Dòng tiền (Ngân lưu -Cash Flow -CF): Là những luồng
tiền đến và đi khỏi doanh nghiệp hay đối tượng kinh tế.
Thu nhập là dòng tiền dương, chi phí là dòng tiền âm.
Dòng tiền ròng (Ngân lưu ròng -Net Cash Flow -NCF):
Là dòng tiền còn lại sau khi đã lấy dòng tiền vào trừ đi
dòng tiền ra.
Chi phí chìm (chi phí lịch sử): là những khoản chi phí
phát sinh trong quá khứ. Chi phí chìm không được tính
tới khi phân tích tài chính của dự án
116 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 6350 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích tài chính cho dự án, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƯƠNG 5
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
1
Nội dung chương 5
1. Tổng quát về phân tích tài chính của dự án
2. Huy động vốn và phân tích khả năng trả nợ của dự án
3. Xác định suất chiết khấu
4. Tác động lạm phát đến dự án
5. Giá trị tiền tệ theo thời gian
6. Xây dựng dòng ngân lưu tài chính của dự án
Vốn và nguồn vốn đầu tư
Kế hoạch khấu hao
Kế hoạch trả nợ
Dự kiến doanh thu hàng năm của dự án
Dự tính các loại chi phí hàng năm của dự án
Kế hoạch lãi lỗ của dự án
Báo cáo ngân lưu tài chính của dự án (theo các quan điểm) 2
Nội dung chương 5
5. Đánh giá dự án đầu tư
Chỉ tiêu giá trị hiện tại thuần (Net Present Value – NPV)
Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (Internal Rate of Returns – IRR)
Tỷ số lợi ích trên chi phí (B/C)
Thời gian hoàn vốn PP (Pay back Period)
Phân tích điểm hoà vốn
6. Phân tích rủi ro dự án
Phân tích độ nhạy của dự án
Phân tích mô phỏng Monte Carlo
3
Phân tích tài chính
4
TỔNG QUÁT VỀ PHÂN TÍCH TÀI
CHÍNH DỰ ÁN
Một số thuật ngữ
5
Dòng tiền (Ngân lưu - Cash Flow - CF): Là những luồng
tiền đến và đi khỏi doanh nghiệp hay đối tượng kinh tế.
Thu nhập là dòng tiền dương, chi phí là dòng tiền âm.
Dòng tiền ròng (Ngân lưu ròng - Net Cash Flow - NCF):
Là dòng tiền còn lại sau khi đã lấy dòng tiền vào trừ đi
dòng tiền ra.
Chi phí chìm (chi phí lịch sử): là những khoản chi phí
phát sinh trong quá khứ. Chi phí chìm không được tính
tới khi phân tích tài chính của dự án
Công cụ phân tích tài chính của dự án
6
Phân tích lợi ích và chi phí:
Xác định các dòng lợi ích: Doanh thu,
thanh lý,..
Xác định các dòng chi phí: đầu tư ban
đầu, chi phí hoạt động, lãi vay,….
Xác định dòng tiền ròng
Cách ghi nhận lợi ích và chi phí
7
Lợi ích và chi phí có thể phát sinh
bất kỳ thời điểm nào trong năm,
nhưng tất cả các lợi ích và chi phí đó
phải đưa về cuối năm.
Xác định năm gốc (năm 0)
8
Đối với các dự án đầu tư có quy mô không lớn, thời gian chuẩn
bị để đưa công trình đầu tư vào sản xuất kinh doanh không dài
thì thời điểm tính toán thường được xác định là thời điểm hiện
tại hay thời điểm bắt đầu thực hiện dự án.
Đối với các dự án có quy mô lớn, thời gian chuẩn bị để đưa
công trình vào sử dụng dài. Thời điểm tính toán là năm kết thúc
giai đoạn thi công xây dựng công trình và đưa công trình đầu tư
vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong trường hợp này, các
chi phí trong giai đoạn thi công xây dựng công trình được tính
chuyển về năm gốc thông qua việc tính giá trị tương lai.
Tuy nhiên trong thực tế, để thuận tiện cho tính toán, nhiều dự
án thời điểm tính toán thường được chọn là thời điểm hiện tại
(thời điểm lập dự án) hay thời điểm bắt đầu thực hiện dự án.
Xác định số năm phân tích (vòng đời) dự án
9
Để ước lượng số năm phân tích của dự án
người ta thường căn cứ vào tuổi thọ công
nghệ, tuổi thọ thiết bị chính được chọn đầu
tư, hoặc căn cứ vào vòng đời của sản phẩm
để xác định tuổi thọ dự án, ….
Trong thực tế, ta chỉ tính tuổi thọ của dự án
giới hạn trong một số năm cụ thể gắn liền với
khả năng dự báo của chúng ta trong tương
lai. Hoặc thông qua ý kiến chuyên gia.
Xác định năm thanh lý dự án
10
Sau khi kết thúc dự án, cần có thời gian
bán tài sản và ghi nhận giá trị thanh lý.
Do đó, nếu dự án giả định kết thúc vào
năm thứ n thì giá trị thanh lý của dự án
sẽ được ghi nhận vào năm thứ n+1.
Biên dạng ngân lưu tài chính của dự án
11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
GĐ đầu từ Năm dự án
GĐ hoạt động
N
g
ân
lư
u
r
ò
n
g
(+)
(-)
Biên dạng ngân lưu tài chính của dự án
12
Những năm đầu thường chi phí đầu tư lớn hơn
doanh thu từ dự án nên ngân lưu ròng của tài
chính của dự án thường bị âm. (Thông thường
những năm đầu xây dựng chỉ có chi phí đầu tư,
chưa có doanh thu)
Trong những năm sau khi bắt đầu hoạt động
SXKD nên ngân lưu ròng thường dương do có
doanh thu từ hoạt động SXKD.
Một số dự án có ngân lưu âm vào những năm
cuối của chu kỳ dự án do có phát sinh những chi
phí khôi phục địa điểm dự án hoặc chi phí trợ
cấp thôi việc cho người lao động,…
Phân tích tài chính
13
HUY ĐỘNG VỐN VÀ KHẢ NĂNG TRẢ
NỢ CỦA DỰ ÁN
Các đối tượng có quyền lợi trong dự án
DỰ ÁN
Nhà cung
ứng vật liệu Chủ đầu tư
Khách hàng
C.ty quản lý
& vận hành
Nhà thầu
xây dựng
Nhà cung
ứng thiết bị
Cơ quan
QLNN
Người dân
địa phương
Các tổ chức tín dụng
T. chức T. chính phi NH
Nhà đầu tư trài phiếu
Tổ chức đa phương
Các nhà tài trợ vốn cho dự án
15
Các nhà tài trợ vốn cho dự án được chia thành hai loại:
Đầu tư vốn chủ sở hữu (CSH)
Chủ đầu tư bỏ vốn vào dự án và là người hưởng lợi sau
cùng của dự án (dưới dạng cổ tức) sau khi đã thực hiện các
nghĩa vụ trả nợ vay
Vốn vay
Chủ nợ cho dự án vay với cam kết sẽ nhận lại vốn gốc và lãi
theo một công thức và lịch thời gian nhất định
Các đối tượng có quyền lợi trong dự án đều có thể tham gia
tài trợ vốn cho dự án dưới vai trò nhà đầu tư vốn CSH hay
cho vay.
Huy động vốn cho dự án
16
Dự án cần được huy động vốn để đủ trang trải cho chi phí đầu tư
cũng như một số chi phí ban đầu trước khi đi vào hoạt động
DỰ ÁN
VỐN CSH
Chủ đầu tư
Nhà đầu tư chiến lược
Quỹ đầu tư
NỢ VAY
NHTM
Tài chính phi NH
Tài chính đa phương
Chi phí đầu tư ban
đầu
Chi phí tiền mặt cho
các hạng mục của dự
án
Lãi vay trong t/g XD
Dự phòng
Vốn lưu động ban
đầu
Cân đối tiền mặt để
trả lương và chi phí
hoạt động để chuẩn
bị vận hành
V
ố
n
h
u
y
đ
ộ
n
g
T
à
i
tr
ợ
Đầu tư vốn CSH
17
Các nhà đầu tư vốn CSH mong đợi nhận được một suất sinh
lợi hợp lý trên vốn đã đầu tư (cổ tức thu về trong quá trình dự
án hoạt động)
Các loại nhà đầu tư vốn CSH:
Chủ đầu tư (sáng lập) dự án (project investors)
Nhà nước
Các nhà đầu tư chiến lược (strategic partners)
Quỹ đầu tư và thị trường vốn
Đầu tư vốn CSH
18
Chủ đầu tư (sáng lập) dự án (project investors/sponsors)
Người khởi xướng, kiểm soát, thiết lập cơ cấu và dàn xếp các hợp
đồng then chốt của dự án
Có thể hiểu tương tự như cổ đông sáng lập của doanh nghiệp
Thường là đối tượng bỏ vốn với tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn CSH
của dự án
Chịu rủi ro cao nhất và mong đợi lợi nhuận kỳ vọng cao nhất
Nhà nước
Đầu tư vốn ngân sách
Đầu tư vốn CSH dưới hình thức liên doanh hay cổ đông thiểu số
Góp vốn phi tiền mặt (đất, chính sách ưu đãi)
Các nhà đầu tư chiến lược (strategic partners)
Đầu tư vốn cổ phần
Có thể tham gia xây dựng, vận hành.
Có thể thuộc lĩnh vực liên quan (ví dụ, đối tác dầu khí trong dự án
điện, đối tác điện trong dự án xi-măng)
Quỹ đầu tư và thị trường vốn
Đầu tư vốn cổ phần một cách thụ động (không tham gia quản lý).
Uy tín/Hình thức vay nợ của dự án
19
Uy tín vay nợ của dự án phụ thuộc vào:
Sự vững mạnh về mặt tài chính của dự án: NPV/IRR
Uy tín vay nợ của các chủ đầu tư vào dự án
Số vốn CSH do các chủ đầu tư dự án đóng góp so với
tổng vốn đầu tư.
Mức độ rủi ro của dự án và khả năng thiết kế, thực hiện
các hợp đồng.
Hai hình thức vay nợ
Chủ đầu tư đứng tên vay nợ rồi dùng vốn huy động
được để tài trợ cho dự án.
Chủ đầu tư thành lập công ty dự án với trách nhiệm hữu
hạn; công ty dự án đứng tên vay nợ: đây là hình thức “tài
trợ dự án”.
Tỷ lệ nợ/ vốn CSH khả thi tối đa
20
Lợi ích của việc tăng đòn bẩy nợ:
Tăng suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (do suất sinh lợi
trên tổng vốn đầu tư lớn hơn lãi vay)
Tăng lợi ích từ lá chắn thuế của nợ vay
Chi phí của việc tăng đòn bẩy nợ:
Tăng rủi ro tài chính của dự án (dẫn tới tăng chi phí nợ
vay cũng như chi phí vốn chủ sở hữu)
Tỷ lệ nợ/vốn CSH thực tế của dự án phụ thuộc vào:
Khả năng sinh lợi của dự án
Kiểu hình ngân lưu tự do của dự án
Các loại rủi ro và cơ chế chia sẻ, quản lý rủi ro
Uy tín vay nợ của chủ đầu tư và mức độ bảo lãnh rủi ro
của chủ đầu tư đối với dự án
Một số xem xét khi huy động vốn
21
Lịch giải ngân
Lịch giải ngân vốn cần khớp với lịch chi đầu tư/lịch SXKD để giảm chi
phí lãi vay.
Chủ nợ thường yêu cầu chủ đầu tư phải giải ngân vốn CSH trước khi
giải ngân nợ vay. Do đó phải chuẩn bị vốn CSH trước.
Kiểu hình ngân lưu rong (tự do) của dự án
Kiểu hình ngân lưu ròng của dự án là nguồn căn bản và chính yếu để trả
lãi và nợ gốc khi dự án đi vào hoạt động. Do đó, kiểu hình cụ thể của
ngân lưu sẽ quyết định lịch trả lãi và nợ gốc
Đơn vị tiền tệ
Xét về nội tệ/ngoại tệ, cơ cấu vốn huy động cần tương thích với cơ cấu
chi phí đầu tư và/hay cơ cấu ngân lưu tự do để giảm thiểu và quản lý rủi
ro tỷ giá.
Tài trợ trong thời gian xây dựng và tài trợ dài hạn
Các tổ chức tài chính có thể không sẵn sàng cam kết cho vay dài hạn
khi dự án chưa khởi công và có thời gian xây dựng lâu dài. Do đó, chủ
đầu tư phải đi vay ngắn/trung hạn (hay vay “bắc cầu”) trong quá trình xây
dựng rồi tái tài trợ bằng vay dài hạn khi dự án được xây dựng xong.
Tỷ lệ an toàn trả nợ
22
Ngân lưu tự do (ròng) của dự án chính là ngân lưu sẵn
có để trả nợ (NCF).
Ngân lưu trả nợ bằng nợ gốc phải trả cộng lãi vay phải
trả.
Hệ số an toàn trả nợ (DSCR) hàng năm được định
nghĩa bằng tiền mặt sẵn có để trả nợ chia cho ngân lưu
trả nợ của năm đó.
DSCR nhỏ hơn 1 có nghĩa là dự án không tạo đủ ngân
lưu để trả nợ.
Để đảm bảo an toàn trả nợ, các tổ chức tài chính cho
vay thường yêu cầu DSCR trung bình trong suốt kỳ hạn
của khoản vay phải lớn hơn một mức nhất định (ví dụ >=
1,2-1,3) và DSCR hàng năm không được xuống thấp
hơn từ một mức tối thiểu (ví dụ <=1,1-1,2).
Khoản dự phòng trả nợ
23
Các tổ chức cho vay thường yêu cầu dự án phải thiết lập một tài
khoản dự phòng trả nợ để đảm bảo một lượng tiền mặt nhất
định được duy trì trong một khoảng thời gian nhất định trước mỗi
thời điểm đến hạn trả lãi vay và nợ gốc.
Việc thiết lập tài khoản dự phòng tạo ra thêm lợi ích cho chủ nợ
do làm tăng tính an toàn của khoản vay. Ngược lại, tài khoản dự
phòng làm tăng chi phí cho chủ đầu tư. Chủ đầu tư phải bỏ thêm
vốn để duy trì tài khoản này. Tiền mặt dự phòng trong tài khoản
chỉ hưởng lãi suất tiền gửi, mà thường thì thấp hơn chi phí vốn
của chủ đầu tư.
Tài khoản dự phòng trả nợ có hai thông số quan trọng:
Mức tiền mặt duy trì trong tài khoản (thường bằng 100% giá
trị lãi vay và nợ gốc sẽ phải trả vào lần thanh toán kế tiếp)
Thời gian duy trì trước mỗi thời điểm trả nợ (thường bằng
đúng thời gian của kỳ trả nợ).
Phân tích tài chính
24
XÁC ĐỊNH SUẤT CHIẾT KHẤU
CỦA DỰ ÁN
Xác định suất chiết khấu
25
Suất chiết khấu trong dự án là suất sinh lời kì
vọng của nhà đầu tư đối với số vốn cần đầu tư
cho dự án.
Suất chiết khấu được dùng để quy đổi dòng thu
nhập tương lai của các dự án về hiện giá và
ngược lại.
Suất chiết khấu ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị
hiện tại của các dự án (NPV) và đến các quyết
định chấp nhận hay loại bỏ dự án. (Mối quan hệ
giữa suất chiết khấu và NPV)
Các căn cứ để xác định xuất chiết khấu
26
Chi phí cơ hội của vốn
Chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC)
Tỷ lệ rủi ro của dự án
Tỷ lệ lạm phát (suất chiết khấu danh
nghĩa)
Chi phí cơ hội của vốn (tiền)
27
VD: Bạn có trong tay 400tr bạn quyết định đầu tư
xây dựng một tiệm photocopy Đời Sinh Viên hay
đầu tư vào mua cổ phiếu công ty DHG. Khi bạn
quyết định đầu tư vào tiệm photocopy ĐSV có
nghĩa là bạn chấp nhận bỏ qua cơ hội sinh lời từ
việc đầu tư mua cổ phiếu DHG và ngược lại.
Hoặc chí ít bạn có thể gửi ngân hàng.
Đồng tiền luôn có cơ hội sinh lời, nó có thể dùng
để đầu tư vào dự án này hay dự án khác để sinh
lời. Khi bạn quyết định đầu tư vào dự án A cũng
có nghĩa là bạn chấp nhận bỏ qua cơ hội sinh lời
từ dự án B.
Chi phí sử dụng vốn
28
Chi phí sử dụng vốn: là mức giá phải trả để
được quyền sử dụng nguồn vốn đó.
VD: Lãi suất vay ngân hàng là chi phí để sử
dụng tiền vay ngân hàng.
Cơ cấu nguồn vốn của dự án đầu tư
29
Cơ cấu vốn là tỷ trọng của các nguồn vốn trong
tổng vốn của dự án
Chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC)
30
WACC= WE*kE + WD*kD*(1-t) + …+…
Trong đó:
WE : Tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng đầu tư
kE : Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu (suất sinh
lời yêu cầu của chủ sở hữu)
WD: Tỷ trọng nợ dài hạn trong tổng đầu tư
kD: Chi phí lãi vay dài hạn (lãi suất tiền vay)
Ví dụ: Về xác định chi phí sử dụng vốn bình
quân (WACC)
31
WACC= WE*kE + WD*kD*(1-t) +…+…
VD: Một dự án có tổng vốn đầu tư là 120 tỷ đồng trong
đó vốn chủ sở hữu là 60 tỷ đồng, suất sinh lời đòi hỏi
của Nhà đầu tư là 16%/năm; Vay ngắn hạn 10 tỷ đồng,
lãi suất vay ngắn hạn 12%/năm; Vay dài hạn tại Ngân
hàng A 30 tỷ đồng với lãi suất 12%/năm; Vay dài hạn tại
Ngân hàng B 20 tỷ đồng với lãi suất 13%/năm. Thuế thu
nhập doanh nghiệp 25%
Hãy xác định chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC)
của sự án?
Đáp án: 12,95%/năm
Chi phí sử dụng vốn vay
Việc tính chi phí sử dụng vốn vay sau thuế là do lãi vay
phải trả được tính vào chi phí hợp lý, hợp lệ khi xác định
thu nhập chịu thuế TNDN làm cho thuế TNDN giảm xuống.
Kd: Lãi suất nợ vay (lãi suất thực năm)
T: Thuế suất thuế TNDN
Chi phí sử dụng vốn cổ phần ưu đãi
Dp: Cổ tức hằng năm của cổ phiếu ưu đãi.
Pp: Giá của cổ phiếu ưu đãi
Chi phí sử dụng vốn cổ phần thường
Mô hình tăng trưởng cổ tức
ke : Chi phí sử dụng vốn cổ phần thường
Do: Cổ tức năm nay của một cổ phiếu thường
P: Giá trị thị trường của một cổ phiếu thường
g: Tỷ lệ tăng trưởng kỳ vọng của cổ tức
Chi phí sử dụng vốn cổ phần thường
Mô hình CAPM (Mô hình định giá tài sản vốn
re = rf + β (rm - rf)
re : suất sinh lời của cổ phiếu
rf : lãi suất của đầu tư không rủi ro (người ta thường sử
dụng lãi
suất trái phiếu trung hạn của chính phủ)
β : độ dao động, tức độ nhạy cảm, cũng hiểu là độ rủi ro
của
suất sinh lời của một công ty (hay ngành) nào đó so với
lãi
suất bình quân thị trường
rm : lãi suất bình quân thị trường
Suất chiết khấu điều chỉnh theo sự rủi ro
36
Không ai mà biết được tương lai sẽ như thế nào?
Đồng tiền sẽ nhận được trong tương lai là không
có gì chắc chắn cả.
Một số rủi ro thường gặp:
Thiên tai, chiến tranh, dịch bệnh, …
Sự thay đổi thể chế chính sách;
Sự ra đời của những đối thủ cạnh tranh mới;
Trạng thái nền kinh tế tăng trưởng hay suy thoái;
Chủ trương chính phủ tiếp tục bảo hộ hay mở ra hội
nhập,…
Bỏ ra đồng vốn trong hoàn cảnh đó, nhà đầu tư
cần có một “phần thưởng” để bù đắp cho khoản
rủi ro đó.
Suất chiết khấu điều chỉnh theo sự rủi ro
37
r =
R
1 – p
Trong đó:
r – Tỷ suất chiết khấu được điều chỉnh theo sự rủi ro
R – Tỷ suất chiết khấu trước khi điều chỉnh theo sự rủi ro
p – Xác suất rủi ro
VD: Điều chỉnh suất chiết khấu của dự án theo mức độ rủi ro của dự án.
Suất chiết khấu chưa điều chỉnh theo rủi ro của dự án là 16%.
1. Dự án có độ rủi ro 20% Suất chiết khấu: 20%
2. Dự án có độ rủi ro 30% Suất chiết khấu: 23%
3. Dự án có độ rủi ro 50% Suất chiết khấu: 32%
Dự án có độ rủi ro càng cao thì suất chiết khấu của dự án càng cao
để bù đắp rủi ro
Suất chiết khấu điều chỉnh theo lạm phát
38
Lạm phát hiểu đơn giản là sự mất giá
của đồng tiền hay là sự tăng lên trong
giá cả hàng hóa làm giảm sức mua
của đồng tiền.
Suất chiết khấu điều chỉnh theo lạm phát
39
Trong đó:
r - Tỷ lệ chiết khấu được điều chỉnh theo lạm phát
R - Tỷ lệ chiết khấu trước khi điều chỉnh theo lạm phát
L – Tỷ lệ lạm phát dự báo
r = (1 + R) (1 + L) – 1
VD: Điều chỉnh suất chiết khấu theo tỷ lệ lạm phát dự kiến. Suất
chiết khấu chưa điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát dư kiến là 16%.
1. Dự kiến tỷ lệ lạm phát 7% Suất chiết khấu: 24,1%
2. Dự kiến tỷ lệ lạm phát 10% Suất chiết khấu: 27,6%
3. Dự kiến tỷ lệ lạm phát 15% Suất chiết khấu: 33,4%
Lạm phát dự đoán càng cao thì suất chiết khấu của dự án
càng cao để bù đắp sự mất giá của đồng tiền trong tương lai.
r = R+L + R*L
Những sai lầm khi xác định sai xuất chiết
khấu
Sai lầm loại I: chuốc lấy những dự án tồi, do
đánh giá NPV quá cao, bị lỗ và phá sản.
Sai lầm loại II: bỏ qua những dự án tốt, do đánh
giá NPV quá thấp, mất cơ hội kiếm lời.
Trong hai sai lầm trên, sai lầm loại II thường khó
nhận diện hơn
Suất chiết khấu và NPV
Với dòng ngân lưu ròng giả định giống hệt nhau,
kết luận về hiệu quả dự án sẽ ra sao?
Phân tích tài chính dự án
42
TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN
DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Lạm phát
43
Từ ngày có điện kéo về nông thôn, Ngoại muốn mua một
máy bơm nước để tưới vườn rau của Ngoại. Vườn rau
từng một thời nuôi con bây giờ nuôi cháu đang học đại học
năm thứ ba ngành kế toán ở một trường đại học danh giá ở
Sài Gòn. Ngoại có 4 triệu, giá máy bơm 4,4 triệu nên Ngoại
không đủ tiền. Đứa cháu cưng "hiến kế" gửi ngân hàng một
năm sau để đủ tiền mua máy (lãi suất 10% năm). Khi Ngoại
cầm được 4,4 triệu trong tay thì giá máy bơm, bây giờ đã
tăng hơn 5 triệu.
Một lần nữa Ngoại lại không đủ tiền. Ngoại lại tiếp tục oằn
lưng tưới từng gánh nước như Ngoại đã từng quen chịu
đựng suốt một đời cơ cực, nhọc nhằn. Để an ủi, đứa cháu
"trí thức" nói rằng dù sao Ngoại cũng lãi được 0,4 triệu (?).
Điều ngày có đúng hay không?
Lạm phát
44
Lạm phát (hay giảm phát) là sự tăng (hay giảm)
mức giá chung trong nền kinh tế. Do đó lạm
phát sẽ ảnh hưởng đến các giá trị tính bằng
tiền.
Thẩm định dự án về mặt tài chính đòi hỏi chúng
ta phải ước tính các giá trị tài chính theo thời
gian. Do vậy, cách thức mà chúng ta xử lý lạm
phát sẽ ảnh hưởng đến các giá trị tính toán
này.
Lạm phát là một trong những biến số bất định
gây nên rủi ro cho dự án, nó thường được đưa
và trong phân tích rủi ro của dự án.
45
Giá danh nghĩa:
Là mức giá cả quan sát được trên thị trường, hay còn gọi là giá cả hiện
hành.
Giá danh nghĩa thay đổi do:
Thay đổi giá thực: do cung và cầu quyết định
Thay đổi giá do lạm phát: do thay đổi trong mức giá chung của
nền kinh tế
Giá thực:
Là mức giá tương đối so với một năm gốc sau khi loại đã bỏ sự
thay đổi giá do lạm phát trong giá danh nghĩa.
Giá cố định:
Là mức giá không thay đổi theo thời gian. Giá danh nghĩa quan
sát được trong một thời điểm được gán cho các năm tiếp theo
trong thẩm định dự án. Do đó, thẩm định dự án với giá cố định sẽ
cho kết quả không chính xác.
Lạm phát và giá cả
Lạm phát và lãi suất
46
Lãi suất danh nghĩa: Là lãi suất đã bao gồm cả những tổn
thất do lạm phát gây ra do sự gia tăng của mức giá chung.
i= r + gPe + r * gPe
Trong đó:
i: Lãi suất danh nghĩa
r: Lãi suất thực
gPe : Tỷ lệ lạm phát kỳ vọng
VD: Lãi suất thực 10%, lạm phát kỳ vọng 5%
=> Lãi suất danh nghĩa là i = 10% + 5% + (10% * 5%) = 15,5%
Lạm phát và tỷ giá hối đoái
47
Nếu dự án có sử dụng hoặc sản xuất hàng hóa ngoại
thương thì:
Tỷ giá hối đoái trở thành một biến số tài chính của
dự án và bị ảnh hưởng bởi chỉ số giá trong nước,
nước ngoài và chính sách vĩ mô của Nhà nước,…
Xuất hiện các hạng mục có đơn vị tiền tệ khác nhau,
người lập dự án quyết định đơn vị tiền tệ sẽ sử dụng
chung trong suốt quá trình lập.
Các hạng mục với đơn vị tiền tệ khác nhau phải
được quy về một đơn vị tiền tệ thống nhất thông qua
tỷ giá hối đoái.
Tỷ giá hối đoái áp dụng là tỷ giá sẽ được áp dụng
thực tế khi triển khai dự án
Tỷ giá hối đoái danh nghĩa (tỷ giá hối
điều chỉnh theo lạm phát)
48
EMt = E
r * (IDt / I
F
t)
Trong đó:
EMt : Tỷ giá hối đoái danh nghĩa
Er : Tỷ giá hối đoái thực
IDt = (1 + gPDe)t : Chí số giá trong nước
IFt = (1 + gPFe)t : Chí số giá nước ngoài
gPDe : Tỷ lệ lạm phát kỳ vọng trong nước
gPFe : Tỷ lệ lạm phát kỳ vọng nước ngoài
VD: Tỷ giá hối đoái danh nghĩa ( tỷ giá hối
điều chỉnh theo lạm phát)
49
EMt = E
r
t * (I
D
t / I
D
t)
Tỷ lệ lạm phát kỳ vọng trong nước (gP
De
) 6%
Tỷ lệ lạm phát kỳ vọng nước ngoài (gP
De
) 2%
Tỷ giá hối đoái hiện tại 19,000
Năm 0 1 2 3
Chỉ số giá (lạm phát) trong nước (I
D
t) 1.00 1.06 1.12 1.19
Chỉ số giá (lạm phát) nước ngoài (I
F
t) 1.00 1.02 1.04 1.06
Chỉ số giá (lạm phát) tương đối (I
D
t/I
F
t) 1.00 1.04 1.08 1.12
Tỷ giá hối đoái kỳ vọng (E
M
t) 19,000 19,745 20,519 21,324
Lạm phát trong thiết lập dự án
50
Lạm phát làm:
Thay đổi trong tài trợ đầu tư, lãi suất danh nghĩa, cân đối tiền
mặt, khoản phải thu, khoản phải trả
Thay đổi doanh thu, chi phí
Thay đổi chi trả thuế, khấu hao, tồn kho
Thay đổi tỷ giá hối đoái
Do lạm phát ảnh hưởng đến ngân lưu tài chính của dự án. Nếu bỏ
qua lạm phát sẽ làm cho kết quả thẩm định thiếu chính xác. Do đó
cần dự báo lạm phát trong thời gian dài.
Vấn đề tồn tại là làm thế nào xác định được tỷ lệ lạm phát trong tương
lai một cách tương đối tin cậy nhất trong điều kiện nền kinh tế có
nhiều biến động
Kiểm tra mức độ nhạy cảm của lạm phát đến quyết định thực hiện dự
án bằng phân tích độ nhạy
Giá trị tiền tệ theo thời gian
51
GIÁ TRỊ TIỀN TỆ THEO THỜI GIAN
Giá trị tiền tệ theo thời gian
52
VD1:
Nếu bạn cho bạn thân của mình mượn số tiền 50
ngàn đồng vào buổi sáng, đến buổi trưa thì nhận
lại. Lúc ấy, 50 ngàn là như nhau, hay nói cách
khác, bạn không thấy có sự khác biệt nào về giá trị
thời gian của tiền tệ. Nhưng nếu bạn của bạn đến 2
năm sau mới trả thì 50 ngàn 2 năm trước va 50
ngàn 2 năm sau sẽ khác. (50 ngàn 2 năm sau sẽ
nhỏ hơn 50 ngàn 2 năm trước)
Giá trị tiền tệ theo thời gian
53
VD2:
Bạn mua cổ phiếu của Công ty DHG cách đây hai năm với
giá 40 ngàn đồng một cổ phiếu, tất nhiên mục đích mua (đầu
tư) là kiếm lời. Sau khi mua, giá cổ phiếu có lúc tăng cao
hơn 40 ngàn, bạn bảo hãy chờ lên nữa để kiếm lời nhiều
hơn; có lúc giá rớt xuống thấp hơn 40 ngàn, bạn hy vọng nó
sẽ lên trở lại. Hôm nay trên thị trường giá đúng 40 ngàn, vì
cần tiền nên bạn mang đi bán. Bạn đã từng bỏ ra 40 ngàn
đồng cách đây hai năm, bây giờ thu lại cũng đúng 40 ngàn
đồng.
Lúc này, bạn có nói là huề vốn? Điều này có đúng hay
không?
Câu trả lời chắn hẳn là không. Và như vậy, bạn đã
thừa nhận rằng cùng số tiền 40 ngàn đồng, giá trị của
chúng sẽ khác nhau vào hai thời điểm khác nhau.
Giá trị tiền tệ theo thời gian
54
Một đồng nhận được ngày hôm nay có giá trị hơn một đồng nhận
được vào trong tương lai
Vì sao lại như vậy? Lý do nào?
Chi phí cơ hội của tiền:
Một đồng tiền đều có cơ hội sinh lời, thụ động nhất là tiền gửi
vào Ngân hàng để lấy lãi suất hoặc mua trái phiếu CP
Lạm Phát:
Lạm phát làm cho giá trị của đồng tiền mất giá theo thời gian
Rủi ro:
Đồng tiền hôm nay là đồng tiền thật, đồng tiền chắc chắn chúng
ta cầm trong tay. Đồng tiền tương lai là đồng tiền không chắc
chắn, có rủi ro.
Chi phí cơ hội
Lạm phát
Rủi ro
Lãi suất
55
Lãi suất là giá cả của quyền sử dụng vốn vay trong một
khoảng thời gian nhất định mà người sử dụng vốn vay phải
trả cho người cho vay. (Chi phí sử dụng tiền vay)
Một số thuật ngữ
Thời gian vay
Vốn gốc
Dư nợ vay
Lãi vay
Lãi suất thường biểu thị trong thời gian tính lãi là 1 năm.
Tuy nhiên nó cũng được tính lãi theo quí, tháng, ngày
Lãi đơn và lãi kép
56
Lãi đơn:
Là lãi suất mà trong đó tiền lãi chỉ tính theo vốn
gốc, không tính thêm tiền lãi tích lũy phát sinh từ
tiền lãi ở các kỳ trước.
Lãi kép:
Là lãi suất mà trong đó tiền lãi tính theo vốn gộp,
bao gồm cả vốn gốc và tiền lãi tích lũy phát sinh từ
tiền lãi ở các kỳ trước.
Lãi đơn và lãi kép
57
Số tiền ông A phải trả khi đến hạn theo lãi đơn:
VD: Ông A vay 10 triệu đồng, với lãi suất 1%/tháng và sẽ
trả cả vốn và lãi suất sau 6 tháng.
Chỉ tiêu Số tiền Ghi chú
Vốn gốc 10.000.000
Tiền lãi vay (6 tháng) 600.000 10tr*1%*6 tháng
Tổng cộng 10.600.000
Lãi đơn và lãi kép
58
Số tiền ông A phải trả theo lãi suất kép:
Chỉ tiêu Số tiền Ghi chú
Vốn gốc 10.000.000
Lãi tháng 1 100.000 (10.000.000 * 1%)
Lãi tháng 2 101.000 (10.100.000 * 1%)
Lãi tháng 3 102.010 (10.201.000 * 1%)
Lãi tháng 4 103.030 (10.303.000 * 1%)
Lãi tháng 5 104.060 (10.406.040 * 1%)
Lãi tháng 6 105.101 (10.510.100 * 1%)
Cộng lãi vay 615.201
Tổng cộng 10.615.201
Giá trị TƯƠNG LAI (FV)
59
Giá trị tương lai của một khoản tiền hiện tại là giá trị của số tiền
này ở thời điểm hiện tại cộng với số tiền lãi mà nó có thể sinh ra
trong khoảng thời gian từ thời điểm hiện tại đến một thời điểm
trong tương lai.
FVn = PV (1 + i )
n
Trong đó:
FVn: giá trị tương lai tại năm thứ n
PV : giá trị của một khoản tiền ở thời điểm hiện tại
i : chi phí cơ hội của tiền tệ
n : số thời kỳ
FV = (rate, nper,
pmt, pv, type)
Trong đó:
Rate: suất chiết khấu
Nper: Số thời đoạn
Pmt: giá trị đều hàng năm (bằng 0 nếu không nhập)
Pv: Giá trị hiện tại
Type: = 0 hoặc bỏ trống: thu ở cuối mỗi thời đoạn
= 1 thu ở đầu mỗi thời đoạn
Giá trị TƯƠNG LAI (FV)
60
Ông A đem gửi tiết kiệm số tiền 100 triệu đồng, với lãi suất
10%. Hỏi ông A nhận được số tiền bao nhiêu sau:
Sau 1 năm
Sau 2 năm
Sau 3 năm
Sau 10 năm
259,3 Triệu đồng
0 1 2 3 4 5 …. 10
100
121 triệu đồng
133,1 triệu đồng
110 triệu đồng
Giá trị HIỆN TẠI (PV)
61
PV =
FVn
(1 + i)n
VD: Bạn cần một khoản tiền 200 triệu sau 10 năm với lãi suất tiền
gửi trên thị trường là 8% thì bây giờ bạn phải bỏ ra bao nhiêu để
gửi ngân hàng. Số tiền này chính là giá trị hiện tại của 200 triệu
đồng sau 10 năm nữa được chiết khấu với lãi suất 8%/năm.
Trong đó:
FVn: giá trị tương lai tại năm thứ n
PV : giá trị của một khoản tiền ở thời điểm hiện tại
i : chi phí cơ hội của tiền tệ
n : số thời kỳPV = FVn (1 + i )-n
PV = (rate, nper, pmt,
fv, type)
Trong đó:
Rate: suất chiết khấu
Nper: Số thời đoạn
Pmt: giá trị đều hàng năm (bằng 0 nếu không nhập)
Fv: Giá trị tương lai
Type: = 0 hoặc bỏ trống: thu ở cuối mỗi thời đoạn
= 1 thu ở đầu mỗi thời đoạn
Giá trị HIỆN TẠI (PV)
62
Ông A cần một khoản tiền 100 triệu đồng vào cuối tháng
12 năm sau để sửa lại căn nhà và quyết định gửi tiết kiệm
với lãi suất 0,8%/tháng
Hỏi ông A cần gửi số tiền là bao nhiêu vào đầu tháng 5
năm nay?
0 1 2 3 4 5 6 …. 20
100
85,2 triệu
Chuỗi tiền tệ đều
63
Ba đặc điểm nhận dạng chuỗi tiền tệ đều:
Là một chuỗi gồm các khoản tiền bằng
nhau:
Các khoản tiền phát sinh liên tục trong
nhiều kỳ (không gián đoạn)
Từng khoản tiền phát sinh được ấn định
vào cuối mỗi kỳ
Giá trị TƯƠNG LAI của chuỗi tiền tệ ĐỀU
(FVAn)
64
FVAn = A *
(1+i)n - 1
i
Trong đó:
FVAn : Giá trị tương lai kỳ thứ n của chuỗi tiền tệ đều
A : Khoản tiền trong 1 kỳ của chuỗi tiền tệ đều
i : Lãi suất trong kỳ
n : số kỳ phát sinh của khoản tiền tệ đều
Giá trị TƯƠNG LAI của chuỗi tiền tệ ĐỀU
(FVAn)
65
VD:
Ông A dự định gửi tiết kiệm với số tiền cố định 1 triệu
đồng vào cuối mỗi tháng và gửi liên tục 24 tháng với lãi
suất 0,7%/tháng
Hỏi ông A sẽ nhận được bao nhiêu tiền vào cuối tháng
thứ 24?
26.034.925 đ
0 1 2 3 4 5 ….. 22 23 24
1tr 1tr 1tr 1tr 1tr 1tr 1tr 1tr 1tr
Giá trị HIỆN TẠI của chuỗi tiền tệ ĐỀU
(PVAn)
66
PVAn = A *
1- (1+i)-n
i
Trong đó:
PVAn : Giá trị hiện tại của chuỗi tiền tệ đều phát sinh trong n kỳ
A : Khoản tiền trong 1 kỳ của chuỗi tiền tệ đều
i : Lãi suất trong kỳ
n : Số kỳ phát sinh của khoản tiền tệ đều
Giá trị HIỆN TẠI của chuỗi tiền tệ ĐỀU
(PVAn)
67
VD:
Ông A dự định mua trả góp 1 xe gắn máy Future của Honda
với giá mua trả góp trong 20 tháng là 20 triệu đồng (qui định
trả liên tục 1 triệu đồng/tháng và lần đầu tiên sẽ trả vào cuối
tháng thứ nhất). Giá mua trả góp như trên thực chỉ bao gồm
2 khoản mục (1) Giá mua tiền trả ngay (2) lãi suất 2%/tháng.
Công ty Honda cũng khuyến khích ông A mua trả ngay. Hỏi
ông A sẽ trả bao nhiêu tiền nếu chọn phương thức mua trả
ngay?
16.351.433 đ
0 1 2 3 4 5 ….. 18 19 20
1tr 1tr 1tr 1tr 1tr 1tr 1tr 1tr 1tr
Giá trị TƯƠNG LAI của chuỗi tiền tệ
HỖN HỢP
68
Ông A gửi tiết kiệm số tiền cố định 2 (4)
triệu đồng cuối mỗi tháng và liên tục trong
3 tháng đầu tiên. 3 triệu đồng vào tháng
thứ tư, 1 triệu đồng vào tháng thứ năm. Lãi
suất tiết kiệm là 0,7%/tháng. Hỏi ông A
nhận được bao nhiêu tiền vào cuối tháng
thứ năm
Đáp án: 10.147.984 đồng
Giá trị HIỆN TẠI của chuỗi tiền tệ HỖN HỢP
69
Ông A vay Ngân hàng một khoản tiền để sửa nhà,
với lãi suất 15%/năm, trong vòng 5 năm. Theo hợp
đồng cho vay, Ngân hàng yêu cầu ông A trả 60
triệu đồng vào cuối năm thứ nhất, 40 triệu đồng
vào cuối năm thứ hai,thứ ba và thứ tư và 20 triệu
đồng vào cuối năm thứ năm. Toàn bộ số tiền mà
ông A trả trong năm năm đã bao gồm cả gốc và lãi
vay. Hỏi: Vốn gốc mà ông A đã vay Ngân hàng là
bao nhiêu?
Đáp án: 141.533.974 đồng
Xây dựng báo cáo ngân lưu tài chính của
dự án
70
XÂY DỰNG BÁO CÁO NGÂN LƯU
TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN
Mô hình tài chính của dự án
71
Để thực hiện được việc phân tích tài chính của dự
án chúng ta cần phải:
Xác định các thông số cần thiết cho tính toán
(WACC, lãi suất, lạm phát, dự báo doanh thu,
chi phí, kế hoạch trả nợ, khấu hao, …)
Thiết lập được báo cáo ngân lưu tài chính của
dự án (Ngân lưu vào, ngân lưu ra và ngân lưu
ròng)
Tình toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự
án (NPV, IRR, PP,…)
Phân tích rủi ro (phân tích độ nhạy, phân tích
mô phỏng)
Mô hình tài chính của dự án
72
Mô hình tài chính của dự án:
Bảng thông số
Các bảng tính trung gian
Báo cáo ngân lưu tài chính của dự
án theo các quan điểm
Phân tích hiệu quả tài chính
Phân tích rủi ro
73
Bảng thông số chứa đựng tất cả những dữ liệu có liên quan đến dự án
và được sử dụng để tạo ra các bảng tính trung gian.
Bảng thông số dự án:
Dữ liệu vĩ mô:
Lạm phát, tỷ giá hối đoái, lãi suất,…
Dữ liệu SXKD:
Chi phí đầu tư: máy móc thiết bị, đất đai, nhà xưởng
Thời gian SX: vòng đời, năm bắt đầu, năm kết thúc, năm thanh
lý,..
Phương pháp khấu hao
Công suất máy móc thiết bị
Doanh số: Số lượng bán, đơn giá
Chi phí: nguyên vật liệu, quản lý, lao động, …
Vốn lưu động: phải thu, phải trả, tiền mặt, tồn kho
Thuế TNDN,…
Bảng thông số dự án:
74
1. Bảng chỉ số giá (Nếu có tính đến yếu tố lạm
phát)
2. Lịch đầu tư
3. Cơ cấu vốn
4. Lịch khấu hao
5. Kế hoạch vay, trả nợ vay
6. Bảng doanh thu
7. Bảng vốn lưu động
8. Bảng chi phí hoạt động
9. Báo cáo thu nhập
Các bảng tính trung gian
75
Báo cáo ngân lưu tài chính
Dựa trên các bảng tính trung gian để xây dựng báo cáo ngân lưu tài
chính của dự án.
Ngân lưu vào: Doanh thu, thay đổi phải thu, thay đổi tiền mặt, thanh
lý tài sản, vốn vay….
Ngân lưu ra: Vốn đầu tư, chi phí hoạt động, thay đổi phải trả, thuế
thu nhập doanh nghiệp, trả tiền vay,….
Ngân lưu ròng = Ngân lưu vào – Ngân lưu ra
Báo cáo ngân lưu theo các quan điểm:
Báo cáo ngân lưu theo quan đểm TỔNG ĐẦU TƯ (TIP)
Báo cáo ngân lưu theo quan điểm CHỦ SỞ HỮU (EPV)
Các quan điểm đầu tư này được xem xét ờ hai khía cạnh: NGÂN LƯU DANH
NGHĨA và NGÂN LƯU THỰC TẾ
Bảng chỉ số lạm phát và tỉ giá hối đoái
76
STT Khoản mục tính
Năm
0 1 ……. n
1 Chỉ số lạm phát trong nước
2 Chỉ số lạm phát nước ngoài
3 Chỉ số lạm phát tương đối
4 Tỷ giá hối đoái danh nghĩa
Lịch đầu tư
77
STT Khoản mục đầu tư
Năm
0 1 ……. n
1 Đất đai
2 Nhà xưởng
3 Máy móc thiết bị
4 …………
5 Tổng cộng
Cơ cấu nguồn vốn của dự án
78
Khoản mục Số tiền Tỷ trọng
Chi phí sử
dụng vốn
1. Nguồn vốn
- Ngân sách
- Vốn vay
- Vốn CSH
- ……………
2. Tổng vốn đầu tư
Vốn lưu động
79
Vốn lưu động (khi dự án đi vào hoạt động)
Vốn lưu động = CB + AR – AP + AI
Trong đó:
CB: Tồn quỹ tiền mặt
AR: Khoản phải thu
AP: Khoản phải trả
AI: Tồn kho
Bảng tính vốn lưu động
80
Khoản mục
Năm
0 1 …… n
- Tiền mặt (1)
- Khoản phải thu (2)
- Khoản phải trả (3)
- Tồn kho (4)
Tổng vốn lưu động (1+2-3+4)
- Thay đổi tiền mặt (5)
- Thay đổi khoản phải thu (6)
- Thay đổi khoản phải trả (7)
- Thay đổi tồn kho (8)
Thay đổi vốn lưu động (5+6-7+8)
Kế hoạch khấu hao
81
Khoản mục
Năm
0 1 2 … n
Giá trị đầu kỳ
Khấu hao trong kì
Khấu hao lũy kế
Giá trị còn lại cuối kì
Giá trị thanh lý
Hai phương pháp khấu hao theo thông tư
45/2013/TT-BTC
82
1. Khấu hao theo đường thẳng
2. Khấu hao theo số dư giảm dần
có điều chỉnh
Phương pháp khấu hao theo đường thẳng
83
Mức trích khấu hao =
Nguyên giá của TSCĐ
Thời gian trích khấu hao
Khấu hao theo số dư giảm dần có điều
chỉnh
84
Mức trích KH =
Giá trị còn lại
của TSCĐ
X Tỷ lệ KH nhanh
Tỷ lệ KH nhanh
(%)
=
Tỷ lệ KH TSCĐ theo phương
pháp đường thẳng (%)
X Hệ số điều chỉnh
Tỷ lệ KH TSCĐ theo phương
pháp đường thẳng (%)
=
1
X 100%
Thời gian trích KH TSCĐ
Thời gian trích khấu hao Hệ số điều chỉnh (lần)
Đến 4 năm ( t 4 năm) 1,5
Trên 4 đến 6 năm (4 năm < t 6 năm) 2,0
Trên 6 năm (t > 6 năm) 2,5
Ví dụ: Áp dụng các phương pháp tính
khấu hao
85
Ví dụ: Công ty A mua một tài sản cố định (mới 100%) với
giá ghi trên hoá đơn là 119 triệu đồng, chiết khấu mua
hàng là 5 triệu đồng, chi phí vận chuyển là 3 triệu đồng,
chi phí lắp đặt, chạy thử là 3 triệu đồng.
Biết rằng tài sản cố định có tuổi thọ kỹ thuật là 12 năm,
thời gian trích khấu hao của tài sản cố định doanh nghiệp
là 5 năm, tài sản được đưa vào sử dụng vào đầu năm.
1. Lập bảng tính khấu hao hàng năm theo phương pháp
đường thẳng
2. Lập bảng tính khấu hao hàng năm theo phương pháp
số dư giảm dần có điều chỉnh
Kế hoạch trả nợ
86
Khoản mục
Năm
0 1 2 … n
Dư nợ đầu kì
Số tiền trả nợ
- Trả nợ gốc
- Trả lãi vay
Dư nợ cuối kì
Hai phương pháp trả nợ gốc, lãi vay
87
1. Phương pháp kỳ khoản cố định
(trả nợ gốc và lãi vay đều hàng kỳ)
2. Phương pháp kỳ khoản giảm dần
(trả nợ gốc đều hàng kỳ)
VD: Áp dụng hai phương pháp trả nợ phổ
biến
88
Giả sử, Một dự án có vay ngân hàng 2 tỷ
đồng, lãi suất là 8%/năm. Thời gian vay 4
năm. Lập kế hoạch trả nợ gốc và lãi vay.
1.Trả nợ gốc và lãi vay đều hàng kỳ trong
vòng 4 năm
2.Trả nợ gốc đều hàng kỳ trong thời gian 4
năm.
Dự kiến doanh thu hàng năm của dự án
89
Khoản mục
Năm
0 1 ---- n
Sản lượng
+ Sản phẩm chính
+ Sản phẩm phụ
Giá bán đơn vị
+ Sản phẩm chính
+ Sản phẩm phụ
Tổng doanh thu
Khoản THỰC THU
90
Khoản thực
thu trong kỳ
=
Doanh thu bán
hàng trong kỳ
-
Khoản phải
thu cuối kỳ
+
Khoản phải
thu đầu kỳ
Hoặc:
Khoản thực
thu trong kỳ
=
Doanh thu bán
hàng trong kỳ
-
Chênh lệch của khoản phải
thu (AR)
Dự tính các loại chi phí hàng năm
của dự án
91
Khoản mục
Năm
0 1 2 … n
Chi phí trực tiếp
- Chi phí nguyên vật liệu
- Chi phí nhân công trực tiếp
- Chi phí nhiên liệu
- Chi phí sửa chữa bảo dưỡng
- …
Chi phí quản lý
Chi phí bán hàng
Tổng chi phí
Khoản THỰC CHI
92
Khoản thực
chi trong kỳ
=
Khoản mua
trong kỳ
-
Khoản phải
trả cuối kỳ
+
Khoản phải
trả đầu kỳ
Hoặc
Khoản thực
chi trong kỳ
=
Khoản mua
trong kỳ
-
Chênh lệch của khoản phải
trả kỳ (AP)
Kế hoạch LÃI LỖ của dự án
93
Khoản mục
Năm
0 1 2 … n+1
Doanh thu thuần
Giá vốn hàng bán
Lãi gộp
Chi phí hoạt động
Thu nhập trước thuế và lãi vay (EBIT)
Lãi vay phải trả
Thu nhập trước thuế (EBT)
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Lợi nhuận sau thuế
Báo cáo ngân lưu tài chính của dự án theo
phương pháp TRỰC TIẾP
94
Chỉ tiêu tính toán Năm 0 1 2 n … n+1
Ngân lưu vào
Doanh thu
Thay đổi phải thu
Thay đổi tiền mặt
Giá trị thanh lý
Tổng ngân lưu vào (1)
Ngân lưu ra
Đầu tư ban đầu
Chi phí hoạt động
Thay đổi phai trả
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Tổng ngân lưu ra (2)
Ngân lưu ròng (1-2)
Báo cáo ngân lưu tài chính của dự án theo
phương pháp GIÁN TIẾP
95
Chỉ tiêu tính toán 0 1 2 ……… n+1
Ngân lưu từ hoạt động SXKD (1)
Thu nhập trước thuế và lãi vay
Thuế TNDN
Khấu hao
Thay đổi vốn lưu động
Tổng ngân từ hoạt động SXKD
Ngân lưu từ hoạt động đầu tư (2)
Đầu tư ban đầu
Giá trị thanh lý
Tổng ngân từ hoạt động đầu tư
Ngân lưu ròng (1+2)
Báo cáo ngân lưu tài chính theo các quan điểm
96
1. Quan điểm tổng đầu tư (TIP)
2. Quan điểm chủ sở hữu (EPV)
Quan điểm tổng đầu tư (TIP)
97
Nhằm đánh giá dự án trong trường hợp có tài
trợ vốn vay.
Đánh giá dự án dưới góc độ an toàn của phần
vốn vay (khả năng trả nợ vay và lãi vay)
Ngân lưu có lá chắn thuế từ lãi vay.
Quan điểm chủ sở hữu (EPV)
98
Nhằm đánh giá phần rủi ro của vốn CSH
trong trường hợp có tài trợ vốn vay.
Ngân lưu có lá chắn thuế từ lãi vay (Dự án
có lá chắn thuế) và loại bỏ dòng tiền từ vay
và trả nợ vay.
Suất chiết khấu WACC= kE
Đánh giá dự án đầu tư
99
ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Chỉ tiêu giá trị hiện tại thuần (Net Present
Value – NPV)
100
Trong đó:
Bi (Benefit) - Lợi ích của dự án
Ci (Cost) - Chi phí của dự án
r – Tỷ lệ chiết khấu.
n – Số năm hoạt động
i – Thời gian (i = 0,1…n)
Đánh giá dự án thông qua NPV
101
Ý nghĩa của NPV
NPV cho biết quy mô tiền lãi thu được của cả đời dự án qui về hiện tại
NPV này chưa nói lên hiệu quả sử dụng một đồng vốn.
NPV phụ thuộc nhiều vào tỷ suất chiết khấu dùng để tính toán. Việc xác
định tỷ lệ chiết khấu là rất khó khăn trong thị trường vốn đầy biến động.
NPV chỉ sử dụng để lựa chọn các dự án loại bỏ nhau trong trường hợp
tuổi thọ như nhau. Nếu tuổi thọ khác nhau, việc lựa chọn căn cứ vào chỉ
tiêu này sẽ không có ý nghĩa.
Đánh giá chỉ tiêu NPV:
Nếu dự án có NPV lớn hơn 0 thì dự án đó đáng giá về mặt tài chính
Nếu dự án có nhiều phương án loại bỏ nhau thì phương án có NPV lớn
nhất là phương án đáng giá nhất về mặt tài chính.
Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (Internal Rate of
Returns – IRR)
102
Trong đó:
Bi (Benefit) - Lợi ích của dự án
Ci (Cost) - Chi phí của dự án
r – Tỷ lệ chiết khấu.
n – Số năm hoạt động
i – Thời gian (i = 0,1…n)
103
Trong đó:
r1 là suất chiết khấu cho giá trị NPV1 > 0
r2 là suất chiết khấu cho giá trị NPV2 < 0
21
1
121 )(
NPVNPV
NPV
rrrIRR
Đánh giá dự án thông qua IRR
104
Ý nghĩa của chỉ tiêu IRR
IRR cho biết lãi suất tối đa mà dự án có thể chấp nhận được
Trường hợp có các dự án loại bỏ nhau, việc sử dụng IRR để
chọn sẽ dễ dàng đưa đến bỏ qua dự án có quy mô lãi ròng lớn
Dự án có đầu tư bổ sung lớn làm cho NPV thay đổi dấu nhiều
lần, khi đó khó xác định được IRR
Đánh giá chỉ tiêu IRR
Khi xét các DA độc lập và ngân sách không bị hạn chế:
• DA có IRR > tỷ lệ sinh lời mong muốn sẽ được chọn.
• DA có IRR < tỷ lệ sinh lời mong muốn sẽ bị loại bỏ.
Khi chọn lựa các DA loại trừ nhau (giả định ngân sách không bị hạn
chế): DA nào có IRRmax sẽ được lựa chọn vì có khả năng sinh lời lớn
hơn
Tỷ số lợi ích trên chi phí (B/C)
105
n
i
i
n
i
i
r
r
Ci
Bi
CB
0
0
1
1
/
Tỷ số lợi ích trên chi phí (B/C)
106
Đánh giá chỉ tiêu B/C
Nếu dự án có B/C >= 1 thì dự án đó có hiệu quả về mặt tài
chính.
Trường hợp có nhiều dự án loại bỏ nhau thì dự án nào có
B/Cmax sẽ được lựa chọn
Ý nghĩa của chỉ tiêu B/C
B/C cho biết hiệu quả của một đồng vốn bỏ ra.
Đây là chỉ tiêu đánh giá tương đối nên dễ dẫn đến sai lầm khi lựa chọn các
dự án loại bỏ nhau, có thể bỏ qua dự án có NPV lớn (vì thông thường
phương án có NPV lớn thì có B/C nhỏ). Chính vì vậy khi sử dụng chỉ tiêu
B/C phải kết hợp với chỉ tiêu NPV và các chỉ tiêu khác nữa.
B/C lớn hay nhỏ còn tuỳ thuộc vào quan niệm về lợi ích và chi phí của
người đánh giá. Cho nên khi sử dụng chỉ tiêu B/C để lựa chọn dự án phải
biết rõ quan niệm của người đánh giá về lợi ích và chi phí tài chính.
Thời gian hoàn vốn PP (Pay back Period)
Thời gian hoàn vốn là thời gian ngân lưu tạo ra từ dự án
đầu tư đủ bù đắp được chi phí đầu tư ban đầu.
Thời gian hoàn vốn không chiết khấu: là không quan tâm
đến giá trị tiền tệ theo thời gian.
Thời gian hoàn vốn có chiết khấu: là có tính đến giá trị tiền
tệ theo thời gian.
Thời gian hoàn vốn chấp nhận khi PP<t (t là thời gian hoàn
vốn yêu cầu)
Thời gian hoàn vốn thể hiện tính thanh khoản và độ rủi ro
của dự án. Nếu thời gian hoàn vốn ngắn điều này cho thấy
tính thanh khoản và rủi ro của dự án thấp.
Thời gian hoàn vốn PP (Pay back Period)
Chú ý: n là số năm để NCF tích lũy của dự án là âm, nhưng
tích lũy sẽ dương khi đến năm n+1
PP = n +
| NCF TÍCH LŨY n |
NCF n+1
Thời gian hoàn vốn PP (Pay back Period)
109
Trường hợp 1: Thời gian hoàn vốn không theo thời giá tiền tệ
Thời gian hoàn vốn: PP = 2 + 200/700 = 2,28 (năm)
Trường hợp 2: Thời gian hoàn vốn tính theo thời giá tiền tệ, với hệ số CK là 10%
Năm 0 1 2 3 4
NCF -1000 300 500 700 600
NCF (10%) -1000 273 413 526 410
NCF tích lũy -1000 -727 -314 212 622
Năm 0 1 2 3 4
NCF -1000 300 500 700 600
NCF tích lũy -1000 -700 -200 500 1100
Thời gian hoàn vốn: PP = 2 + 314/526 = 2,59 (năm)
Thời gian hoàn vốn PP (Pay back Period)
110
Ý nghĩa của chỉ tiêu thời gian hoàn vốn (PP)
Chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn cho biết lúc nào thì vốn
được thu hồi, từ đó có giải pháp rút ngắn thời gian đó.
PP không đề cập đến sự diễn biến của chi phí và lợi
ích của dự án sau khi hoàn vốn. Một dự án tuy có thời
gian hoàn vốn dài hơn song lợi ích tăng nhanh hơn thì
vẫn là một dự án tốt.
Dễ ngộ nhận phải chọn dự án có PP nhỏ nhất, do đó
có thể bỏ qua các dự án có NPV lớn.
Phân tích điểm hoà vốn
111
Phân tích điểm hoà vốn
112
Q0 =
F
p – v
Ý nghĩa của chỉ tiêu điểm hòa vốn
Cho biết sản lượng hoà vốn, từ đó có các biện
pháp rút ngắn thời gian để đạt được sản lượng
hoà vốn. Điều này rất có ý nghĩa khi thị trường có
nhiều biến động.
Chỉ tiêu này không nói lên được quy mô lợi nhuận
cũng như hiệu quả của một đồng vốn bỏ ra.
Phân tích rủi ro
113
PHÂN TÍCH RỦI RO
Phân tích rủi ro
114
Phân tích rủi ro của dự án là xem xét sự thay đổi
của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án, như
NPV, IRR, B/C,… khi các yếu tố khác thay đổi.
Các bước phân tích rủi ro
Xác định các yếu tố có có khả năng biến
động ảnh hưởng đến kết quả của dự án
Đưa các yếu tố biến động lại mô hình.
Tính lại các chỉ tiêu hiệu quả tài chính
Công cụ phân tích rủi ro
1. Phân tích độ nhạy một chiều
2. Phân tích độ nhạy hai chiều
3. Phân tích tình huống
4. Phân tích mô phỏng Monte Carlo
Kiểm tra 20 phút
1. Phân tích rủi ro có ý nghĩa gì trong
thiết lập và thẩm dịnh dự án
2. Bạn hiểu như thế nào về các công
cụ phân tích rủi ro (phân tích độ
nhạy, phân tích tình huống, phân
tích mô phỏng)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuong_5_phan_tich_tai_chinh_8604.pdf