Oxi hóa anốt hợp kim nhôm ở điện áp cao trong dung dịch muối kiềm

Muối (NaPO3)6 có khả năng kéo dài thời gian oxi hóa của quá trình oxi hóa anốt hợp kim nhôm điện áp cao, nâng cao độ cứng của màng oxi hóa, tuy nhiên nó lại làm cho bề mặt của màng sần sùi, nhiều lổ nhỏ, khả năng chồng ăn mòn thấp; thêm Na2WO4 với nồng độ thích hợp sẽ nâng cao đươc độ dày, độ cứng cũng như khả năng chống chịu được sự ma sát và ăn mòn, nồng độ của Na2WO4 quá cao sẽ làm dung dịch điện phân trở nên đục, ảnh hưởng tới độ ổn định của hệ; khi thêm đồng thời cả hai chất phụ gia với lượng thích hợp màng oxi hóa đạt được những tính năng tốt hơn rất nhiều

pdf8 trang | Chia sẻ: truongthinh92 | Lượt xem: 1627 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Oxi hóa anốt hợp kim nhôm ở điện áp cao trong dung dịch muối kiềm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
68 OXI HÓA ANỐT HỢP KIM NHÔM Ở ĐIỆN ÁP CAO TRONG DUNG DỊCH MUỐI KIỀM Trần Tấn Nhật* Nguyễn Xuân Hoàn** TÓM TẮT Để so sánh sự ảnh hưởng của muối trong dung dịch điện phân tới độ dày lớp phủ (lớp màng oxi hóa) và thời gian oxi hóa của quá trình oxi hóa anốt hợp kim nhôm ở điện áp cao,lớp phủ oxi hóa được chế tạo bằng cách oxi hóa anốt hợp kim nhôm trong ba hệ dung dịch điện phân khác nhau là Na2SiO3, Na2HPO4, NaAlO2. Độ dày của lớp phủ được đo bằng máy đo độ dày TT230. Khả năng chống ăn mòn của hệ Na2SiO3 được đánh giá thông qua phương pháp ăn mòn giọt nhỏ. Hình dạng bề mặt của lớp màng oxi hóa được quan sát bằng máy hiển vi điện tử quét (SEM). Kết quả nghiên cứu cho thấy độ dày và khả năng chống ăn mòn của lớp màng oxi hóa trên bề mặt hợp kim nhôm tăng lên rõ rệt khi thêm muối Na2WO4. Thời gian oxi hóa được kéo dài và độ cứng của lớp màng oxi hóa tăng lên sau khi thêm natrihexametaphosphat vào ba hệ điện phân nói trên. Khi thêm đồng thời natrivolframat và natrihexametaphotphat vào hệ điện phân natrisilicat với tỉ lệ 1 : 1 thì kết cấu lớp màng oxi hóa rất vững chắc và khả năng chống ăn mòn rất cao. HIGH-VOLTAGE ANODIC OXIDATION OF ALUMINUM ALLOY 6063 IN ALKALINE SALT SOLUTION SUMMARY In order to compare the effects of oxygen acid salt in electrolytes on the film thickness and the oxidation time in the process of high voltage anodic oxidation of aluminum alloy 6063 , the oxidation films were prepared by anodic oxidation of the aluminum alloy in the three electrolyte systems of Na2SiO3, Na2HPO4, NaAlO2. The film thickness was determined by TT230 eddy current thickness gauge. The corrosion resistance of Na2SiO3 system was evaluated through dropping corrosion testing. The surface morphology of oxidation film was observed by the scanning electronic microscope (SEM). The results show that the thickness and corrosion resistance of the film can be significantly increased after tungstate was added in the three electrolytes. Oxidation time was extended and the hardness of the film was increased after adding sodium hexametaphosphate in the three electrolytes. When two additives of tungstate and sodium hexametaphosphate was simultaneously added in silicate mn electrolyte according to the proportion of 1:1, compact film with high corrosion resistance was formed. *ThS. NCS. Trường Đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh **TS. Trường Đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh KHOA HỌC KỸ THUẬT & CÔNG NGHỆ Tạp chí Đại học Công nghiệp 69 Trong nghiên cứu này chúng tôi thực hiện với điện áp trong phạm vi từ 180 V – 380 V, bởi vì quá trình oxi hóa sinh ra một lượng lớn tia lửa ở anốt (anodic spark deposition) [5]. Qúa trình oxi hóa anốt hợp kim nhôm [ 6,7] thường được thực hiện tương đối nghiêm ngặt như : thời gian thực hiện từ 30 – 60 phút, nhiệt độ tương đối cao, sau khi kết thúc quá trình oxi hóa phải tiến hành bịt kín các lổ nhỏ trên lớp phủ. Sự lựa chọn oxi hóa anốt hợp kim nhôm ở điện áp cao là do quá trình tiến hành không gây ô nhiễm môi trường, thực hiện qúa trình oxi hóa hợp kim nhôm với mật độ dòng thấp (3A⋅dm−2 ) nhằm tiết kiệm năng lượng. Nếu quá trình oxi hóa thực hiện trong thời gian quá ngắn thì lớp màng oxi hóa tạo ra rất mỏng, độ dày chỉ từ vài µm [9]. Vì vậy để nâng cao được các yêu cầu : độ dày, khả năng chống ăn mòn của lớp phủ cũng như bề mặt lớp phủ phải bóng, sáng và không có khe hở thì quá trình phối chế dung dịch phải ở độ chính xác và hợp lí cao. Trong nghiên cứu này chúng tôi tiến hành oxi hóa anốt hợp kim nhôm với điện áp cao trong ba hệ dung dịch điện phân khác nhau là : Na2SiO3, Na2HPO4 va NaAlO2 , nhằm mục đích nghiên cứu và so sánh sự ảnh hưởng của mỗi hệ muối tới : thời gian oxi hóa, độ dày của lớp phủ, hình dạng bề mặt và khả năng chống ăn mòn của lớp phủ ( lớp màng oxi hóa). 1. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM 1.1. Vật liệu và thiết bị thực nghiệm Thực nghiệm sử dụng bản hợp kim nhôm với quy cách 30×40×2.0 mm, thành phần chủ yếu (% về khối lượng) của các nguyên tố là : 0.2~0.6 Si , 0.35 Fe , 0.10 Cu , 0.10 Mn , 0.45~0.9 Mg , 0.10 Zn ,còn lại là Al. Hóa chất tinh khiết : KOH、Na2 SiO3、(NaPO3)6、NaOH、Na2HPO4、NaAl、 Na2B4O7 . Thiết bị thực nghiệm : nguồn điện một chiều có thể điều chỉnh từ 0~380 V; máy hiển vi điện tử quét SEM ( JSM26360, Nhật Bản) ; máy thực nghiệm ma sát vi mô ( UMT – II, Trung Quốc); máy dòng xoáy kĩ thuật số đo độ dày ( TT230, Trung Quốc). 1.2. Thực nghiệm Quy trình công nghệ của quá trình oxi hóa anốt điện áp cao : đánh bóng hóa học → dùng nước tẩy sạch các ion → oxi hóa anốt điện áp cao → tẩy sạch các ion → hong khô → tiến hành đo lường các chỉ tiêu của màng oxi hóa. Qúa trình oxi hóa bắt đầu ở mật độ dòng là 0 A.dm−2, trong 10 giây đầu mật độ dòng tăng lên 3A.dm−2 ; trong quá trình oxi hóa điện áp liên tục tăng cao, mật độ dòng cố định là 3A.dm−2. Khi điện áp đạt tới 372 V thì không tăng nữa, lúc này mật độ dòng bắt đầu giảm và khi giảm tới 1,6 A.dm−2 thì quá trình oxi hóa kết thúc. Trong quá trình oxi hóa có sử dụng đường ống làm lạnh và máy khuấy để khống chế nhiệt độ luôn ở dưới 40℃. Sau khi kết thúc quá trình thực nghiệm, ghi lại thời gian và tiến hành kiểm tra đo lường các chỉ tiêu, tính năng của màng oxi hóa. 1.2.1. Pha chế các hệ dung dịch điện phân Lựa chọn pha chế ba hệ dung dịch điện phân cơ bản, sau đó thêm vào mỗi hệ trên muối và chất phụ gia. Các hệ dung dịch điện phân được pha chế như bảng 1, trong đó C4H4O6Na2 là chất phòng chống sự phát hỏa và H3BO3 là chất dùng để điều chỉnh pH. Oxi hóa anốt hợp kim nhôm 70 Bảng 1 : Thành phần các hệ dung dịch điện phân Hệ điện phân Thành phần Muối pH Na2SiO3 KOH 2 g.L−1 , Na2SiO3 15 g.L−1 C4H4O6Na2 Na2WO4 hoặc (NaPO3)6 12-13 Na2HPO4 Na2HPO4 10 g.L−1, Na2B4O7 5 g.L−1 C4H4O6Na2 Na2WO4 hoặc (NaPO3)6 8-9 NaAlO2 NaOH 2 g.L−1, NaAlO2 10 g.L−1 C4H4O6Na2 , H3BO3 Na2WO4 hoặc (NaPO3)6 11-12 1.2.2. Phương pháp thực nghiệm về độ chống ăn mòn của màng oxi hóa Thành phần của chất ăn mòn : K2CrO7 3g,HCl 25 cm3(d =1.19),nước cất 75 cm3. Cho 1 giọt dung dịch chất ăn mòn lên bề mặt của lớp màng oxi hóa đã được làm sạch và đồng thời ghi thời gian, khi giọt dung dịch vừa chuyển thành màu xanh thì thí nghiệm kết thúc. Làm lại thí nghiệm 3 lần, lấy giá trị trung bình, dựa trên kết quả đó sẽ đánh giá được khả năng chống ăn mòn của lớp màng oxi hóa. 2. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 2.1. Hiện tượng thí nghiệm Tiến hành oxi hóa anốt hợp kim nhôm điện áp cao với ba hệ dung dịch điện phân trên. Khi thí nghiệm bắt đầu, do có sự tác dụng của dòng điện 1 chiều vào dung dịch điện phân làm cho trên bề mặt của anốt hợp kim nhôm xảy ra quá trình oxi hóa điện hóa, tạo nên lớp màng oxi hóa mỏng, sau đó lớp màng oxi hóa dày dần lên, để mật độ dòng ổn định thì điện áp của dòng điện 1 chiều phải liên tục tăng. Khi điện áp vượt qua giới hạn 220 V, trên bề mặt lớp màng oxi hóa có hiện tượng phóng điện và kèm theo hiện tượng cháy sáng còn gọi là hồ quang điện [1]. Đối với 3 hệ điện phân trên thì thời gian hồ quang dài ngắn khác nhau. Hệ Na2SiO3 và NaAlO2 , do màng oxi hóa hình thành và phát triển rất nhanh nên thời gian hồ quang chỉ khoảng 20 giây. Đối với hệ Na2HPO4 trong thành phần dung dịch có muối Na2B4O7 nên quá trình lắng đọng chậm hơn so với hai hệ kia. Vì vậy màng oxi hóa phát triển chậm, thời gian hồ quang là 52 giây. 2.2. Sự ảnh hưởng của muối đến thời gian oxi hóa và độ dày của lớp màng oxi hóa 2.2.1. Sự ảnh hưởng của muối natrihexametaphotphat - (NaPO3)6 đến thời gian oxi hóa Ba hệ dung dịch điện phân được pha chế như ở bảng 1, sau đó thêm vào ba hệ trên muối (NaPO3)6 với các nồng độ khác nhau. Kết quả thực nghiệm được biểu thị ở hình 1. Tạp chí Đại học Công nghiệp 71 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 10 12 14 16 18 20 (NaPO3)6 / (g⋅L−1) tim e / m in Na2SiO3 Na2HPO4 NaAlO2 Hình 1: Mối quan hệ giữa nồng độ (NaPO3)6 trong các hệ điện phân khác nhau và thời gian oxi hóa Muối natrihexametaphotphat là loại chất phân tán vô cơ thường dùng[2,3], nó có khả năng làm phân tán các chất vô cơ khó hòa tan trong nước, cản trở hay can thiệp tới lượng kết tinh của muối vô cơ khó tan trên bề mặt kim loại. Sự có mặt của (NaPO3)6 trong hệ Na2SiO3 làm giảm rõ rệt lượng Al(OH)3 và SiO2 kết tủa trên bề mặt kim loại, vì vậy trong phạm vi nồng độ nhất định có thể kéo dài thời gian oxi hóa; khi nồng độ của (NaPO3)6 đạt tới 5g.L− 1 trở lên thì thời gian oxi hóa của hệ Na2SiO3 không thay đổi. Đối với hệ Na2HPO4, thêm (NaPO3)6 với một lượng nhất định sẽ làm tăng nồng độ của gốc 24HPO − trong dung dịch, có lợi cho việc tạo màng, tốc độ tạo màng tăng thì thời gian oxi hóa càng ngắn; khi nồng độ của (NaPO3)6 vượt qua 5g.L− 1, tác dụng phân tán và tốc độ tạo màng giảm làm cho thời gian oxi hóa tăng lên [8]. Trong hệ NaAlO2, nồng độ của ion 2AlO − rất cao nên tốc độ tạo thành Al(OH)3 lớn, tác dụng phân tán của (NaPO3)6 không rõ ràng, thời gian oxi hóa thay đổi không lớn. Tóm lại, nồng độ của (NaPO3)6 ở mức hợp lí là từ 2g.L−1∼5g.L−1. 2.2.2. Ảnh hưởng của nồng độ muối natrivonframat - Na2WO4 tới độ dày của màng Chất phụ gia Na2WO4 có tác dụng làm tăng hiệu suất tạo màng, lí do là khi nồng độ chất phụ gia Na2WO4 tăng lên, làm tăng đáng kể sự hình thành các trung tâm tạp chất [10] trên bề mặt hợp kim nhôm, làm cho diện tích khu vực hồ quang tăng lên rõ rệt, do đó độ dày của màng không ngừng tăng lên. Khi pha chế, mỗi hệ dung dịch điện phân đều thêm vào 2g.L− 1 (NaPO3)6 ( phòng ngừa khả năng dung dịch điện phân bị đục khi bị oxi hóa), cuối cùng thêm vào muối Na2WO4. Sự ảnh hưởng của nồng độ muối Na2WO4 tới độ dày của màng oxi hóa được trình bày ở hình 2. Oxi hóa anốt hợp kim nhôm 72 0 2 4 6 8 10 12 3 4 5 6 7 8 9 th ic kn es s o f f ilm / μ m Na2WO4 / (g⋅L−1) Na2SiO3 Na2HPO4 NaAlO2 Hình 2: Mối quan hệ giữa nồng độ Na2WO4 trong các hệ điện phân khác nhau và độ dày của màng oxi hóa Đối với hệ Na2SiO3 và hệ Na2HPO4 khi thêm một lượng nhất định muối Na2WO4 làm cho độ dày của màng oxi hóa tăng lên rõ rệt. Khi nồng độ của muối Na2WO4 tăng lên hơn 5 g.L−1 , độ dày màng oxi hóa của hệ Na2SiO3 tiếp tục tăng lên, trong khi đó ở hệ Na2HPO4 độ dày màng oxi hóa lại không tăng, mà còn giảm xuống; nồng độ của Na2WO4 vượt qua 10 g.L−1, dung dịch của hệ điện phân oxi hóa Na2SiO3 trở nên đục, anốt hợp kim nhôm bị đốt cháy. Quan sát thí nghiệm nhận thấy rằng, khi oxi hóa dung dịch điện phân sản sinh ra rất nhiều hạt vật chất nhỏ làm cho dung dịch trở nên đục. Trong hệ NaAlO2, muối Na2WO4 cũng có tác dụng như trên, tuy nhiên hiện tượng không rõ ràng, khi nồng độ Na2WO4 vượt qua 6 g.L−1 thì dung dịch điện phân cũng trở nên đục. Những kết quả trên cho thấy : muối Na2WO4 với nồng độ thấp có lợi cho quá trình oxi hóa anốt hợp kim nhôm, nó có thể làm tăng độ dày màng oxi hóa, cải tiến chất lượng và làm cho màng oxi hóa bóng sáng hơn; khi nồng độ của muối Na2WO4 cao làm cho dung dịch đục, vật liệu bị đốt cháy. Nồng độ hợp lí của muối Na2WO4 đối với mỗi hệ điện phân là khác nhau. Đối với hệ Na2SiO3, dung dịch điện phân rất ổn định, độ dày màng đạt được tốt nhất. 2.2.3. Ảnh hưởng của nồng độ muối (NaPO3)6 tới độ dày màng oxi hóa Cho muối (NaPO3)6 với các nồng độ khác nhau vào mỗi hệ điện phân trên. Kết quả thí nghiệm được thể hiện ở hình 3. Tạp chí Đại học Công nghiệp 73 0 2 4 6 8 10 12 3.2 3.4 3.6 3.8 4.0 4.2 4.4 4.6 4.8 5.0 5.2 5.4 th ic kn es s o f f ilm / μ m (NaPO3)6 / (g⋅L −1) Na2SiO3 NaAlO2 Na2HPO4 Hình 3 : Mối quan hệ giữa nồng độ (NaPO3)6 trong các hệ điện phân và độ dày màng oxi hóa Từ hình 3 nhận thấy rằng, nếu thêm một lượng thích hợp muối (NaPO3)6 thì độ dày màng oxi hóa sẽ tăng lên, điều này được lí giải bởi muối (NaPO3)6 có khả năng kéo dài thời gian lắng đọng để tạo màng. Đối với 2 hệ Na2SiO3 và NaAlO2, khi nồng độ của (NaPO3)6 đạt tới 10 g·L−1 thì độ dày màng oxi hóa không thay đổi. Ở hệ Na2HPO4, nồng độ của ion OH- tương ứng thấp, trong quá trình oxi hóa tỉ lệ hòa tan của màng nhỏ, phản ứng phân tách oxi yếu, do đó màng oxi hóa tạo ra bóng sáng và mịn; quan sát bề mặt của màng bằng kính hiển vi điện tử nhận thấy : độ xốp của màng tốt hơn 2 hệ kia. Khi chế độ dòng trực tiếp, điện áp ’’ đánh thủng’’ ( breakdown voltage) của màng oxi hóa và điện trở [4] của màng oxi hóa trong dung dịch điện phân có quan hệ trực tiếp với nhau, vì vậy mà ở hệ Na2HPO4 cũng ở điều kiện điện áp như nhau nhưng độ dày màng oxi hóa đạt được rất mỏng. So với hai hệ còn lại, khi oxi hóa anốt điện áp cao với hệ Na2SiO3, độ dày màng oxi hóa đạt được rất cao khi nồng độ của (NaPO3)6 càng nhỏ. 2.3. Sự ảnh hưởng của muối kiềm tới khả năng chống ăn mòn và hình dạng hình thái học của màng oxi hóa 2.3.1. Ảnh hưởng của muối Na2WO4, (NaPO3)6 tới khả năng chống ăn mòn của màng oxi hóa Chọn hệ tương đối ổn định Na2SiO3 để nghiên cứu, hệ Na2SiO3 có thành phần như ở bảng 1. Cho lần lượt 2g.L−1,5g.L−1,10g.L−1 muối Na2WO4 và (NaPO3)6 vào hệ nghiên cứu. Dùng thí nghiệm giọt nhỏ để kiểm tra khả năng chống ăn mòn của màng. Kết quả được trình bày ở bảng 2. Bảng 2 : Kết quả thí nghiệm ăn mòn giọt nhỏ trên màng oxi hóa của hệ Na2SiO3 Na2WO4 /( g.L−1) Độ dày /μm Thời gian ăn mòn / phút (NaPO3)6 /( g.L−1) Độ dày /μm Thời gian ăn mòn / phút 0 5.0 9.2 0 5.0 9.2 2 5.6 12.1 2 5.2 8.0 5 6.4 20.1 5 5.2 7.6 10 8.9 22.0 10 5.2 7.5 Oxi hóa anốt hợp kim nhôm 74 Từ kết quả ở bảng 1 nhận thấy rằng : khi thêm muối Na2WO4 độ dày màng và khả năng chống ăn mòn tăng cao; còn khi thêm muối (NaPO3)6 thì sự ảnh hưởng là không lớn, bởi vì thời gian oxi hóa quá dài, độ rỗng của lớp phủ tương đối lớn ( các lổ nhỏ li ti trên bề mặt màng oxi hóa do sự thoát khí tạo ra), do vậy mà khả năng chống ăn mòn của màng oxi hóa thấp. 2.3.2. Ảnh hưởng của muối Na2WO4 và (NaPO3)6 tới hình dạng bề mặt của màng Khả năng chống ăn mòn là chỉ tiêu khảo sát chủ yếu, thông qua phương pháp thực nghiệm trực giao, cho vào hệ Na2SiO3 các muối Na2WO4 và (NaPO3)6 với nồng độ hợp lí nhất là 5g.L−1. Hình dạng bề mặt của màng oxi hóa hợp kim nhôm trong hệ điện phân Na2SiO3 được trình bày ở hình 4. (a) Hệ điện phân Na2SiO3 (b) Hệ điện phân Na2SiO3+5g.L−1Na2WO4 (c) Hệ Na2SiO3+5 g.L−1 (NaPO3)6 (d) Hệ Na2SiO3+5g.L−1(NaPO3)6+5g.L−1Na2WO4 Hình 4: Ảnh chụp SEM của màng oxi hóa trong hệ điện phân Na2SiO3 Từ hình 4 nhận thấy rằng, nếu không cho thêm chất phụ gia bề mặt màng oxi hóa rất thô (sần sùi). Sau khi thêm Na2WO4, các lổ ( do sự thoát khí gây ra) trên bề mặt màng rất ít, hình dạng bề mặt của màng đạt tiêu chuẩn về hình dáng và cấu tạo, kiểm tra các tiêu chuẩn của màng : độ dày, độ cứng, khả năng chịu được sự ma sát, khả năng chống ăn mòn tăng lên rất cao. Khi thêm (NaPO3)6, bề mặt của màng trở nên gồ ghề, xuất hiện nhiều lổ nhỏ, kết quả kiểm tra Tạp chí Đại học Công nghiệp 75 cho thấy : độ dày màng không thay đổi, độ cứng tăng, khả năng chống chịu sự ma sát cũng như ăn mòn thấp. Khi thêm đồng thời hai chất phụ gia với tỉ lệ 1 : 1, ở hình d chúng ta có thể nhận thấy khi so sánh với hình b và c : bề mặt màng rất đều đặn, bóng sáng, rất ít lổ nhỏ. Kiểm tra các chỉ tiêu của màng ở vật liệu d, thấy rằng bề mặt màng rất phẳng, đều, bóng sáng, độ dày 6,8 µm, độ cứng 850 HV, thời gian thí nghiệm ăn mòn giọt nhỏ 25 phút. Kết quả thực nghiệm cho thấy, sự phối chế hóa chất ở mẩu d thu được kết quả tốt hơn so với ba mẫu còn lại. 3. KẾT LUẬN 3.1. Muối (NaPO3)6 có khả năng kéo dài thời gian oxi hóa của quá trình oxi hóa anốt hợp kim nhôm điện áp cao, nâng cao độ cứng của màng oxi hóa, tuy nhiên nó lại làm cho bề mặt của màng sần sùi, nhiều lổ nhỏ, khả năng chồng ăn mòn thấp; thêm Na2WO4 với nồng độ thích hợp sẽ nâng cao đươc độ dày, độ cứng cũng như khả năng chống chịu được sự ma sát và ăn mòn, nồng độ của Na2WO4 quá cao sẽ làm dung dịch điện phân trở nên đục, ảnh hưởng tới độ ổn định của hệ; khi thêm đồng thời cả hai chất phụ gia với lượng thích hợp màng oxi hóa đạt được những tính năng tốt hơn rất nhiều. 3.2. Ở mật độ dòng 3A⋅dm−2, hệ điện phân phù hợp nhất cho quá trình oxi hóa anốt điện áp cao hợp kim nhôm là hệ Na2SiO3, sự phối chế cụ thể : KOH 2 g.L−1,Na2SiO3 15 g.L−1,C4H4O6Na2 với lượng thích hợp, chất phụ gia Na2WO4 và (NaPO3)6 nồng độ thích hợp là 5 g.L−1 , khi thêm với tỉ lệ 1 : 1 màng oxi hóa thu được có cấu trúc chặt chẽ, khả năng chống ăn mòn cao. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Yerokhin A L,Lyubimov V V ,Ashitkov R V. Phase formation in ceramic coatings during plasma electrolytic oxidation of aluminium alloys [J]. Ceramics International,1998, 24 (1): 1-6. 2. Jun Yuan, Murray Haydn H. The importance of crystal morpHology on the viscosity of concentrated suspensions of kaolins [J]. Applied Clay Science, 1997, 12 : 209. 3. Zaman Abbas A, Sharad Mathur. Influence of dispersing agents and solution conditions on the solubility of crude Kaolin [J].Colloid and Interface Science, 2004, 271 : 124. 4. Wang Y K, Sheng L, Xiong R Z. Study of Ceramic Coatings Formed by Microarc Oxidation on Al Matrix Composite Surface.[J].Surface Engineering, 1999, 15 (2) : 112-113. 5. 钟涛生,蒋百灵,李均明. 微弧氧化技术的特点、应用前景及其研究方向[J].电镀与涂 饰,2005, 24(6) : 47. 6. 万杰,安茂忠,杨培霞. 2024铝合金硬质阳极氧化工艺的改进[J].轻合金加工技 术,2008, 36(4) : 33-34. 7. 张栋,张文静,乐永康,等.铝合金表面阳极氧化膜的制备及其摩擦性能[J].材料保 护,2009,42(8): 9-10 8. 张涛,旷亚非,唐浩,等.铸铝合金在有机羧酸体系中电化学陶瓷成膜[J].电镀与环 保,2002, 22(5):35 9. 唐浩,旷亚非,陈金华,等. 铸铝电化学沉积陶瓷覆膜的成分、形貌、结构及成膜机 理分析[J].电镀与环保,2002, 22(6): 10. 赵玉峰,杨世彦,韩明武.等离子体微弧氧化技术及其发展[J].硅酸盐学报, 2005, 33(9):1133-1138

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcongnghhh_153_3157.pdf