Pháp luật về xúc tiến thương mại

Bài 1. Khái quát chung về thương mại và luật thương mại Bài 2. Hợp đồng trong thương mại Bài 3. Pháp luật về xúc tiến thương mại Bài 4. Pháp luật về trung gian thương mại Bài 5. Pháp luật về đấu giá hàng hóa Bài 6. Pháp luật về đấu thầu hàng hóa, dịch vụ Bài 7. Pháp luật về nhượng quyền thương mại Bài 8. Pháp luật về gia công và cho thuê hàng hóa

ppt324 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 5391 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Pháp luật về xúc tiến thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g hóa được phép kinh doanh và nằm trong phạm vi đăng ký kinh doanh của Doanh nghiệp có sản phẩm cần quảng cáo Pháp luật về xúc tiến thương mại III. Trưng bày giới thiệu hàng hóa dịch vụ 1. Khái niệm: trưng bày giới thiệu hàng hóa dịch vụ là hoạt động xúc tiến thương mại theo đó thương nhân dùng hàng hóa dịch vụ và tài liệu về hàng hóa dịch vụ để giới thiệu với khách hàng về hàng hóa dịch vụ đó 2. Chủ thể của hoạt động trưng bày giới thiệu hàng hóa - thương nhân tự tổ chức việc trưng bày giới thiệu hàng hóa của mình - thương nhân thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ trưng bày giới thiệu hàng hóa thực hiện việc trưng bày giới thiệu hàng hóa cho mình Pháp luật về xúc tiến thương mại - Thương nhân và chi nhánh của thương nhân VN, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Vn được quyền thự minh hoặc thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ trưng bày, giới thiệu hàng hóa dv để trưng bày giới thiệu hàng hóa dv cho mình - Văn phòng đại diện của thương nhân không được trực tiếp trưng bày giới thiệu hàng hóa dịch vụ của thương nhân mình đại diện. Trong trường hợp được thương nhân ủy quyền VPDD có quyền ký hợp đồng với thương nhân kinh doanh dịch vụ trưng bày, giới thiệu hàng hóa dv để trưng bày giới thiệu hàng hóa dv cho thương nhân mình đại diện Pháp luật về xúc tiến thương mại 3. Hình thức: mở phòng trưng bày, trưng bày tại hội thảo, hội nghị, trung tâm thương mại, trưng bày trên internet 4. Hàng hóa dịch vụ trưng bày - hàng hóa dịch vụ hợp pháp - đảm bảo chất lượng hàng hóa và ghi nhãn hàng hóa - đối với hàng nhập khẩu thì hàng hóa được phép nhập khẩu phải tái xuất trong vòng 6 tháng sau khi kết thúc việc trưng bày có thể được tiêu thụ luôn trong nước nhưng phải tuân theo quy định về hàng hóa nhập khẩu Những trường hợp cấm trưng bày giới thiệu hàng hóa – Điều 123 LTM 2005 Pháp luật về xúc tiến thương mại IV. Hội chợ triển lãm thương mại Khái niệm: hội chợ, triển lãm thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại được thực hiện tập trung trong một thời gian và tại một địa điểm nhất định để thương nhân trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ (Điều 129 LTM 2005 Chủ thể: - thương nhân trực tiếp tổ chức hội chợ triển lãm thương mại - thương nhân thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ triển lãm thương mại tổ chức hội chợ triển lãm thương mại cho mình Pháp luật về xúc tiến thương mại - thương nhân, chi nhánh của thương nhân Vn, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Vn có quyền trực tiếp tổ chức, tham gia hội chợ, triễn lãm thương mại về hàng hóa, dv mà mình kinh doanh hoặc thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ triễn lãm thương mại thực hiện - văn phòng đại diện của thương nhân không được trực tiếp tổ chức hội chợ triễn lãm thương mại mà chỉ được quyền ký kết hợp đồng thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ triễn lãm thương mại thực hiện thay nếu được sự ủy quyền của thương nhân mà mình đại diện Pháp luật về xúc tiến thương mại 3. Đặc điểm: - Hội chợ triển lãm thương mại có tính xác định về thời gian địa điểm và nội dung (Hội chợ hàng việt nam chất lượng cao, Hội chợ hàng tiêu dùng, Hội chợ quốc tế hàng công nghiệp - Hội chợ triển lãm thương mại có sự tham gia của nhiều thương nhân - mục đích trực tiếp của thương nhân là tìm kiếm khách hàng để giao kết hợp đồng Pháp luật về xúc tiến thương mại 4. Hàng hóa dịch vụ trưng bày tại hội chợ triển lãm - không phải là hàng hóa dịch vụ thuộc diện cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh chưa được phép lưu thông - không phải là hàng hóa thuộc diện cấm nhập khẩu đối với thương nhân nước ngoài tham gia hội chợ triển lãm thương mại tại Việt Nam - không phải là hàng giả, hàng vi phạm quyền sỡ hữu trí tuệ (trừ trường hợp trưng bày để so sánh với hàng thật) Pháp luật về xúc tiến thương mại Hàng hóa dịch vụ trưng bày giới thiệu tại hội chợ triễn lãm thương mại tại Việt Nam được phép bán, tặng cho, cung ứng tại hội chợ triễn lãm (đối với hàng hóa nhập khẩu phải đăng ký với hải quan) 5. Đăng ký tổ chức tham gia hội chợ triển lãm thương mại - đăng ký tại Sở thương mại nơi dự kiến tổ chức hội chợ triển lãm thương mại trước ngày 1/10 của năm trước năm tổ chức hội chợ triển lãm thương mại - chậm nhất trước 1/11 Sở thương mại sẽ xác nhận hoặc không xác nhận thì phải có văn bản giải thích lý do Pháp luật về trung gian thương mại Pháp luật về trung gian thương mại Đại diện cho thương nhân 1. khái niệm: Đại diện cho thương nhân là việc một thương nhân nhận uỷ quyền (gọi là bên đại diện) của thương nhân khác (gọi là bên giao đại diện) để thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa, theo sự chỉ dẫn của thương nhân đó và được hưởng thù lao về việc đại diện (Điều 141 LTM 2005) Pháp luật về trung gian thương mại 2. đặc điểm chủ thể - bên đại diện và bên giao đại diện đều phải là thương nhân - bên đại diện sẽ nhân danh bên giao đại diện trong quan hệ với bên thứ ba - bên đại diện hoạt động trong phạm vi bên giao đại diện ủy quyền - bên giao đại diện sẽ chịu trách nhiệm về các cam kết do bên đại diện thực hiện trong phạm vi ủy quyền Pháp luật về trung gian thương mại về nội dung hoạt động - các bên tự thỏa thuận một phần hoặc toàn bộ các hoạt động thương mại thuộc phạm vi hoạt động của bên giao đại diện - hoạt động đại diện cho thương nhân bao gồm việc tìm hiểu các cơ hội kinh doanh cho thương nhân giao đại diện và được tiến hành trong suốt thời gian giao đại diện. -cùng 1 lúc bên đại diện có thể tiến hành đại diện cho nhiều thương nhân trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác Pháp luật về trung gian thương mại 3. Hợp đồng đại diện cho thương nhân: quan hệ đại diện cho thương nhân phát sinh trên cơ sở hợp đồng đại diện Chủ thể: - Thương nhân giao đại diện phải có quyền thực hiện hoạt động thương mại mà mình ủy quyền VD: thương nhân A ủy quyền cho thương nhân B làm đại diện cho mình trong việc bán vật liệu trang trí nội thất thì thương nhân A phải có đăng ký kinh doanh ngành nghề kinh doanh trang trí nội thất - thương nhân đại diện phải có đăng ký kinh doanh dịch vụ đại diện Pháp luật về trung gian thương mại Đối tượng: là công việc mà bên đại diện phải thực hiện trên danh nghĩa và theo sự chỉ dẫn của bên giao đại diện Nội dung hợp đồng đại diện: LTM 2005 đã bỏ quy định về nội dung chủ yếu của HĐ đại diện. Luật khuyến nghị các bên nên thỏa thuận về những điều khoản như phạm vi đại diện, thời hạn đại diện, mức thù lao trả cho bên đại diện, thời gian phương thức thanh toán tiền thù lao cho việc đại diện, quyền & nghĩa vụ các bên, trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, hình thức giải quyết tranh chấp… Pháp luật về trung gian thương mại Chấm dứt hợp đồng đại diện - thời hạn mà các bên đã thỏa thuận chấm dứt - nếu không có thỏa thuận thì thời hạn đại diện chấm dứt khi bên giao đại diện/bên đại diện thông báo cho bên đại diện/bên giao đại diện về việc chấm dứt - Nếu bên giao đại diện đơn phương chấm dứt hợp đồng thì bên đại diện có quyền yêu cầu bên giao đại diện trả 1 khoản thù lao do việc bên giao đại diện giao kết các hợp đồng với khách hàng mà bên đại diện đã giao dịch & những khoản thù lao mình đáng lẽ đươc hưởng. Nếu bên đại diện đơn phương chấm dứt HĐ thì bên đại diện bị mất quyền đó Pháp luật về trung gian thương mại II. Môi giới thương mại Khái niệm & đặc điểm a. khái niệm Môi giới thương mại là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân làm trung gian (gọi là bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ (gọi là bên được môi giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới Pháp luật về trung gian thương mại b. đặc điểm - bên môi giới phải là thương nhân có đăng ký kinh doanh dịch vụ môi giới (không nhất thiết có ngành nghề đăng ký kinh doanh trùng với ngành nghề kinh doanh của các bên được môi giới), bên được môi giới không nhất thiết là thương nhân - quan hệ môi giới thương mại chỉ được hình thành khi bên được môi giới ký hợp đồng môi giới với bên môi giới Pháp luật về trung gian thương mại bên môi giới sẽ nhân danh chính mình trong quan hệ với các bên được môi giới - bên môi giới không tham gia trực tiếp ký hợp đồng với khách hàng mà chỉ làm công tác giới thiệu các bên được môi giới với nhau Pháp luật về trung gian thương mại b. đặc điểm - nếu bên được môi giới (bên đã ký hợp đồng với bên môi giới) ủy quyền thì bên môi giới được trực tiếp ký hợp đồng với khách hàng mà và trong trường hợp này bên môi giới có tư cách là bên đại diện. - Nội dung của hợp đồng môi giới bao gồm những công việc tìm kiếm, cung cấp thông tin cần thiết về đối tác cho bên được môi giới thiệu hàng hóa, dịch vụ cần môi giới Pháp luật về trung gian thương mại môi giới thương mại là hoạt đồng kinh doanh thuần tùy, mục đích của bên môi giới là tìm kiếm lợi nhuận (thù lao) thù lao chỉ được trả khi các bên được môi giới ký hợp đồng với nhau phạm vi môi giới: môi giới bất động sản, môi giới chứng khoán, môi giới bảo hiểm… 2. Hợp đồng môi giới Chủ thể - bên môi giới: phải là thương nhân - bên được môi giới: không nhất thiết là thương nhân Pháp luật về trung gian thương mại Đối tượng: công việc môi giới nhằm chấp nối quan hệ giữa các bên được môi giới với nhau Hình thức hợp đồng: LTM 2005 không có quy định Nội dung HĐ: LTM 2005 không quy định nội dung cụ thể của HĐ môi giới nhưng để hạn chế tranh chấp các bên có thể thỏa thuận những điều khoản như thời hạn thực hịên hợp đồng môi giới, thù lao môi giới, quyền và nghĩa vụ của các bên; trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; hình thức giải quyết tranh chấp phát sinh Ngày 1/11/2010 Cty TNHH TMDV Thành Công và Cty TNHH Hải Long kí kết 1 hợp đồng theo đó Cty Thành Công sẽ tìm kiếm đối tác để Cty Hải Long mua 100 tấn thép xây dựng với tiêu chuẩn chất lượng đã đc các bên thỏa thuận rõ trong hợp đồng. Khi cty Thành Công tìm đc đối tác bán hàng, Cty Hải Long đã có văn bản yêu cầu cty Thành Công nhân danh mình kí hợp đồng mua số hàng nói trên. Hợp đồng mua bán hàng hóa đc ký kết, hàng đc giao nhưng cty Hải Long từ chối nhận hàng và thanh toán với lý do hàng đó ko đáp ứng yêu cầu về chất lượng. Cty Hải Long cho rằng Cty Thành Công mới là chủ thể ký kết hợp đồng mua bán hàng thép nói trên và Cty Thành Công có nhiệm vụ giải quyết mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán thép nói trên. Hỏi: a. Hãy xác định Hợp đồng được ký kết giữa cty Thành công và Hải long vào ngày 1/11/2010 là hợp đồng gì? b. Cty Hải Long cho rằng Cty Thành Công mới là chủ thể ký kết hợp đồng mua bán hàng thép nói trên và Cty Thành Công có nhiệm vụ giải quyết mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán thép nói trên là đúng hay sai? Tại sao? Pháp luật về trung gian thương mại III. ủy thác mua bán hàng hóa 1. khái niệm: Uỷ thác mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận uỷ thác thực hiện việc mua bán hàng hoá với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thoả thuận với bên uỷ thác và được nhận thù lao uỷ thác (Điều 155 LTM 2005) Pháp luật về trung gian thương mại 2. Đặc điểm: - bên nhận ủy thác phải là thương nhân - bên ủy thác không nhất thiết là thương nhân - bên nhận ủy thác phải kinh doanh hàng hóa phù hợp với hàng hóa được ủy thác - bên nhận ủy thác có thể nhận ủy thác cho nhiều bên ủy thác khác nhau - bên nhận ủy thác sẽ nhân danh chính mình trong quan hệ với bên thứ 3 Pháp luật về trung gian thương mại 3. Nội dung của hoạt động ủy thác - thực hiện hợp đồng ủy thác giữa bên ủy thác & bên nhận ủy thác - trực tiếp ký hợp đồng với bên thứ 3 - bên nhận ủy thác chỉ được bên ủy thác ủy quyền mua bán hàng hóa 4. Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa - là một hợp đồng dịch vụ - đối tượng là công việc mua bán hàng hóa do bên nhận ủy thác tiến hành theo sự ủy quyền của bên ủy thác - hình thức hợp đồng: bằng văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương Pháp luật về trung gian thương mại IV. Đại lý thương mại 1. khái niệm & đặc điểm a. khái niệm Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao (Điều 166 LTM 2005) Pháp luật về trung gian thương mại b. đặc điểm - quan hệ đại lý phát sinh giữa bên giao đại lý và bên đại lý - bên giao đại lý là bên giao hàng hóa cho đại lý bán hoặc giao tiền cho đại lý mua VD: Cty A kinh doanh Nệm giao sản phẩm cho B – đại lý của Cty A để B bán sản phẩm cho A Cty A chuyên thu mua phế liệu số lượng lớn để cung cấp cho các doanh nghiệp khác tái chế lại thành sản phẩm chuyên dùng, cty A này giao tiền cho B – Đại lý của A để giúp A thu mua phế liệu ở 1 khu vực nhất định Pháp luật về trung gian thương mại IV. Đại lý thương mại - bên giao đại lý là bên ủy quyền thực hiện dịch vụ cho đại lý cung ứng dịch vụ - bên đại lý là bên nhận hàng hóa để làm đại lý bán hoặc nhận tiền mua hàng để làm đại lý mua hoặc là bên nhận ủy quyền cung ứng dịch vụ - bên đại lý & bên giao đại lý phải là thương nhân - quan hệ đại lý thương mại được xác định bằng hợp đồng Pháp luật về trung gian thương mại - nội dung của hoạt động đại lý bao gồm việc giao kết thực hiện hợp đồng đại lý giữa bên giao đại lý và bên đại lý; giao kết thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa bên đại lý với bên thứ 3 theo yêu cầu của bên giao đại lý - bên đại lý nhân danh chính mình trong quan hệ với bên thứ 3 (khách hàng) - bên đại lý trực tiếp thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ với bên thứ ba và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng với bên thứ ba ràng buộc bên đại lý với bên thứ ba Pháp luật về trung gian thương mại 2. Các hình thức đại lý Đại lý bao tiêu: là hình thức đại lý mà bên đại lý thực hiện việc mua bán trọn vẹn một khối lượng hàng hóa hoặc cung ứng đầy đủ 1 dịch vụ cho bên giao đại lý bên giao đại lý ấn định giá giao đại lý bên đại lý ấn định giá bán hàng hóa cho khách hàng bên đại lý sẽ hưởng thù lao là mức trên lệch giữa giá mua, giá bán thực tế so với giá mua giá bán do bên giao đại lý quy định Pháp luật về trung gian thương mại VD: Cty A cung cấp Nệm cho Đại lý B bán sản phẩm cho mình với giá giao nệm trong HĐ đại lý là 1.000.000/1 tấm (giá giao đại lý) Đại lý B khi bán cho khách hàng sẽ được quyền ấn định giá cho mỗi tấm nệm, chẳng hạn là 1200000/1 tấm (giá bán thực tế), như vậy Đại lý B sẽ hưởng được thù lao là 1200000-1000000=200000 Đại lý độc quyền: là hình thức đại lý mà tại 1 khu vực địa lý nhất định bên giao đại lý chỉ giao cho 1 đại lý mua/bán 1 hoặc 1 số mặt hàng nhất định Pháp luật về trung gian thương mại 2. Các hình thức đại lý Đại lý hoa hồng là hình thức đại lý mà bên đại lý thực hiện việc bán hàng hóa cung ứng dịch vụ cho bên giao đại lý với những đặc điểm: bên giao đại lý sẽ ấn định giá giao đại lý và giá bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho khách hàng bên đại lý sẽ được bên đại lý trả 1 khoản tiền thù lao dưới hình thức hoa hồng. Mức hoa hồng do 2 bên thỏa thuận (thỏa thuận trên giá mua bán hàng hóa thực tế Pháp luật về trung gian thương mại VD:Cty A cung cấp Nệm cho Đại lý B bán sản phẩm cho mình với giá giao nệm trong HĐ đại lý là 1.000.000/1 tấm (giá giao đại lý và giá bán hàng hóa cho khách hàng) và Đại lý B sẽ huongr được hoa hồng là 10% trên mỗi tấm nệm được bán ra như vậy Đại lý B sẽ hưởng được hoa hồng là 1000000x10%=100000 Pháp luật về trung gian thương mại 2. Các hình thức đại lý Tổng đại lý mua bán hàng hóa: là hình thức đại lý tổ chức 1 hệ thống đại lý trực thuộc để thực hiện việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho bên giao đại lý. - Tổng đại lý là đối tác trực tiếp của bên giao đại lý - tổng đại lý đại diện cho hệ thống đại lý trực thuộc - các đại lý trực thuộc hoạt động dưới sự lãnh đạo của tổng đại lý 3. Hợp đồng đại lý Chủ thể bên giao đại lý và bên đại lý đều là thương nhân Đối tượng hợp đồng: công việc mua/ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ do bên đại lý thực hiện cho bên giao đại lý Pháp luật về trung gian thương mại Hình thức hợp đồng: Hợp đồng đại lý được giao kết giữa thương nhân giao đại lý và thương nhân làm đại lý, hợp đồng đại lý phải được giao kết bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương Nội dung hợp đồng: Khi giao kết hợp đồng đại lý mua, bán hàng hoá, các bên có thể thoả htuận và ghi vào trong hợp đồng các điều khoản sau: Hàng hoá hoặc dịch vụ đại lý; Hình thức đại lý; thù lao đại lý; thời hạn của hợp đồng đại lý; quyền và nghĩa vụ của các bên Ngày 15/7/2008 GĐ Công ty Cổ phần A ký hơp đồng giao đại lý cho ông Nguyễn Vinh Quang để ông Quang bán sản phẩm quần áo may sẵn cho Công ty A. Sản lượng,mẫu mã, chi tiết được quy định tại phụ lục hợp đồng. Thù lao đại lý 20% trên giá bán quy định. Địa điểm tại Quận I TP HCM. Thời gian đại lý từ 1/8/2008 đến 31/12/2010. 1. Nêu điều kiện về chủ thể để giao dịch trên chịu sự điều chỉnh của Luật thương mại Việt Nam. Hình thức đại lý nêu trên là hình hình thức đại lý nào? 2. Đến ngày 1/2/2010 Công ty A gởi công văn yêu cầu chấm dứt hợp đồng đại lý. Vì bên nhận đại lý không bán đủ doanh số trong 3 tháng liên tục. Ông Quang không chấp nhận, buộc A phải thực hiện cho hết hợp đồng. A không đồng ý, Ông Quang kiện ra tòa và yêu cầu A phải bồi thường thiệt hại do chấm dứt hợp đồng sớm. Anh chị hãy giải quyết tình huống trên Pháp luật về nhượng quyền thương mại Pháp luật về nhượng quyền thương mại Khái niệm chung về nhượng quyền thương mại 1. khái niệm Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại theo đó bên nhượng quyền cho phép & yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa cung ứng dịch vụ theo các điều kiện: - việc mua bán hàng hóa cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định & được gắn với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền Pháp luật về nhượng quyền thương mại bên nhượng quyền có quyền kiểm tra & trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh 2. Đặc điểm là hoạt động thương mại do thương nhân thực hiện bên nhượng quyền & bên nhận quyền điều phải là thương nhân Pháp luật về nhượng quyền thương mại Là hoạt động thương mại có sự chuyển giao quyền thương mại gắn liền với quyền sở hữu trí tuệ đó là “cách thực tổ chức kinh doanh, nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo” của bên nhượng quyền cho bên nhận quyền Bên nhận quyền sẽ phải đóng 1 khoản phí cho bên nhượng quyền để có được những quyền thương mại trên Giữa bên nhượng quyền & bên nhận quyền luôn tồn tại quan hệ hỗ trợ nhất thiết & quyền kiểm soát của bên nhượng quyền đối với bên nhận quyền Pháp luật về nhượng quyền thương mại 2. Các hình thức nhượng quyền thương mại a. nhượng quyền phân phối sản phẩm: là sự thỏa thuận hợp đồng giữa các nhà sản xuất, tổ chức dịch vụ với những nhà kinh doanh độc lập khác liên quan đến việc phân phối sản phẩm - bên nhượng quyền là nhà phân phối sản xuất chế biến có quyền phân phối đối với 1 loại sản phẩm nhất định - bên nhận quyền là 1 nhà sản xuất, 1 nhà phân phối hoặc 1 nhà chế biến được độc quyền sử dụng nhãn sản phẩm của bên nhượng quyền Pháp luật về nhượng quyền thương mại - bên nhượng quyền không mấy quan tâm đến hoạt động hàng ngày hay tiêu chuẩn hình thức của các cửa hàng nhượng quyền mà chỉ quan tâm đến việc phân phối sản phẩm - bên nhận quyền được phép sử dụng nhãn hiệu, thương hiệu, biểu tượng kinh doanh, khẩu hiệu, phân phối sản phẩm hay dịch vụ của bên nhượng quyền trong 1 khu vực & thời gian nhất định Pháp luật về nhượng quyền thương mại - bên nhận quyền thường không nhận được sự hỗ trợ từ phía bên nhượng quyền - bên nhận quyền sẽ quản lý điều hành cửa hàng nhượng quyền của mình khá độc lập ít bị ràng buộc những quy định từ phía bên nhượng quyền b. Nhượng quyền sử dụng công thức kinh doanh (gọi tắt là nhượng quyền kinh doanh hay nhượng quyền thương mại) - bên nhận quyền được sử dụng hàng hóa của bên nhượng quyền Pháp luật về nhượng quyền thương mại - bên nhận quyền được áp dụng các hệ thống, phương thức & phương pháp hoạt động kinh doanh của bên nhượng quyền (quy trình hoạt động, tài liệu hướng dẫn kinh doanh, đào tạo kỹ thuật nhân viên, bí quyết kinh doanh, công nghệ, cơ sở hạ tầng…) - bên nhận quyền sẽ đóng 1 khoản phí cho bên nhượng quyền (hình thức trọn gói hoặc hàng tháng) - bên nhượng quyền thu phí và được thực hiện quyền giám sát mọi hoạt động của bên nhận quyền Pháp luật về nhượng quyền thương mại Ưu và nhược điểm của hình thức kinh doanh nhượng quyền thương mại Ưu điểm: Bên nhượng quyền kinh doanh có thể nhân rộng mô hình kinh doanh mà không lo ngại về vấn đề tài chính, nhân sự… Giúp bên nhượng quyền tăng thêm doanh thu Quảng bá thương hiệu của bên nhượng quyền Pháp luật về nhượng quyền thương mại Bên nhận quyền giảm thiểu được rủi ro khi bước đầu kinh doanh Bên nhận quyền sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí Nhược điểm Bên nhận quyền phụ thuộc nhiều vào bên nhượng quyền Chi phí thành lập cửa hàng nhượng quyền cao Mô hình kinh doanh dễ dàng bị sao chép Pháp luật về nhượng quyền thương mại II. Các quy định về nhượng quyền thương mại ở Việt Nam Điều kiện về chủ thể: Bên nhượng quyền - Hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 1 năm Đã đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có thẩm quyền theo quy định Hàng hóa dịch vụ kinh doanh thuộc đối tượng của quyền thương mại phải là hàng hóa dịch vụ được phép kinh doanh nhượng quyền Pháp luật về nhượng quyền thương mại Bên nhận quyền Có đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với đối tượng của quyền thương mại Đối tượng của quan hệ nhượng quyền thương mại Đối tượng của quan hệ nhượng quyền thương mại là quyền thương mại Theo nghị định 35/2006 thì quyền thương mại bao gồm một số hoặc tất cả các quyền: Pháp luật về nhượng quyền thương mại Quyền được Bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu Bên nhận quyền tự mình tiến hành công việc kinh doanh cung cấp hàng hoá hoặc dịch vụ theo một hệ thống do Bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của Bên nhượng quyền Pháp luật về nhượng quyền thương mại Quyền được Bên nhượng quyền cấp cho Bên nhận quyền sơ cấp quyền thương mại chung Quyền được Bên nhượng quyền thứ cấp cấp lại cho Bên nhận quyền thứ cấp theo hợp đồng nhượng quyền thương mại chung Pháp luật về nhượng quyền thương mại Quyền thương mại chung là quyền do bên nhượng quyền trao cho bên nhượng quyền thứ cấp được phép cấp lại quyền thương mại cho các bên nhận quyền thứ cấp. Bên nhận quyền thứ cấp không được phép cấp lại quyền thương mại chung đó nữa Pháp luật về nhượng quyền thương mại Quyền được Bên nhượng quyền cấp cho Bên nhận quyền quyền thương mại theo hợp đồng phát triển quyền thương mại (Hợp đồng phát triển quyền thương mại là hợp đồng theo đó bên nhượng quyền cấp cho bên nhận quyền quyền được phép thành lập nhiều hơn 1 cơ sở của mình để kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại trong phạm vi 1 khu vực đăng ký nhất định) Pháp luật về nhượng quyền thương mại Hợp đồng nhượng quyền thương mại khái niệm - thỏa thuận giữa bên nhượng quyền & bên nhận quyền - bên nhượng quyền sẽ giao cho bên nhận quyền quyền thương mại thuộc sở hữu của mình - bên nhận quyền sẽ sử dụng các quyền thương mại theo quy định pháp luật & thỏa thuận của 2 bên và trả phí nhượng quyền Hình thức của Hợp đồng: bằng văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương (talex, fax, điện báo, thông điệp dữ liệu) Pháp luật về nhượng quyền thương mại Nội dung hợp đồng Nội dung của hợp đồng các bên được tự do thỏa thuận chỉ cần không trái quy định pháp luật & đạo đức xã hội Hợp đồng nhượng quyền thương mại có thể bao gồm các điều khoản sau: Nội dung của quyền thương mại Quyền và nghĩa vụ 2 bên (điều 286-289 LTM 2005) Phí nhượng quyền Trách nhiệm bồi thường thiệt hại… Điều khoản về giải quyết tranh chấp… Pháp luật về nhượng quyền thương mại Chấm dứt hợp đồng nhượng quyền (NDD35/2006) Điều 16 Đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại Bộ công thương hoặc Sở công thương Pháp luật về gia công, cho thuê hàng hóa I. GIA CÔNG HÀNG HOÁ Khái niệm và đặc điểm của gia công hàng hoá Khái niệm: Theo điều 178 LTM 2005 thì : Gia công trong thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yệu cầu của bên đặt gia công để hưởng phù lao Pháp luật về gia công, cho thuê hàng hóa Đặc điểm bên nhận gia công nhận nguyên vật liệu của bên đặt gia công để tạo ra sản phẩm mới bên nhận gia công tự mình tổ chức thực hiện công việc và giao kết quả công việc theo yêu cầu cho bên đặt gia công Bên đặt gia công không kiểm soát quá trình thực hiện công việc mà quan tâm đến số lượng, chất lượng sản phẩm được gia công Bên đặt gia công phải trả thù lao cho bên gia công Pháp luật về gia công, cho thuê hàng hóa 2. các hình thức gia công Căn cứ vào quyền sở hữu nguyên liệu trong hoạt động gia công - Bên đặt gia công giao nguyên liệu hoặc bán thành phẩm cho bên nhận gia công và sau thời gian sản xuất - chế tạo, sẽ thu hồi thành phẩm và trả phí gia công. Trong trường hợp này, trong thời gian chế tạo, quyền sở hữu về nguyên vẫn thuộc về bên đặt gia công. - Bên đặt gia công bán đứt nguyên liệu cho bên nhận gia công và sau thời gian sản xuất chế tạo, sẽ mua lại thành phẩm. Trong trường hợp này quyền sở hữu về nguyên liệu chuyển từ bên đặt gia công sang bên nhận gia công Pháp luật về gia công, cho thuê hàng hóa b. Căn cứ vào giá cả, gia công có thể tiến hành với hình thức sau - Hợp đồng thực thi, thực thanh : bên nhận gia công yêu cầu bên đặt gia công thanh toán toàn bộ chi phí thực tế công với tiền thù lao gia công. Hợp đồng khoán: Người ta xác định một giá định mức cho mổi sản phẩm, trong đó có chi phí nguyên vật liệu và tiền lương định mức. Dù chi phí thực tế của bên nhân gia công là bao nhiêu thì hai bên vẫn thanh toán với nhau theo giá định mức đó. Pháp luật về gia công, cho thuê hàng hóa 3. Hợp đồng gia công hàng hóa Chủ thể: Trong hợp đồng phải có ít nhất 1 bên là thương nhân, và bên không có mục đích sinh lợi chọn áp dụng LTM thì các quan hệ về gia công trong thương mại mới chịu sự điều chỉnh của Luật Thương mại, ngược lại thì quan hệ này chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Dân sự Hình thức : hợp đồng được lập thành văn bản Pháp luật về gia công, cho thuê hàng hóa Nội dung hợp đồng: hợp đồng gia công có thể bao gồm: Tên và địa chỉ các bên trong hợp đồng gia công. Nội dung và yêu cầu cụ thể của việc gia công. Phương thức giao nhận nguyên vật liệu để gia công và việc nhận sản phẩm đã gia công phải ghi rõ yêu cầu về số lượng, chất lượng, nguyên liệu, định mức hao phí nguyênliệu, thời hạn giao nguyên liệu. Quyền và nghĩa vụ chủ yếu của người đặt gia công và nhận gia công. Tiền thù lao và phương thức thanh toán. Thời hạn hiệu lực của hợp đồng gia công. Pháp luật về gia công, cho thuê hàng hóa II. Cho thuê hàng hóa 1. khái niệm: Cho thuê hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó một bên chuyển quyền chiếm hữu và sử dụng hàng hoá (gọi là bên cho thuê) cho bên khác (gọi là bên thuê) trong một thời hạn nhất định để nhận tiền cho thuê. (Điều 269 LTM 2005) 2. Hàng hoá cho thuê: Hàng hoá cho thuê là các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai và các tài sản khác gắn liền với đất đai Pháp luật về gia công, cho thuê hàng hóa 3. Hợp đồng cho thuê hàng hoá Khái niệm hợp đồng cho thuê hàng hoá Hợp đồng cho thuê hàng hóa là sự thỏa thuận giữa bên thuê và bên cho thuê hợp đồng cho thuê hàng hoá có thể được xác lập dưới hình thức văn bản, lời nói hoặc hành vi cụ thể (đối với những loại hợp đồng cho thuê hàng hoá mà văn bản pháp luật khác quy định là phải bằng văn bản thì phải tuân theo quy định đó. Ví dụ hợp đồng thuê nhà làm trụ sở kinh doanh) Pháp luật về gia công, cho thuê hàng hóa Quyền & nghĩa vụ các bên trong hợp đồng cho thuê hàng hóa Quyền & nghĩa vụ bên cho thuê Nhận tiền cho thuê Nhận lại hàng hoá cho thuê khi kết thúc thời hạn cho thuê có nghĩa vụ giao hàng hoá cho thuê theo đúng hợp đồng cho thuê với bên thuê, bảo đảm hàng hoá cho thuê phù hợp với mục đích sử dụng của bên thuê theo thoả thuận của các bên; và phải bảo đảm cho bên thuê quyền chiếm hữu và sử dụng hàng hoá cho thuê không bị tranh chấp bởi bên thứ ba liên quan trong thời gian thuê - bên cho thuê phải bảo dưỡng và sửa chữa hàng hóa cho thuê trong thời hạn hợp lý PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU GIÁ HÀNG HÓA PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU GIÁ HÀNG HÓA I khái niệm và đặc điểm 1. kn Đấu giá hàng hóa là phương thức bán hàng đặc biệt, trong đó, người bán hàng tự mình hoặc thuê người tổ chức đấu giá thực hiện việc bán hàng hóa công khai tại một địa điểm và thời gian đã thông báo trước để những người muốn mua đến trả giá. Quyền mua hàng hóa sẽ thuộc về người trả giá cao nhất PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU GIÁ HÀNG HÓA 2.Đặc điểm là phương thức để bên bán xác định người mua hàng đấu giá hàng hóa là hoạt động bán hàng (có thể) thông qua trung gian: bên bán hàng hóa:là csh hàng hóa hoặc được csh ủy quyền bên mua hàng hóa: người có nhu cầu bên trung gian (người làm dịch vụ bán đấu giá) PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU GIÁ HÀNG HÓA 3. Các loại tài sản bán đấu giá - Tài sản để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án. -. Tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. - Tài sản bảo đảm trường hợp pháp luật về giao dịch bảo đảm quy định xử lý bằng đấu giá. - Tài sản thuộc sở hữu của cá nhân, tổ chức có yêu cầu bán đấu giá tài sản. - Tài sản Nhà nước được xử lý bằng bán đấu giá theo quy định pl PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU GIÁ HÀNG HÓA Hình thức pháp lý của quan hệ bán đấu giá: Hợp đồng ủy quyền bán đấu giá: HĐ giữa người bán hàng hóa và người làm dịch vụ bán đấu giá Văn bản đấu giá hàng hóa: HĐ mua bán giữa người bán, người mua và tổ chức làm dịch vụ bán đấu giá PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU GIÁ HÀNG HÓA 3. Các hình thức đấu giá hàng hóa a. Căn cứ và phương pháp xác định giá, có đấu giá theo phương pháp nâng giá và đấu giá theo phương pháp hạ giá. Đấu giá theo phương pháp nâng giá là hình thức mà tại cuộc bán đấu giá, nhân viên điều hành bán đấu giá nêu lên giá khởi điểm thấp nhất của lô hàng hay tài sản bán đấu giá. Sau đó những người mua sẽ trả giá nâng lên theo từng mức hoặc mặc cả nhất định. Người trả giá cao nhất theo sự kết luận của nhân viên điều hành đấu giá sẽ được quyền mua lô hàng hoặc tài sản đó PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU GIÁ HÀNG HÓA Đấu giá theo phương pháp hạ giá là hình thức mà tại cuộc bán đấu giá, nhân viên điều hành đấu giá nêu lên mức giá khởi điểm cao nhất, rồi sau đó hạ dần từng nấc một để người mua đặt giá. Nếu không có người mua nào đặt giá thì lại hạ tiếp xuống mức thấp hơn. Cứ như thế cho đến khi có người chấp nhận mua ở một mức giá nào đó thì hàng hoá được bán cho người đó PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU GIÁ HÀNG HÓA b. Căn cứ vào hình thức biểu đạt trong cuộc bán đấu giá, có đấu giá dùng lời nói và đấu giá không dùng lời nói. Đấu giá dùng lời nói là hình thức mà trong phiên bán đấu giá, nhân viên điều hành đấu giá dùng lời nói của mình để đưa ra giá khởi điểm. Những người mua sẽ đặt giá cũng bằng lời nói hoặc bằng việc làm dấu hiệu để người điều hành đấu giá biết PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU GIÁ HÀNG HÓA Đấu giá không dùng lời nói là hình thức mà việc trả giá của người mua không được thể hiện bằng lời nói hoặc việc làm dấu hiệu mà được viết ra giấy hoặc thông qua một hình thức nào đó sẽ thông báo cho nhân viên điều hành đấu giá biết. Nhân viên điều hành sẽ thông báo mức giá cao nhất qua mỗi lần trả giá trên cơ sở so sánh các mức giá chấp nhận mà họ được thông báo. Việc đấu giá kéo dài thời gian cho tới lần trả giá mà không có ai trả cao hơn giá đã trả cao nhất của lần trả giá liền trước đó PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU GIÁ HÀNG HÓA II. chủ thể tham gia vào quan hệ đấu giá hàng hóa Người bán hàng hóa: là csh hàng hóa, người được csh ủy quyền hoặc người có quyền bán hàng hóa của người khác theo quy định của PL Trường hợp người bán hàng hóa & người tổ chức bán đấu giá là độc lập thì vấn đề thù lao dịch vụ tổ chức bán đấu giá 2 bên sẽ thỏa thuận PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU GIÁ HÀNG HÓA Nếu không có thỏa thuận thì: Đấu giá thành công: thù lao được xác định theo giá của loại dịch vụ đó trong các điều kiện tương tự về phương thức cung ứng, thời điểm cung ứng, thị trường địa lý, phương thức thanh toán & các điều kiện khác có ảnh hưởng đến giá dịch vụ Đấu giá không thành người bán hàng phải trả mức thù lao = 50% mức thù lao xác định theo trường hợp thứ nhất. PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU GIÁ HÀNG HÓA Nếu giữa người bán đấu giá và người tổ chức bán đấu giá hàng hóa không có thỏa thuận về chi phí liên quan đến cuộc bán đg thì người bán hàng hóa phải chịu chi phí liên quan đến cuộc bán đấu giá, địa điểm BĐG đã thỏa thuận & chi phí bảo quản hàng hóa trong trường hợp không giao hàng hóa cho người tổ chức đấu giá bảo quản PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU GIÁ HÀNG HÓA b. Người tổ chức bán đấu giá hàng hóa - người bán hàng hóa tự tổ chức đấu giá - người tổ chức đấu giá là thương nhân có ĐKKD dịch vụ đấu giá Nếu người bán hàng hóa thuê tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp tổ chức việc bán đấu giá hàng hóa cho mình thì giữa họ phải lập 1 HĐ dịch vụ v/v tổ chức bán đấu giá PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU GIÁ HÀNG HÓA c. Người điều hành đấu giá Người điều hành đấu giá là người tổ chức đấu giá hoặc người được tổ chức đấu giá ủy quyền điều hành bán đấu giá Người điều hành là người xuất hiện chủ yếu & điều khiển các phiên bán đấu giá theo 1 trình tự được pháp luật quy định với những điều kiện bán hàng do người bán đưa ra PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU GIÁ HÀNG HÓA d. Người mua hàng hóa: Là người tham gia đấu giá hàng hóa bao gồm tổ chức cá nhân đăng ký tham gia cuộc đấu giá PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU GIÁ HÀNG HÓA Tổ chức bán đấu giá tài sản Tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp: + trung tâm dịch vụ bán đấu giá + DN bán đấu giá tài sản PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU GIÁ HÀNG HÓA Trung tâm dịch vụ bán đấu giá: - do chủ tịch UBND Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định thành lập. Mỗi tỉnh thành phố chỉ lập 1 trung tâm - Trung tâm có tư cách pháp nhân, là đơn vị sự nghiệp có thu PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU GIÁ HÀNG HÓA DN bán đấu giá tài sản - thành lập theo các loại hình doanh nghiệp quy định trong LDN - Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp bán đấu giá phải là đấu giá viên - có trụ sở, cơ sở vật chất, các trang thiết bị cần thiết khác bảo đảm cho hoạt động bán đấu giá tài sản - trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày được cấp GCNDKDN phải thông báo bằng văn bản cho Sở tư pháp Tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU GIÁ HÀNG HÓA Tiêu chuẩn đấu giá viên: Công dân VN Có phẩm chất đạo đức tốt Đã tốt nghiệp đại học ngành Luật hoặc kinh tế Đã qua khóa đào tạo nghề đấu giá (thời gian đào tạo 3 tháng) PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU GIÁ HÀNG HÓA III. Các nguyên tắc cơ bản trong đấu giá hàng hóa Nguyên tắc công khai Nguyên tắc trung thực Nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp các bên PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU GIÁ HÀNG HÓA IV. Thủ tục và trình tự bán đấu giá hàng hóa B1: Lập hợp đồng tổ chức đấu giá hàng hóa B2: xác định giá khởi điểm B3: Chuẩn bị bán đấu giá hàng hóa B4: tiến hành đấu giá B5: Hoàn thành văn bản đấu giá B6: Đăng ký quyền sỡ hữu đối với hàng hóa đấu giá PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU GIÁ HÀNG HÓA B1: Lập hợp đồng tổ chức đấu giá hàng hóa đấu giá hàng hóa do chính csh hàng hóa tự thực hiện không có HDDV Đấu giá hàng hóa thông qua trung gian (tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp) phải có HDDV giữa csh hàng hóa và tổ chức bán đấu giá, gọi là HĐ dịch vụ tổ chức bán đấu giá hàng hóa HĐ DV phải được lập thành văn bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU GIÁ HÀNG HÓA - Trường hợp hàng hóa được bán đấu giá là đối tượng cầm cố, thế chấp: HĐ dịch vụ phải được bên nhận cầm cố, thể chấp đồng ý và phải thông báo cho bên tham gia đấu giá biết về tình trạng này của hàng hóa - TH trong HĐ cầm cố thế chấp có thỏa thuận v/v bán đấu giá mà người cầm cố thế chấp vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc từ chối GKHĐ dv tổ chức đấu giá HH HĐ sẽ được ký giữa bên nhận CC, TC với bên tổ chức PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU GIÁ HÀNG HÓA B2: xác định giá khởi điểm Do người bán hàng hóa xác định với sự tham gia của đại diện tổ chức bán đấu giá Do bên tổ chức bán đấu giá xác định nếu được người bán hàng hóa ủy quyền và phải thông báo cho người bán hàng hóa trước khi niêm yết việc bán đấu giá Người nhận cầm cố thế chấp thỏa thuận với người cầm cố thế chấp khi hàng hóa đấu giá là đối tượng cầm cố thế chấp PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU GIÁ HÀNG HÓA Người nhận cầm cố thế chấp xác định khi HĐ cầm cố thế chấp có thỏa thuận v/v bán đấu giá hàng hóa mà người cầm cố thế chấp vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc từ chối giao kết Hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hóa PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU GIÁ HÀNG HÓA B3: Chuẩn bị bán đấu giá hàng hóa Niêm yết, thông báo công khai việc bán đấu giá hàng hóa: Trước khi tiến hành bán đấu giá chậm nhất 7 ngày người bán đấu giá phải niêm yết việc bán đấu giá tại nơi tổ chức đấu giá, nơi trưng bày hàng hóa và nơi đặt trụ sở của người tổ chức đấu giá PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU GIÁ HÀNG HÓA Đăng ký mua hàng hóa đấu giá và đặt cọc Người muốn mua hàng hóa đấu giá phải ghi tên vào danh sách đăng ký tại tổ chức bán đấu giá Người muốn mua hàng hóa đấu giá phải đặt trước 1 khoản tiền để giữ chỗ trong cuộc bán đấu giá Theo NĐ 17/2010 khoản tiền đặt trước do tổ chức bán đấu giá và người có tài sản bán đấu giá thỏa thuận nhưng tối thiểu là 1%, tối đa không quá 15% giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU GIÁ HÀNG HÓA - Nếu người đã nộp tiền không mua được hàng hóa thì sẽ được trả lại số tiền đặt trước sau khi kết thúc phiên đấu giá - Nếu người đã nộp tiền mua được hàng hóa thì số tiền đặt trước được trừ vào giá mua - Nếu đã nộp tiền rồi mà sau đó không tham gia thì mất tiền đặt trước PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU GIÁ HÀNG HÓA Trưng bày, xem hàng hóa đấu giá (điều 200 LTM2005) Hàng hóa, mẫu hàng hóa, tài liệu giới thiệu về hàng hóa phải được trưng bày tại địa điểm được thông báo từ khi niêm yết PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU GIÁ HÀNG HÓA B4: tiến hành đấu giá Cuộc đấu giá được tiến hành theo trình tự: - Người điều hành đấu giá điểm danh người đăng ký tham gia đấu giá - Người điều hành đấu giá giới thiệu từng hàng hóa bán đấu giá, nhắc lại giá khởi điểm, trả lời các câu hỏi của người tham gia đấu giá và yêu cầu người tham gia đấu giá trả giá PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU GIÁ HÀNG HÓA Đối với phương thức trả giá lên Người mua hàng hóa là người đưa ra giá mà sau 3 lần nhắc lại giá người đó trả mà không có ai trả giá cao hơn Đối với phương thức đặt giá xuống Người mua là người đầu tiên chấp nhận mức giá khởi điểm hoặc mức giá thấp hơn mức giá khởi điểm PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU GIÁ HÀNG HÓA Sau khi kết thúc cuộc đấu giá người mua hàng sẽ bị ràng buộc bởi hành vi của mình nếu người mua hàng từ chối mua hàng thì phải được người bán hàng chấp thuận, phải chịu mọi chi phí liên quan đến việc tổ chức bán đấu giá và bị mất tiền cọc PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU GIÁ HÀNG HÓA Sau khi trả giá cao nhất mà rút lại giá đã trả thì cuộc đấu giá sẽ tiếp tục bắt đầu lại từ giá đặt liền kề giá đó. Người rút lại giá sẽ chịu một số chế tài: - Không được tham gia đấu giá nữa - Nếu cuối phiên đấu giá hàng hóa được bán với giá thấp hơn giá người đó rút lại thì người đó phải trả khoản tiền chênh lệch cho người tổ chức đấu giá PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU GIÁ HÀNG HÓA Nếu cuộc đg không thành thì người đã rút lại giá phải chịu chi phí phát sinh cho việc bán đấu giá và không được hoàn lại tiền cọc Đấu giá không thành: - Không có người đăng ký tham gia Giá cao nhất đã thấp hơn mức giá khởi điểm đối với phương thức trả giá lên Không có người trả giá tiếp khi người trả giá cao nhất rút lại giá đã trả trước khi công bố người mua PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU GIÁ HÀNG HÓA B5: Hoàn thành văn bản đấu giá Văn bản đấu giá được xem là hợp đồng mua bán hàng hóa giữa người bán hàng hóa, tổ chức đấu giá & người mua hàng hóa. Nó là căn cứ để chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho người mua Đấu giá thành hay đấu giá không thành đều lập văn bản đấu giá PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU GIÁ HÀNG HÓA B6: Đăng ký quyền sỡ hữu đối với hàng hóa đấu giá VB đấu giá hàng hóa là căn cứ để chuyển quyền sở hữu hàng hóa đối với hàng hóa đấu giá mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu Tổ chức đấu giá & người bán hàng hóa có nghĩa vụ làm thủ tục chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho người mua. Nếu không có thỏa thuận khác thì chi phí làm thủ tục được trừ vào tiền bán hàng Câu hỏi ôn tập 1. Công ty Y kí HĐ thuê công ty S tổ chức bán đấu giá hàng hóa. Trong trường hợp này việc xác định giá khởi điểm của hàng hóa thưộc về công ty Y hay công ty S? 2. Công ty A kí‎ HĐ thuê công ty Q tổ chức đấu giá bán hàng hóa hiện đang thế chấp tại ngân hàng H. Vậy trong trường hợp này khi công ty A xác định giá khởi điểm của hàng hóa thì có được sự đồng ‎của ngân hàng H hay không? 3. Công ty H tổ chức bán đấu giá hàng hóa và yêu cầu những người đăng kí tham gia đấu giá phải đặt trước một khoản tiền bằng 10% giá khởi điểm hàng hóa. Việc công ty H quy định như trên đúng quy định pháp luật không? 4. Công ty H đã trúng giá mua hàng hóa, như sau đó lại từ chối mua. Giải quyết trường hợp này như thế nào? Cách xử lí khoản tiền đặt trước và chi phí bán đấu giá? PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU THẦU HÀNG HÓA DỊCH VỤ Pháp luật về đấu thầu hàng hóa dịch vụ Khái quát Theo LTM 2005 “ đấu thầu hàng hóa dịch vụ là hoạt động thương mại theo đó 1 bên mua hàng hóa dịch vụ thông qua mời thầu (bên mời thầu) nhằm lựa chọn trong số các thương nhân tham gia đấu thầu (bên dự thầu) thương nhân đáp ứng tốt nhất các yêu cầu do bên mời thầu đặt ra & được lựa chọn để ký kết & thực hiện hợp đồng (bên trúng thầu) Pháp luật về đấu thầu hàng hóa dịch vụ 2. Những đặc trưng pháp lý của đấu thầu ĐT hàng hóa dịch vụ trong thương mại luôn gắn liền với quan hệ mua bán hàng hóa & cung ứng dịch vụ thương mại ĐT là giai đoạn tiền hợp đồng cung cấp hàng hóa dịch vụ giữa các bên Pháp luật về đấu thầu hàng hóa dịch vụ Các bên trong quan hệ đấu thầu hàng hóa dịch vụ cũng chính là các bên mua & bên bán hàng hóa dịch vụ Bên mời thầu có thể là thương nhân hoặc không là thương nhân có nhu cầu mua sắm hàng hóa sử dụng dịch vụ Bên dự thầu là các thương nhân có năng lực cung cấp hàng hóa dịch vụ cho gói thầu  Không xuất hiện thương nhân chuyên kinh doanh Dv đấu thầu Pháp luật về đấu thầu hàng hóa dịch vụ Quan hệ đấu thầu hàng hóa dịch vụ luôn được xác lập giữa bên mời thầu & nhiều nhà thầu Hình thức pháp lý của quan hệ đấu thầu hàng hóa dịch vụ là hồ sơ mời thầu & hồ sơ dự thầu Pháp luật về đấu thầu hàng hóa dịch vụ 3.Phân loại đấu thầu hàng hóa dịch vụ Dựa vào hình thức đấu thầu Đấu thầu rộng rãi: bên mời thầu không hạn chế số lượng các bên dự thầu Đấu thầu hạn chế: là hình thức đấu thầu chỉ mời một số nhà thầu nhất định dự thầu (nhưng số lượng nhà thầu tham dự cũng phải đủ rộng để đảm bảo có sự cạnh tranh thông thường – Pháp luật về đấu thầu hàng hóa dịch vụ b. Dựa vào phương thức đấu thầu Đấu thầu 1 túi hồ sơ Khi dự thầu nhà thầu nộp các đề xuất về kỹ thuật và về giá trong 1 túi hồ sơ để bên mời thầu xem xét & đánh giá chung. Các túi hồ sơ về giá & về chỉ tiêu kỹ thuật này được mở & đánh giá cùng 1 thời điểm Pháp luật về đấu thầu hàng hóa dịch vụ Đấu thầu 2 túi hồ sơ (áp dụng khi hàng hóa dịch vụ có yêu cầu đặc biệt về chỉ tiêu kỹ thuật) Đề xuất về kỹ thuật & đề xuất về giá nộp cùng thời điểm nhưng trong 2 túi hồ sơ khác nhau Khi mở thầu những túi hồ sơ đề xuất về kỹ thuật sẽ được xem xét trước, những nhà thầu đạt yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ được mở tiếp túi hồ sơ về giá để so sánh Pháp luật về đấu thầu hàng hóa dịch vụ 4. Các nguyên tắc trong đấu thầu hàng hóa dịch vụ Nguyên tắc coi trọng tính hiệu quả Nguyên tắc cạnh tranh với điều kiện ngang nhau Nguyên tắc thông tin đầy đủ công khai Nguyên tắc bảo mật thông tin Nguyên tắc đánh giá khách quan công bằng Nguyên tắc đảm bảo dự thầu Pháp luật về đấu thầu hàng hóa dịch vụ 5. Thủ tục & trình tự -Mời thầu; - Dự thầu; - Mở thầu; - Đánh giá và so sánh hồ sơ dự thầu; - Thông báo kết quả thầu và ký kết hợp đồng Pháp luật về đấu thầu hàng hóa dịch vụ 5. Thủ tục & trình tự Mời thầu Bên muốn mua sắm hàng hóa, sử dụng dịch vụ đưa ra lời đề nghị mua hàng, sử dụng dịch vụ kèm theo những điều kiện cụ thể của việc cung cấp hàng hóa dịch vụ cho gói thầu Pháp luật về đấu thầu hàng hóa dịch vụ Sơ tuyển nhà thầu Những trường hợp phải tiến hành sơ tuyển nhà thầu: gói thầu có giá trị lớn Hàng hóa dịch vụ có yêu cầu phức tạp về công nghệ, tiêu chuẩn Chi phí cao cho việc chuẩn bị hồ sơ dự thầu có thể khiến các nhà thầu ngần ngại tham gia Thời gian & chi phí cho việc đánh giá tất cả các hồ sơ dự thầu quá lớn không tương xứng với giá trị gói thầu Pháp luật về đấu thầu hàng hóa dịch vụ Chuẩn bị hồ sơ mời thầu Nội dung HSMT phải cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết để nhà thầu chuẩn bị HS (điều 218 – LTM2005) HSMT nên quy định rõ: quy cách, chất lượng hàng hóa, kỹ thuật tiêu chuẩn, phương pháp đánh giá, điều kiện xét thầu cũng như những yếu tố hoặc cơ sở sẽ được dùng để so sánh các hồ sơ dự thầu Pháp luật về đấu thầu hàng hóa dịch vụ Nếu sửa đổi một số nội dung trong hồ sơ mời thầu bên mời thầu phải gửi nội dung đã sửa đổi bằng văn bản đến tất cả các bên dự thầu trước thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ dự thầu ít nhất 10 ngày để các bên dự thầu có thời gian hoàn chỉnh hồ sơ Pháp luật về đấu thầu hàng hóa dịch vụ Thông báo mời thầu : điều 219-LTM2005 b. Dự thầu: sau khi có thông báo mời thầu những nhà thầu quan tâm hoặc đã ở trong danh sách sơ tuyển sẽ làm thủ tục dự thầu Hồ sơ được lập theo yêu cầu của HS mời thầu. HS dự thầu phải được niêm phong trên túi HS ghi rõ tên gói thầu, tên dự án, tên & địa chỉ nhà thầu kèm theo dòng chữ “ không được mở ra trước ngày…giờ) Pháp luật về đấu thầu hàng hóa dịch vụ HSDT được nộp trực tiếp cho bên mời thầu hoặc được gửi bằng đường Bưu điện theo địa chỉ ghi trong HSMT trước thời điểm đóng thầu Thời điểm đóng thầu: là thời điểm được ấn định kết thúc việc nộp hồ sơ dự thầu (thời điểm này có thể được gia hạn) Sau thời điểm đóng thầu bên mời thầu không nhận HSDT hay bất kỳ tài liệu bổ sung nào (trừ trường hợp các tài liệu làm rõ hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của bên mời thầu Pháp luật về đấu thầu hàng hóa dịch vụ Khi dự thầu nhà thầu phải nộp khoản tiền bảo đảm dự thầu dưới các hình thức đặt cọc, ký quỹ, bảo lãnh Tỷ lệ tiền đặt cọc, ký quỹ dự thầu do bên mời thầu quy định, nhưng không quá 3% tổng giá trị ước tính của hàng hóa, dịch vụ đấu thầu Pháp luật về đấu thầu hàng hóa dịch vụ Bảo đảm dự thầu được hoàn trả cho các nhà thầu không trúng thầu trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ sau khi công bố kết quả đấu thầu Đối với nhà thầu trúng thầu thì số tiền này sẽ được hoàn trả sau khi đã nộp bảo lãnh thực hiện HĐ Pháp luật về đấu thầu hàng hóa dịch vụ BDDT sẽ không được hoàn trả nếu nhà thầu có 1 trong các hành vi sau: Trúng thầu nhưng không ký hợp đồng hoặc từ chối thực hiện HĐ Rút hồ sơ dự thầu sau thời điểm trúng thầu Có sự vi phạm quy chế đấu thầu Pháp luật về đấu thầu hàng hóa dịch vụ C.Mở thầu: là thủ tục mở các hồ sơ dự thầu tại thời điểm đã ấn định trước trong 1 hồ sơ mời thầu để xem xét & đánh giá Về nguyên tắc sau khi đã mở thầu các bên dự thầu không được sửa đổi hồ sơ dự thầu. Tuy nhiên trong quá trình mở thầu, xét thầu nếu thấy có những nội dung trong hồ sơ dự thầu chưa rõ ràng, bên mở thầu có thể y/c nhà thầu giải trình về những nội dung cụ thê Pháp luật về đấu thầu hàng hóa dịch vụ D. Xét thầu HSDT sẽ được xem xét đánh giá theo 2 mức độ: đánh giá sơ bộ & đánh giá chi tiết Đánh giá sơ bộ: bên mời thầu kiểm tra tính hợp lệ & xem xét sự ứng cơ bản các y/c của hồ sơ dự thầu so với hồ sơ mời thầu Pháp luật về đấu thầu hàng hóa dịch vụ Đánh giá chi tiết: B1: đánh giá về mặt kỹ thuật của HSDT Các tiêu chí được áp dụng để đánh giá & so sánh hồ sơ về mặt kỹ thuật: Phạm vi cung cấp Số lượng chất lượng của hàng hóa Tiêu chuẩn của dịch vụ, tiêu chuẩn công nghệ, tiêu chuẩn của dịch vụ, tiêu chuẩn sản xuất, tính năng kỹ thuật Pháp luật về đấu thầu hàng hóa dịch vụ Nguồn gốc thiết bị, thời hạn bảo hành Năng lực chuyên môn của Nhà thầu Tiến độ thực hiện y/c bảo vệ môi trường Pháp luật về đấu thầu hàng hóa dịch vụ B2 đánh giá về tài chính thương mại Căn cứ vào giá dự thầu của HS bên mời thầu tiến hành các thao tác: sửa lỗi bao gồm số học lỗi đánh máy lỗi nhằm đơn vị tính toán Hiệu chỉnh các sai lệch về giá trong hồ sơ Chuyển đổi giá dự thầu sang 1 đồng tiền chung Đưa về 1 mặt bằng chung để so sánh Xác định giá đánh giá của HS dự thầu Pháp luật về đấu thầu hàng hóa dịch vụ Giá đánh giá là giá dự thầu đã được sửa lỗi và hiệu chỉnh các sai lệch (nếu có) được quy đổi về cùng 1 mặt bằng để làm cơ sở so sánh giữa các hồ sơ dự thầu Các hồ sơ dự thầu đã được lựa chọn qua vòng đánh giá về kỹ thuật, tiêu chuẩn sẽ được xếp hạng theo giá đánh giá để lựa chọn Pháp luật về đấu thầu hàng hóa dịch vụ Nhà thầu có HSĐT hợp lệ đáp ứng cơ bản các y/c của hồ sơ mời thầu, có giá đánh giá thấp nhất sẽ trúng thầu (mức giá đánh giá không được vượt quá gói thầu đã dự kiến hoặc đã được phê duyệt Nếu có 2 hồ sơ đấu thầu có cùng điểm số về kỹ thuật & mức giá đánh giá là thấp nhất ngang nhau thì nhà thầu có giá đánh giá đã sửa đổi và hiệu chỉnh ít hơn sẽ trúng thầu Pháp luật về đấu thầu hàng hóa dịch vụ Hủy bỏ cuộc đấu thầu Các hồ sơ dự thầu không đáp ứng được y/c của hồ sơ mời thầu Có bằng chứng cho thấy các nhà đấu thầu tiêu cực tạo nên sự thiếu cạnh tranh trong đấu thầu làm ảnh hưởng lợi ích của bên mời thầu  Tất cả HS sẽ bị loại, cuộc đấu thầu bị hủy Pháp luật về đấu thầu hàng hóa dịch vụ E. Thông báo kết quả trúng thầu & ký kết HĐ Sau khi có kết quả đấu thầu bên mời thầu tiến hành công bố (thông báo = văn bản)cho các nhà thầu (trúng & không trúng) Pháp luật về đấu thầu hàng hóa dịch vụ Bên mời thầu sẽ gửi thông báo trúng thầu và kèm theo dự thảo hợp đồng, những điểm lưu ý cần trao đổi khi thương thảo HĐ. Bên mời thầu phải thông báo cho nhà thầu về thời gian thương thảo HĐ, nộp tiền bảo lãnh thực hiện HĐ & ký kết HĐ Khi nhận được thông báo trúng thầu bên trúng thầu phải gửi cho bên mời thầu thư chấp nhận thương thảo & hoàn thiện hợp đồng Pháp luật về đấu thầu hàng hóa dịch vụ Trước khi ký HĐ nhà thầu trúng thầu phải nộp tiền bảo lãnh thực hiện hợp đồng cho bên mời thầu, số tiền bảo lãnh không quá 10% giá trị HĐ Các biện pháp bảo đảm thực hiện HĐ sẽ còn hiệu lực cho đến khi các bên thực hiện xong nghĩa vụ HĐ Khi nộp tiền bảo lãnh thực hiện HĐ bên trúng thầu sẽ được hoàn trả tiền bảo đảm dự thầu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptbai_giang_TM1_chAsnh_quy.ppt