Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn địa phương làm việc của sinh viên trường Đại học Nha Trang - Trần Điều

2. Kiến nghị - Nâng cao khả năng đáp ứng mong đợi cá nhân của sinh viên Kết quả hồi qui cho thấy, nhân tố đặc điểm cá nhân là vấn đề quan trọng nhất, tác động lớn nhất đến quyết định chọn địa phương làm việc của sinh viên Trường Đại học Nha Trang. Thực tế hiện nay, số lượng sinh viên sau khi ra trường có việc làm ngay đúng với nghề nghiệp chuyên môn là còn khá ít, thất nghiệp nhiều là những trở ngại lớn nhất. Nguyên nhân một phần là do chưa có sự gặp nhau giữa nhu cầu nguồn nhân lực của các địa phương và ngành nghề được đào tạo từ trường đại học của sinh viên. Do đó, các địa phương nên: Thiết lập nhiều kênh thông tin trực tuyến để lắng nghe, chia sẻ những tâm tư, nguyện vọng của các bạn trẻ muốn cống hiến. Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho địa phương mình, đồng thời công bố nhu về ngành nghề và số lượng nguồn nhận lực. Chủ động tổ chức phối hợp các doanh nghiệp trên địa bàn liên kết với trường đại học nhằm trang bị những kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết ngay từ thời còn là sinh viên. Các doanh nghiệp tiến hành hợp tác với trường đại học trong khâu đào tạo nhân lực theo yêu cầu về trình độ chuyên môn, tay nghề, rèn luyện kỹ năng cho sinh viên để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. - Tạo nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp Kêu gọi, thu hút đầu tư trong và ngoài nước về địa phương nhằm tạo ra nhiều công ăn, việc làm để tuổi trẻ có cơ hội làm việc không chỉ làm giàu cho bản thân mà còn đóng góp cho gia đình, xã hội. - Đẩy mạnh xây dựng các chính sách ưu đãi để thu hút sinh viên tốt nghiệp - Tăng cường cung cấp thông tin tuyển dụng Trước tiên, các địa phương cần phải cải cách hành chính, nâng cao năng lực chính quyền và minh bạch hóa thông tin. Xử lý nhanh những hồ sơ tuyển dụng đạt yêu cầu và thực hiện theo đúng chính sách thu hút đưa ra. Tránh tình trạng chậm chạp, quy trình phức tạp làm họ phải mất thời gian lâu, chờ đợi dẫn đến chán nản, thất vọng rồi lại đi tìm một cơ hội mới tốt hơn để làm việc. Mạnh dạn giải quyết nhanh chóng, kịp thời những tồn đọng như tình trạng con ông cháu cha, quan liêu, cửa quyền Có như vậy, sinh viên mới có được niềm tin, cơ hội và tương lai để mạnh dạn đến địa phương để làm việc, góp phần nâng cao mạnh mẽ sự phát triển của địa phương mình. Doanh nghiệp địa phương cũng cần thông báo rộng rãi những thông tin tuyển dụng cho các vị trí trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, mạng internet hoặc cũng có thể tiếp cận sinh viên ngay từ lúc họ chuẩn bị tốt nghiệp ở các trường đại học trong những lễ tốt nghiệp được tổ chức hằng năm nhằm giới thiệu về doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động, các vị trí tuyển dụng phù hợp tới từng ngành nghề Qua đó, sinh viên sẽ kịp thời nắm bắt những thông tin và đến địa phương làm việc. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần phải có một qui trình tuyển dụng rõ ràng, chuẩn mực như các doanh nghiệp lớn nhằm đảm bảo tính minh bạch, tuyển đúng người, đúng việc nhằm tạo một niềm tin vững chắc cho sinh viên vào doanh nghiệp của mình. - Nâng cao hình ảnh của địa phương Xây dựng địa phương phát triển theo hướng bền vững, cải thiện môi trường khí hậu trong lành, giảm thiểu ô nhiểm môi trường. Xây dựng mới các trung tâm mua sắm, khu vui chơi giải trí để đáp ứng nhu cầu khi nguồn nhân lực đến địa phương mình làm việc. Tăng cường quản lý thị trường, xây dựng các chương trình bình ổn giá để đảm bảo điệu kiện sống với mức chi phí sinh hoạt rẻ. Xây dựng video clip quảng cáo giới thiệu về địa phương phát trên truyền hình.

pdf12 trang | Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 1576 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn địa phương làm việc của sinh viên trường Đại học Nha Trang - Trần Điều, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2015 94 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN ĐỊA PHƯƠNG LÀM VIỆC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG ANALYSIS THE FACTORS AFFECTING THE DECISION FINDING A WORK PLACE OF STUDENTS NHA TRANG UNIVERSITY Trần Điều1, Đỗ Văn Ninh2, Phạm Thành Thái3 Ngày nhận bài: 09/5/2014; Ngày phản bi ện thông qua: 30/6/2014; Ngày duyệt đăng: 15/12/2015 TÓM TẮT Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn địa phương làm việc của sinh viên tốt nghiệp Trường Đại học Nha Trang (Trường ĐHNT). Nghiên cứu dựa trên cơ sở lý thuyết về hành vi người tiêu dùng và lý thuyết về marketing địa phương. Số liệu của nghiên cứu được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp 351 sinh viên bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Áp dụng phương pháp kiểm định độ tin cậy bằng hệ số Cronbach alpha, phân tích nhân tố và hồi qui tuyến tính cho thấy, các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn địa phương làm việc của sinh viên trường ĐHNT gồm 6 nhân tố: Việc làm; Đặc điểm riêng của địa phương; Chính sách ưu đãi của địa phương; Thông tin và quy trình tuyển dụng của địa phương; Đặc điểm cá nhân; Các cá nhân có ảnh hưởng. Trong đó, nhân tố “Đặc điểm cá nhân” có tác động mạnh nhất đến quyết định chọn địa phương làm việc. Từ khóa: lựa chọn địa phương làm việc, sinh viên, nhân tố ABSTRACT This study was performed to determine the factors affecting the decision fi nding a work place of students Nha Trang University. Study based on the theory for behaviour cosumer and theory Marketing places. Research data were collected from direct interviews with 351 students with convenience sampling method. Verifying Reliability by Cronbach alpha coeffi cien, Factor analysis and regression analysis showed the decision fi nding a work place of students Nha Trang University is affected by 6 factors: Working; Separate feature of local; Preferential policy of local; Information and employment process of local; Personal characteristics; Staffs has affecting. Among which, Personal characteristics factor has the strongest effects to the decision of fi nding a work place. Keywords: choosing a work place, students, factors 1 Trần Điều: Cao học Quản trị kinh doanh 2011 - Trường Đại học Nha Trang 2 TS. Đỗ Văn Ninh: Trường Đại học Nha Trang 3 TS. Phạm Thành Thái: Khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang I. ĐẶT VẤN ĐỀ “Mục tiêu của Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 là đưa nhân lực Việt Nam trở thành nền tảng và lợi thế quan trọng nhất để phát triển bền vững đất nước, hội nhập quốc tế và ổn định xã hội, nâng trình độ năng lực cạnh tranh của nước ta lên mức tương đương các nước trong khu vực” [1]. Thấy được vai trò của nguồn nhân lực luôn là một yếu tố quyết định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Các địa phương đã ra sức cạnh tranh nhau trong việc thu hút nguồn nhân lực Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 95 đặc biệt là nguồn nhân lực đã qua đào tạo. Điều này đặt ra nhu cầu lớn về nguồn nhân lực cho phát triển đất nước nói chung và phát triển kinh tế địa phương nói riêng. Hằng năm có hàng trăm ngàn sinh viên từ các địa phương theo học ở các trường đại học, cao đẳng trong cả nước. Là trung tâm đầu ngành đào tạo nguồn nhân lực có trình độ đại học và sau đại học cho ngành thủy sản và một số ngành kinh tế, kỹ thuật khác của đất nước, Trường ĐHNT là một trong 50 đại học công lập hàng đầu của Việt Nam với lịch sử hơn 50 năm xây dựng và phát triển. Là một trường đại học đa ngành, với nhiều bậc đào tạo đa dạng, lưu lượng sinh viên đại học có gần 23.000 người, trong đó khoảng 10.000 đang học tại cơ sở Nha Trang, cùng với gần 300 học viên cao học và 40 nghiên cứu sinh. Hằng năm, Nhà trường đào tạo cho xã hội một lực lượng lớn lao động đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội cho các tỉnh khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, đặc biệt cho tỉnh Khánh Hòa. Nghiên cứu của Hồ Đức Hùng & cs (2004) [3] đã đưa ra một số phương pháp về marketing địa phương trong việc thu hút lao động, dân cư cho TP. Hồ Chí Minh như là giải pháp về nhà ở, dịch vụ cho gia đình, công việc thích hợp, cộng đồng và lối sống của cộng đồng... Tuy nhiên, đối tượng của nghiên cứu là những người lao động và dân cư nói chung chứ không đề cập đến một đối tượng cụ thể nào. Nghiên cứu của Trần Văn Mẫn & Trần Kim Dung (2006) [4] đã xây dựng được thang đo gồm tám thành phần ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên tốt nghiệp ở TP. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ tiến hành khảo sát các sinh viên ngành quản trị kinh doanh mà chưa đề cập đến những sinh viên học ngành khác nên chưa có cái nhìn tổng quát. Khánh Hòa là một trung tâm văn hóa và du lịch lớn của cả nước, đặc biệt là ngành thủy sản phát triển khá mạnh, nhu cầu nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội là rất lớn. Tuy nhiên, tỉnh Khánh Hòa nói riêng cũng như các tỉnh vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên nói chung đang gặp khá nhiều khó khăn trong thu hút nguồn nhân lực đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng và cơ cấu trình độ, ngành nghề phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Vậy làm thế nào để thu hút được lượng lao động đã qua đào tạo về địa phương đóng góp tri thức, kinh nghiệm của họ và góp phần thúc đẩy sự phát triển của địa phương, của quê hương? Làm thế nào để biết được có những yếu tố nào tác động đến quyết định lựa chọn địa phương làm việc của sinh viên sau khi ra trường? Để từ đó có những chính sách hợp lý nhằm thu hút nguồn nhân lực đến địa phương mình làm việc, nâng cao năng lực cạnh tranh của địa phương. Đó là câu hỏi mà các nhà lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa, các tỉnh vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên cần phải tìm ra lời giải đáp. Nhằm giúp họ biết được các yếu tố đó và áp dụng nó để đưa ra những quyết định, điều chỉnh chính sách thu hút được thực tế hơn và mang lại hiệu quả tốt hơn, tác giả chọn đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn địa phương làm việc của sinh viên Trường Đại học Nha Trang” để nghiên cứu. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xác định và đánh giá mức độ tác động của các nhân tố chính ảnh hưởng đến quyết định chọn địa phương làm việc của sinh viên Trường ĐHNT. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc thực hiện chính sách thu hút nguồn nhân lực cho các địa phương và doanh nghiệp nhằm nâng cao tính hấp dẫn của địa phương trong việc thu hút nhân lực tri thức. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu là quyết định chọn địa phương làm việc của sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp và đã tốt nghiệp hệ Đại học và Cao đẳng. Phạm vi nghiên cứu: Trường ĐHNT. Thời gian thực hiện nghiên cứu từ tháng 11/ 2012 đến tháng 10/ 2013. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2015 96 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Nghiên cứu được thực hiện qua 2 giai đoạn là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức: Nghiên cứu sơ bộ: Đầu tiên tiến hành thu thập, tổng hợp tài liệu từ các nguồn khác nhau như: các bài báo trong và ngoài nước; các đề tài nghiên cứu, số liệu thống kê và các tài liệu khác có liên quan. Thực hiện kỹ thuật thảo luận nhóm, tay đôi với một số sinh viên năm cuối tại Trường ĐHNT. Nghiên cứu này nhằm mục đích thăm dò, khám phá ra các nhân tố mới có ảnh hưởng đến quyết định chọn địa phương làm việc của sinh viên Trường ĐHNT. Tiếp đến, tiến hành điều tra với kích thước mẫu n = 70 để đánh giá sơ bộ thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Nghiên cứu chính thức: Được tiến hành bằng phương pháp định lượng, thực hiện phát phiếu điều tra bằng bản câu hỏi soạn sẵn với kích thước mẫu n = 351 nhằm thu thập thông tin cho đề tài. Tiếp đến, sử dụng phần mềm SPSS 18.0 để xử lý số liệu thu thập, phân tích Cronbach Alpha, phân tích EFA, kiểm định mô hình và giả thuyết của đề tài. - Cơ sở lý thuyết Hành vi tiêu dùng là hành vi mà người tiêu dùng thể hiện trong việc tìm kiếm mua, sử dụng, đánh giá và loại bỏ các sản phẩm dịch vụ mà người tiêu dùng mong muốn sẽ thỏa mãn nhu cầu của họ. Hành vi tiêu dùng tập trung vào việc cá nhân ra quyết định như thế nào để sử dụng các nguồn lực hiện có (thời gian, tiền bạc, công sức) vào việc tiêu thụ các mặt hàng có liên quan. Với góc nhìn ở khía cạnh tiếp thị, các địa phương là nơi cung cấp dịch vụ còn sinh viên là những khách hàng. Các hành vi lựa chọn nơi làm việc của sinh viên ảnh hưởng đến nhu cầu về sử dụng nguồn nhân lực cũng như thành bại trong việc phát triển kinh tế ở các địa phương. Vì vậy để thành công trong việc thu hút nguồn nhân lực, nhất là trong thị trường phát triển nhanh chóng và năng động như hiện nay, các địa phương cần hiểu rõ cá nhân và nhóm ảnh hưởng đến các quyết định lựa chọn của sinh viên và các quyết định này được đưa ra như thế nào. Việc nghiên cứu hành vi chọn địa phương làm việc là một phần quan trọng trong nghiên cứu marketing đị a phương với mục đích tìm hiểu xem tại sao những sinh viên đến hoặc không đến một địa phương nào đó để làm việc. Nghiên cứu của La Nguyễn Thùy Dung (2011) [2] cho thấy ngoài các yếu tố về công việc thì các yếu tố về cá nhân cũng như các cá nhân xung quanh sinh viên như gia đình, bạn bè cũng có ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên sau khi ra trường và những yếu tố này sẽ được tác giả đưa vào mô hình nghiên cứu của mình. Nghiên cứu của Trần Huỳnh Phương Trâm (2010) [6] cho thấy 4 yếu tố bao gồm: (1) Công việc; (2) Tình cảm cá nhân; (3) Thông tin và qui trình tuyển dụng; (4) Chính sách ưu đãi có tác động mạnh đến xu hướng quay về địa phương làm việc của sinh viên. Mô hình nghiên cứu đã giải thích được 43,3% cho tổng thể về mối quan hệ của 4 nhân tố trên với biến xu hướng quay về địa phương làm việc của sinh viên và đồng thời khẳng định mối quan hệ đồng biến của 4 nhân tố này với biến xu hướng quay về. Tác giả cũng chứng minh có sự khác biệt giữa nhóm có thu nhập trung bình dưới 2 triệu với nhóm trên 10 triệu và nhóm từ 2 đến 5 triệu với nhóm trên 10 triệu đối với xu hướng quay về. Nghiên cứu của Trần Văn Mẫn và Trần Kim Dung (2006) [4] cho thấy những thành phần liên quan đến công việc được đánh giá quan trọng hơn các thành phần liên quan đến cuộc sống. Hầu như không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tầm quan trọng của Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 97 các thành phần ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc theo đặc điểm cá nhân của sinh viên về giới tính, kết quả học tập giai đoạn 2, mức thu nhập bình quân trong gia đình, xuất xứ địa phương. Nghiên cứu của Hồ Đức Hùng và cs (2004) [3] thấy rằng các đối tượng lao động, dân cư khi đến một địa phương nào đó để làm việc hay định cư đều quan tâm đến các vấn đề như nhà ở, công việc, các chính sách của địa phương đối với người lao động hay con người ở địa phương đó. Đề tài đã đưa ra một số giả i pháp về marketing địa phương trong việc thu hút lao động, dân cư và đây là cơ sở để tác giả xây dựng mô hì nh nghiên cứ u và cá c thang đo cho nghiên cứu của mình. Theo Jennifer và Peter (2009) [7], có 4 nhân tố quan trọng đó là công việc, hỗ trợ kịp thời và công bằng của cấp quản lý; hỗ trợ liên quan đến gia đình (nhà tập thể), và hỗ trợ dụng cụ làm việc ảnh hưởng đến quyết định nên đi hay ở lại trường của các giáo viên. Trong đó, yếu tố về hỗ trợ liên quan đến gia đình như nhà tập thể là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng quyết định nên ở lại hay nên đi của các giáo viên. Theo Torado (1969) [9] thì trong nền kinh tế thị trường và lao động được tự do dịch chuyển thì hai yếu tố cơ hội việc làm phi nông nghiệp và tiền lương cao có ảnh hưởng lớn đến quyết định chọn nơi làm việc của các cá nhân là nên ở thành thị hay ở quê nhà. Mặc dù, thị trường lao động ở thành thị vẫn tồn tại một tỷ lệ thất nghiệp khá cao. Theo Lee (1966, trí ch trong La Nguyễn Thùy Dung, 2011) [8] đã nhấn mạnh rằng các cá nhân có trình độ học vấn và chuyên môn cao thường chọn nơi làm việc ở khu vực thành thị. Điều này xuất phát từ những nguyên nhân sau: Thứ nhất, họ có thể tìm được công việc phù hợp với chuyên môn; Thứ hai, môi trường làm việc và học tập ở đó tốt hơn sẽ giúp họ có cơ hội nâng cao trình độ học vấn hoặc chuyên môn. Trong khi đó, thu nhập không thật sự là vấn đề quan trọng đối với nhóm đối tượng này. Điều này hoàn toàn trái ngược với những cá nhân bị hạn chế về trình độ học vấn và chuyên môn khi đến thành thị tìm việc. - Mô hình nghiên cứu đề xuất Trên cơ sở lý thuyết marketing địa phương và kết quả của các nghiên cứu trước đây, cho thấy hầu hết mọi đối tượng lao động đều mong muốn có được cơ hội việc làm với mức thu nhập cao và cơ hội để phát triển nghề nghiệp. Tuy nhiên, việc chọn địa phương nào đó để đến làm việc nó phụ thuộc vào các đặc điểm của địa phương đó như vị trí địa lý thuận lợi, môi trường trong lành mát mẻ, điều kiện mua sắm giải trí hay con người ở địa phương đó như thế nào. Ngoài ra, các vấn đề về thông tin đặc biệt là những thông tin về tuyển dụng nhân sự cũng như qui trình tuyển dụng ở các cơ quan, doanh nghiệp hay những chính sách ưu đãi về việc làm, chỗ ở, giáo dục cũng ảnh hưởng đến quá trình chọn nơi làm việc. Bên cạnh đó dựa vào cơ sở lý thuyết về hành vi người tiêu dùng với góc nhìn ở khía cạnh tiếp thị, các địa phương là nơi cung cấp dịch vụ còn sinh viên là những khách hàng thì hành vi lựa chọn nơi làm việc của sinh viên phụ thuộc vào các yếu tố mang tính chất cá nhân như năng lực hay sở thích cũng như chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố mang tính chất xã hội như gia đình, bạn bè... Từ các nhận định trên tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu gồm sáu yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn địa phương làm việc của sinh viên Trường ĐHNT: (1) Việc làm; (2) Đặc điểm riêng của địa phương; (3) Chính sách ưu đãi của địa phương; (4)Thông tin và quy trình tuyển dụng của địa phương; (5) Đặc điểm cá nhân; (6) Các cá nhân có ảnh hưởng. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2015 98 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. Thống kê mô tả mẫu - Theo ngành học: Đối tượng tham gia trong nghiên cứu này là các sinh viên năm cuối và các sinh viên mới vừa tốt nghiệp thuộc các ngành đại diện cho các ngành mà Trường Đại học Nha Trang đang đao tạo. Số lượng mẫu chính thức giữa các ngành như sau: Hình 1. Mô hình nghiên cứu Bảng 1. Mô tả mẫu theo ngành học STT Ngành học Số lượng Tỉ lệ (%) 1 Kinh tế 96 27,4 2 Thủy sản 59 16,8 3 Kỹ thuật 45 12,8 4 Ngoại ngữ 62 17,7 5 Công nghệ thông tin 49 14,0 6 Công nghệ Thực phẩm 40 11,4 Tổng 351 100 (Nguồn: tác giả) - Về giới tính: Trong tổng số 351 sinh viên tham gia phỏng vấn thì có 162 sinh viên nam (chiếm 46,15% trong tổng mẫu) và 189 sinh viên nữ (chiếm 53,85% trong tổng mẫu). - Về công việc hiện tại: Trong tổng số 351 đối tượng được khảo sát thì có 297 đối tượng hiện đang là sinh viên năm cuối (chiếm 84,62% trong tổng mẫu), 54 sinh viên mới vừa tốt nghiệp trong 3 năm trở lại (chiếm 15,38% trong tổng mẫu). Điều này cũng cho thấy tỉ lệ người tham gia phỏng vấn chủ yếu là sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp và đây là nguồn nhân lực tiềm năng mà các địa phương cần tập trung thu hút để tạo nguồn lực cho phát triển địa phương. - Về trình độ học vấn: Trong tổng số 351 sinh viên tham gia phỏng vấn thì có 70 sinh viên học hệ Cao đẳng ( chiếm 19,94% trong tổng mẫu), 270 sinh viên học hệ Đại học (chiếm 76,92% trong tổng mẫu), 11 Sau đại học (chiếm 3,13% trong tổng mẫu). Nhìn chung, số lượng sinh viên Đại học và Cao đẳng chiếm tỷ trọng cao (khoảng 97%). - Về nơi thường trú của gia đình: Nhìn chung, số lượng sinh viên tham gia trả lời khảo sát phân bố đều ở các khu vực thành phố, thị xã, thị trấn và cả nông thôn. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 99 2. Kiểm định thang đo và mô hình nghiên cứu Để kiểm định thang đo, tác giả sử dụng hai công cụ là hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA. Hệ số Cronbach’s Alpha được sử dụng trước để loại các biến không phù hợp, các biến quan sát (mục hỏi) của những thang đo đạt độ tin cậy sẽ tiếp tục bước phân tích nhân tố khám phá EFA. Cronbach’s Alpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau, hệ số Cronbach’s Alpha phải có giá trị trên 0.6 và hệ số tương quan biến tổng trên 0.3 mới chấp nhận sử dụng các mục hỏi đó cho phân tích tiếp theo [7]. Kết quả kiểm định cho thấy hệ số tin cậy của các thang đo đều đạt khá cao và đều lớn hơn 0.6, phù hợp để tiến hành nghiên cứu. Và hầu hết các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến - tổng lớn hơn 0.3. Bảng 2. Mô tả mẫu theo nơi thường trú của gia đình Nơi thường trú của gia đình Số lượng Tỉ lệ (%) Thành phố 134 38,2 Thị xã, thị trấn 98 27,9 Nông thôn 119 33,9 Tổng 351 100 (Nguồn: tác giả) - Về thu nhập trung bình của gia đình Nhìn chung, đa số các sinh viên có xuất thân từ những gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, mức thu nhập thấp, trung bình một tháng dưới 10 triệu đồng. Bảng 3. Mô tả mẫu theo thu nhập trung bình trên 1 tháng của gia đình Mức thu nhập trung bình trên 1 tháng của gia đình Số lượng Tỉ lệ (%) Dưới 5 Triệu đồng 132 37,6 Từ 5-10 Triệu đồng 148 42,2 Từ 10-20 Triệu đồng 56 16,0 Trên 20 Triệu đồng 15 4,3 Tổng 351 100,0 (Nguồn: tác giả) Bảng 4. Hệ số Cronbach’s Alpha Nhân tố Hệ số Cronbach’s Alpha Việc làm 0.853 Đặc điểm riêng của địa phương 0.683 Thông tin và quy trình tuyển dụng của địa phương 0.769 Chính sách ưu đãi của địa phương 0.861 Đặc điểm cá nhân 0.787 Các cá nhân có ảnh hưởng 0.726 Quyết định chọn địa phương làm việc 0.826 (Nguồn: tác giả) Sau phân tích Cronbach’s Alpha, 26 biế n quan sát của 6 nhân tố độc lập đượ c đưa và o để phân tí ch nhân tố khám phá EFA. Phân tích nhân tố nhằm nhóm gọn các biến quan sát ban đầu thành những nhân tố mới có ý nghĩa, đồng thời phát hiện cấu trúc tiềm ẩn giữa các Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2015 100 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG khái niệm nghiên cứu (nhân tố ban đầu) theo dữ liệu thực tế nhằm hình thành những nhân tố mới có ý nghĩa sát với thực tế nghiên cứu [5]. Kết quả phân tích đã loại bỏ 02 biến quan sát. 24 biến quan sát còn lại được rút trích thành 6 nhóm nhân tố, hệ số tải nhân tố của các biến đều lớn hơn 0.5, nên các biến này có ý nghĩa thực tiễn. Hệ số KMO = 0.860 thỏa mãn điều kiện lớn hơn 0.5 nên EFA phù hợp với dữ liệu. Kiểm định Bartlett’s có ý nghĩa thống kê (Sig. < 0.05) nên các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể. Tổng phương sai trích đạt 64.254% cho biết 6 nhóm nhân tố rút trích ra giải thích được 64.254% sự biến thiên của dữ liệu. Các nhân tố được giữ tên gọi tương ứng với sáu nhân tố đã xây dựng ban đầu. Sáu nhân tố đó gồm việc làm, đặc điểm riêng của địa phương, chính sách ưu đãi của địa phương, đặc điểm cá nhân, các cá nhân có ảnh hưởng, thông tin và quy trình tuyển dụng của địa phương. Trong khi đó, phân tích nhân tố biến phụ thuộc cho kết quả có một nhân tố được thành lập. 3. Phân tích hồi qui và kiểm định sự phù hợp mô hình Để đo lường và đánh giá mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn địa phương làm việc của sinh viên Trường Đại học Nha Trang thì phương pháp hồi qui bội được sử dụng với sáu nhân tố thu được trong phần phân tích EFA: VL (Việc làm); CS (Chính sách ưu đãi của địa phương); CN (Đặc điểm cá nhân); CCN (Các cá nhân có ảnh hưởng) ; DP (Đặc điểm riêng của địa phương); TD (Thông tin và quy trình tuyển dụng của địa phương). Phương trình hồi qui tổng quát được xây dựng như sau: QUYETDINHCHONDPLV (Y) = β0 + β1* VL + β2* CS + β3* CN + β4* CCN + β5* DP + β6* TD + Ui Kết quả phân tích hồi qui tuyến tính như sau Bảng 5. Kết quả đánh giá độ phù hợp của mô hình R R2 R2 Hiệu chỉnh Sai số chuẩn của ước lượng Durbin-Watson 1 0,636a 0,404 0,394 0,77865187 1,784 Tổng bình phương df Trung bình bình phương F Sig. Hồi qui 141,433 6 23,572 38,879 0,000a Phần dư 208,567 344 0,606 Tổng 350,000 350 (Nguồn: tác giả) Bảng 6. Kết quả hệ số hồi qui Biến Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số đã chuẩn hóa t Sig Thống kê cộng tuyến B Sai số chuẩn Beta Độ chấp nhận VIF Hằng số -1,397E-16 0,042 0,000 1,000 VL 0,288 0,042 0,288 6,915 0,000 1,000 1,000 CS 0,214 0,042 0,214 5,140 0,000 1,000 1,000 CN 0,444 0,042 0,444 10,666 0,000 1,000 1,000 CCN 0,102 0,042 0,102 2,450 0,015 1,000 1,000 DP 0,172 0,042 0,172 4,123 0,000 1,000 1,000 TD 0,288 0,042 0,288 6,915 0,000 1,000 1,000 (Nguồn: tác giả) Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 101 Kết quả phân tích hồi qui cho thấy, hệ số hồi qui chưa chuẩn hóa của phương trình cũng bằng với hệ số hồi qui đã chuẩn hóa vì tất các nhân tố đã rút ra đưa vào làm biến đầu vào cho mô hình hồi qui đã được SPSS chuẩn hóa trong bước phân tích EFA trước đó. Và đương nhiên không có hiện tượng đa cộng tuyến vì tất cả các nhân tố của các biến nguyên nhân do chạy chung EFA đã không có tương quan với nhau (các hệ số phóng đại phương sai VIF đều bằng 1 vì sử dụng phép xoay nhân tố vuông góc và giữ nguyên góc ban đầu). Để kiểm định sự phù hợp của mô hình tổng thể thì ta xem xét đến giá trị F từ bảng phân tích phương sai ANOVA, giá trị F = 38,879 và p – value = 0,000 < 0,05, điều đó chứng tỏ mô hình hồi qui phù hợp và có thể sử dụng được. Kết quả phân tích hồi qui cho thấy, giá trị R2 hiệu chỉnh = 0,394 cho biết rằng các biến độc lập có thể giải thích được 39,4 % sự biến thiên của biến phụ thuộc. Từ kết quả trên, phương trình hồi qui chuẩn hóa được xác định như sau: QUYETDINHCHONDPLV (Y) = 0,444*CN + 0,288*VL + 0,214*CS + 0,196*DP + 0,172*TD + 0,102*CCN Tất cả các hệ số trong phương trình hồi qui trên đây đều mang dấu dương, điều đó có nghĩa là cả 6 nhân tố nghiên cứu đều có tác động tích cực đến quyết định chọn địa phương làm việc. Nói cách khác, khi cải thiện bất kỳ nhân tố nào đều làm gia tăng sự ảnh hưởng đến quyết định chọn địa phương làm việc của sinh viên. Cụ thể, nhân tố CN (Đặc điểm cá nhân) tác động mạnh nhất đến quyết định chọn địa phương làm việc (Beta = 0,444). Tiếp theo lần lượt là các nhân tố VL (Việc làm; Beta = 0,288), CS (Chính sách ưu đãi của địa phương; Beta = 0,214), DP (Đặc điểm riêng của địa phương; Beta = 0,196), TD (Thông tin và quy trình tuyển dụng của địa phương; Beta = 0,172), CCN (Các cá nhân có ảnh hưởng; Beta = 0,102). Để dò tìm hiện tượng đa cộng tuyến cần xác định độ chấp nhận của biến (Tolerance) và hệ số phóng đại phương sai (Variance infl ation factor - VIF). Kết quả cho thấy, các hệ số tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình thấp, khả năng hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra thấp. Hệ số độ chấp nhận cao (Tolerance =1), Phương sai phóng đại của mỗi biến là (VIF)=1<10 chứng tỏ không vi phạm giả đinh Đa cộng tuyến. Phần dư có phân phối xấp xỉ chuẩn (trung bình Mean = 0 và độ lệch chuẩn Std. Dev = 0,991 tức gần bằng 1) dựa vào đồ thị P-P plot biểu diễn các điểm quan sát không phân tán quá xa đường thẳng kỳ vọng, do đó có thể kết luận giả thuyết phân phối chuẩn không bị vi phạm. Kiểm tra giả định về tính độc lập của các phần dư (hay không có tương quan giữa các phần dư): ta dùng đại lượng thống kê Durbin – Watson (d). Đại lượng d này có giá trị từ 0 đến 4. Tra bảng thống kê Durbin – Watson với số mẫu quan sát bằng 351 và số biến độc lập là 6 ta có dL = 1,707 và dU = 1,831. Như vậy đại lượng d = 1,784 nằm trong khoảng (dL; dU) là miền không kết luận về giả định tính độc lập của các phần dư. Tuy nhiên, vì dữ liệu thu thập cho nghiên cứu này không phải là dữ liệu được thu thập và ghi chép một cách tuần tự theo chuỗi thời gian, nên giả định này khó bị vi phạm. Do vậy ta có thể kết luận giả định về tính độc lập của các phần dư được bảo đảm. Mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và biến độc lập: Kiểm tra thông qua phân tích hệ số tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. Kết quả kiểm định có mối liên hệ tuyến tính giữa các cặp biến này. Đồng thời thông qua biểu đồ phân tán Scatterplot với giá trị phần dư chuẩn hóa trên trục tung và giá trị dự đoán chuẩn hóa trên trục hoành. Nhìn vào biểu đồ ta thấy phần dư không thay đổi theo một trật tự nào đối với giá trị dự đoán. Do vậy giả thuyết về liên hệ tuyến tính không bị vi phạm. Kiểm tra giả định phương sai của sai số không đổi, hay phần dư không có tương quan với các biến độc lập trong mô hình. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2015 102 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Qua đồ thị Scater thể hiện mối quan hệ giữa biến dự đoán và phần dư, ta thấy các quan sát phân tán ngẫu nhiên quanh trục 0(tức quanh giá trị trung bình của phần dư). Như vậy, phần dư và biến dự đoán không có mối liên hệ hay không có hiện tượng phương sai của sai số thay đổi. Như vậy, mô hình hồi quy tuyến tính được xây dựng theo phương trình ở trên là không vi phạm các giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính. Do đó, kết quả phân tích hồi qui là đáng tin cậy. 4. Sự khác biệt về quyết định chọn địa phương làm việc của các tổng thể con Kết quả phân tích Independent samples T-Test, phân tích phương sai ANOVA, kiểm định Kruskal - Wallis cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong quyết định chọn địa phương làm việc giữa các nhóm sinh viên theo đặc điểm giới tính, ngành học, trình độ, công việc hiện tại, nơi thường trú và thu nhập của gia đình. Kiểm định sự khác biệt trong quyết định chọn địa phương làm việc giữa các nhóm sinh viên theo trình độ học vấn. Kết quả phân tích ANOVA cho thấy, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong quyết định chọn địa phương làm việc của sinh viên theo trình độ học vấn (sig. = 0,681 > 0,05). Do vậy ta có thể kết luận là không có sự khác biệt trong quyết định chọn địa phương làm việc giữa các nhóm sinh viên theo trình độ học vấn. Bảng 7. Kết quả phân tích phân tích ANOVA sự khác biệt trong quyết định chọn địa phương làm việc theo trình độ học vấn Tổng bình phương df Trung bình bình phương F Sig. Giữa các nhóm 0,771 2 0,385 0,384 0,681 Trong các nhóm 349,229 348 1,004 Tổng 350,000 350 (Nguồn: tác giả) Kiểm định sự khác biệt trong quyết định chọn địa phương làm việc giữa các nhóm sinh viên theo nơi thường trú. Kết quả phân tích ANOVA cho thấy, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong quyết định chọn địa phương làm việc của sinh viên theo nơi thường trú (sig. = 0,942 > 0,05). Do vậy ta có thể kết luận là không có sự khác biệt trong quyết định chọn địa phương làm việc giữa các nhóm sinh viên theo nơi thường trú. Bảng 8. Kết quả phân tích phân tích ANOVA sự khác biệt trong quyết định chọn địa phương làm việc theo nơi thường trú Tổng bình phương df Trung bình bình phương F Sig. Giữa các nhóm 0,120 2 0,060 0,060 0,942 Trong các nhóm 349.880 348 1,005 Tổng 350.000 350 (Nguồn: tác giả) IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Bằng nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn các nghiên cứu liên quan trước đây, đề tài đã xây dựng mô hình nghiên các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn địa phương làm việc của sinh viên Trường Đại học Nha Trang gồm các nhân tố việc làm, đặc điểm riêng của địa phương, thông tin và quy trình tuyển dụng của địa phương, chính sách ưu đãi của địa phương, đặc điểm cá nhân, các cá nhân có ảnh hưởng. Từ các định nghĩa và các nghiên cứu liên quan, đề tài đã xây dựng được tổng cộng 26 biến quan sát dùng để làm thang đo Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 103 đo lường quyết định chọn địa phương làm việc đối với các nhân tố kể trên. Qua kiểm tra độ tin cậy của thang đo bằng phân tích Cronbach Alpha đối với từng nhân tố cho thấy các thang đo đều thỏa. Tuy nhiên, bước phân tích nhân tố EFA đã loại bỏ 02 biến, còn lại 24 biến, được gom thành sáu nhân tố đó là việc làm, đặc điểm riêng của địa phương, thông tin và quy trình tuyển dụng của địa phương, chính sách ưu đãi của địa phương, đặc điểm cá nhân, các cá nhân có ảnh hưởng. Sáu nhân tố này được đưa vào phân tích hồi qui tuyến tính bội bằng phương pháp bình phương bế nhất để đánh giá mức độ tác động của từng nhân tố đến quyết định chọn địa phương làm việc của sinh viên Trường Đại học Nha Trang. Kết quả phân tích hồi qui cho thấy, cả sáu nhân tố trong mô hình nghiên cứu đều có tác động đến quyết định chọn địa phương làm việc của sinh viên Trường ĐHNT với mức độ khác nhau. Trong đó, nhân tố Đặc điểm cá nhân tác động mạnh nhất đến quyết định chọn địa phương làm việc (với Beta = 0,444). Các nhân tố tác động đến quyết định chọn địa phương làm việc tiếp theo lần lượt là Việc làm (với Beta = 0,288); Chính sách ưu đãi của địa phương (với Beta = 0,214); Đặc điểm riêng của địa phương (với Beta = 0,196); Thông tin và quy trình tuyển dụng của địa phương (với Beta = 0,172); Các cá nhân có ảnh hưởng (với Beta = 0,102). Mô hình nghiên cứu giải thích được 39,4% sự biến thiên của biến phụ thuộc. Dựa trên kết quả phân tích hồi qui và các kiểm định, các giả thuyết của mô hình nghiên cứu cũng đã được kiểm định với kết quả trong bảng sau. Bảng 9. Kết quả kiểm định các giả thuyết của mô hình Giả thuyết Nội dung giả thuyết Kết quả kiểm định H1 Cơ hội có việc làm với mức thu nhập cao và phát triển nghề nghiệp của địa phương càng cao thì sinh viên chọn địa phương đó càng nhiều. Chấp nhận H2 Đặc điểm của địa phương càng tốt thì sinh viên chọn địa phương đó càng nhiều. Chấp nhận H3 Thông tin và quy trình tuyển dụng của địa phương càng rõ ràng minh bạch thì càng thu hút được nhiều sinh viên hơn. Chấp nhận H4 Chính sách ưu đãi của địa phương càng tốt thì càng thu hút được nhiều sinh viên về làm viêc. Chấp nhận H5 Địa phương nào có công việc phù hợp với năng lực hay sở thích của sinh viên càng cao thì sinh viên chọn địa phương đó càng nhiều. Chấp nhận H6 Sự định hướng của các thân nhân của sinh viên về việc dự định vào làm việc ở một địa phương nào đó càng lớn thì sinh viên chọn địa phương đó càng nhiều. Chấp nhận H7 Có sự khác biệt trong quyết định chọn địa phương làm việc giữa các nhóm sinh viên theo giới tính. Bác bỏ H8 Có sự khác biệt trong quyết định chọn địa phương làm việc giữa các nhóm sinh viên theo ngành học. Bác bỏ Trong nghiên cứu này tác giả đã đề cập một cách tổng thể đến cả những yếu tố từ địa phương và những yếu tố thuộc về cá nhân cũng như các cá nhân xung quanh đến quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên. Điều này làm cho nghiên cứu có một ý nghĩa nhất định, góp phần củng cố và hoàn thiện hơn việc vận dụng lý thuyết về hành vi và lý thuyết marketing địa phương trong việc thu hút nguồn nhân lực tri thức. Với những kết quả này, đề tài đã hoàn toàn giải quyết được các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2015 104 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG 2. Kiến nghị - Nâng cao khả năng đáp ứng mong đợi cá nhân của sinh viên Kết quả hồi qui cho thấy, nhân tố đặc điểm cá nhân là vấn đề quan trọng nhất, tác động lớn nhất đến quyết định chọn địa phương làm việc của sinh viên Trường Đại học Nha Trang. Thực tế hiện nay, số lượng sinh viên sau khi ra trường có việc làm ngay đúng với nghề nghiệp chuyên môn là còn khá ít, thất nghiệp nhiều là những trở ngại lớn nhất. Nguyên nhân một phần là do chưa có sự gặp nhau giữa nhu cầu nguồn nhân lực của các địa phương và ngành nghề được đào tạo từ trường đại học của sinh viên. Do đó, các địa phương nên: Thiết lập nhiều kênh thông tin trực tuyến để lắng nghe, chia sẻ những tâm tư, nguyện vọng của các bạn trẻ muốn cống hiến. Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho địa phương mình, đồng thời công bố nhu về ngành nghề và số lượng nguồn nhận lực. Chủ động tổ chức phối hợp các doanh nghiệp trên địa bàn liên kết với trường đại học nhằm trang bị những kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết ngay từ thời còn là sinh viên. Các doanh nghiệp tiến hành hợp tác với trường đại học trong khâu đào tạo nhân lực theo yêu cầu về trình độ chuyên môn, tay nghề, rèn luyện kỹ năng cho sinh viên để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. - Tạo nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp Kêu gọi, thu hút đầu tư trong và ngoài nước về địa phương nhằm tạo ra nhiều công ăn, việc làm để tuổi trẻ có cơ hội làm việc không chỉ làm giàu cho bản thân mà còn đóng góp cho gia đình, xã hội. - Đẩy mạnh xây dựng các chính sách ưu đãi để thu hút sinh viên tốt nghiệp - Tăng cường cung cấp thông tin tuyển dụng Trước tiên, các địa phương cần phải cải cách hành chính, nâng cao năng lực chính quyền và minh bạch hóa thông tin. Xử lý nhanh những hồ sơ tuyển dụng đạt yêu cầu và thực hiện theo đúng chính sách thu hút đưa ra. Tránh tình trạng chậm chạp, quy trình phức tạp làm họ phải mất thời gian lâu, chờ đợi dẫn đến chán nản, thất vọng rồi lại đi tìm một cơ hội mới tốt hơn để làm việc. Mạnh dạn giải quyết nhanh chóng, kịp thời những tồn đọng như tình trạng con ông cháu cha, quan liêu, cửa quyền Có như vậy, sinh viên mới có được niềm tin, cơ hội và tương lai để mạnh dạn đến địa phương để làm việc, góp phần nâng cao mạnh mẽ sự phát triển của địa phương mình. Doanh nghiệp địa phương cũng cần thông báo rộng rãi những thông tin tuyển dụng cho các vị trí trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, mạng internet hoặc cũng có thể tiếp cận sinh viên ngay từ lúc họ chuẩn bị tốt nghiệp ở các trường đại học trong những lễ tốt nghiệp được tổ chức hằng năm nhằm giới thiệu về doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động, các vị trí tuyển dụng phù hợp tới từng ngành nghề Qua đó, sinh viên sẽ kịp thời nắm bắt những thông tin và đến địa phương làm việc. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần phải có một qui trình tuyển dụng rõ ràng, chuẩn mực như các doanh nghiệp lớn nhằm đảm bảo tính minh bạch, tuyển đúng người, đúng việc nhằm tạo một niềm tin vững chắc cho sinh viên vào doanh nghiệp của mình. - Nâng cao hình ảnh của địa phương Xây dựng địa phương phát triển theo hướng bền vững, cải thiện môi trường khí hậu trong lành, giảm thiểu ô nhiểm môi trường. Xây dựng mới các trung tâm mua sắm, khu vui chơi giải trí để đáp ứng nhu cầu khi nguồn nhân lực đến địa phương mình làm việc. Tăng cường quản lý thị trường, xây dựng các chương trình bình ổn giá để đảm bảo điệu kiện sống với mức chi phí sinh hoạt rẻ. Xây dựng video clip quảng cáo giới thiệu về địa phương phát trên truyền hình. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 105 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, Số 579/QD-TTg, ngày 19/4/2011. 2. La Nguyễn Thùy Dung, 2011. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc: Trường hợp sinh viên Đại học Cần Thơ. Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh. Đại học Cần Thơ. 3. Hồ Đức Hùng và cs, 2004. Thực trạng và giải pháp marketing địa phương của TP. Hồ Chí Minh. Đề tài khoa học. Viện Nghiên cứu kinh tế phát triển. TP. Hồ Chí Minh. 4. Trần Văn Mẫn và Trần Kim Dung, 2006. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên tốt nghiệp. Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh. Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. 5. Nguyễn Đình Thọ, 2011. Nghiên cứu khoa học trong Quản trị kinh doanh. NXB Lao động - Xã hội. Hà Nội. 6. Trần Huỳnh Phương Trâm, 2010. Nghiên cứu các yếu tố tác động đến xu hướng quay về địa phương làm việc của sinh viên Phú Yên. Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh. Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Tiếng Anh 7. Jennifer, C. Ng & L. Peter, 2009. Should I stay or should I go? Examining the career choices of alternatively licensed teachers in urban schools. Urban Review. 8. Lee, S.E, 1966. A theory of migration. Demography. 9. Torado, P.M., 1969. A model of labor migration and urban unemployment in less developed countries. The American Economic Review.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf13_tran_dieu_4_2015_5297_2024315.pdf
Tài liệu liên quan