Pháp luật về công ty - Bài giảng
Có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm công tyTheo điều 2 Luật công ty 1990 của việt Nam thì “Công ty là doanh nghiệp trong đó các thành viên cùng góp vốn, cùng chia nhau lợi nhuận, cùng chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp và chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong pham vi phần vốn góp của mình vào công ty”
101 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2828 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Pháp luật về công ty - Bài giảng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG IIIPHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY BÙI THỊ HẰNG NGA TÀI LIỆU THAM KHẢO VBPL: Luật công ty ngày 21/12/1990 có hiệu lực ngày 1/4/1991 Luật doanh nghiệp ngày 12/6/1999, có hiệu lực ngày 1/1/2000 Luật doanh nghiệp ngày 29/11/2005 có hiệu lực 1/7/2006 NĐ 139/2007/NĐ-CP Các VBPL hướng dẫn khác TÀI LIỆU THAM KHẢO Trường ĐH Luật Hà Nội, Giáo trình Luật thương mại (tập 1), NXB CAND Các tạp chí chuyên ngành: Khoa học pháp lý, Nhà nước và pháp luật, Nghiên cứu lập pháp… 1.KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY 1.1 KHAÙI NIEÄM COÂNG TY Có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm công ty Theo điều 2 Luật công ty 1990 của việt Nam thì “Công ty … là doanh nghiệp trong đó các thành viên cùng góp vốn, cùng chia nhau lợi nhuận, cùng chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp và chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong pham vi phần vốn góp của mình vào công ty” 1.2 ÑAËC ÑIEÅM CUÛA COÂNG TY Sự liên kết của nhiều chủ thể: nguồn vốn, công sức, trí tuệ… Sự liên kết thông qua một sự kiện pháp lý: sự kiện thành lập Nhằm thực hiện mục đích kinh doanh: lợi nhuận 1.3 PHAÂN LOAÏI COÂNG TY COÂNG TY ÑOÁI NHAÂN Cơ sở hình thành công ty: quan hệ nhân thân (quen biết, tin tưởng) giữa những người đầu tư Pháp luật đơn giản đối với hoạt động của công ty. Trách nhiệm cá nhân cao Chuyển nhượng phần vốn khó Điển hình là Công ty hợp danh CÔNG TY ĐỐI VỐN Vốn là yếu tố quyết định địa vị của người đầu tư. Không quan tâm đến tư cách cá nhân Tách bạch giữa tài sản của công ty và của người đầu tư, công ty chịu trách nhiệm độc lập Chế độ trách nhiệm hữu hạn Pháp luật phức tạp Thay đổi tư cách thành viên dễ dàng Hạn chế trách nhiệm cho người đầu tư. Điển hình là công ty cổ phần 2. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TY THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM 2.1 QUYỀN THAM GIA HOẠT ĐỘNG VÀ ĐẦU TƯ VÀO CÔNG TY Ai có quyền đầu tư (tham gia vào hoạt động kinh doanh và hưởng lợi nhuận) vào công ty? 2.1.1 Trực tiếp (thành lập, quản lý) Bằng hành vi của mình tham gia vào Quá trình khai sinh và thành lập công ty. Vd: sáng lập (k10 đ 4 LDN 2005), quản lý (k13 Đ4 LDN 2005) Cá nhân Công dân Việt nam Người Việt Nam định cư tại nước ngoài Người nước ngoài Không thuộc đối tượng bị cấm theo điều 13 LDN (vd: công chức, người đang chấp hành hình phạt tù, quân nhân…) Tổ chức Tổ chức kinh tế VN: Công ty CP, CTTNHH, DNNN, HTX, DN có vốn ĐTNN Tổ chức KT Nước ngoài Tổ chức chính trị- xã hội: nhà nước, cơ quan đảng, đoàn thể, mặt trận, phụ nữ, hội cựu chiến binh, hội từ thiện…. Cá nhân, tổ chức không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp (K2 Đ3 LDN 2005) a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; b) Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng thuộc QĐND VN, CAND VN; d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước…; đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; e) Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh; g) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản. 2.1.2 Góp vốn Góp vốn là việc đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung của công ty (k4 Đ4 LDN) Không tham gia trực tiếp vào quá trình thành lập và điều hành hoạt động của công ty Tổ chức, cá nhân sau đây không được góp vốn vào công ty (K3, K4 Đ13 LDN2005 ): a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; b) Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức. Chú ý Người tham gia thành lập và quản lý vẫn có thể góp vốn vào công ty (2 tư cách) Người quản lý có thể không phải là người góp vốn Người góp vốn: chỉ chuyển tài sản cho công ty kinh doanh (1 tư cách) Do đó: không được quản lý vẫn có thể góp vốn vào hoạt động của công ty. 2.2 THÀNH LẬP CÔNG TY Thủ tục pháp lý khai sinh ra công ty Thủ tục nhà nước công nhận quyền kinh doanh cho công ty Người đầu tư phải thực hiện thì mới được kinh doanh Bước 1: chuẩn bị hồ sơ Đơn đăng ký kinh doanh Danh sách thành viên Điều lệ hoạt động công ty Bản sao CMND, Hộ Chiếu hoặc bản sao giấy tờ pháp lý (nếu là tổ chức) Bước 2: Nộp và đăng ký kinh doanh Nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh Nếu hồ sơ hợp lệ: trong vòng 10 ngày làm việc cơ quan ĐKKD sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho người đầu tư nếu hồ sơ đăng ký hợp lệ theo quy định của pháp luật. Hồ sơ hợp lệ Ngành, nghề kinh doanh không bị cấm Tên công ty hợp pháp (tham khảo: Đ31, 32, 33, 34 LDN) Điều lệ công ty hợp pháp (đ. 22 LDN) Có đủ giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của người đầu tư và người nộp hồ sơ “Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh” Là giấy tờ pháp lý chứng minh sự hợp pháp của công ty. Công ty được quyền kinh doanh kể từ khi được cấp giấy CNĐKKD Bước 3: công bố Người đầu tư phải công bố công khai việc thành lập của công ty Đ28 LDN: đăng trên mạng thông tin doanh nghiệp của cơ quan ĐKKD hoặc báo viết, báo điện tử trong 3 số liên tiếp. CÁC LỌAI HÌNH CÔNG TY THEO LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 2.3 QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG TY QUYỀN: Đ8 LDN NGHĨA VỤ: D9 LDN 2.4 TỔ CHỨC LẠI CÔNG TY CHUYỂN ĐỔI CÔNG TY SÁP NHẬP CÔNG TY HỢP NHẤT CÔNG TY TÁCH CÔNG TY CHIA CÔNG TY 2.5 GIẢI THỂ - PHÁ SẢN 3. CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN TỪ 2-50 THÀNH VIÊN 3.1 KHÁI NIỆM ĐIỀU 38 LDN 2005 3.2 ĐẶC ĐIỂM Về thành viên Về cấu trúc vốn Về huy động vốn Về chế độ chịu trách nhiệm Về tư cách pháp lý 3.3 TƯ CÁCH THÀNH VIÊN CHẤM DỨT TƯ CÁCH THÀNH VIÊN 3.4 VỐN VÀ PHÂN CHIA LỢI NHUẬN GÓP VỐN Nguyên tắc góp vốn Tăng, giảm vốn Xử lý phần vốn góp PHÂN CHIA LỢI NHUẬN Các nguyên tắc phân chia lợi nhuận 3.5 TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÔNG TY CƠ CẤU TỔ CHỨC TRONG CÔNG TY TNHH 3.5.1 HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN QUYỀN VÀ NHIỆM VỤ K2Đ47 LUẬT DN 2005 CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG HĐTV thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình thông qua các cuộc họp TRIỆU TẬP CUỘC HỌP HĐTV NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN TRIỆU TẬP CUỘC HỌP (Đ50 LDN) 2. ĐIỀU KIỆN VÀ THỂ THỨC TIẾN HÀNH CUỘC HỌP (Đ51 LDN) 3. QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG TV (Đ52 LDN) 4. BIÊN BẢN CUỘC HỌP (Đ53 LDN) CHỦ TỊCH HĐTV Hội đồng thành viên bầu một thành viên làm chủ tịch. Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể kiêm Giám đốc (Tổng giám đốc) công ty. Chủ tịch Hội đồng thành viên có các quyền và nhiệm vụ cụ thể được quy định tại Điều 49 (Khoản 2) Luật doanh nghiệp 2005. 3.5.2 GIÁM ĐỐC (TỔNG GIÁM ĐỐC) Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty là người điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình. TIÊU CHUẨN CỦA GIÁM ĐỐC - Có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật này; - Là cá nhân sở hữu ít nhất 10% vốn điều lệ của công ty hoặc người không phải là thành viên, có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong quản trị kinh doanh hoặc trong các ngành, nghề kinh doanh chủ yếu của công ty hoặc tiêu chuẩn, điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty. - Đối với công ty con của công ty có phần vốn góp của Nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ thì ngoài các tiêu chuẩn và điều kiện nói trên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không được là vợ hoặc chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị, em ruột của người quản lý và người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý của công ty mẹ. 3.5.3 BAN KIỂM SOÁT Ban kiểm soát là cơ quan có chức năng kiểm soát các hoạt động của công ty. Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ mười một thành viên trở lên phải thành lập Ban kiểm soát KIỂM SOÁT GIAO DỊCH TƯ LỢI CÁC GIAO DỊCH BỊ KIỂM SOÁT (ĐIỀU 59 LDN) Giao dịch giữa công ty với các đối tượng sau đây phải được Hội đồng thành viên chấp thuận: Thành viên, người đại diện theo uỷ quyền của thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật của công ty và người có liên quan của những người này; Người quản lý công ty mẹ, người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty mẹ và người có liên quan của người này. 4. CÔNG TY HỢP DANH Đ. 130- 140 LDN 2005 Thành viên: ít nhất 2 Vốn điều lệ: do các thành viên góp Kinh doanh dưới một tên chung Trách nhiệm thành viên: vô hạn và hữu hạn Tư cách pháp nhân: có Phát hành chứng khoán: không 4.1 Khái niệm 4.2 Địa vị pháp lý thành viên Quyền và nghĩa vụ của thành viên trong công ty. Hình thành từ thời điểm trở thành thành viên công ty. Sự khác nhau về địa vị pháp lý tùy thuộc nhiều yếu tố 4.2.1 Thành viên hợp danh Thành viên bắt buộc Số lượng: ít nhất 2 Điều kiện: Cá nhân ĐK của người quản lý cty Hạn chế trong việc đầu tư vào DNTN và CTHD khác Quyền và nghĩa vụ (Đ.134 LDN) Quyền: Nội bộ Quản lý: Tham gia giải quyết công việc chung. Quyền biểu quyết Chia lợi nhuận: theo tỉ lệ vốn hoặc theo qui định tại điều lệ Sử dụng tài sản công ty để phục vụ cho lợi ích của công ty Nhận thông tin về hoạt động kinh doanh, xem sổ sách kế toán Quyền và nghĩa vụ (Đ134 LDN) Quyền: Đối với người thứ 3: Trực tiếp tham gia điều hành hoạt động kinh doanh (Đ137 LDN 2005) Nhân danh (đại diện) tham gia thực hiện giao dịch (điểm b K1Đ134 LDN) Quyền và nghĩa vụ Nghĩa vụ: Toàn tâm với công ty, vì lợi ích chung của công ty, không thể tư lợi. Trách nhiệm vô hạn về mọi hoạt động của công ty Liên đới trách nhiệm với các thành viên hợp danh khác (điểm đ K1Đ134 LDN) Chịu lỗ (rủi ro): theo thỏa thuận Trách nhiệm của TVHD Chuû nôï Chú ý Mọi hạn chế đối với thành viên hợp danh trong thực hiện công việc kinh doanh hằng ngày của công ty chỉ có hiệu lực đối với bên thứ ba khi người đó được biết về hạn chế đó.(k1Đ137 LDN) Trong trường hợp tư cách TV bị chấm dứt (khi tự bị khai trừ do không góp vốn, không thực hiện đúng các nghĩa vụ của mình) TVHD vẫn phải chịu trách nhiệm liên đới vô hạn đối với các khoản nợ phát sinh trước thời điểm chấm dứt tư cách TV (trong 2 năm) 4.2.2 Thành viên góp vốn Thành viên không bắt buộc Yêu cầu pháp lý: góp vốn Nhận lợi nhuận: theo tỉ lệ phần vốn góp Quyền quản lý: không có Nghĩa vụ: tuân thủ điều lệ công ty Trách nhiệm: chịu trách nhiệm trong phần vốn góp (hữu hạn) đối với các khoản nợ của công ty. Quyền và nghĩa vụ Tham gia họp, thảo luận và biểu quyết tại Hội đồng thành viên về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung các quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn, về tổ chức lại và giải thể công ty và các nội dung khác của Điều lệ công ty có liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của họ Quyền và nghĩa vụ 4.2.3 Thay đổi tư cách TV Đối với thành viên hợp danh: Khó khăn Chuyển nhượng: phải được sự chấp thuận của các TVHD còn lại (k3 Đ133 LDN) Rút vốn: được Hội đồng TV chấp thuận (Đ138) Bị khai trừ (k3 Đ138) Đối với thành viên góp vốn: dễ hơn k1d, 1e Đ140 LDN) 4.3 Tổ chức quản lý Thành phần của hội đồng thành viên CTHD? Người ngoài công ty có thể tham giao vào HĐTV công ty không? Thẩm quyền của Hội đồng TV? Tỉ lệ thông qua quyết định của Hội đồng TV? Ai có quyền yêu cầu triệu tập họp của HĐTV? Ai có quyền triệu tập cuộc họp của HĐTV? 5. CÔNG TY CỔ PHẦN Đ77- 129 LDN 2005 5.1 Khái niệm công ty CP Là Doanh nghiệp Số lượng thành viên: ≥ 3 Được quyền phát hành chứng khoán Cổ phần và cổ đông Cổ phần: là phần chia nhỏ nhất của vốn điều lệ và được thể hiện dưới hình thức cổ phiếu Cổ đông: là người sở hữu cổ phần của công ty (người đầu tư góp vốn) 5.2 Địa vị pháp lý cổ đông Điều kiện pháp lý Xác định dựa trên chủng loại và số lượng cổ phần mà cổ đông sở hữu (k5 Đ78) Thời điểm trở thành cổ đông Đăng ký mua tại công ty: Đối với việc chuyển nhượng: thanh toán đủ, được ghi nhận vào sổ đăng ký cổ đông 5.2 Địa vị pháp lý cổ đông 5.2.1 Cổ đông phổ thông Đ79- 80 LDN 2005 Người sở hữu cổ phần phổ thông 5.2.1 Cổ đông phổ thông Quyền: Tham gia thảo luận và biểu quyết Hưởng cổ tức (Đ93) Quyền ưu tiên mua CP mới Quyền đối với thông tin: danh sách cổ đông biểu quyết, điều lệ, sổ biên bản họp và nghị quyết của đại hội đồng Đề cử người vào HĐQT, yêu cầu triệu tập họp ĐHĐCĐ trong một số trường hợp (k 3 Đ79) 5.2.1 Cổ đông phổ thông Nghĩa vụ: Thanh toán đủ số cổ phần cam kết mua trách nhiệm hữu hạn. Tuân thủ Điều lệ và quy chế quản lý nội bộ của công ty. Chấp hành quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị. Cổ đông sáng lập Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán và phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn chín mươi ngày 5.2.2 Cổ đông ưu đãi Người sở hữu cổ phần ưu đãi Loại cổ phần không bắt buộc phát hành Cổ phần ưu đãi có một số ưu đãi so với cổ phần phổ thông để đáp ứng các nhu cầu khác nhau của người đầu tư và nhu cầu huy động vốn của công ty 5.2.2 Cổ đông ưu đãi CP ưu đãi biểu quyết (Đ81 LDN) CP ưu đãi hoàn lại (Đ83 LDN) CP ưu đãi cổ tức (Đ82 LDN) 5.2.3 Thay đổi tư cách cổ đông Nguyên tắc chung: không được rút vốn nhưng được tự do chuyển nhượng Việc chuyển nhượng được thực hiện bằng văn bản theo cách thông thường hoặc bằng cách trao tay cổ phiếu. Bên chuyển nhượng vẫn là người sở hữu cổ phần cho đến khi tên của người nhận chuyển nhượng được đăng ký vào sổ đăng ký cổ đông. 5.2.3 Thay đổi tư cách cổ đông Trường hợp bị hạn chế chuyển nhượng Đối với cổ đông sáng lập (k5 Đ84) Trường hợp cấm chuyển nhượng Đối với Cổ đông ưu đãi biểu quyết (k3 Đ81) 5.3 Cơ cấu tổ chức quản lý 5.3 Cơ cấu tổ chức quản lý Quy định tại Đ95 LDN Đại hội đồng cổ đông (Đ96 – 107) Hội đồng quản trị (Đ108 – 115) Ban kiểm soát (Đ121-127) Ban giám đốc (Đ116-117) Đại diện theo pháp luật (Đ95): Chủ tịch hội đồng quản trị hoặc Giám đốc (TGĐ) 5.3.1 ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG Cơ quan quyền lực cao nhất Tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết Tổ chức thông qua các cuộc họp Quyền và nhiệm vụ Thông qua định hướng phát triển của công ty; Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; quyết định mức cổ tức hằng năm của từng loại cổ phần; Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát; Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản của công ty; Quyền và nhiệm vụ Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; Thông qua báo cáo tài chính hằng năm; Quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại; Xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát; Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty; Cuộc họp của ĐHĐCĐ Họp thường niên và bất thường ĐHĐCĐ thường niên: họp trong thời hạn 4 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính (k2 Đ97) ĐHĐCĐ bất thường (k3 Đ97) Cuộc họp của ĐHĐCĐ ĐHĐCĐ bất thường (k3 Đ97): Theo yêu cầu của ban kiểm soát, cổ đông- nhóm cổ đông Khi HĐQT thấy cần thiết vì lợi ích của công ty. Điều kiện tiến hành cuộc họp ĐHĐCĐ Yêu cầu và Triệu tập: Đối tượng: hợp pháp Thủ tục triệu tập: đúng luật Tỉ lệ số quyền biểu quyết có mặt trong cuộc họp: Cổ đông tham gia đại diện cho ít nhất 65% số cổ phần có quyền biểu quyết Quyết định của ĐHĐCĐ Hình thức thông qua: Phương thức thông qua: đúng luật (vd: thông qua trong cuộc họp hợp pháp, hình thức văn bản hợp pháp) Tỉ lệ thông qua quyết định: đúng pháp luật hoặc điều lệ công ty Thông báo công khai cho cổ đông Nội dung: không trái luật và trong phạm vi thẩm quyền 5.3.2 HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ Cơ quan quản lý, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Nhiệm kỳ: 5 năm Quyền và nhiệm vụ: Đ108 LDN Thành viên HĐQT Số lượng 3-11 người Điều kiện: Đ110 LDN Thành viên hội đồng không nhất thiết là thành viên công ty. Chủ tịch HĐQT do ĐHĐCĐ bầu hoặc do HĐQT bầu (tùy theo điều lệ) Mỗi TV có một lá phiếu biểu quyết 5.3.3 BAN KIỂM SOÁT Cơ quan kiểm soát: Thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, Giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty; Chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông 5.3.4 GIÁM ĐỐC Người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty; Chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật Được HĐQT bổ nhiệm hoặc thuê ngoài. CÁM ƠN SỰ THEO DÕI CỦA CÁC BẠN!
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY - bài giảng.ppt