Phân biệt màn hình LCD và OLED
Sự phát triển của công nghệ đã giúp màn hình LCD (Liquid Crystal Display) chiếm lĩnh thị trường, dần đẩy màn hình CRT (Cathode Ray Tube) vào “quá khứ”. Ngoài ra, sự góp mặt của màn hình OLED (Organic Light Emitting Diode) cũng góp phần làm thị trường sôi động hơn. Với những ưu điểm gọn, nhẹ, độ phân giải cao hơn, độ tương phản, góc nhìn lớn hơn và tiết kiệm điện năng hơn, màn hình OLED sẽ dần thay thế LCD trong tương lai. Thông tin trong bài viết không mới, chúng tôi cố gắng tổng hợp lại nhằm giúp bạn đọc nắm bắt được những điểm cơ bản về màn hình LCD và OLED.
2 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2353 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân biệt màn hình LCD và OLED, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sự phát triển của công nghệ đã giúp màn hình LCD (Liquid Crystal Display) chiếm lĩnh thị
trường, dần đẩy màn hình CRT (Cathode Ray Tube) vào “quá khứ”. Ngoài ra, sự góp mặt của
màn hình OLED (Organic Light Emitting Diode) cũng góp phần làm thị trường sôi động hơn.
Với những ưu điểm gọn, nhẹ, độ phân giải cao hơn, độ tương phản, góc nhìn lớn hơn và tiết
kiệm điện năng hơn, màn hình OLED sẽ dần thay thế LCD trong tương lai. Thông tin trong bài
viết không mới, chúng tôi cố gắng tổng hợp lại nhằm giúp bạn đọc nắm bắt được những điểm
cơ bản về màn hình LCD và OLED.
MÀN HÌNH LCD
Khái niệm cơ bản
Tinh thể lỏng (liquid crystal) mang đặc tính kết hợp giữa chất rắn và chất lỏng được Friedrich
Reinitzer, nhà thảo mộc học người Áo phát hiện vào năm 1898. Trong tinh thể lỏng, trật tự sắp xếp
của các phân tử giữ vai trò quyết định mức độ ánh sáng xuyên qua. Dựa trên trật tự sắp xếp phân tử
và tính đối xứng trong cấu trúc, tinh thể lỏng được phân thành 3 loại: nematic, cholesteric (chiral
nematic) và smectic; nhưng chỉ tinh thể nematic được sử dụng trong màn hình LCD hay màn hình tinh
thể lỏng.
Màn hình LCD sử dụng ánh sáng nền phát quang để gửi ánh sáng đến các phân tử tinh thể lỏng có
khả năng thay đổi tính phân cực của ánh sáng (các tinh thể lỏng phát sáng gián tiếp); từ đó thay đổi
cường độ ánh sáng truyền qua khi kết hợp với các kính lọc phân cực (Hình 1). Dựa trên kiến trúc cấu
tạo, LCD được chia thành 2 loại chính là LCD ma trận thụ động (DSTN LCD - Dual Scan Twisted
Nematic) và LCD ma trận chủ động (TFT LCD - Thin Film Transistor) hướng đến môi trường ứng dụng
phổ thông và cao cấp. Điểm khác biệt cơ bản giữa hai loại này là cách thức điều khiển mỗi điểm ảnh
(pixel). DSTN LCD có đáp ứng tín hiệu khá chậm (300ms) nên không thích hợp với ứng dụng hiển thị
hình ảnh chuyển động nhanh như xem phim, chơi game. Ngoài ra, khi dòng điện chạy qua một hàng
trong lưới điện cực, các hàng lân cận khác có thể bị ảnh hưởng, làm xuất hiện nhiều điểm sáng “ăn
theo” điểm sáng được kích hoạt. Trong khi đó đối với TFT LCD, lưới điện cực điều khiển được thay
bằng ma trận transistor phiến mỏng (TFT). Mỗi điểm ảnh được điều khiển độc lập bởi một transistor
và được đánh dấu địa chỉ phân biệt. Vì thế, trạng thái của từng điểm ảnh có thể điều khiển độc lập,
đồng thời và tránh được hiện tượng bóng ma như ở DSTN LCD.
Công nghệ panel của LCD
Ngoài các thông số kỹ thuật như độ tương phản, tần số đáp ứng, tốc độ làm tươi thì công nghệ panel
là yếu tố quyết định chất lượng màn hình LCD. Hiện có 3 công nghệ panel chính là Twisted Nematic
(TN), Vertical Alignment (VA) và In-Plane Switching (IPS). Ưu điểm của công nghệ panel TN là có thời
gian đáp ứng rất nhanh (từ 2-5ms) nhưng khả năng hiển thị màu sắc kém và góc nhìn hạn chế nên chỉ
thích hợp sử dụng trong các màn hình LCD phổ thông, không đòi hỏi cao về chất lượng hiển thị. Công
nghệ panel VA có khả năng tái hiện màu sắc sặc sỡ, độ tương phản cao và mở rộng góc nhìn ra 170o
theo cả hai chiều. Dựa trên công nghệ VA (Vertical Alignment), các nhà sản xuất lần lượt đưa ra thêm
MVA (Multi-domain VA) và PVA (Patterned VA). Được đánh giá tốt nhất về chất lượng hiển thị so với
các công nghệ panel khác, công nghệ panel IPS có khả năng thể hiện màu sắc trung thực và rất ấn
tượng, gần tương đương như màn hình CRT và góc nhìn lớn nhất; nhược điểm là chi phí cao. Hiện
có khá nhiều biến thể của công nghệ này như S-IPS (Super-IPS), AS-IPS (Advanced Super IPS), A-
TW-IPS (Advanced True White IPS), trong đó S-IPS là phổ biến nhất.
Ghi chú: Để biết cụ thể màn hình LCD sử dụng công nghệ panel nào, bạn có thể vào trang
tftcentral.co.uk, nhập model sản phẩm, tên nhà sản xuất và chọn Search để tìm thông tin liên quan.
LCD thường và LCD gương
LCD gương xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường và cũng được người dùng ưa chuộng. Vậy
điểm khác biệt giữa LCD thường và LCD gương cũng như ưu điểm của mỗi loại là gì? Về thiết kế, tất
cả màn hình LCD được phủ 1 lớp tán xạ mờ nhằm hạn chế chói mắt, giúp người dùng làm việc thoải
mái hơn trong môi trường có ánh sáng phức tạp. Tuy nhiên, khuyết điểm của lớp tán xạ này là làm
giảm chất lượng hình ảnh hiển thị, giảm độ tương phản, sắc độ màu của hình ảnh và hạn chế góc
nhìn ngang. Công nghệ màn hình gương AR (anti-reflective) có khả năng hấp thu ánh sáng thay cho
công nghệ phản xạ ánh sáng AG (anti glare) áp dụng trong các màn hình LCD thường. Lớp phủ này
giúp màn hình hiển thị màu sắc đậm hơn, 2 màu đen và trắng chuẩn hơn, hình ảnh cũng sắc nét hơn.
Ngoài ra, màn hình gương cũng hiển thị rõ ràng hơn khi sử dụng ngoài trời hoặc ở nơi ánh sáng
mạnh.
MÀN HÌNH OLED
Khái niệm cơ bản
Công nghệ OLED (Organic Light Emitting Diode) sử dụng đi-ốt hữu cơ phát quang được Kodak
nghiên cứu và phát triển từ những năm 1980. Các phân tử OLED có khả năng tự phát sáng (phát
sáng trực tiếp) khi có dòng điện chạy qua nên không cần sử dụng ánh sáng nền phát quang riêng như
LCD. Điều này giúp màn hình OLED tiết kiệm điện năng khá lớn so với màn hình LCD, đồng thời độ
phân giải, độ tương phản và góc nhìn cũng cao hơn. Việc sản xuất màn hình OLED kích thước lớn,
cực mỏng (dày chưa đến 1mm) rất dễ dàng so với màn hình LCD. Ngoài ra, loại màn hình này có thể
cuộn lại, dán vào tường hoặc đem căng lên trong khung như màn hình chiếu phim.
OLED đầu tiên sử dụng các chất phân tử nhỏ (small molecule) phát ra ánh sáng mạnh nhưng có chi
phí sản xuất cao do phải trải qua quá trình lắng đọng trên các tấm nền trong chân không. Kể từ năm
1990, các hợp chất cao phân tử polymer được thay thế do có chi phí sản xuất thấp hơn và thân thiện
với môi trường.
Công nghệ panel của OLED
Về cơ bản, cấu tạo của màn hình OLED gồm nhiều lớp polymer mỏng dán chồng lên nhau, trong đó
có một lớp bằng đi-ốt hữu cơ bị kẹp giữa 2 lớp điện cực (âm và dương) bằng kim loại trong suốt và
phát ánh sáng màu khi có dòng điện nhỏ chạy qua (Hình 2). Có hai loại màn hình OLED, loại thứ nhất
dùng ba loại đi-ốt màu đỏ, xanh lục, xanh dương và loại thứ hai dùng đi-ốt phát ánh sáng trắng để tạo
ra màn hình đen trắng; có thể bổ sung những chất hữu cơ lọc màu (đỏ, xanh lục và xanh dương) để
tạo ra màn hình màu. Cả hai loại đều tạo nên hình ảnh sáng đẹp và dễ nhìn.
Các loại OLED
Tương tự LCD, OLED cũng được chia thành các loại như: OLED ma trận thụ động (passive matrix
OLED), OLED ma trận chủ động (active matrix OLED), OLED trong suốt (transparent OLED), OLED
phát sáng đỉnh (top emitting OLED), OLED gấp được (foldable OLED), OLED trắng (white OLED). Mỗi
loại có những công dụng khác nhau, chẳng hạn OLED ma trận thụ động phù hợp cho các thiết bị có
màn hình nhỏ như điện thoại di động, PDA hoặc máy nghe nhạc MP3. OLED ma trận chủ động tiêu
thụ ít điện năng hơn và tần suất làm tươi nhanh hơn OLED ma trận thụ động, thích hợp để sử dụng
trong màn hình máy tính, TV, bảng điện tử loại lớn. OLED gấp được có tấm nền làm từ các lá kim loại
mềm dẻo hoặc làm từ nhựa. OLED gấp được rất nhẹ, có tuổi thọ cao được ứng dụng trong các bộ
quần áo thông minh, điện thoại di động, bộ thu GPS và màn hình OLED hoặc OLED trắng có thể dùng
để chiếu sáng, thay thế đèn huỳnh quang nhằm tiết kiệm năng lượng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân biệt màn hình LCD và OLED.pdf