Phân vùng theo yêu cầu phòng hộ đầu nguồn lưu vực sông hương trên quan điểm địa lý tự nhiên và đề xuất một số giải pháp bảo vệ

5. KẾT LUẬN - Dưới góc độ Địa lý tự nhiên, vấn đề phòng hộ đầu nguồn được tiếp cận ở mức độ đánh giá các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến quá trình xói mòn và dòng chảy. - Trên quan điểm đó, các yếu tố độ dốc, độ cao, lượng mưa, thành phần cơ giới và độ dày tầng đất đã được lựa chọn làm chỉ tiêu để đánh giá, phân cấp và phân vùng theo yêu cầu phòng hộ đầu nguồn của lưu vực sông Hương. - Kết quả phân cấp theo yêu cầu phòng hộ đầu nguồn lưu vực sông Hương như sau: + Cấp rất xung yếu có diện tích 20.116,52 ha, chiếm 6,22% diện tích tự nhiên và 10,15% diện tích đất lâm nghiệp của lưu vực. + Cấp xung yếu có diện tích 96.340 ha, chiếm 29.8% tổng diện tích tự nhiên và 48,63% diện tích đất lâm nghiệp của lưu vực. + Cấp ít xung yếu có diện tích 81.614.78 ha, chiếm 25,2% diện tích tự nhiên và 41,2% diện tích đất lâm nghiệp của lưu vực. - Dựa vào nguyên tắc và phương pháp phân vùng theo yêu cầu phòng hộ cũng như kết quả phân cấp phòng hộ, đề tài đã tiến hành phân vùng phòng hộ đầu nguồn và có kết quả như sau: Diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn lưu vực sông Hương đạt 66143,50 ha, chiếm 33,49% diện tích đất lâm nghiệp và 20,4% tổng diện tích tự nhiên toàn lưu vực. Trong đó, vùng phòng hộ đầu nguồn lưu vực sông Bồ chiếm 12,52%, vùng phòng hộ đầu nguồn lưu vực sông Hữu Trạch chiếm 12,71% và vùng phòng hộ đầu nguồn lưu vực sông Tả Trạch chiếm 8,16% diện tích đất lâm nghiệp của lãnh thổ nghiên cứu. - Đứng trên quan điểm phát triển bền vững, bài báo đã đề xuất 4 nhóm giải pháp nhằm quản lý, bảo vệ, phục hồi và phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn lưu vực sông Hương, góp phần hạn chế tình trạng xói mòn, rửa trôi ở vùng thượng nguồn, điều tiết dòng chảy, bảo vệ môi trường trên lưu vực đồng thời giảm thiểu những thiệt hại do lũ lụt gây ra.

pdf12 trang | Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 622 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân vùng theo yêu cầu phòng hộ đầu nguồn lưu vực sông hương trên quan điểm địa lý tự nhiên và đề xuất một số giải pháp bảo vệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 03(19)/2011: tr. 38-48 PHÂN VÙNG THEO YÊU CẦU PHÒNG HỘ ĐẦU NGUỒN LƯU VỰC SÔNG HƯƠNG TRÊN QUAN ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO VỆ NGUYỄN ĐĂNG ĐỘ NGUYỄN HOÀNG SƠN - LÊ PHÚC CHI LĂNG Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế Tóm tắt: Rừng phòng hộ đầu nguồn đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là hạn chế xói mòn, điều tiết dòng chảy ở trên các lưu vực. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, rừng phòng hộ đầu nguồn lưu vực sông Hương đang bị tàn phá nghiêm trọng, gây tổn thương đến môi trường sinh thái, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống của người dân. Trên quan điểm Địa lý tự nhiên, bài báo tiến hành phân vùng theo yêu cầu phòng hộ đầu nguồn lưu vực sông Hương và đề xuất một số giải pháp góp phần quản lý và bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn theo hướng bền vững. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Lưu vực sông Hương có diện tích 3.232 km2, nằm trong phần núi cao Trường Sơn và kéo dài ra tới biển nên địa hình trên lưu vực sông Hương chủ yếu là đồi núi (chiếm khoảng 70%). Độ cao bình quân của lưu vực là 330 m nhưng độ dốc bình quân đạt tới 28,5% - so với các sông suối đổ trực tiếp ra biển thì đây là sông có độ dốc bình quân lưu vực lớn nhất [2]. Mặt khác, đây là khu vực có lượng mưa trung bình năm vào loại lớn nhất Việt Nam, kèm theo đó là hiện tượng lũ lụt, hạn hán, bão đã làm thiệt hại rất lớn về tài sản và tính mạng của con người. Trong những năm gần đây, diện tích lớp phủ trên lưu vực sông Hương có sự biến động khá mạnh mẽ. Diện tích rừng giàu giảm từ 17.156,9 ha năm 2000 xuống còn 11.385,5 ha năm 2005, chủ yếu là nằm trong vùng phòng hộ đầu nguồn [6]. Tính đến tháng 7/2008, đã có 231,61 ha rừng đầu nguồn sông Hương thuộc các xã Bình Thành, Bình Điền và Hồng Tiến bị người dân chặt phá và lấn chiếm [6]. Sự suy giảm diện tích rừng làm gia tăng dòng chảy mặt, gây xói mòn đất đai, lũ lụt nghiêm trọng cho vùng hạ lưu, mặt khác còn gây tổn thương đến môi trường sinh thái, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống của người dân. Việc phục hồi lớp phủ thực vật rừng đầu nguồn là biện pháp thiết thực nhất để hạn chế những tai biến thiên nhiên và môi trường hiện nay trên lưu vực sông Hương. Xuất phát từ thực tế trên, việc phân vùng theo yêu cầu phòng hộ và bảo vệ rừng đầu nguồn đang là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng. Dưới góc độ Địa lý tự nhiên, vấn đề phòng hộ đầu nguồn ở mức độ đánh giá các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến quá trình xói mòn và dòng chảy, đề xuất bản đồ phân vùng theo yêu cầu phòng hộ đầu nguồn làm cơ sở cho việc quy hoạch rừng phòng hộ đầu nguồn lưu vực sông Hương. PHÂN VÙNG THEO YÊU CẦU PHÒNG HỘ ĐẦU NGUỒN LƯU VỰC SÔNG HƯƠNG 39 2. XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU PHÂN VÙNG THEO YÊU CẦU PHÒNG HỘ ĐẦU NGUỒN LƯU VỰC SÔNG HƯƠNG 2.1. Nguyên tắc xây dựng chỉ tiêu Việc xây dựng chỉ tiêu phân vùng cần tuân theo các nguyên tắc: - Các chỉ tiêu phải có sự phân hóa rõ rệt theo đơn vị lãnh thổ ở tỷ lệ nghiên cứu. - Chỉ tiêu phải có ảnh hưởng lớn đến chức năng phòng hộ của rừng đầu nguồn. - Việc xây dựng và phân cấp các chỉ tiêu phải dựa trên cơ sở những nguyên tắc chung nhưng phải điều chỉnh cho phù hợp với những đặc thù của lãnh thổ nghiên cứu. - Bài báo vận dụng hệ thống chỉ tiêu phân cấp rừng phòng hộ theo Quyết định 61/2005/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tuy nhiên, các chỉ tiêu này được điều chỉnh để phù hợp với mục tiêu, tỷ lệ bản đồ nghiên cứu 1:300.000 và tính đặc thù của lãnh thổ. 2.2. Một số chỉ tiêu được lựa chọn sử dụng Qua tham khảo các nguồn tài liệu [3], [4], [5] cũng như phân tích đặc điểm tự nhiên của lưu vực, chúng tôi lựa chọn 4 chỉ tiêu để phân vùng theo yêu cầu phòng hộ đầu nguồn: lượng mưa, độ dốc, độ cao và đất. Mỗi chỉ tiêu trên được phân chia theo 3 mức độ tác hại: rất nguy hại, nguy hại và ít nguy hại đến phòng hộ. 2.2.1. Lượng mưa: Mưa được xem là nhân tố có ảnh hưởng lớn tới xói mòn đất, hạn hán và dòng chảy. Tuy nhiên, ảnh hưởng của nhân tố mưa tương đối phức tạp và phụ thuộc vào đặc điểm của mưa, trong đó lượng mưa và độ tập trung là ảnh hưởng nhất. Căn cứ vào lượng mưa bình quân hàng năm, chia mức độ ảnh hưởng của mưa đến xói mòn đất và dòng chảy thành 3 cấp như sau: Bảng 2.1. Chỉ tiêu phân cấp mức độ ảnh hưởng của lượng mưa Cấp Mức độ ảnh hưởng Chỉ tiêu Điểm Cấp 1 Rất nguy hại Lượng mưa > 3.200mm/năm 3 Cấp 2 Nguy hại Lượng mưa 2.800- 3.200mm/năm 2 Cấp 3 Ít nguy hại Lượng mưa < 2.800mm/năm 1 2.2.2. Độ dốc: Độ dốc là nhân tố tự nhiên quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến xói mòn đất và dòng chảy. Độ dốc càng lớn thì xói mòn đất và dòng chảy càng lớn và ngược lại. Căn cứ vào bản đồ độ dốc lưu vực sông Hương tỷ lệ 1:300.000, độ dốc có thể xếp theo 3 cấp như sau. Bảng 2.2. Chỉ tiêu phân cấp mức độ ảnh hưởng của độ dốc Cấp Mức độ ảnh hưởng Chỉ tiêu Điểm Cấp 1 Rất nguy hại Độ dốc > 350 3 Cấp 2 Nguy hại Độ dốc 25-350 2 Cấp 3 Ít nguy hại Độ dốc < 250 1 NGUYỄN ĐĂNG ĐỘ và cs. 40 Theo quy định của ngành Lâm nghiệp, địa hình có độ dốc trên 250 phải bảo vệ rừng với chức năng phòng hộ đầu nguồn. 2.2.3. Độ cao: Trên cơ sở bản đồ địa hình lưu vực sông Hương tỷ lệ 1:300.000 và tham khảo một số công trình [3], [5], chỉ tiêu độ cao được đề tài lựa chọn và xếp theo 3 cấp như sau: Bảng 2.3. Chỉ tiêu phân cấp mức độ ảnh hưởng của độ cao Cấp Mức độ ảnh hưởng Chỉ tiêu Điểm Cấp 1 Rất nguy hại Độ cao > 1.200m 3 Cấp 2 Nguy hại Độ cao 600-1.200m 2 Cấp 3 Ít nguy hại Độ dốc < 600m 1 2.2.4. Đất: Mức độ bền vững của đất đối với quá trình xói mòn và khả năng thấm nước cũng như điều tiết nước phụ thuộc rất nhiều vào thành phần cơ giới và độ dày tầng đất. Vì vậy, chúng tôi lựa chọn 2 yếu tố này làm chỉ tiêu phân cấp mức độ ảnh hưởng của đất đối với xói mòn và dòng chảy. Bảng 2.4. Chỉ tiêu phân cấp mức độ ảnh hưởng của đất Cấp Mức độ ảnh hưởng Chỉ tiêu Điểm Cấp 1 Rất nguy hại - Đất cát, cát pha, tầng đất trung bình hay mỏng (độ dày tầng đất ≤ 80cm), hoặc - Đất thịt nhẹ hoặc trung bình, độ dày tầng đất < 30cm. 3 Cấp 2 Nguy hại - Đất cát hoặc cát pha, tàng đất dày >80cm, hoặc - Đất thịt nhẹ hoặc trung bình, độ dày tầng đất 30-80cm. 2 Cấp 3 Ít nguy hại - Đất thịt nặng hoặc sét, độ dày tầng đất > 30cm, hoặc - Đất thịt nhẹ hoặc trung bình, độ dày tầng đất > 80cm 1 3. PHÂN VÙNG THEO YÊU CẦU PHÒNG HỘ ĐẦU NGUỒN LƯU VỰC SÔNG HƯƠNG 3.1. Mục đích phân vùng Phân vùng theo yêu cầu phòng hộ đầu nguồn nhằm tăng cường khả năng điều tiết nguồn nước cho các dòng chảy, các hồ chứa nước để hạn chế lũ lụt, giảm xói mòn, bảo vệ đất, hạn chế bồi lấp các lòng sông, lòng hồ cũng như thuận lợi trong công tác quản lý rừng phòng hộ. 3.2. Nguyên tắc phân vùng Để thực hiện mục đích trên, việc phân vùng theo yêu cầu phòng hộ đầu nguồn cần đảm bảo các nguyên tắc sau: PHÂN VÙNG THEO YÊU CẦU PHÒNG HỘ ĐẦU NGUỒN LƯU VỰC SÔNG HƯƠNG 41 - Chỉ tiến hành phân vùng trên diện tích đất đã quy hoạch cho lâm nghiệp. - Phù hợp với quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của tỉnh Thừa Thiên Huế. - Phải xem xét tới các quy luật phân hóa tự nhiên của lưu vực ảnh hưởng đến dòng chảy và xói mòn đất ở vùng đầu nguồn. - Phản ánh khách quan ảnh hưởng của đặc điểm địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng đến chức năng phòng hộ của vùng rừng đầu nguồn. - Dựa vào kết quả chồng xếp các bản đồ đơn tính theo chỉ tiêu phân vùng đã được lựa chọn, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ lưu vực sông cấp 2 để phân vùng phòng hộ đầu nguồn. 3.3. Xác định các cấp và vùng phòng hộ Theo Quyết định 61 của Bộ lâm nghiệp, các cấp phòng hộ đầu nguồn được phân thành 3 cấp: Rất xung yếu, xung yếu và ít xung yếu [5]. - Cấp I: Cấp rất xung yếu: Bao gồm những nơi đầu nguồn nước, gần bờ sông hồ, có nguy cơ xói mòn mạnh, có yêu cầu cao nhất về điều tiết nước: Có nhu cầu cấp bách nhất về phòng hộ được dành để xây dựng rừng chuyên phòng hộ, đảm bảo tỷ lệ che phủ rừng trên 70%. - Cấp II: Cấp xung yếu: Bao gồm những nơi có mức độ xói mòn và điều tiết nguồn nước trung bình, có điều kiện kết hợp phát triển sản xuất lâm nghiệp, có yêu cầu về sử dụng bảo vệ đất cao, cần xây dựng rừng phòng hộ kết hợp sản xuất, đảm bảo tỷ lệ che phủ rừng tối thiểu 50%. - Cấp III: Cấp ít xung yếu: Bao gồm những nơi có mức độ xói mòn thấp, có khả năng và nhu cầu phát triển sản xuất nông lâm nghiệp; có yêu cầu về sử dụng và bảo vệ đất hợp lý. Cần xây dựng rừng sản xuất kết hợp phòng hộ nông lâm kết hợp; đảm bảo tỷ lệ che phủ rừng tối thiểu 30%. Các cấp xung yếu này tương ứng với các vùng rất xung yếu, xung yếu và ít xung yếu của khu phòng hộ đầu nguồn. Ngoài việc xác định diện tích rừng phòng hộ căn cứ vào các tiêu chí và các cấp phòng hộ trên, trong quá trình xây dựng cần: + Ưu tiên phòng hộ các công trình thuỷ điện, hồ đập thuỷ lợi. + Đối với các diện tích ở ven hai bên bờ sông, nhánh sông, suối chính hoặc ven hồ, ven đập; mức độ xung yếu của các khu này sẽ được tăng lên một cấp (có nghĩa là diện tích ít xung yếu sẽ trở thành xung yếu và xung yếu sẽ thành rất xung yếu). + Đối với các diện tích liền kề với các công trình trọng điểm, các thành phố, thị xã, thị trấn, đường giao thông miền núi v.v..., mức độ xung yếu của các diện tích đó cũng sẽ được tăng lên một cấp [5]. Trên cơ sở kết quả phân cấp ở trên, kết hợp với hiện trạng sử dụng đất để tiến hành phân vùng phòng hộ đầu nguồn theo nguyên tắc: Gộp nhóm những khoanh vi đất lâm nghiệp NGUYỄN ĐĂNG ĐỘ và cs. 42 có cùng cấp phòng hộ rất xung yếu thành một vùng. Ngoài ra, những khoanh vi có cấp phòng hộ xung yếu nhưng có vị trí đặc biệt quan trọng như ven hồ, đập thủy lợi, thủy điện, ven sông, suối lớn cũng được lựa chọn để xếp vào rừng phòng hộ đầu nguồn. Đề tài chỉ tiến hành phân vùng cho loại rừng phòng hộ đầu nguồn của lưu vực sông Hương. Những loại rừng khác như: rừng sản xuất và rừng đặc dụng không phải là mục tiêu nghiên cứu của đề tài nên được xếp thành một loại rừng có tên chung là loại rừng khác trên bản đồ phân vùng. Để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu, đề tài tiến hành phân vùng phòng hộ đầu nguồn theo lưu vực cấp 2, bao gồm vùng phòng hộ đầu lưu vực sông Bồ, vùng phòng hộ đầu nguồn lưu vực sông Hữu Trạch và vùng phòng hộ đầu nguồn lưu vực sông Tả Trạch. 3.4. Phương pháp thành lập bản đồ phân vùng phòng hộ đầu nguồn Để thành lập bản đồ phân vùng phòng hộ đầu nguồn lưu vực sông Hương, phương pháp chồng xếp các bản đồ đơn tính gắn với từng chỉ tiêu về phòng hộ đầu nguồn đã được lựa chọn sử dụng như: Bản đồ độ dốc, bản đồ độ cao, bản đồ lượng mưa, tầng dày và bản đồ thành phần cơ giới đất. Phương pháp này được thực hiện với sự trợ giúp của các phần mềm chuyên dụng như Mapinfo và Arc Gis9.2 và được cụ thể hóa theo sơ đồ hình 3.1. Hình 3.1. Sơ đồ thành lập bản đồ phân vùng phòng hộ đầu nguồn lưu vực sông Hương Bên cạnh sử dụng phương pháp bản đồ, chúng tôi kết hợp phương pháp cho điểm theo các cấp: Rất nguy hại (3 điểm), nguy hại (2 điểm) và ít nguy hại (1 điểm) đối với các chỉ tiêu được lựa chọn. Kết quả chồng xếp bản đồ sẽ cho chúng ta một cơ sở dữ liệu tổng hợp liên kết được các chỉ tiêu phân cấp phòng hộ. Để xác định được điểm trung bình của các khoanh vi, chúng tôi sử dụng bài toán trung bình nhân của Armand, bài toán có dạng: n naaaaM ..... 3210 = Trong đó: Mo: Điểm đánh giá của đơn vị cảnh quan. a1, a2, a3 an: Điểm của chỉ tiêu 1 đến chỉ tiêu n. n: Số lượng chỉ tiêu dùng để đánh giá. Do khoảng điểm giữa các cấp trong đề tài được lấy đều nhau (1 điểm) nên đề tài áp dụng công thức tính khoảng điểm !D để phân cấp phòng hộ, công thức có dạng: M DminmaxDD −=Δ Thay số vào ta có 66,0 3 13D =−=Δ Độ cao Độ dốc Lượng mưa TP cơ giới Tầng dày Bản đồ phân cấp phòng hộ Bản đồ hiện trạng SDĐ Bản đồ lưu vực cấp 2 Bản đồ phân vùng phòng hộ PHÂN VÙNG THEO YÊU CẦU PHÒNG HỘ ĐẦU NGUỒN LƯU VỰC SÔNG HƯƠNG 43 Trong đó: Dmax : Điểm đánh giá chung cao nhất Dmin : Điểm đánh giá chung nhỏ nhất M : Số cấp đánh giá Khoảng cách điểm 0,66 là khoảng cách điểm trong một cấp và theo chỉ số này, các cấp phòng hộ của lãnh thổ nghiên cứu được phân làm 3 cấp như sau: - Cấp ít xung yếu: Điểm trung bình nhân từ 1-1,66 điểm - Cấp xung yếu: Điểm trung bình nhân từ 1,67-2,33 điểm - Cấp rất xung yếu: Điểm trung bình nhân từ 2,34-3,00 điểm Bài báo tiến hành chồng xếp bản đồ phân cấp phòng hộ đầu nguồn với bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ phân vùng lưu vực cấp 2 thuộc lưu vực sông Hương để phân vùng phòng hộ theo lưu vực sông cấp 2 ở địa bàn nghiên cứu. Việc phân vùng phòng hộ theo lưu vực sẽ góp phần đảm bảo chức năng phòng hộ đầu nguồn của các con sông, đồng thời giúp cho các cơ quan dễ dàng quản lý diện tích rừng nói trên. 3.5. Kết quả phân cấp và phân vùng theo yêu cầu phòng hộ đầu nguồn 3.5.1. Kết quả phân cấp phòng hộ - Cấp I: Cấp rất xung yếu có diện tích 20.116,52 ha, chiếm 6,22% diện tích tự nhiên và 10,15% diện tích đất lâm nghiệp của lưu vực. Cấp phòng hộ này phân bố chủ yếu ở bậc độ cao trên 1.200m, độ dốc trên 350, có lượng mưa trung bình năm trên 3200mm, thuộc địa phận phía Tây của các huyện Nam Đông, A Lưới, Hương Trà, Phong Điền, Hương Thủy và Phú Lộc (Bảng 3.1). Bảng 3.1. Thống kê diện tích phân cấp phòng hộ đầu nguồn lưu vực sông Hương Cấp phân hạng DT lâm nghiệp (ha) Tỷ lệ (%) Phân theo đơn vị hành chính 19.8072.2 100 Hương Thủy Hương Trà TP Huế Quảng Điền A Lưới Phú Lộc Phong Điền Phú Vang Nam Đông I. Rất xung yếu 20.116,5 10,15 180,80 3.741,3 - - 3.363,1 698,4 729,5 - 11.403,3 II.Xung yếu 96.340,9 48,63 21.258,6 7.961,5 4,47 - 2.4611,6 1.165,4 11.546,5 - 29.792,6 III. Ít xung yếu 81.614,7 41,20 5.736,3 1.7458,3 65,82 4,18 3.4933,9 4.875,3 7.425,1 14,9 11.100,7 Phần lớn diện tích của cấp phòng hộ rất xung yếu là rừng nghèo đến trung bình, rừng giàu bao chiếm một phạm vi nhỏ, tỷ lệ che phủ rừng thấp, khả năng phòng hộ thấp trong điều kiện lượng mưa và độ cao, độ dốc địa hình lớn. Vì vậy, việc bảo vệ, quy hoạch diện tích cấp phòng hộ rất xung yếu thành vùng rừng phòng hộ đầu nguồn nhằm điều tiết dòng chảy, hạn chế xói mòn và lũ lụt cũng như góp phần bảo vệ, phát triển vốn rừng đang là vấn đề cấp thiết hiện nay (Hình 3.2). NGUYỄN ĐĂNG ĐỘ và cs. 44 - Cấp II: Cấp xung yếu phân bố tập trung ở địa bàn các huyện Nam Đông, A Lưới, Hương Trà, Hương Thủy, Phong Điền và một diện tích không lớn ở phía Tây của thành phố Huế, Phú Lộc. Cấp phòng hộ này có diện tích 96340 ha, chiếm 29.8% tổng diện tích tự nhiên và 48,63% diện tích đất lâm nghiệp của lưu vực. Thảm thực vật chủ yếu ở đây là rừng nghèo, rừng thứ sinh và rừng trồng. - Cấp III: Cấp ít xung yếu phân bố ở độ cao dưới 600m, độ dốc dưới 250, nằm trong khu vực có lượng mưa dưới 2.800mm/năm. Tổng diện tích của cấp phòng hộ này đạt 81.614.78 ha, chiếm 41,2% diện tích đất lâm nghiệp và 25,2% diện tích tự nhiên của lưu vực. Thảm thực vật ở đây chủ yếu là rừng trồng, đất trống cỏ (IA), đất trống cây bụi (IB) và đất trống có cây gỗ (IC), rừng tự nhiên chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ. 3.5.2. Kết quả phân vùng theo yêu cầu phòng hộ Căn cứ vào nguyên tắc và phương pháp thành lập bản đồ phân vùng theo yêu cầu phòng hộ đầu nguồn lưu vực sông Hương, kết quả đạt được của đề tài như sau (Bảng 3.2): Bảng 3.2. Thống kê diện tích phân vùng phòng hộ đầu lưu vực sông Hương Phân vùng Diện tích đất lâm nghiệp (ha) Tỷ lệ (%) 19.8072,2 100 Phòng hộ đầu nguồn Vùng phòng hộ đầu nguồn lưu vực sông Bồ (I) 24.805,85 12,52 Vùng phòng hộ đầu nguồn lưu vực sông Hữu Trạch (II) 25.174,83 12,71 Vùng phòng hộ đầu nguồn lưu vực sông Tả Trạch (III) 16.162,84 8,16 Rừng khác 131.947,47 66,61 Diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn lưu vực sông Hương đạt 66.143,50 ha, chiếm 33,49% diện tích đất lâm nghiệp và 20,4% tổng diện tích tự nhiên toàn lưu vực. Trong đó, vùng phòng hộ đầu nguồn lưu vực sông Bồ chiếm 12,52%, vùng phòng hộ đầu nguồn lưu vực sông Hữu Trạch chiếm 12,71% và vùng phòng hộ đầu nguồn lưu vực sông Tả Trạch chiếm 8,16% diện tích đất lâm nghiệp của lãnh thổ nghiên cứu (Hình 3.3). Phân vùng phòng hộ đầu nguồn theo đơn vị hành chính cho thấy, huyện A Lưới, Nam Đông và Hương Thủy là những huyện chiếm diện tích rừng phòng hộ lớn nhất (Bảng 3.3). .1. Hình 3.2. Bản đồ phân cấp phòng hộ đầu nguồn lưu vực sông Hương PHÂN VÙNG THEO YÊU CẦU PHÒNG HỘ ĐẦU NGUỒN LƯU VỰC SÔNG HƯƠNG 45 Như vậy, diện tích đất rừng được phân vùng theo yêu cầu phòng hộ đầu nguồn lưu vực sông Hương có sự thay đổi giữa cấp phân hạng phòng hộ với phân vùng phòng hộ, cụ thể: Diện tích rừng và đất rừng cấp xung yếu và rất xung yếu được lựa chọn để phân vùng, đặc biệt ưu tiên cấp rất xung yếu. Khi phân vùng phòng hộ, cấp xung yếu được tăng lên 1 cấp trở thành cấp rất xung yếu nếu khoanh vi đó giáp với hồ, đập thủy lợi, thủy điện, các sông lớn Kết quả có 46.027 ha được chuyển từ cấp xung yếu lên cấp rất xung yếu và làm cho diện tích rừng và đất rừng được đưa vào quy hoạch cho mục đích phòng hộ tăng lên. Bảng 3.3. Thống kê diện tích phân vùng phòng hộ theo đơn vị hành chính trên lưu vực sông Hương Phân vùng DT lâm nghiệp (ha) Tỷ lệ (%) Phân theo đơn vị hành chính 19.8072,2 100 Hương Thủy Hương Trà TP Huế Quảng Điền A Lưới Phú Lộc Phong Điền Phú Vang Nam Đông Phòng hộ 66.143,50 33,38 15.045,1 12.705,9 - - 22.549,8 1.065,2 4.118,8 - 10.639,6 Rừng khác 131.947,47 66,61 20.253,6 18.096,3 435,6 113,8 39.534,4 5.725,0 2.2459,9 1,73 44.831,4 Theo quy hoạch rừng phòng hộ đầu nguồn đến năm 2010 của tỉnh Thừa Thiên Huế là 88.129,4 ha, chiếm 28,6% diện tích đất lâm nghiệp [3]. Như vậy, kết quả phân vùng phòng hộ đầu nguồn của đề tài đạt 66.143,50 ha là hợp lý, bởi lưu vực sông Hương chiếm 64,33% diện tích đất lâm nghiệp và chiếm 63,94% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh. Mặt khác, địa bàn nghiên cứu còn là tâm mưa lớn của cả nước, địa hình chia cắt phức tạp, độ dốc lớn. Lãnh thổ còn tập trung nhiều hồ thủy lợi và thủy điện ở đầu nguồn của các con sông nên việc phân vùng đầu nguồn như trên sẽ góp phần điều tiết dòng chảy, hạn chế xói mòn và hạn chế lũ lụt cho vùng hạ lưu. 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VÀ BẢO VỆ RỪNG PHÒNG HỘ ĐẦU NGUỒN LƯU VỰC SÔNG HƯƠNG Hình 3.3. Bản đồ phân vùng phòng hộ đầu nguồn lưu vực sông hương NGUYỄN ĐĂNG ĐỘ và cs. 46 4.1. Giải pháp quản lý và bảo vệ rừng đầu nguồn - Tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị lâm nghiệp với cơ quan kiểm lâm, chính quyền địa phương cấp huyện, xã, thôn bản về thực hiện công tác quản lý và bảo vệ rừng. - Tổ chức xây dựng các hương ước, quy ước, cam kết về quản lý rừng ở cấp thôn bản. - Tiếp tục thực hiện công tác đưa kiểm lâm viên về địa bàn cấp xã để thực hiện tốt vai trò giám sát việc thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng. Nâng cao vai trò và chức năng của Ban quản lý rừng phòng hộ sông Bồ, Ban quản lý rừng phòng hộ sông Hương cũng như phối hợp tốt hơn giữa 2 Ban quản lý này với các cơ quan cấp xã, huyện và cơ quan Kiểm lâm các cấp trong công tác quản lý rừng phòng hộ trên địa bàn nghiên cứu. - Lồng ghép các chương trình, dự án của Nhà nước: Định canh định cư, 134, 135, 661 để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ dân sinh kinh tế và phục vụ công tác quản lý bảo vệ như xây dựng đường dân sinh, đường ranh giới cản lửa, chòi canh lửa rừng 4.2. Giải pháp về giáo dục và tuyên truyền Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục trong nhân dân, xã hội về Luật bảo vệ phát triển rừng, về vai trò và tầm quan trọng của rừng phòng hộ đối với môi trường Đây là giải pháp mang tính chất lâu dài trong quản lý, bảo vệ nguồn tài nguyên và rừng phòng hộ đầu nguồn. Giải pháp này có thể được tiến hành theo nhiều hình thức khác nhau như: Lồng ghép vào các môn học ở nhà trường khi có điều kiện, báo cáo chuyên đề, khẩu hiệu, phim ảnh, sách báo 4.3. Giải pháp về chính sách - Về chính sách đất đai: Thực hiện tốt chính sách giao đất giao rừng cho tổ chức, tập thể, cộng đồng, hộ gia đình để đất đai có chủ thực sự, giúp cho công tác quản lý và bảo vệ rừng đầu nguồn được thực thi tốt hơn. - Về chính sách phát triển nguồn nhân lực: Đào tạo nâng cao năng lực quản lý và kỹ thuật lâm nghiệp gắn với việc chuẩn hóa đội ngũ cán bộ để đáp ứng với yêu cầu cấp bách hiện nay, tăng cường đào tạo năng lực quản lý về lâm nghiệp cho cán bộ cấp xã. - Chính sách khoa học và công nghệ: Nâng cao năng lực quản lý tài nguyên rừng, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng nói chung và rừng phòng hộ nói riêng bằng việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật như công nghệ tin học, ứng dụng công nghệ viễn thám trong điều tra rà soát hiện trạng rừng - Chính sách về vốn: Nguồn vốn huy động cho bảo vệ, quản lý và phát triển rừng phòng hộ bao gồm: Nguồn ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, vốn đầu tư của các dự án, vốn vay ưu đãi, vốn tự có trong dân PHÂN VÙNG THEO YÊU CẦU PHÒNG HỘ ĐẦU NGUỒN LƯU VỰC SÔNG HƯƠNG 47 Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ một phần vốn cho nhân dân thuộc diện hộ nghèo, vùng sâu vùng xa, bà con dân tộc thiểu số như đầu tư giống cây trồng, phân bón, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông lâm nghiệp nhằm ổn định và nâng cao cuộc sống của người dân, hạn chế tình trạng chặt phá rừng phòng hộ để lấy gỗ, lấy đất sản xuất. Chính phủ cần có những quy định cụ thể, rõ ràng về việc chủ rừng được phép khai thác, tận thu những sản phẩm lâm sản từ rừng phòng hộ để tránh tình trạng vận dụng, lách luật trong việc khai thác rừng phòng hộ đầu nguồn, mặt khác giúp cho người dân có được một nguồn thu nhất định, giúp cho việc gắn bó giữa quyền lợi và trách nhiệm của người dân trong công tác quản lý và bảo vệ rừng. Làm được điều này thì chủ trương giao đất giao rừng của Chính phủ mới thực sự có ý nghĩa. 4.4. Giải pháp kỹ thuật về khoanh nuôi và trồng rừng - Cây trồng phải phù hợp lập địa; chú trọng cây bản địa, cây có tán lá rậm, thường xanh, có bộ rễ rộng, cây mọc nhanh, sống lâu năm và cải tạo đất tốt. - Phải trồng theo phương thức trồng hỗn loài theo băng hoặc theo đám. - Nơi thực bì thưa được phép cuốc hố trồng không phải xử lý thực bì. Nơi thực bì dày thì phát theo băng nhưng không đốt và gom lại từng giải dọc theo đường đồng mức. Phải tận dụng chừa lại đai cây xanh ở đỉnh dông, ven khe suối, bờ sông hồ. Cuốc hố trồng theo hình nanh sấu. - Đối với những rừng dễ cháy, cần áp dụng các biện pháp phòng chống cháy nhưng nhất thiết phải xây dựng các băng xanh cản lửa kết hợp phòng chống xói mòn. 5. KẾT LUẬN - Dưới góc độ Địa lý tự nhiên, vấn đề phòng hộ đầu nguồn được tiếp cận ở mức độ đánh giá các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến quá trình xói mòn và dòng chảy. - Trên quan điểm đó, các yếu tố độ dốc, độ cao, lượng mưa, thành phần cơ giới và độ dày tầng đất đã được lựa chọn làm chỉ tiêu để đánh giá, phân cấp và phân vùng theo yêu cầu phòng hộ đầu nguồn của lưu vực sông Hương. - Kết quả phân cấp theo yêu cầu phòng hộ đầu nguồn lưu vực sông Hương như sau: + Cấp rất xung yếu có diện tích 20.116,52 ha, chiếm 6,22% diện tích tự nhiên và 10,15% diện tích đất lâm nghiệp của lưu vực. + Cấp xung yếu có diện tích 96.340 ha, chiếm 29.8% tổng diện tích tự nhiên và 48,63% diện tích đất lâm nghiệp của lưu vực. + Cấp ít xung yếu có diện tích 81.614.78 ha, chiếm 25,2% diện tích tự nhiên và 41,2% diện tích đất lâm nghiệp của lưu vực. - Dựa vào nguyên tắc và phương pháp phân vùng theo yêu cầu phòng hộ cũng như kết quả phân cấp phòng hộ, đề tài đã tiến hành phân vùng phòng hộ đầu nguồn và có kết quả như sau: Diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn lưu vực sông Hương đạt NGUYỄN ĐĂNG ĐỘ và cs. 48 66143,50 ha, chiếm 33,49% diện tích đất lâm nghiệp và 20,4% tổng diện tích tự nhiên toàn lưu vực. Trong đó, vùng phòng hộ đầu nguồn lưu vực sông Bồ chiếm 12,52%, vùng phòng hộ đầu nguồn lưu vực sông Hữu Trạch chiếm 12,71% và vùng phòng hộ đầu nguồn lưu vực sông Tả Trạch chiếm 8,16% diện tích đất lâm nghiệp của lãnh thổ nghiên cứu. - Đứng trên quan điểm phát triển bền vững, bài báo đã đề xuất 4 nhóm giải pháp nhằm quản lý, bảo vệ, phục hồi và phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn lưu vực sông Hương, góp phần hạn chế tình trạng xói mòn, rửa trôi ở vùng thượng nguồn, điều tiết dòng chảy, bảo vệ môi trường trên lưu vực đồng thời giảm thiểu những thiệt hại do lũ lụt gây ra. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn (2006). Quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn và rừng phòng hộ ven biển. Cẩm nang ngành lâm nghiệp. [2] Nguyễn Văn Cư và nnk (2010). Xây dựng đề án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông Hương. Báo cáo tổng kết đề án cấp Nhà nước, Hà Nội. [3] Phân viện ĐTQHR Trung Trung Bộ (2007). Báo cáo kết quả rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2010. Báo cáo tổng kết, Huế. [4] Quyết định của Bộ trưởng Bộ lâm nghiệp số 134-QĐ/KT ngày 4/4/1991 của Bộ lâm nghiệp ban hành quy phạm kỹ thuật xây dựng rừng phòng hộ đầu nguồn. [5] Quyết định 61/2005/QĐ-BNN về việc ban hành Bản quy định tiêu chí phân cấp rừng phòng hộ. Hà Nội. [6] Nguyễn Hoàng Sơn (2010). Nghiên cứu, đánh giá tổng hợp tài nguyên nước phục vụ phát triển bền vững lưu vực sông Hương. Luận án Tiến sĩ Địa lý. Title: PARTITION ON DEMANDING TO PROTECT HEADWATER ON HUONG RIVER BASIN BASING ON THE VIEW OF PHYSICAL GEOGRAPHY AND PROPOSING SOME SOLUTIONS FOR PROTECTION OF WATERSHED FOREST Abstract: Watershed forest has a very important role in environmental protection and social- economic development, particularly in limiting erosion, regulating water flows on the basins. However, in recent years, watershed forest has been devastated seriously, damaging the ecological environment, effecting directly on production and people's lives. On the view of physical geography, the article execs partition on demanding to protect headwater on Huong river basin and proposing some solutions to contribute to manage and to protect watershed forests toward to sustaining. ThS. NGUYỄN ĐĂNG ĐỘ PHÂN VÙNG THEO YÊU CẦU PHÒNG HỘ ĐẦU NGUỒN LƯU VỰC SÔNG HƯƠNG 49 TS. NGUYỄN HOÀNG SƠN ThS. LÊ PHÚC CHI LĂNG Khoa Địa lý, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf14_198_nguyendangdo_nguyenhoangson_lephucchilang_08_nguyen_dang_do_625_2020981.pdf
Tài liệu liên quan