bảo đảm thực hiên thắng lợi đường lối chiến lược đã vạch ra.
- PP cách mạng xuất phát từ đường lối chiến lược và quan hệ chặt chẽ với đường lối (có đường lối mới có phương pháp cách mạng)
- PP cách mạng có tính độc lập tương đối rất cao, giữ vai trò sáng tạo ra các hình thức, biện pháp tổ chức lực lượng và đấu tranh thực hiện thắng lợi đường lối chiến lược đề ra (tính năng động)
-> Nếu nói cách mạng là sáng tạo thì không có lĩnh vực nào lại đòi hỏi phải sáng tạo nhiều hơn lĩnh vực PP cách mạng.
Ví dụ: Đường lối đổi mới ĐH VI (12/1986)
+ Từ đổi mới từng phần - đổi mới toàn diện đồng bộ
+ Từ đổi mới về KT - đổi mới về CT (Đổi mới tư duy kinh tế về cơ chế, về chính sách)
-> PP cách mạng đúng đắn sẽ hạn chế được sai lầm của Đảng Cộng sản. Do đó, PP cách mạng có vai trò rất quan trọng đối với thực hiện đường lối chiến lược và toàn bộ cuộc cách mạng vì:
Cách mạng trước hết phải có đường lối đúng (định hướng cho toàn bộ quá trình lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng của Đảng, là cơ sở để xác định mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể của từng giai đoạn, nó chi phối, qui định việc xác định PP tiến hành cách mạng như thế nào cho đúng và thích hợp)
Song đường lối đúng mà thiếu PP cách mạng thích hợp sẽ dẫn đến đổ vỡ.
Ví dụ: Cải tổ ở Liên Xô (cũ) thập kỷ 80 của thế kỷ XX thất bại, có cả nguyên nhân sai lầm về đường lối, nhưng nguyên nhân cơ bản là do PP cách mạng và bước đi không phù hợp (lúc đầu tập trung vào đổi mới KT không thành công, chuyển sang đổi mới CT, thực hiện đa nguyên, đa Đảng) dẫn đến mất ổn định CT-XH, khủng hoảng trầm trọng về KT. Do đó, sụp đổ là đương nhiên.
=> Như vậy, sự lãnh đạo của Đảng chỉ trở thành nhân tố quyết định thắng lợi cách mạng, khi mà Đảng xác định đúng mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ chiến lược và để ra PP cách mạng thích hợp.
3. Đặc điểm của PP cách mạng.
Mỗi PP cách mạng có đặc điểm riêng và ở từng nước, từng giai đoạn lịch sử PP cách mạng có đặc điểm riêng. Nhưng PP cách mạng có một số đặc điểm chung nổi bật sau: (4 đặc điểm)
* Một là, PP cách mạng thể hiện sự kết hợp hài hoà giữa tính khoa học và tính nghệ thuật.
- Tính khoa học của PP cách mạng: đòi hỏi phải dựa chắc trên cơ sở nắm vững qui luật vận động của cách mạng, vận dụng sáng tạo những nguyên lý phổ biến của chủ nghĩa Mác – Lênin về PP đấu tranh cách mạng của giai cấp VS, dựa vào phân tích khoa học các dữ kiện thực tiễn để đề ra PP cách mạng thích hợp với từng nước.
-> Chủ tịch HCM: Nay tuy châu chấu đá voi
Mai kia, voi sẽ lòi ruột ra
- Tính nghệ thuật trong PP cách mạng: yêu cầu các chính Đảng phải có sự nhạy cảm, sáng tạo, tinh tế, quyết đoán trong vận dụng, bám sát thực tiễn để kịp thời chuyển đổi hay đề xuất một PP cụ thể.
- Tính khoa học và tính nghệ thuật của PP cách mạng có quan hệ biện chứng, hoà quyện với nhau trong một thể thống nhất. Tính khoa học càng cao thì tính nghệ thuật càng sâu sắc, trong khoa học đã có nghệ thuật và trong nghệ thuật cũng chứa hàm lượng của KH.
Ví dụ: Bạo lực cách mạng gồm hai lực lượng, hai hình thức đấu tranh và kết hợp hai hình thức đó – là vấn đề qui luật của cách mạng, song vận dụng qui luật đó trong từng thời kỳ, giai đoạn cách mạng như thế nào là tính nghệ thuật (cách mạng Tháng Tám, KC chống Pháp, KC chống Mỹ - Đảng và nhân dân ta vận dụng khác nhau)
-> Yêu cầu khi xác định PP cách mạng: luôn xuất phát từ thực tiễn khách quan, hành động đúng qui luật khách quan. Chống khuynh hướng chủ quan, duy ý chí, bất chấp qui luật hoặc bảo thủ trì trệ, chậm đổi mới PP khi tình hình đã thay đổi.
* Hai là, PP cách mạng thể hiện tính quần chúng sâu sắc.
Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, một PP được coi là thích hợp khi nó phát huy và khai thác được sức mạnh phi thường và trí thông minh, sáng tạo trong đấu tranh cách mạng của đông đảo quần chúng.
Lê nin: “Cách mạng là ngày hội của những người bị áp bức, bóc lột. Không khi nào quần chúng nhân dân có thể tỏ ra là người tích cực, sáng tạo ra những trật tự xã hội mới như trong các thời kỳ cách mạng”.
(Lê nin, Toàn tập, tập 11, Nxb,Tiến bộ, M.1979, tr.131)
-> Do đó, khi xác định PP cách mạng phải đánh giá đúng các giai cấp, tầng lớp, lợi ích chung của cách mạng và lợi ích của các giai cấp. Biết sáng tạo nhiều hình thức tổ chức, phong phú, đa dạng, phù hợp với khả năng, trình độ giác ngộ của quần chúng, chống mọi khuynh hướng cô lập, hẹp hòi, tả khuynh (xa rời theo đuôi quần chúng)
=> Phân tích, đánh giá đúng sẽ lựa chọn được PP đúng và ngược lại
Ví dụ: Trong cách mạng DTDCND, lực lượng cách mạng chủ yếu là công nông nhưng không phải là lực lượng duy nhất, mà còn có TS dân tộc, TTS... nên phải có phương thức vận động, hình thức tổ chức, phương pháp đấu tranh phù hợp để phát huy được khả năng cách mạng của mọi giai tầng tạo sức mạnh tổng hợp cách mạng. Tránh tả khuynh như chủ trương thanh Đảng của xứ uỷ Trung kỳ thời kỳ 1930-1931.
* Ba là, PP cách mạng nhất thiết phải thể hiện rõ quan điểm lịch sử cụ thể.
- Vì mỗi PP cách mạng nhất định chỉ phù hợp với những điều kiện lịch sử nhất định. Mỗi khi cách mạng chuyển giai đoạn hay bước sang thời kỳ mới thì PP cách mạng phải thay đổi và phát triển cho phù hợp. Ngay trong một thời kỳ cách mạng, PP cách mạng cũng phải vận dụng phù hợp với điều kiện, thời gian, không gian cụ thể.
-> PP cách mạng chung ổn định hơn song trong từng thời điểm lịch sử, PP cách mạng biến đổi không ngừng, đặc biệt trong tác chiến (xem xét theo quan điểm lịch sử cụ thể)
Đảng ta: “Không bao giờ có một công thức duy nhất về cách tiến hành cách mạng...cách mạng là sáng tạo, không sáng tạo thì cách mạng không thể thắng lợi”
(Lê Duẩn, Dưới lá cơ vẻ vang của Đảng...Nxb.ST, H.1975, tr.32)
Ví dụ: Phương thức giành chính quyền trong cách mạng Tháng Tám khác KC chống Pháp, chống Mỹ. Thậm chí trong một thời kỳ như KC chống Mỹ cũng khác nhau (2 chân, 3 mũi, 3 vùng)
- Yêu cầu xác định phương pháp Cách mạng trong mỗi thời kỳ lịch sử.
+ Tính đến điều kiện lịch sử thế giới, trong nước trong MQH biện chứng
+ Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể của thời kỳ, giai đoạn.
+ Vận dụng kinh nghiệm PP cách mạng của các nước, kế thừa kinh nghiệm của các giai đoạn trước phải chọn lọc, tránh giáo điều, dập khuôn.
* Bốn là, PP cách mạng thể hiện rõ quan điểm thực tiễn.
-> Bởi thực chất của PP cách mạng là quá trình hoạt động chính trị của Đảng trong thực tiễn.
- Đề ra PP cách mạng là xuất phát từ qui luật hoạt động thực tiễn đã đúc kết thành lý luận, đồng thời dựa vào điều kiện cụ thể của cuộc đấu tranh giai cấp.
- Bản thân PP cách mạng được đưa vào chỉ đạo, thử thách và kiểm nghiệm trong hoạt động thực tiễn, từ đó mà bổ sung, phát triển và hoàn thiện.
=> Yêu cầu: Khi đề ra và sử dụng PP cách mạng phải xuất phát từ thực tiễn, giải quyết đúng đắn những mâu thuẫn mới nãy sinh. Chống xem xét, đánh giá thực tiễn phiến diện một chiều.
Ví dụ: Trong KC chống Mỹ, cứu nước
+ NQTƯ 15 (1.1959), xác định con đường phát triển tất yếu của cách mạng MN là khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền về tay nhân dân.
+ NQBCT (1.1961) khẳng định: Không còn khả năng phát triển từ khởi nghĩa từng phần, tiến lên Tổng khởi nghĩa nữa và xác định từ khởi nghĩa từng phần, phát triển thành chiến tranh cách mạng, kết hợp khởi nghĩa với chiến tranh cách mạng là phương thức phát triển hợp qui luật của cách mạng MN (Địch dùng chiến lược “chiến tranh cục bộ”).
Tóm lại: Nhận thức đầy đủ những đặc điểm của PP cách mạng có giá trị to lớn trong đấu tranh cách mạng. Chỉ có thể coi 1 PP nào đó, 1 hình thức đấu tranh nào đó là tốt nhất, đúng đắn thích hợp nhất khi nó phản ánh đấy đủ và rõ nét những đặc điểm trên.
-> Để xác định đúng PP cách mạng, Đảng phải:
+ Thường xuyên chăm lo nâng cao trình độ lý luận Mác – Lênin.
+ Nâng cao nhận thức thực tiễn.
+ Học tập có lựa chọn kinh nghiệm của cách mạng các nước.
II. Sự hình thành và phát triển PP cách mạng bạo lực tổng hợp trong cách mạng DTDCND.
* Một là, lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin chỉ ra rằng: PP cách mạng trong đấu tranh giành chính quyền có hai con đường cơ bản đó là bằng PP hoà bình và PP bạo lực, trong đó bạo lực là con đường phổ biến, còn con đường hoà bình là rất hiểm và ít.
-> Lê nin: “Nhà nước TS bị thay thế bằng nhà nước VS không thể bằng con đường tự tiêu vong mà chỉ có thể theo qui luật chung bằng công cuộc cách mạng bạo lực mà thôi”
(Lê nin, Toàn tập, tập 39, Nxb.Tiến bộ, M.1976, tr.27)
* Hai là, Quan điểm của Đảng xác định: bạo lực cách mạng là con đường duy nhất đúng để giành chính quyền về tay nhân dân.
-> HCM: “Trong cuộc đấu tranh gian khổ chống kẻ thù của giai cấp và của dân tộc cần sử dụng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng giành lấy chính quyền và bảo vệ chính quyền”
(HCM, Về cách mạng XHCN và xây dựng CNXH, Nxb.ST, H.1975, tr.212)
* Ba là, bạo lực cách mạng là đặc trưng cơ bản của PP cách mạng trong cách mạng DTDCND ở Việt Nam, Bởi vì:
- Xuất phát từ sự bế tắc về đường lối cứu nước ở VN cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX (phương pháp hoà bình thất bại)
- Từ thực tiễn, kẻ thù sử dụng cả bộ máy bạo lực phản cách mạng khổng lồ để đàn áp cách mạng nước ta (phải sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng để đánh đổ bạo lực phản cách mạng)
- Từ lý luận chủ nghĩa Mác- Lênin về qui luật phổ biến của cách mạng VS
- Từ yếu tố thời đại, sau cách mạng Tháng 10 Nga-1917, đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng ta trong sử dụng bạo lực cách mạng (sự giúp đỡ, ủng hộ của dư luận tiến bộ trên TG)
- Kế thừa truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc ta - thắng kẻ thù bằng bạo lực tổng hợp.
* Bốn là, kiên quyết đấu tranh chống các quan điểm sai trái cho rằng: “Đảng ta tuyệt đối hoá bạo lực”. Đồng thời, phải nhận thức rằng sự phát triển của PP cách mạng bạo lực trong cách mạng DTDCND ở VN trong từng thời kỳ có đặc điểm riêng.
-> Nghiên cứu 3 điểm:
- Trong đấu tranh giành chính quyền 1930-1945
- Trong KC chống thực dân Pháp xâm lược 1946-1954
- Trong KC chiến chống Mỹ, cứu nước 1954-1975
1. Bạo lực cách mạng trong đấu tranh giành chính quyền 1930-1945
a. Cao trào cách mạng 1930-1931.
* Thứ nhất, Cương lĩnh đầu tiên của Đảng xác định: PP cách mạng là bằng bạo lực cách mạng của quần chúng để đánh đổ ĐQCN Pháp và bọn phong kiến “làm cho nước Nam hoàn toàn độc lập”
-> Ngay từ khi mới ra đời Đảng ta đã dứt khoát dùng PP cách mạng bạo lực của quần chúng.
* Thứ hai, PP cách mạng bạo lực đã được Đảng cụ thể hoá rõ nét với nội dung phong phú trong Luận cương chính trị 10/1930.
- Khởi nghĩa vũ trang là con đường giành thắng lợi của cách mạng TS dân quyền
-> Vũ trang khởi nghĩa giành chính quyền “không phải là một việc thường”, mà là một nghệ thuật “theo khuôn phép nhà binh”
- Khi chưa có tình thế cách mạng, phải đặt ra khẩu hiệu “phần ít” như: tăng lương, giảm giờ làm, giảm thuế... để giáo dục quần chúng ý thức đấu tranh đánh đổ ĐQ, phong kiến.
- Khi có tình thế cách mạng, phải chuyển sang những khẩu hiệu cao hơn: lập các Xô Viết, vũ trang công nông, vũ trang thị uy, tổng bãi công bạo động.
* Thứ ba, PP bạo lực cách mạng trong đấu tranh giành chính quyền của Xô Viết Nghệ Tĩnh.
- Đảng quán triệt và vận dụng chủ yếu phát triển các tổ chức cách mạng, tập hợp lực lượng thành đạo quân chính trị mà nòng cốt là liên minh công nông
- Rèn luyện quần chúng trong đấu tranh cách mạng phù hợp với điều kiện chưa có thời cơ cách mạng.
-> Đảng ta đã thành công trong tập hợp, giáo dục, giác ngộ quần chúng, sớm hình thành liên minh công nông trong thực tế, làm nòng cốt cho xây dựng đạo quân chính trị sau này phục vụ cho đấu tranh giành chính quyền.
(Thực tế, phong trào đấu tranh của quần chúng đã vượt quá chủ trương của Đảng: mục tiêu của Đảng chưa phải là đấu tranh giành chính quyền trong thời kỳ này. Nhưng ở Nghệ Tĩnh phong trào quần chúng phát triển phát triển mạnh đã làm tan rã 1 bộ phận chính quyền cơ sở của địch ở địa phương – các Xô Viết ra đời. Đây cũng là điểm hạn chế trong sử dụng bạo lực cách mạng ở Nghệ Tĩnh, gây tổn thất cho phong trào).
=> Kinh nghiệm rút ra từ cao trào 1930-1931:
+ Phát động, tổ chức phong trào quần chúng sẽ tạo ra sức mạnh to lớn cho cách mạng.
+ Sức mạnh của quần chúng nhân dân nếu được tổ chức chặt chẽ có thể làm tan rã chính quyền địch.
-> Ở Nghệ Tĩnh: sử dụng 2 lực lượng và 2 hình thức đấu tranh trong đó lực lượng chính trị, đấu tranh chính trị là chủ yếu quyết định và có sử dụng lực lượng vũ trang (các đội tự vệ đỏ) có vai trò hỗ trợ, khuếch trương lực lượng và bảo vệ quần chúng đấu tranh.
+ Sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng phải linh hoạt, đúng lúc (tức là phải có tình thế, thời cơ và bước đi thích hợp) thì mới có hiệu quả và hạn chế được tổn thất.
-> HCT: Lạc nước 2 xe đành bỏ phí
Gặp thời 1 tốt cũng thành công
b. Thời kỳ 1936-1939
Hình thức đấu tranh của thời kỳ này chưa trực tiếp là hình thức đấu tranh của bạo lực vì tình thế và thời cơ cách mạng chưa xuất hiện. Mục đích của Đảng là tập hợp lực lượng thành đạo quân chính trị rộng lớn tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền sau này.
-> Đảng đã khéo lợi dụng điều kiện chính trị thuận lợi để kết hợp nhiều hình thức đấu tranh, tập hợp quần chúng bằng nhiều hình thức tổ chức và đấu tranh.
Do đó, đã hình thành nên Mặt trận dân chủ Đông Dương lực lượng chính trị cơ bản trong tương lai, đóng vai trò quyết định cho cách mạng bạo lực giành chính quyền khi tình thế và thời cơ cách mạng chín muồi.
=> Kinh nghiệm rút ra của thời kỳ 1936-1939:
+ Biết tận dụng điều kiện khách quan, chủ quan thuận lợi để phát động quần chúng đấu tranh.
(Thắng lợi của Mặt trân nhân dân Pháp và nguyện vọng của nhân dân ta là muốn cải thiện dân sinh, dân chủ sau thời kỳ 1932-1935)
+ Hình thức tổ chức quần chúng, hình thức đấu tranh phải rất linh hoạt, sáng tạo.
(Tổ chức Hội đơn sơ: Hội cấy, hội cày, hội lợp nhà... để tập hợp, tuyên truyền, giác ngộ quần chúng, đấu tranh công khai hợp pháp, nữa hợp pháp...có cả đấu tranh nghị trường)
+ Biết hướng sức mạnh quần chúng vào một mục đích cụ thể và kiên quyết đấu tranh bằng những hình thức thức hợp.
c. Thời kỳ 1939-1945 và cách mạng Tháng Tám năm 1945.
Đây là thời kỳ xuất hiện tình thế và thời cơ cách mạng, bạo lực cách mạng thời kỳ này diễn ra với phương thức là khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
-> Có những đặc điểm sau: (4 đặc điểm)
* Một là, cả 2 lực lượng, 2 hình thức đấu tranh đều được phát huy nhưng lực lượng CT, đấu tranh CT đóng vai trò chủ yếu quyết định, lực lượng vũ trang và đấu tranh quân sự giữ vai trò hỗ trợ quan trọng.
Bởi vì: đặc trưng khởi nghĩa vũ trang là lực lượng CT, đấu tranh CT là chủ yếu quyết định, lực lượng CT đã được chuẩn bị ngay từ đầu trong cao trào 1930-1931; lực lượng vũ trang mới hình thành.
* Hai là, từ khởi nghĩa từng phần ở các địa phương, phát triển thành tổng khởi nghĩa trong cả nước, đây là điểm sáng tạo trong chỉ đạo khởi nghĩa vũ trang của Đảng ta.
* Ba là, bạo lực cách mạng, khởi nghĩa vũ trang trong cách mạng Tháng Tám năm 1945 nổ ra đúng lúc vào thời cơ có lợi nhất nên mới giành được thắng lợi vĩ đại (01.9.1939 -> 9.3.1945 -> 8.1945)
* Bốn là, kết hợp khởi nghĩa cả ở thành thị và nông thôn, tạo nên hình thái phong phú, đa dạng của khởi nghĩa vũ trang.
Ví dụ: 27 tỉnh từ nông thôn -> thị xã
24 tỉnh, thành phố từ thành phố, thị xã -> nông thôn
7 tỉnh đồng thời cả ở nông thôn, thị trấn, thị xã
-> Đây là kết quả của quan điểm xây dựng lực lượng cách mạng đúng đắn, phát huy được tính năng động, sáng tạo của Đảng và quần chúng ở cơ sở trong thực hiên chủ trương chung.
2. Bạo lực cách mạng trong KC chống Pháp (1945-1954)
Để bảo vệ thành quả cách mạng và giành thắng lợi triệt để trong cuộc KC chống Pháp, do tình hình thực tiễn thay đổi Đảng chủ trương sử dụng bạo lực cách mạng bằng phương thức chiến tranh cách mạng (3 nội dung)
* Thứ nhất, kết hợp chặt chẽ giữa lực lượng CT và lực lượng vũ trang, đấu tranh CT với đấu tranh quân sự và đấu tranh ngoại giao. Trong đó, đấu tranh quân sự có vai trò chủ yếu quyết định thắng lợi, đấu tranh CT và đấu tranh ngoại giao có vai trò quan trọng.
- Vì sao đấu tranh quân sự giữ vai trò chủ yếu quyết định ?
+ Phù hợp với lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin về chiến tranh cách mạng và qui luật chiến tranh: thông thường là cuộc đọ sức quyết liệt giữ 2 lực lượng quân sự là chủ yếu.
+ Thực dân Pháp xâm lược nước ta bằng chủ nghĩa thực dân cũ (thống trị theo sức lệnh chứ không theo đạo luật), với một đạo quân nhà nghề, đánh ta bằng quân sự là chủ yếu.
+ Lực lượng vũ trang ta từng bước được xây dựng và trưởng thành, đủ sức đóng vai trò quyết định thắng lợi trên chiến trường.
Ví dụ: Cuối năm 1949, đầu năm 1950 ta đã xây dựng được 2 đại đoàn chủ lực f308 và f304, nhiều Trung đoàn ở các Liên khu và khoảng 3 triệu quân du kích.
- Đấu tranh CT và đấu tranh ngoại giao là quan trọng.
+ Đấu tranh CT trong KC chống Pháp: phá âm mưu bình định của địch, xây dựng căn cứ, địa bàn CT, mở rộng vùng tự do, tiến hành công tác binh vận, đấu tranh trực diện với địch ở thành phố.
Ở vùng tự do:
+/ Thực hiện chính sách ruộng đất
+/ Cung cấp nhân lực, vật lực cho KC
+/ Là nơi che trở lực lượng vũ trang khi mở các đợt tấn công...
+ Đấu tranh ngoại giao: khi địch gặp tổn thất lớn, bị sức ép từ nhiều mặt buộc phải đàm phán để cứu vãn tình thế. Lúc đó, đấu tranh ngoại giao là phương thức đấu tranh lợi hại nhất, có tác dụng vạch trần âm mưu của địch, tranh thủ sự đồng tình của nhân dân Pháp và nhân dân thế giới, phân hoá hàng ngũ kẻ thù, tạo điều kiện thuận lợi cho đấu tranh CT, đấu tranh quân sự giành thắng lợi.
* Thứ hai, nắm vững tư tưởng chiến lược tiến công, tiến công địch bằng 3 thứ quân, kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính qui, kết hợp khởi nghĩa của quần chúng với công kích quân sự.
- Lực lượng vũ trang làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc, tiến hành 3 thứ quân
-> Bộ đội địa phương:
+ 1947: HCT ký sắc lệnh thành lập bộ đội địa phương
+ 1949: Bộ đội địa phương được xây dựng vững mạnh
- Du kích chiến tiến lên vận động chiến và kết hợp
- Kết hợp khởi nghĩa của quần chúng với công kích quân sự (phá tề, diệt ác, phá chính quyền địch kết hợp với tác chiến)
Ví dụ: Trong Chiến dịch Hoà Bình, f308 đánh địch ở Hoà Bình, f320 giúp dân phá tề, phá chính quyền địch thành công, từ đó đề ra phương châm: vùng địch hậu chính trị trọng hơn quân sự, vùng du kích lấy quân sự trọng hơn chính trị.
* Thứ ba, phương châm chiến tranh là đánh lâu dài, đồng thời biết tạo thời cơ, nắm vững thời cơ, nỗ lực giành thắng lợi, giải quyết dứt điểm trong từng trận đánh, kết thúc chiến tranh.
- Vừa đánh, vừa vũ trang rút kinh nghiệm, vừa bồi bổ sức dân.
- Nỗ lực rèn luyện khả năng chiến đấu cho bộ đội, đi đôi với kiến quốc.
- Đánh thắng địch từng bước, đánh bại từng kế hoạch tiến tới đánh bại hoàn toàn quân địch.
-> Chống chủ quan, khinh địch hoặc bi quan, chán nản không tin vào thắng lợi khi cuộc KC gặp khó khăn.
Tóm lại: Sự phát triển của PP cách mạng bạo lực trong KC chống Pháp là sự kết hợp giữa sử dụng các lực lượng, các hình thức đấu tranh, phương thức và phương châm chiến lược, tạo nên sức mạnh to lớn kết thúc thắng lợi 9 năm KC trường kỳ, anh dũng của dân tộc. Kinh nghiệm sử dụng bạo lực cách mạng trên là cơ sở để Đảng tiếp tục phát huy tới đỉnh cao trong cuộc KC chống Mỹ, cứu nước sau này.
3. Bạo lực cách mạng tổng hợp trong cuộc KC chống Mỹ, cứu nước (1954-1975)
a. Đặc điểm cuộc KC (3 đặc điểm)
- Là cuộc đụng đầu lịch sử của dân tộc ta với tên sen đầm quốc tế (có thực lực về KT, quân sự mạnh nhất trong phe ĐQ)*. Chúng xâm lược và thống trị nước ta bằng CNTD mới hết sức thâm độc **
-> Chú ý: *So sánh tiềm lực Mỹ - Việt Nam sau 1945
+ Dân số VN: 1/16 Mỹ
+ GNP: 1/1000
Với thế giới: GNP chiếm 52,8% GNP của toàn thế giới.
Sở hữu bom nguyên tử
Chi phí quân sự max
**CNTD cũ – CNTD mới
+ CNTD cũ: xâm lược và thống trị trực tiếp
+ CNTD mới: dấu mặt trá hình
- Nhân dân ta có truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm...lực lượng vũ trang 3 thứ quân đã trưởng thành. Đảng, nhân dân và quân đội ta đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong cách mạng Tháng Tám 1945 và trong cuộc KC chống Pháp.
- Cuộc cách mạng DTDCND ở MN diễn ra trong bối cảnh quốc tế mới (có sự hậu thuẫn quan trọng của nhân dân tiến bộ trên thế giới), có MB XHCN được xây dựng ngày càng vững mạnh.
b. Nội dung của PP phát huy sức mạnh tổng hợp
Đây là thời kỳ phát triển cao nhất của PP cách mạng bạo lực trong cách mạng DTDCND từ khi Đảng ra đời.
Được ĐH đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (12/1976), tổng kết thành 9 vấn đề có tính qui luật như sau:
* Một là, sử dụng bạo lực cách mạng với hai lực lượng: lực lượng chính trị quần chúng và lực lượng vũ trang nhân dân
* Hai là, tiến hành khởi nghĩa từng phần, tiến tới tổng khởi nghĩa và từ khởi nghĩa từng phần chuyển thành chiến tranh cách mạng.
* Ba là, kết hợp khởi nghĩa của quần chúng với chiến tranh cách mạng, nổi dậy và tiến công, tiến công và nổi dậy.
* Bốn là, đánh địch trên cả 3 vùng chiến lược
* Năm là, đánh địch bằng 3 mũi giáp công: quân sự, chính trị, binh vận; kết hợp đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao.
* Sáu là, kết hợp 3 thứ quân (bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích).
* Bảy là, kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính qui.
* Tám là, kết hợp đánh lớn, đánh vừa, đánh nhỏ; thực hiện làm chủ để tiêu diệt địch, tiêu diệt địch để làm chủ.
* Chín là, nắm vững phương châm chiến lược đánh lâu dài, đồng thời biết tạo thời cơ và nắm vững thời cơ, mở những đợt tiến công chiến lược làm thay đổi cục diện chiến tranh, tiến lên thực hiện tổng tiến công và nổi dậy đè bẹp quân địch, giành thắng lợi cuối cùng.
(Giáo trình LSĐCSVN, tập 1, Đảng lãnh đạo cách mạng DTDCND, dùng cho đào tạo chức danh cán bộ cấp chiến thuật, chiến dịch, Nxb.QĐND, H.2007, tr. 69-70; Báo cáo chính trị ĐH IV, tr.25-26; Tập bài giảng LSĐCS VN, Nxb.CTQG, H.2007, tr.454-455)
Những vấn đề có tính qui luật được ĐH IV của Đảng xác định là một thể thống nhất biện chứng, tạo nên sức mạnh tổng hợp của PP phát huy sức mạnh tổng hợp và trở thành nghệ thuật quân sự độc đáo của Đảng trong lãnh đạo cuộc KC chống Mỹ.
=> Khi nghiên cứu cần tập trung:
- Sử dụng PP phát huy sức mạnh tổng hợp trong KC chống Mỹ, cứu nước bằng việc kết hợp chặt chẽ 2 lực lượng, 2 hình thức đấu tranh.
+ Hai lực lượng, 2 hình thức đấu tranh có MQH biện chứng tác động lẫn nhau, trong đó lực lượng CT, đấu tranh CT là cơ bản có ý nghĩa quyết định trong mọi thời kỳ cách mạng. Nhưng đấu tranh CT phải kết hợp với đấu tranh quân sự thì mới có hiệu quả.
+ Lực lượng vũ trang và đấu tranh quân sự: là hình thức đấu tranh vũ trang cơ bản có tác dụng trực tiếp tiêu hao, tiêu diệt lực lượng địch, đập tan những âm mưu, hành động CT-QS của chúng. Ở cuối giai đoạn của cuộc chiến tranh nó thường giữ vai trò trực tiếp quyết định thắng lợi. Nhưng cũng phải kết hợp với lực lượng CT, đấu tranh CT mới phát huy được tác dụng.
+ Đấu tranh CT: được coi là bạo lực với điều kiện khi vấn đề chính quyền trực tiếp đặt ra trong phong trào cách mạng rộng lớn và đấu tranh ngoài vòng pháp luật của giai cấp thống trị (ví dụ: Cao trào 1936-1939 ?)
+ Sức mạnh vô tận của lực lượng vũ trang nói chung và quân đội nói riêng là sự liên hệ mật thiết với quần chúng nhân dân “quân với dân như cá với nước”. Quân đội từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu. Nên phải kết hợp chặt chẽ 2 lực lượng, 2 hình thức đấu tranh trong mọi thời kỳ cách mạng.
+ Thực tế trong cuộc KC chống Mỹ, cứu nước cho thấy: thời kỳ 1954-1960, đấu tranh CT của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với đấu tranh vũ trang tự vệ, hỗ trợ.
Sau Cao trào Đồng khởi ở MN (1960), từ 1961 trở đi đấu tranh quân sự song song với đấu tranh CT và vận dụng linh hoạt ở 3 vùng chiến lược.
- Từ khởi nghĩa từng phần phát triển thành chiến tranh cách mạng, kết hợp khởi nghĩa của quần chúng với chiến tranh cách mạng - là sự phát triển hợp qui luật của PP cách mạng bạo lực ở MN.
+ Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin: bạo lực cách mạng giành chính quyền có thể diễn ra bằng nhiều phương thức như: khởi nghĩa vũ trang, chiến tranh cách mạng và sự kết hợp nhuần nhuyễn khởi nghĩa của quần chúng với chiến tranh cách mạng. Chứ không được tự giới hạn trong những phương thức đấu tranh thông thường. Có như vậy, một dân tộc nhỏ mới phát huy được sức mạnh tổng hợp để chiến thắng kẻ thù.
+ NQBCT (01/1961): Trên cơ sở nhận thức, đánh giá đúng âm mưu, thủ đoạn thay đổi chiến lược chiến tranh của ĐQ Mỹ, đã kịp thời xác định chính xác phương thức tiến hành bạo lực là từ khởi nghĩa từng phần, phát triển thành chiến tranh cách mạng, kết hợp khởi nghĩa của quần chúng với chiến tranh cách mạng.
=> Do đó, đã thực sự khai thác và phát huy được sức mạnh từ kết hợp công kích quân sự và nổi dậy của quần chúng, phối hợp có hiệu quả giữa các lực lượng CT, lực lượng quân sự, đấu tranh CT với đấu tranh quân sự theo mức độ, qui mô của từng trận đánh, từng chiến dịch, trên từng địa bàn. Nên ta đã thành công trong chủ trương phá Ấp chiến lược; trong Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968 (đợt 1) và trong Tổng tiến công và nỗi dậy mùa Xuân 1975.
- Sự phát triển phong phú của PP cách mạng ở MN còn thể hiện sinh động trong việc kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh CT, đấu tranh quân sự và đấu tranh ngoại giao.
-> Thực tế: Cuộc đấu tranh ngoại giao với ĐQ Mỹ ở Hội nghị Pari trong gần 5 năm thực sự là mũi tiến công bền bỉ, đã kết hợp với những thành công lớn trên mặt trận CT, quân sự tạo thành sức mạnh tổng hợp làm cơ sở giành thắng lợi hoàn toàn trong cuộc KC chống Mỹ, cứu nước.
+ 31/10/1968, Tổng thống Giônxơn phải tuyên bố chấm dứt hoàn toàn việc ném bom, bắn phá và mọi hành động chiến tranh khác chống nước VN Dân chủ Cộng hoà. Chấp nhận họp Hội nghị Pari để giải quyết chiến tranh VN và thừa nhận đại diện chính thức của Mặt trận dân tộc giải phóng MN VN tai Hội nghị.
+ 30/12/1972, Mỹ buộc phải tuyên bố ngừng ném bom, bắn phá MB và đề nghị gặp đại biểu chính phủ ta để bàn ký Hiệp định.
+ 23/01/1973, Hiệp định về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam được ký tắt giữa đại diện chính phủ ta và chính phủ Mỹ.
+27/01/1973, Hiệp định được ký kết chính thức tại Pari và bắt đầu có hiệu lực từ 9h ngày 28/01/1973.
- Kết hợp tinh thần cách mạng tiến công với những hình thức, bước đi thích hợp trong phương châm chiến lược đánh lâu dài.
-> Biểu hiện:
+ Là nét đặc sắc thể hiện tư tưởng chỉ đạo sáng tạo trong phương châm chiến lược đánh lâu dài của cách mạng MN. Đồng thời, là sự kế thừa phát triển kinh nghiệm truyền thống và nghệ thuật biết đánh, biết thắng của dân tộc ta.
+ Thực tế lịch sử, dân tộc VN thường phải đương đầu với những thế lực ngoại xâm lớn mạnh hơn chúng ta nhiều lần, chúng thường cấu kết với nhau và thay thế nhau chống phá cách mạng nước ta.
Tương quan so sánh lực lượng, lúc đầu thường bất lợi cho ta. Do vậy, phải vừa bảo vệ thành quả cách mạng, vừa từng bước tạo thế, tạo lực để chớp thời cơ tiến công, thực hiện thắng từng bước đến thắng hoàn toàn.
=> Chống chủ quan, nôn nóng hoặc phòng ngự thụ động. Nắm vững phương châm trên, cách mạng VN luôn giành được thế chủ động tiến công bằng những hình thức và qui mô thích hợp, giành thắng lợi ngay cả khi lực lượng còn nhỏ hơn địch (Song quá trình chỉ đạo, có nơi, có lúc cũng nảy sinh tư tưởng và hành động chủ quan...nên ít nhiều gây thêm khó khăn, thiệt hại, làm chậm sự phát triển của cuộc chiến đang tiến tới thắng lợi)
Ví dụ: Xuân Mậu thân 1968 (đợt 2 và đợt 3) và Xuân hè 1972 ở MN.
III. Vận dụng phương pháp phát huy sức mạnh tổng hợp trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
1. Sự cần thiết phải tiếp tục vận dụng PP phát huy sức mạnh tổng hợp trong hoàn cảnh mới.
a. Xuất phát từ yêu cầu xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và quá trình xây dựng, bảo vệ Tổ quốc theo định hướng XHCN.
- Là quá trình đưa nền KT nước ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn XHCN (thực hiện đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và Hội nhập KT quốc tế -> thuận lợi và khó khăn)
- Phải phát huy sức mạnh tổng hợp cả nội lực và ngoại lực của mọi thành phần KT, mọi lực lượng XH
- Mục tiêu:
+ Đến năm 2010, đưa nước ta ra khỏi tình trạng nước nghèo và kém phát triển
+ Đến năm 2020, cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại
+ Hợp tác ngày càng sâu rộng vào nền KT thế giới.
=> Đòi hỏi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới phải phát huy sức mạnh tổng hợp.
b. Xuất phát từ đặc điểm của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
* Đất nước ta bước vào thời kỳ mới, từng bước ra khỏi tình trạng nước nghèo và kém phát triển, trong điều kiện có những thời cơ và vận hội mới song cũng đứng trước 4 nguy cơ không thể xem nhẹ.
* Tình hình thế giới và khu vực diễn biến mau lẹ, phức tạp, khó lường. Tương quan so sánh lực lượng giữa lực lượng cách mạng và phản cách mạng đang có lợi cho CNĐQ.
* Âm mưu, thủ đoạn của CNĐQ và các thế lực thù địch: tiếp tục dùng chiến lược “DBHB” và BLLĐ để chống phá các nước XHCN (VN là trọng điểm)
* Sự tác động của cách mạng khoa học và công nghệ thế giới.
=> Vì vậy, chúng ta phải tiếp tục phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng để làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn đen tối của các thế lực thù địch, nắm vững thời cơ, vượt qua thách thức đưa cách mạnh tiếp tục tiến lên giành thắng lợi mới.
ĐH X khẳng định: “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển”
(Văn kiện Đại hội X, Nxb.CTQG, H.2006, tr.12)
ĐH XI tiếp tục khẳng định: “Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”
(Văn kiện ĐH XI, Nxb.CTQG, H.2011, tr.13)
2. Nội dung vận dụng phương pháp phát huy sức mạnh tổng hợp trong điều kiện mới.
a. Đại hội IX của Đảng (4/2001), thể hiện tư duy mới về bảo vệ Tổ quốc XHCN (Văn kiện ĐH IX, tr.117)
* Mục tiêu bảo vệ Tổ quốc:
- Bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ.
- Bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn XH và nền VH.
- Bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN.
- Bảo vệ sự nghiệp đổi mới và lợi ích quốc gia dân tộc.
* Sức mạnh bảo vệ Tổ quốc:
- Sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân, của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng.
- Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại, sức mạnh của lực lượng và thế trận QPTD với lực lượng và thế trận ANND.
- Kết hợp chặt chẽ KT với QP-AN, QP-AN với KT trong các chiến lược và kế họach phát triển KT-XH.
- Phối hợp hoạt động QP và AN với hoạt động đối ngoại.
b. Đại hội X của Đảng (4/2006), bổ sung và phát triển
(Văn kiện ĐH X, tr.108-109)
- Bảo vệ an ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh tư tưởng văn hoá và an toàn XH.
- Duy trì trật tự, kỷ cương, an toàn XH.
- Giữ vững ổn định CT của đát nước, ngăn ngừa, đẩy lùi và làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động chống phá thù địch, không để bị động, bất ngờ.
=> Để thực hiện thành công các quan điểm trên phải làm tốt các nội dung cơ bản sau: (4 nội dung)
* Một là,Tiếp tục thực hiện triệt để đường lối đổi mới của Đảng, đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, giữ vững ổn định chính trị, xã hội, không ngừng cải thiện đời sống nhân dân, tạo nền tảng vững chắc cho phát huy sức mạnh tổng hợp BVTQ.
* Hai là, tăng cường xây dựng và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
-> Đây là nội dung cốt lõi trong sức mạnh tổng hợp hiện nay, nên phải bảo đảm kết hợp hài hoà các lợi ích của các giai tầng, chăm lo xây dựng toàn diện cả về vật chất và tinh thần để xây dựng thế trận lòng dân vững mạnh, vô hiệu hoá mọi âm mưu, thủ đoạn đen tối của các thế lực thù địch.
* Ba là, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh, xứng đáng là lực lượng nòng cốt cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là yếu tố căn bản để phát huy sức mạnh tổng hợp.
-> Đây là chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước, thể hiện sự quan tâm sâu sắc, tin tưởng tuyệt đối của Đảng với lực lượng CT, lực lượng chiến đấu trung thành của Nhà nước XHCN.
* Bốn là, Đảng và Nhà nước phải thường xuyên tổng kết thực tiễn, không ngừng hoàn chỉnh nội dung, biện pháp phát huy sức mạnh tổng hợp.
-> Cần phải chăm lo xây dựng Đảng vững mạnh cả về CT, tư tưởng và tổ chức, hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ Tổ quốc để quản lý mọi mặt sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, kịp thời xử lý những vấn đề mới nảy sinh, giữ vững định hướng XHCN.
KẾT LUẬN
* Phát huy sức mạnh tổng hợp là một sáng tạo có giá trị về lý luận và thực tiễn sâu sắc trong PP cách mạng của Đảng.
* Ngày nay, phát huy sức mạnh tổng hợp của cách mạng là vấn đề qui luật, cũng như mọi qui luật KT-XH khác đều phải trãi qua một quá trình nhận thức, bổ sung và phát triển phù hợp với thực tiễn mới phát huy hiệu quả.
* Tiến hành sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là một sự nghiệp mới mẻ, rất khó khăn và phức tạp, đặc biệt trong điều kiện thế giới và trong nước có những biến đổi to lớn. Con đường và biện pháp giành thắng lợi trong giai đoạn mới không thể không phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc.
-> Thực tiễn hoạt động KT-XH trong chặng đường đầu thời kỳ quá độ vừa qua, tuy kết quả vận dụng qui luật này còn nhiều hạn chế, nhưng Đảng ta bước đầu đã rút ra được những kinh nghiệm quí để ngày càng phát huy tốt sức mạnh tổng hợp to lớn trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng thành công CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc VN XHCN.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phát huy sức mạnh tổng hợp.doc