Phân tích cơ bản cổ phiếu PET

Do nền kinh tế tiềm ẩn nhiều yếu tố nhạy cảm, cơ cấu kinh tế bất hợp lý, nên kinh tế Việt Nam năm 2009 không thể có bước hồi phục đột phá, tốc độ tăng trưởng khoảng 4.5%. Nhìn chung các chỉ số kinh tế năm 2009 sẽ không được tốt, nhiều chỉ số ở ngưỡng nhạy cảm, gây sức ép lên nền kinh tế. Tuy nhiên, với những đặc điểm và lợi thế khác biệt, tình hình vĩ mô sẽ được duy trì ổn định, quá trình phục hồi diễn ra từ từ và không có những biến động mạnh. Mức độ phục hồi của thế giới đặc biệt quan trọng với nền kinh tế Việt Nam.

doc16 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2157 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích cơ bản cổ phiếu PET, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục Sinh viên thực hiện: Lê Thị Mai Lớp : KTE – K10 A.Phân tích công ty I. Giới thiệu chung về công ty 1. Giới thiệu về công ty Tên công ty : Công ty cổ phần dịch vụ tổng hợp dầu khí Tên tiếng anh: PETROVIETNAM TOURISM AND SERVICE JONT STOCK COMPANY. Trụ sở chính : 12AB, Đường Thanh Đa. Phường 27, Quận Bình Thanh, TP Hồ Chí Minh Website : petrosetco.com.vn 2. Ngành nghề kinh doanh: - Sản xuất, kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ về sinh hoạt, đời sống cho các hoạt động của ngành Dầu khí Việt Nam; - Họat động xuất khẩu lao động và cung ứng lao động; - Cho thuê kho bãi, nhà xưởng, mặt bằng, phương tiện vận tải; - Kinh doanh du lịch (lữ hành quốc tế, khách sạn, nhà ở, văn phòng đại diện); - Chế biến và kinh doanh lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm, hàng nông sản, máy móc thiết bị; - Kinh doanh bất động sản (đầu tư xây dựng, kinh doanh nhà ở, văn phòng); - Kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp, ủy thác xuất nhập khẩu, dịch vụ thương mại, đại lý mua bán; - Sản xuất vỏ bình khí, thực hiện công tác kiểm định vỏ bình khí và các mặt hàng khác; - Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp với quy định của pháp luật. Sơ lược quá trình phát triển: Năm 1980: Công ty dịch vụ tổng hợp dầu khí được thành lập. Năm 1996: Trên cơ sở sáp nhập thêm nhiều lĩnh vực kinh doanh liên quan của Tổng công ty dầu khí của Việt Nam, PETROSETCO chính thức ra đời. 10/2006: Công ty được cổ phần hóa và chính thức đi vào hoạt động với tên gọi công ty cổ phần tổng hợp dầu khí. 3/2007: PETROSETCO đã kí kết với tập đòa ITOCHU – Nhật Bản thỏa thuận hợp tác thành lập liên doanh xây dựng nhà máy sản xuất Ethanol sinh học đầu tien tại việt nam. 5/2007: Xí nghiệp viến thông dầu khí trực thuộc PETROSETCO được thành lập để cung cấp dịch vụ phân phối cho các nhà bán lẻ điện thoại di động NOKIA. 12/09/2007: Cổ phiếu PET chính thức niêm yết trên HOSE với số lượng 25.530.000 25/1/2008: Thực hiện phát hành thêm cổ phiếu với tỷ lệ 100: 89. Ngày ĐKCC 31/10/2007, Ngày GD không hưởng quyền 29/10/2007 30/5/2008: Trả cổ tức năm 2007 là 600 đ / 1 cp. Ngày ĐKCC 12/5/2008, ngày GD không hưởng quyền 8/5/2008. 3. Vốn Vốn điều lệ: 482.235.000.000 Số cổ phiếu đang niêm yết : 48.253.500 Cơ cấu cổ đông: Cổ đông Tỷ lệ nắm giữ Nhà nước 51% Cổ đông trong công ty 6,45% Cổ đông ngoài công ty 42,55% 4.Thành phần Ban Lãnh đạo: Họ và tên Năm sinh Chức vụ Trình độ Ông Đỗ Đức Chiến 1963 Chủ tịch HĐQT PETROSETCO Cử nhân Luật Ông Phùng Tuấn Hà 1964 Ủy viên HĐQT PETROSETCO kiêm tổng giám đốc Cử nhân Luật Ông Nguyễn Sỹ Đàm 1960 Ủy viên HĐQT PETROSETCO Kỹ sư xây dựng Bà Nguyễn Thụy Hồng Thảo 1974 Trưởng Ban kiểm soát PETROSETCO Cử nhân quản trị KD, kế toán, tiếng anh. Ông Ngô Sỹ Long 1954 Phó Tổng Giám đốc Kỹ sư Thiết bị lọc hóa dầu Ông Vũ Tiến Dương 1967 Phó Tổng giám đốc Thạc sỹ Quản trị kinh doanh Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty 1.Bảng cân đối kế toán. ( đơn vị: triệu đồng) STT 2008 % 2007 % 2006 % 1 Tài sản ngắn hạn 1,293,964 38% 936,173 193% 319,099 145% 2 Tiền và các khoản tương đương tiền 77,644 101% 38,692 104% 18,993 -74% 3 Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 4,962 -70% 16,519 -91% 180,000 -100% 4 Các khoản phải thu ngắn hạn 513,368 50% 342,883 411% 67,078 130% 5 Hàng tồn kho 623,440 24% 501,886 1,058% 43,338 107% 6 Tài sản ngắn hạn khác 74,551 106% 36,193 273% 9,691 71% 7 Tài sản dài hạn 303,773 26% 240,740 -2% 244,453 47% 8 Các khoản phải thu dài hạn 3,144 118% 1,444 50% 964 -51% 9 Tài sản cố định 293,470 25% 235,546 3% 228,157 48% 10 Bất động sản đầu tư 0 -100% 0 -100% 0 -100% 11 Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 4,585 -100% 0 -100% 13,713 34% 12 Tài sản dài hạn khác 2,574 -31% 3,749 132% 1,618 799% 13 Tổng cộng tài sản 1,597,737 36% 1,176,913 109% 563,552 90% 14 Nợ phải trả 1,016,816 60% 635,765 111% 301,323 725% 15 Nợ ngắn hạn 1,006,312 59% 634,779 112% 299,951 777% 16 Nợ dài hạn 10,505 965% 986 -28% 1,372 -41% 17 Vốn chủ sở hữu 580,921 7% 541,149 106% 262,229 1% 18 Nguồn kinh phí và quỹ khác 11,370 26% 9,038 52% 5,953 -15% 19 Tổng cộng nguồn vốn 1,597,737 36% 1,176,913 109% 563,552 90% 2.Bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh( đơn vị: triệu đồng) STT 2008 % 2007 % 2006 % 1 Doanh thu 5,400,352 99% 2,719,517 268% 739,864 45% 2 Các khoản giảm trừ doanh thu 113,969 371% 24,179 96,616% 25 -43% 3 Doanh thu thuần 5,286,383 96% 2,695,337 264% 739,839 45% 4 Giá vốn hàng bán 4,902,623 96% 2,496,219 275% 665,776 46% 5 Lợi nhuận gộp 383,760 93% 199,118 169% 74,063 41% 6 Doanh thu hoạt động tài chính 16,209 60% 10,141 349% 2,258 229% 7 Chi phí tài chính 105,082 405% 20,815 1,477% 1,320 27% 8 Chi phí bán hàng 166,995 55% 107,804 79% 60,204 50% 9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 45,294 46% 31,045 362% 6,721 1% 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 82,598 67% 49,595 514% 8,077 51% 11 Thu nhập khác 6,828 86% 3,677 1,186% 286 -84% 12 Chi phí khác 1,084 10% 987 1,351% 68 -100% 13 Lợi nhuận khác 5,745 114% 2,690 1,140% 217 -100% 14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 88,342 69% 52,285 530% 8,294 16% 15 Tổng Chi phí thuế TNDN hiện hành 0 -100% 0 -100% 2,351 17% 16 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 88,342 69% 52,128 777% 5,943 15% 17 Lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) 1,867 78% 1,047 -100% 0 -100% 18 P/E 8 -86% 53 -100% 0 -100% 19 Số Cổ Phiếu 47,238,530 85% 25,530,000 1% 25,245,720 -100% 3. Các chỉ số tài chính STT Q3 2009 Q2 2009 Q1 2009 năm 2008 Q4 2008 Tỷ lệ tài chính 1 Tài sản ngắn hạn/Tổng tài sản 87% 87% 83% 81% 81% 2 Tài sản dài hạn/Tổng tài sản 13% 13% 17% 19% 19% 3 Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn 72% 75% 66% 64% 63% 4 Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu 254% 307% 197% 175% 169% 5 Vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn 28% 25% 34% 36% 37% 6 Thanh toán hiện hành 125% 117% 127% 129% 131% 7 Thanh toán nhanh 90% 71% 66% 67% 69% 8 Thanh toán nợ ngắn hạn 15% 16% 14% 8% 8% 9 Vòng quay Tổng tài sản 22% 24% 29% 95% 22% 10 Vòng quay tài sản ngắn hạn 26% 28% 35% 119% 28% 11 Vòng quay vốn chủ sở hữu 69% 81% 76% 236% 55% 12 Vòng quay Hàng tồn kho 0% 0% 0% 0% 0% 13 Lợi nhuận trước thuế/Doanh thu thuần 3% 2% 2% 2% 0% 14 Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần 2% 2% 2% 2% 0% 15 Lợi nhuận trước thuế/Tổng tài sản (ROA) 2% 2% 2% 6% 0% 16 Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu (ROE) 5% 7% 5% 15% 1% Tỷ lệ tăng trưởng tài chính 1 Lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROIC) 2% 2% 2% 2% 0% 2 Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu -10% 6% 45% 99% -1% 3 Lợi nhuận trên cổ phiếu (EPS) 18% 42% -23% 78% -11% 4 Vốn chủ sở hữu 9% -1% 5% 7% 1% 5 Tiền mặt -15% 78% 100% 101% -52% III.Phân tích TCDN bằng mô hình SWOT 1.Các yếu tố thuận lợi Là một đơn vị thành viên của tập đoàn Dầu khí Việt nam, tiền thân là xí nghiệp Liên doanh Vietsovpetro, do đó trong những năm vừa qua hoạt động kinh doanh của PETROSETCO luôn nhận được sự hổ trợ tích cực của tập đoàn và các đơn vị thành viên trong ngành dầu khí. Nhà máy sản xuất và kiểm định vỏ bình khí Petro Vietnam kết thúc giai đoạn đầu tư và đang phải hoạt động 2 ca/ ngày đáp ứng tiến độ giao hàng cho các hợp đồng đã kí kết, bắt đầu giai đoạn thu hồi vốn và sinh lời. Bộ công nghiệp và tập đoàn dầu khí việt nam đã ủng hộ và hổ trợ Công ty triển khai nhà máy sản xuất Ethanol, nguồn nguyên liệu mới cho đất nước. Nokia đã tin tưởng và giao nhiệm vụ phân phối sản phẩm điện thoại di động cho Công ty. 2. Điểm mạnh Hội tụ được đội ngũ lãnh đạo năng động, sáng tạo cùng với quyết tâm của đoàn thể cán bộ công nhân viên trong việc hoàn thành vượt định mức mà Công ty đề ra. Mạnh dạn mở rộng thị trường, phát triển các loại hình kinh doanh mới như: kinh doanh xuất nhập khâu, cung ứng lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, sản xuất bình khí, bất động sản… và đã đem lại những thành công đáng khích lệ thể hiện ở quy mô tăng trưởng của công ty cả về doanh thu và lợi nhuận. Việc công ty trở thành đại lý phân phối chính thức sản phẩm phân đạm cho côgn ty phân đạm và Hóa chất dầu khí với mạng lưới rộng khắp là yếu tố tích cực đóng góp không nhỏ vào phần tăng trưởng doanh thu lợi nhuận, mảng kinh doanh nói riêng và kết quả chung của công ty. 3.Các nhân tố khó khăn Mảng dich vụ dầu khí chiếm 100% thị phần ngành PETROSETCO là đơn vị có chất lượng dịch vụ cao nhất, uy tín nhất trong mảng dịch vụ đời sống trong số 3 đơn vị đang làm dich vụ đời sống trên biển và trong bờ. Kinh doanh thương mại và xuất nhập khẩu hàng hóa: PETROSETCO là đơn vị có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu, vì thế kinh nghiệm và mối quan hệ là một lợi thế rất lớn của công ty. Phân phối điện thoại di động: PETROSETCO là đơn vị duy nhất trong ngành làm đại lý cho Nokia, và là một trong số 4 nhà phân phối hạn chế cho thương hiệu này. PETROSETCO là đơn vị duy nhất được tập doàn giao nhiệm vụ nghiên cứu và khai thác nguồn nhiên liệu mới. 4.Triển vọng phát triển của ngành Ngày 09/03/2006 Thủ tướng chính phủ đã có quyết định số 386/QĐ- TTG về việc phê duyệt Chiến lược phát triển ngành dầu khí Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025 với mục tiêu: Phát triển ngành dầu khí trở thành ngành kinh tế kỹ thuật quan trọng đồng bộ, bao gồm: tìm kiếm thăm dò, khai thác, vận chuyển chế biến, tồn trữ phân phối, cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu. Xây dựng tập đoàn dầu khí mạnh, kinh doanh đa ngành, nhắm đến thị trường trong nước và quốc tế. Các mục tiêu cụ thể của ngành: Về khai thác tìm kiếm thăm dò dầu khí: Đẩy mạnh việc tìm kiếm thăm dò, gia tăng trử lượng có thể khai thác, ưu tiên phát triển những vùng nước sâu, xa bờ, tích cực triển khai hoạt động đầu tư tìm kiếm và thăm dò dầu khí ra nước ngoài. Phấn đấu gia tăng trử lượng dầu khí đạt 35 – 40 triệu tấn quy dầu / năm Về khai thác dầu khí: Khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm nguồn tài nguyên dầu khí trong nước để sử dụng lâu dài, đồng thời tích cực mở rộng hoạt động đầu tư khai thác dầu khí ở nước ngoài để bù đắp phần thiếu hụt từ khai thác trong nước. Phấn đấu khai thác dầu thô giữ ở mức ốn định 18 – 20 triệu tấn/ năm và khai thác khí 6 -17 tỷ m3 / năm. Về phát triển công nghiệp khí: Tích cực phát triển thị trường thị tiêu thụ khí trong nước, sử dụng khí tiết kiệm, hiệu quả kinh tế cao thông qua sản xuất điện, phân bón, hóa chất phục vụ các ngành công nghiệp , giao thông vận tải và tiêu dùng gia đình. Xây dựng và vận hành an toàn, hiệu quả hệ thống đường ống dẫn khí quốc gia, sản sàng kết nối với đường ống dẫn khí khu vực Đông Nam Á phục vụ cho nhu cầu sản xuất nhập khẩu khí. Riêng tổng công ty Dầu khí việt nam sản xuất 10 – 15% tổng sản lượng điện của cả nước. Về Công nghệ chế biến dầu khí: Tích cực thu hút vốn đầu tư của mọi thành phần nền kinh tế, đặc biệt là đầu tư từ nước ngoài để phát triển nhanh công nghệ chế biến dầu khí. Kết hợp có hiệu quả giữa các công trình lọc, hóa dầu, chế biến khí để tạo ra được các sản phẩm càn thiết phục vụ cho nhu cầu của thị trường ở trong nước và làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khác. Về phát triển dịch vụ dầu khí: Thu hút tối đa các thành phần kinh tế tham gia phát triển dịch vụ để làm tăng nhanh tỷ trọng doanh thu dịch vụ trong tổng số doanh thu của ngành. Phấn đấu đến 2010, doanht hu dịch vụ kỹ thuật dầu khí đạt 20-25%, đến 2015 đạt 25-30% tổng doanh thu của ngành và ổn định đến 2025. Về phát triển khoa học – công nghệ: Tăng cường phát triển tiềm lực khoa học – công nghệ, đầu tư trang thiết bị hiện đại để hiện đại hóa nhanh ngành dầu khí, xây dựng lực lượng cán bộ, công nhân dầu khí mạnh cả về chất và lượng để có thể tự điều hành được các hoạt động dầu khí cả ở trong nước và nước ngoài. B. Phân tích ngành. Hiện nay , HOSE và HNX có 23 công ty thuộc ngành dầu khí niêm yết. Theo tính toán, ngành dầu khí đem lại hiệu suất trung bình cho nhà đầu tư khoảng 17%. Tiềm năng phát triển lâu dài của ngành dầu khí Cổ phiếu các doanh nghiệp thuộc ngành dầu khí lâu nay đã giành được sự “nể trọng” nhất định của giới đầu tư, không đơn giản chỉ vì kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp, mà còn vì bản thân ngành dầu khí đã có một vị thế quan trọng với tiềm năng phát triển lâu dài. Ngành dầu khí Việt Nam hiện hoạt động tập trung vào các lĩnh vực xuất khẩu dầu thô, lọc dầu, cung cấp các dịch vụ khai thác và chế biến sản phẩm dầu khí như gas, hoá chất, phân đạm, phục vụ cho sản xuất điện và vận tải. Có nhiều lý do để ngành dầu khí sẽ phát huy tốt hơn nữa trong những năm tới. Thứ nhất, kim ngạch xuất khẩu dầu thô của Việt Nam đã tăng lên đáng kể nhờ sự gia tăng cả về khối lượng xuất khẩu và giá. Với 5 mỏ được phát hiện năm 2008, trữ lượng dầu khí của Việt Nam đã tăng lên 127 triệu tấn. Xuất khấu dầu mỏ đang đóng góp lớn cho nguồn thu ngân sách nhà nước (trên 20% thu ngân sách nhà nước là từ xuất khẩu dầu thô). Trong giai đoạn 2009 - 2015, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) sẽ đầu tư 19 tỷ USD để mở rộng các hoạt động lọc và chế biến dầu, nhằm dần đáp ứng được nhu cầu dầu trong nước. Thứ hai, nhu cầu về dầu thành phẩm ước tính tăng khoảng 8% và các nhà máy tại Việt Nam đã và đang dần đáp ứng được nhu cầu này. Với việc Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, tiếp đó là Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn và Nhà máy số 3 Long Sơn đi vào hoạt động, Việt Nam sẽ đáp ứng được một phần nhu cầu về dầu thành phẩm, khoảng 40% trong 1 - 2 năm gần đây và 70% trong 6 - 7 năm tới. Thứ ba, thị trường gas và khí hoá lỏng vẫn rất tiềm năng; các sản phẩm gas, hoá chất và phân đạm ngày càng tăng, đặc biệt là trong các khu công nghiệp và dân dụng, với mức tăng ước tính khoảng 10%/năm. Thứ tư, các dịch vụ kỹ thuật (khoan và giàn khoan), dịch vụ vận chuyển, tài chính, bảo hiểm dầu khí phục vụ ngành dầu khí cũng tăng lên, với việc mở rộng hoạt động thăm dò và khai thác dầu cả ở trong nước và quốc tế. Tất nhiên, khả năng tăng trưởng của ngành dầu khí vẫn phải đặt trong bối cảnh tình hình kinh tế trong nước và thế giới. Trong những năm tới, Việt Nam sẽ vẫn phải nhập khẩu dầu thô, chịu ảnh hưởng từ biến động của giá dầu thế giới. Trong bối cảnh khó khăn, sự sụt giảm tiêu thụ xăng dầu toàn cầu sẽ ảnh hưởng tới doanh thu xuất khẩu dầu của Việt Nam (giá trị xuất khẩu dầu vừa qua vẫn tăng là do giá dầu thế thế giới tăng). Mặt khác, Việt Nam đang là nước nhập siêu xăng dầu, nên chi phí xăng dầu tăng, cùng với nhu cầu xăng dầu tăng 14 - 15%/năm sẽ là thách thức cho ngành dầu khí trong ngắn hạn. Hơn nữa, khai thác dầu khí là khai thác tài nguyên, mà tài nguyên thì sẽ dần cạn kiệt, một số mỏ dầu lớn như Bạch Hổ trữ lượng đã cạn dần. Do vậy, tiềm năng của ngành dầu khí còn phụ thuộc vào khả năng tìm kiếm những mỏ mới; khả năng hợp tác với các nước khác ở khu vực châu Mỹ và Trung Đông để thăm dò và khai thác; khả năng phát triển các sản phẩm phái sinh từ dầu mỏ, như điện, đạm, khí đốt, hóa dầu... Kết quả đầu tư của nhóm cổ phiếu ngành dầu khí Trở lại với các cổ phiếu của doanh nghiệp ngành dầu khí, hiện tại, trên các sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM và Hà Nội (HOSE và HNX) có 23 công ty thuộc ngành dầu khí niêm yết, bao gồm các công ty sản xuất và kinh doanh dầu khí, khí hóa lỏng, xăng dầu, hóa chất (DPM, PET, PGC...); doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ về giàn khoan, kỹ thuật dầu khí (PVD, PVC, PVS); doanh nghiệp vận tải dầu khí (VSP, PVT) hay cung cấp các dịch vụ tài chính, bảo hiểm (PVFC, PVI. Đây là nhóm cổ phiếu có vị trí quan trọng trong danh mục của nhiều nhà đầu tư. Theo tính toán, ngành dầu khí đem lại hiệu suất trung bình cho nhà đầu tư khoảng 17%, trong đó hiệu suất sử dụng tài sản là 10%, tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận trung bình là 20 Cùng với triển vọng tăng trưởng lâu dài do nhu cầu về các sản phẩm, chế phẩm từ xăng dầu, khí đốt, hóa chất càng ngày càng tăng, các doanh nghiệp trong ngành dầu khí cũng ngày càng chuyên môn hóa trong hoạt động đầu tư, để đón đầu nhu cầu thị trường và tập trung vào các sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Vì vậy, nhà đầu tư biết chọn lọc các doanh nghiệp có thế mạnh về sản phẩm theo từng thời kỳ, đón được nhu cầu thị trường đối với các sản phẩm đó, thì đầu tư vào cổ phiếu ngành dầu khí hoàn toàn có thể đem lại hiệu suất tốt trong trung và dài hạn. C. Phân tích vĩ mô 1. Kinh tế chính trị thế giới: Bức tranh kinh tế thế giới đã có những tín hiệu lạc quan trên hầu hết các mặt sau một thời gian dài suy thoái. Điều này khẳng định những hành động chống khủng khoảng và suy thoái kinh tế của các nước trên thế giới đã đúng hướng. Với những dấu hiệu như vậy, chứng tỏ nền kinh tế thế giới bước đầu đã chạm đáy, đà suy giảm đã chậm lại. Tất cả đang chờ đợi sự hồi phục của kinh tế trong thời gian tới. Triển vọng nền kinh tế trong thời gian tới: + Với những tin hiệu tốt thu được, khẳng định cách thức hành động của thế giới đang đúng đắn. Các chính phủ tiếp tục khẳng định vai trò của mình trong điều giúp hành kinh tế thoát khỏi suy thoái. Hiện tại, các chính sách kinh tế tiếp tục được duy trì, nhiều nước đã có những hành động mạnh tay hơn: Nới lỏng chính sách tiền tệ, đẩy mạnh chính sách tài khóa, tung ra các gói kích cầu kinh tế. Các biện pháp, chính sách này tiếp tục phát huy trong thời gian tới. Bởi tính độ trễ, các giải pháp đã phát huy tác dụng tốt vào quý 3 và sẽ tác động tốt vào quý 4. Đặc biệt, là tác động mạnh mẽ của chính sách tiền tệ: Lãi suất thấp, tăng cung tiền. + Hệ thống tài chính đã qua giai đoạn tồi tệ nhất, dần ổn định trở lại, thanh khoản cao, lãi suất ở mức thấp, thị trường chứng khoán có giai đoạn hồi phục ấn tượng, thanh khoản tăng mạnh, mức phục hồi đều từ 30-50%, thị trường bất động sản vẫn giảm giá song mức giá đang dần ổn định, doanh số giao dịch đã ấm trở lại sau giai đoạn đóng băng. 2.Môi trường kinh tế vĩ mô trong nước. So sánh các chỉ số vĩ mô năm 2008 giữa Việt Nam và các nước trong khu vực:        Trung Quốc Malaysia Thái Lan Việt Nam Tốc độ tăng trưởng GDP        2007 11.9 6.3 4.9 8.5                                              2008 9.1 5.1 3.4 6.3 Cân đối ngân sách ( %GDP) 0.2 -5.4 -1.4 -5.0 Cân đối tài khoản vãng lai(%GDP) 10.5 10.6 -1.0 -13.7 Dự trữ ngoại hối ( tỷ USD ) 1995.0 100.0 103.0 23.0 Quy mô gói kích thích ( tỷ USD) 586.0 1.9 8.7 8.0 Quy mô gói kích thích ( %GDP) 16.7 1.0 3.5 14.5 Thâm hụt dự kiến 2009 (%GDP) 3 4.8 8 - Tốc độ tăng trưởng GDP:             Do phải cân bằng giữa nhiều mục tiêu nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, cùng tác động suy thoái toàn cầu, từ những phân tích trên mức tăng trưởng GDP mà Việt Nam có thể đạt là 4.5%. - Thâm hụt ngân sách:             Từ những quyết định của Chính phủ về thực hiện gói kích cầu 8 tỷ USD, mức thâm hụt ngân sách của Việt Nam năm 2009 sẽ chạm 8%, đây là mức rất đáng ngại có những tác động ngắn hạn cũng như dài hạn. Mức 8% gấp 2 lần của nhiều nước. Gói kích cầu 8 tỷ USD là khá lớn so với các nước khác ( theo %GDP), trong khi các yếu tố như cấn cân vãng lai, dự trữ ngoại tệ đều không bằng các nước khác, điều này sẽ gây ra nhiều biến động. Rõ ràng, quyết tâm của chính phủ là cần thiết bởi nguồn vốn đầu tư bị ảnh hưởng do suy thoái toàn cầu, xuất khẩu ( không tính vàng) sụt giảm, cần mạnh tay tăng đầu tư công kích thích kinh tế trong nước.             Nhưng gói kích cầu 8 tỷ USD  là khá lớn làm mức thâm hụt ngân sách vượt quá mức an toàn cho phép. Trong bảng trên khi so sánh với các nước về các chỉ số dự trữ ngoại tệ, tài khoản vãng lai,  thâm hụt ngân sách, lạm phát rõ ràng gói kích cầu 8 tỷ USD là không an toàn, mức kích cầu 6 tỷ USD sẽ làm cân bằng nền kinh tế hơn.             Những nguồn huy động vốn tài trợ cho thâm hụt ngân sách: Phát hành trái phiếu, đẩy mạnh huy động vốn từ các ngân hàng, sử dụng hợp lý nguồn dự trữ, vay nợ từ nước ngoài và thông qua việc in thêm tiền. Do vậy, nguồn tài trợ cho chi ngân sách là hoàn toàn được. Tuy nhiên, mức huy động lớn sẽ tác động đến các yếu tố vĩ mô như lãi suất, lạm phát, tỷ giá, … Do vậy, cần cân bằng giữa các kênh huy động vốn nhằm ổn định các yếu tố đó. Mức thâm hụt ngân sách sẽ giảm xuống 5% vào năm 2010. - Biến động lãi suất:             Trong thời gian còn lại của năm áp lực tăng lãi suất ngày càng lớn: + Yêu cầu vốn cho nền kinh tế đang dần trở lại ( tháng 4 dư nợ tăng 4.86% tháng 5 dự kiến tăng khoảng 4 %), tốc độ tăng huy động chậm hơn điều này khiến các ngân hàng tăng lãi suất huy động. Trong nửa đầu tháng 5 đã diễn ra cuộc đua lãi suất huy động ở khối ngân hàng, mức bình quân đều tăng lên khoảng 9-9.5%/ năm, có ngân hàng đã 9.7%. Dự báo trong thời gian còn lại của năm các ngân hàng sẽ phải tiếp tục đẩy mạnh huy động vốn để đáp ững nguồn vốn cho nền kinh tế.  + Trái phiếu sẽ là nguồn huy động chính nhằm tài trợ cho chi ngân sách, tuy nhiên những cuộc đấu thầu gần đây không thành công do mức lãi suất trần thấp ( khoảng 8%) trong khi các đơn vị đấu thầu yêu cầu mức trên 9%. Do vậy, lãi suất trái phiếu sẽ bị đẩy lên tạo tính hấp dẫn. Kéo theo lãi suất ngân hàng sẽ nhích lên. + Bóng dáng của lạm phát là rất rõ ràng, trong khi các nước chỉ số lạm phát 2009 dự báo ở mức khá thấp, nhiều nước lo giảm phát thì chỉ số CPI của Việt Nam sẽ vẫn tăng khoảng 6%. + Giảm lãi suất cũng tác động không tốt lên tình hình tỷ giá. Do vậy, lãi suất cơ bản tiếp tục duy trì ở mức này trong một vài tháng tới, khi nền kinh tế ổn định sẽ tăng lên 8%. Lãi suất huy động có thể chạm ngưỡng 10-10.5% trong năm nay. - Chỉ số lạm phát CPI: Có nhiều áp lực làm tăng chỉ số CPI trong năm nay, so sánh với các nước khác có thể thấy Việt Nam quá dễ tổn với lạm phát. Các nguyên nhân chính: + Nguyên nhân chủ đạo và cũng là lý do giải thích sự khác biệt với các nước là cơ cấu kinh tế bất hợp lý, không hiệu quả. Việc cải tổ cơ cấu kinh tế đòi hỏi phải có sự cải cách mạnh mẽ và lâu dài. + Chính phủ thực hiện mạnh mẽ các giải pháp kích thích kinh tế, chính sách tài khóa và tiền tệ mở rộng, làm tăng nguồn vốn đầu tư, nguồn cùng tiền ra nguồn kinh tế, dự báo mức tăng trưởng tín dụng có thể lên đến 30% trong năm 2009, thâm hụt ngân sách ở mức báo động. Đặc biệt, mức thâm hụt ngân sách lớn là sức ép lên lạm phát trong những năm tới. + Giá cả hàng hóa sẽ có xu hướng tăng khi nền kinh tế thế giới dần phục hồi, gây áp lực lên đầu vào. Chẳng hạn, so với đầu năm giá xăng đã tăng 14%, các mặt hàng xăng dầu còn lại tăng khoảng 4.5%. + Tỷ giá tăng lên có thể làm cho nước ta nhập khẩu lạm phát bởi tỷ trọng nhập khẩu so với GDP là khá lớn ( năm 2008 nhập khẩu so với GDP là 117%, năm 2009 sẽ vẫn trên 100%), trong khi giá cả hàng hóa có xu hướng tăng. Với những phân tích trên, cùng phân tích giỏ hàng hóa trong CPI, dự báo chỉ số CPI tiếp tục tăng trong tháng 5,6,7 ( CPI tháng 5 khoảng 0.5-0.7%, tháng 6 khoảng 0.5-0.8%, tháng 7 khoảng 0.5-0.8%) các tháng tiếp theo 8,9,10 mức tăng nhẹ, các tháng cuối năm 11,12 mức tăng có thể 0.5-1%. Trong năm 2009, chỉ số CPI khoảng 6%, rõ ràng đây là mức quá cao trong bối cảnh kinh tế toan cầu suy thoái, và tốc độ tăng trưởng thấp chỉ khoảng 4.5%. Điều này ảnh hưởng đến sức mua và mức sống của người dân. - Cán cân thanh toán: Năm 2009, thậm hụt thương mại tối đa là 5 tỷ USD giảm đi nhiều so với năm 2008, mức nhập siêu giảm do xuất khẩu tăng nhẹ trong khi nhập khẩu giảm hơn 25%. Với sự yếu đi của tiền đồng, giá hàng hóa nguyên vật liệu như dầu thô, cao su, hàng nông sản có xu hướng tăng, các doanh nghiệp xuất khẩu được hỗ trợ sẽ kích thích xuất khẩu làm giảm sức ép thâm hụt thương mại.           Tỷ giá tiếp tục chịu sức ép do thâm hụt ngân sách cao, tiền đồng vẫn đang bị định giá cao khoảng 3%, nhập siêu, chính sách tiền tệ và  tài khóa mở rộng, chỉ số CPI của Việt Nam tiếp tục tăng 6% trong khi Mỹ chỉ tăng dưới 1%, nhiều nước giảm...Tỷ giá nên được điều hành linh hoạt, từng bước phá giá để hướng tới cân bằng. Kết luận: Do nền kinh tế tiềm ẩn nhiều yếu tố nhạy cảm, cơ cấu kinh tế bất hợp lý, nên kinh tế Việt Nam năm 2009 không thể có bước hồi phục đột phá, tốc độ tăng trưởng khoảng 4.5%. Nhìn chung các chỉ số kinh tế năm 2009 sẽ không được tốt, nhiều chỉ số ở ngưỡng nhạy cảm, gây sức ép lên nền kinh tế. Tuy nhiên, với những đặc điểm và lợi thế khác biệt, tình hình vĩ mô sẽ được duy trì ổn định, quá trình phục hồi diễn ra từ từ và không có những biến động mạnh. Mức độ phục hồi của thế giới đặc biệt quan trọng với nền kinh tế Việt Nam.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích cơ bản cổ phiếu PET.doc
Tài liệu liên quan