Phá giá đồng tiềnI- THỊ TRƯỜNG EUROCURRENCY
Thi trường Eurocurrency là một bộ phận liên kết của các thị trường tài chính quốc tế. trên thị trừơng Eurocurrency các ngân hàng nhận tiền gửi ngắn hạn và cho vay ngắn hạn bằng các đồng tiền không phải là đồng tiền của quốc gia nơi các ngân hàng này trú đóng. Các đồng tiền như vậy gọi là Eurocurrency và các ngân hàng như thế gọi là Eurobank. Các hoạt động của Eurobanks trên thị trường Eurocurrency gọi là eurobanking.
Ở thị trường Eurocurrency, bất kỳ đồng tiền nào cũng có thể là Eurocurrency nếu như nó được ký gửi ở, hoặc nó đựơc dùng để cho vay ngắn hạn bởi một ngân hàng có trụ sở ở ngoài quốc gia phát hành ra nó. Vì thế, nếu một ngân hàng ở London có một khoản tiền gửi bằng đôla úc trong sổ sách của mình thì khoản tiền gửi đó được gọi là khoản tiền gửi euro-đô la úc (euro-australian dollar deposit). Đồng đôla úc sẽ là một eurocurrency nếu nó được gửi tại một ngân hàng ngoài nước Úc.
Từ ‘eurocurrency’ bao gồm euro và currency. Từ currency-tiền tệ hàm ý là các tài sản có và các tài sản nợ ngắn hạn. euro, nói đến châu âu – Europe, thường được sử dụng như là một tiếp đầu ngữ bởi vì thị trường này khởi nguồn từ châu âu, mà chính xác hơn là ở London. Tuy nhiên, ngày nay tiếp đầu ngữ này không chỉ đựơc hiểu đơn thuần là khu vực châu âu nữa. thị trường Eurocurrency hiện trải rộng khắp địa cầu. các trung tâm Eurocurrency hiện đựơc hình thành bên ngoài London và châu âu.
24 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2396 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phá giá đồng tiền, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
PHẦN I : THỊ TRƯỜNG EUROCURRENCY………………………..............
A. KHÁI QUÁT Về EUROCURRENCY……………………………………………….
I- THỊ TRƯỜNG EUROCURRENCY………………………………………………………….
II- CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA THỊ TRƯỜNG EUROCURRENCY……………………………
1. Vị trí địa lý……………………………………………………………………………………
2. Các đồng tiền giao dịch chính……………………………………………………………
3. Thành viên tham gia ………………………………………………………………………
4. Đặc điểm các tài sản nợ của các Eurobanks…………………………………………
5. Đặc điểm các tài sản có………………………………………………………………….
6. Đặc điểm các giao dịch
III. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG EUROCURRENCY…….
1. Đầu những năm 1950………………………………………………………………………
2. Năm 1957-1958………………………………………………………………………………
3. Thập kỷ 1970…………………………………………………………………………………
IV. CƠ CHẾ TẠO VÀ SỬ DỤNG EUROCURRENCY……………………………………….
1. Để hiểu cơ chế tạo và sử dụng Eurocurrency, ta khảo sát ví dụ về cơ chế tạo và sử dụng Eurodollar………………………………………………………………………………………….
2. Quá trình tạo và sử dụng Eurodollar………………………………………………………
V. XÁC ĐỊNH MỨC LÃI SUẤT TRÊN THỊ TRƯỜNG EUROCURRENCY
PHẦN I : THỊ TRƯỜNG EUROCURRENCY
A. KHÁI QUÁT Về EUROCURRENCY
I- THỊ TRƯỜNG EUROCURRENCY
Thi trường Eurocurrency là một bộ phận liên kết của các thị trường tài chính quốc tế. trên thị trừơng Eurocurrency các ngân hàng nhận tiền gửi ngắn hạn và cho vay ngắn hạn bằng các đồng tiền không phải là đồng tiền của quốc gia nơi các ngân hàng này trú đóng. Các đồng tiền như vậy gọi là Eurocurrency và các ngân hàng như thế gọi là Eurobank. Các hoạt động của Eurobanks trên thị trường Eurocurrency gọi là eurobanking.
Ở thị trường Eurocurrency, bất kỳ đồng tiền nào cũng có thể là Eurocurrency nếu như nó được ký gửi ở, hoặc nó đựơc dùng để cho vay ngắn hạn bởi một ngân hàng có trụ sở ở ngoài quốc gia phát hành ra nó. Vì thế, nếu một ngân hàng ở London có một khoản tiền gửi bằng đôla úc trong sổ sách của mình thì khoản tiền gửi đó được gọi là khoản tiền gửi euro-đô la úc (euro-australian dollar deposit). Đồng đôla úc sẽ là một eurocurrency nếu nó được gửi tại một ngân hàng ngoài nước Úc.
Từ ‘eurocurrency’ bao gồm euro và currency. Từ currency-tiền tệ hàm ý là các tài sản có và các tài sản nợ ngắn hạn. euro, nói đến châu âu – Europe, thường được sử dụng như là một tiếp đầu ngữ bởi vì thị trường này khởi nguồn từ châu âu, mà chính xác hơn là ở London. Tuy nhiên, ngày nay tiếp đầu ngữ này không chỉ đựơc hiểu đơn thuần là khu vực châu âu nữa. thị trường Eurocurrency hiện trải rộng khắp địa cầu. các trung tâm Eurocurrency hiện đựơc hình thành bên ngoài London và châu âu.
II- CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA THỊ TRƯỜNG EUROCURRENCY
1. Vị trí địa lý
Thị trường Eurocurrency bắt đầu ở London, nhưng hiện tại, các trung tâm Eurocurrency được hình thành khắp nơi trên địa cầu.
Một trung tâm Eurocurrency là nơi tập trung các Eurobanks. Có một vài điều kiện tiên quyết để cho một nơi trở thành trung tâm Eurocurrency. Các điều kiện tiên quyết này bao gồm :
Môi trường chính trị ổn định
Môi trường kinh doanh thuận lợi
Cơ sở hạ tầng viễn thông tốt
Múi giờ thuận lợi
Chất lượng cuộc sống cao
Các trung tâm Eurocurrency ở châu âu như London, Luxembourg, paris, Zurich, và FRAnkfurt chiếm hơn 60% thị trường Eurocurrency
Ác trung tâm nằm ngoài các nước phát triển chiếm 20% thị trường Eurocurrency toàn cầu, bao gồm các trung tâm ở bahmas, Bahrain, cayman, islands, hongkong, the Netherlands, antiles, panama, và Singapore. ở Singapore, (từ 1968) các ngân hàng được phép thành lập một đơn vị riêng gọi là asian currency unit- acu để nhận tiền gửi bằng ngoại tệ từ các khách hàng là người không cư trú và thực hiện các giao dịch cho vay xuyên biên (cross-border loans)
Các trung tâm tài chính ở bắc mỹ và nhật bản chiếm 20% thị trường eurocurrency toàn cầu. để cạnh tranh với các Eurobanks ở nước ngoài, từ 1981, các ngân hàng mỹ được phép thành lập một đơn vị riêng gọi là international banking facility – ibf để thực hiện giao dịch nhận tiền gửi và cho vay bằng các đồng tiền Eurocurrency và bằng usd với các
Khách hàng không cư trú. Các ibf được phép hoạt động độc lập với các qui chế của mỹ. tương tự, từ 1896, chính phủ nhật cũng cho phép các ngân hàng thành lập các Japanese offshore market – jom.
2. Các đồng tiền giao dịch chính
các Eurobanks nhận tiền gửi và cho vay bằng các đồng tiền Eurocurrency khác nhau.
Đồng đô la mỹ là Eurocurrency quan trọng nhất. lý do chính vẫn là nó là đồng tiền được giao dịch nhiều nhất trên thị trường ngoại hối.
Các đồng tiền Eurocurrency quan trọng khác là : mác đức, yên nhật, bảng anh, franc thụy sỹ, franc pháp và guilder hà lan. Kể từ 3/2002, đồng tiền chung châu âu euro sẽ thay thế mác đức franc pháp và guilder hà lan. Đồng euro được dự doán sẽ trở thành đồng tiền mặt, cạnh tranh với đôla mỹ.
Eurobanking là một phần của hoạt động kinh doanh ngân hàng quốc tế
Eurobanking là hoạt động kinh doanh ngân hàng, trong đó ngân hàng nhận tiền gửi và cho vay ngắn hạn bằng các đồng tiền eurocurrency. Hoạt động kinh doanh ngân hàng quốc tế liến quan đến các giao dịch với người không cư trú bằng đồng bản tệ và ngoại tệ, cũng như các giao dịch với người cư trú trong nước bằng đồng ngoại tệ.
Vì thế,eurobangking chỉ là một phần hoạt động trong các hoạt động kinh doanh ngần hàng quốc tế.
3. Thành viên tham gia
các eurobank, thường là chi nhánh của các ngân hàng quốc tế có trụ sở ở các trung tâm Eurocurrency, hoạt động trong một môi trường cạnh tranh cao. Nguồn thu nhập chính là chệnh lệch giữa lãi cho vay và lãi tiền gửi.
các công ty đa quốc gia tham gia thị trường với tư cách là các khách hàng vay vốn hay gửi tiền tại các Eurobanks.
Các ngân hàng trung ương tham gia thị trường với tư cách là các khách hàng, chủ yếu gửi tiền tại các Eurobanks.
Các ngân hàng trong nước tham gia thị trường với tư cách là các khách hàng vay vốn hay gửi tiền tại các Eurobanks.
Các tổ chứ tài chính quốc tế như worldbank tham gia thị với tư cách là các khách hàng vay vốn hay gửi tiền tại các Eurobanks.
Qui chế điều chỉnh
Các eurobank hoạt động độc lập với các qui chế của các chỉnh phủ.
Thông thường các Eurobanks không phải duy trì dự trữ bắt buộc, không chịu sử quản lý về trần lãi suất và không tham gia bảo hiểm tiền gửi. đặc điểm này làm tăng tính hiểu quả của Eurobanks.
4. Đặc điểm các tài sản nợ của các Eurobanks
là các khoản tiền gửi có kỳ hạn hoặc call deposits, chứ không phải là tiền gửi thanh toán.
Tiền gửi Eurocurrency mang tính lưu hoạt cao. Kỳ hạn tiền gửi Eurocurrency phần lớn là một ngày cho đến vài tháng. Khoảng 1/3 số tiền gửi có kỳ hạn không quá 8 ngày, và gần 90% có kỳ hạn không quá 6 tháng. Rất ít tiền gửi có kỳ hạn quá một năm.
Các khoản tiền gửi Eurocurrency được tạo ra khi một Eurobank nhận tiền gửi kỳ hạn từ khách hàng và chuyển số tiền giử đó sang một Eurobank khác. Sự thay đổi quyền sở hữu khoản tiền gửi ban đầu được ghi chép trong sổ sách của một ngân hàng trong nước. khoản tiền gửi eurodeposit đầu tiên được tạo ra bằng việc chyển số tiền gửi từ một ngân hàng trong nước sang một Eurobank.
Các Eurobanks có thể phát hành các ncd – chứng chỉ tiền gửi khả nhượng. đây thực sự là phương thức các ngân hàng Eurobank ưu chuộng hơn cả nhằm huy động vốn cho vay, do tiền gửi dưới hình thức này ngày càng có khuynh hướng kéo dài thời hạn và lãi xuất của nó thường thấp hơn lãi xuất liên ngân hàng. Mệnh giá ncd tối thiểu là usd 500.00, song phổ biến là ở mức usd 1000.000 hoặc lớn hơn nữa.
5. Đặc điểm các tài sản có
Các ngân hàng Eurobank cho các khách hàng của mình (các Eurobank khác hoặc các công ty đa quốc gia) vay vốn Eurocurrency thông qua hai công cụ chính : hạn mức tín dụng và cam kết tín dụng tuần hoàn.
hạn mức tín dụng Eurocurrency (Eurocurrency line) : là hạn mức Eurobank xem xét và cấp cho khách hàng của mình. Khách hàng có thể vay vốn ngắn hạn trong phạm vi hạn mức như vậy. Hạn mức tín dụng có thể được điều chỉnh hàng năm.
Các cam kết tín dụng tuần hoàn (revolving commitments) : là cam kết trong đó Eurobank đồng ý cho một khách hàng vay vốn bằng Eurocurrency bằng cách quay vòng khoản vay trong thời hạn từ 3 đến 5 năm. Ví dụ, một công ty có thể vay mới bằng cách quay vòng các khoản vay 180 ngày vào ngày đáo hạn với mức lãi suất phổ biến vào ngày đáo hạn.
Ngoài ra, dùng vốn Eurocurrency, các Eurobank có thể tham gia vào các giao dịch cho vay đồng tài trợ (syndicated loan). Các khoản cho vay đồng tài trợ là dài hạn theo hợp đồng. tuy nhiên lãi suất được điều chỉnh theo kỳ hạn 3 tháng hay 6 tháng. Vì vậy, có thể nói, các khoản cho vay đồng tài trợ là các khoản cho vay ngắn hạn được phép quay vòng (rollover loan).
6. Đặc điểm các giao dịch
các giao dịch (vay tiền và gửi tiền) thường với số tiền lớn, cỡ một triệu đôla hoặc nhiều hơn. Vì vậy, thị trường Eurocurrency là thị trường sỉ/bán buôn, một đặc điểm làm tăng tính hiệu quả của Eurobanks.
Các giao dịch trên thị trường Eurocurrency phần lớn là các giao dịch liên ngân hàng. Khoảng 70% các giao dịch trên thị trường Eurocurrency được thực hiện giữa các ngân hàng. Nợ của các ngân hàng chiếm đến hơn một nửa tổng nợ của các ngân hàng Eurobanks. Vốn lưu chuyển từ một ngân hàng này sang một ngân hàng khác phát sinh từ nhiều lý do khác nhau. Đặc điểm này có cả hai hàm ý : tiêu cực và tích cực. hàm ý tích cực là ở chỗ “dưới một bàn tay vô hình”, vốn được chuyển dịch hữu hiệu từ những người cho vay ròng đến những người cho vay ròng, làm cho các nguồn lực tài chính đựơc phân bổ một cách tối ưu. Hàm ý tiêu cực là tính “lan truyền bệnh dịch” : khó khăn phát sinh trong một ngân hàng có thể lan truyền nhanh chóng trong toàn hệ thống.
Lãi suất áp dụng :
các giao dịch liên ngân hàng được thực hiện dựa trên cơ sở hai loại lãi suất cơ bản : lãi suất bán vốn liên ngân hàng (interbank offered rate : LIBOR, HIBOR,PIBOR,SSIBOR) và lãi suất mua vốn liên ngân hàng (interbank bid rate : LIBID, HIBID,PIBID,SIBID); lãi suất bán vốn liên ngân hàng là lãi suất tại đó các ngân hàng sẵn sang cho vay lẫn nhau, lãi suất mua vốn liên ngân hàng là lãi suất tại đó các ngân hàng sẵn sang nhận tiền gửi của nhau. Chênh lệch giữa hai loại lãi suất này thường vào khoảng 1/8 của 1% đối với hầu hết các loại tiền gửi Eurocurrency quan trọng.
lãi xuất tiền gửi Eurocurrency được niêm yết tương ứng với các kỳ hạn từ một ngày đến vài năm. Tuy nhiên, các kỳ hạn chuẩn mực là 1,2,3,6,9 và 12 tháng.
Áp lực cạnh tranh làm cho sự chênh lệch giữa các lãi suất liên ngân hàng giữa các trung tâm đối với từng loại Eurocurrency rất nhỏ.
III. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG EUROCURRENCY
1. Đầu những năm 1950
Thị trường Eurocurrency bắt đầu là một thị trường eurodollar vào đầu những năm 1950. thời gian này liên bang xô viết cần giải quyết vấn đề sau: duy trì số dư us dollar từ nguồn xuất khẩu (khoáng sản), mà tránh đựơc rủi ro số tiền đó có thể bị đóng băng hay tịch thu nếu gửi ở ngân hàng mỹ. cách giải quyết là liên bang xô viết ký gửi nguồn vốn us dollar vào các tài khoản đặc biệt mở tại các ngân hàng châu âu hay, nói một cách chung chung, tại các ngân hàng mà hoạt động của chúng không chịu sự kiểm soát của chính phủ mỹ.
2. Năm 1957-1958
Có hai quá trình phát triển dẫn đến tăng cầu và cung Eurodollar :
năm 1957 : các ngân hàng anh quốc bắt đầu thực hiện các giao dịch bằng usd với các khách hàng là người không cư trú, đẫn đến sự tích trữ các số dư Eurodollar.
Năm 1958 : các đồng tiền châu âu được chuyển đổi tự do. Các ngân hàng châu âu được phép duy trì các khoản bằng đồng usd thay vì phải đổi chúng lấy bản tệ với ngân hàng trung ương.
3. Thập kỷ 1970
sau các đợt tăng giá dầu 1973/1974, các nước OPEC tích lũy số dư dollar khổng lồ và gửi tại các ngân hàng Eurobanks.
Sự phát triển nhanh chóng của các công ty đa quốc gia : cung và cầu usd tăng nhanh.
Các yếu tố động lực khác
Eurobank hoạt động hiệu quả trong vai trò là trung gian giữa các người đi vay và cho vay vì :
hoạt động độc lập với các qui chế của chính phủ
giao dịch với khối lượng lớn
bộ máy hoạt động gọn nhẹ
cạnh tranh cao độ
khách hàng có độ tín nhiệm cao
IV. CƠ CHẾ TẠO VÀ SỬ DỤNG EUROCURRENCY
1. Để hiểu cơ chế tạo và sử dụng Eurocurrency, ta khảo sát ví dụ về cơ chế tạo và sử dụng Eurodollar.
Eurodollar và đồng dollar lưu hàng tại mỹ :
một đồng Eurodollar không phải là một đồng tiền tách biệt khỏi đồng dollar ở mỹ
đồng Eurodollar có giá trị trao đổi như là đồng dollar lưu hành tại mỹ
đồng Eurodollar khác với đồng dollar lưu hành tại mỹ ở các khía cạnh như vị trí địa lý tiền gửi và lãi suất áp dụng
2. Quá trình tạo và sử dụng Eurodollar
các đồng Eurodollars được tạo ra khi một khoản tiền gửi bằng dollar được chuyển từ một ngân hàng mỹ ra một ngân hàng ngoài nước mỹ. quá trình tạo ra Eurodollar có thể được minh họa bằng các ghi chép trên các tài khoản chữ T biểu diễn trạng thái thay đổi tài sản của các bên tham gia.
Bước 1 : giả sử rằng trước khi các đồng Eurodollar được tạo ra một công ty đa quốc gia hà lan có một số tiền là usd 100 gửi vãng lai (demand deposit) ở một ngân hàng new york. Các giao dịch Eurodollar thường tối thiểu là usd 500000, tuy nhiên chúng ta sử dụng usd 100 để làm đơn giản hóa ví dụ mà chúng ta minh họa. Tiền gửi của công ty hà lan được phản ánh trên sổ sách của ngân hàng new york, công ty hà lan, và ngân hàng dự trữ liên bang new york (federal reserve bank of new york)
USD 20
USD 100
Reserve deposit due N.Y bank as part of its reserve requirement (assume 20% reserve requirement)
(3) Federal Reserve Bank of New York Bank
(2) Dutch Corp
Demand deposit due dutch corp
Demand deposit held with N.Y.Bank
USD 100
Bước 2 : giả sử công ty hà lan quyết định chuyển số dư dollar tiền gửi vãng lai thành tiền gửi được hưởng lãi suất (tiền gửi kỳ hạn). công ty này có thể yêu cầu ngân hàng new york đầu tư số tiền này vào các công cụ của thị trường tiền tệ như trái phiếu kho bạc mỹ hay giấy chứng nhận tiền gửi có kỳ hạn (time certificate of deposit) của chính ngân hàng new york. Tuy nhiên, có thể do lãi suất cao hơn mà công ty hà lan quyết định chuyển sang tiền gửi có kỳ hạn và gửi tại một ngân hàng ở London. Ta có kết quả sau :
-USD 100
(5) London Bank
Demand deposit held with N.Y.Bank
(4) New York Bank
Demand deposit due dutch corp
Demand deposit due London Bank
+USD 100
-USD 100
(6) Dutch corporation
Demand deposit held with N.Y.Bank
Time deposit in London bank
-USD 100
+USD 100
ở bước này, khoản tiền gửi Eurodollar được hình thành. Ngân hàng London, ngân hàng nước ngoài – ngân hàng ngoài nước mỹ - có một khoản nợ tiền gửi usd 100. khoản nợ tiền gửi này ứng với một khỏan có có tiền gửi vãng lai của ngân hàng lodon tại ngân hàng new york. Mức tiền giử ở mỹ không thay đổi, tuy nhiên quyền sở hữu tiền gửi đã chuyển từ công ty hà lan sang ngân hàng London (đối với mỹ, công ty hà lan là công ty nước ngoài, còn ngân hàng London là ngân hàng nước ngoài). Yêu cầu dự trữ tại federal bank và cung tiền tệ tại mỹ không thay đổi.
bước 3 : vì ngân hàng London trả lãi tiền gửi có kỳ hạn cho công ty hà lan, ngân hàng London muốn đầu tư số tiền gửi dollar để có tiền lời. giả sử ngân hàng London quyết định giữ lại usd 100 tiền gửi tại ngân hàng new york như là một khoản dự trữ thanh toán và cho ngân hàng paris vay usd 90. đây là khoản vay liên ngân hàng (interbank loan) và thường được thực hiện dưới dạng là ngân hàng London chỉ thị cho ngân hàng new jork bằng điện chuyển tiền (wire/telex) chuyển tiền từ tài khoản của mình sang tài khoản ngân hàng paris.
Khoản vay mà ngân hàng London cho ngân hàng paris vay được phản ánh trên các tài khoản chữ T như sau :
(7) London Bank
Demand deposit in N.Y bank
Loan to Paris Bank
+USD 90
-USD 90
(8) Paris Bank
Demand deposit in N.Y bank
+USD 90
+USD 90
Dollar loan repayable to London bank
(9) New York Bank
Demand deposit in London bank
Demand deposit in Paris bank
-USD 90
+USD 90
Khoản nợ tiền gửi vãng lai tại ngân hàng new york không thay đổi. Tuy nhiên, quyền sở hữu usd 90 tiền gửi đã được chuyển từ ngân hàng London sang ngân hàng paris. Cần lưu ý ở đây là tổng tiền gửi Eurodollar, tiền gửi kỳ hạn của công ty hà lan, vẫn giữ nguyên usd 100. Quyền sở hữu tiền gửi tại ngân hàng new york đã chuyển sang chủ mới và nghĩa vụ hoàn trả (Eurodollar loan) được tạo ra ở châu âu.
Bước 4. giả sử ngân hàng paris cho vay lại số tiền usd 90 cho nhà nhập khẩu pháp, người đang tìm kiếm khoản vay bằng dollar để thanh toán một lô hàng nhập khẩu từ mỹ. các giao dịch ghi chép khoản vay được thể hiện như sau :
(10) Paris Bank
Demand deposit in N.Y bank
Dollar loan to French Importer
+USD 90
-USD 90
(11) French Importer
Dollar check drawn on N.Y bank
+USD 90
Loan payable in dollars to Paris bank
+USD 90
Nếu nhà nhập khẩu pháp có mở tài khoản tại ngân hàng new york, nhà nhập khẩu pháp có thể gửi số tiền vay tại ngân hàng new york chứ không phải giữ tấm séc như nói ở trên. Nhà nhập khẩu cũng có thể chỉ thị cho ngân hàng paris chuyển số tiền vay bằng dollar trực tiếp cho nhà xuất khẩu new york. Trong trường hợp này, có thể kết hợp hai giao dịch (11) và (12) làm một. để đơn giản, chúng ta giả sử các giao dịch tách biệt nhau và nhà nhập khẩu pháp nắm giữ tấm séc như một tài sản.
Giả sử nhà xuất khẩu new york mở một tài khỏan tại cùng ngân hàng new york và gửi tòan bộ tiền nhận thanh toán tại ngân hàng này. Khi nhà nhập khẩu pháp thanh toán cho nhà xuất khẩu new york, giao dịch sẽ được ghi chép như sau:
(12) French Importer
Inventory
+USD 90
-USD 90
(13) New York exporter
Dollar check drawn on N.Y bank
+USD 90
Demand deposit in N.Y bank from deposit of chek received
Inventory
-USD 90
(14) New York bank
Demand deposit due Paris bank
Demand deposit due N.Y exporter
-USD 90
+USD 90
Việc sử dụng khoản vay Eurodollar của ngân hàng paris để thanh toán cho nhà xuất khẩu mỹ không làm thay đổi lượng tiền gửi vãng lai của các ngân hàng mỹ. chỉ có sự thay đổi duy nhất là nghĩa vụ đối với ngân hàng nứơc ngoài (paris bank) chuyển sang thành nghĩa vụ đối với doanh nghiệp trong nước (nhà xuất khẩu new york)
Bước 5 : cuối cùng nhà nhập khẩu pháp phải kiếm dollar để hoàn trả khoản vay Eurodollar cho ngân hàng paris. Để có dollar, nhà nhập khẩu pháp bán hàng nhập khẩu nhận dollar hoặc bán hàng nhập khẩu nhận franc và rồi sử dụng franc để mua dollar trên thị trường ngoại hối. trong ví dụ này chúng ta giả sử rằng nhà nhập khẩu Pháp dùng francs có sẵn mua usd 90, rồi sử dụng để hoàn trả khoản vay (bỏ qua lãi suất). các giao dịch có thể được biểu diễn như sau :
-USD 90
+USD 90
(15) French Importer
-USD 90
-USD 90
(16) Paris Bank
(a)French francs
(Dollar equivalent)
(a)U.S currency
(b)U.S currency
+USD 90
Dollar loan to French import
Dollar deposit in N.Y bank (to reflect deposit of dollar currency received)
(17) New York bank
Demand deposit due Paris bank
Currency
+USD 90
+USD 90
(b)Loan payable in dollars to Paris bank
-USD 90
Bước 6 : cuối cùng, ngân hàng paris hòan trả khoản vay cho ngân hàng London bằng chuyển khoản số tiền usd gửi ngân hàng new york (bỏ qua lãi suất )
+USD 90
(18) Paris Bank
-USD 90
(19) London Bank
Dollar deposit in N.Y bank
-USD 90
Dollar deposit in N.Y bank
Loan to Paris bank
(20) New York bank
Demand deposit due London bank
Demand deposit due Paris bank
+USD 90
Loan from London bank
-USD 90
-USD 90
Tóm tắ quá trình tạo và sử dụng Eurodollar
Bằng tài khoản chữ T, ta thấy hầu hết các giao dịch đựơc cân bằng. sau hàng chuỗi các giao dịch, ngân hàng new york nợ ngân hàng London usd 100 mà số tiền gửi vãng lai này ban đầu là của công ty hà lan được gửi kỳ hạn tại ngân hàng London, rồi được chuyển sang ngân hàng paris, và sau đó lại đựơc chuyển trả cho ngân hàng London. Thêm vào đó, ngân hàng new york nhận số tiền usd 90 để cân đối với số tiền gửi vãng lai tăng lên, thuộc quyền sỡ hữu của nhà xuất khẩu new york. Giao dịch cuối này không khác giao dịch mà trong đó nhà xuất khẩu bán hàng thu tiền mặt trong nước rồi gửi số tiền bán hàng tại new york bank.
Hầu như không có gì thay đổi với ngân hàng London sau hàng loạt các giao dịch xảy ra. Ngân hàng London sở hữu tiền gửi vãng lai usd 100 tại ngân hàng new york, đồng thời nợ tiền gửi kỳ hạn usd 100 của công ty hà lan. Tương tự, khởi đầu, ngân hàng paris không có số dư tiền gửi lẫ số dư nợ vay và khi kết thúc, toàn bộ các tài khoản liên quan được cân đối.
Công ty hà lan cuối cùng có số tiền gửi kỳ hạn usd 100 tại ngân hàng London thay vì có tiền gửi vãng lai usd 100 tại ngân hàng new york. Nhà nhập khẩu pháp có số hàng hóa trong kho trị giá usd 90, tuy nhiên số dư tiền mặt bằng franc giảm xuống một lượng tương đương là usd 90.
Nhà xuất khẩu new york có số dư tiền mặt thêm là usd 90 từ doanh thu bán hàng và gửi tại ngân hàng new york. Hàng hóa trong kho của nhà xuất khẩu giảm một lượng là usd 90 (giả sử bán hàng theo giá thành, không có lãi).
Trong suốt quá trình diễn ra các giao dịch, số dư dự trữ tại new york federal reserve bank không thay đổi, vẫn ở mức usd 20 đối với usd 100 tiền gửi vãng lai tại ngân hàng new york, mặc dù số tiền này qua tay nhiều người ở châu âu. Không cần thếm số dư dự trữ bắt buộc cho số tiền gửi của nhà xuất khẩu new york bởi vì số tiền gửi này được cân đối 100% với tài khoản tiền mặt của ngân hàng new york.
100
90
90
90
90
90
New York Bank
(4)DD Dutch corp
(9)DD London bank
(14)DD Paris bank
(17)Dollar currency
(20)DD Paris bank
London bank
Dollar Currency
(1)DD Dutch corp
(4)DD London bank
(9)DD Paris bank
(14)Dollar currency
(17)DD Paris bank
(20)DD London bank
DD London bank
DD NY exporter
100
100
90
90
90
90
100
90
(5)DD YN bank
(7)Loan Paris Bank
100
90
(5) DD Dutch Corp
(7) DD YN bank
100
90
V. XÁC ĐỊNH MỨC LÃI SUẤT TRÊN THỊ TRƯỜNG EUROCURRENCY
Lãi suất cho vay ở mỹ
Lãi suất cho vay Eurodollar
Lãi suất tiền gửi Eurodollar
Lãi suất tiền gửi Mỹ
Chên lệch ở Mỹ
Chên lệch Eurodollar
Eurobanks có khả năng trả lãi suất tiền gửi cao hơn và thu lãi suất cho vay thấp hơn so với các ngân hàng trong nước. đây là lợi thế cạnh tranh và là nguyên nhân cơ bản giúp cho thị trường Eurocurrency tồn tại.
Lý do chính làm cho chênh lệch giữa lãi suất cho vay là lãi suất tiền gửi áp dụng bởi các ngân hàng trong nước cao hơn so với các Eurobanks là vì các ngân hàng trong nước phải tuân thủ các qui chế kiểm soát của chình phủ. Đây là lý do mang tính thực tế.
Về mặt lý thuyết, có thể chỉ ra rằng qui luật cung cầu buộc các Eurobanks phải áp dụng các mức lãi suất cạnh tranh như trên. Đồ thị đường cung cầu các ngưồn vốn Eurocurrency, và kết quả lãi suất ở điểm cân bằng, có hình dạng như sau :
S
D
Q
iD
iE
iL
iE
Trong đó :
D là cầu nguồn vốn Eurocurrency
S là cung nguồn vốn Eurocurrency
iE là lãi suất tiền gửi tại điểm cân bằng cung cầu
iD lãi suất nhận tiền gửi trong nước
iL lãi suất cho vay trong nước
VI- CHỨC NĂNG CỦA CÁC THỊ TRƯỜNG EUROCURRENCY
Thị trường Eurocurrency có ba chức năng chính :
tạo một nguồn vốn quốc tế đặc biệt hấp dẫn đối với các công ty đa quốc gia
là nơi tích trữ khả năng thanh khoản thặng dư
tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại và đầu tư quốc tế phát triển
VIII- FORWARD RATE AGREEMENT (FRA)
1. Khái niệm FRA
FRA là một trong những công cụ phổ biến mà các ngân hàng Eurobanks sử dụng để phòng ngừa rủi ro về biến động lãi suất
FRA là một hợp đồng giữa hai bên, trong đó một bên đồng ý vào một ngày xác định trong tương lai thanh toán cho bên kia tiền lãi trên cơ sở một mức lãi suất cố định được thỏa thuận ngày hôm nay, còn bên kia đồng ý vào cùng ngày thanh toán tiền lãi trên cơ sở lãi suất thả nổi (floating), chẳng hạn lãi suất LIBOR
2. Các chi tiết cơ bản của một FRA
ngày bắt đầu hợp đồng / ngày kí hợp đồng
ngày thanh toán / ngày đáo hạn hợp đồng
kỳ hạn FRA – kỳ hạn áp dụng tính lãi
số tiền vốn danh nghĩa (notional principal)
lãi suất cố định thỏa thuận
lãi suất thả nổi (lãi suất theo thị trường)
bên thanh toán tiền lãi theo lãi suất cố định được thỏa thuận từ trước, được gọi là bên mua, holder of a long FRA
bên thanh toán tiền lãi theo lãi suất thả nổi được xác định vào ngày thanh toán , được gọi là bên bán, holder of a short FRA
3. Thanh toán hợp đồng FRA
theo FRA, vào ngày đáo hạn – ngày thanh toán, khi mà lãi suất thả nổi được xác định, bên mua thanh toán cho bên bán tiền lãi theo lãi suất cố định như đã thỏa thuận, còn bên bán thanh toán cho bên mua tiền lãi theo mức lãi suất thả nổi được xác định vào ngày đáo hạn. nếu vậy, thật là phức tạp khi bên mua thanh tóan cho bên bán rồi bên bán lại thanh toán cho bên mua. Trong thực tế thỉ chỉ số tiền ròng là đựơc thanh toán, tức hoặc bên mua thanh tóan cho bên bán hoặc bên bán thanh toán cho bên mua, tùy thuộc vào sự biến động của lãi suất thả nổi (LIBOR).
Bên mua sẽ được bên bán thanh toán nếu như lãi suất thả nổi cao hơn lãi suất cố định thỏa thuận từ trước và số tiền phải thanh tóan là :
Số tiền vốn danh nghĩa x (LIBOR -lãi suất cố định)x(Số ngày kỳ hạn FRA/360)
Bên bán sẽ được bên mua thanh toán nếu như lãi suất cố định thỏa thuận từ trước cao hơn lãi suất thả nổi và số tiền phải thanh toán là :
Số tiền vốn danh nghĩa x (lãi suất cố định - LIBOR)x(Số ngày kỳ hạn FRA/360)
4. Sử dụng công cụ FRA như thế nào ?
bên bán hợp đồng FRA là bên đối mặt với rủi ro về lãi suất trong trường hợp lãi suất giảm trong tương lai.
bên mua hợp đồng FRA là bên đối mặt với rủi ro về lãi suất trong trường hợp lãi suất tăng trong tương lai.
Ví dụ , ta có các thông số sau về các giao dịch nhận tiền gửi và cho vay của một Eurobank.
số tiền vốn danh nghĩa : usd 1000000
lãi suất tiền gửi 6t : 6%
lãi suất cho vay 3t : 6.25%
vậy để phòng ngừa rủi ro lãi suất giảm sau 3 tháng, Eurobank có thể bán một FRA như sau :
số tiền danh nghĩa : usd 1000000
thời hạn hợp đồng : 3 tháng (90 ngày)
kỳ hạn FRA : 3 tháng (90 ngày)
lãi suất cố định : 6.25 % (áp dụng cho kỳ hạn 3 tháng)
lãi suất thả nổi : LIBOR 3t, xác định sau 3t, vào ngày đáo hạn hợp đồng.
vậy sau 3 tháng, nếu lãi suất giảm thì tuy tiền lãi thu từ khoản cho vay giảm nhưng ngân hàng lại được người mua FRA thanh toán phần chênh lệch giữa lãi suất cố định thỏa thuận và lãi suất thả nổi FIBOR.
B. ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯƠNG EUROCURRENCY :
Có không ít những ý kiến phản đối sự tồn tại của thị trường Eurocurrency
Làm tăng mối nguy hiểm của tòan hệ thống quốc tế
Góp phần làm tăng tỷ lệ lạm phát.
Tuy nhiên cũng không phủ nhận vai trò của nó trong thương mại quốc tế.
Góp phần thúc đẩy họat động thương mại giữa các chủ thể kinh tế tư nhân và giữa các quốc gia.
Cầu nối chuyển vốn từ những nước thặng dư đến những nước thâm hụt.
Góp phần làm tỉ giá ổn định hơn.
CO1 nhCcccccccccc
PHẦN II – BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
Bài tập tình huốn: vay bằng đồng tiền nào?
Một công ty có nhu cầu vay 1.200.000 USD trong thời hạn 5 năm để tài trợ cho một dự án đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu. Chủ đầu tư liên hệ với một ngân hàng thương mại ở TP. HCM để xin vay vốn. Sau khi thẩm định dự án đầu tư, ngân hàng chấp thuận trên nguyên tắc là có thể cho chủ đầu tư vay hoặc bằng USD hoặc bằng VNĐ. Trong trường hợp vay bằng USD, các điều kiện cơ bản của hợp đồng tín dụng như sau:
Số tiền vay: 1.200.000 USD
Thời hạn: 5 năm
Thời gian ân hạn: 2 năm
Lãi suất: SIBOR 6T + 2%
Tiền lãi thanh toán vào cuối kỳ thứ 6 và lãi suất được điều chỉnh 6 tháng thành một lần theo SIBOR 6 tháng tại thời điểm điều chỉnh lãi suất.
Hoàn trả vốn vay: Vốn sẽ được hoàn trả đều trong 3 năm kể từ năm thứ 3 và hoàn trả vào cuối mỗi năm.
SIBOR 6T hiện hành: 4,75% năm.
Trong trường hợp vay vốn bằng VND, các điều kiện cơ bản của hợp đồng tín dụng như sau:
Số tiền cho vay: Số tiền VND tương đương 1.200.000 USD qui đổi theo tỷ lệ hiện hành.
Thời gian : 5 năm.
Thời gian ân hạn: 2 năm.
Lãi suất: 9,6%/năm.
Tiền lãi thanh toán vào cuối kỳ thứ 6 và lãi suất được cp61 định trong suốt thời gian cho vay.
Hoàn trả vốn vay: Vốn sẽ được hoàn trả từng phần đều trong 3 năm kể từ măm thứ 3 và hoàn trả vào cuối mỗi năm.
Tỷ giá hiện hành (VNĐ/USD): 15.900 VNĐ/USD
Yêu cầu:
Trình bày nhận định của anh/chi của sự biến đông của tỷ giá giửa VNĐ và USD trong thời gian tới.
Khái quát quá trình biến động lãi suất của USD từ năm 2000 đến nay.
Giả sử:
Mức tăng tỷ lệ giữa VNĐ và USD hàng năm là 3%.
Sau mỗi 6 tháng, SIBOR 6T tăng thêm 0.25% và dừng lại ổn định ở mức 6.5%/năm.
Nhà đầu tư áp dụng suất chiết khấu là 12% cho các dự án đầu tư của mình.
Anh/chị hãy giúp nhà đầu tư so sánh chi phí vay vốn giữa hai phương án, vay vốn bằng USD và vay vốn bằng VND, và tư vấn cho các nhà đầu tư lựa chọn phưng án vay vốn với chi phí thấp nhất.
Nếu vay bằng USD, khách hàng có gặp rủi ro về hối đoái hay không?
Trong trường hợp vay bằng VND, ngân hàng có thể gặp những rủi ro nào (ngoài rủi ro tín dụng)? Anh/chị hãy đề nghị các biện pháp phòng ngừa rủi ro thích hợp.
Trong trường hợp vay bằng USD, ngân hàng có thể huy động vốn từ các nguồn nào? Ngân hàng có thể gặp những rủi ro nào? Anh/chị hãy đề nghị các biện pháp phòng ngừa rủi ro thích hợp.
Trả lời :
Trình bày nhận định về sự biến động của tỷ giá giữa VNĐ và USD trong thời gian tới.
Biến động giá và tỷ giá của Việt Nam và Mỹgiai đoạn 2001 - 2007
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Chỉ số giá củaMỹ (%)
100
100
102.3
105
108.6
112.1
116.2
Chỉ số giá củaViệt Nam (%)
100
100
103.1
111.2
120.4
128.3
139.3
Tỷ giá USD/VND
14.725
15.280
15.510
15.740
15.859
15.994
16.241
Biến động tỷ giá danh nghĩa hàng năm so với năm 2001
1
1.038
1.053
1.069
1.077
1.086
1.103
Chỉ số tỷ giá thực so với năm 2001
1
1.037
1.045
1.01
0.972
0.949
0.92
Tỷ giá thực
14.725
15.280
15.510
15.740
15.859
15.994
16.241
Nguồn: Tính toán trên số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam và Thống kê Tài chính quốc tế của IMF. Số liệu 2007 là số liệu của tháng 8.
Ngày 10-10-2007, giá bán ra đô la Mỹ của ngân hàng là 16.084 đồng, nhưng cũng ngày này tháng trước thì giá bán ra là 16.244 đồng. Diễn biến này nếu xem tỷ giá của Việt Nam là tự do biến động theo thị trường thì chúng ta gọi là tiền đồng Việt Nam tăng giá (appreciation) 160 đồng, hay ngược lại đô la Mỹ giảm giá.
Nhưng đó chỉ là cái bóng bên ngoài của tỷ giá hay còn gọi là biến động của tỷ giá danh nghĩa (nominal exchange rate), giá trị thực của nó mới là điều mà chúng ta cần quan tâm. Tỷ giá thực là tỷ giá sau khi đã điều chỉnh sự khác biệt tương đối lạm phát giữa Việt Nam và Mỹ.
Giả sử rằng, giá cá tra mà các doanh nghiệp Việt Nam sẵn sàng bán tại Mỹ là 2 đô la một kg, giả sử rằng tất cả chi phí để xuất 1 kg cá này là 1,5 đô la và như vậy doanh nghiệp có lợi nhuận là 0,5 đô la cho mỗi kg và quy đổi sang Việt Nam đồng là 0,5 x 16.084 = 8.042 đồng. Lợi nhuận này có thể bị ảnh hưởng bởi ba yếu tố cơ bản về mặt vĩ mô. Thứ nhất là tỷ giá, thứ hai là giá bán tại Mỹ và thứ ba là chi phí mua tại Việt Nam.
Nếu một tháng tới, giả sử rằng giá của đô la chỉ còn 15.000 đồng và giá bán ở Mỹ lẫn giá mua ở Việt Nam không thay đổi thì lợi nhuận của các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra sang Mỹ tự động teo lại. Hay nói cách khác doanh nghiệp này đang bất lợi từ tiền đồng lên giá. Các nhà nhập khẩu từ Mỹ được lợi từ tiền đồng lên giá.
Cần tổng quát hoá bài toán này để phân tích một cách tổng thể cho quốc gia nhằm trả lời cho câu hỏi rằng liệu có phải các nhà xuất khẩu Việt Nam đang bất lợi hay không? Hay ở phía bên kia, có phải là các nhà nhập khẩu Việt Nam đang hưởng lợi hay không?
Bây giờ chúng ta phân tích bằng giá cả tổng quát trong nền kinh tế. Sự thay đổi của giá cả tổng quát này đó chính là lạm phát của Mỹ và Việt Nam. Giá trị thực của tiền đồng (gọi tắt là tỷ giá thực so phương - bilateral real exchange rate) là sự chênh lệch của sự thay đổi giữa tỷ giá danh nghĩa, lạm phát ở Mỹ và lạm phát ở Việt Nam.
Hiểu đơn giản là nếu tỷ giá của Việt Nam ổn định, thì khi lạm phát của Việt Nam đang cao hơn lạm phát của Mỹ thì giá trị thực của đồng Việt Nam đang tăng giá; và ngược lại. Bây giờ chúng ta rà soát lại dữ liệu này giữa Mỹ và Việt Nam.
Năm 2001 có thể được xem là một năm mà lạm phát của Việt Nam bắt đầu đổi chiều, từ giảm phát sang lạm phát và kéo dài cho đến nay. Do vậy, chúng tôi lấy đó làm mốc để tính toán sự thay đổi giá trị thực của Việt Nam đồng.
Nếu quan sát trên tỷ giá danh nghĩa, so sánh biến động giữa các năm thì Việt Nam đồng vẫn mất giá tương đối so với đô la Mỹ một cách đều đặn. Chẳng hạn, nếu năm 2001 tỷ giá là 14.752 đồng và tỷ giá trung bình của năm 2006 là 15.994 đồng thì Việt Nam đồng vẫn mất giá so với năm gốc là 8,6%. Thế nhưng lạm phát cao của Việt Nam đang gây bất lợi nếu tính bằng tỷ giá thực.
Bảng bên dưới cho thấy, từ năm 2001, giá cả ở Mỹ tăng 16,2% trong khi giá ở Việt Nam tăng 39,3%. Do đó, dù tỷ giá danh nghĩa của Việt Nam có đánh giá thấp một cách tương đối so với đô la Mỹ (10%) thì tỷ giá thực vẫn cho thấy tiền đồng của Việt Nam đang định giá cao 8% kể từ năm 2001. Điều này chứng tỏ các doanh nghiệp xuất khẩu sang Mỹ đang bất lợi từ tỷ giá và ngược lại các doanh nghiệp nhập khẩu sử dụng đồng đô la đang hưởng lợi.
Tuy nhiên, với chế độ tỷ giá kiểm soát như Việt Nam hiện nay, để ra quyết định thay đổi tỷ giá cần phân tích bao quát hơn. Ta không chỉ giao thương với Mỹ, mà còn nhiều nước khác. Bài sau chúng tôi sẽ tính toán tỷ giá thực đa phương để có nhận định cuối cùng là tỷ giá thực của Việt Nam đang tăng hay giảm giá một cách tổng thể.
Nếu quan sát trên tỷ giá danh nghĩa, so sánh biến động giữa các năm thì Việt Nam đồng vẫn mất giá tương đối so với đô la Mỹ một cách đều đặn.
Tình hình biến động lãi suất của USD từ năm 2002 đến nay :
Thực trạng hiện nay ở nước ta:
Hiện nay, hàng loạt các ngân hàng đang chạy đua về lãi suất huy động vốn bằng USD. Mức lãi suất tiền gửi USD của nhiều ngân hàng TMCP đã tăng cao hơn so với lãi suất cơ bản của đồng USD mà FED áp dụng (5,25%). Thêm vào đó, hầu hết các ngân hàng TMCP cũng đã điều chỉnh tăng lãi suất huy động bằng VNĐ. Nguyên nhân chủ yếu khiến thị trường huy động vốn sôi động là do mặt bằng lãi suất tiết kiệm không hấp dẫn bằng các kênh đầu tư khác, do đó các ngân hàng TMCP buộc phải tăng lãi suất, chấp nhận tăng chi phí đầu vào. Theo Bà Nguyễn Phước Huyền Anh, Phó Phòng Marketing Ngân hàng Nam Á: “Theo thông lệ, thị trường tín dụng sẽ tăng mạnh vào 2 quý còn lại của năm, nhất là vào quý IV. Vì vậy, đây là thời gian các ngân hàng phải có kế hoạch dự trữ vốn để đáp ứng nhu cầu vốn tăng cao vào dịp cuối năm. Điều này dẫn đến việc các ngân hàng phải tăng lãi suất huy động USD lẫn VNĐ để huy động nguồn vốn đủ lớn phục vụ nhu cầu trong thời gian tới.”
Nhu cầu vay vốn của nền kinh tế trong những tháng cuối năm là rất lớn. Ngay tại thời điểm này, nhiều DN, nhất là những DN hoạt động trong lĩnh vực XNK đã phải cần một lượng tiền lớn để thực hiện các đơn hàng. Giám đốc một DN hoạt động trong lĩnh vực XNK hàng tiêu dùng cho biết: “ So với VNĐ thì lãi suât USD thấp có lợi cho DN, chúng tôi thường vay USD và đổi ra VNĐ rồi trả lãi bằng USD sẽ có lợi hơn nhiều, chính bởi thế, nhiều DN thích vay USD”. Bên cạnh đó, các dự án lớn đã và đang được thực hiện ở những lĩnh vực: năng lượng, xây dựng, giao thông vận tải… sẽ cần một nguồn vốn không nhỏ. Ngoài ra, từ nay đến cuối năm sẽ có nhiều DN lớn thực hiện IPO nên thu hút một nguồn vốn đáng kể từ dân cư và các DN, tổ chức; quyết định 1141/QĐ-NHNN của NHNN VN về tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc bằng VNĐ…., đây là những nguyên nhân quan trọng để giới kinh doanh ngân hàng dự báo sẽ có những đợt tăng lãi suất huy động trong thời gian tới, nhất là với việc huy động ngoại tệ. Bởi thế, sau khi Sacombank và Đông Á tăng lãi suất huy động ngoại tệ vào cuối tháng 6, ngay đầu tháng 7/2007, ngân hàng An Bình đã mở đầu bằng việc điều chỉnh lãi suất huy động USD với biểu lãi suất cao nhất trên thị trường hiện nay. Biên độ tăng lãi suất USD của ABBank ở các kỳ hạn 1, 2, 3, 6, 10, 11, 12 và 24 tháng dao động từ 0,12%/năm đến 0,73%/năm; trong đó, tăng mạnh nhất là các kỳ hạn 10 và 11 tháng. Cũng trong lần điều chỉnh này, ABBank đã tăng lãi suất huy động VNĐ với biên độ tăng từ 0,005%/tháng đến 0,05%/tháng. Ngân hàng Nam Á cũng đã tham gia nhóm các ngân hàng tăng lãi suất USD với mức tăng khá cao, hiện đang hơn các ngân hàng khác từ 0,05 đến 0,15%/năm. Eximbank cũng không chịu “ngồi yên” khi vừa công bố điều chỉnh lãi suất tiền gửi USD theo xu hướng tăng. Tuy nhiên, theo nhận định của một Tổng giám đốc NHTMCP có trụ sở tại Hà Nội thì mặc dù tăng lãi suất nhưng việc huy động vốn bằng USD lại không khả quan, ngay tại ngân hàng của ông, dù lãi suất USD đã đứng vào top những ngân hàng có lãi suất cao nhất trên thị trường thì việc huy động vốn USD chỉ bằng 1/3 huy động VNĐ. Nguyên nhân chính là do mấy năm trở lại đây biến động tỉ giá hàng năm giữa USD và VNĐ thường chỉ trên dưới 1%, Ngân hàng Nhà nước thường khống chế để mức biến động này không tăng quá cao, vì thế sẽ rất có lợi nếu gửi tiết kiệm bằng VNĐ. Vì thế người dân thường yên tâm và thích gửi tiết kiệm bằng VNĐ bởi lãi suất cao hơn hẳn so với gửi bằng USD.
Để thu hút VNĐ nhằm đảm bảo nhu cầu vốn cho các DN, một loạt các ngân hàng khác như VPBank, VIB Bank, Maritime Bank và PG Bank cũng lao vào chiến dịch hút vốn bằng các chương trình khuyến mãi hấp dẫn với giải thưởng cực lớn. Đây cũng là cách mà nhiều ngân hàng lựa chọn, thay vì tăng lãi suất huy động. Một ngân hàng có nhiều dòng sản phẩm, nếu cứ liên tục tăng lãi suất thì sẽ không thể chịu nổi gánh nặng đầu vào. Vì thế, để chạy đua với việc tăng lãi suất huy động vốn trên thị trường, một số ngân hàng tập trung mạnh vào mảng khuyến mãi, quà tặng lớn, vừa thu hút được khách hàng, vừa nâng cao được thương hiệu. Đơn cử như chương trình khuyến mãi của Techcombank có giải đặc biệt là một chiếc Mercedes và rất nhiều giải thưởng có giá trị khác đã và đang thu hút được một lượng vốn không nhỏ. Được biết, từ khi bắt đầu chương trình vào ngày 1/7/2007, chỉ sau 17 ngày (ngày 20/7) ngân hàng hày đã huy động được 759,6 tỉ đồng, một con số cao nhất từ trước đến nay trong các đợt khuyến mãi huy động vốn. Thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, giá vàng đang lên.. là một trong rất nhiều cơ hội để người dân đầu tư những khoản tiền nhàn rỗi nhằm sinh lời. Bởi thế, nếu không có những chiến lược kinh doanh hợp lý thì các ngân hàng sẽ bị cạnh tranh mạnh và mục tiêu tăng trưởng tín dụng, dư nợ của những tháng cuối năm sẽ bị ảnh hưởng.
Lựa chọn phương án vay vốn :
Sibor 6T + 2%
Sibor 6T hiện hành = 4.75%/năm
i6t = 1 +
i1năm
− 1
i1năm
2
=
i1năm
i6t
Sau 6 tháng
6,75
3,375%.CF1 = 3,375x1200 = 40,5 ngàn USD
Sau 12 tháng
7
3,5%. CF2 = 3,5x1200 = 42 ngàn USD
Sau 18 tháng
7,25
3,625%.CF3 = 3,625x1200 =43,5 ngàn USD
Sau 24 tháng
7,5
3,75%.CF4 = 3,75x1200 = 45 ngàn USD
Sau 30 tháng
7,75
3,875%.CF5 = 3,875x1200 = 46,5 ngàn USD
Sau 36 tháng
8
4%.CF6 = 4x1200 = 48 ngàn USD
Sau 42 tháng
8,25
4,125%.CF7 = 4,125x1200 = 49,5 ngàn USD
Sau 48 tháng
8,5
4,25%.CF8 = 4,25x1200 = 51 ngàn USD
Sau 54 tháng
8,5
4,25%.CF9 = 4,25x1200 = 51 ngàn USD
Sau 60 tháng
8,5
4,25%.CF810 = 4,25x1200 = 51 ngàn USD
S (VND/USD) = 15900 VND/USD
Mỗi năm tăng 3% F Sau năm SI: 16.377 VND/USD
Sau năm SII: 16.868,31 VND/USD
Sau năm SIII: 17.374,36 VND/USD
Sau năm SIV: 17.895,60 VND/USD
3,75 3,5 3,625 3,75 3,875 4 4,125 4,25 4,25 4,25 (%)
USD VND S (VND/USD)
40,500 643.950.000 15.900
42.000 667.800.000 15.900 i6t = (1 + 12%)1/2 – 1
43,500 712.399.500 16.377 = 5.38%/6tháng
45.000 736.965.000 16.377
46,500 784.376.415 16.868,31
48.000 809.648.880 16.868.31
49,500 860.030.820 17.374,36
51.000 886.092.360 17.374,36
51.000 912.675.600 17895,60
51.000 912.675.600 17895,60
PVA10 = 643.950.000x(P/F,5,83%,1) + 667.800.00x(P/F,5,83%,2) + 712.399.500x(P/F,5,83%,3) + 736.965.000x(P/F,5,83%,4) +784.376.415x(P/F,5,83%,5) +809.678.800x(P/F,5,83%,6) +400.000x16.868,31x(P/F,12%,3) +860.030.820x(P/F,5,83%,7) +886.092.360x(P/F,5,83%,8) +400.000 x17.374,36x(P/F,12%,4) + 912.675.600 x (P/F,5,83%,9) +912.675.600x(P/F,5,83%,10) + 400.000x17.895,6 x (P/F,12%,5)
= 608.457.858 + 596.250.591 + 601.031.477 + 587.505.150 + 590.854.498 + 576.315.090 +
4.802.745.233 + 578.432.174 + 563.129.946 + 4.416.562.312 + 548.071570 + 517.879.212 + 4.061.585.376
=19.048.838.479 VND
Đi vay bằng VND
Số tiền đi vay: 1.200.000x 15.900 = 19.080.000 nghìn VND
i6tháng = = 4,8%
à tiền lãi 6 tháng: 19.080.000x 4,8%
CF1 = CF2 = CF3 = CF4 = CF5 = CF6 = CF7 = CF8 = CF9 = CF10 = 915.840 nghìn VND
PV = 915.840x(P/A,5.83%,10) + 6.360.000x(P/A,12%,3)x(P/F,12%,2)
= 6.795.533 + 12.177.587
= 18.973.120 nghìn VND
è Đi vay bằng VND có lợi hơn.
Rủi ro hối đóai có thể gặp nếu khách hang vay vốn bằng USD
Nếu không tham gia bảo hiểm rủi ro tỷ giá, một dự án có thể mất trắng hàng trăm tỷ đồng. Thế nhưng, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn thờ ơ với dịch vụ này, mặc dù các ngân hàng đã sẵn sàng cung cấp sản phẩm và hành lang pháp lý đã có.Trên thị trường Việt Nam, đã có trường hợp một dự án đầu tư bằng dây chuyển, thiết bị công nghệ của châu Âu nên chủ dự án đã vay USD sau đó đổi thành Euro để mua thiết bị.Tại thời điểm tính chi phí vốn, giá USD khá cao so với Euro và chủ đầu tư đã không lường trước rủi ro tỷ giá có thể xảy ra. Một thời gian sau, giá USD giảm mạnh so với Euro, dự án bị âm một lượng tiền khá lớn và buộc phải vay thêm ngần đó để cộng vào chi phí vốn.
Hai rủi ro khi đi vay :
Rủi ro thứ nhất là tỷ giá. Bất cứ một dự án nào vay vốn bằng ngoại tệ sản xuất kinh doanh nhưng khi thu hồi vốn bằng một đồng tiền khác, lập tức xuất hiện rủi ro, thậm chí tới hàng chục tỷ đồng sau khi quy đổi. Rủi ro thứ hai là lãi suất. Có hai loại lãi suất: thả nổi và cố định. Thông thường khi đi vay, doanh nghiệp muốn vay lãi suất cố định nhằm tối ưu hoá hạch toán chi phí vốn để dự án đạt hiệu quả cao nhưng ngân hàng lại chỉ mong muốn doanh nghiệp vay với lãi suất thả nổi do ngân hàng chỉ huy động được nguồn vốn với lãi suất thả nổi và ngắn hạn. Mặc dù ý muốn của doanh nghiệp là vậy, nhưng thực tế, lãi suất luôn biến động với bất kỳ một đồng tiền nào.Lấy ví dụ với đồng USD: có thời điểm trên thị trường thế giới, USD ở ngưỡng 7,5%/năm nhưng có thời gian xuống “ầm ầm” tới 1%/năm và “ngóc lên” 5,25%/năm nhưng hiện tại đang là 4,5%/năm.
Các biện pháp phòng ngừa rủi ro :
Trước hết hệ thống ngân hàng cần tự nâng cao năng lực và khả năng quản trị rủi ro của mình, chính các NHTM phải tự mình phòng ngừa rủi ro cho mình. Bên cạnh đó tăng cường khâu kiểm soát nội bộ của chính các NHTM, tăng cường hiệu lực và hiệu quả của thanh tra ngân hàng Nhà nước, xử lý nghiêm cán bộ của cả doanh nghiệp và ngân hàng. Chính phủ cần kiên quyết không chỉ đạo các NHTM gia hạn nợ cho một số tổng công ty thua lỗ kéo dài; đồng thời kiên quyết và đẩy nhanh tiến độ sắp xếp lại các DNNN.
6. Trong trường hợp cho vay bằng USD, ngân hàng có thể huy động vốn từ : Để tăng nguồn huy động USD, thời gian qua một số NH đã áp dụng các biện pháp như tăng lãi suất, phát hành kỳ phiếu, cộng lãi suất thưởng...
ví dụ : Eximbank tăng lãi suất từ 0,1 - 0,25 %/năm ở các kỳ hạn 1 tháng - 12 tháng; NH TMCP Á Châu (ACB) tăng từ 0,01 - 0,15 %/năm, người gửi tiết kiệm trên 5.000 USD còn được cộng thêm lãi suất từ 0,1 - 0,62 %/năm... Mức lãi suất huy động USD của các NH kỳ hạn 12 tháng hiện nay dao động từ 4,85 - 5,3 %/năm.
Ngoài tăng lãi suất, một số NH còn sử dụng hình thức phát hành kỳ phiếu huy động USD có kỳ hạn với mức lãi suất khá hấp dẫn, nhỉnh hơn so với lãi suất huy động USD bình thường. Chẳng hạn, NH TMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank) phát hành kỳ phiếu USD thời hạn 4 tháng với mức lãi suất 4,6 - 4,8 %/năm, 8 tháng từ 4,75 - 4,95 %/năm, 11 tháng từ 4,95 - 5,15 %/năm; ABBANK dự kiến huy động 30 triệu USD qua việc phát hành kỳ phiếu ghi danh kỳ hạn 6 tháng có mức lãi suất 5 %/năm, 11 tháng với lãi suất 5,2 %/năm.
Các rủi ro ngân hàng có thể gặp : nguy cơ rủi ro tỷ giá, rủi ro lãi suất đối với tổ chức tín dụng và khách hàng trong diễn biến khó lường của tỷ giá và lãi suất trên thị trường quốc tế.
Đề nghị các biện pháp phòng ngừa rủi ro :
Đối tượng cho vay bằng ngoại tệ sẽ bị thu hẹp đáng kể so với trước đây. Theo những thông tin ban đầu từ Vụ Chính sách tiền tệ, lượng ngoại tệ tới đây mà các ngân hàng được xem xét quyết định cho vay sẽ chỉ gồm 3 nhu cầu: Thứ nhất, thanh toán cho nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ phục vụ sản xuất, kinh doanh. Thứ 2, phục vụ việc trả nợ nước ngoài trước hạn.
Cuối cùng là thực hiện các dự án đầu tư, sản xuất, kinh doanh hàng hoá và dịch vụ xuất nhập khẩu mà khách hàng vay có đủ nguồn thu ngoại tệ để trả nợ và lãi vay. Ở đây, có một thay đổi rất rõ và đáng kể, đó là việc vay vốn ngắn hạn không có nguồn thu ngoại tệ sẽ không được phép vay nữa. Ngoài ra, khác hẳn với Quyết định 966, cơ chế “thỏa thuận” xin-cho đối với các nhu cầu vốn nằm ngoài quy định phải qua sự đồng ý của Thống đốc NHNN sẽ không còn tồn tại nữa.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ha_6161.doc