Phân tích và định giá chứng khoán - Phần 7
PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ CHỨNG KHOÁN
+ Chỉ số niềm tin (the confidence index)
Chỉ số niếm tin do Barron’s xây dựng là hệ số giữa tỉ suất doanh lợi của trái
phiếu 10 công ty hàng đầu do Barron’s lựa chọn so với tỉ suất doanh lợi của 40 trái
phiếu thường dùng để tính chỉ số trái phiếu DowJones. Chỉ số này phản ánh sự
khác biệt về chênh lệch tỉ suất doanh lợi giữa các trái phiếu hàng đầu so với các
trái phiếu thường khác thuộc nhiều nhóm ngành nghề.
Các nhà phân tích kĩ thuật cho rằng đây là 1 chỉ báo của xu thế giá lên, bởi
khi người đầu tư có lòng tin, họ sẵn sàng đầu tư nhiều hơn vào các trái phiếu chất
lượng thấp hơn nhằm thu được tỉ suất doanh lợi cao hơn. Do vậy chỉ số niềm tin sẽ
tăng. Ngược lại, khi người đầu tư bi quan họ sẽ tránh đầu tư vào các trái phiếu chất
lượng thấp và gia tăng đầu tư vào các trái phiếu có chất lượng cao.
Tuy nhiên việc đánh giá về hành vi của người đầu tư theo chỉ số này hầu
như mới phụ thuộc vào mức cầu. Trên thực tế nó còn phụ thuộc vào mức cung. Ví
dụ, công ty ABC phát hành 1 khối lượng lớn trái phiếu hàng đầu có thể dẫn đến lợi
13 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2049 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích và định giá chứng khoán - Phần 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ CHỨNG KHOÁN – Phần 7
+ Chỉ số niềm tin (the confidence index)
Chỉ số niếm tin do Barron’s xây dựng là hệ số giữa tỉ suất doanh lợi của trái
phiếu 10 công ty hàng đầu do Barron’s lựa chọn so với tỉ suất doanh lợi của 40 trái
phiếu thường dùng để tính chỉ số trái phiếu DowJones. Chỉ số này phản ánh sự
khác biệt về chênh lệch tỉ suất doanh lợi giữa các trái phiếu hàng đầu so với các
trái phiếu thường khác thuộc nhiều nhóm ngành nghề.
Các nhà phân tích kĩ thuật cho rằng đây là 1 chỉ báo của xu thế giá lên, bởi
khi người đầu tư có lòng tin, họ sẵn sàng đầu tư nhiều hơn vào các trái phiếu chất
lượng thấp hơn nhằm thu được tỉ suất doanh lợi cao hơn. Do vậy chỉ số niềm tin sẽ
tăng. Ngược lại, khi người đầu tư bi quan họ sẽ tránh đầu tư vào các trái phiếu chất
lượng thấp và gia tăng đầu tư vào các trái phiếu có chất lượng cao.
Tuy nhiên việc đánh giá về hành vi của người đầu tư theo chỉ số này hầu
như mới phụ thuộc vào mức cầu. Trên thực tế nó còn phụ thuộc vào mức cung. Ví
dụ, công ty ABC phát hành 1 khối lượng lớn trái phiếu hàng đầu có thể dẫn đến lợi
suất của các trái phiếu hàng đầu tạm thời tăng lên, làm giảm chênh lệch lợi suất và
khiến chỉ số niềm tin tăng lên mà không có sự thay đổi về niềm tin của nhà đầu tư.
Những người ủng hộ chỉ số này tin rằng nó phản ánh được thái độ chung
của người đầu tư đối với các tài sản tài chính. Một số nghiên cứu khoa học cho
thấy chỉ số này tỏ ra không mấy hữu ích trong việc dự đoán biến động giá cổ
phiếu.
+ Số dư nợ trên tài khoản giao dịch
Số dư nợ trên tài khoản giao dịch phản ánh thái độ của 1 số nhà đầu tư có
kiến thức và kĩ năng chuyên sâu trong việc thực hiện các giao dịch kí quỹ. Theo đó
khi số dư nợ gia tăng sẽ là dấu hiệu xu thế giá lên. Ngược lại khi số dư nợ giảm
xuống sẽ là dấu hiệu bán ra vì những người đầu tư khôn ngoan này muốn kết thúc
1 chu kì giao dịch, đồng thời nó cũng phản ánh sự giảm sút của luồng vốn sẵn
sàng tham gia thị trường và sẽ là dấu hiệu của xu thế giá xuống.
Số liệu hàng tháng về giao dịch kí quỹ được công bố trên Barron’s. Tuy
nhiên số liệu này không phản ánh khoản vay của người đầu tư từ những nguồn
khác như ngân hàng. Thêm vào đó đây cũng là con số tuyệt đối nên khó có thể so
sánh theo thời gian.
● Một số chỉ báo thị trường khác
+ Độ rộng của thị trường
Độ rộng của thị trường là chỉ báo về số lượng các cổ phiếu lên giá và số
lượng các cổ phiếu xuống giá trong mỗi ngày giao dịch. Chỉ báo này giúp cho việc
giải thích nguyên nhân sự đổi hướng của các chỉ số chứng khoán như DJIA hoặc
S&P 500. Những chỉ số nổi tiếng trên thị trường thường chịu ảnh hưởng lớn từ các
cổ phiếu của các công ty lớn, bởi vì hấu hết các chỉ số đều được tính theo phương
pháp gia quyền giá trị. Như vậy có thể xảy ra trường hợp chỉ số tăng lên nhưng
phần lớn các cổ phiếu thành phần lại không lên giá. Sự phân kì giữa giá trị của chỉ
số chung và các cổ phiếu thành phần trở thành 1 vấn đề đáng quan tâm, vì điều
này có nghĩa là phần lớn các cổ phiếu không góp phần vào xu thế giá lên của thị
trường. Tình trạng này có thể được phát hiện bằng cách xem xét số liệu về tăng
giảm giá của tất cả các cổ phiếu trên thị trường và đồng thời với chỉ số chung.
+ Tổng khối lượng bán khống (Short Interest)
Tổng khối lượng bán khống là tổng khối lượng cổ phiếu hiện được bán
khống trên thị trường. Một số nhà phân tích kĩ thuật cho rằng khối lượng bán
khống cao là dấu hiệu tốt, song 1 số khác lại cho là dấu hiệu không tốt. Dấu hiệu
tốt là bởi mọi giao dịch bán khống sẽ phải được hoàn tất (nghĩa là những người
bán khống cuối cùng sẽ phải mua cổ phiếu để hoàn trả lại số cổ phiếu họ đã vay).
Do vậy tổng khối lượng bán khống phản ánh mức cầu tiềm năng trong tương lai
đối với cổ phiếu. Khi các giao dịch bán khống được tất toán, mức cầu phát sinh do
việc mua cổ phiếu sẽ đẩy giá lên.
Dấu hiệu không tốt là bởi trên thực tế những người bán khống thường là
những người đầu tư lớn và có kĩ năng chuyên nghiệp. Theo đó tổng khối llượng
bán khống gia tăng phản ánh trạng thái tâm lí của nhà đầu tư được coi là “am
hiểu” về triển vọng thị trường giá xuống.
2.3. Định giá chứng khoán
2.3.1. Định giá trái phiếu
2.3.1.1. Định giá trái phiếu
● Định giá trái phiếu thông thường
Ở dạng thông thường trái phiếu có mệnh giá, thời hạn và lãi suất cuống
phiếu xác định, không kèm theo các điều kiện có thể chuyển đổi, có thể mua lại
hay bán lại… Khi đó giá của trái phiếu bằng giá trị hiện tại của các luồng tiền dự
tính sẽ nhận được từ công cụ tài chính đó. Vì vậy để xác định được mức giá trái
phiếu cần phải:
- Ước tính các luồng tiền sẽ nhận được trong tương lai: Lãi trái phiếu và
mệnh giá trái phiếu khi đáo hạn.
-Ước tính tỉ suất sinh lợi (lợi suất) đòi hỏi phù hợp.
Công thức tổng quát để tính giá của một trái phiếu là:
C C C C F n 1 F
PV = ------- + ------- + … + -------- + ------- + ------- = C -------- + --------
(1+i)1 (1+i)2 (1+i)n-1 (1+i)n (1+i)n t=1 (1+i)t (1+i)n
Trong đó: PV là giá trái phiếu, n là số kì trả lãi, C là tiền lãi của một kì trả
lãi, F là mệnh giá trái phiếu, i là lãi suất chiết khấu hay lãi suất yêu cầu của nhà
đầu tư.
Đối với trái phiếu trả lãi trước, hay hay trái phiếu không trả lãi định kì
(Zero coupon bonds) thì:
PV = F / (1+i)n
Đối với trái phiếu trả lãi sau, thì
PV = (C + F) / (1+i)n
Nếu PV > Pm (thị giá trái phiếu trên thị trường) thì đó là 1 tín hiệu cho việc
mua trái phiếu.
● Định giá trái phiếu trong một số trường hợp đặc biệt
♦ Định giá tại một thời điểm giữa kì trả lãi
Phương pháp chung:
- Bước 1: Chiết khấu tất cả các luồng thu nhập trong tương lai về kì trả lãi
trước (hoặc về kì trả lãi sau) thời điểm hiện tại.
- Bước 2: Tính giá trị tương lai (hoặc giá trị hiện tại) của kết quả tìm được ở
bước 1 (PV1 hoặc PV2) tới thời điểm cần tính giá (thời điểm hiện tại).
Gọi D là số ngày của 1 kì tính lãi. T là số ngày kể từ thời điểm tính lãi kì
trước đến thời điểm hiện tại.
PV = PV1 [1+ (i x T/D)] hoặc PV = PV1 [1+ i] T/D
hoặc PV = PV2/ [1+ i x (D-T)/D] hoặc PV = PV2/ [1+ i] (D-T)/D
Trên thực tế, người mua trái phiếu nhận được toàn bộ lãi định kì vào thời
điểm thanh toán sắp tới, trong khi học chỉ nắm giữ trái phiếu trong một phần thời
kì đó, vì thế người mua sẽ phải trả cho người bán khoản tiền lãi lẻ tích lũy được từ
kì thanh toán lãi trước đó đến thời điểm bán trái phiếu. Khoản lãi lẻ này được tính
như sau:
Lãi lẻ = C x T/D
Giá thị trường (giá niêm yết) của trái phiếu = PV – lãi lẻ
♦ Định giá trái phiếu có lãi suất thả nổi
Lãi suất định kì của một trái phiếu thả nổi thường được ấn định dựa vào lãi
suất thị trường (LIBOR hoặc SIBOR) và cộng thêm 1 tỷ lệ phụ trội (x%). Vì thế
luồng tiền của công cụ thả nổi bao gồm 2 bộ phận:
- Luồng tiền có lãi suất thả nổi theo thị trường không có phần phụ trội.
Luồng tiền này bao gồm cả khoản thanh toán mệnh giá vào lúc đáo hạn, gọi là
luồng tiền của chứng khoán tham chiếu. Công cụ tham chiếu này sẽ luôn được
định giá bằng mệnh giá vì lãi suất được trả chính là lãi suất thị trường nên không
có lí do gì để nhà đầu tư phải trả thêm một khoản phụ trội để mua nó.
- Luồng tiền đã biết dựa vào phần phụ trội. Việc định giá của bộ phận này
tính như phần định giá trái phiếu thông thường.
Như vậy giá của công cụ thả nổi lãi suất là tổng giá của 2 chứng khoán trên.
n 1
PV = F + x -------
t=1 (1+i)t
Ví dụ: Trái phiếu A mệnh giá 100.000đ, lãi suất LIBOR + 100 điểm cơ bản
(1%)/ năm, lãi suất chiết khẩu 8,5% năm, thời hạn TP 2 năm. Định kì trả lãi
6tháng/ lần.
Giá phải trả cho TP này là:
4 1
PV = 100 + 0,5 --------------
t=1 (1+0,0425)t
2.3.1.2. Đo lường lãi suất trái phiếu
* Lãi suất hiện hành (Current Yield - CY): Là tỉ lệ giữa lãi cuống phiếu
hàng năm với giá thị trường.
CY = C/PV
Ví dụ: Trái phiếu 15 năm, lãi suất 10% năm, mệnh giá 100.000đ đang bán
với giá 80.000đ thì lợi suất hiện hành được xác định như sau:
10% x 100.000 / 80.000 = 0,125 hay 12,5%
Phép tính lợi suất hiện hành chỉ quan tâm đến lãi cuống phiếu mà không
tính đến bất kì một nguồn lợi tức nào khác tác động tới lợi suất của nhà đầu tư.
* Lãi suất đáo hạn (Yield to Marturity - YTM): là mức lãi suất làm cho giá
trị hiện tại của các luồng tiền mà người đầu tư nhận được từ trái phiếu bằng với
giá của trái phiếu.
C C C C F n 1 F
PV = ------- + ------- + … + -------- + ------- + ------- = C -------- + --------
(1+y)1 (1+y)2 (1+y)n-1 (1+y)n (1+y)n t=1 (1+y)t (1+y)n
Trong đó: PV là giá trái phiếu, n là số kì trả lãi, C là tiền lãi của một kì trả lãi,
F là mệnh giá trái phiếu, y là lãi suất đáo hạn.
Lãi suất đáo hạn có thể xác định theo công thức gần đúng sau:
Trong đó: i1, i2 : mức lãi suất lựa chọn (i2> i1 và i2- i1≤ 1%)
NPV1: giá trị hiện tại ròng ứng với lãi suất i1 ; NPV1>0
NPV2: giá trị hiện tại ròng ứng với lãi suất i2 ; NPV2<0
Trái phiếu bán theo Mối quan hệ
Mệnh giá Lãi suất cuống phiếu = lãi suất hiện hành = lãi
suất đáo hạn
Giá chiết khấu (dưới mệnh
giá)
Lãi suất cuống phiếu < lãi suất hiện hành < lãi
suất đáo hạn
Giá phụ trội (trên mệnh giá) Lãi suất cuống phiếu > lãi suất hiện hành > lãi
suất đáo hạn
y = i1 +
NPV1 (i2 – i1)
/NPV1/ + /NPV2/
2.3.1.2. Thời gian đáo hạn bình quân (Macaulay Duration - MD / Duration))
Thời gian đáo hạn bình quân được xác định như sau:
n tC nF
MD = { -------- + -------- } / P
t=1 (1+y)t (1+y)n
Trong đó: y là lãi suất đáo hạn (hay lãi suất yêu cầu), P là giá trái phiếu
Ví dụ: Tính MD của trái phiếu lãi suất 10%/năm, kì hạn 5 năm, trả lãi mỗi
năm 2 lần, bán theo mệnh giá 100.000đ, lãi suất yêu cầu là 12%/ năm.
2.3.2. Định giá cổ phiếu
2.3.2.1. Một số vấn đề liên quan đến định giá CP
● Định giá CP là gì?
- Là công việc ước tính
- Không bao giờ định giá bằng phương pháp duy nhất
- Giá trị CP được ước tính chỉ có giá trị tại 1 thời điểm cụ thể.
● Tại sao phải định giá CP?
- Không định giá được CP là đầu tư cho rủi ro và thất bại.
- Để so sánh với giá CP đang bán trên thị trường (đắt hay rẻ) là căn cứ cho
việc ra quyết định đầu tư.
Ví dụ: giá CP XYZ đang giao dịch trên thị trường là 100.000đ. Việc định
giá CP cho kết quả 120.000đ. Chứng tỏ CP XYZ rẻ.
● Những khó khăn khi định giá CP?
- Khó khăn trong việc thực hiện các phương pháp định giá
- Khó khăn do những yếu tố bất ngờ
- Do sự nhạy cảm của CP với các thông tin.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích và định giá chứng khoán.pdf