Phân tích kinh tế xã hội của dự án
Lợiích KT-XHdự án là phần chênh lệnh
giữalợi ích mànềnkinhtế xãhộithu được
sovơichiphímànềnkinhtế xãhộiphảibỏ
rakhithựchiệndựánđầutư
Lợi ích KT-XH = Lợi ích nền KT thu được -Chi phí nền KT bỏ ra
14 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 5922 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích kinh tế xã hội của dự án, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƯƠNG 6
PHÂN TÍCH KINH TẾ XÃ HỘI
1
NỘI DUNG GIẢNG DẠY
• Hiểu được mục tiêu và vai trò của phân
tích kinh tế xã hội của dự án.
• Phân biệt sự khác nhau giữa PHÂN
TÍCH TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH KINH
TẾ XÃ HỘI.
• Các tiêu chuẩn đánh giá lợi ích kinh tế
xã hội của dự án
Định nghĩa: LỢI ÍCH KINH TẾ XÃ HỘI
Lợi ích KT-XH dự án là phần chênh lệnh
giữa lợi ích mà nền kinh tế xã hội thu được
so vơi chi phí mà nền kinh tế xã hội phải bỏ
ra khi thực hiện dự án đầu tư
Lợi ích KT-XH = Lợi ích nền KT thu được -
Chi phí nền KT bỏ ra
Mục tiêu của phân tích kinh tế xã hội
Dùng để xem xét việc thực hiện dự
án đóng góp gì cho nền kinh tế quốc
dân.
Lợi ích KT-XH
Lợi ích KT-XH bao gồm:
• Đo lường bằng định lượng:
- Tăng thu ngân sách
- Số việc làm được gia tăng
- Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế (GDP),….
• Đo lường bằng định tính:
- Đáp ứng được các mục tiêu KT-XH
- Phục vụ các chương trình chính sách của nhà nước
- Góp phần cải thiện môi trường kinh doanh
- Góp phần chống/cải thiện ô nhiễm môi trường
- Góp phần ảnh hưởng tốt đến cộng đồng dân cư,...
Chi phí KT-XH
Chi phí KT-XH bao gồm:
• Tài nguyên thiên nhiên đã sử dụng
• Của cải vật chất
• Sức lao động xã hội
• Ô nhiễm môi trường
• Ảnh hưởng xấu đến cộng đồng dân
cư
Vai trò của phân tích kinh tế xã hội
Đối với nhà đầu tư:
Phân tích hiệu quả KT-XH là cở sở quan trọng để để nhà
đầu tư thuyết phục các cơ quan có thẩm quyền của Nhà
nước chấp nhận dự án và các định chế tài chính tài trợ vốn
cho dự án.
Đối với Nhà nước:
Phân tích hiệu quả KT-XH là căn cứ quan trọng để Nhà
nước cấp phép đầu tư.
(Trên phương diện quốc gia việc xem xét đánh giá khía cạnh
KT-XH được quan tâm hơn khía cạnh phân tích tài chính)
Đối với các định chế tài chính:
Ngoài đánh giá hiệu quả tài chính, phân tích KTXH cũng
được các định chế tài chính xem xét để quyết định tài trợ dự
án
Sự khác biệt trong phân tích tài chính và phân
tích KTXH
Về quan điểm
Phân tích tài chính Phân tích KT-XH
Tầm xem xét: vi mô
Xuất phát từ lợi ích của
Nhà đầu tư
Mục tiêu: Tối đa hóa lợi
ích của chủ đầu tư
Tầm xem xét: vĩ mô
Xuất phát từ lợi ích chung
của toàn XH
Mục tiêu: tối đa hóa lợi ích
XH
Về cách tính toán
Chỉ tiêu tính
toán
Phân tích tài chính Phân tích KT-XH
Thuế Chi phí Thu nhập
Trợ cấp
Thu nhập
Việc miễn giảm thuế/trợ
giá/ bù giá sẽ làm tăng thu
nhập của DN
Chi phí
Việc miễn giảm thuế/trợ giá/ bù giá
chứng tỏ XH đã gánh phần chi phí
nay cho DN
Lương Chi phí Thu nhập
Giá Giá tài chính
Giá kinh tế
Giá KT=Giá TC * Hệ số điều chỉnh
Suất chiết
khấu
Lấy theo mức chi phí sử
dụng vốn bình quân
hoặc suất thu lợi tối
thiểu chấp nhận được
Lấy theo chi phí XH thực tế của
vốn và có thể hiệu chỉnh căn cứ
lãi suất thị trường vốn quốc tế
Sự khác biệt trong phân tích tài chính và phân
tích KTXH
Việc thực hiện một dự án thường có tác động nhất
định đến môi trường sinh thái. Các tác động này có
thể là tích cực nhưng cũng có thể là tiêu cực
Tác động tích cực: Làm đẹp cảnh quan môi trường,
cải thiện tình trạng ô nhiễm cải thiện điều kiện
sống,…
Tác động tiêu cực: Gây ô nhiễm nguồn nước, không
khí, đất, hủy hoại tài nguyên, làm ảnh hưởng đến
sức khỏe của con người,…
Đánh giá tác động môi trường
Đánh giá tác động môi trường
Danh mục dự án phải lập đánh giá tác
động môi trường (theo Nghị định số
29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011
của Chính phủ)
Đánh giá tác động môi trường
Nội dung chính của báo cáo đánh giá tác động môi trường
bao gồm:
a) Chỉ dẫn về xuất xứ của dự án, chủ dự án, cơ quan có thẩm
quyền phê duyệt dự án; nguồn thông tin, dữ liệu và phương pháp
sử dụng; việc tổ chức và tiến hành lập báo cáo đánh giá tác động
môi trường; việc tham vấn cộng đồng trong quá trình lập báo cáo
đánh giá tác động môi trường;
b) Liệt kê, mô tả chi tiết các hoạt động, hạng mục công trình của
dự án có nguy cơ gây tác động xấu đến môi trường công nghệ vận
hành của từng hạng mục công trình và của cả dự án;
c) Đánh giá chung về hiện trạng môi trường nơi thực hiện dự án và
vùng kế cận; mức độ nhạy cảm của môi trường;
d) Đánh giá, dự báo tác động của dự án đến các điều kiện tự
nhiên, thành phần môi trường tự nhiên, cộng đồng và các yếu tố
kinh tế - xã hội có liên quan; kết quả tham vấn cộng đồng;
Đánh giá tác động môi trường
Nội dung chính của báo cáo đánh giá tác động môi trường
bao gồm:
đ) Đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến các điều
kiện tự nhiên, thành phần môi trường tự nhiên, sức khỏe cộng
đồng và các yếu tố kinh tế - xã hội có liên quan;
e) Danh mục công trình, chương trình quản lý và giám sát các
vấn đề môi trường trong quá trình triển khai thực hiện dự án;
g) Dự toán kinh phí xây dựng các hạng mục công trình bảo vệ
môi trường trong tổng dự toán kinh phí của dự án;
h) Cam kết của chủ dự án về việc thực hiện các biện pháp bảo
vệ môi trường trong quá trình xây dựng và vận hành dự án đã
đề xuất trong báo cáo đánh giá tác động môi trường và những
quy định khác về bảo vệ môi trường có liên quan đến dự án.
Dự án Bauxit Tây Nguyên
Thảo luận
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuong_6_phan_tich_kinh_te_xa_hoi_0896.pdf