Overclock: được, mất và những điều cần biết

Ép xung - overclock (OC) đã xuất hiện từ khá lâu, từ những chiếc máy tính dùng bộ xử lý 286, 386. Có thể bạn không tin nhưng hãy nhớ lại xem có phải trên những chiếc máy đó luôn có nút Turbo hay tương tự không? Mỗi khi ấn nút này là máy được overclock một chút, độ tăng xung nhịp không lớn lắm tùy theo mặc định của nhà sản xuất. Đơn cử như chiếc máy 386 của tôi dùng ngày xưa tốc độ mặc định là 33Mhz, khi chuyển sang chế độ Turbo tốc độ tăng lên 40Mhz. Cùng với tốc độ phát triển chóng mặt của công nghệ sản xuất chip, những khái niệm xoay quanh vấn đề OC cũng có sự thay đổi.

pdf9 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 1945 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Overclock: được, mất và những điều cần biết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ép xung - overclock (OC) đã xuất hiện từ khá lâu, từ những chiếc máy tính dùng bộ xử lý 286, 386. Có thể bạn không tin nhưng hãy nhớ lại xem có phải trên những chiếc máy đó luôn có nút Turbo hay tương tự không? Mỗi khi ấn nút này là máy được overclock một chút, độ tăng xung nhịp không lớn lắm tùy theo mặc định của nhà sản xuất. Đơn cử như chiếc máy 386 của tôi dùng ngày xưa tốc độ mặc định là 33Mhz, khi chuyển sang chế độ Turbo tốc độ tăng lên 40Mhz. Cùng với tốc độ phát triển chóng mặt của công nghệ sản xuất chip, những khái niệm xoay quanh vấn đề OC cũng có sự thay đổi. Hiện nay, ngoài OC tăng tốc FSB để đạt được tốc độ chip xử lý cao hơn, còn có OC card màn hình, RAM, gắn thêm tụ để gia tăng độ ổn định của điện nguồn cấp cho chip hay các giải pháp tản nhiệt nhằm đạt được khả năng OC cao hơn. Bài viết này sẽ giới thiệu những vấn đề cơ bản về các giải pháp OC. Linh kiện hỗ trợ OC Nếu hỏi bất kỳ một chuyên gia OC (Overclocker hay Ocer): Điều gì quan trọng nhất đối với việc ép xung? Câu trả lời sẽ là tìm mua được linh kiện 'ngon'. Chúng ta hãy cùng nhau điểm qua các linh kiện quan trọng của hệ thống máy tính. 1. Mainboard (MB) MB là thành phần quan trọng đối với OC vì nó là thứ kết nối tất cả mọi bộ phận với nhau. Nếu hình dung máy tính giống một chiếc xe máy thì MB giống cái khung xe. Nếu xe muốn chạy nhanh thì bộ khung phải tốt và có sức chịu lực cao. Đối với MB cũng vậy. Hiện trên thị trường Việt Nam có nhiều hãng MB tên tuổi như: - Albatron: Đây là gương mặt mới đối với thị trường VN, tuy mới thành lập nhưng Albatron đã nhanh chóng chứng minh được vị thế và khả năng của mình. MB Albatron nói chung rẻ và khả năng OC trên một số dòng MB gần đây được đánh giá khá cao như: PX845PE Pro II (chipset 845PE), PX865PE Pro (chipset 865PE Springdale). - Asus: Tuy không quảng cáo rầm rộ về khả năng OC nhưng độ ổn định cũng như khả năng chịu xung nhịp cao của MB Asus tốt nhất. Vào thời điểm bạn đọc bài này thì trong top 10 xếp hạng của các Ocer trên thế giới, Asus chiếm tới 5 vị trí (bao gồm vị trí số 1). Điểm yếu duy nhất của MB Asus là giá cao (đôi khi tới gấp rưỡi) so với các MB cùng loại của các hãng khác. - Abit: Quảng cáo rất rầm rộ về khả năng OC với công nghệ Softmenu III, tuy khả năng ép xung rất tuyệt vời nhưng thường kém ổn định ở tốc độ cao, những model cho khả năng OC tốt và đầy đủ chức năng lại rất đắt. - Gigabyte: Nói chung đây là hãng sản xuất nhắm vào thị trường phổ thông nên không chú trọng lắm đến OC, tuy nhiên một số model gần đây thuộc dòng XP với Dual Power Supply thì khả năng OC khá cao do nguồn điện cấp cho CPU rất ổn định: 8INXP (chipset Intel E7205), 8KNXP (chipset 875P Canterwood), 8PENXP (chipset 865PE Springdale). - MSI: Khá giống Gigabyte về mục tiêu thị trường, tuy nhiên những model Neo sử dụng chipset Intel 865, 875 gần đây cũng rất khá và được đánh giá tương đối cao. - Epox: Gần tương tự với Abit về khả năng, tuy nhiên đôi khi gây cho người dùng ấn tượng là các model của Epox chỉ dùng để OC chứ không phải để sử dụng hàng ngày. Các model cho AMD của Epox xuất sắc hơn nhiều so với những loại cho Intel. Ưu điểm: giá rẻ hơn nhiều so với Asus, Abit. - ASRock, FIC, ECS, Biostar...: Đây là những MB hướng vào người dùng quan tâm về giá, tuy nhiên chúng lại khá hay đối với một số tay chuyên nghiệp do khả năng chỉnh sửa dễ dàng (ví dụ model K7S5A cho chip AMD của ECS). Khi mua MB bạn nên chú ý tới các thông số thiết lập trong BIOS qua sách hướng dẫn đi kèm (User Manual), thường thì các MB cao cấp hỗ trợ tốt OC cho chỉnh rất chi tiết những thông số liên quan tới FSB, Vcore, tốc độ RAM,... Một số hãng cung cấp các phần mềm ép xung ở cấp hệ điều hành như Gigabyte hay MSI nhưng theo tôi nó gây rắc rối nhiều hơn là tiện lợi, hơn nữa việc thay đổi tốc độ và điện thế CPU trong khi đang vận hành rất nguy hiểm. 2. CPU: Intel và AMD. Intel: Có một số điểm cần lưu ý. • Số Sspec hay thường gọi là Stepping Mask: Hiện bán trên thị trường chủ yếu là loại B0, B1 tuy nhiên C1 và D1 mới là siêu sao trong giới OC. Chắc bạn sẽ thắc mắc làm thế nào để phân biệt? Rất đơn giản: Bạn hãy để ý 5 chữ số cuối ở hàng code (ở hình 1 là SL6WF) rồi so sánh với bảng tra cứu CPU stepping. Hiện trên thị trường xuất hiện loại Pentium 4 tốc độ 2,4Ghz với code SL6RZ, đây là loại có khả năng ép xung siêu hạng. Ví dụ trong điều kiện bình thường P4 2,4Ghz SL6RZ (18x133Mhz) có thể ép xung chạy ổn định ở tốc độ 3,24Ghz (18x180Mhz) mà không cần thêm giải pháp tản nhiệt nào. Còn với giải pháp tản nhiệt bằng LN2 (sử dụng băng khô hay Nitơ lỏng để hạ thấp nhiệt độ chip xuống dưới 0 độ C) thì có thể đẩy tốc độ lên trên 4Ghz. Tất cả các loại Pentium 4 3,06 đều là stepping C1, các loại Pentium 4-C FSB 800Mhz mới đều là stepping D1. Bạn có thể tìm con số này tại: • Hệ số nhân: Bạn nên chọn loại có hệ số nhân càng cao càng tốt vì nó sẽ quyết định tốc độ chip tăng thêm khi tăng 1Mhz FSB. Hiện cao nhất có thể là loại 2,4Ghz FSB 400Mhz có hệ số nhân tới 24x, tuy nhiên loại này rất khó mua. Theo tôi, bạn nên chọn loại 2,4B Ghz FSB 533Mhz để đạt được hiệu năng và giá cả hợp lý nhất. AMD: Hiện có rất ít cửa hàng bán chip AMD, nhưng nếu bạn thực sự muốn mua thì tất nhiên vẫn có chỗ bán. Ưu điểm lớn nhất của AMD là giá rẻ, chip Athlon XP1700+ giá chỉ khoảng 70USD so với 143USD của Pentium4 1,7Ghz. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý là trên thị trường có tới 4 loại chip AthlonXP với tên mã (codename) khác nhau: • Palomino: Đây là chip Athlon XP đời đầu tuy hiệu năng cao nhưng chạy rất nóng do vẫn dùng công nghệ 0,18 micron và bị khóa hệ số nhân. Tuy vẫn có cách mở khóa nhưng rất nguy hiểm và có thể gây hỏng chip. • T-bred A: Athlon XP đời thứ 2, sử dụng công nghệ 0,13 micron chạy mát hơn nhiều, có thể so sánh với Pentium 4 Northwood, đặc biệt là hệ số nhân không bị khóa. • T-bred B: Athlon XP đời thứ 3, cấu trúc tương tự loại A nhưng có một số cải tiến nên có khả năng chạy ở xung nhịp cao hơn nhiều. Ví dụ T-Bred B 1700+ xung thực là 1433Mhz (11x133) có thể chạy ổn định ở tốc độ 2400Mhz (khoảng 3200+) (200x12). • Barton: Athlon XP mới nhất với L2 cache 5120KB và FSB 333/400Mhz, hiện tại loại thông dụng nhất 2500+ với xung thực là 1833Mhz; loại này chưa có bán ở VN. Barton chỉ có thể hoạt động hoàn toàn ổn định với một số loại MB mới như Abit NF7-S hay một số dòng MB dùng chipset NF2 khác, đôi khi bạn cũng cần phải cập nhật BIOS. Tất nhiên có thể nhận thấy dòng T-bred B là ngôi sao đối với người dùng AMD và rất dễ mua, tuy nhiên cũng giống Intel, bạn cần chọn loại có code là 0308 hay 0307 đối với loại 1700+ thì tốt hơn. Các dòng cao hơn như 2100+ hay 2400+ giá khá cao mà hiệu năng không cải thiện nhiều đồng thời giới hạn ép xung cũng không cao hơn mà lại khó tìm mua. Mainboard cho AMD tuy khó tìm nhưng hiện bạn có thể mua được những loại tốt nhất ở VN như: Abit NF7-S, Epox 8RDA+, Asus A7N8X, Soltek 75FRN2-S/SL, tất cả đều dùng chipset nForce2 của nVidia. CácMB như Asus K7V8X hay Abit KD7, dùng chipset của VIA Technologies cũng tốt nhưng đã cũ. Theo một số ý kiến thì chipset nForce2 của nVidia với stepping C1 là tốt nhất, tuy nhiên để chọn được đúng loại thì chỉ có thể do may mắn, bạn có thể để mắt đến loại Abit NF7-S phiên bản 2.0 là một trong số ít các MB dùng chipset C1 mà người mua có thể nhận biết. Ngoài thị trường có bán khá nhiều chip T-bred 1700+ mà theo nhà sản xuất là được hạ xuống (downgrade) từ dòng 2700+. Những chip này không đạt các phép kiểm tra đối với chip 2700+ (không chạy ổn định ở 2700+) nên bị giảm tốc độ và bán ra dưới dạng 1700+, trong khi những loại 1700+ bình thường lại dễ dàng chạy ở 2700+ hay thậm chí cao hơn. 3. RAM Khi FSB tăng thì bus RAM cũng sẽ tăng theo, ví dụ khi FSB là 400Mhz thì RAM cũng chạy ở 400Mhz. Các loại MB mới gần đây cho phép chỉnh hệ số tỉ lệ giữa FSB và RAM, hệ số 1:1 có thể hạ xuống 3:4, 2:3 để bus RAM chạy ở tốc độ thấp hơn. Ngoài tốc độ RAM bạn còn phải để ý đến độ trễ CAS của RAM, càng thấp càng tốt, thường là 2.0 đối với các loại RAM hàng hiệu và tốt. Đại đa số các loại RAM trên thị trường VN là CAS 2.5 hay tệ hơn là CAS 3.0. Để nhận biết đặc điểm này bạn cũng áp dụng cách tương tự như CPU. Ví dụ thanh Kingston 512MB DDR333 có Serial: KVR333X64C25/512 thì C25 chính là CAS của RAM. Đối với các hiệu RAM khác thì số hiệu có thể khác nhưng thường số CAS của RAM có dạng Cxx. Một số loại RAM tốt mà bạn có thể mua ở nước ngoài như Corsair XMS, Kingston HyperX... Những chipset mới như nFORCE 2 hay 875P, 865PE hỗ trợ công nghệ Dual Channel DDR, tuy cho băng thông rất lớn nhưng lại hạn chế về khả năng OC. Một số người không coi trọng RAM lắm và luôn hạ tốc độ RAM xuống thấp trong khi ép xung CPU lên cao. Thực tế, điều này không có lợi chút nào vì dù CPU xử lý nhanh nhưng khi dữ liệu qua RAM bị tắc nghẽn thì cũng không hiệu quả. Đối với AMD, nếu bạn chạy FSB với RAM đồng bộ thì hiệu suất hệ thống sẽ có cải thiện đáng kể. 4. Card màn hình Khi bạn tăng FSB thì tốc độ bus AGP/PCI cũng tăng theo, các MB mới gần đây đã cho khóa bus AGP và PCI lại nên điều này không quan trọng, tuy nhiên nếu card tốt có thể chịu bus AGP/PCI cao thì dĩ nhiên sẽ tăng tốc độ. Điều quan trọng: card màn hình (vid) chính là cái bạn có thể ép xung rất cao. Card màn hình cũng có thể coi như một máy tính, có bản mạch chính (PCB), bộ xử lý đồ họa GPU (Core), RAM đồ họa (Vidmem), chính vì thế mà việc lựa chọn card tốt là rất quan trọng; bạn không thể mua rời từng bộ phận rồi lắp lại. Bảng mạch (PCB) của card đồ họa cao cấp như GeForce4 Ti hay 9700 Pro thường có từ 8 lớp trở lên nhằm tăng tính ổn định nguồn điện cấp cho các thành phần của vid. Các hãng sản xuất cung cấp card màn hình cũng rất phong phú giúp cho bạn có nhiều chọn lựa. Nói chung hầu hết các hãng sản xuất MB tên tuổi đều cung cấp cả card màn hình như MSI, Asus, Gigabyte, Abit, Albatron... ngoài ra cũng có những hãng chuyên sản xuất card màn hình như Sparkle, Palit, Hercules, Gainward, Leadtek, HIS, Sapphire... Và tôi có thể cho bạn một vài gợi ý nhỏ: Nhìn chung, nếu nhằm vào nhu cầu sử dụng bình thường thì hầu như loại nào cũng đáp ứng được, tuy nhiên cần đề phòng một số đồ nhái hàng cao cấp đã bắt đầu xuất hiện trên thị trường. Khi mua card màn hình bạn cần xác định rõ một vài điều. Nếu là dân OC chuyên nghiệp thì đa phần sẽ mua card có tản nhiệt dễ tháo và có bản mạch lớn để có thể tháo lắp và thay đổi các linh kiện dễ dàng. Nếu bạn là 'amateur' hay 'semi-pro' (nghiệp dư) thì sẽ chọn những loại tản nhiệt 'hầm hố' như Abit Siluro OTES hay Albatron Medusa Series với tản nhiệt đồng vì chúng làm mát rất tốt nhưng lại khó tháo lắp. Card được đánh giá cao trên thị trường thế giới hiện tại là Hercules nhưng giá thường rất đắt và hầu như không thể mua tại VN vì không có đại lý chính thức. Cho nên Asus, Abit, Albatron là những lựa chọn sáng giá. 5. Bộ tản nhiệt Đối với CPU, nếu có điều kiện bạn nên tìm mua một số loại tản nhiệt HSF (HeatShink and Fan - phiến tản nhiệt và quạt) có tên tuổi như Thermaltake, Zalman... Chúng được thiết kế tỉ mỉ theo đúng kĩ thuật và chế tạo hết sức cẩn thận. Đa số đều được làm bằng đồng hay lõi đồng cộng với quạt tốc độ cao cỡ 6000-7000 vòng/phút (rpm) - cao hơn nhiều so với tốc độ từ 2500-3500rpm của quạt bán kèm theo CPU. Hơn nữa, đồ 'xịn' có rất nhiều tính năng phụ như bộ chỉnh tốc độ hay tự báo động khi có trục trặc. Bạn cũng nên để ý xem chip của mình là loại nào để chọn bộ tản nhiệt thích hợp. Với Socket 370 của Pentium III và Socket A (Socket 462) của AMD do dùng chung 1 loại chốt nên chúng cũng có thể dùng cùng loại tản nhiệt. Đối với P4 do cấu trúc socket khác nên tản nhiệt có nhiều điểm đặc biệt. Tất nhiên có một số loại lắp được cả cho 2 dòng nhưng giá thường đắt hơn bình thường như Volcano 7+ của Thermaltake. Bạn cũng nên chú ý chọn loại tản nhiệt được tạo từ 1 khối chứ không phải được hàn từ các lá hợp kim vì sẽ hút nhiệt tốt hơn. Với thùng máy (case) thì đơn giản hơn, bạn có thể tự mình thiết kế hệ thống làm mát nhưng nói chung đều dựa trên nguyên tắc hút/đẩy. Có thể hút từ mặt trước rồi đẩy ra sau hay hút từ dưới đẩy lên trên hoặc cả hai tùy ý. Tuy nhiên hãy tính toán thật cẩn thận trước khi quyết định. Hãy tìm case loại lớn nhằm tăng sự thoáng mát như loại Professional Workstation Case của Compaq với giá hợp lý rồi cắt, đục theo thiết kế để lắp quạt thông gió. Bạn cũng có thể thay toàn bộ đĩa cứng IDE cũ bằng loại Serial ATA để giảm độ cản gió nhờ dùng dây cáp nhỏ hơn, hay ít ra thay cáp to bản bình thường bằng loại cáp tròn có giá khoảng 10-20USD tùy loại. Ngày nay, tản nhiệt bằng nước (watercooling) đã trở nên hiện thực. Tuy nhiên, nên đặc biệt cẩn thận với loại tản nhiệt này vì nếu bị rò rỉ thì hệ thống của bạn sẽ 'tiêu' ngay. Ngay cả với bộ xịn giá vài trăm đô thì bạn cũng nên để chạy thử vài ngày trước khi lắp vào hệ thống. Ngoài ra cũng cần phải đề phòng hiện tượng ngưng tụ nước trên mặt ngoài của bộ tản nhiệt khi nhiệt độ trong và ngoài chênh lệch quá lớn. Một số người còn mạo hiểm hơn bằng cách sử dụng băng khô hay nitơ lỏng để làm mát. Tuy cách này hiệu quả nhất (nhiệt độ có thể xuống tới -15 độ C) tuy nhiên rất nguy hiểm bởi các bộ phận của máy tính thường chỉ được khuyến cáo sử dụng trong nhiệt độ từ 10- 60 độ C. 6. Bộ nguồn: Khi các bộ phận của máy tính hoạt động ở tốc độ cao hơn tất nhiên nó sẽ yêu cầu nhiều điện hơn. Nếu không cấp đủ điện cho các linh kiện thì nhẹ là thường xuyên được 'thưởng thức' các thông báo lỗi của hệ điều hành, nặng là máy đang chạy đột nhiên tắt ngóm hoặc bật không lên. Có thể bạn thấy vô lý khi một bộ nguồn đôi khi có giá cao hơn cả những thành phần quan trọng nhất của máy tính nhưng điều đó lại hoàn toàn hợp lý. Bản thân tôi khi sử dụng bộ nguồn thông thường đi kèm các loại case trên thị trường đã thường xuyên gặp các loại lỗi như đã nói, nhưng khi thay bằng một số loại nguồn 'hiệu' như Herolchi, Thermaltake, Antec TrueControl hay Enermax thì không còn thấy chúng xuất hiện. Tiện đây cũng giới thiệu các bạn chương trình Speedfan: Đây là một phần mềm đa năng hiển thị các thông số của hệ thống một cách đầy đủ bao gồm: Nhiệt độ mainboard/chip/ổ cứng, tốc độ quạt CPU/Case/PSU, mức điện áp của các đường điện chính trong hệ thống (3,3v/5v/12v). Bạn có thể download miễn phí tại Chương trình có thể sử dụng với hầu hết các loại MB có bán trên thị trường trong cũng như ngoài nước. Để chọn mua bộ nguồn phù hợp, bạn có thể tham khảo các bài báo hướng dẫn rất chi tiết trên các số PC World trước đây. Bên cạnh đó cũng nên chú ý một vài điểm: Đối với P4 bạn nên chọn loại nguồn có công suất đường 12v thấp nhất cũng phải là 15A, một số loại MB mới của AMD cũng có đường 12v phụ hỗ trợ chip nhưng không ăn điện nhiều như P4 mà chủ yếu vẫn phụ thuộc vào đường 5v nhiều hơn. Đường 3,3v là nguồn nuôi MB và các card hệ thống nên bộ nguồn có đường 3,3v ổn định sẽ giúp bảo đảm an toàn cho thiết bị. Tâm tình Người dùng máy tính 'chuyên nghiệp' không chỉ coi OC là phương pháp để đạt mục đích 'chi ít được nhiều' mà còn bởi đam mê 'đua' Mhz hay điểm benchmark. Một khi đã đạt đến đỉnh cao của tốc độ thì cũng phải có cách nào đó để ghi nhận thành tích. Có 2 cách đánh giá: 'Đạt được' và 'Ổn Định'. 'Đạt được' có nghĩa là bạn vươn tới được tốc độ x nào đó nhưng chỉ có thể làm một vài tác vụ cơ bản, chụp vài bức hình hay lấy điểm benchmark khoe bạn bè. Khi để hệ thống chạy ở tốc độ quá cao như vậy sẽ gây rối loạn, những lỗi kỳ lạ như từ sao hỏa sẽ liên tục xuất hiện khiến bạn không biết đâu mà lần... tóm lại là rất khó chịu. Bạn chỉ nên OC lên mức này trong các cuộc đua tốc độ hay hiệu năng đồ họa và bạn cần 1 chương trình như CPU-Z , WCPUid hay Sisoft Sandra để lấy thông số. Trong trường hợp đua sức mạnh đồ họa thì card màn hình đóng vai trò rất quan trọng, bạn cần có hệ thống ổn định hơn để có thể vượt qua mọi thử nghiệm với 2 chương trình được yêu thích nhất là 3Dmark 2001 và 3D Mark 2003 của Futuremark. Sau khi có điểm bạn có thể đăng kí lên bảng xếp hạng trực tuyến (ORB - Online Result Browser) của công ty. Hiện tại cuộc đua trên ORB có trên 1 triệu người trên khắp thế giới tham gia với nhiều giải cho các cấu hình máy khác nhau. Vào thời điểm viết bài này, tôi đang chiếm vị trí thứ 2 với card Ti4200 chạy trên nền tất cả mọi loại CPU. Rất có thể khi bạn đọc bài này thì một ai đó từ nước khác vượt lên nhưng điều đó chỉ làm cho cuộc chơi thêm phần thú vị. Nếu bạn thuộc 'tip' người 'ăn chắc mặc bền', muốn có một hệ thống nhanh nhưng phải ổn định để làm việc thì hãy thử tính ổn định với 2 chương trình kiểm tra Prime 95 và Super PI. Mỗi chương trình có một nguyên tắc hoạt động khác nhau. Với Prime95, nó sẽ tự động sử dụng những phần CPU rảnh rỗi để thực hiện các chuỗi tính toán nhằm làm cho MỘ SỐ TỪ CHUYÊN MÔN • Internal Clock Speed: Tốc độ hoạt động của CPU hệ thống (ví dụ 1.4Ghz hay 2.4Ghz). • Front Side Bus (FSB): Bus truyền dữ liệu của CPU và hệ thống. • Multiplier: Hệ số nhân. • Vcore: Điện thế nhân của CPU. • AGP/PCI Clock: Tốc độ hoạt động của bus PCI và AGP. • Vid: Card màn hình. • Overclock(OC): ép xung. • BOSD (Blue Screen of Death): màn hình báo lỗi với màu xanh rất 'dễ thương' của Windows. CPU luôn hoạt động trong trạng thái bận rộn (100% usage) trong khi bạn vẫn có thể thực hiện những công việc thường nhật như xem phim, soạn văn bản thậm chí chơi game. Đối với SuperPI thì ngược lại: Một khi được kích hoạt, chương trình sẽ thực hiện những phép tính rất lớn tới hàng tỉ con số để bắt toàn bộ hệ thống làm việc hết công suất nhằm tìm ra những điểm bất ổn định. Nếu hệ thống của bạn có thể chịu được quá trình này từ 4-8 tiếng thì có thể xem như nó đã ổn định và có thể dùng để chạy hàng ngày còn nếu không may gặp lỗi thì hãy giảm tốc độ xuống một chút hay tăng thêm chút ít Vcore (điện thế nhân CPU) rồi thử lại. Nhân tiện nói tới Vcore (điện thế nhân CPU) tôi cũng xin nêu một vài điều: Khi bạn tăng tốc độ chip thì nó sẽ yêu cầu thêm điện thế để có thể chạy ổn định. Việc tăng điện thế lên quá cao có thể gây cháy chip nhưng hiện tại việc này rất khó xảy ra do tất cả các loại MB đều có hệ thống an toàn, tuy nhiên nếu để Vcore cao có thể làm chip bị quá nóng dẫn tới mất ổn định. Bạn có thể tìm ra những con số an toàn nhất đối với hệ thống của mình theo quy trình sau: 1. Đẩy CPU lên hết mức cho đến khi bắt đầu mất ổn định. 2. Tăng Vcore lên 1 mức (thông qua BIOS hay jumper trên MB). Lặp lại bước 1 và bước 2 cho đến khi nhiệt độ vượt quá giới hạn cho phép (thường là 68- 70 độ C) thì tăng cường giải pháp làm mát rồi tiếp tục lặp lại như trên. Nói chung trong điều kiện khí hậu VN cũng như các giải pháp tản nhiệt hiện có thì bạn không nên đẩy Vcore quá 1,85v đối với P4-Northwood và 2,1v đối với AMD T-Bred. Đôi khi lỗi không do CPU gây ra mà có thể do RAM kém chất lượng. Những loại RAM tốt có thể để 'timming' ở 2.2.2.5 (con số đầu là CAS của RAM, số cuối là khoảng thời gian giữa các lần nạp điện vào chip nhớ), nếu gặp bất ổn thì hạ xuống 2.2.2.7 hay 2.5.3.3.7. Bạn không nên hạ xuống thấp hơn 3.3.3.8 vì như thế hệ thống của bạn sẽ trở nên tồi tệ. Cũng cần phải lưu ý là đối với Intel thì các thông số này không thực sự quan trọng như AMD. Một hãng RAM có thể có nhiều lô hàng sử dụng các loại chip nhớ khác nhau, tuy nhiên bạn hãy cố gắng chọn lựa những loại RAM dùng chip nhớ Samsung, Hynix, Winbond hay Infineon là tốt nhất. Đối với RAM của card màn hình cũng áp dụng tương tự nhưng với chỉ số khác. Những hãng tên tuổi cũng như dòng sản phẩm cao cấp luôn sử dụng những loại chip RAM tốt như đã liệt kê ở trên. Đối với card màn hình bạn cần chú ý tới con số 'timming' của RAM, những loại tốt thường là -3,3ns (550Mhz-600Mhz) như GeForce 4 Ti4200-8x, Radeon 9500 Pro, GeForce4 Ti 4800(/SE), dòng sản phẩm cao cấp sử dụng loại RAM nhanh hơn như -2.8ns (600-650Mhz) đối với card Ti4600, Radeon 9700 hay thậm chí là -2ns như Geforce FX 5800/5900 Ultra. Không phải mọi sản phẩm cùng loại đều giống nhau mà phải tùy theo từng lô hàng, đơn cử như card Abit Siluro Ti4200-8x OTES vào lúc tôi mua thì sử dụng chip RAM Samsung -3.3ns và GPU NV28 Stepping A1 của nVidia (tương đương loại dùng cho card Ti4800SE) cho tốc độ rất tốt nhưng khi giới thiệu cho một người bạn mua thì rất tiếc lại không may mắn như vậy. Chẳng công ty nào cho bạn tháo tản nhiệt ra mà xem bên trong khi mua hàng cả. Muốn ép xung card đồ họa bạn có khá nhiều lựa chọn: đối với những card sử dụng GPU của nVidia thì bạn có thể dùng Rivatuner, Powerstrip, hay đơn thuần là 1 bản patch để kích hoạt tính năng ép xung trong driver của nVidia, đối với card dùng GPU thuộc dòng Radeon của ATI thì bạn cũng có thể dùng Rivatuner hay Powerstrip, ngoài ra còn có Rage3d (www.rage3d.com) hay Radeonator cho riêng GPU ATI. Nếu bạn mới tập tễnh vào nghề thì tốt nhất nên chọn Powerstrip vì giao diện chương trình đơn giản và dễ dùng, còn nếu bạn tự tin mình vào bản lĩnh của mình thì hãy chọn Rivatuner (www.nvworld.ru), theo đánh giá cá nhân tôi thì đây là chương trình rất chuyên nghiệp, nếu chưa từng làm quen, bạn có thể bị choáng ngợp trước số lượng lớn các thiết lập và thông số lạ hoắc như ngôn ngữ 'ngoài hành tinh', ví dụ: 'Enable FOURCC NVHS/NVHU Textures'... Tốc độ của card đồ họa được dựa trên 2 con số viết dưới dạng tốc độ core/mem, ví dụ với card Albatron Medusa GeForce 4 Ti4800SE có tốc độ mặc định là 275/550 có nghĩa tốc độ GPU là 275Mhz còn tốc độ RAM là 550Mhz (DDR). Ảnh hưởng của việc ép xung sẽ được thấy rất rõ qua tốc độ dựng hình trong những game 3D cao cấp. Tốc độ của GPU là quan trọng nhất khi chạy ở chế độ bình thường (không khử răng cưa) còn tốc độ RAM tăng lên sẽ đem lại sự cải thiện đáng kể khi bật chế độ khử răng cưa. Ngoài ra còn 1 thông số liên quan đến card màn hình mà bạn nên quan tâm đó là điện thế khe AGP (VAGP), thông thường là 1,5v nhưng một số MB cho phép đẩy lên 1,6; 1,7, hay 1,8v, tuy nhiên chỉ khi bạn nâng tốc độ AGP lên cao hơn nhiều so với mặc định thì mới cần quan tâm và việc này sẽ khiến cho Northbridge rất nóng khiến bạn lại mất công nghĩ cách làm mát mà hiệu suất cải thiện lại không cao. Những bộ phận còn lại tuy không quan trọng nhưng bạn cũng nên chọn mua dòng cao cấp nếu có điều kiện vì khi OC tất cả mọi thành phần hệ thống đều chạy nhanh hơn, nếu thiết bị kém chất lượng sẽ không trụ nổi và hỏng bất cứ lúc nào. Đặc biệt là ổ cứng, nếu có điều kiện hãy mua loại Seagate Barracuda 4/5 hay Maxtor Plus Series, Western Digital 8MB Cache. Dung lượng của chúng không quan trọng, hãy chọn loại có tốc độ quay 7200rpm trở lên để có hiệu năng cao nhất. Tóm lại, nếu bạn đã chọn được đúng những linh kiện tốt thì việc ép xung hệ thống chạy ở khoảng 150% là nằm trong tầm tay. Hiện những hệ thống chạy ở khoảng 200% không còn là chuyện hiếm. Ví dụ: • Intel Pentium 4 1.6A Ghz OC 3.2Ghz (200x16) Vcore: 2.1v Làm mát: LN2. RD-Ram PC1066. • Intel Pentium 4 2.4B Ghz OC 3.6Ghz (200x18) Vcore: 1.8v Làm mát: Watercooling. DDR RAM Corsair XMS PC3200. • Intel Pentium 4 3.06 Ghz (SL6S5) OC 4,45Ghz (Vcore 2.1v) Làm mát: LN2. DDR RAM JetRam PC3200. • Intel Pentium 4 2.4B Ghz (SL6RZ) OC 3.4Ghz (Vcore 1.75v) Làm mát: HSF. DDR RAM Kingston PC3200. Bạn có thể xem kết quả cuộc đua tại hay tham khảo thông tin (tiếng Việt) tại www.vnoczone.com. Tuy nhiên hãy suy nghĩ cẩn thận trước khi quyết định thử những chiêu như hàn thêm tụ vì như vậy bạn đã phá bỏ chế độ bảo hành hay thậm chí tiêu diệt luôn cả thiết bị của mình. Việc đơn giản nhất bạn có thể làm là mày mò chế tạo các loại tản nhiệt cho thiết bị, bạn có thể tìm mua đồng hay đơn thuần là tận dụng những bộ tản nhiệt không dùng đến để cưa, cắt cho phù hợp với kích thước và diện tích cần làm mát. Dĩ nhiên ở VN hiện nay khó có thể tìm mua được những thiết bị làm mát chuyên nghiệp nhưng việc tự chế tạo cho mình một bộ watercooling hay HSF hiệu quả là hoàn toàn có thể thực hiện được. Xin lấy ví dụ hệ thống tôi đang sử dụng: Intel Pentium 4 2.53Ghz (SL682) OC 3.32Ghz (175x19), RAM 512 MB Kingston DDR 400 CAS 2.0, MB Asus P4PE Deluxe (Chipset 845PE), card màn hình Abit Siluro GF4 Ti 4200-8x OTES chip nVidia GeForce4-8x Series Stepping A1, bộ nguồn Helrolchi 450w. CPU làm mát bằng Aero Cool Fan (giá khoảng 13USD, cho chất lượng rất tốt do làm hoàn toàn bằng đồng, tuy nhiên đây là loại tản nhiệt cho AMD nên muốn sử dụng cho hệ thống P4 bạn cần sửa lại một chút). Hệ thống chạy liên tục ổn định trên Microsoft Windows XP SP1a, nhiệt độ chip dao động trong khoảng 48-57 độ C.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfOverclock- được, mất và những điều cần biết.pdf
Tài liệu liên quan